Thông tư 56/2019/TT-BGTVT quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo chất lượng thực hiện và chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: 56/2019/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Lê Anh Tuấn
Ngày ban hành: 31/12/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 27/01/2020 Số công báo: Từ số 107 đến số 108
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/2019/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ GIÁM SÁT, NGHIỆM THU KẾT QUẢ BẢO TRÌ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG THEO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN VÀ CHẾ ĐỘ, QUY TRÌNH BẢO TRÌ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG

Căn cứ Luật hàng không dân dụng Việt Nam s66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đi, bổ sung một sđiều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam s 61/2014/QH13 ngày 21/11/2014;

Căn cứ Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 102/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 44/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sn kết cấu hạ tầng hàng không theo chất lượng thực hiện và chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cu hạ tầng hàng không.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo chất lượng thực hiện; chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo trì tải sản kết cấu hạ tầng hàng không.

Điều 3. Áp dụng hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không

1. Công tác bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được thực hiện theo hai hình thức: bảo trì theo chất lượng thực hiện và bảo trì theo khối lượng thực tế theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 44/2018/NĐ-CP.

2. Hình thức bảo trì theo chất lượng thực hiện được áp dụng cho các công việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME khi đáp ứng đồng thời các quy định sau:

a) Hệ thống đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME được đầu tư xây dựng đáp ng các tiêu chuẩn khai thác của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO);

b) Hệ thống đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME được đảm bảo kinh phí thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật;

c) Hệ thống đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt mức giá khoán cho các công việc kiểm tra, bảo dưỡng.

3. Trừ các tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được thực hiện theo hình thức bảo trì theo chất lượng thực hiện khi đáp ứng đồng thời theo quy định tại khoản 2 Điều này, các tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được áp dụng hình thức bảo trì theo khối lượng thực tế.

4. Cục Hàng không Việt Nam quyết định việc áp dụng hình thức bảo trì theo chất lượng thực hiện hoặc theo khối lượng thực tế. Khi lựa chọn áp dụng hình thức bảo trì theo chất lượng thực hiện cho các công việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME thì thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

Điều 4. Tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo chất lượng thực hiện

Tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo chất lượng thực hiện bao gồm:

1. Yêu cầu đối với, công tác kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME theo chất lượng thực hiện được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Tiêu chí giám sát công tác kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME theo chất lượng thực hiện được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Tiêu chí nghiệm thu kết quả công tác kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME theo chất lượng thực hiện được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Chế độ bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không

1. Kiểm tra tài sản kết cấu hạ tầng hàng không:

a) Việc kiểm tra có thể bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng;

b) Kiểm tra bao gồm kiểm tra theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì được duyệt; kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện các dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng của tài sản làm cơ sở cho việc bảo trì tài sản.

2. Bảo dưỡng tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được thực hiện theo kế hoạch bảo trì hàng năm và quy trình bảo trì được phê duyệt.

3. Sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng hàng không:

a) Sửa chữa là các hoạt động khắc phục hư hỏng của tài sản được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường, an toàn của tài sản;

b) Sửa chữa bao gồm sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

4. Kiểm định tài sản kết cấu hạ tầng hàng không:

a) Kiểm định hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của tài sản thông qua quan trc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích;

b) Kiểm định được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

5. Quan trắc tài sản kết cấu hạ tầng hàng không:

a) Quan trắc là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển vị và các thông số kỹ thuật khác của tài sản và môi trường xung quanh theo thời gian;

b) Yêu cầu và danh mục tài sản bắt buộc quan trắc quy định tại Điều 6 Thông tư số 48/2016/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Điều 6. Quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không

1. Nội dung quy trình bảo trì quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

2. Quy trình bảo trì do các nhà thầu lập và bàn giao cho chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 38 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

3. Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì được thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 38 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

4. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng không chưa có quy trình bảo trì thì cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp được giao sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không tổ chc lập và phê duyệt quy trình bảo trì tài sản theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 38 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2020.

2. Quá trình thực hiện, trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định của các văn bản mới đó.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ;
- UBND các t
nh, thành phtrực thuộc TW;
- Bộ trưởng;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính ph
;
- Cổng thông tin đ
iện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông; Tạp chí giao thông;
- Lưu: VT, KCHT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Lê Anh Tuấn

 

PHỤ LỤC 1

YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐÈN HIỆU HÀNG KHÔNG VÀ HỆ THỐNG ILS/DME THEO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 56/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 của Bộ Giao thông vận tải)

1. Yêu cầu đối với công tác kiểm tra hệ thống đèn hiệu hàng không theo chất lượng thực hiện: kiểm tra việc thực hiện các công việc theo quy trình bảo trì hệ thống đèn hiệu hàng không được phê duyệt:

a) Kiểm tra về điện, điện tử hệ thống đèn hiệu hàng không;

b) Kiểm tra về kết cấu cơ khí, xây dựng hệ thống đèn hiệu hàng không;

c) Kiểm tra về quang học đối với hệ thống đèn hiệu hàng không;

d) Kiểm tra khả năng làm việc của thiết bị hệ thng đèn hiệu hàng không: kiểm tra các thông số, trạng thái hoạt động;

đ) Kiểm tra đảm bảo an ninh an toàn, phòng chống cháy nổ, tiếp địa chống sét tại các phòng máy điều dòng và khu vực làm việc;

e) Kiểm tra điều kiện, môi trường làm việc của phòng máy điều dòng và khu vực làm việc: tình trạng vệ sinh, tình trạng hoạt động của máy điều hòa, máy hút ẩm, tình trạng hoạt động của đèn chiếu sáng;

g) Kiểm tra đảm bảo nguồn cung cấp điện (bao gồm cả nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng);

h) Kiểm tra việc ghi chép đầy đủ vào ssách, biểu mẫu các kết quả kiểm tra đảm bảo kịp thời có các báo cáo đánh giá, kiến nghị, yêu cầu công tác bảo dưỡng, sửa cha, thay thế (nếu có) đối với các hạng mục đã được kiểm tra.

2. Yêu cầu đối với công tác kiểm tra hệ thống ILS/DME theo chất lượng thực hiện: kiểm tra việc thực hiện các công việc theo quy trình bảo trì hệ thống ILS/DME được phê duyệt:

a) Kiểm tra về điện, điện tử hệ thống ILS/DME;

b) Kiểm tra về kết cấu cơ khí, xây dựng hệ thống ILS/DME;

c) Kiểm tra bề mặt mặt phản xạ ăng-ten GP, LLZ;

d) Kiểm tra tình trạng can nhiễu của bề mặt phản xạ do cây cỏ mọc quá cao, ngập nước...;

đ) Kiểm tra khả năng làm việc của thiết bị hệ thống ILS/DME: kiểm tra các thông số, trạng thái hoạt động hệ thống đèn báo trên mặt máy, hệ thống giám sát và điều khiển từ xa;

e) Kiểm tra việc đảm bảo an ninh an toàn, phòng chống cháy nổ, tiếp địa chống sét;

g) Kiểm tra điều kiện, môi trường làm việc của phòng máy và khu làm việc:

h) Kiểm tra đảm bảo nguồn cung cấp điện (bao gồm cả nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng);

i) Kiểm tra việc ghi chép đầy đủ vào sổ sách, biểu mẫu các kết quả kiểm tra đảm bảo kịp thời có các báo cáo đánh giá, kiến nghị, yêu cầu công tác bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế (nếu có) đối với các hạng mục đã được kiểm tra.

3. Yêu cầu đối với công tác bảo dưỡng hệ thống đèn hiệu hàng không theo chất lượng thực hiện: đảm bảo thực hiện đy đủ các công tác bảo dưỡng theo quy trình bảo trì được phê duyệt:

a) Bảo dưỡng hệ thống nguồn điện (bao gồm cả nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng);

b) Bảo dưỡng hệ thống điều dòng;

c) Bảo dưỡng hệ thống tủ điều khiển;

d) Bảo dưỡng hệ thống đèn hiệu hàng không;

đ) Bảo dưỡng kết cấu cơ khí, xây dựng;

e) Bảo dưỡng hệ thống tiếp đất, chống sét;

g) Bảo dưỡng hệ thống điều hòa, máy hút m trong phòng máy;

h) Đảm bảo thực hiện ghi chép đầy đủ vào sổ sách, biểu mẫu các công tác bảo dưỡng.

4. Yêu cầu đối với công tác bảo dưỡng hệ thống ILS/DME theo chất lượng thực hiện: đảm bảo thực hiện đầy đủ các công tác bảo dưỡng theo quy trình bảo trì được phê duyệt:

a) Bảo dưỡng hệ thống nguồn điện (bao gồm cả nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng);

b) Bảo dưỡng hệ thống ILS/DME;

c) Bảo dưỡng hệ thống tiếp đất, chống sét;

d) Bảo dưỡng hệ thống điều hòa, máy hút ẩm trong phòng máy;

đ) Bảo dưỡng bề mặt mặt phản xạ ăng-ten GP, LLZ;

e) Đảm bảo thực hiện ghi chép đầy đủ vào sổ sách, biểu mẫu các công tác bảo dưỡng.

 

PHỤ LỤC 2

TIÊU CHÍ GIÁM SÁT CÔNG TÁC KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐÈN HIỆU HÀNG KHÔNG VÀ HỆ THỐNG ILS/DME THEO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 của Bộ Giao thông vận tải)

1. Tiêu chí giám sát công tác kiểm tra hệ thống đèn hiệu hàng không theo chất lượng thực hiện:

a) Công tác kiểm tra:

Kiểm tra tổng thể tình trạng kỹ thuật toàn bộ thiết bị của hệ thống đèn hiệu hàng không;

Kiểm tra về điện, điện tử hệ thống đèn hiệu hàng không: điện áp, tình trạng dây dẫn điện, dây tiếp địa, lớp cách điện, nguồn cung cấp điện (bao gồm cả nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng), phần điều khiển...;

Kiểm tra về kết cấu cơ khí, xây dựng đối với hệ thống đèn hiệu hàng không: lớp sơn bảo vệ, độ rỉ sét, các hư hỏng (nếu có);

Kiểm tra về quang học đối với hệ thống đèn hiệu hàng không;

Kiểm tra khả năng làm việc của thiết bị hệ thống đèn hiệu hàng không: các thông số kỹ thuật phải đảm bảo nằm trong ngưỡng quy định;

Kiểm tra việc đảm bảo an ninh an toàn, phòng chống cháy nổ, tiếp địa chống sét tại các phòng máy điều dòng và khu vực làm việc;

Kiểm tra về điều kiện, môi trường làm việc của phòng máy điều dòng, khu vực làm việc để đảm bảo các điều kiện làm việc của thiết bị: kiểm tra hoạt động của máy điều hòa, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm bên trong phòng máy, kiểm tra ánh sáng của phòng máy;

Kiểm tra đảm bảo nguồn cung cấp điện (bao gồm cả nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng);

Kiểm tra việc thực hiện ghi chép ssách, biểu mẫu theo từng loại thiết bị.

b) Nhân lực, trang thiết bị, thời gian thực hiện công tác kiểm tra:

Nhân sự phải có đầy đủ giấy phép, năng đnh khai thác, bảo dưỡng hệ thống đèn hiệu hàng không do Cục Hàng không Việt Nam cấp hoặc chứng nhận của hãng cung cấp thiết bị;

Trang thiết bị dụng cụ phục vụ công tác kiểm tra phải đy đủ đúng thông số, chủng loại theo quy trình vận hành khai thác của thiết bị;

Thời gian thực hiện, tần suất kiểm tra tuân theo quy trình vận hành khai thác cho riêng từng loại thiết bị đã được phê duyệt.

2. Tiêu chí giám sát công tác kiểm tra hệ thống ILS/DME theo chất lượng thực hiện:

a) Công tác kiểm tra:

Kiểm tra tổng thể tình trạng kỹ thuật toàn bộ thiết bị hệ thống ILS/DME;

Kiểm tra về điện, điện tử hệ thống ILS/DME: phần điều khiển, điện áp, tình trạng dây dẫn điện, dây tiếp địa, lớp cách điện, nguồn cung cấp điện (bao gồm cả nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng), đảm bảo duy trì nguồn cung cấp điện (bao gồm cả nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng);

Kiểm tra về kết cấu cơ khí, xây dựng hệ thống ILS/DME: lp sơn bảo vệ, độ rỉ sét, các hư hỏng (nếu có);

Kiểm tra bề mặt mặt phản xạ ăng-ten GP, LLZ;

Kiểm tra tình trạng can nhiễu của bề mặt phản xạ do cây cmọc quá cao, ngập nước...;

Kiểm tra khả năng làm việc của thiết bị hệ thống ILS/DME: các thông số kỹ thuật, tham số giám sát chính của hệ thống khi hoạt động phải đảm bảo nằm trong ngưỡng quy đnh, các đèn báo trên mặt máy, hệ thống giám sát và điều khiển từ xa phải ở trạng thái bình thường;

Kiểm tra việc đảm bảo an ninh an toàn, phòng chống cháy nổ, tiếp địa chống sét;

Kiểm tra điều kiện, môi trường làm việc của phòng máy, khu vực làm việc để đảm bảo các điều kiện làm việc của thiết bị: kiểm tra hoạt động của máy điều hòa, máy hút ẩm, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm bên trong phòng máy, kiểm tra ánh sáng của phòng máy, kiểm tra tình trạng vệ sinh;

Kiểm tra đảm bảo nguồn cung cấp điện (bao gồm cả nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng);

Kiểm tra việc thực hiện ghi chép sổ sách, biểu mẫu theo từng loại thiết bị.

b) Nhân lực, trang thiết bị, thi gian thực hiện công tác kiểm tra

Nhân sự phải có đầy đủ giấy phép, năng định khai thác, bảo dưỡng hệ thống ILS/DME do Cục Hàng không Việt Nam cấp hoặc chứng nhận của hãng cung cấp thiết bị;

Trang thiết bị dụng cụ phục vụ công tác kiểm tra phải đầy đủ đúng thông số, chủng loại theo quy trình vận hành khai thác của thiết bị;

Thời gian thực hiện, tần suất kiểm tra tuân theo quy trình vận hành khai thác cho riêng từng loại thiết bị đã được phê duyệt.

3. Tiêu chí giám sát công tác bảo dưỡng hệ thống đèn hiệu hàng không theo chất lượng thực hiện:

a) Công tác bảo dưỡng:

Bảo dưỡng định kỳ thiết bị của hệ thống đèn hiệu hàng không đảm bảo nằm trong ngưỡng quy định;

Bảo dưỡng hệ thống nguồn điện (bao gồm cả nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng) theo tài liệu bảo dưỡng được phê duyệt;

Bảo dưỡng hệ thống điều dòng theo tài liệu bảo dưỡng được phê duyệt;

Bảo dưỡng hệ thống tủ điều khiển theo tài liệu bảo dưỡng được phê duyệt;

Bảo dưỡng đèn hiệu hàng không: vệ sinh công nghiệp, siết chặt các điểm tiếp xúc;

Bảo dưỡng kết cấu cơ khí, xây dựng: sơn bảo dưỡng, siết chặt bu lông…;

Bảo dưỡng hệ thống tiếp đất, chống sét;

Bảo dưỡng hệ thống điều hòa, đảm bảo nhiệt độ bên trong phòng máy theo đúng tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất;

Công tác bảo dưỡng được ghi chép vào sổ sách, biểu mẫu theo từng loại thiết bị.

b) Nhân lực, trang thiết bị, thời gian thực hiện công tác bảo dưỡng:

Nhân sự phải có đầy đủ giấy phép, năng định khai thác, bảo dưỡng hệ thống đèn hiệu hàng không do Cục Hàng không Việt Nam cấp hoặc chứng nhận của hãng cung cấp thiết bị;

Trang thiết bị, vật tư phục vụ công tác bảo dưỡng phải đúng thông số, chủng loại theo quy trình bảo dưỡng cho riêng từng loại thiết bị. Riêng thiết bị đo lường phải còn trong thi hạn kiểm định;

Thời gian thực hiện, tần suất thực hiện tuân thủ theo quy trình bảo dưỡng cho riêng từng loại thiết bị đã được phê duyệt;

Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị trong quá trình thực hiện công tác bảo dưỡng.

4. Tiêu chí giám sát công tác bảo dưỡng hệ thống ILS/DME theo chất lượng thực hiện:

a) Công tác bảo dưỡng:

Bảo dưỡng định kỳ thiết bị của hệ thống ILS/DME đảm bảo nằm trong ngưỡng quy định;

Bảo dưỡng hệ thống nguồn điện (bao gồm cả nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng) theo tài liệu bảo dưỡng được phê duyệt;

Bảo dưỡng hệ thống ILS/DME (Đài LLZ/GP/DME) theo quy trình bảo trì đã được phê duyệt: bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng chuyển mùa kỹ thuật;

Bảo dưỡng hệ thống tiếp đất, chống sét;

Bảo dưỡng hệ thống điều hòa, đảm bảo nhiệt độ bên trong phòng máy theo đúng tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất;

Bảo dưỡng bề mặt mặt phản xạ ăng-ten GP, LLZ;

Công tác bảo dưỡng được ghi chép vào ssách, biểu mẫu theo từng loại thiết bị.

b) Nhân lực, trang thiết bị, thời gian thực hiện công tác bảo dưỡng:

Nhân sự phải có đy đủ giấy phép, năng định khai thác, bảo dưỡng hệ thống ILS/DME do Cục Hàng không Việt Nam cấp hoặc chứng nhận của hãng cung cấp thiết bị;

Trang thiết bị, vật tư phục vụ công tác bảo dưỡng phải đúng thông số, chủng loại theo quy trình bảo dưỡng cho riêng từng loại thiết bị trong khu bay. Riêng thiết bị đo lường phải còn trong thời hạn kiểm định;

Thời gian thực hiện, tần suất thực hiện tuân theo quy trình bảo dưỡng cho riêng từng loại thiết bị đã được phê duyệt;

Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị trong quá trình thực hiện công tác bảo dưỡng.

5. Trách nhiệm thực hiện công tác giám sát:

Thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

 

PHỤ LỤC 3

TIÊU CHÍ NGHIỆM THU KẾT QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐÈN HIỆU HÀNG KHÔNG VÀ HỆ THỐNG ILS/DME THEO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 của Bộ Giao thông vận tải)

1. Tiêu chí nghiệm thu công tác kiểm tra hệ thống đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME theo chất lượng thực hiện

Hạng mục

Mức độ đáp ứng

Đánh giá (điểm tối đa)

Hệ thống đèn hiệu hàng không

Thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra phần điện.

10

Thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra phn điện tử và quang học, đường truyền tín hiệu, điều khiển.

10

Thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra phần cơ khí.

10

Các thông số kỹ thuật khi hoạt động của hệ thống không thay đổi hoặc thay đổi trong giới hạn cho phép so với kết quả bay hiệu chuẩn thiết bị định kỳ đạt yêu cầu.

30

Thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra điều kiện, môi trường làm việc của phòng máy điều dòng và khu vực làm việc: đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm bên trong phòng máy theo đúng tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.

10

Thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh an toàn, phòng chống cháy nổ, tiếp địa, chống sét, an toàn điện.

20

Cập nhật, lưu trữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu kết quả kiểm tra.

10

Tổng điểm

100

Hệ thống ILS/DME

Thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra phần điện.

10

Thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra phần điện tử, đường truyền tín hiệu, điều khiển, mặt phản xạ.

10

Thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra phần cơ khí.

10

Các thông số kỹ thuật khi hoạt động của hệ thống không thay đổi hoặc thay đổi trong giới hạn cho phép so với kết quả bay hiệu chuẩn thiết bị định kỳ đạt yêu cầu.

30

Thực hiện đy đủ công tác kiểm tra điều kiện, môi trường làm việc của phòng máy và khu vực làm việc.

10

Thực hiện đy đủ công tác kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh an toàn, phòng chống cháy nổ, tiếp địa, chống sét, an toàn điện.

20

Cập nhật, lưu trữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu kết quả kiểm tra.

10

Tổng điểm

100

2. Tiêu chí nghiệm thu công tác bảo dưỡng hệ thống đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME theo chất lượng thực hiện

Hạng mục

Mức độ đáp ứng

Đánh giá (điểm tối đa)

Hệ thống đèn hiệu hàng không

Thực hiện đầy đủ công tác bảo dưỡng phần điện đạt yêu cầu.

10

Thực hiện đầy đủ công tác bảo dưỡng phần điện tử và quang học, đường truyền tín hiệu, điều khiển đạt yêu cầu.

10

Thực hiện đầy đủ công tác bảo dưỡng phần cơ khí đạt yêu cầu.

10

Các thông số kỹ thuật khi hoạt động của hệ thống không thay đổi hoặc thay đổi trong giới hạn cho phép so với kết quả bay hiệu chuẩn thiết bị định kỳ đạt yêu cầu.

30

Thực hiện đầy đủ công tác bảo dưỡng đối với phòng máy, phòng làm việc nhằm đảm bảo điều kiện, môi trường làm việc, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm bên trong phòng máy theo đúng tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.

10

Thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an ninh an toàn, phòng chống cháy nổ, tiếp địa, chống sét, an toàn điện.

20

Công tác bảo dưỡng được ghi chép đầy đủ vào ssách, biểu mẫu theo quy định.

10

Tổng điểm

100

Hthống ILS/DME

Thực hiện đy đủ công tác bảo dưỡng phn điện đạt yêu cầu.

10

Thực hiện đầy đủ công tác bảo dưỡng phần điện tử, đường truyền tín hiệu, điều khiển, mặt phản xạ đạt yêu cầu.

10

Thực hiện đầy đủ công tác bảo dưỡng phần cơ khí đạt yêu cầu.

10

Các thông số kỹ thuật khi hoạt động của hệ thống không thay đổi hoặc thay đổi trong giới hạn cho phép so với kết quả bay hiệu chuẩn thiết bị định kỳ đạt yêu cầu.

30

Thực hiện đầy đủ công tác bảo dưỡng đối với phòng máy, phòng làm việc nhằm đảm bảo điều kiện, môi trường làm việc, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm bên trong phòng máy theo đúng tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.

10

Thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an ninh an toàn, phòng chống cháy nổ, tiếp địa, chống sét, an toàn điện.

20

Công tác bảo dưỡng được ghi chép đầy đủ vào sổ sách, biểu mẫu theo quy định.

10

Tổng điểm

100

3. Kết quả nghiệm thu công tác kiểm tra hệ thống đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME theo cht lượng thực hiện

Hạng mục

Tng điểm đánh giá

Kết quả nghiệm thu

Hệ thống đèn hiệu hàng không

Từ 81 đến 100 điểm

Công tác kiểm tra đáp ứng yêu cầu kỹ thuật: nghiệm thu.

Dưới 81 điểm

Công tác kiểm tra chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật: không nghiệm thu.

Hệ thống ILS/DME

Từ 81 đến 100 điểm

Công tác kiểm tra đáp ứng yêu cầu kỹ thuật: nghiệm thu.

Dưới 81 điểm

Công tác kiểm tra chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật: không nghiệm thu.

Trường hợp kết quả nghiệm thu được đánh giá là “không nghiệm thu”, trong vòng tối đa 10 ngày, đơn vị thực hiện bảo trì có trách nhiệm khắc phục ngay các tồn tại để được tổ chức đánh giá lại và nghiệm thu.

4. Kết quả nghiệm thu công tác bảo dưỡng hệ thống đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME theo chất lượng thực hiện

Hạng mục

Tổng điểm đánh giá

Kết quả nghiệm thu

Hệ thống đèn hiệu hàng không

Từ 81 đến 100 điểm

Công tác bảo dưỡng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật: nghiệm thu.

Dưới 81 điểm

Công tác bảo dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật: không nghiệm thu.

Hệ thống ILS/DME

Từ 81 đến 100 điểm

Công tác bảo dưỡng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật: nghiệm thu.

Dưới 81 điểm

Công tác bảo dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật: không nghiệm thu.

Trường hợp kết quả nghiệm thu được đánh giá là “không nghiệm thu”, trong vòng tối đa 10 ngày, đơn vị thực hiện bảo trì có trách nhiệm khắc phục ngay các tồn tại để được tổ chức đánh giá lại và nghiệm thu.

5. Trách nhiệm thực hiện công tác nghiệm thu

Thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

Điều 8. Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
...

2. Các hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không:

a) Bảo trì theo chất lượng thực hiện:

Bảo trì theo chất lượng thực hiện là việc thực hiện hoạt động bảo trì theo các tiêu chuẩn chất lượng xác định, trong một khoảng thời gian với một số tiền nhất định được quy định tại Hợp đồng kinh tế.

Cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm xác định mức giá khoán bảo trì cho từng tài sản thuộc phạm vi được giao quản lý; trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt. Mức giá khoán bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được xác định theo phương pháp định mức kinh tế - kỹ thuật của hoạt động bảo trì hoặc phương pháp chi phí bình quân của hoạt động bảo trì 3 năm liền kề trước đó cộng với yếu tố trượt giá (nếu có) hoặc kết hợp hai phương pháp trên.

Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo chất lượng thực hiện.

b) Bảo trì theo khối lượng thực tế:

Bảo trì theo khối lượng thực tế là việc thực hiện hoạt động bảo trì và được thanh toán theo khối lượng công việc thực tế đã thực hiện.

Xem nội dung VB
Điều 40. Thực hiện bảo trì công trình xây dựng
...

4. Sửa chữa công trình bao gồm:

a) Sửa chữa định kỳ công trình bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì;

b) Sửa chữa đột xuất công trình được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình.

Xem nội dung VB
Điều 40. Thực hiện bảo trì công trình xây dựng
...

5. Kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì công trình đã được phê duyệt;

b) Khi phát hiện thấy chất lượng công trình có những hư hỏng của một số bộ phận công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;

c) Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình phục vụ cho việc lập quy trình bảo trì đối với những công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì;

d) Khi cần có cơ sở để quyết định việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình đối với các công trình đã hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp công trình;

đ) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.

Xem nội dung VB
Điều 6. Yêu cầu và danh mục công trình, bộ phận công trình bắt buộc quan trắc

1. Danh mục công trình, bộ phận công trình bắt buộc quan trắc bao gồm:

a) Đường cất hạ cánh;

b) Đường lăn;

c) Sân đỗ tàu bay;

d) Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

2. Đối với các công trình hàng không quy định tại khoản 1 Điều này, trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải quy định các hạng mục, vị trí bắt buộc quan trắc, thời gian quan trắc, chu kỳ quan trắc và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cùng thiết kế dự án.

Trường hợp hồ sơ thiết kế của công trình hàng không bắt buộc quan trắc bị mất hoặc không quy định về quan trắc thì người có trách nhiệm bảo trì công trình phải tổ chức thực hiện việc xác định các hạng mục, vị trí bắt buộc quan trắc, thời gian quan trắc và tổ chức thực hiện việc quan trắc công trình theo quy định.

3. Các công trình, bộ phận công trình bắt buộc quan trắc khi có biểu hiệu xuống cấp về chất lượng thì phải tổ chức thực hiện việc quan trắc trước thời hạn theo quy định.

4. Yêu cầu chung đối với công tác quan trắc công trình

a) Phương án quan trắc do nhà thầu quan trắc lập và phải được người có trách nhiệm bảo trì công trình phê duyệt. Phương án quan trắc phải quy định về phương pháp đo, các thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các dấu mốc quan trắc, phương án tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động khai thác, phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác;

b) Các quy định về quan trắc bao gồm: các vị trí quan trắc; thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này (biến dạng, nghiêng, lún, nứt, võng); thời gian quan trắc; số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác;

c) Nhà thầu quan trắc phải lập và báo cáo người có trách nhiệm bảo trì công trình về kết quả quan trắc, trong đó các số liệu quan trắc phải được đánh giá, so sánh với giá trị giới hạn do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình quy định, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng. Trường hợp số liệu quan trắc đạt đến giá trị giới hạn hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì người có trách nhiệm bảo trì công trình hàng không phải tổ chức đánh giá an toàn công trình, an toàn khai thác, sử dụng và có biện pháp xử lý kịp thời.

Xem nội dung VB
Điều 38. Quy trình bảo trì công trình xây dựng

1. Nội dung chính của quy trình bảo trình công trình xây dựng bao gồm:

a) Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình;

b) Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;

c) Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình;

d) Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;

đ) Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp;

e) Quy định thời gian sử dụng của công trình;

g) Quy định về nội dung, thời gian đánh giá định kỳ đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan;

h) Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;

i) Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;

k) Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.

Xem nội dung VB
Điều 38. Quy trình bảo trì công trình xây dựng
...

2. Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng:

a) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình cùng với hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;

b) Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;

c) Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình, bảo trì cho các đối tượng nêu tại Điểm a, Điểm b Khoản này và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn;

Xem nội dung VB
Điều 38. Quy trình bảo trì công trình xây dựng
...

2. Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng:
...

d) Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 126 Luật Xây dựng. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phê duyệt;

Xem nội dung VB
Điều 38. Quy trình bảo trì công trình xây dựng
...

2. Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng:
...

đ) Đối với các công trình xây dựng đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng, có thể tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng làm cơ sở để lập quy trình bảo trì công trình xây dựng nếu cần thiết. Trong quy trình bảo trì phải xác định rõ thời gian sử dụng còn lại của công trình.

Xem nội dung VB
Điều 41. Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng

1. Việc kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện bằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng các thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết.

2. Công tác bảo dưỡng công trình được thực hiện từng bước theo quy định tại quy trình bảo trì công trình xây dựng. Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình phải được ghi chép và lập hồ sơ; chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm xác nhận việc hoàn thành công tác bảo dưỡng và quản lý trong hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.

3. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định của pháp luật về quản lý công trình xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan.

4. Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành không ít hơn 6 tháng đối với công trình từ cấp II trở xuống và không ít hơn 12 tháng đối với công trình từ cấp I trở lên.

5. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thỏa thuận với nhà thầu sửa chữa công trình về quyền và trách nhiệm bảo hành, thời gian bảo hành, mức tiền bảo hành đối với các công việc sửa chữa trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.

6. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định của pháp luật.

7. Trường hợp công trình có yêu cầu về quan trắc hoặc phải kiểm định chất lượng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực để thực hiện. Trường hợp cần thiết chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể thuê tổ chức độc lập để đánh giá báo cáo kết quả kiểm định, báo cáo kết quả quan trắc.

8. Tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng:

a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì bao gồm quy trình bảo trì công trình xây dựng, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác phục vụ cho bảo trì công trình xây dựng;

b) Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao các tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng.

9. Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng bao gồm:

a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì công trình xây dựng nêu tại Khoản 8 Điều này;

b) Kế hoạch bảo trì;

c) Kết quả kiểm tra công trình thường xuyên và định kỳ;

d) Kết quả bảo dưỡng, sửa chữa công trình;

đ) Kết quả quan trắc, kết quả kiểm định chất lượng công trình (nếu có);

e) Kết quả đánh giá an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng (nếu có);

g) Các tài liệu khác có liên quan.

Xem nội dung VB
Điều 41. Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng

1. Việc kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện bằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng các thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết.

2. Công tác bảo dưỡng công trình được thực hiện từng bước theo quy định tại quy trình bảo trì công trình xây dựng. Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình phải được ghi chép và lập hồ sơ; chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm xác nhận việc hoàn thành công tác bảo dưỡng và quản lý trong hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.

3. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định của pháp luật về quản lý công trình xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan.

4. Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành không ít hơn 6 tháng đối với công trình từ cấp II trở xuống và không ít hơn 12 tháng đối với công trình từ cấp I trở lên.

5. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thỏa thuận với nhà thầu sửa chữa công trình về quyền và trách nhiệm bảo hành, thời gian bảo hành, mức tiền bảo hành đối với các công việc sửa chữa trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.

6. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định của pháp luật.

7. Trường hợp công trình có yêu cầu về quan trắc hoặc phải kiểm định chất lượng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực để thực hiện. Trường hợp cần thiết chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể thuê tổ chức độc lập để đánh giá báo cáo kết quả kiểm định, báo cáo kết quả quan trắc.

8. Tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng:

a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì bao gồm quy trình bảo trì công trình xây dựng, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác phục vụ cho bảo trì công trình xây dựng;

b) Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao các tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng.

9. Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng bao gồm:

a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì công trình xây dựng nêu tại Khoản 8 Điều này;

b) Kế hoạch bảo trì;

c) Kết quả kiểm tra công trình thường xuyên và định kỳ;

d) Kết quả bảo dưỡng, sửa chữa công trình;

đ) Kết quả quan trắc, kết quả kiểm định chất lượng công trình (nếu có);

e) Kết quả đánh giá an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng (nếu có);

g) Các tài liệu khác có liên quan.

Xem nội dung VB