Thông tư 64/2018/TT-BQP quy định về thực hiện cung cấp thông tin trong Bộ Quốc phòng
Số hiệu: 64/2018/TT-BQP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng Người ký: Lê Chiêm
Ngày ban hành: 15/05/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 16/06/2018 Số công báo: Từ số 709 đến số 710
Lĩnh vực: Quốc phòng, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 64/2018/TT-BQP

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH THỰC HIỆN CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG BỘ QUỐC PHÒNG

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật tiếp cận thông tin ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin;

Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định thực hiện cung cp thông tin trong Bộ Quốc phòng.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về thực hiện cung cấp thông tin, đầu mối thực hiện cung cấp thông tin trong Bộ Quốc phòng quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 9 Luật tiếp cận thông tin; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ là đầu mối cung cấp thông tin, tổ chức tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin và cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cung cấp thông tin.

Điều 3. Nguyên tắc cung cấp thông tin

Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Luật tiếp cận thông tin và các nguyên tc sau:

1. Thông tin được cung cấp phải do chính Thủ trưởng cấp mình hoặc cơ quan, đơn vị mình tạo ra, trừ thông tin không được tiếp cận quy định tại Điều 6 Luật tiếp cận thông tin, thông tin được tiếp cận có điều kiện thì cung cấp khi có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 Luật tiếp cận thông tin.

2. Việc cung cấp thông tin tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, quốc phòng.

3. Bảo đảm chính xác, đầy đủ, kịp thời; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; phù hợp với tính chất của thông tin được yêu cầu cung cấp và khả năng của cơ quan, đơn vị mình.

Điều 4. Đầu mối cung cấp thông tin theo yêu cầu

1. Cơ quan, đơn vị các cấp trong Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện cung cấp thông tin do mình tạo ra, trừ các trường hợp sau:

a) Văn phòng Bộ Quốc phòng cung cấp thông tin do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tạo ra và thông tin do mình tạo ra;

b) Văn phòng: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, các tổng cục; Văn phòng Bộ Tư lệnh: Quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh 86; Thanh tra Bộ Quốc phòng, Tòa án quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng cung cấp thông tin do Thủ trưởng cấp mình tạo ra và thông tin do mình tạo ra.

2. Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ngoài cung cấp thông tin do mình tạo ra quy định tại Khoản 1 Điều này còn cung cấp thông tin do Bộ Quốc phòng tạo ra, thông tin do các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng tạo ra mà mình nhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 6 Luật tiếp cận thông tin; đối với trường hợp quy định tại Điều 7 Luật tiếp cận thông tin thì cung cấp thông tin khi có đủ điều kiện theo quy định.

Điều 5. Địa điểm tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin

1. Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, nơi tiếp công dân của các cơ quan, đơn vị là nơi tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin của công dân đối với cơ quan, đơn vị mình. Riêng Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng tại Hà Nội là nơi tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin của công dân và thực hiện cung cấp thông tin của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Thanh tra Bộ Quốc phòng và các cục trực thuộc Bộ Quốc phòng.

2. Người tiếp công dân của trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, nơi tiếp công dân của cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhn yêu cầu cung cấp thông tin của công dân.

Điều 6. Đầu mối công khai thông tin

1. Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng là đầu mối công khai thông tin của Bộ Quốc phòng, có địa chỉ: http://mod.gov.vn hoặc http://bqp.vn.

2. Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị là đầu mối công khai thông tin của cơ quan, đơn vị. Trường hợp chưa có cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, cơ quan, đơn vị căn cứ vào điều kiện thực tế đ công khai thông tin bng hình thức thích hợp khác.

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tạo ra thông tin

1. Rà soát, kiểm tra, xác định nội dung thông tin trong văn bản, hồ sơ, tài liệu thuộc thông tin không được tiếp cận, thông tin được tiếp cận có điều kiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Luật tiếp cận thông tin trước khi chuyển cho đầu mối cung cấp thông tin.

2. Lập, cập nhật, công khai Danh mục thông tin phải được công khai và đăng tải Danh mục trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; thường xuyên cập nhật và công khai thông tin đúng thời điểm, thời hạn và hình thức theo Danh mục thông tin phải được công khai.

3. Rà soát các quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để kịp thời báo cáo, đề xuất với Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Luật tiếp cận thông tin.

4. Giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị đầu mối cung cấp thông tin

1. Bố trí người làm nhiệm vụ cung cấp thông tin.

2. Kiểm tra loại bỏ các nội dung thông tin trong văn bản, hồ sơ, tài liệu thuộc thông tin công dân không được tiếp cận, thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện theo quy định trước khi cung cấp.

3. Tiếp nhận, xử lý các yêu cầu cung cấp thông tin của công dân và cung cấp thông tin cho công dân theo yêu cầu.

4. Giải thích, hướng dẫn, thông báo cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo đúng trình tự, thủ tục.

5. Tiếp nhận, trả lời hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan trả lời phản ảnh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân về cung cấp thông tin của cơ quan, đơn vị mình theo quy định của pháp luật.

6. Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin của công dân; tng hp, báo cáo định kỳ và đột xuất về thực hiện quyền tiếp cận thông tin của cơ quan, đơn vị mình.

Điều 9. Trách nhiệm của người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin

1. Tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin.

2. Giải thích, hướng dẫn, thông báo cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, hỗ trợ người yêu cầu xác định rõ hồ sơ, tài liệu, tên văn bản có chứa thông tin cần tìm kiếm để điền đầy đủ, chính xác vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.

3. Hướng dẫn, giúp đỡ người yêu cầu cung cấp thông tin trong việc đin Phiếu, ký Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin theo mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin theo yêu cầu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin (sau đây viết gọn là Nghị định số 13/2018/NĐ-CP). Hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin khi thông tin không thuộc trách nhiệm cung cấp của cơ quan, đơn vị mình.

4. Gửi Phiếu yêu cầu đến cơ quan, đơn vị đầu mối cung cấp thông tin.

Điều 10. Trách nhiệm của người làm nhiệm vụ cung cấp thông tin

1. Tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin, vào Sổ theo dõi cung cấp thông tin theo yêu cầu và báo cáo Thủ trưởng cấp mình theo quy định.

2. Cung cấp thông tin cho công dân theo đúng hình thức, trình tự, thủ tục, thời hạn quy định tại Chương III Luật tiếp cận thông tin, Nghị định số 13/2018/NĐ-CP và các văn bản liên quan; chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin do mình cung cấp.

3. Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ, thông báo về thời hạn, địa điểm, hình thức cung cấp thông tin; chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax (nếu có) và phương thức, thời hạn thanh toán theo mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin theo yêu cầu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP .

4. Nghiên cứu và phân tích các quy định về cung cấp thông tin để đề xuất, kiến nghị về các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin cho công dân; xây dựng báo cáo về tình hình cung cấp thông tin của cơ quan, đơn vị mình.

Điều 11. Chế độ báo cáo

1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị báo cáo về thực hiện quyền tiếp cận thông tin của cơ quan, đơn vị mình theo quy định.

2. Định kỳ trước ngày 10 tháng cuối của quý, 6 tháng, 9 tháng và năm, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng báo cáo Bộ Quốc phòng về thực hiện quyền tiếp cận thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan, đơn vị mình.

3. Nội dung báo cáo nêu rõ:

a) Tình hình công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu tại cơ quan, đơn vị;

b) Số lượng yêu cầu cung cấp thông tin đã tiếp nhận; số lượng yêu cầu cung cấp thông tin đã được giải quyết; số lượng yêu cầu cung cấp thông tin bị từ chi; slượng các vụ khiếu nại, các vụ khởi kiện (nếu có) đã được giải quyết;

c) Những khó khăn, vướng mắc trong cung cấp thông tin;

d) Kiến nghị các biện pháp cần thiết góp phần bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Điều 13. Trách nhiệm thi hành

1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điều 4 Thông tư này ban hành và công bố công khai quy chế nội bộ về tổ chức cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, gồm các nội dung chính sau đây: Xác định đầu mối cung cấp thông tin; việc chuyển giao thông tin của đơn vị tạo ra cho đơn vị đầu mối cung cấp thông tin; việc phân loại thông tin được cung cấp và không được cung cấp; cập nhật thông tin được công khai, thông tin được cung cấp theo yêu cầu; trình tự, thủ tục xử lý yêu cầu cung cấp thông tin giữa đơn vị đầu mối với đơn vị phụ trách cơ sở dữ liệu thông tin và các đơn vị có liên quan.

2. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Văn phòng Bộ Quốc phòng kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Các đ/c Lãnh đạo BQP;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc BQP;
- Công báo, C
ng TTĐT Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản/B
Tư pháp;
- Vụ Pháp chế BQP;
- Cổng Thông tin điện tử BQP
;
- Lưu: VT, PC. Hien89

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Thượng tướng Lê Chiêm

 

 

Điều 9. Phạm vi và trách nhiệm cung cấp thông tin
...
2. Cơ quan nhà nước trực tiếp tổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin, trừ các trường hợp sau đây:
...
i) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định đầu mối thực hiện cung cấp thông tin trong hệ thống tổ chức của mình.

Xem nội dung VB
Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin

1. Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

2. Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ.

3. Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

4. Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

5. Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.

6. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

Xem nội dung VB
Điều 6. Thông tin công dân không được tiếp cận

1. Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.

Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này.

2. Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.

Xem nội dung VB
Điều 7. Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện

1. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý.

2. Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường hợp được người đó đồng ý; thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý.

3. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quan nhà nước quyết định việc cung cấp thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật có liên quan mà không cần có sự đồng ý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 6. Thông tin công dân không được tiếp cận

1. Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.

Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này.

2. Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.

Xem nội dung VB
Điều 7. Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện

1. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý.

2. Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường hợp được người đó đồng ý; thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý.

3. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quan nhà nước quyết định việc cung cấp thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật có liên quan mà không cần có sự đồng ý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 6. Thông tin công dân không được tiếp cận

1. Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.

Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này.

2. Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.

Điều 7. Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện

1. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý.

2. Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường hợp được người đó đồng ý; thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý.

3. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quan nhà nước quyết định việc cung cấp thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật có liên quan mà không cần có sự đồng ý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Xem nội dung VB
Chương III CUNG CẤP THÔNG TIN THEO YÊU CẦU

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CUNG CẤP THÔNG TIN THEO YÊU CẦU

Điều 23. Thông tin được cung cấp theo yêu cầu

1. Những thông tin phải được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, nhưng thuộc trường hợp sau đây:

a) Thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai;

b) Thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật;

c) Thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.

2. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đủ điều kiện cung cấp theo quy định tại Điều 7 của Luật này.

3. Thông tin liên quan đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không thuộc loại thông tin quy định tại Điều 17 của Luật này và khoản 2 Điều này.

4. Ngoài thông tin quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn, điều kiện và khả năng thực tế của mình, cơ quan nhà nước có thể cung cấp thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ.

Điều 24. Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin

1. Người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức sau đây:

a) Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở của cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin.

Người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu điền các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.

Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin không biết chữ hoặc bị khuyết tật không thể viết yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm giúp điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin;

b) Gửi Phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến cơ quan cung cấp thông tin.

2. Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin phải được thể hiện bằng tiếng Việt gồm các nội dung chính sau đây:

a) Họ, tên; nơi cư trú, địa chỉ; số chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người yêu cầu; số fax, điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có);

b) Thông tin được yêu cầu cung cấp, trong đó chỉ rõ tên văn bản, hồ sơ, tài liệu;

c) Hình thức cung cấp thông tin;

d) Lý do, mục đích yêu cầu cung cấp thông tin.

3. Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 của Luật này thì phải kèm theo văn bản đồng ý của cá nhân, tổ chức liên quan.

4. Chính phủ quy định mẫu Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.

Điều 25. Hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu

1. Việc cung cấp thông tin theo yêu cầu được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin;

b) Qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax.

2. Cơ quan nhà nước được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin theo hình thức mà người yêu cầu đề nghị phù hợp với tính chất của thông tin được yêu cầu cung cấp và khả năng của cơ quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 26. Tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin

1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin và vào Sổ theo dõi cung cấp thông tin theo yêu cầu.

2. Trường hợp Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin chưa đầy đủ, chưa rõ ràng các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này, cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu bổ sung.

3. Trường hợp thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp thì cơ quan nhận được yêu cầu phải thông báo và hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin.

Điều 27. Giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin

Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin thông báo về thời hạn, địa điểm, hình thức cung cấp thông tin; chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax (nếu có) và phương thức, thời hạn thanh toán; thực hiện việc cung cấp thông tin theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương này.

Điều 28. Từ chối yêu cầu cung cấp thông tin

1. Cơ quan nhà nước từ chối cung cấp thông tin trong các trường hợp sau đây:

a) Thông tin quy định tại Điều 6 của Luật này; thông tin không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 của Luật này;

b) Thông tin được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này;

c) Thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp;

d) Thông tin đã được cung cấp hai lần cho chính người yêu cầu, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng;

đ) Thông tin được yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan;

e) Người yêu cầu cung cấp thông tin không thanh toán chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax.

2. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin, cơ quan nhà nước phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mục 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CUNG CẤP THÔNG TIN THEO YÊU CẦU

Điều 29. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin

1. Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì người yêu cầu cung cấp thông tin được trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu hoặc yêu cầu cung cấp ngay bản sao, bản chụp tài liệu.

2. Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo cho người yêu cầu đến trụ sở để đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu hoặc nhận bản sao, bản chụp tài liệu hoặc có văn bản thông báo về việc từ chối cung cấp thông tin.

Trường hợp cơ quan được yêu cầu cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, sao chép, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin thì có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc và phải có văn bản thông báo về việc gia hạn trong thời hạn cung cấp thông tin.

Điều 30. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin qua mạng điện tử

1. Việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Thông tin được yêu cầu phải là thông tin thuộc tập tin có sẵn và có thể truyền tải qua mạng điện tử;

b) Cơ quan nhà nước có đủ điều kiện về kỹ thuật để cung cấp thông tin được yêu cầu qua mạng điện tử.

2. Việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện bằng các cách thức sau đây:

a) Gửi tập tin đính kèm thư điện tử;

b) Cung cấp mã truy cập một lần;

c) Chỉ dẫn địa chỉ truy cập để tải thông tin.

3. Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin.

4. Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo bằng văn bản về thời hạn giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin. Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin hoặc có văn bản thông báo từ chối cung cấp thông tin.

Trường hợp cơ quan được yêu cầu cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, sao chép, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin thì có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 15 ngày và phải có văn bản thông báo về việc gia hạn trong thời hạn cung cấp thông tin.

Điều 31. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax

1. Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin.

2. Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo bằng văn bản về thời hạn giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin. Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin hoặc có văn bản thông báo từ chối cung cấp thông tin.

Trường hợp cơ quan được yêu cầu cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, sao chép, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin thì có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 15 ngày và phải có văn bản thông báo về việc gia hạn trong thời hạn cung cấp thông tin.

Điều 32. Xử lý thông tin cung cấp theo yêu cầu không chính xác

1. Trường hợp phát hiện thông tin do mình cung cấp không chính xác thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện, cơ quan nhà nước có trách nhiệm đính chính và cung cấp lại thông tin, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin cho rằng thông tin được cung cấp là không chính xác thì có quyền yêu cầu cơ quan đã cung cấp thông tin cung cấp lại thông tin chính xác.

Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan đã cung cấp thông tin có trách nhiệm xác định tính chính xác của thông tin và trả lời cho người yêu cầu; nếu thông tin đã cung cấp không chính xác thì phải đính chính và cung cấp lại thông tin, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không thể xác định được tính chính xác của thông tin do mình nắm giữ thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đề nghị của người yêu cầu cung cấp thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải đề nghị cơ quan tạo ra thông tin xem xét. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan tạo ra thông tin phải xác định tính chính xác của thông tin và trả lời cho Ủy ban nhân dân cấp xã; nếu thông tin đã cung cấp không chính xác thì phải gửi kèm theo thông tin chính xác.

Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời, Ủy ban nhân dân cấp xã phải đính chính lại thông tin hoặc thông báo cho người yêu cầu cung cấp thông tin biết.

Xem nội dung VB