Thông tư 48/2011/TT-BTNMT sửa đổi Thông tư 08/2009/TT-BTNMT quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp
Số hiệu: 48/2011/TT-BTNMT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký: Bùi Cách Tuyến
Ngày ban hành: 28/12/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 17/01/2012 Số công báo: Từ số 101 đến số 102
Lĩnh vực: Môi trường, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 48/2011/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2011

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 08/2009/TT-BTNMT NGÀY 15 THÁNG 7 NĂM 2009 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHỆ CAO, KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CỤM CÔNG NGHIỆP

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

Căn cứ Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Khu công nghệ cao;

Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ và Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUY ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

Điều 4. Tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp

1. Ban Quản lý khu kinh tế, Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu công nghiệp, Cơ quan quản lý cụm công nghiệp là các tổ chức chịu trách nhiệm quản lý công tác bảo vệ môi trường KKT, KCNC, KCN và CCN theo chức năng, nhiệm vụ được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện.

2. Ban Quản lý khu kinh tế, Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu công nghiệp, Cơ quan quản lý cụm công nghiệp phải có tổ chức chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

3. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KKT, KCNC, KCN và CCN phải có bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

4. Chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN và CCN phải bố trí cán bộ theo dõi công tác bảo vệ môi trường của cơ sở; chịu trách nhiệm quản lý môi trường trong phạm vi cơ sở”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 5 như sau:

a) Khoản 1 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Quy hoạch xây dựng KKT, KCNC, KCN, CCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hạn chế sử dụng đất canh tác nông nghiệp, không xâm phạm các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia, bảo đảm phát triển bền vững và an ninh quốc phòng.

Khuyến khích thực hiện lập Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) đối với Quy hoạch tổng thể phát triển KKT”;

b) Khoản 2 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Tỷ lệ diện tích đất được trồng cây, vườn hoa, sân cỏ trong hàng rào KCNC, KCN, CCN tối thiểu phải bằng 10% tổng diện tích của toàn bộ KCNC, KCN và CCN”.

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 4 Điều 6 như sau:

a) Khoản 2 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Khi thiết kế quy hoạch, phải bố trí địa điểm tạm lưu giữ và trung chuyển chất thải rắn trong KKT, KCNC, KCN và CCN; phải xác định rõ cơ sở tiếp nhận, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại của KKT, KCNC, KCN và CCN.

Trong trường hợp tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN, CCN đều được yêu cầu có hợp đồng với cơ sở tiếp nhận, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại thì không cần bố trí địa điểm tạm lưu giữ và trung chuyển chất thải rắn trong KKT, KCNC, KCN và CCN.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN, CCN đều phải bố trí điểm tạm lưu giữ chất thải rắn tại cơ sở trước khi được vận chuyển đi xử lý”;

b) Khoản 4 được sửa đổi, bổ sung như sau: “4. KCNC, KCN và CCN phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nhà máy xử lý nước thải tập trung có thể chia thành nhiều đơn nguyên (modun) nhưng phải bảo đảm xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành. Chủ đầu tư các nhà máy xử lý nước thải tập trung phải thiết kế lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với lưu lượng nước thải, các thông số: pH, COD, TSS và một số thông số đặc trưng khác trong nước thải của KCNC, KCN, CCN theo yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Các trạm quan trắc tự động phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật kết nối để truyền dữ liệu tự động, liên tục về cơ quan quản lý nhà nước về môi trường khi cơ quan này yêu cầu. Đối với các trạm quan trắc tự động hiện có nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật kết nối để truyền dữ liệu tự động, liên tục thì phải có phương án điều chỉnh để đáp ứng quy định này”.

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:

Điều 7. Trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc đề án bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường”.

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 9 như sau:

“3. Về quản lý chất thải rắn: phải triển khai thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 1 của Thông tư này và các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn”.

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 như sau:

“1. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận trong giai đoạn thi công xây dựng các dự án”.

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 như sau:

“1. Chỉ xem xét tiếp nhận các dự án đầu tư thuộc ngành nghề đã được mô tả trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCNC, KCN và CCN đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các dự án đầu tư không thuộc các ngành nghề đã mô tả trong báo cáo đánh giá tác động môi trường thì Ban Quản lý KCNC, KCN và CCN phải trình xin ý kiến cơ quan Nhà nước đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với KCNC, KCN, CCN trước khi tiếp nhận dự án đầu tư”.

8. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

Điều 13. Điều kiện để các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp được đưa vào hoạt động

1. Đã xác định rõ cơ sở tiếp nhận, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại của KKT, KCNC, KCN và CCN quy định tại điểm a khoản 3 Điều 1 của Thông tư này và các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn.

2. Đầu ra nước thải của các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đấu nối trực tiếp vào hệ thống thu gom nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung của KKT, KCNC, KCN và CCN; trừ trường hợp các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN và CCN đã có trạm xử lý nước thải riêng đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành trước khi nhà máy xử lý nước thải tập trung của KKT, KCNC, KCN và CCN được xây dựng và đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 45 Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.

3. Dự án sản xuất đã lắp đặt đầy đủ và đã kiểm tra chạy thử các thiết bị xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý tiếng ồn và áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường khác như đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường và được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành các công trình xử lý môi trường”.

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 4 và khoản 5 Điều 14 như sau:

a) Khoản 1 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Lập, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của Nghị số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường”;

b) Khoản 4 được sửa đổi, bổ sung như sau: “4. Phải ký văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KKT, KCNC, KCN và CCN về các điều kiện được phép đấu nối nước thải của cơ sở vào hệ thống thu gom nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung; trừ trường hợp cơ sở đã có trạm xử lý nước thải riêng theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư này”;

c) Khoản 5 được sửa đổi, bổ sung như sau: “5. Phải đấu nối đầu ra của hệ thống thoát nước thải vào hệ thống thu gom nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung dưới sự giám sát của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KKT, KCNC, KCN và CCN, trừ trường hợp cơ sở đã có trạm xử lý nước thải riêng theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư này”.

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:

Điều 15. Trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp

1. Theo dõi, giám sát hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vào nhà máy xử lý nước thải tập trung theo đúng hợp đồng đã ký kết.

2. Bảo đảm các công trình xử lý nước thải, các công trình thu gom, phân loại, lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải rắn của KKT, KCNC, KCN và CCN đạt các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

3. Chăm sóc, bảo đảm phát triển đạt tỷ lệ che phủ cây xanh trong KCNC, KCN và CCN theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 của Thông tư này”.

11. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:

Điều 17. Bảo vệ môi trường nước trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp

1. Tất cả các hoạt động về thoát nước của KKT, KCNC, KCN và CCN phải tuân thủ các quy định của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.

2. Việc xả nước thải ra nguồn tiếp nhận phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, khai thác nước và bảo vệ công trình thuỷ lợi. Nghiêm cấm việc pha loãng nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải.

3. Nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đều phải xử lý sơ bộ đạt điều kiện đã thỏa thuận với Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung, trừ trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã có trạm xử lý nước thải riêng, như quy định tại khoản 2 Điều 13 của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư này. Nước thải sinh hoạt của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức, cá nhân trong KCNC, KCN và CCN sau khi xử lý sơ bộ (bằng các bể tự hoại,…) phải được xử lý tiếp tại nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCNC, KCN, CCN hoặc tại trạm xử lý nước thải riêng của cơ sở.

4. Cấm tất cả các phương tiện giao thông đường thủy xả nước dằn tàu chưa qua xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành và các loại chất thải xuống vùng nước sông, suối và biển ven bờ của KKT, KCNC, KCN và CCN.

5. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN và CCN phải nộp phí bảo vệ môi trường theo các quy định hiện hành”.

12. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:

Điều 18. Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại phát sinh trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp

1. Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN, CCN phải thực hiện thu gom, phân loại chất thải rắn thông thường, chất thải y tế và chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật.

2. Chất thải rắn của KKT, KCNC, KCN và CCN phải được thu gom 100% và được phân loại riêng thành chất thải không nguy hại (chất thải rắn thông thường), chất thải y tế và chất thải nguy hại.

3. Việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn nguy hại từ hoạt động y tế phải tuân thủ theo quy định tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế.

4. Việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại từ hoạt động sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ theo quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn, Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

5. Bùn cặn của trạm xử lý nước thải và mạng lưới thoát nước của KKT, KCNC, KCN và CCN phải được thu gom, vận chuyển bằng xe chuyên dụng đưa đến cơ sở xử lý tập trung chất thải rắn để xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành. Trường hợp bùn cặn này không chứa các chất có nồng độ vượt mức quy định tại quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành về ngưỡng chất thải nguy hại thì xử lý như chất thải rắn thông thường hoặc có thể tái sử dụng.

6. Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải nguy hại phải thực hiện trách nhiệm quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

7. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN và CCN phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn theo quy định của Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn”.

13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 21 như sau:

a) Khoản 1 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Ban quản lý KKT, KCNC, KCN và Cơ quan quản lý CCN có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra và định kỳ hàng năm thực hiện tổng hợp thông tin từ chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng để lập báo cáo môi trường đối với KKT, KCNC, KCN và CCN và gửi đến Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường theo mẫu báo cáo tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin, số liệu trong báo cáo”;

b) Khoản 2 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật có trách nhiệm thực hiện quan trắc môi trường theo quy định tại báo cáo ĐTM, đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt. Việc quan trắc phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện tham gia hoạt động quan trắc môi trường và tuân thủ quy trình quan trắc được quy định trong các văn bản hiện hành. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường gửi đến Ban quản lý KKT, KCNC, KCN và Cơ quan quản lý CCN, Sở Tài nguyên và Môi trường theo mẫu báo cáo tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này”.

14. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 27 như sau:

“2. Chủ trì và phối hợp với Ban Quản lý KKT, KCNC, KCN và Cơ quan quản lý CCN tiến hành kiểm tra, xác nhận kết quả chạy thử nghiệm đối với các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KKT, KCNC, CCN và các công trình xử lý chất thải của các dự án đầu tư xây dựng trong KKT, KCNC, KCN và CCN theo thẩm quyền được giao trước khi dự án đi vào hoạt động chính thức”.

15. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3, khoản 4 và khoản 7 Điều 28 như sau:

a) Khoản 1 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu chức năng trong KKT, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCNC, KCN thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này”;

b) Khoản 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Cử đại diện tham gia Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư vào KKT, KCNC, KCN và CCN”;

c) Khoản 4 được sửa đổi, bổ sung như sau: “4. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tiến hành kiểm tra, xác nhận kết quả chạy thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KKT, KCNC, KCN và các công trình xử lý chất thải của các dự án đầu tư trong KKT, KCNC, KCN trước khi đi vào hoạt động chính thức”;

d) Khoản 7 được sửa đổi, bổ sung như sau: “7. Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp về môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN; chủ trì và phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các tranh chấp về môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN với bên ngoài; tiếp nhận, kiến nghị và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường giải quyết các khiếu nại, tố cáo về môi trường trong KKT, KCNC, KCN”.

16. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 32 như sau:

“3. Cơ quan cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường tham gia, phối hợp thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường KKT, KCNC, KCN và CCN theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT-BCA-BTNMT ngày 06 tháng 02 năm 2009 của Bộ Công an và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn quan hệ phối hợp công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”.

Điều 2. Sửa đổi cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường” quy định tại khoản 5 Điều 6 và khoản 1 Điều 16 của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành”.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2012.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, xử lý./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ban quản lý các KKT, KCN, KCNC;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT; Website của Bộ;
- Lưu: VT, TCMT, PC. P.300.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Cách Tuyến

 


PHỤ LỤC 1

MẪU BÁO CÁO QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp)

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ...

TÊN BAN QUẢN LÝ KKT/KCNC/KCN HOẶC CƠ QUAN QUẢN LÝ CCN

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

KKT/KCN/KCX/CCN

 

 

 

 

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng ....., năm .....

 


I. THÔNG TIN CHUNG

- Tên Ban quản lý KKT/KCNC/KCN hoặc Cơ quan quản lý CCN:

- Địa chỉ:

- Người đại diện:

- Số điện thoại:                         Fax:                              E-mail:

- Tình hình hoạt động tại các KKT/KCNC/KCN/CCN (căn cứ số liệu tại Biểu 1a).

II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KKT/KCNC/KCN/CCN

- Đánh giá về hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn tại các KKT/KCNC/KCN/CCN và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành. Đánh giá diễn biến so với (những) năm trước, biểu thị bằng biểu đồ so sánh.

- Đánh giá hiện trạng môi trường đất tại các KKT/KCNC/KCN/CCN và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành. Đánh giá diễn biến so với (những) năm trước, biểu thị bằng biểu đồ so sánh.

- Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại các KKT/KCNC/KCN/CCN về chất lượng, tổng lượng thải (ước tính trong năm lập báo cáo) và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành. Đánh giá diễn biến so với (những) năm trước, biểu thị bằng biểu đồ so sánh.

- Đánh giá hiện trạng tổng lượng chất thải rắn (chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại, bùn thải,...) phát sinh tại các KKT/KCNC/KCN/CCN, bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý (kể cả hợp đồng với các đơn vị bên ngoài). Đánh giá diễn biến so với (những) năm trước, biểu thị bằng biểu đồ so sánh.

- Một số vấn đề liên quan khác.

III. HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KKT/KCNC/ KCN/CCN

- Tình hình tuân thủ và thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động bảo vệ môi trường (Luật, Nghị định, Thông tư,…). Kết quả thanh tra, kiểm tra về môi trường tại các KKT/KCNC/KCN/CCN.

- Đánh giá hiện trạng hoạt động của các công trình xử lý chất thải và các biện pháp bảo vệ môi trường khác tại các KKT/KCNC/KCN/CCN (Nêu rõ về số lượng, quy mô hoạt động của công trình, so sánh với thực trạng phát sinh chất thải và nhu cầu xử lý).

- Tình hình thực hiện các quy định về quan trắc, thông tin và báo cáo kết quả quan trắc môi trường tại các KKT/KCNC/KCN/CCN.

IV. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

- Đánh giá chung về chất lượng môi trường các KKT/KCNC/KCN/CCN.

- Đánh giá chung về sự tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường tại các KKT/KCNC/KCN/CCN.

- Đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các KKT/KCNC/KCN/CCN và đề xuất, kiến nghị (nếu có) với cơ quan quản lý nhà nước.

V. CÁC PHỤ LỤC

- Danh sách các KKT, KCNC, KCN, CCN của địa phương theo Biểu 1a.

- Các bảng, biểu về kết quả phân tích, quan trắc các thông số theo từng thành phần môi trường tại các KKT/KCNC/KCN/CCN.

- Các kết quả thanh tra, kiểm tra.

 


Biểu 1a. Danh sách các KKT/KCNC/KCN/CCN

TT

Tên KKT/KCNC/KCN/CCN

Năm thành lập

Vị trí

Diện tích (ha)

Tỷ lệ lấp đầy (%)

Loại hình sản xuất chính

Tổng lượng chất thải rắn (tấn/năm)

Tổng lượng nước thải (m3/năm)

Tình trạng hệ thống xử lý nước thải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC 2

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp)

 

 

TÊN BAN QUẢN LÝ KKT/KCNC/KCN HOẶC CƠ QUAN QUẢN LÝ CCN

Tên Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ

QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

 

 

 

 

 

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

CƠ QUAN TƯ VẤN (nếu có)

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng ....., năm .....

 


I. THÔNG TIN CHUNG

- Tên đơn vị đầu tư, địa chỉ, số điện thoại:

- Người đại diện:

- Tình hình hoạt động tại KKT/KCNC/KCN/CCN (căn cứ số liệu tại Biểu 2a).

- Đơn vị thực hiện quan trắc:

II. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

- Đánh giá kết quả quan trắc theo từng đợt lấy mẫu, theo từng thành phần môi trường đất, nước thải, nước mặt, nước ngầm, không khí,... so với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành đối với từng thành phần môi trường (căn cứ số liệu tại Biểu 2b).

- Xây dựng biểu đồ và đánh giá diễn biến kết quả quan trắc theo từng đợt, từng năm theo các thông số quan trắc đối với từng thành phần môi trường.

- Nhận xét, đánh giá về hiệu quả, tình trạng hoạt động của hệ thống, công trình xử lý xử lý nước thải tập trung (số lượng các đơn nguyên, công suất xử lý, hệ thống quan trắc nước thải tự động,...).

- Nhận xét, đánh giá về tình hình xử lý khí thải, hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn (căn cứ số liệu tại Biểu 2a, 2c). Xây dựng biểu đồ và đánh giá diễn biến thu gom, xử lý chất thải rắn theo từng năm.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

- Nhận xét chung về chất lượng môi trường tại KKT/KCNC/KCN/CCN.

- Nhận xét và đánh giá chung về sự tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường nói chung và hoạt động quan trắc môi trường nói riêng của các doanh nghiệp đầu tư trong KKT/KCNC/KCN/CCN.

- Các kiến nghị, đề xuất (nếu có).

IV. CÁC PHỤ LỤC

- Sơ đồ vị trí lấy mẫu, quan trắc các thành phần môi trường theo yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Các bảng, biểu theo mẫu 2a, 2b, 2c.

- Các phiếu kết quả phân tích mẫu.

 


Biểu 2a. Danh sách các doanh nghiệp đầu tư trong KKT/KCNC/KCN/CCN

TT

Tên doanh nghiệp

Loại hình sản xuất chính

Phát sinh CTR * (tấn/năm)

Tình trạng hệ thống xử lý khí thải

Tổng lượng nước thải (m3/năm)

Tình trạng lập báo cáo quan trắc môi trường

CTRTT

CTRNH

BT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Biểu 2b. Các kết quả quan trắc theo từng thành phần môi trường (đất/nước thải/nước mặt/nước ngầm/không khí,...) [1]

Loại mẫu: (đất/nước thải/nước mặt/nước ngầm/không khí,...)

Lưu lượng thải (m3/ngày đối với nước thải):

Thời điểm lấy mẫu:

TT

Tên thông số

Đơn vị tính

Phương pháp phân tích

Kết quả tại các vị trí lấy mẫu [2]

Giá trị QCVN/ TCVN hiện hành

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí ...

1

Thông số …

 

 

 

 

 

 

2

Thông số …

 

 

 

 

 

 

3

Thông số …

 

 

 

 

 

 

4

Thông số …

 

 

 

 

 

 

5

Thông số…

 

 

 

 

 

 

...

Thông số…

 

 

 

 

 

 

 


Biểu 2c. Hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn

Hình thức thu gom chất thải rắn

Có trạm trung chuyển chất thải rắn hay không

£

£ không

Có phân loại chất thải rắn hay không

£

£ không

Tình hình phát sinh chất thải rắn

Đơn vị

Kết quả

Tổng lượng chất thải rắn

tấn/năm

 

Chất thải rắn thông thường

tấn/năm

 

Chất thải rắn nguy hại

tấn/năm

 

Bùn thải (từ hệ thống xử lý nước thải tập trung)

tấn/năm

 

Khác

tấn/năm

 

Xử lý chất thải rắn theo hình thức nào

£ Hợp đồng vận chuyển với đơn vị khác (ghi rõ tên):........

£ Tái chế, tái sử dụng:

£ Tự vận chuyển ra bãi thải chung:

£ Chôn lấp tại khu đất của KKT/KCN/KCNC/CCN:

£ Phương pháp khác nếu có (ghi cụ thể):.........

 



* Ghi chú:

CTR - Chất thải rắn; CTRTT - Chất thải rắn thông thường; CTRNH - Chất thải rắn nguy hại; BT - Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải sơ bộ.

Ghi chú:

[1] Kết quả quan trắc theo từng thành phần môi trường được biểu diễn thành các bảng, biểu riêng.

[2] Ghi rõ từng vị trí lấy mẫu theo các thành phần môi trường.





Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn Ban hành: 09/04/2007 | Cập nhật: 14/04/2007

Nghị định 99/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế Khu công nghệ cao Ban hành: 28/08/2003 | Cập nhật: 10/12/2009