Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-BNV-BQP-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 56/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" do Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: 03/2014/TTLT-BNV-BQP-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Doãn Mậu Diệp, Trần Thị Hà, Nguyễn Thành Cung
Ngày ban hành: 10/10/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 27/10/2014 Số công báo: Từ số 953 đến số 954
Lĩnh vực: Thi đua, khen thưởng, các danh hiệu vinh dự nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ NỘI VỤ - BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2014/TTLT-BNV-BQP-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014

 

THỒNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 56/2013/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 5 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH PHÁP LỆNH QUY ĐỊNH DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC “BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG”

Căn cứ Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện khoản 1 Điều 2, Điều 4, Điều 5 và Điều 7 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” (sau đây gọi tắt là Nghị định số 56/2013/NĐ-CP của Chính phủ).

Điều 2. Một số quy định chung

1. Những bà mẹ được tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

2. Con đẻ, con nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi phải được pháp luật thừa nhận hoặc chính quyền cấp xã xác nhận.

3. Điều kiện liên quan đến mẹ của liệt sĩ nêu trong Thông tư liên tịch này đồng thời là điều kiện liên quan đến mẹ của thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên quy định tại Điều 2 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 3. Đối tượng được xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

Đối tượng được xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thực hiện theo Điều 2 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định sau:

1. Trường hợp liệt sĩ là con đẻ đồng thời là con nuôi

Xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho cả hai bà mẹ nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

Ví dụ: Bà A có 02 con đẻ là liệt sĩ, trong đó có 01 con là con nuôi của bà B; bà B có 01 con đẻ là liệt sĩ và 01 con nuôi (con của bà A) là liệt sĩ, thì cả bà A và bà B đều được xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

2. Liệt sĩ là con của bà mẹ này lại là chồng của bà mẹ khác

Xét tặng hoặc truy tặng đối với bà mẹ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định; trường hợp cả hai bà mẹ đều đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định thì xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho cả hai bà mẹ.

Ví dụ: Bà C có 02 con là liệt sĩ, trong đó có 01 con là chồng của bà H; bà C đủ điều kiện được xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Bà H có chồng là liệt sĩ (con của bà C) và có 01 con là liệt sĩ, bà H cũng được xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

3. Bà mẹ là vợ liệt sĩ tái giá hoặc bà mẹ là mẹ liệt sĩ tái giá

a) Xét tặng hoặc truy tặng cho bà mẹ là vợ liệt sĩ tái giá nhưng vẫn có trách nhiệm chăm sóc bố mẹ của liệt sĩ và nuôi con của liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc vì thực hiện nhiệm vụ hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc con hoặc bố, mẹ của liệt sĩ. Các trường hợp này phải được chính quyền cấp xã nơi lập hồ sơ xác nhận.

b) Xét tặng hoặc truy tặng cho bà mẹ là mẹ liệt sĩ tái giá mà con của mẹ là liệt sĩ bao gồm con của chồng trước và con của chồng sau.

4. Trường hợp mẹ đẻ của 02 liệt sĩ đã chết khi 2 liệt sĩ đều chưa đến tuổi thành niên, mẹ kế có công nuôi dưỡng cả 2 liệt sĩ và đã được hưởng trợ cấp tiền tuất của 2 liệt sĩ thì mẹ kế được xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

5. Bà mẹ có nhiều con nhưng đều đã chết, người con là liệt sĩ được xem là người con duy nhất.

Chỉ xét tặng hoặc truy tặng đối với bà mẹ mà những người con khác đều đã chết trước khi người con là liệt sĩ tham gia cách mạng.

Điều 4. Hồ sơ đề nghị xét tặng hoặc truy tặng

Hồ sơ đề nghị xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định sau:

1. Hồ sơ đề nghị xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” phải có văn bản xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về liệt sĩ, thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và người thân của liệt sĩ, thương binh.

2. Những trường hợp đã thực hiện chế độ, quyền lợi gia đình liệt sĩ nhưng Bằng “Tổ quốc ghi công” bị mất, hư hỏng, hoặc chưa được cấp.

a) Trường hợp Bằng “Tổ quốc ghi công” bị mất, hư hỏng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương căn cứ hồ sơ liệt sĩ đang quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi để thực hiện việc kiểm tra, xác nhận và hoàn thiện hồ sơ, chuyển Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh) thẩm định.

b) Trường hợp chưa được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”, đối với những bà mẹ được đề nghị xét truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm thủ tục đề nghị cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” theo hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” trước khi lập danh sách đề nghị.

Đối với những bà mẹ được đề nghị xét phong tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ hồ sơ liệt sĩ đang quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi để thực hiện việc kiểm tra, xác nhận và hoàn thiện hồ sơ, chuyển Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh) thẩm định. Trường hợp không có hoặc không còn hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách chuyển Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người thân liệt sĩ cư trú để niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã trong thời gian tối thiểu là 45 ngày và lập biên bản kết quả niêm yết công khai, nếu không có ý kiến khiếu nại, tố cáo của nhân dân thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận và hoàn thiện hồ sơ, chuyển Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh) thẩm định. Sau đó Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm thủ tục đề nghị cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” theo hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.

3. Trường hợp bà mẹ cư trú ở nhiều địa phương nhưng không còn người lập hồ sơ đề nghị xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thì chính quyền cấp xã nơi bà mẹ có hộ khẩu thường trú và hưởng trợ cấp tiền tuất lập hồ sơ đề nghị xét tặng hoặc truy tặng.

4. Trường hợp bà mẹ đã từ trần, việc đề nghị truy tặng do người được gia đình, họ tộc ủy quyền thực hiện, mà người đó không ở nơi bà mẹ cư trú khi còn sống thì hồ sơ phải có văn bản xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ thương binh, liệt sĩ; văn bản của chính quyền địa phương nơi bà mẹ cư trú khi còn sống xác nhận về việc chưa lập hồ sơ đề nghị truy tặng và tình trạng nhân thân của bà mẹ (có mấy con, có tái giá hay không, thái độ chính trị, việc chấp hành chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước).

5. Đối với bà mẹ được truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thì khoản tiền một lần và hiện vật khen thưởng được trao cho người chồng; nếu người chồng đã từ trần thì trao cho con hoặc vợ liệt sĩ thường xuyên giữ trách nhiệm thờ cúng bà mẹ; trường hợp bà mẹ không còn chồng, con thì trao cho người thân gần nhất chịu trách nhiệm thờ cúng, chăm sóc phần mộ của bà mẹ, theo đề nghị bằng văn bản của chính quyền cấp xã nơi bà mẹ cư trú khi còn sống.

Điều 5. Trình tự, thủ tục

Trình tự, thủ tục đề nghị xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP của Chính phủ và những quy định sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ; tổ chức họp xét duyệt hồ sơ theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP của Chính phủ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ theo quy định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ, tổ chức thực hiện việc xác nhận liệt sĩ, thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, chuyển Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh) thẩm định, tổng hợp và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương).

4. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương):

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc việc đề nghị xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;

b) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ;

c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thiện hồ sơ; tổ chức thực hiện việc xác nhận liệt sĩ, thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh) trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Thủ tướng Chính phủ.

3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:

Chỉ đạo cơ quan quân sự, công an phối hợp xét tặng, truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện việc đề nghị xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” theo đúng quy định, đảm bảo chính xác, kịp thời.

Điều 7. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 25 tháng 11 năm 2014.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, thực hiện Thông tư liên tịch này.

3. Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Thông tư liên tịch này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nội vụ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) tổng hợp để phối hợp nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng
Nguyễn Thành Cung

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG




Doãn Mậu Diệp

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG





Trần Thị Hà

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nạm;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Nội vụ;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ LĐTBXH;
- Cổng thông tin điện tử CP; Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Bộ NV, Bộ QP, Bộ LĐTBXH;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, BQP, BLĐTBXH, BTĐKTTW (10b)./.

 

Điều 2. Đối tượng được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

1. Những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:

a) Có 2 con trở lên là liệt sỹ;

b) Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sỹ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sỹ;

d) Có 1 con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sỹ;

đ) Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

Người con là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”, bao gồm con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật.

Người chồng là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” mà bà mẹ là vợ của người đó.

Thương binh quy định tại Điểm b, Điểm đ Khoản 1 Điều này là người đã được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thương binh, bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, bao gồm cả người còn sống và người đã từ trần.

Trường hợp bà mẹ có chồng, con tham gia hàng ngũ địch nhưng bà mẹ chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì vẫn được xem xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước ‘‘Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

...

Điều 4. Hồ sơ xét duyệt và đề nghị

1. Hồ sơ xét duyệt, gồm:

a) Bản khai cá nhân theo Mẫu số 01a/BMAH; thân nhân của bà mẹ kê khai theo Mẫu số 01b/BMAH, kèm theo giấy ủy quyền theo Mẫu số 02/BMAH;

b) Bản sao Bằng Tổ quốc ghi công, Giấy chứng nhận thương binh có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Hồ sơ đề nghị xét tặng hoặc truy tặng, gồm:

a) Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Biên bản xét duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 03/BMAH;

c) Tờ trình kèm theo danh sách theo Mẫu số 04/BMAH đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Điều 5. Trình tự, thủ tục

1. Bà mẹ hoặc thân nhân của bà mẹ lập bản khai cá nhân hoặc thân nhân (01 bản chính) kèm theo giấy tờ làm căn cứ xét duyệt (03 bộ), nộp về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bà mẹ đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với bà mẹ còn sống) hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người được ủy quyền kê khai.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định có trách nhiệm:

a) Tổ chức họp xét duyệt hồ sơ của từng trường hợp đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” với thành phần đại diện cấp ủy, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quân sự, công an và các đoàn thể có liên quan;

b) Lập hồ sơ (03 bộ), ký Tờ trình kèm theo danh sách trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo cơ quan được giao tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định theo quy định;

b) Ký Tờ trình kèm theo danh sách và hồ sơ (03 bộ) trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo cơ quan được giao tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định theo quy định;

b) Ký Tờ trình kèm theo danh sách và hồ sơ (03 bộ) trình Thủ tướng Chính phủ.

5. Bộ Nội vụ trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

6. Một số quy định chung:

a) Thời gian xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” hàng năm được tiến hành 03 đợt vào các dịp: Ngày giải phóng miền Nam 30 tháng 4; ngày Quốc khánh 02 tháng 9 và Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12;

b) Trường hợp người kê khai không lưu giữ được giấy tờ làm căn cứ xét duyệt theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì có đơn gửi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận để làm căn cứ lập hồ sơ;

c) Trường hợp người con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang ở Trung tâm Điều dưỡng thương binh hoặc cư trú ở địa phương khác thì có đơn gửi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý thương binh xác nhận để làm căn cứ lập hồ sơ;

d) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xét duyệt trả lại hồ sơ và thông báo lý do bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng thì yêu cầu kiểm tra, xác minh làm rõ.

...

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nội vụ có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo việc xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;

b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thiện hồ sơ, xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” theo thẩm quyền;

b) Tổ chức thực hiện việc xác nhận liệt sỹ, thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quân sự, công an phối hợp xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

4. Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện các chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;

b) Tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng thuộc phạm vi, thẩm quyền.

Xem nội dung VB
Điều 2. Đối tượng được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

1. Những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:

a) Có 2 con trở lên là liệt sỹ;

b) Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sỹ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sỹ;

d) Có 1 con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sỹ;

đ) Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

Người con là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”, bao gồm con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật.

Người chồng là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” mà bà mẹ là vợ của người đó.

Thương binh quy định tại Điểm b, Điểm đ Khoản 1 Điều này là người đã được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thương binh, bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, bao gồm cả người còn sống và người đã từ trần.

Trường hợp bà mẹ có chồng, con tham gia hàng ngũ địch nhưng bà mẹ chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì vẫn được xem xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước ‘‘Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

2. Những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng phản bội, đầu hàng địch, có hành động gây nguy hại cho cách mạng hoặc vi phạm pháp luật bị Tòa án xét xử bằng hình thức phạt tù mà bản án, quyết định của Tòa án đang có hiệu lực pháp luật (kể cả trường hợp được hưởng án treo) thì không được xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Xem nội dung VB
Điều 2. Đối tượng được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

1. Những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:

a) Có 2 con trở lên là liệt sỹ;

b) Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sỹ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sỹ;

d) Có 1 con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sỹ;

đ) Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

Người con là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”, bao gồm con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật.

Người chồng là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” mà bà mẹ là vợ của người đó.

Thương binh quy định tại Điểm b, Điểm đ Khoản 1 Điều này là người đã được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thương binh, bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, bao gồm cả người còn sống và người đã từ trần.

Trường hợp bà mẹ có chồng, con tham gia hàng ngũ địch nhưng bà mẹ chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì vẫn được xem xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước ‘‘Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

2. Những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng phản bội, đầu hàng địch, có hành động gây nguy hại cho cách mạng hoặc vi phạm pháp luật bị Tòa án xét xử bằng hình thức phạt tù mà bản án, quyết định của Tòa án đang có hiệu lực pháp luật (kể cả trường hợp được hưởng án treo) thì không được xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Xem nội dung VB
Điều 4. Hồ sơ xét duyệt và đề nghị

1. Hồ sơ xét duyệt, gồm:

a) Bản khai cá nhân theo Mẫu số 01a/BMAH; thân nhân của bà mẹ kê khai theo Mẫu số 01b/BMAH, kèm theo giấy ủy quyền theo Mẫu số 02/BMAH;

b) Bản sao Bằng Tổ quốc ghi công, Giấy chứng nhận thương binh có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Hồ sơ đề nghị xét tặng hoặc truy tặng, gồm:

a) Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Biên bản xét duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 03/BMAH;

c) Tờ trình kèm theo danh sách theo Mẫu số 04/BMAH đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Xem nội dung VB
Điều 15. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2014.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức phản ánh về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết./.

Xem nội dung VB
Điều 15. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2014.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức phản ánh về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết./.

Xem nội dung VB
Điều 5. Trình tự, thủ tục

1. Bà mẹ hoặc thân nhân của bà mẹ lập bản khai cá nhân hoặc thân nhân (01 bản chính) kèm theo giấy tờ làm căn cứ xét duyệt (03 bộ), nộp về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bà mẹ đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với bà mẹ còn sống) hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người được ủy quyền kê khai.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định có trách nhiệm:

a) Tổ chức họp xét duyệt hồ sơ của từng trường hợp đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” với thành phần đại diện cấp ủy, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quân sự, công an và các đoàn thể có liên quan;

b) Lập hồ sơ (03 bộ), ký Tờ trình kèm theo danh sách trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo cơ quan được giao tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định theo quy định;

b) Ký Tờ trình kèm theo danh sách và hồ sơ (03 bộ) trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo cơ quan được giao tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định theo quy định;

b) Ký Tờ trình kèm theo danh sách và hồ sơ (03 bộ) trình Thủ tướng Chính phủ.

5. Bộ Nội vụ trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

6. Một số quy định chung:

a) Thời gian xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” hàng năm được tiến hành 03 đợt vào các dịp: Ngày giải phóng miền Nam 30 tháng 4; ngày Quốc khánh 02 tháng 9 và Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12;

b) Trường hợp người kê khai không lưu giữ được giấy tờ làm căn cứ xét duyệt theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì có đơn gửi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận để làm căn cứ lập hồ sơ;

c) Trường hợp người con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang ở Trung tâm Điều dưỡng thương binh hoặc cư trú ở địa phương khác thì có đơn gửi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý thương binh xác nhận để làm căn cứ lập hồ sơ;

d) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xét duyệt trả lại hồ sơ và thông báo lý do bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng thì yêu cầu kiểm tra, xác minh làm rõ.

Xem nội dung VB
Điều 5. Trình tự, thủ tục

...

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định có trách nhiệm:

a) Tổ chức họp xét duyệt hồ sơ của từng trường hợp đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” với thành phần đại diện cấp ủy, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quân sự, công an và các đoàn thể có liên quan;

Xem nội dung VB