Thông tư 74/2020/TT-BCA quy định về việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
Số hiệu: 74/2020/TT-BCA Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công An Người ký: Tô Lâm
Ngày ban hành: 01/07/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 14/07/2020 Số công báo: Từ số 675 đến số 676
Lĩnh vực: Hành chính tư pháp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ CÔNG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 74/2020/TT-BCA

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2020

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC KIỂM SOÁT XUẤT NHẬP CẢNH ĐỐI VỚI CÔNG DÂN VIỆT NAM TẠI CỬA KHẨU

Căn cứ Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Căn cứ Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Biên giới quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;

Căn cứ Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ an ninh trật tự tại cửa khẩu cảng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh;

Sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định nguyên tắc, khu vực kiểm soát xuất nhập cảnh; công tác kiểm tra, giám sát, kiểm chứng người và giấy tờ xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh; đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu biên giới đất liền, cửa khẩu cảng, cửa khẩu đường hàng không; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Mục đích, nguyên tắc kiểm soát xuất nhập cảnh

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật.

3. Bảo đảm mọi hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh phải được kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật, nghiêm cấm việc lợi dụng công tác kiểm soát xuất nhập cảnh để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

4. Việc kiểm soát xuất nhập cảnh nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các trường hợp không đủ điều kiện xuất cảnh, nhập cảnh; kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam tại cửa khẩu.

5. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế.

Điều 4. Phạm vi, khu vực kiểm soát xuất nhập cảnh

1. Phạm vi, khu vực kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu đường hàng không được tính từ khu vực khách xếp hàng làm thủ tục xuất cảnh đến cửa tàu bay và từ cửa tàu bay đến bục kiểm soát nhập cảnh.

2. Phạm vi, khu vực kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu biên giới đất liền bao gồm phạm vi khu vực cửa khẩu biên giới đất liền được xác định theo quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.

3. Phạm vi, khu vực kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cảng bao gồm:

a) Phạm vi cảng biển, bến cảng, cầu cảng, cảng dầu khí ngoài khơi do Bộ Giao thông vận tải hoặc Cục Hàng hải Việt Nam công bố mở theo thẩm quyền được pháp luật quy định cho tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện hoạt động khác; phạm vi cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa, cảng cá nằm trong vùng nước cảng biển.

b) Phạm vi cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố mở theo thẩm quyền được pháp luật quy định cho tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, chuyển cảng để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện hoạt động khác; phạm vi bến thủy nội địa có vùng nước trước cầu cảng thuộc vùng nước cửa khẩu cảng thủy nội địa.

Chương II

KIỂM SOÁT XUẤT NHẬP CẢNH ĐỐI VỚI CÔNG DÂN VIỆT NAM

Điều 5. Kiểm tra, kiểm chứng người và giấy tờ xuất nhập cảnh

1. Nhiệm vụ của đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh:

a) Kiểm tra xác định tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ xuất nhập cảnh và điều kiện xuất cảnh, nhập cảnh;

b) Xác định sự đồng nhất giữa người xuất cảnh, nhập cảnh với giấy tờ xuất nhập cảnh;

c) Nhập thông tin của người xuất cảnh, nhập cảnh vào hệ thống kiểm soát xuất nhập cảnh và bổ sung các thông tin cần thiết;

d) Kiểm tra, đối chiếu các thông tin nhân thân trong giấy tờ xuất nhập cảnh với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam qua kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng chuyên dùng;

đ) Kiểm chứng vào giấy tờ xuất nhập cảnh;

e) Thực hiện tạm hoãn xuất cảnh đối với công dân Việt Nam khi có văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Công tác kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu biên giới đất liền thực hiện các quy định khác tại Điều 5, Điều 6, Khoản 1 Điều 8, Điều 22 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.

3. Công tác kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cảng thực hiện các quy định khác tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17 Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ an ninh trật tự tại cửa khẩu cảng.

4. Trường hợp người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; công dân Việt Nam sử dụng cổng kiểm soát xuất nhập cảnh tự động thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan.

Điều 6. Giám sát xuất nhập cảnh

1. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh thực hiện giám sát xuất nhập cảnh tại các khu vực được quy định tại Điều 4 Thông tư này, có trách nhiệm cụ thể như sau:

a) Hướng dẫn, điều tiết khách xếp hàng trật tự trước các bục kiểm soát; chỉ dẫn những điều cần thiết khi hành khách đề nghị hoặc thắc mắc;

b) Giám sát, quản lý khách và những người được phép ra, vào khu vực kiểm soát xuất nhập cảnh; phát hiện, ngăn chặn những người không có nhiệm vụ vào khu vực kiểm soát xuất nhập cảnh; kiểm tra giấy tờ người có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh hoặc vi phạm pháp luật khác vào, ra khu vực kiểm soát xuất nhập cảnh.

c) Giám sát chặt chẽ người lên, xuống phương tiện;

d) Tổ chức công tác tuần tra, kiểm soát tại khu vực cửa khẩu; giám sát chặt chẽ việc xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

2. Công tác giám sát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu biên giới đất liền thực hiện các quy định khác tại các Điều 5, Điều 6, Khoản 1 Điều 8, Điều 22 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.

3. Công tác giám sát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cảng thực hiện các quy định khác tại các Điều 18, Điều 19, Điều 20 Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ an ninh trật tự tại cửa khẩu cảng.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 7. Trách nhiệm của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an

1. Chủ trì, tham mưu lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo thực hiện công tác kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Công an quản lý.

2. Kiểm tra, hướng dẫn đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu do Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao quản lý.

3. Phối hợp với Cục Cửa khẩu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng hướng dẫn Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý.

Điều 8. Trách nhiệm của Cục Cửa khẩu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng

1. Chủ trì, tham mưu lãnh đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện công tác kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý.

2. Kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý.

3. Phối hợp với Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an hướng dẫn Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2020.

2. Khoản 1 Điều 4, Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 6 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Điều 10. Tổ chức thực hiện

1. Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Cục Cửa khẩu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng; Giám đốc Công an, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Lưu: VT, QLXNC(P1).

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Tô Lâm

 

Điều 5. Nguyên tắc xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới

1. Người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, thực hiện các nguyên tắc, thủ tục theo quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.

2. Người, phương tiện, hàng hóa không thuộc cư dân biên giới hai bên xuất, nhập qua lối mở biên giới thực hiện chính sách thương mại biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Hoạt động xuất, nhập qua biên giới đối với người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm của Việt Nam và nước ngoài chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.

Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu biên giới

1. Bộ đội Biên phòng cửa khẩu:

a) Tham mưu cho Bộ Quốc phòng thực hiện nội dung quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu thực hiện thủ tục biên phòng và công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của người, phương tiện; hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia; phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; thực hiện công tác đối ngoại quân sự, đối ngoại biên phòng;

c) Phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới; đảm bảo an ninh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại;

d) Thực hiện cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực, cấp chứng nhận tạm trú theo quy định pháp luật.

2. Cơ quan Hải quan cửa khẩu chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa tại cửa khẩu biên giới; phòng, chống hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng hóa thuộc danh mục cấm, buôn lậu, gian lận thương mại; thực hiện kiểm tra giám sát hải quan đối với phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật) chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm dịch, phòng dịch tại cửa khẩu biên giới.
...

Điều 8. Người xuất cảnh, nhập cảnh

1. Công dân Việt Nam:

a) Công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới Việt Nam phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh hợp lệ;

b) Công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới, tỉnh biên giới khi sang khu vực biên giới, tỉnh biên giới đối diện nước láng giềng phải có giấy thông hành biên giới hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
...

Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới.

2. Chỉ đạo Bộ đội Biên phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quốc phòng; đảm bảo chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực cửa khẩu biên giới; chủ trì thực hiện công tác thủ tục, kiểm tra, kiểm soát, giám sát xuất cảnh, nhập cảnh đối với người, phương tiện; phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất, nhập; cấp phép một số giấy tờ quy định; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện mở, nâng cấp cửa khẩu, lối mở biên giới; hướng dẫn thủ tục cho người, phương tiện ngoài khu vực biên giới, xuất, nhập qua lối mở biên giới.

3. Phối hợp với Bộ Ngoại giao, các Bộ liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới trong xây dựng, quy hoạch và phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đảm bảo yêu cầu về quốc phòng - an ninh.

4. Hàng năm, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán ngân sách để triển khai thực hiện Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 12. Đối tượng áp dụng thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công

1. Tàu cá Việt Nam.

2. Tàu thuyền nước ngoài vì lý do khẩn cấp xin vào tránh trú bão, cấp cứu thuyền viên, hành khách hoặc bị tai nạn.

3. Tàu thuyền không thực hiện được thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử do Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử cảng biển có sự cố.

4. Thuyền viên Việt Nam.

5. Hành khách Việt Nam và nước ngoài.

Điều 13. Thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh

1. Địa điểm thực hiện

a) Tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa;

b) Tại tàu theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải;

c) Ngoài các trường hợp thực hiện thủ tục tại tàu theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải, Biên phòng cửa khẩu cảng thông báo, thống nhất với Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa thực hiện thủ tục biên phòng tại tàu trong các trường hợp sau:

Có người trốn trên tàu;

Tàu thuyền có dấu hiệu rõ ràng vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự;

Có căn cứ xác định việc khai báo không đầy đủ, không chính xác về thuyền viên, hành khách;

Có căn cứ xác định thuyền viên, hành khách sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế giả mạo để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.

2. Thời hạn thực hiện và thành phần hồ sơ: Thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải.

3. Thuyền viên nước ngoài được sử dụng sổ thuyền viên để xuất trình khi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh trong các trường hợp sau:

a) Không có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;

b) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hết giá trị sử dụng.

4. Khi làm thủ tục xuất cảnh cho tàu thuyền, người làm thủ tục phải nộp lại cho Biên phòng cửa khẩu cảng Giấy phép đi bờ của thuyền viên (nếu có), trừ thuyền viên đi trên tàu thuyền quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định này.

Điều 14. Thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền chuyển cảng

1. Địa điểm thực hiện: Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.

2. Đối với tàu thuyền chuyển cảng đi

a) Thành phần hồ sơ, thời hạn thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải;

b) Khi làm thủ tục chuyển cảng đi cho tàu thuyền, người làm thủ tục phải nộp lại cho Biên phòng cửa khẩu cảng Giấy phép đi bờ của thuyền viên (nếu có), trừ thuyền viên đi trên tàu thuyền quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định này.

3. Đối với tàu thuyền chuyển cảng đến

a) Chậm nhất 02 giờ, sau khi tàu thuyền đến, neo đậu an toàn tại cầu cảng; chậm nhất 04 giờ, sau khi tàu thuyền đến, neo đậu an toàn tại các vị trí khác trong vùng nước cảng, người làm thủ tục nộp hồ sơ chuyển cảng của Biên phòng cửa khẩu cảng nơi tàu thuyền đi cho Biên phòng cửa khẩu cảng nơi tàu thuyền đến;

b) Chậm nhất 30 phút, Biên phòng cửa khẩu cảng nơi tàu thuyền đến phải hoàn thành kiểm tra hồ sơ chuyển cảng, cho phép tàu thuyền chuyển cảng đến thực hiện bốc dỡ hàng hóa và các hoạt động khác theo chương trình, kế hoạch.

Điều 15. Thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền, thuyền viên, hành khách đi trên tàu chở khách du lịch quốc tế

1. Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 13 Nghị định này, chậm nhất 12 giờ, trước khi tàu đến cảng, doanh nghiệp lữ hành quốc tế đón khách phải nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng các loại giấy tờ sau:

a) 01 bản chính Chương trình du lịch của hành khách;

b) 01 bản sao Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (lần đầu tiên đón khách tại cảng);

c) 01 bản chính Công văn trả lời đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, trừ những hành khách mang hộ chiếu đã có thị thực Việt Nam và những hành khách mang hộ chiếu thuộc diện miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam (nếu có hành khách đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu cảng).

Trường hợp vì lý do khách quan không đủ thời gian để nộp bản chính, theo văn bản đề nghị của doanh nghiệp lữ hành quốc tế, Biên phòng cửa khẩu cảng cho phép doanh nghiệp lữ hành quốc tế nộp bản fax hoặc bản sao để làm thủ tục cho hành khách; trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nộp bản fax hoặc bản sao, doanh nghiệp lữ hành phải nộp bản chính Công văn trả lời đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an cho Biên phòng cửa khẩu cảng.

Trường hợp hành khách được doanh nghiệp lữ hành quốc tế làm thủ tục đề nghị cấp thị thực tại một cửa khẩu cảng, nhưng do hành trình của tàu đến cửa khẩu cảng khác, Biên phòng cửa khẩu cảng nơi tàu đến tiếp nhận Công văn trả lời đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ công an và thực hiện cấp thị thực cho khách theo quy định, không yêu cầu phải làm thủ tục xin duyệt lại nhân sự.

2. Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện cấp thị thực cho hành khách tại tàu theo quy định của pháp luật về nhập xuất cảnh.

3. Đối với tàu khách quốc tế được cấp giấy phép chở khách du lịch nội địa giữa các cửa khẩu cảng của Việt Nam

a) Trước khi tàu đón khách:

Người làm thủ tục phải nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng 01 bản sao giấy phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tàu đón khách du lịch nội địa giữa các cảng của Việt Nam.

Doanh nghiệp lữ hành phải nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng 01 bản chính Chương trình du lịch của khách du lịch nội địa và 01 bản chính Danh sách hành khách.

b) Khách du lịch nội địa xuống tàu phải xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng:

Hành khách là người nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

Hành khách là người Việt Nam phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

Điều 16. Thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền buồm, tàu thuyền thể thao, du thuyền và người đi trên tàu thuyền buồm, tàu thuyền thể thao, du thuyền

1. Địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

2. Người đi trên tàu thuyền buồm, tàu thuyền thể thao, du thuyền không có hộ chiếu thuyền viên hoặc sổ thuyền viên và không được định biên thuyền bộ theo quy định của pháp luật về hàng hải phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp khi nhập cảnh, trừ trường hợp thuộc diện được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam.

3. Người đi trên tàu thuyền buồm, tàu thuyền thể thao, du thuyền có hộ chiếu thuyền viên hoặc sổ thuyền viên và được định biên thuyền bộ theo quy định của pháp luật về hàng hải, thủ tục biên phòng và hoạt động đi bờ thực hiện theo quy định đối với thuyền viên.

Điều 17. Thủ tục biên phòng đối với tàu cá Việt Nam, thuyền viên, hành khách đi trên tàu cá Việt Nam đi khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam

1. Tàu cá Việt Nam đi khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam phải làm thủ tục xuất cảnh trước khi rời vùng biển Việt Nam và làm thủ tục nhập cảnh khi về đến khu vực biên giới biển Việt Nam.

2. Địa điểm thực hiện: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định này.

3. Thành phần hồ sơ

a) Các loại giấy tờ người làm thủ tục phải nộp:

Khi làm thủ tục xuất cảnh: 02 bản chính Bản khai chung, Danh sách thuyền viên, Danh sách hành khách (nếu có), Bản khai vũ khí và vật liệu nổ (nếu có), Bản khai người trốn trên tàu (nếu có).

Khi làm thủ tục nhập cảnh: 01 bản chính các loại giấy tờ trên.

Mẫu biểu các loại giấy tờ phải nộp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải.

b) Các loại giấy người làm thủ tục phải xuất trình:

Khi làm thủ tục xuất cảnh: Bản chính Giấy phép cho tàu cá đi khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam do Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp; hộ chiếu phổ thông và sổ thuyền viên tàu cá của thuyền viên; hộ chiếu của hành khách (nếu có).

Khi làm thủ tục nhập cảnh: Hộ chiếu phổ thông và sổ thuyền viên tàu cá của thuyền viên; hộ chiếu của hành khách (nếu có).

c) Biên phòng cửa khẩu cảng trả lại cho người làm thủ tục 01 bản chính các loại giấy tờ do người làm thủ tục nộp đã được kiểm chứng xuất cảnh.

4. Thời hạn thực hiện:

a) Chậm nhất 12 giờ, trước khi tàu dự kiến xuất cảnh, sau khi tàu nhập cảnh, người làm thủ tục phải nộp và xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng các loại giấy tờ quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều này;

b) Chậm nhất 01 giờ, từ khi tiếp nhận đầy đủ các loại giấy tờ người làm thủ tục nộp và xuất trình, Biên phòng cửa khẩu cảng phải hoàn thành thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh cho tàu thuyền, thuyền viên, hành khách (nếu có).

Xem nội dung VB
Điều 5. Nguyên tắc xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới

1. Người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, thực hiện các nguyên tắc, thủ tục theo quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.

2. Người, phương tiện, hàng hóa không thuộc cư dân biên giới hai bên xuất, nhập qua lối mở biên giới thực hiện chính sách thương mại biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Hoạt động xuất, nhập qua biên giới đối với người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm của Việt Nam và nước ngoài chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.

Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu biên giới

1. Bộ đội Biên phòng cửa khẩu:

a) Tham mưu cho Bộ Quốc phòng thực hiện nội dung quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu thực hiện thủ tục biên phòng và công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của người, phương tiện; hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia; phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; thực hiện công tác đối ngoại quân sự, đối ngoại biên phòng;

c) Phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới; đảm bảo an ninh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại;

d) Thực hiện cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực, cấp chứng nhận tạm trú theo quy định pháp luật.

2. Cơ quan Hải quan cửa khẩu chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa tại cửa khẩu biên giới; phòng, chống hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng hóa thuộc danh mục cấm, buôn lậu, gian lận thương mại; thực hiện kiểm tra giám sát hải quan đối với phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật) chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm dịch, phòng dịch tại cửa khẩu biên giới.
...

Điều 8. Người xuất cảnh, nhập cảnh

1. Công dân Việt Nam:

a) Công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới Việt Nam phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh hợp lệ;

b) Công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới, tỉnh biên giới khi sang khu vực biên giới, tỉnh biên giới đối diện nước láng giềng phải có giấy thông hành biên giới hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
...

Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới.

2. Chỉ đạo Bộ đội Biên phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quốc phòng; đảm bảo chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực cửa khẩu biên giới; chủ trì thực hiện công tác thủ tục, kiểm tra, kiểm soát, giám sát xuất cảnh, nhập cảnh đối với người, phương tiện; phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất, nhập; cấp phép một số giấy tờ quy định; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện mở, nâng cấp cửa khẩu, lối mở biên giới; hướng dẫn thủ tục cho người, phương tiện ngoài khu vực biên giới, xuất, nhập qua lối mở biên giới.

3. Phối hợp với Bộ Ngoại giao, các Bộ liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới trong xây dựng, quy hoạch và phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đảm bảo yêu cầu về quốc phòng - an ninh.

4. Hàng năm, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán ngân sách để triển khai thực hiện Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 18. Đối tượng kiểm tra, giám sát biên phòng

1. Tàu thuyền Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh; tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng; tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa trong phạm vi cửa khẩu cảng; các phương tiện khác của Việt Nam và nước ngoài ra, vào, hoạt động tại cửa khẩu cảng.

2. Tàu thuyền nước ngoài vào neo đậu, sửa chữa tại các cơ sở đóng mới, cải hoán hoặc sửa chữa tàu biển ngoài phạm vi cửa khẩu cảng.

3. Người Việt Nam và người nước ngoài ra, vào, hoạt động tại cửa khẩu cảng.

4. Các loại giấy tờ của người, phương tiện ra, vào, hoạt động tại cửa khẩu cảng, gồm:

a) Bản khai điện tử, bản khai giấy do người làm thủ tục khai báo, nộp khi làm thủ tục biên phòng, đăng ký đến, rời cửa khẩu cảng cho tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa;

b) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài; hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân của người Việt Nam;

c) Chứng chỉ, thẻ hành nghề tương ứng với mục đích hoạt động của người Việt Nam và người nước ngoài tại cửa khẩu cảng;

d) Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho tàu thuyền và các phương tiện khác vào, hoạt động tại cửa khẩu cảng thuộc lĩnh vực phải được cấp phép theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Nội dung kiểm tra, giám sát biên phòng

1. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các loại giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định này.

2. Kiểm tra thuyền viên, hành khách thực tế trên tàu thuyền.

3. Giám sát hoạt động của người, tàu thuyền và các loại phương tiện khác của Việt Nam, nước ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 18 Nghị định này.

Điều 20. Biện pháp kiểm tra, giám sát biên phòng

1. Kiểm tra, đối chiếu thông tin khai báo trong các bản khai điện tử, bản khai giấy do người làm thủ tục nộp với các loại giấy tờ do người làm thủ tục xuất trình.

2. Kiểm tra, đối chiếu giữa các loại giấy tờ quy định điểm b khoản 4 Điều 18 Nghị định này với nhân dạng của người mang các loại giấy tờ đó.

3. Kiểm tra, đối chiếu giữa nội dung ghi trong các loại giấy tờ quy định tại các điểm c, d khoản 4 Điều 18 Nghị định này với hoạt động của người, phương tiện được cấp các loại giấy tờ đó.

4. Kiểm tra, giám sát trực tiếp tại tàu thuyền trong các trường hợp:

a) Tàu chở khách du lịch quốc tế;

b) Tàu thuyền, người đi trên tàu thuyền có dấu hiệu rõ ràng vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh, an ninh;

Trường hợp tàu thuyền, người đi trên tàu thuyền có hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực hải quan, hàng hải và phòng, chống dịch bệnh, Biên phòng cửa khẩu cảng có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, giám sát trực tiếp tại tàu thuyền khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng;

c) Có người trốn trên tàu thuyền;

d) Có căn cứ xác định thông tin khai báo về tàu thuyền, thuyền viên, hành khách không đầy đủ, không chính xác;

đ) Xét thấy cần thiết theo văn bản đề nghị của chủ tàu hoặc thuyền trưởng;

e) Đồn trưởng đồn Biên phòng cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Biên phòng cửa khẩu cảng quyết định việc thực hiện kiểm tra, giám sát trực tiếp tại tàu thuyền và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

5. Giám sát theo khu vực tại cầu cảng, vùng nước cảng.

6. Giám sát trực tiếp tại cổng cảng, trạm kiểm soát.

7. Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật.

8. Tuần tra, kiểm soát cơ động.

9. Các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB