Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định 61/2015/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: 43/2016/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Đào Ngọc Dung
Ngày ban hành: 28/12/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 20/01/2017 Số công báo: Từ số 71 đến số 72
Lĩnh vực: Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/2016/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 14 NGHỊ ĐỊNH SỐ 61/2015/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 7 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM VÀ QUỸ QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM

Căn cứ Nghị định s 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định s61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ về chính sách htrợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm (sau đây gọi là Nghị định số 61/2015/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội (sau đây gọi là thanh niên).

2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 5 Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014; doanh nghiệp và cơ sở giáo dục đại học được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp); cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên.

Điều 3. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên

1. Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề

a) Thanh niên có nhu cầu đào tạo nghề trình độ sơ cấp đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP mà được cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ đào tạo nghề (sau đây gọi là Thẻ) thì được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này tiếp nhận, tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp và chi hỗ trợ các nội dung sau:

- Chi hỗ trợ đào tạo quy định tại Điều 10 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí htrợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;

- Chi hỗ trợ tiền ăn, đi lại quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí htrợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

Ưu tiên các nội dung chi hỗ trợ đào tạo trong giá trị tối đa của Thẻ, giá trị còn lại của Thẻ (nếu có) chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại.

b) Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại vượt quá giá trị tối đa của Thẻ thì người học tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại thấp hơn giá trị tối đa của Thẻ thì ngân sách nhà nước quyết toán schi thực tế.

c) Trong thời gian đào tạo nghề, nếu thanh niên thôi học (không tiếp tục học cho đến khi tốt nghiệp) thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập biên bản hoặc ban hành quyết định và được quyết toán chi phí hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ tiền ăn kể từ ngày khai giảng đến ngày thanh niên đó thôi học.

2. Hồ sơ đăng ký đào tạo nghề trình độ sơ cấp qua Thẻ

Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp Thẻ, thanh niên lựa chọn nghề và cơ sở giáo dục nghề nghiệp để nộp hồ sơ tuyển sinh kèm theo các giấy tờ sau:

a) Thẻ đào tạo nghề trình độ sơ cấp (bản gốc);

b) Quyết định xuất ngũ (bản sao) đối với thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện (bản sao) đối với thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;

c) Giấy cam kết chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội (Giấy cam kết theo Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này).

3. Lập kế hoạch, dự toán ngân sách và quyết toán kinh phí

a) Lập kế hoạch, dự toán ngân sách: Hằng năm, căn cứ văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch; số lượng đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và định mức chi phí đào tạo nghề; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, đơn vị lập kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên; tổng hợp chung trong kế hoạch, dự toán chi ngân sách nhà nước của đơn vị gửi cơ quan tài chính.

b) Việc quyết toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên theo quy định của pháp luật hiện hành về ngân sách nhà nước. Hồ sơ quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp qua Thẻ cho thanh niên, gm:

- Báo cáo quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề qua Thẻ;

- Tài liệu, giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này;

- Quyết định mở lớp kèm theo danh sách học sinh, sinh viên (bản gốc);

- Quyết định công nhận tốt nghiệp, danh sách thanh niên đã tốt nghiệp (bản gốc) kèm theo chứng chỉ tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp... (bản sao); Biên bản, quyết định của cơ sở giáo dục nghề nghiệp kèm theo danh sách thanh niên thôi học (bản gốc);

- Hợp đồng lao động hoặc quyết định tiếp nhận sử dụng lao động (bản sao) hoặc giấy chứng nhận tự tạo việc làm (bản gốc) đối với thanh niên sau tốt nghiệp đào tạo nghề trình độ sơ cấp;

- Chứng từ thu, chi có liên quan; Bảng chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại theo Mu tại Phụ lục 02 kèm theo Thông tư này (bản gốc);

- Ngoài tài liệu, chứng từ trên, các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương tùy theo yêu cầu quản lý, bổ sung chứng từ, tài liệu quy định khác đảm bảo hồ sơ quyết toán phù hợp với quy định của pháp luật.

- Hồ sơ quyết toán kinh phí thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên được lưu trữ, bảo quản riêng tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định.

4. Nguồn kinh phí

a) Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp qua Thẻ cho thanh niên do ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đảm bảo, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên, được giao hằng năm của bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

b) Hằng năm, nguồn kinh phí do ngân sách trung ương đảm bảo nếu thiếu, các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương báo cáo Bộ Tài chính để giao bổ sung kinh phí thực hiện. Kết thúc năm ngân sách, phần kinh phí do ngân sách trung ương đảm bảo chưa sử dụng hết (nếu có) được chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện, không sử dụng cho mục đích khác. Năm 2016, các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương tự sắp xếp, btrí nguồn kinh phí trong phạm vi dự toán đã được giao để thực hiện, trường hợp có khó khăn báo cáo Bộ Tài chính.

5. Trách nhiệm thực hiện

a) Trách nhiệm của bộ, ngành, cơ quan trung ương:

- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc bộ, ngành, cơ quan trung ương tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên theo hướng dẫn tại Thông tư này;

- Căn cứ quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn, nội dung chi quy định tại tiết 1 điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư này, bộ, ngành, cơ quan trung ương ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, làm cơ sở xây dựng định mức chi phí đào tạo cho từng nghề trình độ sơ cấp theo danh mục nghphù hợp với chương trình, thời gian đào tạo thực tế để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc bộ, ngành, cơ quan trung ương quản lý thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên;

- Tổng hợp kế hoạch, dự toán; phân bổ, giao dự toán kinh phí; xem xét quyết toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên; in, phát hành Thẻ, cấp Thẻ, quản lý, thu hồi, hủy bỏ Thẻ;

- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên. Định kỳ 6 tháng (trước 30/7), hằng năm (trước 31/01 năm sau) gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả thực hiện Thẻ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục 03 kèm theo Thông tư này; gửi Bộ Tài chính báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí theo Mẫu số 01 tại Phụ lục 04 kèm theo Thông tư này;

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên và tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền. Định kỳ 3 năm, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên.

b) Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc cơ quan, đơn vị và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn (trừ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc bộ, ngành, cơ quan trung ương) thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cp cho thanh niên;

- Căn cứ quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn, nội dung chi quy định tại tiết 1 điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trình y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, làm cơ sở xây dựng định mức chi phí đào tạo cho từng nghề trình độ sơ cấp theo danh mục nghề phù hợp với chương trình, thời gian đào tạo thực tế và đặc thù của vùng, địa phương để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn (trừ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc bộ, ngành, cơ quan trung ương) thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên;

- Tổng hợp kế hoạch, dự toán; phân bổ, giao dự toán kinh phí; xem xét quyết toán và kết quả thực hiện thẻ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn (trừ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc bộ, ngành, cơ quan trung ương);

- Phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên theo quy định của pháp luật. Định kỳ 6 tháng (trước 30/7) và hàng năm (trước 31/01 năm sau) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Thẻ theo Mẫu số 02 tại Phụ lục 03 kèm theo Thông tư này gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; gửi Sở Tài chính báo cáo tình hình kinh phí theo Mẫu số 01 tại Phụ lục 04 kèm theo Thông tư này để tổng hợp, theo dõi.

c) Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

- Hằng năm, lập kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên gửi bộ, ngành, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phtrực thuộc trung ương thm định phê duyệt, trình cp có thm quyn btrí kinh phí. Cụ th: cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc bộ, ngành, cơ quan trung ương trực tiếp quản lý gửi về bộ, ngành, cơ quan trung ương; cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc địa phương quản lý, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gửi qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Tiếp nhận Thẻ để làm cơ sở chi hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên, đng thời sử dụng Thẻ làm chứng từ thanh, quyết toán. Thời gian sử dụng, bảo quản Thẻ như chứng từ kế toán và được lưu trữ cùng với hồ sơ quyết toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên theo quy định;

- Tư vấn học nghề, tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên. Thực hiện chi hỗ trợ đào tạo nghề và bố trí việc làm cho thanh niên sau tốt nghiệp. Quyết toán kinh phí với bộ, ngành, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trực tiếp quản lý;

- Công khai minh bạch nội dung chi, chi hỗ trợ đào tạo, chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại và các chế độ, chính sách cho thanh niên. Hướng dẫn thanh niên về hồ sơ tuyển sinh, hồ sơ quyết toán. Định kỳ 6 tháng (trước 30/7) và hằng năm (trước 31/01 năm sau) báo cáo kết quả thực hiện Thẻ theo Mẫu số 03 tại Phụ lục 03 và báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên theo Mẫu số 02 tại Phụ lục 04 kèm theo Thông tư này gửi bộ, ngành, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp báo cáo và theo dõi.

Điều 4. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho thanh niên

1. Thanh niên thuộc đối tượng quy định tại Điều 6, 7 và 8 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 được miễn, giảm học phí khi tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

2. Thanh niên thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên được vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2017

2. Kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2015, thanh niên đăng ký tham gia đào tạo nghề được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề theo hướng dn tại Thông tư này.

3. Cơ quan, tchức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và thanh niên trong quá trình thực hiện hướng dn tại Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mc, đnghị phản ánh kịp thời vBộ Lao động - Thương binh và Xã hội đnghiên cứu, hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính ph
;
- Ủy ban trung ương Mặt
trận tổ quốc Việt Nam;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Qu
c hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- HĐND, UBND, S
LĐTBXH, Sở Tài chính các tnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Công báo, C
ng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Bộ LĐTBXH, Website Bộ LĐTBXH, TCDN;
- Lưu: VT, TCDN (250 bản).

BỘ TRƯỞNG




Đào Ngọc Dung

 

PHỤ LỤC 01

GIẤY CAM KẾT CHƯA ĐƯỢC HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ TỪ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ KHÁC CÓ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Thông tư s
43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY CAM KT

Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng ngân sách nhà nước

Kính gửi: ………………………1………………………………

Tên tôi là: .................................................................. sinh ngày …….. tháng …….. năm ……..

CCCD/CMTND/Hchiếu số: ............................. ngày cấp ………………… nơi cấp ……….……..

Hộ khẩu thường trú: ..............................................................................................................

Mã số2 (nếu có): ....................................................................................................................

Tên đơn vị3: ..........................................................................................................................

Ngày nhập ngũ hoặc ngày tham gia tình nguyện: ....................................................................

Ngày hoàn thành nghĩa vụ hoặc nhiệm vụ: ..............................................................................

Nay tôi cam kết kể từ ngày hoàn thành …………………4………………… đến nay chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng ngân sách nhà nước.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có gì sai trái với cam kết nêu trên.

 

 

…………, ngày....tháng....năm....
NGƯỜI VIT ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ, tên)

_______________

1 Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nơi thanh niên nộp thẻ đào tạo nghề trình độ sơ cấp.

2 Ghi theo mã số quân nhân đối với bộ đội, công an hoặc mã số trong quá trình tham gia tình nguyện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội (nếu có).

3 Ghi tên đơn vị trước khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân hoặc chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

4 Chỉ ghi 01 (một) trong 03 (ba): nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công an hoặc hoạt động tình nguyện.

 

PHỤ LỤC 02

MẪU BIỂU CHI HỖ TRỢ TIỀN ĂN, TIỀN ĐI LẠI
(Kèm theo Thông tư s
43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

TÊN CƠ QUAN ………..
TÊN CƠ SỞ……

----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BẢNG CHI HTRỢ TIN ĂN, TIN ĐI LẠI

STT

Họ và tên

SThẻ/ CCCD/ CMTND

Khai giảng ngày/tháng

Kết thúc ngày/tháng

Tổng số tiền hỗ trợ ăn (VNĐ)

Tổng số tiền hỗ trợ đi lại (VNĐ)

Ký nhận tiền1

01

Nguyễn Văn ...

……

../../201.

../../201.

 

 

 

...

……………

 

 

 

 

 

 

...

…………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

………

………

 

 


NGƯỜI CHI
(Ký và ghi rõ tên)

………, ngày....tháng....năm 201..
THỦ TRƯỞNG
(Ký và đóng dấu)

_______________

1 Thanh niên có tên trực tiếp nhận tiền và ký (không nhận thay tiền, ký thay)

 

PHỤ LỤC 03

BÁO CÁO KẾT QUTHỰC HIỆN THẺ
(Kèm theo Thông tư s
43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Mu số 01

TÊN BỘ, NGÀNH, CƠ QUAN TW…
ĐƠN VỊ: ……………………………….

----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/BC-……..

 

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN THẺ

Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

A. Đánh giá tình hình thực hiện thẻ đào tạo nghề trình độ sơ cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc …………………1…………………..

…………..

B. Tổng hợp kết quả thực hiện Thẻ:

TT

Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Tổng số Thẻ thực hiện

Trong đó

Số thanh niên thôi học

Ghi chú

Bộ đội xuất ngũ

Công an xuất ngũ

Thanh niên tình nguyện

A

B

1=2+3+4

2

3

4

5

6

01

Trường ĐH hoc CĐ….

 

 

 

 

 

 

….

……………..

 

 

 

 

 

 

....

Trường TC...

 

 

 

 

 

 

....

……………..

 

 

 

 

 

 

....

Trung tâm GDNN...

 

 

 

 

 

 

 

…………

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

………

………

………

 

………

 

C. Khó khăn, vướng mắc, kiến nghị:...

 

 

……, ngày....tháng....năm 20....
THỦ TRƯỞNG
(Ký và đóng dấu)

_______________

1 Tên bộ, ngành, cơ quan trung ương

 

Mu số 02

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH……
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/BC-……..

 

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN THẺ

Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

A. Đánh giá tình hình thực hiện thẻ đào tạo nghề trình độ sơ cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc tỉnh, thành phố …………1………

B. Tổng hợp kết quả thực hiện Thẻ:

TT

Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Tổng số Thẻ thực hiện

Trong đó

Số thanh niên thôi học

Ghi chú

Bộ đội xuất ngũ

Công an xuất ngũ

Thanh niên tình nguyện

A

B

1=2+3+4

2

3

4

5

6

01

Trường ĐH hoc CĐ

 

 

 

 

 

 

....

……………..

 

 

 

 

 

 

....

Trường TC...

 

 

 

 

 

 

....

……………..

 

 

 

 

 

 

....

Trung tâm GDNN...

 

 

 

 

 

 

....

…………

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

………

………

………

 

………

 

C. Khó khăn, vướng mắc, kiến nghị:...

-…………….

 

 

……, ngày....tháng....năm 20....
GIÁM ĐỐC
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ký, đóng dấu)

_______________

1 Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Mu số 03

Tên Đơn vị chủ quản……..
Tên cơ sở GDNN…………..

----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/BC-……..

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN THẺ

Kính gửi: ………………………1………………………….

A. Đánh giá tình hình thực hiện thẻ đào tạo nghề trình độ sơ cấp tại: ………2……….

……………….

B. Tổng hợp kết quả thực hiện Thẻ:

TT

Họ và tên

Nam/
Nữ

Ngày tháng năm sinh

Đối tượng3

Số thẻ đào tạo nghtrình độ sơ cấp

Thời gian đào tạo

Số chứng chỉ sơ cấp4

Ghi chú5

Tổng (ngày)

Từ ngày

Đến ngày

01

Nguyễn Văn A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

....

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C. Khó khăn, vướng mắc, kiến nghị:....

 

 

……, ngày....tháng....năm 20....
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký và đóng dấu)

_______________

1 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

2 Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

3 Ghi cụ thể một trong các đối tượng sau: Bộ đội xuất ngũ hoặc công an xuất ngũ hoặc thanh niên tình nguyện;

4 Hoặc số Giấy... (ghi rõ loại giấy tốt nghiệp);

5 Nếu thanh niên thôi học ghi rõ lý do, số ngày thực tế đào tạo nghề.

 

PHỤ LỤC SỐ 04

BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KINH PHÍ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN
(Kèm theo Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Mu số 01

BỘ, NGÀNH…
Hoặc UBND TỈNH/THÀNH PHỐ…

----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/BC-……..

 

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP KINH PHÍ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO THANH NIÊN

Kính gửi: Bộ Tài chính

A. Tình hình kinh phí:

……………………..

Đơn vị tính: 1.000VND

TT

Tên cơ sở GDNN

Tổng số đối tượng

Nhu cầu kinh phí thực hiện

Kinh phí thực tế được giao

Thừa(+)

Thiếu(-)

Tổng

Trong đó

Tổng

Trong đó

Chi phí đào tạo

Chi hỗ trợ tiền ăn

Chi hỗ trợ tiền đi lại

NSTW

NSĐP

Khác

1

2

3

4=5+6 +7

5

6

7

8=9+10
+11

9

10

11

12=8-4

01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Vướng mc và kiến nghị

 

 

……, ngày....tháng....năm 201....
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký và đóng dấu)

 

Mu số 02

BỘ, NGÀNH…
hoặc UBND TỈNH………
SỞ LĐTBXH…
CƠ SỞ GDNN……….
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/BC-……..

 

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH KINH PHÍ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN

Kính gửi: …………………………………1………………………………….

A. Tình hình kinh phí

…………………..

Đơn v tính: 1.000VND

TT

Tên lp

Tổng số đối tượng

Nhu cầu kinh phí thực chi

Kinh phí thực tế được giao

Thừa(+)

Thiếu(-)

Tổng

Trong đó

Tổng

Trong đó

Chi phí đào tạo

Chi hỗ trợ tiền ăn

Chi hỗ trợ tiền đi li

NSTW

NSĐP

Khác

1

2

3

4=5+6 +7

5

6

7

8=9+10 +11

9

10

11

12=8-4

01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Vướng mc và kiến nghị

 

 

……, ngày....tháng....năm 201..
THỦ TRƯỞNG
(Ký và đóng dấu)

_______________

1 Bộ, ngành, cơ quan trung ương, Sở LĐTBXH.

Điều 14. Đối tượng hỗ trợ đào tạo nghề

Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được hỗ trợ đào tạo nghề khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 5. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:

a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

b) Trường trung cấp;

c) Trường cao đẳng.

2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây:

a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Xem nội dung VB
Điều 15. Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề

Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này được hỗ trợ đào tạo nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;

2. Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Xem nội dung VB
Điều 10. Xây dựng đơn giá đặt hàng trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí

Các cơ quan, đơn vị căn cứ nội dung, mức chi sau để xây dựng đơn giá đặt hàng đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả:

1. Chi tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ;

2. Chi mua tài liệu, văn phòng phẩm, giáo trình, học liệu đào tạo;

3. Chi thù lao giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng:

a) Giáo viên cơ hữu đang làm việc tại các cơ sở đào tạo: Áp dụng mức tiền lương và các phụ cấp theo lương của giảng viên, giáo viên hiện đang hưởng;

b) Người dạy nghề là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, trung tâm khuyến công, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; nông dân sản xuất giỏi cấp huyện trở lên: Áp dụng mức chi cho giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các đơn vị cấp huyện và tương đương theo quy định hiện hành;

c) Người dạy nghề là tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, khai thác thủy sản, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên: Áp dụng mức chi đối với giảng viên, báo cáo viên là cấp Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng thuộc Bộ, Viện trưởng và Phó Viện trưởng thuộc Bộ; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh tương đương; Phó giáo sư; tiến sĩ; giảng viên chính theo quy định hiện hành.

4. Phụ cấp lưu động cho giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý đào tạo thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 15 ngày trở lên trong tháng. Mức phụ cấp là 0,2 lần mức lương cơ sở theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Mục II Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức.

5. Chi mua nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ hoạt động đào tạo.

6. Thuê lớp học, thuê thiết bị giảng dạy chuyên dụng (nếu có).

7. Thuê phương tiện vận chuyển thiết bị giảng dạy đối với trường hợp đào tạo lưu động.

8. Trích khấu hao tài sản cố định phục vụ lớp học theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

9. Chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có).

10. Chi phí khác.

11. Chi cho công tác quản lý lớp học không quá 5% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo, bao gồm: Chi công tác phí cho cán bộ quản lý lớp; chi kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả, chất lượng đào tạo; chi văn phòng phẩm, cước bưu chính và các khoản chi khác để phục vụ quản lý lớp học (nếu có).

Xem nội dung VB
Điều 7. Nội dung và mức hỗ trợ
...
2. Hỗ trợ tiền ăn, đi lại
...
b) Mức hỗ trợ tiền ăn: 30.000 đồng/người/ngày thực học;

c) Mức hỗ trợ tiền đi lại: 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên;

Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên;

Xem nội dung VB
Điều 6. Đối tượng không phải đóng học phí

Đối tượng không phải đóng học phí tại các cơ sở giáo dục công lập bao gồm: Học sinh tiểu học; Học sinh, sinh viên sư phạm; Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học.

Điều 7. Đối tượng được miễn học phí

1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

3. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

4. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

5. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.

6. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên).

7. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.

8. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

9. Sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

10. Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh.

11. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

12. Sinh viên cao đẳng, đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

13. Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.

14. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương quy định.

15. Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Điều 8. Đối tượng được giảm học phí

1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:

a) Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hóa - nghệ thuật công lập và ngoài công lập, gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;

b) Học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc, cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp. Danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

c) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:

a) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;

b) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Xem nội dung VB
Điều 2. Đối tượng được vay vốn:

Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:

1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.

Xem nội dung VB