Thông tư liên tịch 147/2009/TTLT-BTC-BCT quy định chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện đề án phát triển nhiên liệu sinh học
Số hiệu: | 147/2009/TTLT-BTC-BCT | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính, Bộ Công thương | Người ký: | Đỗ Hữu Hào, Phạm Sỹ Danh |
Ngày ban hành: | 21/07/2009 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 12/08/2009 | Số công báo: | Từ số 377 đến số 378 |
Lĩnh vực: | Tài chính, Công nghiệp, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 147/2009/TTLT-BTC-BCT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 07 năm 2009 |
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015 tầm nhìn 2025;
Liên tịch Bộ Tài chính – Bộ Công Thương quy định chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015 tầm nhìn 2025, như sau:
1. Thông tư này quy định chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2025 (viết tắt là Đề án phát triển nhiên liệu sinh học) theo nội dung quy định tại Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đối tượng được ngân sách nhà nước cấp, hỗ trợ kinh phí để thực hiện Đề án phát triển nhiên liệu sinh học thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện quy định tại Thông tư này.
3. Nguồn vốn thực hiện Đề án phát triển nhiên liệu sinh học, gồm: Vốn ngân sách nhà nước hàng năm; vốn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; vốn kinh tế đối ngoại (ODA, FDI, …); vốn hợp tác quốc tế có liên quan đến phát triển nhiên liệu sinh học ở Việt Nam và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 2. Nội dung chi thực hiện Đề án phát triển nhiên liệu sinh học, gồm:
1. Chi từ nguồn vốn đầu tư phát triển:
a) Đầu tư xây dựng một số phòng thí nghiệm tiên tiến nghiên cứu nguyên liệu, công nghệ sản xuất và phối chế nhiên liệu sinh học theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đầu tư trang thiết bị tiên tiến và hiện đại hóa các phòng thí nghiệm hiện có của cơ sở nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Xây dựng website, nối mạng và đưa vào hoạt động hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia về nhiên liệu sinh học để cung cấp, chia sẻ các thông tin về công nghệ, thiết bị, sản phẩm nhiên liệu sinh học, theo dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.
2. Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp:
a) Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học:
- Chi thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ phát triển nhiên liệu sinh học: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nghiên cứu cải tiến đổi mới công nghệ nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh của nhiên liệu sinh học (bao gồm cả mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu khoa học của đề tài, dự án thuộc Đề án phát triển nhiên liệu sinh học – nếu có, theo quy định hiện hành);
- Hỗ trợ các dự án sản xuất thử nghiệm sản phẩm phát triển nhiên liệu sinh học;
- Hỗ trợ chuyển giao công nghệ để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm, hàng hóa liên quan đến phát triển nhiên liệu sinh học (hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn chuyển giao công nghệ mới).
b) Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp đào tạo:
- Đào tạo ở nước ngoài: Đào tạo ngắn hạn từ 6 tháng đến 1 năm đối với cán bộ khoa học công nghệ chuyên ngành tại các nước có nền công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học phát triển;
- Đào tạo trong nước kỹ sư, công nhân kỹ thuật về công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học;
- Bồi dưỡng kiến thức và nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ quản lý cấp Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp về phát triển và ứng dụng nhiên liệu sinh học.
c) Chi sự nghiệp kinh tế:
- Hoạt động hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin quốc gia về nhiên liệu sinh học, để cung cấp thông tin về phát triển nhiên liệu sinh học;
- Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu;
- Hoạt động của Ban điều hành Đề án phát triển nhiên liệu sinh học: Mua sắm trang thiết bị; thông tin, tuyên truyền; hợp tác quốc tế với các nước có trình độ tiên tiến về nhiên liệu sinh học; hội thảo, hội nghị, sơ kết, tổng kết; thẩm định, kiểm tra, nghiệm thu, đánh giá các đề tài, dự án thuộc Đề án và các khoản chi khác (nếu có).
1. Các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Đề án phát triển nhiên liệu sinh học phải thực hiện theo đúng định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
2. Mức hỗ trợ các dự án sản xuất thử nghiệm sản phẩm tối đa không quá 30% kinh phí đầu tư mới cần thiết để thực hiện dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý tài chính đối với các dự án khoa học và công nghệ được ngân sách nhà nước hỗ trợ và có thu hồi kinh phí; mức hỗ trợ cụ thể cho từng dự án do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
Điều 4. Điều kiện được hỗ trợ kinh phí.
Điều kiện được hỗ trợ kinh phí thực hiện chuyển giao công nghệ để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm, hàng hóa liên quan đến phát triển nhiên liệu sinh học:
1. Công nghệ phù hợp với mục tiêu của Đề án.
2. Tính khả thi của dự án: (a) Công nghệ được chuyển giao, (b) Khả năng đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm bằng công nghệ mới đối với dự án chuyển giao, (c) Khả năng của đơn vị tiếp nhận công nghệ (về vốn, kỹ thuật, địa điểm triển khai thực hiện).
3. Dự án chưa được hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của ngân sách nhà nước.
1. Đối với các đề tài, dự án thực hiện từ nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học có sản phẩm thu hồi thực hiện theo quy định hiện hành đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Đối với các dự án sản xuất thử nghiệm sản phẩm nhiên liệu sinh học, kinh phí thu hồi thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý tài chính đối với các dự án khoa học công nghệ được ngân sách nhà nước hỗ trợ và có thu hồi kinh phí. Thời gian thu hồi kinh phí của từng dự án do cơ quan phê duyệt dự án xem xét quyết định, nhưng không quá 24 tháng sau khi dự án kết thúc.
Trường hợp dự án phải ngừng triển khai do nguyên nhân khách quan gây thiệt hại cho dự án, như: bão, lụt, hỏa hoạn và các nguyên nhân khách quan khác thì được xem xét miễn giảm kinh phí thu hồi. Khi gặp các trường hợp nêu trên, các đơn vị chủ trì dự án báo cáo Bộ chủ quản bằng văn bản (đối với đơn vị trung ương), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với đơn vị địa phương) để kiểm tra, xác nhận về quá trình triển khai thực hiện và lý do phải ngừng triển khai dự án; khả năng hoàn trả kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ. Sau khi kiểm tra, xác nhận Bộ chủ quản, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Bộ Công Thương xem xét quyết định mức miễn, giảm kinh phí thu hồi sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.
Bộ Công Thương thực hiện việc theo dõi và đôn đốc việc thu hồi kinh phí; hàng năm tổng hợp cùng với thời gian báo cáo quyết toán kinh phí Đề án phát triển nhiên liệu sinh học.
Điều 6. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước.
Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí nghiên cứu khoa học, kinh phí sự nghiệp đào tạo, kinh phí sự nghiệp kinh tế, vốn đầu tư của Đề án phát triển nhiên liệu sinh học thực hiện theo quy định hiện hành. Thông tư này hướng dẫn bổ sung một số điểm, như sau:
Căn cứ vào nội dung Đề án, hướng dẫn của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức có nhu cầu tham gia thực hiện các nội dung của Đề án phát triển nhiên liệu sinh học xây dựng nhiệm vụ (đề tài, dự án, nhiệm vụ thành phần) đăng ký với Bộ Công Thương để tổ chức xác định nhiệm vụ, xét chọn và tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện, thẩm định và phê duyệt theo quy định hiện hành.
Hàng năm căn cứ nhiệm vụ đã được Bộ Công Thương thẩm định, thông báo, các đơn vị lập dự toán kinh phí gửi cơ quan chủ quản cấp trên để tổng hợp vào dự toán của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, gửi các Bộ, cơ quan có liên quan theo quy định hiện hành; đồng gửi Bộ Công Thương. Các cá nhân lập dự toán kinh phí gửi Bộ Công Thương. Bộ Công Thương tổng hợp cùng với thời điểm lập dự toán ngân sách hàng năm, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định; cụ thể:
1. Đối với kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ: Hàng năm, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, dự toán kinh phí thực hiện Đề án gửi Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt, để giao cho Bộ Công Thương (bao gồm cả kinh phí thực hiện các đề tài, dự án do các địa phương, doanh nghiệp thực hiện), các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện theo quy định hiện hành. Đối với kinh phí của các đề tài, dự án do các địa phương và doanh nghiệp thực hiện Bộ Công Thương thực hiện ký hợp đồng theo quy định.
2. Đối với kinh phí sự nghiệp đào tạo:
a) Đối với đào tạo trong nước: Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực và kinh phí sự nghiệp đào tạo thực hiện Đề án, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
b) Đối với đào tạo nước ngoài: Thực hiện theo Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 28 tháng 04 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Đề án “Đào tạo cán bộ, khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước”, Bộ Công Thương xác định nhu cầu đào tạo, làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện.
3. Đối với vốn đầu tư, kinh phí chi sự nghiệp kinh tế: Bộ Công Thương lập dự toán cùng với thời điểm lập dự toán năm, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, để giao cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện.
Điều 7. Quản lý, sử dụng tài sản.
Quản lý, sử dụng tài sản được đầu tư, mua sắm thuộc Đề án phát triển nhiên liệu sinh học bằng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 8. Công tác báo cáo, thanh tra, kiểm tra.
1. Định kỳ 6 tháng và cuối năm, các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ của Đề án phát triển nhiên liệu sinh học có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
2. Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan kiểm tra định kỳ hàng năm hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nội dung và sử dụng kinh phí Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
3. Cuối năm, Bộ Công Thương tổng hợp tình hình thực hiện Đề án phát triển nhiên liệu sinh học báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
2. Bộ Công Thương hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký; thẩm định các đề tài, dự án, nhiệm vụ các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân đăng ký thực hiện Đề án phát triển nhiên liệu sinh học.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Công Thương để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận:
|
Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính Ban hành: 27/11/2008 | Cập nhật: 28/11/2008
Nghị định 189/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương Ban hành: 27/12/2007 | Cập nhật: 02/01/2008
Quyết định 177/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” Ban hành: 20/11/2007 | Cập nhật: 27/11/2007