Thông tư liên tịch 13/LB-TT năm 1993 hướng dẫn tạm thời việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp đối với các đối tượng hưởng chính sách xã hội do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 13/LB-TT | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính | Người ký: | Hồ Tế, Trần Đình Hoan |
Ngày ban hành: | 02/06/1993 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Lao động, Chính sách xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/LB-TT |
Hà Nội , ngày 02 tháng 6 năm 1993 |
Thi hành Nghị định số 27/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ quy định tạm thời việc điều chỉnh mức lương hưu và mức trợ cấp đối với các đối tượng hưởng chính sách xã hội; Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
I. ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU VÀ TRỢ CẤP XÃ HỘI
1. Đối với những người nghỉ hưu trước 1-4-1993;
Mức lương hưu của công nhân, viên chức Nhà nước đợt 1-4-1993 được tạm thời điều chỉnh bằng 120% mức lương hiện hành, mức lương hưu của quân nhân được tạm thời điều chỉnh bằng 130% mức lương hiện hành (mức lương hưu hiện hành bao gồm: mức lương hưu tính theo Quyết định số 203/HĐBT ngày 28-12-1988, tiền trợ cấp trượt giá, tiền bù giá điện, tiền tàu xe đi lại, tiền học và tiền nhà ở).
Ví dụ 1: Cán bộ A, nghỉ hưu từ 1-1-1988, lương chính khi nghỉ hưu tính theo Quyết định 203/HĐBT là 63.510 đ, tỷ lệ hưởng lương hưu là 85%.
+ Mức lương hưu hiện hành bao gồm:
- Lương hưu tính theo Quyết định 203/HĐBT: 63.510 đ x 85% |
= 53.983 đồng. |
- Trợ cấp trượt giá 125% tính trên lương hưu |
= 67.478 đồng |
- Tiền bù điện theo lương tại chức |
= 28.630 đồng |
- Tiền nhà ở theo lương tại chức |
= 53.000 đồng |
- Tiền tàu xe đi lại bằng 10% lương hưu |
= 5.398 đồng |
|
= 8.097 đồng |
Cộng: |
216.586 đồng |
+ Mức lương hưu mới được điều chỉnh bằng:
216.586 đồng x 120% = 259.903 đồng/tháng
Ví dụ 2: Một quân nhân nghỉ hưu từ tháng 10 năm 1988, cấp bậc khi nghỉ hưu là Đại uý, có 20 năm thâm niên quân đội, lương cấp bậc tính theo Quyết định 203/HĐBT là 39.885 đồng, phụ cấp thâm niên quân đội là: 7.977 đồng, tỷ lệ lương hưu là 75%.
+ Mức lương hưu hiện hành bao gồm:
- Lương hưu tính theo Quyết định 203/HĐBT |
|
(39.885 đồng + 7.977 đồng) x 75% |
= 35.897 đồng |
- Trợ cấp trượt giá 125% tính trên lương hưu |
= 44.871 đồng |
- Tiền bù điện tính theo lương tại ngũ |
= 18.405 đồng |
- Tiền nhà ở tính theo lương tại ngũ |
= 33.000 đồng |
- Tiền tàu xe đi lại bằng 10% lương hưu |
= 3.590 đồng |
|
= 5.385 đồng |
Cộng: |
141.148 đồng |
+ Mức lương hưu được điều chỉnh bằng:
141.148 đồng x 130% = 183.492 đồng
2. Đối với những người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động hạng 1, hạng 2 và bệnh nghề nghiệp hạng 1, hạng 2 trước 1-4-1993;
Mức trợ cấp đợt 1-4-1993 được điều chỉnh bằng 120% mức trợ cấp hiện hành (bao gồm: mức trợ cấp tính theo Quyết định 203/HĐBT, tiền trợ cấp trượt giá, tiền bù giá điện, tiền học và tiền nhà ở.
Ví dụ: Một cán bộ nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động từ 1-10-1989, lương chính khi nghỉ việc tính theo Quyết định 203/HĐBT là 34.056 đồng, tỷ lệ hưởng trợ cấp mất sức lao động là 50%.
+ Trợ cấp hiện hành bao gồm: |
|
- Trợ cấp mất sức lao động tính theo Quyết định 203/HĐBT: 34.056 đồng x 50% |
= 17.028 đồng |
- Trợ cấp trượt giá: 17.028 đồng x 1,1 + 4.000 đồng |
= 22.730 đồng |
- Tiền bù điện theo lương tại chức |
= 18.405 đồng |
- Tiền nhà ở theo lương tại chức |
= 20.000 đồng |
- Tiền học bằng 15% trợ cấp mất sức lao động |
= 2.253 đồng |
|
80.356 đồng |
+ Trợ cấp mới được điều chỉnh bằng:
80.356 đồng x 120% = 96.472 đồng/tháng
3. Trợ cấp tai nạn lao động hạng 3, bệnh nghề nghiệp hạng 3, hạng 4 trước ngày 1-4-1993.
Mức trợ cấp được điều chỉnh bằng 120% mức trợ cấp hiện hành (bao gồm: trợ cấp tính theo Quyết định 203/HĐBT, trợ cấp trượt giá, tiền học, tiền nhà ở).
4. Trợ cấp đối với công nhân cao su nghỉ việc theo Quyết định số 206/HĐBT, trợ cấp tuất thường, sinh hoạt phí của đối tượng xã hội nuôi dưỡng tập trung được điều chỉnh như sau:
- Công nhân cao su nghỉ việc: |
50.000 đồng/tháng |
- Trợ cấp tuất thường: |
|
+ Hưởng định suất cơ bản: |
20.000 đồng/tháng |
+ Hưởng định suất nuôi dưỡng: |
|
* Thân nhân người chết vì tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: |
53.000 đồng/tháng |
* Thân nhân người chết vì ốm đau: |
50.000 đồng/tháng |
- Sinh hoạt phí đối tượng xã hội nuôi dưỡng tập trung: |
55.000 đồng/tháng |
II. TRỢ CẤP ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, BỆNH BINH, GIA ĐÌNH LIỆT SĨ, NGƯỜI CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG
1. Trợ cấp thương tật đối với thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh (gọi chung là thương binh)
1.1. Thương binh hưởng sinh hoạt phí hoặc không hưởng lương khi bị thương (bao gồm hạ sĩ quan chiến sĩ quân đội, người không phải là công nhân, viên chức Nhà nước) được điều chỉnh hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức ấn định thống nhất
Hạng 1: |
200.000 đồng |
Hạng 2: |
110.000 đồng |
Hạng 3: |
50.000 đồng |
Hạng 4: |
25.000 đồng |
1.2. Thương binh hưởng lương khi bị thương, ngoài trợ cấp thương tật đang hưởng như tháng 3-1993 được hưởng thêm theo mức quy định thống nhất.
Hạng 1: |
40.000 đồng |
Hạng 2: |
43.000 đồng |
Hạng 3: |
19.000 đồng |
Hạng 4: |
10.000 đồng |
1.3. Thương binh loại B điều chỉnh trợ cấp như sau:
a. Ngoài hưởng sinh hoạt phí được điều chỉnh hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức ấn định thống nhất:
Hạng 1: |
166.000 đồng |
Hạng 2: |
76.000 đồng |
Hạng 3: |
35.000 đồng |
Hạng 4: |
18.000 đồng |
b. Người hưởng trợ cấp theo lương thì ngoài trợ cấp đang hưởng như tháng 3-1993, được hưởng thêm mức quy định thống nhất:
Hạng 1: |
19.000 đồng |
Hạng 2: |
24.000 đồng |
Hạng 3: |
12.000 đồng |
Hạng 4: |
6.000 đồng |
2. Bệnh binh được hưởng trợ cấp hàng tháng như sau:
2.1. Người hưởng sinh hoạt phí được điều chỉnh hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức ấn định thống nhất:
Hạng 1: |
166.000 đồng |
Hạng 2: |
76.000 đồng |
Hạng 3: |
35.000 đồng |
2.2. Người hưởng trợ cấp theo lương thì ngoài trợ cấp đang hưởng như tháng 3-1993, được hưởng thêm mức quy định thống nhất:
Hạng 1: |
19.000 đồng |
Hạng 2: |
24.000 đồng |
Hạng 3: |
12.000 đồng |
3. Thương binh hạng 1 có thương tật, bệnh tật đặc biệt nặng, bệnh binh hạng 1 có bệnh tật đặc biệt nặng (theo Quyết định số 303/HĐBT, ngày 20-8-1992 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 19/TT-LB ngày 21-9-1992 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính) thì ngoài khoản trợ cấp đối với thương binh hạng 1, theo điểm 1, bệnh binh hạng 1 theo điểm 2 Mục II được hưởng thêm 40.000 đ/tháng.
Khoản trợ cấp thêm 40.000 đồng này chỉ áp dụng đối với thương binh hạng 1, bệnh binh hạng 1 ở các địa phương và các khu điều dưỡng thương binh đã có danh sách được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội duyệt theo mẫu thống nhất đính kèm Thông tư số 19/TT-LB.
4. Trợ cấp người phục vụ
- Người phục vụ thương binh hạng 1, người phục vụ bệnh binh hạng 1, phục vụ người bị tai nạn lao động hạng 1 và người phục vụ người bị bệnh nghề nghiệp hạng 1 có chỉ định của Hội đồng giám định y khoa cần người phục vụ được hưởng 88.000 đồng/tháng.
Riêng người phục vụ thương binh hạng 1 có thương tật đặc biệt nặng, bệnh binh hạng 1 có bệnh tật đặc biệt nặng được hưởng 110.000 đồng/tháng.
Khoản trợ cấp người phục vụ giải quyết theo danh sách thương binh, bệnh binh được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội duyệt.
5. Thương binh, bệnh binh được xác nhận từ 1-4-1993 trở về sau
5.1 Thương binh, bệnh binh được xếp hạng thương tật, bệnh tật hưởng trợ cấp thống như đối với thương binh, bệnh binh quy định tại các điểm 1, 2, 3, 4 phần II của Thông tư này, cụ thể là:
- Người hưởng sinh hoạt phí hoặc không hưởng lương được trợ cấp theo mức ấn định thống nhất tại điểm 1.1, 1.3.a, điểm 2.1, phần II của Thông tư này.
- Người hưởng lương thì tính trợ cấp như các quy định trước ngày 1-4-1993, sau đó cộng thêm theo mức quy định thống nhất đối với từng hạng theo quy định tại điểm 1.2; 1.3b, 2.2 phần II của Thông tư này, cách tính như sau:
a. Đối với thương binh, bệnh binh không phải là cán bộ, công nhân, viên chức đang hưởng lương hoặc lương hưu và chưa được hưởng chế độ miễn giảm tiền thuê nhà.
Trợ cấp = lương chính theo QĐ số 203/HĐBT + phụ cấp thâm niên (nếu có) x tỷ lệ trợ cấp x 2,25 (hoặc x 2,1 + 4.000 đồng) - Bù điện (nếu có) + trợ cấp thêm (nếu có) + tiền nhà - Tiền học + trợ cấp theo hạng như quy định nói trên.
Ví dụ: Đồng chí A là thiếu uý có 10 năm công tác trong quân đội, bị thương ngày 10-4-1993, sau khi giám định thương tật xếp hạng 1/4 và được phục viên.
+ Trợ cấp hiện hành bao gồm: |
|
- Mức trợ cấp theo Quyết định số 203/HĐBT |
= 33.748 đồng |
- Trợ cấp trượt giá 33.748 đồng x 1,25 |
= 42.145 đồng |
- Bù tiền điện |
= 18.405 đồng |
- Trợ cấp thêm (40 kg gạo) |
= 88.000 đồng |
- Tiền nhà ở (tính theo lương tại chức) |
= 20.000 đồng |
- Tiền học bằng 15% trợ cấp thương tật |
= 5.062 đồng |
Cộng |
= 207.400 đồng/tháng |
+ Trợ cấp mới: 207.400 đồng + 40.000 đồng = 247.000 đồng/tháng
Trường hợp thương binh, bệnh binh đã được hưởng chế độ miễn, giảm tiền thuê nhà thì mức trợ cấp tính theo công thức trên nhưng không có khoản tiền nhà.
Như ví dụ trên trường hợp đồng chí A thuê nhà của Nhà nước được miễn tiền nhà thì:
+ Trợ cấp hiện hành không có tiền nhà |
= 187.400 đồng |
+ Trợ cấp mới: 187.400 đồng + 40.000 đồng |
= 227.400 đồng |
b. Đối với thương binh là cán bộ, công nhân, viên chức đang hưởng lương hoặc lương hưu
Trợ cấp = (lương chính theo QĐ số 203/HĐBT + phụ cấp thâm niên (nếu có) x tỷ lệ trợ cấp x 2,25 (hoặc 2,1 + 4.000 đồng) + Trợ cấp thêm (nếu có) + trợ cấp thêm theo hạng như quy định mới nói trên.
Ví dụ: Đồng chí B chuyên viên chính, lương theo QĐ số 203/HĐBT đang hưởng 47.351 đồng, bị thương ngày 20-4-1993 được xác nhận là người hưởng chính sách như thương binh hạng 2/4 tỷ lệ hưởng trợ cấp thương tật bằng 70%. Sau khi bị thương đồng chí B vẫn công tác tại cơ quan Nhà nước (hoặc nghỉ hưu).
+ Mức trợ cấp được tính như sau:
(47.351 đồng x 70% x 2,25 + 3.000) + 43.000 đồng = 130.505 đồng/tháng.
5.2. Người bị thương được xác định tỷ lệ thương tật từ 5% đến 20% thì được hưởng khoản trợ cấp một lần như sau:
|
Loại A |
Loại B |
Tỷ lệ mất sức lao động từ 5% đến 10% |
200.000 đồng |
200.000 đồng |
Tỷ lệ mất sức lao động từ 11% đến 15% |
400.000 đồng |
300.000 đồng |
Tỷ lệ mất sức lao động từ 16% đến 20% |
600.000 đồng |
400.000 đồng |
5.3. Ngoài trợ cấp theo quy định chung, người bị thương vì có hành động dũng cảm (được khen thưởng từ bằng khen trở lên) được trợ cấp thêm một lần bằng 400.000 đồng.
6. Thanh niên xung phong bị thương trong luyện tập quân sự, bị thương vì tai nạn giao thông, tai nạn chiến tranh được hưởng trợ cấp thương tật như thương binh loại B - điểm 1.3a phần II.
7. Quân nhân dự bị, dân quân tự vệ không phải là công nhân, viên chức Nhà nước bị thương trong luyện tập quân sự (theo quy định tại Điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ quân nhân ban hành kèm theo Nghị định số: 161/CP, ngày 30-10-1964 và Nghị định số 08/NĐ-76 ngày 17-6-1976) được hưởng trợ cấp theo mức quy định thống nhất như sau:
a. Trợ cấp hàng tháng:
Hạng 1: |
120.000 đồng |
Hạng 2: |
72.000 đồng |
b. Trợ cấp một lần:
Hạng 3: |
480.000 đồng |
Hạng 4: |
240.000 đồng |
8. Trợ cấp đối với gia đình liệt sĩ và người có công giúp đỡ cách mạng
8.1. Thân nhân chủ yếu của liệt sĩ và người có công giúp đỡ cách mạng già yếu hoặc mất sức lao động, đủ điều kiện hưởng trợ cấp được hưởng định suất cơ bản hàng tháng tính bằng 30.000 đồng.
8.2. Những đối tượng được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng 120.000 đồng bao gồm:
- Thân nhân chủ yếu của liệt sĩ và người có công giúp đỡ cách mạng già yếu, cô đơn.
- Cha, mẹ có con độc nhất là liệt sĩ và thân nhân chủ yếu của 3 liệt sĩ không còn khả năng lao động.
- Con liệt sĩ mồ côi cả cha lẫn mẹ chưa đến tuổi lao động hoặc mất khả năng lao động.
Thân nhân chủ yếu của liệt sĩ được vận dụng hưởng trợ cấp nuôi dưỡng theo chỉ thị số: 09/TBXH, ngày 1-9-1986 của Bộ Thương binh và Xã hội.
8.3. Thân nhân chủ yếu của 4 liệt sĩ trở lên, ngoài trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng (120.000 đồng) còn được hưởng thêm định suất cơ bản với mỗi liệt sĩ, kể từ liệt sĩ thứ tư trở đi).
Ví dụ: Bà H 56 tuổi là thân nhân chủ yếu của 5 liệt sĩ, được hưởng trợ cấp hàng tháng như sau:
Trợ cấp nuôi dưỡng: |
120.000 đồng |
|
60.000 đồng |
Cộng |
180.000 đồng |
8.4. Kể từ ngày 1-4-1993 khoản trợ cấp một lần đối với gia đình liệt sĩ được quy định thống nhất bằng 1.680.000 đồng.
9. Truy lĩnh trợ cấp thương tật và trợ cấp tiền tuất hàng tháng
Trường hợp bị thương hoặc hy sinh trước ngày 1-4-1993 nhưng từ ngày 1-4-1993 mới được xác nhận là thương binh, liệt sĩ thì truy lĩnh trợ cấp thương tật, trợ cấp tiền tuất hàng tháng (nếu có) được tính như sau:
- Từ tháng 12/1988 về trước thực hiện theo thông tư số 02/LĐTBXH ngày 12-1-1989 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định 203/HĐBT.
- Từ tháng 1-1989 đến 31-3-1993:
+ Đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh hưởng lương, sinh hoạt phí hoặc không hưởng lương khi bị thương, mức truy lĩnh 1 tháng quy định thống nhất tính theo hạng thương tật.
Hạng 1 |
loại A: |
80.000 đồng; |
loại B: |
64.000 đồng |
Hạng 2 |
loại A: |
48.000 đồng; |
loại B: |
32.000 đồng |
Hạng 3 |
loại A: |
24.000 đồng; |
loại B: |
15.000 đồng |
Hạng 4 |
loại A: |
12.000 đồng; |
loại B: |
8.000 đồng |
+ Đối với thân nhân chủ yếu của liệt sĩ, mức truy lĩnh tiền tuất 1 tháng được quy định thống nhất bằng 12.000 đồng.
Thực hiện điều chỉnh lương hưu và trợ cấp đối với các đối tượng hưởng chính sách xã hội là bước đầu trong quá trình cải cách chính sách xã hội theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội khoá VIII, khoá IX. Vì vậy các Bộ, Ngành, địa phương cần thực hiện tốt những việc sau đây:
1. Quán triệt đầy đủ nội dung các văn bản quy định của Chính phủ để các đối tượng hưởng chính sách xã hội nắm được tình hình kinh tế - xã hội của đất nước còn nhiều khó khăn, chưa thể cải thiện được nhiều về đời sống. Nhà nước sẽ điều chỉnh, cải thiện dần chế độ của đối tượng hưởng chính sách theo sự phát triển của nền kinh tế.
2. Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ vào hồ sơ đang quản lý của những người hưởng lương hưu và trợ cấp thương binh và xã hội để thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư này.
3. Việc lập và xét duyệt dự toán, tổ chức cấp phát kinh phí:
- Các Sở Tài chính cùng các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính quận, huyện trong việc tính toán cụ thể lương hưu và trợ cấp thương binh xã hội theo mức mới; xét duyệt và tổng hợp dự toán về mức chi hiện hành và phần tăng thêm theo chế độ mới gửi về Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính để xác định mức chi cho toàn ngành và từng địa phương trong cả nước. Việc cấp phát chi, trả lương hưu và trợ cấp đối với các đối tượng hưởng chính sách xã hội theo hướng dẫn tại Thông tư Liên Bộ số: 29/TT-LB ngày 25-7-1990. Riêng khoản trợ cấp đối với các đối tượng xã hội nuôi dưỡng tập trung của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì vẫn do Ngân sách địa phương đài thọ theo phân cấp Ngân sách hiện hành.
- Địa phương nào chưa điều chỉnh kịp cho các đối tượng hưởng theo chế độ thì vẫn giải quyết mức hiện hành, khi điều chỉnh xong sẽ trả phần chênh lệch từ ngày 1-4-1993.
4. Trường hợp đối tượng thay đổi nơi cư trú căn cứ vào nội dung chế độ ghi trong giấy giới thiệu di chuyển để giải quyết chế độ theo quy định.
- Thông tư này có hiệu lực thi hành ngày 1-4-1993.
Bãi bỏ các khoản trợ cấp trượt giá, bù giá điện, tiền học, tiền nhà ở, tàu xe đi lại hàng năm của người nghỉ hưu, 40 kg gạo cho thương binh, bệnh binh hạng 1; 20 kg gạo đối với thương binh, bệnh binh hạng 1 có thương tật đặc biệt nặng, trợ cấp 13.000 đồng đối với thương binh hạng 2; 6.500 đồng đối với thương binh hạng 3.
Hồ Tế (Đã ký) |
Trần Đình Hoan (Đã ký) |
Thông tư liên bộ 29/TT-LB năm 1991 bổ sung một số bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế - Lao Động - Thương binh và xã hội ban hành Ban hành: 25/12/1991 | Cập nhật: 07/12/2009
Thông tư liên bộ 29/TT-LB năm 1990 hướng dẫn tạm thời cấp phát và quản lý các khoản lương hưu, trợ cấp thương binh xã hội do Bộ Tài chính - Lao động, Thương binh và xã hội ban hành Ban hành: 25/07/1990 | Cập nhật: 07/12/2009