Thông tư liên tịch 209/2012/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan, tổ chức trợ giúp pháp lý nhà nước
Số hiệu: 209/2012/TTLT-BTC-BTP Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp Người ký: Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Thúy Hiền
Ngày ban hành: 30/11/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 26/01/2013 Số công báo: Từ số 51 đến số 52
Lĩnh vực: Tài chính, Bổ trợ tư pháp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 209/2012/TTLT-BTC-BTP

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2012

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN VIỆC LẬP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phquy định chi tiết và hướng dn thi hành một sđiều của Luật Trợ giúp pháp lý;

Căn cứ Nghị định s93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tchức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của Bộ Tài chính;

Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bo đm hoạt động của cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước như sau:

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Thông tư này hưng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan, tchức trợ giúp pháp lý nhà nước (Cục Trợ giúp pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm) sau đây gọi chung là cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước.

2. Kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan tr giúp pháp lý nhà nước thuộc cấp nào do ngân sách cp đó bảo dảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và được tng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan.

3. Kinh phí hoạt động của cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước phải được sử dụng đúng mục đích, đứng đối tượng theo tiêu chuẩn chế độ chi tiêu tài chính hin hành, thực hiện chế độ báo cáo quyết toán kinh phí đã sử dụng theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước

Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của quan trợ giúp pháp lý bao gồm:

1. Nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp;

2. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Quỹ Trợ giúp pháp lý (nếu có);

3. Nguồn tài trợ của các cá nhân, tchức trong nước và ngoài nước (nếu có).

Điều 3. Nội dung chi hoạt động của cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước

1. Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: Tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương (bo hiểm xã hội, bo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bo him thất nghiệp - nếu có), tiền thưng, phúc lợi tập thvà các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định.

2. Chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi phí thuê mướn, chi mua sách báo, tài liệu phục vụ công tác trợ giúp pháp lý.

3. Chi hội nghị, công tác phí trong nước, chi các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam; chi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý và một số khoản chi thường xuyên khác phục vụ công tác của cơ quan, tchức trợ giúp pháp lý nhà nước.

4. Các khoản chi liên quan đến nghiệp vụ trợ giúp pháp lý bao gồm:

a) Chi thực hiện tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, hoà giải và thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý khác cho người được trợ giúp pháp lý theo các lĩnh vực được trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 34 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ;

b) Chi thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động, hỗ trợ sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý (sau đây gọi tắt là Câu lạc bộ), sinh hoạt chuyên đề pháp luật: chi làm băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp phích, cung cấp thông tin pháp luật, tờ gấp, sách btúi, cẩm nang pháp luật và các ấn phm tài liệu pháp luật khác; chi sao chụp tài liệu liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và đphục vụ sinh hoạt của Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; chi công tác phí cho các cộng tác viên, cán bộ tham gia trợ giúp pháp lý khi đi lưu động, tham gia sinh hoạt chuyên đề với Câu lạc bộ, chi bồi dưng báo cáo viên, cộng tác viên hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề pháp luật, sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; chi thuê người dẫn đường, phiên dịch tiếng dân tộc (nếu có) phục vụ sinh hoạt của Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý. Địa điểm sinh hoạt Câu lạc bộ, nước uống do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trn tạo điều kiện hỗ trợ;

c) Chi xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý: chi phí đi lại xác minh vụ việc, chi cho người cung cấp thông tin, phiên dịch, sao chụp hồ sơ tài liệu liên quan; chi trả lệ phí cấp bản sao bn án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng và các lệ phí khác có liên quan;

d) Chi lấy ý kiến chuyên gia trong trường hợp trợ giúp các vụ việc phức tạp, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;

đ) Chi thực hiện công tác thông tin, truyền thông về trợ giúp pháp lý; tham gia phbiến, giáo dục pháp luật cho nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình...) và các hình thức khác (biên soạn, in ấn, phát hành tờ gấp, sách cm nang pháp luật, sách btúi, hộp tin, bảng thông tin, website và các ấn phẩm, tài liệu khác);

e) Chi tập huấn, bồi dưng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý và quy tc nghnghiệp trợ giúp pháp lý cho Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm (sau đây gọi tt là Trung tâm và Chi nhánh) đm bảo thực hiện trợ giúp pháp lý; chi tập huấn cho thành viên Ban chủ nhiệm câu lạc bộ trợ giúp pháp lý về kỹ năng tchức sinh hoạt câu lạc bộ và cập nhật kiến thức pháp luật mới; chi hỗ trợ bồi dưỡng nghiệp vụ cho tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.

Trường hợp người tham gia trợ giúp pháp lý của Văn phòng luật sư; Công ty luật; Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tchức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được các tổ chức, công ty trên cử tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ năng trợ giúp pháp lý thì được Trung tâm hỗ trợ tiền tài liệu học tập và các chi phí liên quan đến lớp học. Riêng tiền ăn, nghỉ, đi lại do cá nhân tham gia tập huấn tự bảo đảm bằng kinh phí của mình hoặc được đơn vị quản lý cử đi học htrợ.

g) Chi nghiên cứu, điều tra, kho sát, tchức hội tho, tọa đàm, trao đi kinh nghiệm liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý;

h) Chi khảo sát mô hình tổ chức và kinh nghiệm hoạt động trợ giúp pháp lý ở trong nước và nước ngoài;

i) Chi thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; kim tra, hướng dẫn sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.

k) Chi xây dựng sách, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

l) Chi cho cộng tác viên trợ giúp pháp lý bao gm:

- Chi bồi dưỡng đối với cộng tác viên thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý;

- Chi phí hành chính khi cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý: Chi phí văn phòng phẩm, sao chụp tài liệu, chi phí liên lạc với người được trợ giúp pháp lý hoặc thân nhân của họ phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Chi công tác phí trong trường hợp cộng tác viên đi công tác phục vụ cho việc gii quyết vụ việc trợ giúp pháp lý.

Ngoài khoản bồi dưỡng và chi phí do Trung tâm hoặc Chi nhánh thanh toán theo quy định, cộng tác viên không được yêu cu chi thêm bất c khon tiền nào từ người được trợ giúp pháp lý hoặc thân nhân của họ.

m) Chi thực hiện sơ kết, tng kết, chế độ báo cáo, thống kê về tchức, hoạt động trợ giúp pháp lý;

n) Chi lập hệ cơ sở dữ liệu tin học hóa phục vụ trợ giúp pháp lý, ứng dụng và phát trin công nghệ thông tin;

o) Chi tổ chức các cuộc thi về trợ giúp pháp lý;

p) Chi khen thưởng tập th, cá nhân có thành tích trong công tác trợ giúp pháp lý, phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động ttụng, bảo đảm bình đẳng giới, phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số được cp có thm quyền quyết định khen thưởng.

Đối với Văn phòng luật sư, Công ty luật, Trung tâm tư vn pháp luật và các cá nhân thuộc các tổ chức này khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định khen thưởng thì được hưởng mức tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng theo quy định.

q) Chỉ hoạt động phi hp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, bảo đảm bình đẳng giới, phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số và các hoạt động phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý khác: Chi các đoàn công tác phối hợp; chi thực hiện công tác thông tin, truyền thông, các hoạt động tuyên truyền; chi tập huấn, bồi dưng nghiệp vụ; chi nghiên cứu, điều tra, khảo sát, tổ chức hội thảo, tọa đàm về công tác trợ giúp pháp lý trong hoạt động phối hp liên ngành; chi kiểm tra, giám sát trong hoạt động phối hợp liên ngành; chi tổ chức hội nghị sơ kết, tng kết; chi thực hiện chế độ báo cáo, thống kê; chi khen thưng tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động phi hp liên ngành về trợ giúp pháp lý và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

5. Chi mua sắm, sửa chữa phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý và sửa chữa lớn tài sản cố định.

6. Chi thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý trong các Chương trình gim nghèo và các chương trình mục tiêu quốc gia khác liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý.

7. Chi thực hiện các dự án từ nguồn tài trcủa nước ngoài căn cứ vào thoả thuận với các nhà tài trợ đã được ký kết.

8. Chi theo phạm vi htrợ của Quỹ Trợ giúp pháp lý thực hiện theo Quy định tại Thông tư số 174/2012/TT-BTC ngày 22/10/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính đối Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam.

Điều 4. Mức chi

1. Các nội dung chi cho công tác trợ giúp pháp lý thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính hiện hành. Cụ th như sau:

a) Chi công tác phí cho nhng người đi công tác trong nước (bao gồm cả cộng tác viên trợ giúp pháp lý); chi các đoàn kiểm tra, đánh giá cht lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, bảo đảm bình đng giới, phối hợp thực hiện tr giúp pháp lý trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiu số được thực hiện theo Thông tư s 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

b) Chi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý:

- Đối với văn bn quy phạm pháp luật ca Bộ, cơ quan Trung ương: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 2/12/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bn quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

- Đối với văn bản quy phạm pháp luật của địa phương: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16/3/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí NSNN bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân.

c) Chi tổ chức tập huấn, bồi dưng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và ứng dụng công nghệ thông tin cho Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên, người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, người thực hiện các hoạt động phi hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, bảo đảm bình đẳng giới, phối hp thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số thực hiện theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưng cán bộ, công chức nhà nước;

d) Chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị, sơ kết, tng kết, hội thảo, tọa đàm về trợ giúp pháp lý, phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, bảo đảm bình đng giới, phi hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

đ) Chi tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát về trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê;

e) Chi trả lệ phí cấp bản sao bn án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng và các lệ phí khác có liên quan theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;

g) Chi lập hệ cơ sở dữ liệu tin học hoá phục vụ công tác trợ giúp pháp lý thực hiện theo quy định ca Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập tin điện tthuộc công nghệ thông tin và các quy định hiện hành về công nghệ thông tin, xây dựng và qun lý hệsở dliệu;

b) Chi dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiu số, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại thực hiện theo Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 2/12/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bn quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;

i) Chi tchức các cuộc thi về trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn quốc và địa phương thực hiện theo Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC- BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, qun lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đm cho công tác phbiến, giáo dục pháp luật;

k) Chi truyền thông: làm Bảng thông tin, Hộp tin trợ giúp pháp , in ấn tờ gp pháp luật, cm nang pháp luật, sổ tay, sách nghip vụ và các ấn phẩm, tài liu trợ giúp pháp lý khác, biểu mẫu, mu đơn từ, giấy tờ phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý; chi truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng: áp dụng chế độ, định mức, đơn giá của các ngành có công việc tương tự;

l) Chi xây dựng sách, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý thực hiện theo quy định tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/06/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đi với các ngành đào tạo Đại học, Cao đng, Trung cấp chuyên nghiệp (theo mức đi với ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp).

m) Chi khảo sát hoạt động trợ giúp pháp lý ở nước ngoài thực hiện theo Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.

n) Chi bảo đảm bình đng gii trong tchức cán bộ và hoạt động trợ giúp pháp lý thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động bình đng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

o) Chi khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác trợ giúp pháp lý, phối hợp liên ngành vtrợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, bảo đảm bình đẳng giới, phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định hiện hành v thi đua, khen thưng.

p) Chi phí văn phòng phm, sao chụp tài liệu, chi phí gửi thư tín: căn cứ vào hoá đơn, chứng từ chi tiêu hp pháp, hợp ltheo quy định hiện hành.

q) Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản được dẫn chiếu đáp dụng trong Thông tư liên tịch này được sửa đổi, bsung hay thay thế bằng các văn bản mới thì được dẫn chiếu áp dụng theo các văn bn mới đó.

2. Các cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác trợ giúp pháp lý phải thực hiện theo đúng các quy định nêu trên và chế độ chi tiêu tài chính hin hành. Ngoài ra, Thông tư liên tịch này hướng dẫn một số mức chi đối với công tác trợ giúp pháp lý (theo Phụ lục đính kèm).

Trong phạm vi nguồn kinh phí được giao hàng năm, Thtrưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức chi cụ thể nhưng không vượt quá mức chi tối đa hoặc khung mức chi quy định tại Thông tư liên tịch này.

Điều 5. Lập, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý

Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bn hướng dẫn thi hành Luật. Thông tư này hướng dẫn thêm một số đim đặc thù như sau:

1. Lập dự toán, phân bdự toán:

Khi lập dự toán ngân sách hàng năm, ngoài việc lập dtoán bảo đảm hoạt động thường xuyên của cơ quan theo quy định hiện hành, căn cứ vào yêu cầu công tác trợ giúp pháp lý các cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước thuyết minh rõ nội dung chi nghiệp vụ đặc thù của hoạt động trgiúp pháp lý, đề xuất kinh phí từ Quỹ Trợ giúp pháp lý, từ các chương trình, dự án của nhà nước. Kinh phí hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước bao gồm cả kinh phí hoạt động của các Chi nhánh, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.

Khi phân bổ dự toán cho các cơ quan trợ giúp pháp nhà nước, các cơ quan có thm quyền cn giao cụ thể phần kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí nghiệp vụ đặc thù của hoạt động trợ giúp pháp lý.

2. Việc qun lý và quyết toán kinh phí hoạt động của các cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành.

3. Đối với nguồn kinh phí từ Quỹ Trợ giúp pháp lý, việc lp dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định tại Thông tư số 174/2012/TT-BTC ngày 22/10/2012 của Bộ Tài chính hướng dn quản lý tài chính đối Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/1/2013 và thay thế Thông tư liên tịch số 81/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 25 tháng 9 năm 2008 của liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sdụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, đề nghị các địa phương phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp đnghiên cứu, sửa đi, bsung cho kịp thời và phù hợp.

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thúy Hiền

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Minh

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thtướng Chính phủ;
- Văn phòng Tng Bí thư;
- Các Bộ, cơ quan ngang B, cơ quan thuộc Chính ph;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tnh, thành phtrực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đng Dân tộc và các Ủy ban của Quc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân d
ân tối cao;
- Viện kim sát nhân dân tối cao;
- Kim toán Nhà nước;
- Ủy ban TW Mặt trận Tquốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các hội, đoàn th;
- Cục Kiểm tra văn bn quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp:
- Sở Tư pháp, STài chính các tỉnh, thành phtrực thuộc TW;
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
-
Công báo, Website: Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính;
- Các đơn vthuộc Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính.

 

 

PHỤ LỤC

MỘT SỐ MỨC CHI THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
(Kèm theo Thông tư liên tịch s
209/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 30/11/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp)

TT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Mức chi (1.000 đồng)

1.

Mức chi bồi dưỡng cho cộng tác viên (Bộ Tư pháp có văn bản quy định cụ thvề thi gian làm việc của cộng tác viên để được thanh toán chế độ bồi dưng (thời gian tham gia tố tụng, thời gian tham gia đại diện ngoài tố tụng, thời gian tham gia tư vn pháp luật); hồ sơ đề nghị thanh toán chế độ bồi dưỡng vụ việc trợ giúp pháp lý).

 

 

1.1.

Tham gia tố tụng

 

 

 

- Cộng tác viên là luật sư tham gia ttụng với tư cách là người bào chữa, người đại điện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý

Ngày (2 buổi)

Áp dụng theo mức chi thù lao cho luật sư chđịnh quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn về thù lao và thanh toán chi phí cho luật sư chỉ định.

 

- Trong trường hợp cộng tác viên đến tham dự phiên toà nhưng phiên tòa hoãn xử mà cộng tác viên không được báo trước và không phi do yêu cầu của cộng tác viên

Buổi

được thanh toán bằng 01 buổi làm việc

1.2

Đại diện ngoài tố tụng

Ngày (2 buổi)

Áp dụng mức chi bằng 80% mức chi tham gia tố tụng.

1.3

Tư vấn pháp luật bng miệng

Giờ

30 - 50 (tùy theo tính chất phc tạp của vụ việc)

1.4

Tư vấn pháp luật bng văn bản

Văn bản

50 - 100 (tùy theo tính chất phức tạp của vụ việc)

1.5

Hòa giải

Vụ việc

Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phbiến, giáo dục pháp luật

2.

Chi bồi dưng báo cáo viên, cộng tác viên hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề pháp luật, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý

Người/bui (Một ngày: 2 buổi)

Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp

3.

Chi phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số, người dn đường

 

Cháp dụng đối với trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ, sinh hoạt chuyên đề pháp luật tại vùng núi cao, vùng sâu cn có người địa phương dẫn đường, phiên dịch cho cán bộ thực hiện trợ giúp pháp lý.

3.1

Chi phiên dịch tiếng dân tộc thiu số kiêm người dẫn đường (đối với trưng hợp phi thuê ngoài)

Người/ngày

Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp

3.2

Chi thuê người dẫn đường (không phải phiên dịch)

Người/ngày

Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp

4.

Chi xây dựng và duy trì sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý

 

 

4.1

Chi tiền ăn cho thành viên tham gia hội nghị ra mắt Câu lạc bộ

Người/ngày (Không quá 01 ngày/hội nghị)

Tối đa 30

4.2

Chi mua sắm trang thiết bị (loa, âm ly, TV) phục vụ tuyên truyền và sinh hoạt

B/CLB

Có hóa đơn hợp lệ, được cấp có thm quyền phê duyệt và bố trí dự toán

4.3.

Chi nước ung cho người tham dự sinh hoạt u lạc bộ

Người/bui

Tối đa 10

6.

Chi kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc

 

 

6.1.

Chi soạn thảo, viết báo cáo đánh giá kết luận chất lượng vụ việc

Báo cáo

200-400

6.2.

Chi lấy ý kiến tư vấn chuyên gia bng văn bản đối với vụ việc phức tạp, kim tra, đánh giá vụ việc phức tạp

Vụ việc

300

7.

Đối với Trợ giúp viên pháp lý, khi tham gia tố tụng, thực hiện đại diện ngoài tố tụng, hoà giải trong trợ giúp pháp lý

 

Theo quy định tại Nghị định s 07/2007/NĐ-CP. Thtục thanh toán được thực hiện tương tự như đi với cộng tác viên.

 





Nghị định 07/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý Ban hành: 12/01/2007 | Cập nhật: 19/01/2007