Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BVHTTDL-BTC-BGDĐT năm 2016 hướng dẫn thực hiện Quyết định 41/2014/QĐ-TTg về chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hóa - nghệ thuật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 11/2015/TTLT-BVHTTDL-BTC-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch | Người ký: | Huỳnh Văn Tí, Bùi Văn Ga, Đặng Thị Bích Liên, Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 11/12/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 16/02/2016 | Số công báo: | Từ số 183 đến số 184 |
Lĩnh vực: | Tài chính, Giáo dục, đào tạo, Văn hóa , thể thao, du lịch, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2015/TTLT-BVHTTDL-BTC- BGDĐT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2015 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 41/2014/QĐ-TTG NGÀY 21 THÁNG 7 NĂM 2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN CÁC NGÀNH NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG VÀ ĐẶC THÙ TRONG CÁC TRƯỜNG VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 41/2014/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hóa - nghệ thuật;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số Điều của Quyết định số 41/2014/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hóa - nghệ thuật.
Thông tư liên tịch này hướng dẫn thực hiện một số Điều của Quyết định số 41/2014/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hóa - nghệ thuật (sau đây gọi là các cơ sở đào tạo).
1. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật công lập và tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với học sinh, sinh viên trung cấp, cao đẳng, đại học hệ đào tạo chính quy học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù, gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống.
1. Học sinh, sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật công lập quy định tại Điều 2 của Thông tư liên tịch này được giảm 70% học phí. Mức học phí thực hiện theo mức trần học phí chương trình đào tạo đại trà của các cơ sở giáo dục công lập chưa tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.
Riêng năm học 2014 - 2015, thực hiện theo mức trần học phí chương trình đại trà quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.
2. Học sinh, sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật tư thục quy định tại Điều 2 của Thông tư liên tịch này được giảm mức học phí không vượt quá mức quy định theo chương trình đại trà của các ngành đào tạo tương ứng trong các cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật công lập.
1. Học sinh, sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật công lập được hưởng chế độ bồi dưỡng nghề với mức bằng 40% mức học bổng loại khá của học bổng khuyến khích học tập. Mức học bổng loại khá của học bổng khuyến khích học tập thực hiện theo quy định tại Quyết định số 44/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đối với những ngành nghề đào tạo không thu học phí, mức học bổng khuyến khích học tập được xác định bằng mức trần học phí của nhóm ngành đào tạo của trường.
2. Học sinh, sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật tư thục được hưởng chế độ bồi dưỡng nghề không vượt quá mức quy định của các ngành đào tạo tương ứng trong các cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật công lập.
Điều 5. Chế độ trang bị học tập
Học sinh, sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật công lập được trang bị trang phục học tập và cấp một năm 01 lần, cụ thể như sau:
1. Hai (02) bộ quần áo tập.
2. Bốn (04) đôi giày vải.
3. Bảy (07) đôi tất.
Điều 6. Trình tự, thủ tục và hồ sơ đề nghị thực hiện chế độ giảm học phí và bồi dưỡng nghề
1. Trình tự, thủ tục và hồ sơ
a) Trong vòng 30 ngày kể từ ngày khai giảng năm học, cơ sở đào tạo thông báo và hướng dẫn cho học sinh, sinh viên thuộc diện được hưởng các chế độ ưu đãi để học sinh, sinh viên hoàn thiện và nộp 01 bộ hồ sơ (gồm Đơn đề nghị hỗ trợ chế độ ưu đãi theo Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm Thông tư liên tịch này) về cơ sở đào tạo;
b) Học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi (giảm học phí, bồi dưỡng nghề) chỉ phải làm hồ sơ và nộp lần đầu cho cả thời gian học tập tại cơ sở đào tạo.
2. Trách nhiệm xét duyệt và thẩm định hồ sơ
a) Đối với cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật công lập
Thủ trưởng các cơ sở đào tạo có trách nhiệm tổ chức quy trình kiểm tra, đối chiếu để xét duyệt hồ sơ và quyết định việc thực hiện chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên; đồng thời lập dự toán kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi theo mẫu quy định tại Phụ lục III, báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp (các Bộ, cơ quan Trung ương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh). Cơ quan quản lý cấp trên thẩm định, lập dự toán kinh phí theo mẫu quy định tại Phụ lục IV gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của pháp luật hiện hành về ngân sách nhà nước.
b) Đối với cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật tư thục
Trong vòng 10 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ (Đơn đề nghị hỗ trợ chế độ ưu đãi) của học sinh, sinh viên, cơ sở đào tạo có trách nhiệm xác nhận vào Đơn đề nghị của học sinh, sinh viên và hướng dẫn học sinh, sinh viên hoặc cha, mẹ (người giám hộ) học sinh, sinh viên nộp hồ sơ về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức quy trình kiểm tra, đối chiếu để xét duyệt hồ sơ, phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng và xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi cho học sinh, sinh viên gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành về ngân sách nhà nước. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra và thông báo ngay tại thời Điểm nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ (học sinh, sinh viên; cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh, sinh viên) được biết để hoàn chỉnh lại hồ sơ theo quy định.
Thủ trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm về nội dung đã xác nhận trên Đơn đề nghị của học sinh, sinh viên.
Điều 7. Phương thức thực hiện và tiêu chuẩn, nguyên tắc quản lý, sử dụng trang bị học tập
1. Nguyên tắc cấp trang bị học tập cho học sinh, sinh viên thuộc đối tượng ưu đãi
a) Các trang bị trang phục học tập quy định tại Điều 5 Thông tư này có thời hạn sử dụng 12 tháng, kể cả thời gian nghỉ hè và được cấp một năm 01 lần;
b) Thời Điểm cấp: trong thời gian 01 tháng kể từ ngày khai giảng năm học.
2. Quy định về cấp trang bị học tập
a) Căn cứ tình hình thực tế hoạt động của cơ sở đào tạo và yêu cầu, tính chất của ngành học, thủ trưởng cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật công lập quyết định về mẫu mã trang phục, loại trang phục cần thiết trang bị cho từng ngành học; quyết định việc thực hiện mua sắm các trang bị học tập cho học sinh, sinh viên đảm bảo thống nhất về mẫu mã đã được phê duyệt, chất lượng các trang bị học tập và tiết kiệm về kinh phí mua sắm. Việc cấp trang bị học tập đảm bảo đúng đối tượng, yêu cầu, quy định và thời gian;
b) Việc mua sắm trang bị học tập cho học sinh, sinh viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng trang bị học tập
a) Học sinh, sinh viên được cấp trang bị học tập phải quản lý, sử dụng trang bị được cấp đúng Mục đích;
b) Học sinh, sinh viên phải tự mua sắm các trang bị học tập theo đúng mẫu mã quy định để sử dụng trong trường hợp học sinh, sinh viên làm hư hỏng, mất mát trang bị học tập đã được cấp;
c) Học sinh, sinh viên được cấp bổ sung trang bị học tập trong trường hợp các trang bị học tập đã được cấp bị hư hỏng vì các nguyên nhân khách quan (chất lượng trang bị học tập kém dẫn đến hư hỏng…). Cơ sở đào tạo có trách nhiệm sử dụng nguồn kinh phí hoạt động theo quy định hiện hành của pháp luật để mua sắm bổ sung các trang bị học tập này mà không được bổ sung kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Điều 8. Quy định về kinh phí thực hiện chi trả chế độ ưu đãi
Kinh phí chi trả chế độ ưu đãi cho học sinh, sinh viên thuộc đối tượng ưu đãi được thực hiện như sau:
1. Đối với cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật công lập
a) Kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi (giảm học phí, bồi dưỡng nghề, trang bị học tập) đối với học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật công lập được ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo hình thức giao dự toán. Việc phân bổ dự toán kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi này được thực hiện đồng thời với thời Điểm phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Khi giao dự toán cho các cơ sở đào tạo, cơ quan chủ quản phải ghi rõ dự toán kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi cho học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hỗ trợ đang theo học tại cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật công lập;
b) Khi rút dự toán kinh phí cấp bù tiền giảm học phí, kinh phí thực hiện chế độ bồi dưỡng nghề, cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật công lập phải gửi cơ quan Kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch bản tổng hợp đề nghị cấp bù hai Khoản tiền này (gồm các nội dung: Họ tên người học thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi hiện đang theo học tại cơ sở đào tạo; mức thu học phí của cơ sở đào tạo; mức giảm học phí; mức bồi dưỡng nghề và tổng nhu cầu kinh phí đề nghị cấp để thực hiện chế độ ưu đãi);
c) Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp bù tiền miễn học phí cho cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật công lập được tự chủ sử dụng theo quy định hiện hành về chế độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật chi trả chế độ bồi dưỡng nghề đối với những tháng học sinh, sinh viên học tập và được trả vào đầu tháng. Trường hợp người được hưởng chế độ ưu đãi chưa nhận tiền ưu đãi theo thời gian quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo;
đ) Kinh phí thực hiện việc cấp trang bị học tập được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Đối với cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật tư thục
a) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả các chế độ ưu đãi (giảm học phí, bồi dưỡng nghề) trực tiếp bằng tiền mặt cho học sinh, sinh viên hoặc cho cha, mẹ (người giám hộ) của học sinh, sinh viên;
b) Thời gian cấp kinh phí hỗ trợ chế độ ưu đãi được thực hiện 2 lần trong năm học: lần 1 cấp cho 5 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm; lần 2 cấp cho 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau. Trường hợp học sinh, sinh viên chưa được nhận chế độ theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong lần chi trả tiếp theo.
3. Cơ quan thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ chế độ ưu đãi cho học sinh, sinh viên có trách nhiệm thông báo công khai về thủ tục, thời gian chi trả kinh phí hỗ trợ chế độ ưu đãi cho học sinh, sinh viên để thuận tiện cho học sinh, sinh viên hoặc cha, mẹ (người giám hộ) của học sinh, sinh viên được nhận các chế độ ưu đãi theo đúng quy định.
Điều 9. Quy định về dừng cấp các Khoản kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi
1. Học sinh, sinh viên bỏ học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học thì không được nhận kinh phí hỗ trợ chi phí học tập kể từ thời Điểm Quyết định kỷ luật có hiệu lực. Trường hợp sinh viên đã nhận kinh phí hỗ trợ chế độ ưu đãi mà bỏ học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học thì cơ sở đào tạo công lập, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội dừng thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ chế độ ưu đãi vào kỳ học tiếp theo.
2. Học sinh, sinh viên bị đình chỉ học tập (dừng học có thời hạn) hoặc dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại, lưu ban, học bổ sung thì không được nhận kinh phí hỗ trợ chế độ ưu đãi trong thời gian dừng học.
Trường hợp học sinh, sinh viên đã nhận kinh phí hỗ trợ chế độ ưu đãi mà dừng học thì cơ sở đào tạo công lập, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện khấu trừ số tiền tương ứng với thời gian dừng học vào kỳ học tiếp theo sau khi sinh viên nhập học lại.
3. Cơ sở đào tạo tư thục có học sinh, sinh viên thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú khi học sinh, sinh viên dừng học để dừng cấp kinh phí hỗ trợ chế độ ưu đãi và khi học sinh, sinh viên đi học trở lại để được cấp kinh phí hỗ trợ chế độ ưu đãi.
Nguồn kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi theo quy định tại Thông tư liên tịch này được giao trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo hàng năm của địa phương, của các Bộ, ngành và cơ quan Trung ương theo nguyên tắc sau đây:
1. Ngân sách Trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ chế độ ưu đãi cho các đối tượng học ở các cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật tư thục, cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật do địa phương quản lý theo nguyên tắc: Hỗ trợ 100% đối với địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi, hỗ trợ 50% kinh phí đối với địa phương có tỷ lệ Điều tiết về ngân sách Trung ương dưới 50%, các địa phương còn lại tự đảm bảo kinh phí.
2. Ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên cho các cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật do các Bộ, ngành, cơ quan trung ương quản lý.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí ngân sách địa phương cùng với nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung ương để thực hiện chế độ giảm học phí, bồi dưỡng nghề, hỗ trợ trang bị học tập cho học sinh, sinh viên các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hóa - nghệ thuật theo quy định.
4. Riêng năm học 2014 - 2015 và 2015 - 2016, các Bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo tổng hợp kinh phí chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các các trường văn hóa - nghệ thuật theo quy định tại Thông tư liên tịch này về Bộ Tài chính để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung dự toán kinh phí để triển khai thực hiện.
Điều 11. Lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí
Hàng năm, căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch; các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch; căn cứ số lượng đối tượng thuộc diện hỗ trợ chế độ ưu đãi, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương xây dựng dự toán nhu cầu kinh phí chi trả hỗ trợ chế độ ưu đãi tổng hợp chung trong dự kiến nhu cầu dự toán chi ngân sách nhà nước của địa phương, của Bộ, ngành gửi Bộ Tài chính cùng thời gian báo cáo dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch. Cụ thể như sau:
1. Cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật công lập căn cứ mức hỗ trợ và số lượng đối tượng được hỗ trợ chế độ ưu đãi để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này), tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan chủ quản thẩm định để tổng hợp gửi cơ quan tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện căn cứ mức hỗ trợ và số lượng đối tượng được hỗ trợ chế độ ưu đãi để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này) tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định và tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xây dựng, tổng hợp và quản lý kinh phí thực hiện chi trả chế độ ưu đãi cho đối tượng nêu tại Điều 2 Thông tư này và gửi dự toán kinh phí để thực hiện các chính sách này về cơ quan tài chính cùng cấp trước ngày 20 tháng 7 hàng năm để tổng hợp chung trong dự kiến nhu cầu dự toán chi ngân sách nhà nước của địa phương, của các Bộ, ngành gửi Bộ Tài chính.
4. Căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước của Thủ tướng Chính phủ
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ kinh phí thực hiện chi trả chế độ ưu đãi cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật công lập trực thuộc, học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật tư thục trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo địa phương theo chế độ quy định;
b) Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ chế độ ưu đãi cho các cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật công lập trực thuộc theo chế độ quy định.
5. Quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí
Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi trả hỗ trợ chế độ ưu đãi thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện và Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2016.
2. Thời Điểm thực hiện chế độ ưu đãi cho học sinh, sinh viên quy định tại Thông tư liên tịch này được tính hưởng từ ngày 09 tháng 9 năm 2014.
1. Trong cùng một thời Điểm, các đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Thông tư liên tịch này và các chính sách hỗ trợ có cùng tính chất quy định tại các văn bản khác thì chỉ được hưởng một chế độ ưu đãi cao nhất.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật nêu tại Thông tư liên tịch này được sửa đổi, bổ sung hay thay thế bằng văn bản mới thì sẽ được thực hiện theo văn bản mới đó.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành theo Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BVHTTDL-BTC-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Liên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI
(Dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật công lập)
Kính gửi: (Cơ sở đào tạo công lập)
Họ và tên:
Ngày, tháng, năm sinh:
Nơi sinh:
Lớp: Khóa học: Thời gian khóa học: 201... - 201...
Ngành học:
Mã số học sinh, sinh viên:
Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn Quyết định số 41/2014/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ).
Căn cứ Quyết định số 41/2014/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được Nhà trường xem xét để hỗ trợ chế độ ưu đãi theo quy định.
Xác nhận của Khoa (Quản lý học sinh, sinh viên) |
.........., ngày.... tháng.... năm........ Người làm đơn (Ký tên và ghi rõ họ tên) |
(Ban hành theo Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BVHTTDL-BTC-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Liên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI
(Dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật tư thục)
Kính gửi: |
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.............. - Cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật |
Họ và tên:
Ngày, tháng, năm sinh:
Nơi sinh:
Lớp: Khóa học: Thời gian khóa học: 201… - 201…
Ngành học:
Mã số học sinh, sinh viên:
Họ tên cha/mẹ (hoặc người giám hộ) học sinh, sinh viên:
Hộ khẩu thường trú (ghi đầy đủ):
Xã (Phường):.................................................... Huyện (Quận):...........................
Tỉnh (Thành phố):.................................................................................................
Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn Quyết định số 41/2014/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ).
Căn cứ Quyết định số 41/2014/QĐ-TTg của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được Nhà trường xác nhận, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội........... xem xét để hỗ trợ chế độ ưu đãi theo quy định.
|
.........., ngày.... tháng.... năm............ Người làm đơn (Ký tên và ghi rõ họ tên) |
Xác nhận của cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật tư thục
Trường:........................................................................................................................
Xác nhận anh/chị:........................................................................................................
Hiện là học sinh, sinh viên năm thứ..... Học kỳ:.............. Năm học............ lớp ............. Ngành......... khóa học.......... thời gian khóa học.......... (năm) hệ đào tạo .................. của nhà trường.
Kỷ luật:............................................................... (ghi rõ mức độ kỷ luật nếu có).
Số tiền hỗ trợ chi phí học tập hàng tháng:.................................. đồng, bao gồm:
- Giảm học phí:
- Chế độ bồi dưỡng nghề:
Đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội........... xem xét giải quyết hỗ trợ chế độ ưu đãi cho anh/chị............................... theo quy định.
|
........., ngày..... tháng..... năm........ Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) |
(Ban hành theo Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BVHTTDL-BTC-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Liên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Cơ sở đào tạo...................................
DỰ TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI
Năm............
Thực hiện theo Quyết định số 41/2014/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Đơn vị tính: đồng
TT |
Nội dung |
Ngành đang theo học |
Số tháng hỗ trợ |
Kinh phí hỗ trợ |
Ghi chú |
|
Tổng số |
|
|
|
|
1 |
Học sinh hoặc sinh viên A |
|
|
|
|
2 |
Học sinh hoặc sinh viên B |
|
|
|
|
3 |
Học sinh hoặc sinh viên C |
|
|
|
|
… |
………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.............., ngày...... tháng...... năm.......... Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) |
(Ban hành theo Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BVHTTDL-BTC-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Liên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Bộ, ngành, địa phương..........................
TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ CẤP BÙ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI
Năm.......
Thực hiện theo Quyết định số 41/2014/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TT |
Tên cơ sở đào tạo |
Số lượng đối tượng được hỗ trợ chế độ ưu đãi |
Tổng dự toán kinh phí |
Ghi chú |
1 |
Trường A |
|
|
|
2 |
Trường B |
|
|
|
3 |
Trường C |
|
|
|
… |
………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 Ban hành: 02/10/2015 | Cập nhật: 06/10/2015
Quyết định 41/2014/QĐ-TTg về chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong trường văn hóa - nghệ thuật Ban hành: 21/07/2014 | Cập nhật: 23/07/2014
Nghị định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính Ban hành: 23/12/2013 | Cập nhật: 24/12/2013
Nghị định 106/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành: 20/12/2012 | Cập nhật: 24/12/2012
Nghị định 76/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ban hành: 16/07/2013 | Cập nhật: 17/07/2013
Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 Ban hành: 14/05/2010 | Cập nhật: 17/05/2010
Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành: 19/03/2008 | Cập nhật: 22/03/2008