Thông tư 86/2017/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 88/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện
Số hiệu: 86/2017/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành: 15/08/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 21/09/2017 Số công báo: Từ số 695 đến số 696
Lĩnh vực: Lao động, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 86/2017/TT-BTC

Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2017

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 88/2016/NĐ-CP NGÀY 01/7/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH HƯU TRÍ BỔ SUNG TỰ NGUYỆN

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về việc đầu tư, kế toán, xác định giá trị tài sản ròng và chế độ báo cáo của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí và ngân hàng giám sát theo quy định của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện (sau đây gọi tắt là Nghị định số 88/2016/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện.

2. Ngân hàng giám sát; tổ chức lưu ký.

3. Các tổ chức và cá nhân cung cấp các dịch vụ liên quan tới việc thiết lập, hoạt động, quản lý, giám sát quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện.

Điều 3. Đầu tư quỹ hưu trí

1. Hoạt động đầu tư của quỹ hưu trí thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư, đảm bảo an toàn, hiệu quả, theo đúng mục tiêu, chính sách đầu tư của quỹ hưu trí quy định tại điều lệ quỹ.

2. Ngoài việc tuân thủ quy định tại Điều 20 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP, quỹ hưu trí được đầu tư không vượt quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng chỉ của một quỹ đầu tư chứng khoán.

3. Trường hợp đầu tư vào chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán của các quỹ do doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí quản lý, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí chỉ được thu phí quản lý quỹ một lần.

4. Căn cứ tình hình thị trường tài chính và hoạt động đầu tư của quỹ hưu trí, Bộ Tài chính có thể điều chỉnh danh mục và hạn mức đầu tư quy định tại Khoản 2 Điều này.

Điều 4. Hạch toán kế toán của quỹ hưu trí

Quỹ hưu trí được áp dụng chế độ kế toán đối với quỹ mở quy định tại Thông tư số 198/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính về chế độ kế toán áp dụng đối với quỹ mở, Thông tư số 181/2015/TT-BTC ngày 13/11/2015 của Bộ Tài chính về chế độ kế toán áp dụng đối với quỹ hoán đổi danh mục và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) đhạch toán, kế toán các hoạt động nghiệp vụ của quỹ.

Điều 5. Xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí

1. Hàng tháng, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí có trách nhiệm xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí, xác định giá trị tài khoản hưu trí cá nhân theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 21 và Điểm c Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP.

2. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải xây dựng quy chế xác định giá trị tài sản ròng và xác định giá trị tài khoản hưu trí cá nhân để làm căn cứ thực hiện. Quy chế phải bao gồm những nội dung cơ bản sau:

a) Nguyên tắc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí và giá trị tài khoản hưu trí cá nhân;

b) Quy trình chi tiết thực hiện các phương pháp định giá đối với từng loại tài sản đầu tư của quỹ hưu trí;

c) Mức độ sai sót mà doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 23 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP.

3. Quy chế xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí và xác định giá trị tài khoản hưu trí cá nhân phải được quy định tại điều lệ của quỹ hưu trí theo quy định tại Điểm m Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP. Quy chế phải được công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, đồng thời gửi cho ngân hàng giám sát để kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP.

4. Việc xác định giá trị thị trường các tài sản của quỹ hưu trí thực hiện theo phương pháp quy định tại Điều 19 Thông tư số 183/2011/TT-BTC ngày 20/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

5. Khi doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí xác định sai giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí, xác định sai giá trị tài khoản hưu trí cá nhân và có phát sinh thiệt hại thực tế cho người tham gia quỹ thì doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP. Mức độ sai sót phải đền bù thiệt hại được quy định tại quy chế xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí và xác định giá trị tài khoản hưu trí cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều này nhưng không thấp hơn 0,75% giá trị tài sản ròng của quỹ.

6. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí và giá trị tài khoản hưu trí cá nhân theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP. Trường hợp phát hiện định giá sai giá trị tài sản ròng hoặc giá trị tài khoản hưu trí cá nhân, ngân hàng giám sát phải thông báo và yêu cầu doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí điều chỉnh trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ.

7. Trong thời hạn tối đa ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày định giá, giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí phải được công bố trên các trang thông tin điện tử của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí và đại lý hưu trí.

Điều 6. Chế độ báo cáo của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí

1. Ngoài việc tuân thủ chế độ báo cáo tài chính theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải thực hiện chế độ báo cáo hoạt động quản lý quỹ hưu trí và báo cáo quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ, cụ thể như sau:

a) Báo cáo hoạt động quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo được thực hiện hàng năm; thời hạn gửi báo cáo chậm nhất 03 tháng sau khi kết thúc năm;

b) Báo cáo về tài sản của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo được thực hiện hàng quý; thời hạn gửi báo cáo chậm nhất 20 ngày sau khi kết thúc quý gần nhất;

c) Báo cáo về hoạt động đầu tư của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo được thực hiện hàng quý; thời hạn gửi báo cáo chậm nhất 20 ngày sau khi kết thúc quý gần nhất;

d) Báo cáo quản trị rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo được thực hiện hàng năm; thời hạn gửi báo cáo chậm nhất 03 tháng sau khi kết thúc năm.

2. Các báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều này được gửi cho Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP.

Điều 7. Chế độ báo cáo của ngân hàng giám sát

1. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý quỹ hưu trí của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP. Mu báo cáo theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Nơi nhận báo cáo và thời hạn gửi các báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP.

Điều 8. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2017.

2. Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, ngân hàng giám sát và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương & các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan n
gang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các t
nh, TP trực thuộc TW;
- Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ, Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ TCNH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

 

PHỤ LỤC 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 86/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyn)

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ HƯU TRÍ BỔ SUNG TỰ NGUYỆN

Kính gửi:

- Bộ Tài chính;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Tên doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tự nguyện:…………….

- Địa chỉ:

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh số ……. do ……. cấp ngày ……….

- Kỳ báo cáo năm: …………

- Tên, địa chỉ các tổ chức cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí (kế toán quỹ, quản trị tài khoản hưu trí cá nhân) (nếu có);

- Danh sách các đại lý hưu trí.

1. Báo cáo tình hình chung

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

Thay đổi so với kỳ báo cáo trước

I

Slượng quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện đang quản lý

 

 

 

II

Tng giá trị tài sản ròng của các quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện đang quản lý

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

1

Tổng giá trị các khoản đóng góp vào quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện trong k

 

 

 

2

Tổng giá trị các khoản chi trả từ quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện trong kỳ

 

 

 

3

Tổng giá trị đầu tư cuối kỳ báo cáo

 

 

 

2. Báo cáo đối với từng quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện đang quản lý

(Chi tiết đối với từng quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện đang quản lý)

- Tên quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện;

- Điều lệ quỹ số .... ngày ....; văn bản sửa đổi, bổ sung số ... ngày .... (nếu có); Trong đó nêu cụ thể chính sách đầu tư của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, tỷ trọng đầu tư vào từng loại tài sản quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP .

- Tên tổ chức lưu ký;

-Tên ngân hàng giám sát;

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

Thay đổi so với kỳ báo cáo trước

I

Tổng số lượng người tham gia quỹ (I=1+2)

 

 

 

1

Số lượng cá nhân trực tiếp tham gia quỹ

 

 

 

2

Số lượng người lao động tham gia quỹ thông qua người sử dụng lao động

(Chi tiết đối với từng doanh nghiệp)

 

 

 

II

Giá trị tài sản ròng của quỹ

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

1

Tổng giá trị các khoản đóng góp vào quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện trong kỳ

 

 

 

2

Tổng giá trị các khoản chi trả từ quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện trong kỳ

 

 

 

3

Tổng giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện

 

 

 

 

 

……, ngày ….. tháng …. năm …..
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký tên, ghi rõ họ và tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 86/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện)

BÁO CÁO VỀ TÀI SẢN CỦA QUỸ HƯU TRÍ BỔ SUNG TỰ NGUYỆN

(áp dụng cho từng quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện)

Kính gửi:

- Bộ Tài chính;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Tên doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tự nguyện: ……..

- Địa chỉ:

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh số ……. do …….. cấp ngày ………….

- Kỳ báo cáo quý ……. năm ……

- Tên quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện;

- Điều lệ quỹ số .... ngày ....; văn bản sửa đổi, bổ sung số ... ngày .... (nếu có); Trong đó nêu cụ thể chính sách đầu tư của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, tỷ trọng đầu tư vào từng loại tài sản quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP .

Đơn vị tính:....VND

TT

Tài sản

Kỳ báo cáo

Kỳ trước

%/cùng kỳ năm trước

1

Tiền và các khoản tương đương tiền

 

 

 

 

Tiền

 

 

 

 

Tiền gửi ngân hàng

 

 

 

 

Các khoản tương đương tiền

 

 

 

2

Trái phiếu Chính phủ

 

 

 

3

Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh

 

 

 

4

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

5

Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán

 

 

 

6

Các khoản phải thu

 

 

 

 

Lãi, cổ tc được nhận

 

 

 

 

Các khoản phải thu khác

 

 

 

 

Dự phòng phải thu khó đòi

 

 

 

7

Tổng tài sản

 

 

 

 

 

……, ngày ….. tháng …. năm …..
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số 86/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện)

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA QUỸ HƯU TRÍ BỔ SUNG TỰ NGUYỆN

(áp dụng cho từng quỹ hưu trí bổ sung tự nguyn)

Kính gửi:

- Bộ Tài chính;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Tên doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tự nguyện: ……..

- Địa chỉ:

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh số ……. do …….. cấp ngày …………..

- Kỳ báo cáo quý …… năm ……

- Tên quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện;

- Điều lệ quỹ số .... ngày ....; văn bản sửa đổi, bổ sung số ... ngày .... (nếu có); Chính sách đầu tư của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, tỷ trọng đầu tư vào từng loại tài sản quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP .

Đơn vị tính:.... VND

I. BÁO CÁO DANH MỤC ĐẦU TƯ CỦA QUỸ

TT

Loại tài sản (nêu chi tiết)

Số lượng

Giá thị trường hoặc giá trị hợp lý tại ngày báo cáo

Tổng giá trị

Tỷ lệ %/Tổng giá trị tài sản của quỹ

I

Tin

1

Tiền mặt

 

 

 

 

2

Tiền gửi ngân hàng

 

 

 

 

 

Tng

 

 

 

 

II

Trái phiếu Chính phủ

 

 

 

 

III

Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh

 

 

 

 

IV

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

 

V

Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

Tng

 

 

 

 

VI

Các khoản phải thu

 

 

 

 

1

Lãi, ctức được nhận

 

 

 

 

2

Các khoản phải thu khác

 

 

 

 

3

Dự phòng phải thu khó đòi

 

 

 

 

 

Tng

 

 

 

 

VII

Tổng giá trị danh mục

 

 

 

 

II. BÁO CÁO KT QUẢ HOẠT ĐỘNG

TT

Chỉ tiêu

Kỳ báo cáo

Kỳ trước

Lũy kế từ đầu năm

I

Thu nhập từ hoạt động đầu tư

 

 

 

1

Tiền lãi, cổ tức được nhận

 

 

 

2

Các khoản thu nhập khác

 

 

 

II

Chi phí

 

 

 

1

Phí quản lý trả cho doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí

 

 

 

2

Phí lưu ký trả cho tổ chức lưu ký

 

 

 

3

Phí giám sát trả cho ngân hàng giám sát

 

 

 

4

Chi phí dịch vụ kế toán quỹ, quản trị tài khoản hưu trí cá nhân và các chi phí khác mà doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí trả cho tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan;

 

 

 

5

Chi phí kiểm toán trả cho tổ chức kiểm toán;

 

 

 

6

Chi phí liên quan đến thực hiện các giao dịch tài sản của quỹ.

 

 

 

7

Các loại phí khác (nêu chi tiết)

 

 

 

III

Thu nhập ròng từ hoạt động đầu tư (I-II)

 

 

 

IV

Lãi (lỗ) từ hoạt động đầu tư

 

 

 

1

Lãi (lỗ) thực tế phát sinh từ hoạt động đầu tư

 

 

 

2

Thay đổi về giá trị của các khoản đầu tư trong kỳ

 

 

 

V

Thay đổi của giá trị tài sản ròng của Quỹ do các hoạt động đầu tư trong kỳ (III + IV)

 

 

 

VI

Giá trị tài sản ròng đầu kỳ

 

 

 

VII

Thay đi giá trị tài sản ròng của Quỹ trong kỳ:

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

1

Thay đổi giá trị tài sản ròng của Quỹ do các hoạt động liên quan đến đầu tư của Quỹ trong kỳ

 

 

 

2

Thay đi giá trị tài sản ròng của Quỹ do việc nhận đóng góp của người tham gia quỹ trong kỳ

 

 

 

3

Thay đi giá trị tài sản ròng của Quỹ do việc chi trả cho người tham gia quỹ trong kỳ

 

 

 

VIII

Giá trị tài sản ròng cuối kỳ

 

 

 

 

 

……, ngày ….. tháng …. năm …..
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 4

(Ban hành kèm theo Thông tư số 86/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bsung tự nguyện)

BÁO CÁO VỀ VIỆC QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ THỰC HIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG VIỆC QUẢN LÝ QUỸ HƯU TRÍ

Kính gửi:

- Bộ Tài chính;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Tên doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tự nguyện: ……….

- Địa chỉ:

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh số …… do ……. cấp ngày …….

- Kỳ báo cáo năm: …….

- Tên, địa chỉ các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan cho doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí (kế toán quỹ, quản trị tài khoản hưu trí cá nhân) (nếu có).

1. Tình hình chung của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí

- Được cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh số ... ngày...;

- Thuộc diện tái cơ cấu hoặc kiểm soát, giám sát đặc biệt;

- Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong năm liên quan đến hoạt động quản lý quỹ hưu trí (nếu có);

- Các trường hợp đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ;

- Biên bản/báo cáo kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước thực hiện trong năm.

2. Tình hình của từng quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện

- Thay đổi về tổ chức lưu ký;

- Thay đổi về ngân hàng giám sát;

- Thay đổi điều lệ quỹ; Trong đó, nêu cụ thể thay đổi của chính sách đầu tư của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện.

3. Báo cáo về tình hình thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp quản lý quỹ trong việc quản lý quỹ hưu trí

- Đánh giá về tình hình thực hiện và áp dụng hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp quản lý quỹ trong việc quản lý quỹ hưu trí.

 

 

……, ngày ….. tháng …. năm …..
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký tên, ghi rõ họ và tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 5

(Ban hành kèm theo Thông tư số 86/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện)

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP QUẢN LÝ QUỸ TRONG VIỆC QUẢN LÝ QUỸ HƯU TRÍ

Kính gửi:

- Bộ Tài chính;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Tên ngân hàng giám sát:...

- Địa chỉ:....

- Tên doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí được giám sát:...

- Địa chỉ: ....

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí số ... cấp ngày....

- Tên, địa chỉ các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan cho doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí (kế toán quỹ, quản trị tài khoản hưu trí cá nhân) (nếu có).

- Kỳ báo cáo năm:....

1. Về việc tuân thủ các nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí

- Đánh giá về việc tuân thủ các nghĩa vụ theo quy định của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP đối với doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí và các tổ chức cung cấp dịch vụ về việc tuân thủ các nghĩa vụ theo quy định tại Nghị định số 88/2016/NĐ-CP , điều lệ quỹ, hp đồng tham gia quỹ hưu trí, hợp đồng cung cấp các dịch vụ liên quan;

- Các trường hợp đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ (nếu có);

- Về việc hạch toán và quản lý tách biệt tài sản của người tham gia quỹ và doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí.

2. Về hoạt động đầu tư

- Đánh giá về việc tuân thủ chính sách đầu tư theo điều lệ quỹ, tuân thủ quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đối với các giao dịch của quỹ hưu trí và tài khoản hưu trí cá nhân.

3. Về việc quản lý tài khoản hưu trí cá nhân

- Đánh giá việc phân bổ kết quả đầu tư, xác định giá trị tài khoản hưu trí cá nhân.

4. Về tình hình thực hiện hệ thống kiểm soát ni bcủa doanh nghiệp quản lý quỹ trong việc quản lý quỹ hưu trí

- Đánh giá về tình hình thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp quản lý quỹ trong việc quản lý quỹ hưu trí;

- Đánh giá về quy trình, phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí;

- Đánh giá về quy trình, phương pháp phân bổ kết quả đầu tư, xác định giá trị tài khoản hưu trí cá nhân.

- Các rủi ro tiềm tàng (nếu có).

 

 

……, ngày ….. tháng …. năm …..
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT
(Ký tên, ghi rõ họ và tên và đóng dấu)

 

 

Điều 20. Đầu tư quỹ hưu trí

1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải quy định cụ thể chính sách đầu tư (bao gồm cơ cấu và tiêu chuẩn các tài sản đầu tư) tại Điều lệ quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

2. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí quyết định việc đầu tư của quỹ hưu trí theo quy định tại Điều lệ quỹ, chính sách đầu tư của quỹ và các quy định tại Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

3. Các loại tài sản mà quỹ hưu trí được đầu tư bao gồm:

a) Tiền gửi tại các ngân hàng thương mại đáp ứng đủ Điều kiện quy định về chính sách đầu tư của quỹ tại Điều lệ quỹ hưu trí;

b) Trái phiếu Chính phủ; trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; trái phiếu chính quyền địa phương;

c) Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán theo Điều kiện quy định về chính sách đầu tư của quỹ tại Điều lệ quỹ hưu trí.

4. Tỷ trọng giá trị đầu tư trái phiếu Chính phủ (bao gồm cả Khoản đầu tư trái phiếu Chính phủ thông qua chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán) tối thiểu bằng 50% trong tổng giá trị tài sản quỹ hưu trí.

5. Quỹ hưu trí không được gửi tiền tại doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí hoặc người có liên quan với doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí theo quy định tại Khoản 17 Điều 4 Luật doanh nghiệp.

Xem nội dung VB
Điều 20. Đầu tư quỹ hưu trí

1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải quy định cụ thể chính sách đầu tư (bao gồm cơ cấu và tiêu chuẩn các tài sản đầu tư) tại Điều lệ quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

2. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí quyết định việc đầu tư của quỹ hưu trí theo quy định tại Điều lệ quỹ, chính sách đầu tư của quỹ và các quy định tại Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

3. Các loại tài sản mà quỹ hưu trí được đầu tư bao gồm:

a) Tiền gửi tại các ngân hàng thương mại đáp ứng đủ Điều kiện quy định về chính sách đầu tư của quỹ tại Điều lệ quỹ hưu trí;

b) Trái phiếu Chính phủ; trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; trái phiếu chính quyền địa phương;

c) Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán theo Điều kiện quy định về chính sách đầu tư của quỹ tại Điều lệ quỹ hưu trí.

4. Tỷ trọng giá trị đầu tư trái phiếu Chính phủ (bao gồm cả Khoản đầu tư trái phiếu Chính phủ thông qua chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán) tối thiểu bằng 50% trong tổng giá trị tài sản quỹ hưu trí.

5. Quỹ hưu trí không được gửi tiền tại doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí hoặc người có liên quan với doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí theo quy định tại Khoản 17 Điều 4 Luật doanh nghiệp.

Xem nội dung VB
Điều 21. Kế toán quỹ hưu trí

1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải thực hiện kế toán quỹ hưu trí bao gồm:
...
c) Xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí;
...
Điều 22. Quản trị tài Khoản hưu trí cá nhân

1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải thực hiện quản trị tài Khoản hưu trí cá nhân bao gồm:
...
c) Xác định giá trị tài Khoản hưu trí cá nhân hàng tháng;

Xem nội dung VB
Điều 23. Đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ

1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ trong các trường hợp sau:
...
b) Xác định sai giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí;

Xem nội dung VB
Điều 14. Điều lệ quỹ hưu trí

1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải ban hành Điều lệ để thiết lập quỹ hưu trí bao gồm các nội dung cơ bản sau:
...
m) Phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí và của mỗi tài Khoản hưu trí cá nhân

Xem nội dung VB
Điều 16. Ngân hàng giám sát
...
4. Ngân hàng giám sát có các nghĩa vụ theo quy định tại hợp đồng giám sát hoạt động quản lý quỹ hưu trí nhưng phải đảm bảo các nghĩa vụ cơ bản sau:
...
c) Định kỳ 06 tháng rà soát quy trình, phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí; kiểm tra, giám sát việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí;

Xem nội dung VB
Điều 19. Giá trị tài sản ròng của quỹ

1. Giá trị tài sản ròng của quỹ được xác định bằng tổng giá trị thị trường các tài sản có trong danh mục trừ đi tổng nợ phải trả của quỹ, bao gồm các khoản nợ, các nghĩa vụ thanh toán của quỹ tính đến ngày gần nhất trước ngày định giá. Trường hợp không có giá thị trường tại ngày giao dịch gần nhất, hoặc giá thị trường có nhiều biến động theo quy định tại điều lệ quỹ hoặc quy định nội bộ của công ty, công ty quản lý quỹ được sử dụng giá trị hợp lý xác định theo nguyên tắc, phương pháp hoặc mô hình lý thuyết định giá tài sản đã được quy định tại điều lệ quỹ, hoặc sổ tay định giá của quỹ hoặc sau khi đã được ban đại diện quỹ chấp thuận bằng văn bản.

2. Giá trị tài sản ròng của một đơn vị quỹ bằng giá trị tài sản ròng của quỹ chia cho tổng số đơn vị quỹ đang lưu hành tại ngày giao dịch gần nhất trước ngày định giá. Giá trị tài sản ròng được làm tròn theo quy định trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Phần dư phát sinh từ việc làm tròn giá trị tài sản ròng của quỹ được hạch toán vào quỹ.

3. Việc xác định giá thị trường các tài sản của quỹ thực hiện theo phương pháp quy định tại phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư này.

*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Thông tư 15/2016/TT-BTC

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 183/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2011 hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở như sau:
...
13. Sửa đổi khoản 3 Điều 19 như sau:

“3. Việc xác định giá thị trường các tài sản của quỹ thực hiện theo phương pháp quy định tại Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó:

a) Đối với trái phiếu niêm yết: Giá thị trường là giá yết cuối ngày (hoặc tên gọi khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán) của giao dịch thông thường tại ngày có giao dịch gần nhất trước ngày định giá cộng lãi lũy kế (nếu giá yết chưa bao gồm lãi lũy kế);

b) Đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch: Giá thị trường là giá đóng cửa (hoặc tên gọi khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán) của ngày có giao dịch gần nhất trước ngày định giá;

c) Đối với các công cụ không trả lãi bao gồm tín phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá và các công cụ không trả lãi khác: Giá thị trường là giá yết trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán; trường hợp không có giá yết thì mức giá được xác định theo mô hình chiết khấu dòng tiền căn cứ vào lãi suất trúng thầu hoặc một lãi suất khác do ban đại diện quỹ quy định và thời gian nắm giữ công cụ;

d) Đối với các tài sản được phép đầu tư, chưa niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá thị trường là giá trung bình của các giao dịch thực hiện thành công tại ngày giao dịch gần nhất trước ngày định giá do các tổ chức báo giá cung cấp. Trường hợp không có báo giá thì mức giá được xác định theo mô hình lý thuyết đã được ban đại diện quỹ thông qua.”*

Xem nội dung VB
Điều 23. Đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ

1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ trong các trường hợp sau:

a) Thực hiện đầu tư không đúng với quy định tại Nghị định này hoặc chính sách đầu tư của quỹ hưu trí quy định tại Điều lệ quỹ;

b) Xác định sai giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí;

c) Phân bổ kết quả đầu tư và xác định sai giá trị tài Khoản hưu trí cá nhân.

2. Mức đền bù cho người tham gia quỹ được xác định trên cơ sở thiệt hại phát sinh cho người tham gia quỹ.

3. Quy trình đền bù cho người tham gia quỹ hưu trí:

a) Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí xác định thiệt hại phát sinh đối với người tham gia quỹ;

b) Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí thông báo cho ngân hàng giám sát về mức thiệt hại phát sinh đối với người tham gia quỹ;

c) Ngân hàng giám sát kiểm tra, xác nhận giá trị thiệt hại phát sinh trên cơ sở tính toán của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;

d) Ngân hàng giám sát và doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí thống nhất về giá trị thiệt hại phát sinh đối với người tham gia quỹ hưu trí;

đ) Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ hưu trí.

4. Ngân hàng giám sát, tổ chức lưu ký, tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ quản trị tài Khoản hưu trí cá nhân chịu trách nhiệm liên đới với doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí và phải đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ khi xảy ra các thiệt hại do sai sót của từng tổ chức này. Mức độ bồi thường thiệt hại thực hiện theo thỏa thuận dân sự giữa doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí và ngân hàng giám sát, tổ chức lưu ký, tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ quản trị tài Khoản hưu trí cá nhân.

5. Việc bồi thường thiệt hại cho người tham gia quỹ phải được doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí thuyết minh cụ thể tại báo cáo tài chính và báo cáo hoạt động quản lý quỹ hưu trí, trong đó nêu rõ nguyên nhân, lý do, mức độ ảnh hưởng, số lượng người tham gia quỹ bị ảnh hưởng đã được đền bù, mức đền bù cho người tham gia quỹ, hình thức đền bù, phương thức thanh toán và các hoạt động khắc phục khác (nếu có).

Xem nội dung VB
Điều 16. Ngân hàng giám sát
...
4. Ngân hàng giám sát có các nghĩa vụ theo quy định tại hợp đồng giám sát hoạt động quản lý quỹ hưu trí nhưng phải đảm bảo các nghĩa vụ cơ bản sau:
...
c) Định kỳ 06 tháng rà soát quy trình, phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí; kiểm tra, giám sát việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí;

Xem nội dung VB
- Điều này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 11 Thông tư 84/2020/TT-BTC

Điều 11. Bổ sung một số Điều của Thông tư số 86/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện như sau:

1. Bổ sung khoản 3 Điều 6 như sau:

“3. Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:

a) Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

b) Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

c) Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin chuyên dùng;

d) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.”

Xem nội dung VB
Điều 32. Chế độ báo cáo của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí

1. Định kỳ hàng năm, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo kết quả hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
...
c) Nội dung báo cáo:

- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập;

- Báo cáo hoạt động quản lý quỹ hưu trí, báo cáo quản trị rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng dẫn cụ thể của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Xem nội dung VB
Điều 32. Chế độ báo cáo của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí

1. Định kỳ hàng năm, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo kết quả hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

a) Thời gian gửi báo cáo: Chậm nhất 03 tháng sau khi kết thúc kỳ báo cáo;

b) Kỳ báo cáo: Báo cáo kết quả hoạt động của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm;

c) Nội dung báo cáo:

- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập;

- Báo cáo hoạt động quản lý quỹ hưu trí, báo cáo quản trị rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng dẫn cụ thể của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

d) Nơi nhận báo cáo: Bộ Tài chính; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí có trách nhiệm báo cáo đột xuất theo quy định tại Điều 40 Nghị định này hoặc theo yêu cầu của Bộ Tài chính.

Xem nội dung VB
- Điều này được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 11 Thông tư 84/2020/TT-BTC

Điều 11. Bổ sung một số Điều của Thông tư số 86/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện như sau:
...
2. Bổ sung khoản 3 Điều 7 như sau:

“3. Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:

a) Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

b) Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

c) Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin chuyên dùng;

d) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.”

Xem nội dung VB
Điều 33. Chế độ báo cáo của ngân hàng giám sát

1. Định kỳ hàng năm, ngân hàng giám sát có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát, cụ thể như sau:

a) Thời gian gửi báo cáo: Chậm nhất 03 tháng sau khi kết thúc kỳ báo cáo;

b) Kỳ báo cáo: Báo cáo kết quả giám sát quỹ hưu trí từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm;

c) Nội dung báo cáo:

- Đánh giá kết quả thực hiện kiểm tra và giám sát theo quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c và Điểm d Khoản 4 Điều 16 Nghị định này;

- Các vi phạm (nếu có) của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan và kiến nghị hướng giải quyết, khắc phục.

d) Nơi nhận báo cáo: Bộ Tài chính; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Trường hợp phát hiện vi phạm các quy định của pháp luật hoặc Điều lệ quỹ hưu trí, ngân hàng giám sát phải báo cáo ngay cho Bộ Tài chính và thông báo cho doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm, đồng thời yêu cầu thực hiện sửa lỗi hoặc thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả trong thời hạn quy định.

3. Ngoài các trường hợp báo cáo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính có quyền yêu cầu ngân hàng giám sát báo cáo bất thường về việc giám sát quỹ hưu trí. Ngân hàng giám sát phải báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu báo cáo này.

Xem nội dung VB
Điều 33. Chế độ báo cáo của ngân hàng giám sát

1. Định kỳ hàng năm, ngân hàng giám sát có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát, cụ thể như sau:

a) Thời gian gửi báo cáo: Chậm nhất 03 tháng sau khi kết thúc kỳ báo cáo;

b) Kỳ báo cáo: Báo cáo kết quả giám sát quỹ hưu trí từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm;

c) Nội dung báo cáo:

- Đánh giá kết quả thực hiện kiểm tra và giám sát theo quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c và Điểm d Khoản 4 Điều 16 Nghị định này;

- Các vi phạm (nếu có) của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan và kiến nghị hướng giải quyết, khắc phục.

d) Nơi nhận báo cáo: Bộ Tài chính; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Trường hợp phát hiện vi phạm các quy định của pháp luật hoặc Điều lệ quỹ hưu trí, ngân hàng giám sát phải báo cáo ngay cho Bộ Tài chính và thông báo cho doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm, đồng thời yêu cầu thực hiện sửa lỗi hoặc thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả trong thời hạn quy định.

3. Ngoài các trường hợp báo cáo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính có quyền yêu cầu ngân hàng giám sát báo cáo bất thường về việc giám sát quỹ hưu trí. Ngân hàng giám sát phải báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu báo cáo này.

Xem nội dung VB