Thông tư 49/2017/TT-BCA về quy định chi tiết chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp lĩnh vực kỹ thuật hình sự; thành phần, số người thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi và khai quật tử thi
Số hiệu: 49/2017/TT-BCA Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công An Người ký: Tô Lâm
Ngày ban hành: 26/10/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 18/11/2017 Số công báo: Từ số 831 đến số 832
Lĩnh vực: Tài chính, Bổ trợ tư pháp, Hình sự, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ CÔNG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/2017/TT-BCA

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2017

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC KỸ THUẬT HÌNH SỰ; THÀNH PHẦN, SỐ NGƯỜI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHI GIÁM ĐỊNH ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP KHÁM NGHIỆM TỬ THI, MỔ TỬ THI VÀ KHAI QUẬT TỬ THI

Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của Bộ Công an;

Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 6 Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 01 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp lĩnh vực kỹ thuật hình sự; thành phần, số người thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tthi và khai quật t thi.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết mức bồi dưỡng giám định tư pháp, thời gian, số người làm giám định đối với từng loại việc giám định kỹ thuật hình sự; thành phần, sngười thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi và khai quật tử thi.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Giám định viên kỹ thuật hình sự.

2. Người giúp việc cho giám định viên kỹ thuật hình sự bao gồm: trợ lý giám định viên; kỹ thuật viên; cán bộ kỹ thuật hình sự thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi.

3. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tthi, mổ tthi, khai quật tử thi.

Điều 3. Mức bồi dưỡng giám định kỹ thuật hình sự một ngày công đối với một người thực hiện giám định

1. Mức 150.000 đồng/ngày/người áp dụng đối với các việc giám định không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Mức 300.000 đồng/ngày/người áp dụng đối với các việc giám định sau: giám định súng, đạn, âm thanh; giám định tài liệu phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng phát ra tia bức xạ hoặc tia laser; giám định kỹ thuật số, điện tử; giám định dấu vết va chạm cơ học trong vụ tai nạn giao thông, dấu vết công cụ, dấu vết khóa, khớp phải sử dụng thiết bị chuyên dụng phát ra tia bức xạ hoặc laser; giám định dấu vết đường vân phải phát hiện dấu vết không thuộc khoản 3 Điều này; giám định ADN xác định huyết thống cha, mẹ - con từ người sống mà mẫu giám định không bị nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; giám định hình thái động vật, thực vật, vi sinh vật, vi sợi, dấu vết sinh vật từ cơ thể người không thuộc khoản 3 Điều này.

3. Mức 500.000 đồng/ngày/người áp dụng đối với các việc giám định sau: giám định cháy, nổ; chất ma túy; ADN; giám định ký tự đóng chìm trên vật liệu bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại; giám định dấu vết đường vân phải sử dụng một trong các phương pháp như xông keo, Ninhydrin, Iot, hạt nh, Amilo Black để phát hiện dấu vết; giám định hóa pháp lý phải sử dụng hóa chất nguy hiểm để giám định thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ; giám định tinh dịch, máu khi đối tượng giám định bị nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Điều 4. Thời gian giám định

1. Thời gian giám định được tính từ bước giám định đến khi có kết luận giám định. Thời gian giám định không được vượt quá thời hạn giám định theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

2. Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.

Điều 5. Số người giám định trong một vụ giám định

1. Đối với trường hợp giám định thông thường: thực hiện giám định cá nhân theo quy định của Luật giám định tư pháp.

2. Đối với trường hợp giám định tập thể thực hiện: không quá 03 giám định viên và 03 người giúp việc.

3. Đối với trường hp giám định do Hội đồng giám định thực hiện: số lượng giám định viên do Bộ trưởng quyết định, số lượng người giúp việc không vượt quá số lượng giám định viên.

4. Trường hợp trong một trưng cầu giám định có yêu cầu nhiều lĩnh vực chuyên môn giám định khác nhau thì sgiám định viên và người giúp việc cho giám định viên mi lĩnh vực giám định không vượt quá số người thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Điều 6. Thành phần, số người thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hp khám nghiệm tử thi, mtử thi và khai quật tử thi

1. Phân công không quá 03 cán bộ kỹ thuật hình sự thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi.

2. Điều tra viên:

a) Phân công 01 điều tra viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp huyện.

b) Phần công không quá 02 điều tra viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mvà khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cp tnh tr lên.

3. Kim sát viên:

a) Phân công 01 kim sát viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai qut 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xlý của Công an cấp huyện.

b) Phân công không quá 02 kim sát viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp tnh trở lên.

4. Thm phán: 01 người khi cần thiết phải tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

Điều 8. Trách nhiệm thi hành

1. Các đồng chí Tng cục trưng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an; Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Tng cục Cnh sát chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc. Công an các đơn vị, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến về Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát) đcó hướng dẫn kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp
;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Quốc phòng;
- Toà án nhân dân Tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các đ/c Thứ trưng Bộ Công an;
- Các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ;
- Công an, Cảnh sát phòng cháy và cha cháy các tnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo:
- Cổng thông tin điện tử Bộ Công an;
- Lưu
: VT. C41 (C54). V19.

BỘ TRƯỞNG




Thượng tướng Tô Lâm

 

Điều 3. Phân loại bệnh truyền nhiễm

1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:

a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;

Xem nội dung VB
Điều 3. Phân loại bệnh truyền nhiễm

1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:

a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;

Xem nội dung VB