Thông tư 43/2015/TT-BGTVT về Quy định thủ tục cấp, phê duyệt, thu hồi Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải và Giấy chứng nhận Lao động hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: | 43/2015/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 20/08/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 11/09/2015 | Số công báo: | Từ số 977 đến số 978 |
Lĩnh vực: | Lao động, Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2015/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2015 |
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Quyết định số 547/2013/QĐ-CTN ngày 22 tháng 3 năm 2013 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc gia nhập Công ước Lao động hàng hải năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 121/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Công ước Lao động hàng hải năm 2006 về chế độ lao động của thuyền viên làm việc trên tàu biển;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định thủ tục cấp, phê duyệt, thu hồi Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải và Giấy chứng nhận Lao động hàng hải.
Thông tư này quy định về:
1. Kiểm tra về lao động hàng hải theo Công ước Lao động hàng hải năm 2006 (sau đây gọi tắt là Công ước MLC 2006) cho tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế.
2. Việc cấp, phê duyệt, thu hồi Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải và Giấy chứng nhận Lao động hàng hải theo quy định của Công ước MLC 2006 cho tàu biển Việt Nam có tổng dung tích từ 500 GT trở lên hoạt động tuyến quốc tế.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc kiểm tra về lao động hàng hải cho tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế và cấp, phê duyệt, thu hồi Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải, Giấy chứng nhận Lao động hàng hải theo Công ước MLC 2006.
Điều 3. Thủ tục cấp Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần I
1. Cục Hàng hải Việt Nam cấp Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần I cho tàu biển Việt Nam có tổng dung tích từ 500 GT trở lên hoạt động tuyến quốc tế.
2. Chủ tàu gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần I trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần I của chủ tàu theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này;
b) 01 (một) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
c) 01 văn bản của tổ chức, cá nhân cam kết chịu trách nhiệm về hoạt động của tàu thay cho người sở hữu tàu và đồng ý đảm nhận các nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ tàu theo quy định của Công ước MLC 2006 (trong trường hợp chủ tàu không đồng thời là chủ sở hữu tàu).
3. Trường hợp chủ tàu ủy quyền cho doanh nghiệp vận tải biển thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm thay cho chủ tàu để được cấp Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần I, ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp vận tải biển phải nộp:
a) 01 bản sao hợp đồng thuê tàu;
b) 01 giấy ủy quyền theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.
4. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định tại điểm c khoản này; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn chủ tàu hoàn thiện hồ sơ ngay trong ngày làm việc;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định, cấp Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần I theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này và gửi chủ tàu 02 (hai) bản. Trường hợp không cấp Bản công bố phù hợp lao động hàng hải phần I, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời cho chủ tàu và nêu rõ lý do.
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam phê duyệt Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần II và cấp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải cho tàu biển Việt Nam có tổng dung tích từ 500 GT trở lên hoạt động tuyến quốc tế.
2. Chủ tàu gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần II và cấp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này;
b) 01 (một) bản sao Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần I đã được Cục Hàng hải Việt Nam cấp;
c) 01 (một) Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần II do chủ tàu lập theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này;
d) 01 (một) bản sao Hợp đồng Lao động thuyền viên và Thỏa ước Lao động tập thể còn hiệu lực;
đ) 01 (một) bản sao các quy trình quản lý lao động hàng hải của chủ tàu.
3. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định tại điểm c khoản này; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn chủ tàu hoàn thiện hồ sơ ngay trong ngày làm việc;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đăng kiểm Việt Nam có văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ; nếu kết quả thẩm định chưa đạt yêu cầu thì yêu cầu chủ tàu bổ sung, hoàn thiện;
d) Nếu kết quả thẩm định hồ sơ đạt yêu cầu, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo cho chủ tàu để tổ chức đánh giá việc thực hiện Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần II và các quy định của Công ước MLC 2006 trên tàu biển;
đ) Nếu kết quả đánh giá trên tàu biển đáp ứng các quy định của Công ước MLC 2006 thì trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành việc đánh giá, Cục Đăng kiểm Việt Nam phê duyệt Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần II, cấp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải cho tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này và gửi chủ tàu;
e) Nếu kết quả đánh giá trên tàu không đáp ứng các quy định của Công ước MLC 2006 thì trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành việc đánh giá, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không phê duyệt Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần II và việc không cấp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải.
4. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận Lao động hàng hải là 05 (năm) năm với điều kiện tàu phải được kiểm tra trung gian một lần trong khoảng thời gian từ ngày đến hạn hàng năm lần thứ hai đến ngày đến hạn hàng năm lần thứ ba kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải để bảo đảm tàu vẫn đáp ứng yêu cầu của Công ước MLC 2006.
Điều 5. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải tạm thời
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải tạm thời cho tàu biển Việt Nam có tổng dung tích từ 500 GT trở lên hoạt động tuyến quốc tế trong các trường hợp sau đây:
a) Tàu biển mới được bàn giao sau khi đóng;
b) Tàu thay đổi cờ quốc tịch;
c) Thay đổi chủ tàu.
2. Chủ tàu gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải tạm thời trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này;
b) Bản sao Hồ sơ đề nghị cấp Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần I đã được gửi tới Cục Hàng hải Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.
3. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định tại điểm c khoản này; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì có văn bản hướng dẫn chủ tàu hoàn thiện hồ sơ ngay trong ngày làm việc;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đăng kiểm Việt Nam có văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo cho chủ tàu để tổ chức kiểm tra trên tàu biển về các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này;
d) Nếu kết quả kiểm tra trên tàu biển đáp ứng các quy định của Công ước MLC 2006 thì trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành việc kiểm tra, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải tạm thời theo mẫu quy định tại Phụ lục VII của Thông tư này và gửi chủ tàu;
đ) Nếu kết quả kiểm tra trên tàu không đáp ứng các quy định của Công ước MLC 2006 thì trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành việc kiểm tra, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải trả lời chủ tàu bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải tạm thời.
4. Nội dung kiểm tra trên tàu biển:
a) Các nội dung quy định tại Công ước MLC 2006;
b) Tài liệu, hồ sơ chứng minh rằng tàu đã có đủ các quy trình đáp ứng yêu cầu liên quan của Công ước MLC 2006;
c) Thuyền trưởng nắm vững các quy định của Công ước MLC 2006 và các trách nhiệm thực hiện.
5. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận Lao động hàng hải tạm thời cấp cho 01 (một) tàu là không quá 06 (sáu) tháng. Không được cấp tiếp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải tạm thời sau khi Giấy chứng nhận Lao động hàng hải tạm thời cấp lần đầu hết hạn hiệu lực.
Điều 6. Mất hiệu lực, thu hồi Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần I
1. Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần I bị mất hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi tên tàu;
b) Tàu thay đổi cờ quốc tịch;
c) Thay đổi chủ tàu.
2. Trong trường hợp thay đổi nội dung của văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nêu trong Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần I, Cục Hàng hải Việt Nam có nghĩa vụ hướng dẫn điều chỉnh, sửa đổi Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần I cho phù hợp.
3. Cục Hàng hải Việt Nam thu hồi Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần I trong trường hợp chủ tàu giả mạo, tẩy xóa hoặc cố ý làm sai lệch các thông tin liên quan.
Điều 7. Mất hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận Lao động hàng hải
1. Giấy chứng nhận Lao động hàng hải bị mất hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Việc kiểm tra trung gian đối với tàu biển Việt Nam có tổng dung tích từ 500 GT trở lên hoạt động tuyến quốc tế không hoàn thành trong thời gian quy định tại khoản 4 Điều 4 của Thông tư này;
b) Cơ quan có thẩm quyền xác nhận tàu không còn phù hợp với quy định của Công ước MLC 2006;
c) Tàu thay đổi cờ quốc tịch;
d) Thay đổi chủ tàu;
đ) Thay đổi kết cấu, trang thiết bị hoặc phương thức tuân thủ Công ước MLC 2006 theo quy định.
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận Lao động hàng hải trong các trường hợp sau đây:
a) Tàu biển không còn khả năng đáp ứng đủ điều kiện tuân thủ quy định của pháp luật về lao động hàng hải;
b) Giả mạo, tẩy xóa hoặc cố ý làm sai lệch các thông tin liên quan nêu trong Giấy chứng nhận Lao động hàng hải và Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần II đã được phê duyệt.
1. Cảng vụ hàng hải kiểm tra việc thực hiện pháp luật về lao động hàng hải trên tàu biển Việt Nam có tổng dung tích nhỏ hơn 500 GT hoạt động tuyến quốc tế khi đến và rời vùng nước cảng biển thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Trường hợp chủ tàu có nguyện vọng được cấp Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải và Giấy chứng nhận Lao động hàng hải thì thực hiện như đối với tàu biển Việt Nam có tổng dung tích từ 500 GT trở lên hoạt động tuyến quốc tế quy định tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này.
3. Bản công bố phù hợp lao động hàng hải và Giấy chứng nhận lao động hàng hải cấp cho chủ tàu quy định tại khoản 2 Điều này mất hiệu lực, bị thu hồi theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Thông tư này.
Phí và lệ phí cấp, phê duyệt Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải, Giấy chứng nhận Lao động hàng hải thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan
1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có tàu biển được phê duyệt Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải, cấp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải:
a) Xuất trình Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải và Giấy chứng nhận Lao động hàng hải cho cảng vụ hàng hải, các cơ quan có liên quan tại cảng biển khi làm thủ tục cho tàu ra, vào cảng;
b) Thực hiện đúng theo nội dung trong Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải, Giấy chứng nhận Lao động hàng hải và các quy định của Công ước MLC 2006.
2. Trách nhiệm của cơ quan cấp, phê duyệt Bản công bố phù hợp lao động hàng hải, Giấy chứng nhận lao động hàng hải và kiểm tra về lao động hàng hải:
a) Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam: tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo đúng trình tự, thủ tục, thời gian quy định tại Thông tư này; chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định hồ sơ, phê duyệt và cấp Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải, Giấy chứng nhận Lao động hàng hải.
b) Cảng vụ hàng hải: kiểm tra việc thực hiện pháp luật về lao động hàng hải đối với tàu biển Việt Nam theo quy định.
3. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế: chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc cấp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải, Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần I và việc phê duyệt Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần II; kịp thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về những bất cập phát sinh và kiến nghị các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2015 và thay thế Thông tư số 45/2013/TT-BGTVT ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thủ tục cấp, phê duyệt, thu hồi Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải và Giấy chứng nhận Lao động hàng hải.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
BỘ TRƯỞNG
|
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP BẢN CÔNG BỐ PHÙ HỢP LAO ĐỘNG HÀNG HẢI PHẦN I
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /………… |
…………., ngày … tháng … năm … |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP BẢN CÔNG BỐ PHÙ HỢP LAO ĐỘNG HÀNG HẢI PHẦN I
(DMLC phần I)
Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam
- Tổ chức đề nghị:..............................................................................................................
Địa chỉ:..............................................................................................................................
Điện thoại:..................................................... ; Fax:...........................................................
- Chủ tàu:...........................................................................................................................
Địa chỉ:..............................................................................................................................
Điện thoại:................................................... ; Fax:.............................................................
Đề nghị cho tàu biển được cấp Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần I với các thông tin sau:
Tên tàu:................................................... ; Quốc tịch:........................................................
Năm đóng:............................................... ; Loại tàu:..........................................................
Hô hiệu/Số IMO:.......................................... ; Tổng trọng tải (DWT):....................................
Tổng dung tích:..................................................................................................................
Chúng tôi cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực của hồ sơ và quá trình hoạt động của tàu biển trên theo quy định của pháp luật./.
|
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ |
Đề nghị này xin được gửi hoặc fax về địa chỉ sau:
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
08 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84) 4 37683198 Fax: (84) 4 37683058
Email: dichvuvantai@vinamarine.gov.vn
MẪU VĂN BẢN ĐỒNG Ý ĐẢM NHẬN CÁC NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TÀU THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LAO ĐỘNG HÀNG HẢI NĂM 2006
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /………… |
…………., ngày … tháng … năm … |
GIẤY ỦY QUYỀN
Bên ủy quyền:
(Chủ sở hữu tàu)................................................................................................................
Bên nhận ủy quyền:
(Tổ chức, cá nhân đồng ý thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ tàu theo quy định của Công ước MLC 2006)
Nội dung:
Căn cứ hợp đồng số ... ngày ... giữa ... về việc ………………..(hợp đồng thuê tàu)
... (Bên ủy quyền) đồng ý giao cho ... (Bên nhận ủy quyền) thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ tàu theo quy định của Công ước MLC 2006 đối với tàu ...
... (Bên nhận ủy quyền) đồng ý đảm nhận các nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định của Công ước Lao động hàng hải năm 2006 thay cho ... (Bên ủy quyền) đối với tàu ...
Thời hạn ủy quyền:.............................................................................................................
BÊN ỦY QUYỀN |
BÊN NHẬN ỦY QUYỀN |
MẪU BẢN CÔNG BỐ PHÙ HỢP LAO ĐỘNG HÀNG HẢI PHẦN I
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
|
Số: ………… No. |
|
BẢN CÔNG BỐ PHÙ HỢP LAO ĐỘNG HÀNG HẢI - PHẦN I (DMLCI)
DECLARATION OF MARITIME LABOUR COMPLIANCE - PART I
(DMLC I)
(Công bố này phải kèm theo Giấy chứng nhận Lao động hàng hải của tàu)
(This Declaration must be attached to the ship's Maritime Labour Certificate)
Ban hành bởi: Cục Hàng hải Việt Nam
Issued by: Viet Nam Maritime Administration
Theo các quy định của Công ước MLC 2006, con tàu sau đây:
With respect to the provisions of the Maritime Labour Convention, 2006, the following referenced ship:
Têu tàu |
Số IMO |
Tổng dung tích |
|
|
|
được duy trì phù hợp với quy định của Tiêu chuẩn A5.1.3 của Công ước.
is maintained in accordance with Standard A5.1.3 of the Convention.
Người ký dưới đây thay mặt cơ quan có thẩm quyền, tuyên bố rằng:
The undersigned declares, on behalf of the abovementioned competent authority, that:
(a) Các quy định của Công ước Lao động hàng hải được bao gồm toàn bộ trong các quy định của quốc gia nói đến dưới đây;
The provisions of the Maritime Labour Convention are fully embodied in the national requirements referred to below;
(b) Các quy định của quốc gia được bao gồm trong các điều khoản ở dưới; các chú thích liên quan đến các quy định này được thêm vào nếu cần thiết;
The national requirements are contained in the national provisions referenced beIow; explanations concerning the content of those provisions are provided where necessary;
(c) Chi tiết của bất kỳ điều khoản tương đương nào trong Điều VI, khoản 3 và 4 của Công ước được nêu ra (theo quy định của quốc gia tương đương được liệt kê dưới đây);
The details of any substantial equivalencies under Article VI, paragraphs 3 and 4 of the Convention, are provided (under the corresponding national requirement listed below);
(d) Các điều khoản miễn trừ do cơ quan chức năng chấp thuận theo đề mục 3 của Công ước được nêu rõ trong các mục dưới đây;
Any exemptions granted by the competent authority in accordance with Title 3 of the Convention are clearly indicated in the section provided for this purpose below;
(e) Các quy định cụ thể đối với các loại tàu theo luật quốc gia cũng được nêu ở yêu cầu dưới đây.
Any ship-type specific requirements under national legislation are also referenced under the requirements concerned.
1. Độ tuổi tối thiểu (Quy định 1.1)
Minimum age (Regulation 1.1)
2. Giấy chứng nhận sức khỏe (Quy định 1.2)
Medical certification (Regulation 1.2)
3. Bằng cấp của thuyền viên (Quy định 1.3)
Qualifications of seafarers (Regulation 1.3)
4. Hợp đồng lao động của thuyền viên (Quy định 2.1)
Seafarers' employment agreements (Regulation 2.1)
5. Việc sử dụng các dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên tư nhân theo quy định hoặc được cấp phép (Quy định 1.4)
Use of any licensed or certified or regulated private recruitment and placement service (Regulation 1.4)
6. Thời gian làm việc hoặc nghỉ ngơi (Quy định 2.3)
Hours of work or rest (Regulation 2.3)
7. Định biên thuyền bộ trên tàu (Quy định 2.7)
Manning levels for the ship (Regulation 2.7)
8. Chỗ ở của thuyền viên (Quy định 3.1)
Accommodation (Regulation 3.1)
9. Khu vực giải trí trên tàu (Quy định 3.1)
On-board recreational facilities (Regulation 3.1)
10. Thực phẩm và cung ứng thực phẩm (Quy định 3.2)
Food and catering (Regulation 3.2)
11. Sức khỏe, an toàn và phòng ngừa tai nạn (Quy định 4.3)
Health and safety and accident prevention (Regulation 4.3)
12. Chăm sóc sức khỏe trên tàu (Quy định 4.1)
On-board medical care (Regulation 4.1)
13. Quy trình khiếu nại trên tàu (Quy định 5.1.5)
On-board complaint procedures (Regulation 5.1.5)
14. Thanh toán tiền lương (Quy định 2.2)
Payment of wages (Regulation 2.2)
|
Tên: ...................................................................... Name Chức danh:............................................................. Title Chữ ký:.................................................................. Signature Địa điểm: .............................................................. Place Ngày: .................................................................... Date Đóng dấu của tổ chức có thẩm quyền (nếu có) Seal or stamp of the authority (as appropriate) |
Các điều khoản tương đương
Substanial Equivalencies
Các điều khoản tương đương như quy định trong Điều VI, khoản 3 và 4 của Công ước, trừ các điều khoản nói ở trên, được ghi chú như sau:
The following substantial equivalencies, as provided under Article VI, paragraphs 3 and 4, of the Convention, except where stated above, are noted:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Không có điều khoản tương đương nào được áp dụng.
No equivalency has been granted.
Các điều khoản miễn trừ
Exemptions
Các điều khoản miễn trừ sau do cơ quan chức năng phê duyệt như nêu ở đề mục 3 của Công ước:
The following exemptions granted by the competent authority as provided in Title 3 of the Convention are noted:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Không có điều khoản miễn trừ nào được áp dụng.
No exemption has been granted.
|
Tên: ...................................................................... Name Chức danh:............................................................. Title Chữ ký:.................................................................. Signature Địa điểm: .............................................................. Place Ngày: .................................................................... Date Đóng dấu của tổ chức có thẩm quyền (nếu có) Seal or stamp of the authority (as appropriate) |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BGTVT ngày ... tháng ... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT BẢN CÔNG BỐ PHÙ HỢP LAO ĐỘNG HÀNG HẢI PHẦN Il VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI
Số kiểm soát:
Chúng tôi đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam phê duyệt Bản DMLCII và đánh giá thực hiện MLC 2006 trên tàu biển như chi tiết dưới đây:
ð Phê duyệt DMLCII |
ð Lần đầu |
ð Bổ sung sửa đổi |
|||||
ð Đánh giá MLC trên tàu |
ð Lần đầu |
ð Trung gian |
ð Cấp mới |
ð Tạm thời |
|||
ð Bổ sung (lý do: ) ð Khắc phục (lý do: ) |
|||||||
Tàu |
Tên tàu: |
Số hiệu: |
|||||
Loại tàu: |
Số IMO: |
||||||
Treo cờ: |
Ngày đăng ký: |
||||||
Cảng đăng ký: |
Tổng dung tích: |
||||||
Số GCN MLC (nếu có): |
Ngày đóng (đặt ki): |
||||||
Công ty |
Tên công ty: |
||||||
Số nhận dạng duy nhất (số IMO): |
|||||||
Người chịu trách nhiệm: |
Điện thoại: |
Email: |
|||||
Địa chỉ công ty: |
|||||||
Điện thoại: |
Fax: |
||||||
Lịch đánh giá tàu |
Ngày dự kiến: |
||||||
Địa điểm dự kiến: |
|||||||
Người liên hệ: Điện thoại: Email: |
|||||||
Điện thoại: |
Fax: |
||||||
Mọi chi phí liên quan đến các hoạt động nêu trên, kể cả lệ phí cấp giấy chứng nhận, sẽ được chi trả bởi:
Công ty:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax:
Mã số thuế/VAT Code (nếu có):
Ngày:
Đại diện bên đề nghị (ký tên/đóng dấu)
Đề nghị này xin được gửi hoặc fax về địa chỉ sau:
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
18 Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84) 4 37684715 ext.454 Fax: (84) 4 37684720
Email: truongpt@vr.org.vn hoặc vrqc@vr.org.vn
MẪU BẢN CÔNG BỐ PHÙ HỢP LAO ĐỘNG HÀNG HẢI PHẦN II
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Số:------------- No. |
BẢN CÔNG BỐ PHÙ HỢP LAO ĐỘNG HÀNG HẢI - PHẦN II (DMLC II) DECLARATION OF MARITIME LABOUR COMPLIANCE – PART II (DMLC II) |
(Bản DMLCII này đi kèm với Bản DMLCI số: -----------)
(This DMLCII is attached to the DMLCI No. )
Các biện pháp đảm bảo luôn tuân thủ giữa các đợt kiểm tra
Measures adopted to ensure ongoing compliance between inspections
Các biện pháp sau đây do chủ tàu thiết lập, được ghi vào Bản công bố kèm theo Giấy chứng nhận Lao động hàng hải, đảm bảo tuân thủ giữa các đợt kiểm tra
The following measures have been drawn up by the shipowner, named in the Maritime Labour Certificate to which this Declaration is attached, to ensure ongoing compliance between inspections
1. Tuổi lao động tối thiểu (Quy định 1.1) Minimum age (Regulation 1.1) Các biện pháp được Chủ tàu thực hiện: Measures taken by the Ship Owner: ................................................................................................................................ Tham khảo: Reference: ................................................................................................................................ |
ð |
2. Chứng nhận y tế (Quy định 1.2) Medical certification (Regulation 1.2) Các biện pháp được Chủ tàu thực hiện: Measures taken by the Ship Owner: ................................................................................................................................ Tham khảo: Reference: ................................................................................................................................ |
ð |
3. Chứng nhận năng lực chuyên môn của thuyền viên (Quy định 1.3) Qualification of seafarers (Regulation 1.3) Các biện pháp được Chủ tàu thực hiện: Measures taken by the Ship Owner: ................................................................................................................................ Tham khảo: Reference: ................................................................................................................................ |
ð |
4. Thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên (Quy định 2.1) Seafarers' employment agreements (Regulation 2.1) Các biện pháp được Chủ tàu thực hiện: Measures taken by the Ship Owner: ................................................................................................................................ Tham khảo: Reference: ................................................................................................................................ |
ð |
5. Việc sử dụng các dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên tư nhân theo quy định hoặc được cấp giấy phép (Quy định 1.4) Use of any licensed or certified or regulated private recruitment and placement service (Regulation 1.4) Các biện pháp được Chủ tàu thực hiện: Measures taken by the Ship Owner: ................................................................................................................................ Tham khảo: Reference: ................................................................................................................................ |
ð |
6. Giờ làm việc hoặc giờ nghỉ ngơi (Quy định 2.3) Hours of work or rest (Regulation 2.3) Các biện pháp được Chủ tàu thực hiện: Measures taken by the Ship Owner: ................................................................................................................................ Tham khảo: Reference: ................................................................................................................................ |
ð |
7. Định biên của tàu (Quy định 2.7) Manning levels for the ship (Regulation 2.7) Các biện pháp được Chủ tàu thực hiện: Measures taken by the Ship Owner: ................................................................................................................................ Tham khảo: Reference: ................................................................................................................................ |
ð |
8. Chỗ ở của thuyền viên (Quy định 3.1) Accommodation (Regulation 3.1) Các biện pháp được Chủ tàu thực hiện: Measures taken by the Ship Owner: ................................................................................................................................ Tham khảo: Reference: ................................................................................................................................ |
ð |
9. Khu vực giải trí trên tàu (Quy định 3.1) On-board recreational facilities (Regulation 3.1) Các biện pháp được Chủ tàu thực hiện: Measures taken by the Ship Owner: ................................................................................................................................ Tham khảo: Reference: ................................................................................................................................ |
ð |
10. Thực phẩm và cung ứng thực phẩm (Quy định 3.2) Food and catering (Regulation 3.2) Các biện pháp được Chủ tàu thực hiện: Measures taken by the Ship Owner: ................................................................................................................................ Tham khảo: Reference: ................................................................................................................................. |
ð |
11. Sức khỏe, an toàn và phòng ngừa tai nạn (Quy định 4.3) Health and safety and accident prevention (Regulation 4.3) Các biện pháp được Chủ tàu thực hiện: Measures taken by the Ship Owner: ................................................................................................................................ Tham khảo: Reference: ................................................................................................................................ |
ð |
12. Chăm sóc y tế trên tàu (Quy định 4.1) On-board medical care (Regulation 4.1) Các biện pháp được Chủ tàu thực hiện: Measures taken by the Ship Owner: ................................................................................................................................ Tham khảo: Reference: ................................................................................................................................ |
ð |
13. Quy trình khiếu nại trên tàu (Quy định 5.1.5) On-bard complaint procedures (Regulation 5.1.5) Các biện pháp được Chủ tàu thực hiện: Measures taken by the Ship Owner: ................................................................................................................................ Tham khảo: Reference: ................................................................................................................................ |
ð |
14. Thanh toán tiền lương (Quy định 2.2) Payment of wages (Regulation 2.2) Các biện pháp được Chủ tàu thực hiện: Measures taken by the Ship Owner: ................................................................................................................................ Tham khảo: Reference: ................................................................................................................................ |
ð |
Tôi dưới đây chứng nhận rằng các biện pháp nêu trên đã được soạn thảo đảm bảo luôn phù hợp, giữa các đợt kiểm tra, với các yêu cầu nêu tại Phần I.
I hereby certify that the above measures have been drawn up to provide ongoing compliance, between inspections, with the requirements listed in Part I.
|
Chủ tàu: Ship's owner:................................................................. Địa chỉ công ty: Company address:........................................................ Người được ủy quyền: Name of the authorized signatory................................... Chức vụ: Title:............................................................................. Chữ ký: Signature of the authorized:............................................ Ngày: Date: ............................................................................ (Đóng dấu/Stamp) |
Các biện pháp nêu trên đã được xem xét bởi Cục Đăng kiểm Việt Nam và, sau khi kiểm tra tàu, được xác định là thỏa mãn các mục đích nêu trong Tiêu chuẩn A5.1.3, mục 10(b), liên quan đến các biện pháp đảm bảo tính phù hợp từ đầu và liên tục với các yêu cầu nêu tại Phần I của Bản công bố này.
The above measures have been reviewed by Viet Nam Register and, following inspection of the ship, have been determined as meeting the purposes set out under Standard A5.1.3, paragraph 10(b), regarding measures to provide initial and ongoing compliance with the requirements set out in Part I of this Declaration.
|
Tên/Name: .............................................................. Chức danh/ Title: ..................................................... Địa chỉ/ Address: ..................................................... ............................................................................... ............................................................................... Chữ ký/ Signature:................................................... Nơi/ Place: .............................................................. Ngày/ Date: ............................................................ (Đóng dấu của Cơ quan có thẩm quyền)/ (Seal or stamp of the authority, as appropriate) |
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM |
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………… No. |
|
|
GIẤY CHỨNG NHẬN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI
MARITIME LABOUR CERTIFICATE
(Lưu ý: Kèm theo Giấy chứng nhận này phải có Bản Công bố phù hợp Lao động hàng hải)
(Note: This Certificate shall have a Declaration of Maritime Labour Compliance attached)
Cấp theo quy định của Điều V và Đề mục 5 của Công ước Lao động hàng hải năm 2006 (sau đây gọi là “Công ước”) theo ủy quyền của Chính phủ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Issued under the provisions of Article V and Title 5 of the Maritime Labour Convention, 2006 (referred to below as “the Convention”) under the authority of the Government of: THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Bởi CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM Địa chỉ: Số 18, đường Phạm Hùng, thành phố Hà Nội, Việt Nam
By VIETNAM REGISTER Address: No. 18, Pham Hung road, Ha Noi city, Viet Nam
Thông số của tàu
Particulars of ship
Tên tàu Name of Ship |
Số đăng ký hoặc số hiệu Distinctive Number or Letters |
Cảng đăng ký Port of Registry |
Ngày đăng ký Date of Registry |
Số IMO IMO Number |
Tổng dung tích1 Gross Tonnage1 |
|
|
|
|
|
|
Kiểu tàu Type of Ship |
Tên và địa chỉ chủ tàu2 Name and Address of the Shipowner2 |
|
|
Chúng nhận rằng:
This is to certify that:
1. Tàu đã được kiểm tra và xác nhận phù hợp với các yêu cầu của Công ước và các điều khoản của Bản Công bố phù hợp Lao động hàng hải kèm theo.
This ship has been inspected and verified to be in compliance with the requirements of the Convention, and the provisions of the attached Declaration of Maritime Labour Compliance.
2. Các điều kiện làm việc và sinh hoạt của thuyền viên quy định tại Phụ chương A5-I của Công ước thỏa mãn các yêu cầu của quốc gia nêu trên trong việc thực hiện Công ước. Các yêu cầu quốc gia này được tóm tắt trong Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải, Phần I.
The seafarers’ working and living conditions specified in Appendix A5-I of the Convention were found to correspond to the abovementioned country’s national requirements implementing the Convention. These national requirements are summarized in the Declaration of Maritime Labour Compliance, Part I.
1. Đối với các tàu áp dụng chế độ đo dung tích chuyển tiếp được IMO thông qua, tổng dung tích được ghi vào cột GHI CHÚ của Giấy chứng nhận dung tích quốc tế (1969). Xem Điều II(1)(c) của Công ước.
For ships covered by the interim scheme for tonnage measurement adopted by IMO, the gross tonnage is that which is included in the REMARKS column of the International Tonnage Certificate (1969). See Article II(1)(c) of the Convention.
2. Chủ tàu là người sở hữu tàu hoặc tổ chức hay người khác, như người quản lý, đại lý hoặc người thuê tàu trần, đảm nhận trách nhiệm đối với hoạt động của tàu từ người sở hữu và người, khi đảm nhận trách nhiệm đó, đã đồng ý chuyển giao các nhiệm vụ và trách nhiệm đối với các chủ tàu phù hợp với Công ước này, bất kể có hay không bất kỳ tổ chức hoặc người nào khác thực hiện các nhiệm vụ hoặc trách nhiệm nào đó thay mặt chủ tàu. Xem điều II(1)(j) của Công ước.
Shipowner means the owner of the ship or another organization or person, such as the manager, agent or bareboat charterer, who has assumed the responsibility for the operation of the ship from the owner and who, on assuming such responsibility, has agreed to take over the duties and responsibilities imposed on shipowners in accordance with this Convention, regardless of whether any other organizations or persons fulfil certain of the duties or responsibilities on behalf of the shipowner. See Article II(1)(j) of the Convention.
Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến ngày: với điều kiện tàu phải được kiểm tra phù hợp
This Certificate is valid until: ________________ subject to inspection in accordance
với Tiêu chuẩn A5.1.3 và A5.1.4 của Công ước.
with Standard A5.1.3 and A5.1.4 of the Convention.
Giấy chứng nhận này chỉ có hiệu lực khi Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải được cấp
This Certificate is valid only when the Declaration of Maritime Labour Compliance issued
Tại: Ngày: được đính kèm.
At:_______________________ On: ___________________________ is attached.
Ngày hoàn thành kiểm tra làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận này:
Completion date of the inspection on which this Certificate is based:____________________
Cấp tại: Ngày:
Issued at:______________________________ Date:___________________________________
Người ký tên dưới đây xác nhận Chính phủ nói trên đã ủy quyền cho Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận này.
The undersigned declares that Vietnam Register is duly authorized by the said Government to issue this Certificate.
|
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM VIETNAM REGISTER |
Kiểm tra xác nhận trung gian bắt buộc và, nếu yêu cầu, kiểm tra bổ sung bất kỳ
Endorsements for mandatory intermediate inspection and, if required, any additional inspection
Chứng nhận rằng tàu đã được kiểm tra phù hợp với Tiêu chuẩn A5.1.3 và A5.1.4 của Công ước và nhận thấy các điều kiện sống và làm việc của thuyền viên quy định tại Phụ chương A5-I của Công ước phù hợp với các yêu cầu của quốc gia nêu trên trong việc thực hiện Công ước.
This is to certify that the ship was inspected in accordance with Standards A5.1.3 and A5.1.4 of the Convention and that the seafarers’ working and living conditions specified in Appendix A5-I of the Convention were found to correspond to the abovementioned country’s national requirements implementing the Convention.
Kiểm tra trung gian: Intermediate inspection: (Hoàn thành vào trong khoảng giữa ngày ấn định kiểm tra hàng năm thứ hai hoặc thứ ba) (To be completed between the second and third anniversary dates) |
Chữ ký: Signed: _______________________________________ Địa điểm: Place:_________________________________________ Ngày: Date:__________________________________________ (Đóng dấu của tổ chức được ủy quyền) (Seal or stamp of the authority, as appropriate)
|
Kiểm tra xác nhận bổ sung (nếu yêu cầu)
Additional endorsements (if required)
Chứng nhận rằng tàu đã được kiểm tra bổ sung với mục đích xác nhận tàu tiếp tục phù hợp với các yêu cầu quốc gia trong việc thực hiện Công ước, như quy định tại Tiêu chuẩn A3.1, mục 3, của Công ước (đăng ký lại hoặc thay đổi lớn chỗ ở của thuyền viên) hoặc vì các lý do khác.
This is to certify that the ship was the subject of an additional inspection for the purpose of verifying that the ship continued to be in compliance with the national requirements implementing the Convention, as required by Standard A3.1, paragraph 3, of the Convention (re-registration or substantial alteration of accommodation) or for other reasons.
Kiểm tra bổ sung: Additional inspection: (Nếu yêu cầu) (If required) |
Chữ ký: Signed: _______________________________________ Địa điểm: Place:_________________________________________ Ngày: Date:__________________________________________ (Đóng dấu của tổ chức được ủy quyền) (Seal or stamp of the authority, as appropriate)
|
Kiểm tra bổ sung: Additional inspection: (Nếu yêu cầu) (If required) |
Chữ ký: Signed: _______________________________________ Địa điểm: Place:_________________________________________ Ngày: Date:__________________________________________ (Đóng dấu của tổ chức được ủy quyền) (Seal or stamp of the authority, as appropriate)
|
Kiểm tra bổ sung: Additional inspection: (Nếu yêu cầu) (If required) |
Chữ ký: Signed: _______________________________________ Địa điểm: Place:_________________________________________ Ngày: Date:__________________________________________ (Đóng dấu của tổ chức được ủy quyền) (Seal or stamp of the authority, as appropriate) |
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI TẠM THỜI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM |
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………… No. |
|
|
GIẤY CHỨNG NHẬN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI TẠM THỜI
INTERIM MARITIME LABOUR CERTIFICATE
Cấp theo quy định của Điều V và Đề mục 5 của Công ước Lao động hàng hải năm 2006 (sau đây gọi tắt là “Công ước”) theo ủy quyền của Chính phủ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Issued under the provisions of Article V and Title 5 of the Maritime Labour Convention, 2006 (referred to below as “the Convention”) under the authority of the Government of: THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Bởi CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM Địa chỉ: Số 18, đường Phạm Hùng, thành phố Hà Nội, Việt Nam
By VIETNAM REGISTER Address: No. 18, Pham Hung road, Ha Noi city, Viet Nam
Thông số của tàu
Particulars of ship
Tên tàu Name of Ship |
Số đăng ký hoặc số hiệu Distinctive Number or Letters |
Cảng đăng ký Port of Registry |
Ngày đăng ký Date of Registry |
Số IMO IMO Number |
Tổng dung tích1 Gross Tonnage1 |
|
|
|
|
|
|
Kiểu tàu Type of Ship |
Tên và địa chỉ chủ tàu2 Name and Address of the Shipowner2 |
|
|
Chứng nhận rằng, theo mục đích của mục 7, Tiêu chuẩn A5.1.3, của Công ước:
This is to certify, for the purposes of Standard A5.1.3, paragraph 7, of the Convention, that:
(a) Tàu này đã được kiểm tra, đến mức hợp lý và thực tế có thể thực hiện được, theo các nội dung được liệt kê trong Phụ chương A5-I của Công ước, lưu ý đến việc thẩm tra xác nhận các mục được nêu ở (b), (c) và (d) dưới đây;
This ship has been inspected, as far as reasonable and practicable, for the matters listed in Appendix A5-I to the Convention, taking into account verification of items under (b), (c) and (d) below;
(b) Chủ tàu đã chứng minh với cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận là tàu có các quy trình thích hợp để tuân thủ Công ước;
The shipowner has demonstrated to the competent authority or recognized organization that the ship has adequate procedures to comply with the Convention;
(c) Thuyền trưởng nắm được các yêu cầu của Công ước và trách nhiệm thực hiện; và
The master is familiar with the requirements of the Convention and the responsibilities for implementation; and
(d) Thông tin thích hợp đã được đệ trình cho cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận để cấp Bản Công bố phù hợp Lao động hàng hải.
Relevant information has been submitted to the competent authority or recognized organization to produce a Declaration of Maritime Labour Compliance.
1 Đối với các tàu áp dụng chế độ đo dung tích chuyển tiếp được IMO thông qua, tổng dung tích được ghi vào cột GHI CHÚ của Giấy chứng nhận dung tích quốc tế (1969). Xem Điều II(1)(c) của Công ước.
For ships covered by the tonnage measurement interim scheme adopted by the IMO, the gross tonnage is that which is included in the REMARKS colunm of the International Tonnage Certificate (1969). See Article II(1)(c) of the Convention.
2 Chủ tàu là người sở hữu tàu hoặc tổ chức hay người khác, như người quản lý, đại lý hoặc người thuê tàu trần, đảm nhận trách nhiệm đối với hoạt động của tàu từ người sở hữu và người, khi đảm nhận trách nhiệm đó, đã đồng ý chuyển giao các nhiệm vụ và trách nhiệm đối với các chủ tàu phù hợp với Công ước này, bất kể có hay không bất kỳ tổ chức hoặc người nào khác thực hiện các nhiệm vụ hoặc trách nhiệm nào đó thay mặt chủ tàu. Xem điều II(1)(j) của Công ước.
Shipowner means the owner of the ship or another organization or person, such as the manager, agent or bareboat charterer, who has assumed the responsibility for the operation of the ship from the owner and who, on assuming such responsibility, has agreed to take over the duties and responsibilities imposed on shipowners in accordance with this Convention, regardless of whether any other organizations or persons fulfil certain of the duties or responsibilities on behalf of the shipowner. See Article II(1)(j) of the Convention.
Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến ngày:...với điều kiện tàu phải được kiểm tra phù hợp với
This Certificate is valid until:...subject to inspection inaccordance with
Tiêu chuẩn A5.1.3 và A5.1.4 của Công ước.
Standard A5.1.3 and A5.1.4 of the Convention.
Ngày hoàn thành kiểm tra làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận này:
Completion date of the inspection on which this Certificate is based_____________________
Cấp tại: Ngày:
Issued at:_____________________________________ Date:____________________________
Người ký tên dưới đây xác nhận Chính phủ nói trên đã ủy quyền cho Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận này.
The undersigned declaxes that Viet Nam Register is duly authorized by the said Government to issue this Certificate.
|
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM VIET NAM REGISTER |
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục III và Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thủ tục cấp, phê duyệt, thu hồi Bản công bố phù hợp lao động hàng hải và Giấy chứng nhận Lao động hàng hải
1. Bổ sung vào Phụ lục III các số thứ tự 15 và 16 sau số thứ tự 14 như sau:
“15. An ninh tài chính để hồi hương thuyền viên (Quy định 2.5)
Financial security for repatriation (Regulation 2.5)
16. An ninh tài chính liên quan đến trách nhiệm của Chủ tàu (Quy định 4.2)
Financial security relating to Shipowners’ liability (Regulation 4.2)”
Xem nội dung VB
1. Giấy chứng nhận lao động hàng hải được cấp cho tàu bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc một tổ chức được công nhận được ủy quyền, có thời hạn không quá năm năm. Một danh sách các hạng mục phải được kiểm tra và được chứng minh đáp ứng các luật và các quy định quốc gia hoặc các biện pháp khác để thực thi các yêu cầu của Công ước này đối với các điều kiện làm việc và sống của thuyền viên trên tàu trước khi có thể cấp một giấy chứng nhận lao động hàng hải nêu tại Phụ chương A5-I.
2. Hiệu lực của giấy chứng nhận lao động hàng hải phải chịu một đợt kiểm tra trung gian do cơ quan có thẩm quyền, hoặc một tổ chức được công nhận được ủy quyền kiểm tra, thực hiện để đảm bảo liên tục phù hợp với các yêu cầu quốc gia thực thi Công ước này. Nếu chỉ có một đợt kiểm tra trung gian và thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận là năm năm, thì đợt kiểm tra trung gian đó phải được thực hiện trong khoảng thời gian đến hạn hàng năm lần thứ hai hoặc thứ ba của giấy chứng nhận. Ngày đến hạn là ngày và tháng của từng năm tương ứng với ngày hết hạn của giấy chứng nhận lao động hàng hải. Phạm vi và mức độ của kiểm tra trung gian bằng kiểm tra cấp mới của giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận phải được xác nhận sau khi kiểm tra trung gian thỏa mãn.
3. Bất kể mục 1 của Tiêu chuẩn này, nếu kiểm tra cấp mới hoàn thành trong vòng ba tháng trước ngày hết hạn của giấy chứng nhận lao động hàng hải hiện có thì giấy chứng nhận lao động mới có hiệu lực từ ngày hoàn thành kiểm tra cấp mới không quá năm năm tính từ ngày hết hạn của giấy chứng nhận hiện có.
4. Nếu kiểm tra cấp mới hoàn thành quá ba tháng trước ngày hết hạn của giấy chứng nhận lao động hàng hải hiện có, giấy chứng nhận lao động hàng hải mới có hiệu lực không quá năm năm tính từ ngày hoàn thành kiểm tra cấp mới.
5. Một giấy chứng nhận lao động hàng hải có thể được cấp tạm thời:
(a) cho tàu mới được bàn giao;
(b) khi tàu đổi cờ; hoặc
(c) khi chủ tàu nhận trách nhiệm khai thác một tàu mới.
6. Một giấy chứng nhận lao động hàng hải tạm thời có thể được cấp trong một thời gian không quá sáu tháng bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc một tổ chức được công nhận được ủy quyền.
7. Chỉ được cấp một giấy chứng nhận hàng hải tạm thời sau khi kiểm tra xác nhận rằng:
(a) tàu đã được kiểm tra, đến mức phù hợp và thực tế có thể, đối với các vấn đề nêu tại Phụ chương A5-I, xét đến kiểm tra xác nhận các hạng mục nêu tại các mục (b), (c) và (d) của mục này.
(b) chủ tàu đã chứng minh với cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận rằng tàu đã có đủ các quy trình thỏa mãn Công ước này;
(c) thuyền trưởng nắm vững các yêu cầu của Công ước này và các trách nhiệm thực hiện; và
(d) thông tin liên quan được trình cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận để cấp một bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải.
8. Một đợt kiểm tra toàn diện phù hợp với Tiêu chuẩn này phải được thực hiện trước ngày hết hạn của giấy chứng nhận tạm thời để có thể cấp giấy chứng nhận lao động hàng hải dài hạn. Không được cấp thêm giấy chứng nhận tạm thời sau thời gian 06 tháng ban đầu như nêu tại mục 6 của Tiêu chuẩn này. Không cần thiết phải cấp một bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải trong khi giấy chứng nhận tạm thời còn hiệu lực.
9. Giấy chứng nhận lao động hàng hải, giấy chứng nhận lao động hàng hải tạm thời và bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải được lập theo mẫu phù hợp với các mẫu nêu tại Phụ trương A5-II.
10. Bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải kèm theo giấy chứng nhận lao động hàng hải gồm hai phần:
(a) Phần I được cơ quan có thẩm quyền lập:
(i) xác định danh mục các hạng mục kiểm tra phù hợp với mục 1 của Tiêu chuẩn này;
(ii) xác định các yêu cầu quốc gia bao gồm các điều khoản liên quan của Công ước này bằng cách đưa ra một danh mục tham khảo các điều khoản của luật quốc gia liên quan cũng như, tới phạm vi cần thiết, thông tin ngắn gọn về nội dung chính của các yêu cầu quốc gia;
(iii) chỉ ra các yêu cầu cụ thể đối với loại tàu theo phạm vi pháp luật quốc gia;
(iv) ghi mọi điều khoản tương đương được thông qua theo mục 3 Điều VI; và
(v) cho biết rõ bất kỳ miễn giảm nào được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại Đề mục 3; và
(b) Phần II được chủ tàu lập và xác định các biện pháp đã thông qua bảo đảm luôn phù hợp với các yêu cầu quốc gia giữa các đợt kiểm tra và các biện pháp đề xuất đảm bảo luôn cải thiện.
Cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận được ủy quyền chứng nhận Phần II và cấp bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải.
11. Các kết quả của mọi đợt kiểm tra hoặc kiểm tra xác nhận khác sau đó thực hiện đối với tàu và mọi khiếm khuyết đáng kể trong khi kiểm tra xác nhận đó phải được ghi lại, cùng với ngày mà các khiếm khuyết đã được khắc phục. Biên bản này, kèm theo bản dịch tiếng Anh khi không sử dụng bằng tiếng Anh, phù hợp với các văn bản pháp luật hoặc các quy định quốc gia, phải được ghi vào hoặc viết thêm vào bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải hoặc bằng cách nào đó để sẵn sàng cho thuyền viên, các thanh tra viên của Quốc gia tàu mang cờ, các nhân viên được ủy
quyền của Chính quyền cảng và các đại diện của chủ tàu và thuyền viên.
12. Một giấy chứng nhận lao động hàng hải có hiệu lực và bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải, kèm theo một bản dịch tiếng Anh nếu không sử dụng tiếng Anh, phải có trên tàu và một bản sao dán tại một vị trí dễ thấy trên tàu. Một bản sao phù hợp với các văn bản pháp luật và quy định quốc gia, phải sẵn sàng theo yêu cầu, cho thuyền viên, các thanh tra viên của Quốc gia tàu mang cờ, các nhân viên được ủy quyền của Chính quyền cảng và các đại diện của chủ tàu và thuyền viên.
13. Yêu cầu một bản dịch tiếng Anh tại mục 11 và 12 của Tiêu chuẩn này không áp dụng với tàu không chạy tuyến quốc tế.
14. Một giấy chứng nhận cấp theo mục 1 hoặc 5 của Tiêu chuẩn này sẽ mất hiệu lực trong bất kỳ trường hợp nào sau đây:
(a) nếu các đợt kiểm tra liên quan không hoàn thành trong các thời gian quy định tại mục 2 của tiêu chuẩn này;
(b) nếu giấy chứng nhận không được xác nhận phù hợp với mục 2 của Tiêu chuẩn này;
(c) khi tàu đổi cờ;
(d) khi chủ tàu không còn trách nhiệm khai thác tàu; và
(e) khi thực hiện thay đổi đáng kể về kết cấu hoặc thiết bị nêu tại Đề mục 3.
15. Trong trường hợp nêu tại mục 14(c), (d) hoặc (e) của Tiêu chuẩn này, giấy chứng nhận mới sẽ chỉ được cấp khi cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận cấp giấy chứng nhận mới thỏa mãn hoàn toàn rằng tàu phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn này.
16. Giấy chứng nhận lao động hàng hải sẽ bị cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận được quốc gia tàu mang cờ ủy quyền thu hồi, nếu có bằng chứng cho thấy tàu đó không thỏa mãn các yêu cầu của Công ước này và chưa có hành động khắc phục nào được yêu cầu được thực hiện.
17. Khi cân nhắc thu hồi một giấy chứng nhận lao động hàng hải theo mục 16 của Tiêu chuẩn này, cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận phải xét mức độ nghiêm trọng hoặc số lượng các khiếm khuyết.
Xem nội dung VB
...
3. Một Thành viên không có tư cách thực thi các quyền và nguyên tắc nêu tại Phần A của Bộ luật có thể, trừ khi có quy định khác của Công ước này, thực hiện Phần A thông qua các điều khoản trong luật và các quy định của họ hoặc các biện pháp khác được coi là cơ bản tương đương với các điều khoản của Phần A.
4. Chỉ cho mục đích của mục 3 của Điều này, mọi luật, quy định, thoả ước tập thể hoặc các biện pháp thực hiện khác phải được xem là cơ bản tương đương, trong nội dung của Công ước này, nếu Quốc gia thành viên thấy rằng:
(a) có lợi để đạt được hoàn toàn mục tiêu chung và mục đích của điều khoản hoặc các điều khoản của Phần A của Bộ luật liên quan; và
(b) làm cho điều khoản hoặc các điều khoản của Phần A của Bộ luật liên quan có hiệu lực.
Xem nội dung VB
Quy định 3.1 - Khu vực sinh hoạt và phương tiện giải trí
Mục đích: Đảm bảo thuyền viên có tiện nghi sinh hoạt và phương tiện giải trí phù hợp trên tàu.
1. Mỗi Thành viên phải đảm bảo các tàu mang cờ của mình được trang bị và duy trì khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí thích hợp cho thuyền viên làm việc hoặc sống trên tàu, hoặc cả hai, phù hợp với việc tăng cường sức khoẻ thể chất và tinh thần của thuyền viên.
2. Các yêu cầu của Bộ luật về thực hiện Quy định này liên quan đến kết cấu và trang thiết bị của tàu chỉ áp dụng với các tàu được đóng vào hoặc sau ngày Công ước này có hiệu lực đối với các Thành viên liên quan. Đối với các tàu đóng trước ngày đó, các yêu cầu liên quan đến kết cấu và trang thiết bị của tàu quy định tại Công ước về khu vực sinh hoạt của thuyền viên (sửa đổi), 1949 (Số 92), và Công ước về khu vực sinh hoạt của thuyền viên (các Điều khoản bổ sung) 1970 (Số 133), phải tiếp tục được thực hiện tới mức độ mà chúng đã được áp dụng, trước ngày đó, theo quy định của các văn bản pháp luật hoặc thực tiễn của Thành viên liên quan. Một tàu được xem là được đóng mới vào ngày nó được đặt sống chính hoặc khi nói ở giai đoạn đóng mới tương tự.
3. Trừ khi có quy định khác đi, bất kỳ yêu cầu nào trong sửa đổi, bổ sung của Bộ luật liên quan đến các điều khoản về khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí của thuyền viên chỉ áp dụng đối với những tàu đóng vào hoặc sau ngày sửa đổi, bổ sung đó có hiệu lực đối với Thành viên liên quan.
Tiêu chuẩn A3.1 - Khu vực sinh hoạt và phương tiện giải trí
1. Mỗi Thành viên phải thông qua các văn bản pháp luật và quy định quốc gia yêu cầu tàu mang cờ quốc tịch của mình:
(a) đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu để đảm bảo mọi khu vực sinh hoạt của thuyền viên, làm việc hoặc sống trên tàu, hoặc cả hai, an toàn, thích hợp và phù hợp với các quy định liên quan của Tiêu chuẩn này; và
(b) được kiểm tra lần đầu và các lần tiếp theo để đảm bảo sự phù hợp với Tiêu chuẩn này.
2. Trong việc xây dựng và áp dụng các văn bản pháp luật và quy định để thực hiện Tiêu chuẩn này, cơ quan có thẩm quyền, sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan, phải:
(a) Lưu ý đến Quy định 4.3 và các điều khoản của Bộ luật liên quan về bảo vệ an toàn và sức khoẻ, và ngăn ngừa tai nạn dựa trên các nhu cầu đặc thù của thuyền viên sống và làm việc trên tàu, và
(b) xem xét thoả đáng đối với hướng dẫn nêu tại Phần B của Bộ luật này.
3. Tiến hành việc kiểm tra theo Quy định 5.1.4 khi:
(a) một tàu được đăng ký hoặc đăng ký lại; hoặc
(b) khu vực sinh hoạt của thuyền viên trên tàu đã được hoán cải lớn.
4. Cơ quan có thẩm quyền phải lưu ý đặc biệt để đảm bảo thực hiện các yêu cầu của Công ước này về:
(a) kích thước các buồng và các không gian sinh hoạt khác;
(b) sưởi và thông gió;
(c) tiếng ồn, chấn động và các yếu tố môi trường khác;
(d) các phương tiện vệ sinh;
(e) chiếu sáng; và
(f) khu vực y tế.
5. Cơ quan có thẩm quyền của mỗi Thành viên phải yêu cầu tàu mang cờ quốc tịch của mình đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu về khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí trên tàu nêu tại các mục 6 đến 17 của Tiêu chuẩn này.
6. Với các yêu cầu chung về khu vực sinh hoạt:
(a) Khu vực sinh hoạt của thuyền viên phải có đủ chiều cao; chiều cao cho phép tối thiểu ở khu vực sinh hoạt của tất cả thuyền viên, nếu cần thiết phải có sự di chuyển đầy đủ một cách tự do, không được nhỏ hơn 203 cm; cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép một số giảm bớt có giới hạn về chiều cao ở bất kỳ không gian nào, hoặc một phần của không gian bất kỳ, trong khu vực sinh hoạt đó nếu thỏa mãn rằng các giảm bớt đó:
(i) có thể chấp nhận được; và
(ii) không gây ra sự bất tiện cho thuyền viên.
(b) khu vực sinh hoạt phải được bọc cách nhiệt phù hợp;
(c) đối với các tàu không phải tàu khách, như định nghĩa tại Quy định 2(e) và (f) của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974, đã được sửa đổi, bổ sung (“Công ước SOLAS”), phải bố trí các buồng ngủ trên đường nước ở giữa hoặc đuôi tàu, trừ các trường hợp ngoại lệ, nếu kích thước, kiểu hoặc công dụng dự kiến của tàu cho thấy bất kỳ vị trí nào khác đều không thể thực hiện được, các buồng ngủ có thể được bố trí tại phần mũi tàu, nhưng trong mọi trường hợp không được bố trí trước vách chống va;
(d) đối với tàu khách, và các tàu đặc biệt được đóng phù hợp với Bộ luật về an toàn đối với tàu có công dụng đặc biệt, 1983, của IMO và các phiên bản sau đó (sau đây gọi là “tàu có công dụng đặc biệt”), cơ quan có thẩm quyền có thể, với điều kiện tàu có các bố trí thỏa mãn phục vụ cho việc thông gió và chiếu sáng, cho phép bố trí các buồng ngủ dưới đường nước, nhưng trong mọi trường hợp không được bố trí các buồng ngủ ngay dưới các lối đi làm việc;
(e) không được có lỗ trực tiếp vào buồng ngủ từ không gian chứa hàng và buồng máy hoặc từ nhà bếp, kho dự trữ, buồng sấy hoặc khu vực vệ sinh chung; các vách ngăn chia những không gian đó với buồng ngủ và các vách ngoài phải được làm bằng thép hoặc vật liệu tương đương khác được duyệt, và phải kín nước và kín khí;
(f) vật liệu được sử dụng để chế tạo vách nội bộ, ván lót, tấm phủ, sàn và các liên kết phải phù hợp với mục đích sử dụng và đảm bảo môi trường sức khoẻ;
(g) phải trang bị chiếu sáng đầy đủ và thoát nước hiệu quả; và
(h) khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí, phục vụ ăn uống phải thỏa mãn các yêu cầu trong Quy định 4.3, và các điều khoản liên quan của Bộ luật, về bảo vệ sức khoẻ và an toàn, phòng ngừa tai nạn, về phòng ngừa nguy cơ tiếp xúc với các mức độ độc hại của tiếng ồn và chấn động, các yếu tố môi trường khác và hoá chất trên tàu, cung cấp cho thuyền viên môi trường sống là làm việc được chấp nhận trên tàu.
7. Các yêu cầu thông gió và sưởi:
(a) các buồng ngủ và phòng ăn phải được thông gió đầy đủ;
(b) các tàu, trừ những tàu thường xuyên hoạt động trong các điều kiện khí hậu ôn hoà không yêu cầu điều này, phải được trang bị điều hoà tại khu vực sinh hoạt của thuyền viên, cho mọi buồng vô tuyến điện riêng biệt và cho mọi buồng điều khiển máy tập trung;
(c) tất cả các khu vực vệ sinh phải được thông gió bằng khí trời, độc lập với các phần bất kỳ khác của khu vực sinh hoạt; và
(d) cung cấp đủ nhiệt bằng một hệ thống sưởi phù hợp, trừ các tàu chuyên chạy trong vùng khí hậu nhiệt đới.
8. Đối với các yêu cầu chiếu sáng, tuỳ theo các hệ thống đặc biệt nếu có thể được cho phép trên các tàu khách, các buồng ngủ và buồng ăn phải được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên và được cung cấp đủ chiếu sáng nhân tạo.
9. Nếu tàu được yêu cầu phải có khu vực để người ngủ, thì phải áp dụng các yêu cầu sau đối với phòng ngủ:
(a) với tàu không phải tàu khách, phải có một buồng ngủ cá nhân cho mỗi thuyền viên; với tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 hoặc tàu có công dụng đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép miễn giảm các yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan;
(b) phải trang bị các buồng ngủ riêng biệt cho nam giới và nữ giới;
(c) các buồng ngủ phải có kích thước phù hợp và được trang bị hợp lý đảm bảo tiện nghi và gọn gàng;
(d) trong mọi trường hợp, phải trang bị cho mỗi người một giường nằm riêng biệt;
(e) các kích thước trong tối thiểu của một giường nằm là 198 cm x 80 cm;
(f) diện tích sàn buồng ngủ của thuyền viên có một giường không nhỏ hơn:
(i) 4,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000;
(ii) 5,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 3.000 đến dưới 10.000;
(iii) 7 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 10.000 trở lên.
(g) tuy nhiên, nhằm mục đích trang bị các phòng ngủ một giường cho các tàu có tổng dung tích dưới 3.000, các tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép giảm bớt diện tích sàn của buồng ngủ;
(h) với tàu không phải tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000, có thể bố trí tối đa hai thuyền viên mỗi buồng ngủ; diện tích sàn của các buồng ngủ đó không nhỏ hơn 7 mét vuông;
(i) diện tích sàn của các buồng ngủ cho thuyền viên không phải sĩ quan trên tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt không được nhỏ hơn:
(i) 7,5 mét vuông đối với các buồng dành cho hai người;
(ii) 11,5 mét vuông đối với các buồng dành cho ba người;
(iii) 14,5 mét vuông đối với các buồng dành cho bốn người;
(j) buồng ngủ trên tàu có công dụng đặc biệt có thể chứa nhiều hơn bốn người; diện tích sàn các buồng ngủ đó không nhỏ hơn 3,6 mét vuông mỗi người;
(k) trên các tàu không phải tàu khách hoặc tàu có công dụng đặc biệt, các buồng ngủ cho sĩ quan trên tàu, nếu không có phòng khách hoặc phòng làm việc ban ngày riêng cho cá nhân, thì diện tích sàn cho mỗi người không nhỏ hơn:
(i) 7,5 mét vuông đối với tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000;
(ii) 8,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 3.000 trở lên nhưng nhỏ hơn 10.000;
(iii) 10 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 10.000 trở lên;
(l) trên các các tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt không, các buồng ngủ cho sĩ quan trên tàu, nếu có phòng khách hoặc làm việc ban ngày riêng cho cá nhân, thì diện tích sàn cho mỗi sĩ quan cấp thấp không nhỏ hơn 7,5 mét vuông và cho các sĩ quan cấp cao không nhỏ hơn 8,5 mét vuông; các sĩ quan cấp thấp là sĩ quan cấp vận hành, và sĩ quan cấp cao là sĩ quan cấp quản lý;
(m) thuyền trưởng, máy trưởng và đại phó phải có, ngoài các buồng ngủ của họ, một phòng khách, phòng làm việc ban ngày liên kề hoặc không gian bổ sung tương đương; các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miễn trừ yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan;
(n) đối với mỗi thuyền viên, đồ đạc gồm có một tủ quần áo với thể tích rộng rãi (tối thiểu 475 lít) và một ngăn kéo hoặc không gian tương đương tối thiểu 56 lít; nếu ngăn kéo liền với tủ quần áo thì tổng thể tích tối thiểu phải là 500 lít; tủ phải có một giá sách và có thể được khoá bởi người sử dụng để đảm bảo tính riêng tư;
(o) mỗi buồng ngủ phải có một bàn hoặc bàn viết, có thể là kiểu cố định, kiểu trượt hoặc kiểu gấp bản lề, và với chỗ ngồi thoải mái, nếu cần thiết.
10. Các yêu cầu đối với phòng ăn:
(a) phòng ăn phải bố trí cách biệt với buồng ngủ và gần bếp đến mức thực tế có thể thực hiện được; các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miến giảm yêu cầu đó sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan; và
(b) các phòng ăn phải có kích thước và tiện nghi phù hợp và được trang bị và bố trí hợp lý (bao gồm cả các phương tiện tiện phục vụ ăn uống), lưu ý đến số lượng thuyền viên có thể sử dụng chúng tại cùng một thời điểm bất kỳ; phải có các quy định về các trang bị phòng ăn được sử dụng chung hoặc riêng, nếu thích hợp.
11. Các yêu cầu đối với các phương tiện vệ sinh:
(a) thuyền viên phải có các phương tiện vệ sinh thỏa mãn các tiêu chuẩn tối thiểu về sức khoẻ và vệ sinh, và các tiêu chuẩn tiện nghi có thể chấp nhận được, phải có các phương tiện vệ sinh riêng biệt cho nam giới và nữ giới;
(b) phải có các phương tiện vệ sinh với khả năng tiếp cận dễ dàng của buồng lái và buồng máy hoặc gần trung tâm điều khiển buồng máy; các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miễn trừ yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan;
(c) phải bố trí tại vị trí thích hợp trên tàu tối thiểu một nhà vệ sinh, một chậu rửa và một bồn tắm hoặc nơi tắm có vòi hoa sen, hoặc cả hai, cho mỗi nhóm sáu người hoặc ít hơn không có các phương tiện dành riêng cho cá nhân;
(d) trừ tàu khách, mỗi buồng ngủ phải được trang bị một chậu rửa có vòi nước nóng lạnh, trừ khi có chậu rửa như vậy được bố trí trong phòng tắm cá nhân.
(e) với các tàu khách thường chạy không quá bốn giờ, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét các bố trí đặc biệt hoặc giảm số lượng thiết bị yêu cầu; và
(f) vòi nước sạch nóng lạnh phải sẵn có tại mọi vị trí rửa.
12. Đối với các yêu cầu khu vực bệnh viện, tàu có từ 15 thuyền viên trở lên và dự định chạy trên ba ngày phải có khu vực bệnh viện riêng biệt được sử dụng riêng cho mục đích chăm sóc y tế; cơ quan có thẩm quyền có thể giảm bớt yêu cầu này đối với các tàu hoạt động ven biển; khi phê duyệt khu vực bệnh viện trên tàu, cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo khu vực này, trong mọi điều kiện thời tiết, có thể dễ dàng tiếp cận, cung cấp chỗ ở thoải mái và cho phép thuyền viên được chăm sóc phù hợp và kịp thời.
13. Phải có phương tiện giặt quần áo được bố trí và trang bị thích hợp.
14. Tất cả các tàu phải có một hoặc một số khu vực trên boong hở, có đủ diện tích tương ứng với kích thước tàu và số thuyền viên trên tàu, để thuyền viên có thể đến đó khi không phải thực hiện nhiệm vụ.
15. Tất cả các tàu phải có các văn phòng riêng hoặc một văn phòng chung cho bộ phận boong và máy sử dụng; tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miễn trừ yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên.
16. Các tàu thường xuyên ra vào các cảng có nhiều muỗi phải được trang bị các thiết bị theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
17. Các tiện nghi, thiết bị và phương tiện giải trí, để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của thuyền viên phải sống và làm việc trên tàu, phải được trang bị cho lợi ích của mọi thuyền viên, lưu ý đến Quy định 4.3 và các điều khoản liên quan của Bộ luật về bảo vệ an toàn và sức khoẻ, và phòng ngừa tai nạn.
18. Cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy quyền kiểm tra thường xuyên trên tàu, đảm bảo khu vực sinh hoạt của thuyền viên sạch sẽ, có thể ở được và được bảo dưỡng với tình trạng tốt. Kết quả của các đợt kiểm tra như vậy phải được lập thành hồ sơ và luôn có sẵn cho việc xem xét.
19. Đối với các tàu nếu có nhu cầu phải quan tâm đến, không có sự phân biệt, lợi ích của các thuyền viên với tôn giáo và thành phần xã hội khác nhau, cơ quan có thẩm quyền có thể, sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên, cho phép áp dụng khác đôi chút so với các Tiêu chuẩn này, với điều kiện sự sai khác đó không làm cho toàn bộ các phương tiện trở lên kém tiện nghi hơn khi áp dụng Tiêu chuẩn này.
20. Mỗi Thành viên có thể, sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan, miễn trừ cho các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 200 nếu có lý do có thể chấp nhận, xét đến kích thước và số lượng thuyền viên trên tàu, liên quan đến các yêu cầu của các điều khoản sau đây của Tiêu chuẩn này:
(a) các mục 7(b), 11(d) và 13; và
(b) mục 9(f) và toàn bộ từ (h) đến (l), chỉ đối với diện tích sàn.
21. Chỉ có thể miễn trừ các yêu cầu của Tiêu chuẩn này nếu chúng được cho phép rõ ràng trong Tiêu chuẩn này, và chỉ trong các trường hợp đặc biệt mà các miễn trừ đó có thể được chứng minh một cách rõ ràng dựa trên các lý lẽ đủ mạnh và tuỳ thuộc vào việc bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho thuyền viên.
Hướng dẫn B3.1 - Khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí
Hướng dẫn B3.1.1 - Thiết kế và kết cấu
1. Các vách ngoài của các buồng ngủ và phòng ăn phải được bọc thích hợp. Tất cả các vách quây buồng máy và biên của nhà bếp và các không gian khác sinh ra nhiệt phải được bọc thích hợp nếu có khả năng gây ra các ảnh hưởng nhiệt trong khu vực sinh hoạt và các lối đi liền kề. Phải có các biện pháp bảo vệ tránh các ảnh hưởng nhiệt của hơi nước hoặc các đường ống phục vụ nước nóng, hoặc cả hai.
2. Các buồng ngủ, phòng ăn và phòng giải trí và lối đi trong khu vực sinh hoạt phải được bọc thích hợp chống ngưng tụ hơi nước hoặc quá nhiệt.
3. Các bề mặt vách và trần phải làm bằng vật liệu có bề mặt dễ dàng giữ sạch. Không sử dụng các dạng kết cấu có khả năng chứa côn trùng.
4. Các bề mặt vách và trần của các buồng ngủ, phòng ăn phải có khả năng giữ gìn sạch sẽ và được sơn phủ sáng màu với lớp ngoài cùng bền và không độc hại.
5. Cấu trúc và vật liệu của sàn boong tại tất cả các khu vực sinh hoạt của thuyền viên phải được phê duyệt và phải có bề mặt chống trượt, không thấm hút hơi ẩm và giữ gìn sạch sẽ một cách dễ dàng.
6. Nếu sàn làm bằng vật liệu tổng hợp, các mối ghép với các vách phải vát cạnh để tránh các khe hở.
Hướng dẫn B3.1.2 - Thông gió
1. Hệ thống thông gió cho các buồng ngủ và phòng ăn phải được kiểm soát để duy trì không khí theo điều kiện thỏa mãn và đảm bảo một lượng không khí đầy đủ được lưu thông trong tất cả các điều kiện thời tiết và khí hậu.
2. Các hệ thống điều hoà, dù là kiểu trung tâm hay đơn nguyên riêng lẻ, phải được thiết kế để:
(a) duy trì không khí với một nhiệt độ và độ ẩm tương đối thỏa mãn so với các điều kiện không khí bên ngoài, đảm bảo sự thay đổi không khí đầy đủ trong mọi không gian được điều hoà không khí, lưu ý đến các đặc điểm hoạt động đặc thù trên biển và không gây tiếng ồn hoặc hoặc rung động quá mức; và
(b) tạo điều kiện thuận lợi cho việc vệ sinh và khử trùng nhằm ngăn ngừa hoặc kiểm soát sự lây lan của bệnh tật.
3. Năng lượng cung cấp cho hoạt động của điều hoà không khí và các phương tiện thông gió khác, được yêu cầu bởi các mục trước trong Hướng dẫn này, phải luôn có sẵn khi thuyền viên sống hoặc làm việc trên tàu và khi các điều kiện yêu cầu như vậy. Tuy vậy, nguồn năng lượng này không cần được cung cấp từ nguồn sự cố.
Hướng dẫn B3.1.3 - Hệ thống sưởi
1. Hệ thống sưởi khu vực sinh hoạt của thuyền viên phải hoạt động tại mọi thời điểm khi thuyền viên sống và làm việc trên tàu, và khi ác điều kiện yêu cầu việc sử dụng hệ thống này.
2. Đối với tất cả các tàu được yêu cầu trang bị hệ thống sưởi, thì công chất sưởi sinh nhiệt có thể là nước nóng, khí nóng, điện, hơi nước hoặc tương đương. Tuy vậy, trong khu vực sinh hoạt, không được sử dụng hơi nước làm công chất truyền nhiệt. Hệ thống sưởi phải có khả năng duy trì nhiệt độ trong khu vực sinh hoạt của thuyền viên ở mức độ thỏa mãn theo các điều kiện bình thường của thời tiết và khí hậu thường gặp trong các hành trình tàu đã dự định. Cơ quan có thẩm quyền phải đưa ra các tiêu chuẩn trang bị.
3. Lò sưởi và các thiết bị sưởi khác phải được bố trí, nếu cần thiết, che chắn tránh các nguy cơ cháy hoặc nguy hiểm hoặc bất tiện cho người sử dụng.
Hướng dẫn B3.1.4 - Chiếu sáng
1. Trên tất cả các tàu, phải có đèn điện chiếu sáng tại khu vực sinh hoạt của thuyền viên. Nếu không có hai nguồn điện chiếu sáng độc lập, phải trang bị chiếu sáng bổ sung bằng các đèn được chế tạo thích hợp hoặc các thiết bị chiếu sáng sự cố.
2. Bố trí một đèn điện đọc sách tại đầu giường trong các buồng ngủ.
3. Cơ quan có thẩm quyền phải quy định các tiêu chuẩn phù hợp về ánh sáng nhân tạo và tự nhiên.
Hướng dẫn B3.1.5 - Buồng ngủ
1. Phải có đủ giường ngủ trên tàu, tạo thoải mái đến mức có thể được cho thuyền viên và bất kỳ người nào đi theo thuyền viên.
2. Nếu kích thước tàu, các hoạt động mà tàu dự định và cách bố trí của tàu làm cho điều này là thích hợp và được phép, các buồng ngủ của tàu phải được bố trí một buồng tắm cá nhân, bao gồm cả nhà vệ sinh, sao cho có thể cung cấp điều kiện tiện nghi cho người sử dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự ngăn nắp.
3. Đến mức thực tế có thể được, các buồng ngủ của thuyền viên phải được bố trí tách rời các khu vực trực ca và không có thuyền viên nào làm việc ban ngày chung một buồng với thuyền viên trực ca.
4. Đối với thuyền viên thực hiện nhiệm vụ của sỹ quan tập sự, mỗi buồng ngủ của họ có không quá hai người.
5. Cần xem xét để trang bị phương tiện nêu tại Tiêu chuẩn A3.1, mục 9(m), cho với sĩ quan máy hai hai, nếu có thể.
6. Các không gian chiếm chỗ của giường, tủ, ngăn kéo và ghế ngồi phải được tính vào diện tích sàn. Các không gian nhỏ, hoặc có hình dạng đặc biệt, không bổ sung một cách hữu hiệu cho không gian có sẵn cho việc di chuyển tự do, và không thể sử dụng để bố trí nội thất, phải được loại trừ.
7. Các giường không được bố trí nhiều hơn hai tầng; nếu đặt giường dọc theo mạn tàu thì chỉ được bố trí giường một tầng nếu có cửa lấy ánh sáng mạn ở phía trên giường.
8. Tầng dưới của loại giường hai tầng phải cách sàn không nhỏ hơn 30 cm; tầng trên nên bố trí trong khoảng giữa đáy của tầng dưới và mặt dưới xà boong.
9. Khung và thành, nếu có, của giường phải là vật liệu cứng, nhẵn được phê duyệt không dễ bị hao mòn và chứa côn trùng.
10. Nếu dùng các khung hình ống để chế tạo giường thì chúng phải được bịt kín hoàn toàn và không có các lỗ thủng cho côn trùng xâm nhập.
11. Mỗi giường phải có đệm có đế êm hoặc đệm êm kết hợp, gồm một đế lò xo đáy hoặc đệm lò xo. Đệm và vật liệu lót phải được làm bằng vật liệu được phê duyệt. Không được sử dụng nhồi vật liệu để côn trùng dễ dàng xâm nhập.
12. Khi giường được bố trí ở trên giường khác, phải có một tấm đáy chống bụi ở phía dưới đế đệm hoặc đế lò xo của giường tầng trên.
13. Đồ đạc trong phòng phải được làm bằng vật liệu nhẵn, cứng và không dễ cong vênh hoặc hao mòn.
14. Các buồng ngủ phải được trang bị rèm che hoặc dụng cụ tương đương tại các cửa sổ mạn tàu.
15. Buồng ngủ phải có một gương soi, tủ nhỏ để đựng đồ vệ sinh, một giá sách và một số lượng đủ các móc áo.
Hướng dẫn B3.1.6 - Phòng ăn
1. Phòng ăn có thể là loại tập thể hoặc riêng. Quyết định vấn đề này được đưa ra sau khi tham vấn các đại diện của chủ tàu và thuyền viên, và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Phải lưu ý đến các yếu tố như kích thước tàu và các nhu cầu văn hoá, tôn giáo, xã hội khác biệt của thuyền viên.
2. Nếu có phòng ăn riêng cho thuyền viên, thì phải có các phòng ăn riêng biệt cho:
(a) thuyền trưởng và các sĩ quan; và
(b) các sĩ quan tập sự và các thuyền viên khác.
3. Trên các tàu không phải tàu khách, diện tích sàn phòng ăn không nhỏ hơn 1,5 mét vuông cho mỗi người theo khả năng bố trí chỗ ngồi.
4. Trên tất cả các tàu, các phòng ăn phải có các bàn ăn và chỗ ngồi phù hợp, cố định hoặc di chuyển được, đủ phục vụ cho số lượng thuyền viên lớn nhất có thể cùng sử dụng nhà ăn một lúc.
5. Phải luôn có sẵn trên tàu khi thuyền viên ở trên tàu:
(a) một tủ lạnh, đặt tại vị trí thuận tiện và có dung tích đủ cho số người sử dụng phòng ăn hoặc các phòng ăn;
(b) các phương tiện phục vụ đồ uống nóng; và
(c) các phương tiện phục vụ nước mát.
6. Nếu phòng chia thức ăn của tàu không thể đi sang phòng ăn, thì phải trang bị tủ thích hợp để đựng các dụng cụ ăn uống và phải có phương tiện thích hợp để rửa các dụng cụ ăn uống.
7. Mặt trên của bàn ăn và ghế ngồi phải là vật liệu chịu được ẩm ướt.
Hướng dẫn B3.1.7 - Khu vực vệ sinh
1. Chậu rửa mặt và bồn tắm phải có kích thước phù hợp và được làm bằng vật liệu phê duyệt có bề mặt cứng khó nứt, bong và mòn.
2. Tất cả các bệ xí phải theo mẫu được duyệt và được trang bị phương tiện xả nước hoặc phương tiện xả phù hợp khác, như xả khí; các phương tiện xả này phải luôn sẵn sàng và được điều khiển một cách độc lập.
3. Khu vực vệ sinh dành cho từ hai người trở lên phải đáp ứng các yêu cầu sau:
(a) sàn là vật liệu bền được phê duyệt, không thấm nước, và được thoát nước tốt;
(b) các vách phải được làm bằng thép hoặc vật liệu được duyệt khác và phải kín nước đến chiều cao tối thiểu là 23 cm tính từ mặt boong;
(c) khu vực vệ sinh phải được chiếu sáng, thông gió và sưởi ẩm thích đáng;
(d) nhà vệ sinh phải được bố trí thuận tiện, nhưng biệt lập, với các buồng ngủ và các buồng rửa, không có lối vào trực tiếp từ buồng ngủ, hoặc từ lối đi giữa buồng ngủ và nhà vệ sinh, mà để tới đó, không có lối đi khác; yêu cầu này không áp dụng đối với nhà vệ sinh bố trí giữa hai buồng ngủ có tổng số người không nhiều hơn bốn; và
(e) nếu có từ hai bệ xí trở lên bố trí trong một buồng, thì chúng phải được che chắn thích hợp để đảm bảo sự riêng tư.
4. Các phương tiện giặt trang bị cho thuyền viên gồm có:
(a) các máy giặt;
(b) các máy sấy hoặc các buồng được thông gió và sấy nóng thích hợp; và
(c) các bàn là và cầu là hoặc bố trí tương đương.
Hướng dẫn B3.1.8 - Khu vực bệnh viện
1. Khu vực bệnh viện phải được thiết kế tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội chẩn và chăm sóc y tế, và trợ giúp ngăn ngừa lan truyền bệnh truyền nhiễm.
2. Bố trí lối vào, giường nằm, chiếu sáng, thông gió, sưởi và cung cấp nước phải được thiết kế đảm bảo sự thoải mái và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị người bệnh.
3. Cơ quan có thẩm quyền quy định số lượng giường bệnh.
4. Phải có khu vực vệ sinh riêng cho người bệnh tại khu vực bệnh viện, khu vực vệ sinh này có thể là một phần của, hoặc ở gần, khu vực bệnh viện. Khu vực vệ sinh này phải bao gồm có ít nhất một bệ xí, một chậu rửa và một bồn tắm hoặc nơi tắm có vòi hoa sen.
Hướng dẫn B3.1.9 - Các phương tiện khác
1. Nếu có khu vực riêng phục vụ cho việc thay quần áo của bộ phận máy, thì khu vực này phải:
(a) bố trí ngoài buồng máy nhưng dễ dàng đến được; và
(b) có các tủ quần áo cá nhân cùng với bồn tắm, hoặc nơi tắm có vòi hoa sen, hoặc cả hai và các chậu rửa có vòi nước nóng lạnh.
Hướng dẫn B3.1.10 - Giường ngủ, dụng cụ ăn uống và các trang bị khác
1. Mỗi Thành viên phải xem xét áp dụng các nguyên tắc sau:
(a) chủ tàu phải cung cấp bộ đồ giường sạch sẽ và các dụng cụ ăn uống cho mọi thuyền viên sử dụng khi làm việc trên tàu, các thuyền viên đó phải có trách nhiệm hoàn trả khi thuyền trưởng yêu cầu và khi hoàn thành công việc trên tàu;
(b) bộ đồ giường phải có chất lượng tốt, và chén, đĩa và các dụng cụ ăn uống khác phải là vật liệu được phê duyệt dễ dàng làm sạch được; và
(c) chủ tàu phải cung cấp khăn tắm, xà phòng và giấy vệ sinh cho thuyền viên.
Hướng dẫn B3.1.11 - Các phương tiện giải trí, bưu phẩm và bố trí tham quan tàu
1. Phải xem xét các phương tiện và dịch vụ giải trí thường xuyên để đảm bảo rằng chúng phù hợp với các thay đổi và nhu cầu của thuyền viên do sự phát triển công nghệ, hoạt động và phát triển khác của ngành công nghiệp hàng hải.
2. Cung trang bị cho phương tiện giải trí tối thiểu gồm một tủ sách và các dụng cụ đọc, viết và, nếu có thể, các trò chơi.
3. Trong việc lập kế hoạch trang bị phương tiện giải trí, cơ quan có thẩm quyền nên cân nhắc cả việc bố trí căng tin..
4. Cũng lưu ý đến việc trang bị các phương tiện sau đây mà thuyền viên không phải trả phí sử dụng, nếu có thể:
(a) một phòng hút thuốc;
(b) phương tiện xem vô tuyến truyền hình và nghe đài phát thanh;
(c) phương tiện chiếu phim, số lượng phim dự trữ đủ trong thời gian hành trình và, nếu cần thiết, thay đổi trong các khoảng thời gian phù hợp;
(d) Trang bị thể thao gồm các thiết bị luyện tập, các trò chơi trên bảng và trò chơi trên bà n tàu;
(e) nếu có thể, phương tiện dành cho bơi lội;
(f) một thư viện có sách giáo dục và các loại sách khác, số sách dự trữ đủ trong thời gian hành trình và, nếu cần, thay đổi trong các khoảng thời gian phù hợp;
(g) các phương tiện dành cho các công việc thủ công mang tính giải trí;
(h) các thiết bị điện tử như đài, vô tuyến truyền hình, đầu video, đầu DVD/CD, máy tính cá nhân và phần mềm, và các máy cát xét;
(i) nếu phù hợp, có thể bố trí quầy bar trên tàu cho thuyền viên nêu không vi phạm tập quán quốc gia, tôn giáo hoặc xã hội; và
(j) việc tiếp cận thích hợp đối với việc trao đổi thông tin bằng điện thoại tàu - bờ, thư tín và các thiết bị in tơ nét, nếu có thể, với chi phí hợp lý cho việc sử dụng các dịch vụ này.
5. Cố gắng đảm bảo thư tín của thuyền viên được gửi đi kịp thời và tin cậy. Phải xem xét tránh cho thuyền viên phải trả thêm bưu phí khi thư tín phải gửi lại bởi các trường hợp ngoài kiểm soát của họ.
6. Phải xem xét đến các biện pháp đảm bảo, phụ thuộc vào văn bản luật hoặc quy định bất kỳ của quốc gia hoặc quốc tế, bất cứ khi nào có thể và thích hợp, thuyền viên được phép để vợ/ chồng, họ hàng, bạn bè xuống thăm khi tàu trong cảng. Các biện pháp đó phải đáp ứng thỏa mãn mọi yêu cầu liên quan đến thủ tục an ninh.
7. Xem xét các khả năng cho phép thuyền viên được đưa vợ/ chồng đi theo các chuyến đi không thường xuyên nếu điều đó là khả thi và hợp lý. Những người đi theo thuyền viên phải được bảo hiểm tai nạn và ốm đau đầy đủ; các chủ tàu phải hỗ trợ thuyền viên để thực hiện việc bảo hiểm đó.
Hướng dẫn B3.1.12 - Ngăn ngừa tiếng ồn và rung động
1. Khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí, phục vụ ăn uống phải được bố trí càng cách xa càng tốt các động cơ, buồng máy lái, tời boong, thiết bị thông gió, sưởi, điều hoà, và các bộ phận và máy móc gây ồn khác.
2. Các vật liệu cách âm và hút âm thích hợp khác nên được sử dụng để chế tạo và trang trí vách, trần và boong trong các khu vực tạo ra âm thanh cũng như các cửa cách ly tiếng ồn tự đóng cho các buồng máy.
3. Buồng máy và các khu vực máy móc khác phải có, nếu có thể được, buồng điều khiển trung tâm cách âm dành cho những người làm việc trong buồng máy. Các khu vực làm việc, như xưởng cơ khí, phải được cách ly, đến mức thực tế có thể thực hiện được, tiếng ồn chung của buồng máy, và phải có các biện pháp giảm tiếng ồn trong khi máy hoạt động.
4. Các giới hạn độ ồn của các không gian sống và làm việc phải phù hợp với các hướng dẫn quốc tế của ILO về các mức xuất lộ cho phép, gồm cả các vấn đề được nêu trong bộ luật thực hành có tựa đề Các yếu tố môi trường tại nơi làm việc, 2001, và, nếu có thể, công tác bảo vệ đặc biệt được Tổ chức hàng hải quốc tế khuyến nghị, và các văn kiện sửa đổi, bổ sung tiếp theo về các mức độ ồn cho phép trên tàu. Trên tàu phải luôn có một bản sao các văn kiện hiện hành bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ làm việc trên tàu và thuyền viên có thể dễ tiếp cận.
5. Các khu vực sinh hoạt hoặc phương tiện giải trí hoặc phục vụ ăn uống không chịu tác động của sự rung động quá mức.
Quy định 3.2 - Lương thực, thực phẩm và việc cung cấp lương thực, thực phẩm
Mục đích: Đảm bảo thuyền viên được cung cấp lương thực, thực phẩm và nước uống có chất lượng tốt trong các điều kiện hợp vệ sinh quy định
1. Mỗi Thành viên phải đảm bảo các tàu mang cờ quốc tịch của mình mang theo và phục vụ lương thực, thực phẩm và nước uống với chất lượng, giá trị dinh dưỡng và chất lượng phù hợp với các nhu cầu của tàu, và lưu ý đến nền tảng tôn giáo và văn hoá khác nhau.
2. Thuyền viên trên tàu được cung cấp lương thực, thực phẩm miễn phí trong thời gian làm việc.
3. Thuyền viên được tuyển dụng để làm đầu bếp trên tàu với trách nhiệm chuẩn bị đồ ăn phải được đào tạo và có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Tiêu chuẩn A3.2 - Lương thực, thực phẩm và việc cung cấp lương thực, thực phẩm
1. Mỗi Thành viên phải thông qua các văn bản pháp luật và quy định hoặc các biện pháp khác để quy định các tiêu chuẩn tối thiểu về số lượng và chất lượng của lương thực, thực phẩm và nước uống, và các tiêu chuẩn cung cấp lương thực, thực phẩm đối với các bữa ăn của thuyền viên trên tàu mang cờ quốc tịch của mình, và phải thực hiện các hoạt động giáo dục để nâng cao nhận thức và thực hiện các tiêu chuẩn nêu tại mục này.
2. Mỗi Thành viên phải đảm bảo các tàu mang cờ của quốc tịch của mình thỏa mãn các tiêu chuẩn tối thiểu sau đây:
(a) việc cung cấp lương thực, thực phẩm và nước uống, lưu ý đến số lượng thuyền viên trên tàu, các yêu cầu về tôn giáo và thực tiễn văn hoá của họ liên quan đến lương thực, thực phẩm, thời gian và đặc điểm của chuyến đi, phải phù hợp về số lượng, giá trị dinh dưỡng, chất lượng và sự đa dạng phong phú về chủng loại;
(b) tổ chức và các thiết bị của bộ phận cung cấp lương thực, thực phẩm phải cho phép cung cấp cho thuyền viên các bữa ăn đầy đủ, phong phú và đảm bảo dinh dưỡng được chuẩn bị và phục vụ trong điều kiện vệ sinh; và
(c) các nhân viên cung cấp lương thực, thực phẩm phải được đào tạo hoặc chỉ dẫn phù hợp về công việc của họ.
3. Chủ tàu phải bảo đảm thuyền viên được tuyển dụng vào vị trí cấp dưỡng được đào tạo, chứng nhận và đủ khả năng thực hiện công việc, phù hợp với các yêu cầu được nêu trong văn bản pháp luật và quy định của Thành viên liên quan.
4. Các yêu cầu nêu tại mục 3 của Tiêu chuẩn này phải bao gồm việc hoàn thành một khoá đào tạo được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hoặc công nhận về nghề nấu ăn, vệ sinh lương thực, thực phẩm và vệ sinh cá nhân, dự trữ lương thực, thực phẩm, kiểm soát kho lương thực, thực phẩm, và bảo vệ môi trường, an toàn và sức khoẻ trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm.
5. Trên tàu hoạt động với định biên dưới mười người, do quy mô của thuyền bộ và đặc tính thương mại, cơ quan có thẩm quyền có thể không yêu cầu một cấp dưỡng có đầy đủ chứng nhận, nhưng bất cứ người nào thực hiện việc chế biến thức ăn trong nhà bếp phải được đào tạo hoặc chỉ dẫn về lĩnh vực này, bao gồm vệ sinh lương thực, thực phẩm và vệ sinh cá nhân, cũng như việc bảo quản và dự trữ lương thực, thực phẩm trên tàu.
6. Trong các trường hợp đặc biệt cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có thể cấp một giấy miễn giảm cho phép một cấp dưỡng không được chứng nhận đầy đủ phục vụ trên một tàu cụ thể trong một thời gian giới hạn quy định, cho đến khi tàu ghé vào cảng thuận tiện tiếp theo hoặc trong khoảng thời gian không quá một tháng, với điều kiện người được cấp giấy miễn giảm đã được đào tạo hoặc chỉ dẫn về lĩnh vực này, bao gồm vệ sinh lương thực, thực phẩm và vệ sinh cá nhân, cũng như việc bảo quản và dự trữ lương thực, thực phẩm trên tàu.
7. Phù hợp với các quy trình tại Đề mục 5, cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu việc kiểm tra được lập thành hồ sơ thường xuyên được thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy quyền thực hiện đối với:
(a) việc cung cấp lương thực, thực phẩm và nước uống;
(b) tất cả các khu vực và thiết bị được sử dụng để bảo quản và dự trữ lương thực, thực phẩm và nước uống; và
(c) nhà bếp và các thiết bị khác để chuẩn bị và phục vụ các bữa ăn.
8. Không được tuyển dụng thuyền viên dưới 18 tuổi làm cấp dưỡng trên tàu.
Hướng dẫn B.3.2 - Lương thực, thực phẩm và việc cung cấp thực phẩm trên tàu
Hướng dẫn B3.2.1 - Kiểm tra, giáo dục, nghiên cứu và công bố
1. Cơ quan có thẩm quyền phải, phối hợp với các tổ chức và các cơ quan liên quan khác, tổng hợp thông tin mới nhất về dinh dưỡng và các phương pháp mua, dự trữ, bảo quản, nấu và phục vụ lương thực, thực phẩm, với sự quan tâm đặc biệt đến các yêu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm trên tàu. Thông tin này phải sẵn có, miễn phí hoặc có giá chấp nhận được, cho các nhà sản xuất và kinh doanh cung cấp lương thực, thực phẩm và trang thiết bị cho tàu, các thuyền trưởng, phục vụ viên và cấp dưỡng, và cho các tổ chức liên quan của chủ tàu và thuyền viên. Các mẫu công bố thích hợp, như các sổ tay, cẩm nang, áp phích, biểu đồ, hoặc quảng cáo trong các tập san thương mại, phải được sử dụng cho mục đích này.
2. Cơ quan có thẩm quyền phải đưa ra các khuyến nghị tránh lãng phí lương thực, thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì một tiêu chuẩn vệ sinh phù hợp, và đảm bảo sự thuận lợi thực tế tối đa trong cách thức bố trí làm việc.
3. Cơ quan có thẩm quyền phải làm việc với các cơ quan và tổ chức liên quan trong việc xây dựng tài liệu giáo dục và thông tin trên tàu liên quan đến các biện pháp đảm bảo việc cung cấp lương thực, thực phẩm thích hợp và các dịch vụ cung cấp lương thực, thực phẩm.
4. Cơ quan có thẩm quyền phải làm việc với sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức liên quan của chủ tàu và thuyền viên và các cơ quan chuyên môn của địa phương hoặc quốc gia để giải quyết các vấn đề về lương thực, thực phẩm và sứa khỏe, và có thể sử dụng dịch vụ của các cơ quan có chuyên môn đó nếu cần thiết.
Hướng dẫn B3.2.2 - Cấp dưỡng
1. Thuyền viên chỉ được chứng nhận là cấp dưỡng trên tàu nếu:
(a) đã phục vụ trên biển trong một thời gian tối thiểu được cơ quan có thẩm quyền quy định, thời gian này có thể được thay đổi khi xét đến năng lực hoặc kinh nghiệm thích hợp hiện có.
(b) đã hoàn thành một kỳ kiểm tra theo quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc đã hoàn thành một kỳ kiểm tra tương đương tại một khoá đào tạo cấp dưỡng được chứng nhận.
2. Kỳ kiểm tra theo quy định có thể được thực hiện và giấy chứng nhận được cấp hoặc trực tiếp từ cơ quan cơ thẩm quyền hoặc, dưới sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền, bởi trường đào tạo cấp dưỡng được công nhận.
3. Cơ quan có thẩm quyền phải công nhận, nếu phù hợp, các giấy chứng nhận chuyên môn của cấp dưỡng trên tàu được cấp bởi Thành viên khác đã phê chuẩn Công ước này hoặc Công ước về cấp giấy chứng nhận cho cấp dưỡng trên tàu, 1946 (Số 69), hoặc cơ quan được được công nhận khác.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo không có người chưa đến tuổi lao động làm việc trên tàu
1. Người chưa đủ tuổi lao động tối thiểu không được thuê hoặc tuyển dụng hoặc làm việc trên tàu.
2. Tuổi lao động tối thiểu tại thời điểm Công ước này có hiệu lực là 16 tuổi.
3. Tuổi lao động tối thiểu cao hơn được yêu cầu trong các trường hợp nêu tại Bộ luật.
Tiêu chuẩn A1.1 - Tuổi lao động tối thiểu
1. Nghiêm cấm thuê mướn, tuyển dụng hoặc làm việc trên tàu đối với mọi người dưới 16 tuổi.
2. Nghiêm cấm thuyền viên dưới 18 tuổi làm việc ban đêm. Trong Tiêu chuẩn này, “đêm” được định nghĩa phù hợp với thực tế và pháp luật quốc gia. Đêm là giai đoạn ít nhất 9 tiếng bắt đầu không muộn hơn nửa đêm và kết thúc không sớm hơn 5 giờ sáng.
3. Trường hợp ngoại lệ đối với việc tuân thủ nghiêm ngặt với sự hạn chế làm việc ban đêm có thể được cơ quan có thẩm quyền đưa ra nếu:
(a) việc đào tạo hiệu quả các thuyền viên liên quan, theo các chương trình và kế hoạch đã đề ra, bị ảnh hưởng xấu; hoặc
(b) bản chất cụ thể của nhiệm vụ hoặc chương trình đào tạo được công nhận đòi hỏi các thuyền viên thuộc phạm vi ngoại lệ phải thực hiện nhiệm vụ vào ban đêm và cơ quan có thẩm quyền xác định, sau khi tham vấn với các tổ chức liên quan của thuyền viên và chủ tàu, là việc này không gây tổn hại cho sức khoẻ và thể chất của thuyền viên.
4. Nghiêm cấm thuê mướn, tuyển dụng hoặc làm việc đối với thuyền viên dưới 18 tuổi nếu công việc có thể nguy hiểm đến sức khoẻ hoặc an toàn của họ. Các loại công việc đó được xác định theo các văn bản pháp luật hoặc các quy định quốc gia hoặc bởi cơ quan có thẩm quyền, sau khi tham vấn với các tổ chức liên quan của chủ tàu và thuyền viên, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan.
Hướng dẫn B1.1 - Tuổi lao động tối thiểu
1. Khi đưa ra quy định về các điều kiện sống và làm việc, các Quốc gia thành viên phải đưa ra các lưu ý đặc biệt về nhu cầu đối với người lao động trẻ dưới 18 tuổi.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo mọi thuyền viên có sức khoẻ phù hợp với các công việc của họ trên biển
1. Thuyền viên không được làm việc trên tàu trừ khi được chứng nhận có sức khoẻ phù hợp để thực hiện nhiệm vụ của họ.
2. Các ngoại lệ chỉ được phép như quy định trong Bộ luật.
Tiêu chuẩn A1.2 - Giấy chứng nhận y tế
1. Cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu, trước khi bắt đầu làm việc trên tàu, thuyền viên phải có một giấy chứng nhận y tế có hiệu lực chứng thực rằng họ có sức khoẻ phù hợp để thực hiện nhiệm vụ mà họ phải tiến hành trên biển.
2. Để đảm bảo các giấy chứng nhận y tế phản ánh xác thực trạng thái sức khoẻ của thuyền viên, thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công, cơ quan có thẩm quyền phải, sau khi tham vấn với các tổ chức liên quan của các chủ tàu và thuyền viên, và có sự xem xét thoả đáng đối với các hướng dẫn quốc tế có thể áp dụng được nêu tại Phần B của Bộ luật này, quy định bản chất của việc kiểm tra và giấy chứng nhận y tế.
3. Tiêu chuẩn này không gây tổn hại cho Công ước quốc tế về các tiêu chuẩn đào tạo, cấp giấy chứng nhận và trực ca đối với thuyền viên, 1978, đã được sửa đổi (“STCW”). Một giấy chứng nhận y tế được cấp phù hợp với các yêu cầu của STCW phải được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận, theo Quy định 1.2. Một giấy chứng nhận y tế đáp ứng cơ bản các yêu cầu đó, trong trường hợp thuyền viên không phải là đối tượng của STCW, phải được chấp nhận tương tự.
4. Giấy chứng nhận y tế phải được cấp bởi một cơ sở y tế có trình độ chuyên môn phù hợp hoặc, trong trường hợp một giấy chứng nhận chỉ liên quan đến thị lực, bởi một người được cơ quan có thẩm quyền công nhận là có đủ năng lực để cấp giấy chứng nhận như vậy. Các cơ sở y tế phải có sự độc lập mang tính chuyên nghiệp đầy đủ trong việc thực hiện sự đánh giá y tế của mình khi tiến hành các quy trình kiểm tra sức khoẻ.
5. Thuyền viên bị từ chối cấp giấy chứng nhận y tế hoặc hạn chế khả năng làm việc, đặc biệt liên quan đến thời gian, lĩnh vực làm việc hoặc vùng hoạt động của tàu, phải được tạo cơ hội để được kiểm tra tiếp theo bởi cơ sở y tế độc lập khác hoặc một trọng tài y tế độc lập.
6. Mỗi giấy chứng nhận y tế phải công bố cụ thể:
(a) thính giác và thị giác của thuyền viên liên quan, và khả năng phân biệt màu sắc trong trường hợp thuyền viên được dùng trong công việc mà sự phù hợp đối với công việc cần thực hiện có thể bị ảnh hưởng bởi sự phân biệt màu sắc không hoàn chỉnh, là hoàn toàn thỏa mãn; và
(b) thuyền viên liên quan không phải chịu bất kỳ điều kiện y tế nào có khả năng trở lên trầm trọng hơn do làm việc trên biển hoặc làm cho thuyền viên đó không có đủ sức khoẻ cho công việc như vậy hoặc gây nguy hiểm đến sức khoẻ của người khác trên tàu.
7. Trừ khi một thời hạn ngắn được yêu cầu bởi lý do của nhiệm vụ cụ thể được thực hiện bởi thuyền viên liên quan hoặc được yêu cầu theo STCW:
(a) giấy chứng nhận y tế có hiệu lực trong thời gian dài nhất là hai năm; đối với thuyền viên dưới 18 tuổi, thời gian này là một năm;
(b) giấy chứng nhận về khả năng phân biệt màu sắc có hiệu lực trong thời gian dài nhất là sáu năm.
8. Trong các trường hợp khẩn cấp, cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép một thuyền viên làm việc mà không có giấy chứng nhận y tế hợp lệ cho đến khi tàu ghé vào cảng tiếp theo, mà ở đó thuyền viên có thể nhận được giấy chứng nhận y tế của một cơ sở y tế có đủ năng lực, với điều kiện:
(a) thời gian cho phép đó không quá ba tháng; và
(b) thuyền viên đó sở hữu giấy chứng nhận y tế mới hết hạn.
9. Nếu giấy chứng nhận y tế hết hạn khi tàu đang hành trình, giấy chứng nhận tiếp tục có hiệu lực đến khi tàu ghé vào cảng tiếp theo, mà ở đó thuyền viên có thể nhận được giấy chứng nhận y tế của một cơ sở y tế có đủ năng lực, với điều kiện thời hạn đó không quá ba tháng.
10. Các giấy chứng nhận y tế của các thuyền viên làm việc trên tàu thường xuyên chạy tuyến quốc tế ít nhất phải bằng tiếng Anh.
Hướng dẫn B1.2 - Giấy chứng nhận y tế
Hướng dẫn B1.2.1 - Các hướng dẫn quốc tế
1. Cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế, người kiểm tra sức khoẻ, chủ tàu, đại diện thuyền viên và những người khác liên quan đến việc thực hiện kiểm tra sức khoẻ của ứng viên thuyền viên và các thuyền viên phục vụ phải tuân theo ILO/WHO Hướng dẫn kiểm tra sức khoẻ trước khi đi biển và định kỳ cho thuyền viên, bao gồm các phiên bản bất kỳ tiếp theo, và mọi hướng dẫn quốc tế có thể áp dụng được Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức Hàng hải quốc tế hoặc Tổ chức Y tế thế giới ban hành.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo thuyền viên được đào tạo hoặc có chuyên môn thực hiện nhiệm vụ trên tàu
1. Thuyền viên không được làm việc trên tàu trừ khi được đào tạo hoặc chứng nhận có khả năng hoặc có chứng nhận chuyên môn khác thực hiện nhiệm vụ của họ.
2. Thuyền viên không được phép làm việc trên tàu trừ khi đã được đào tạo đầy đủ về an toàn cá nhân trên tàu.
3. Đào tạo và cấp giấy chứng nhận phù hợp với các văn kiện bắt buộc được Tổ chức Hàng hải quốc tế thông qua phải được xem là thỏa mãn các yêu cầu của mục 1 và 2 của Quy định này.
4. Bất cứ Thành viên nào, tại thời điểm phê chuẩn Công ước, đã áp dụng Công ước về chứng nhận khả năng của thuyền viên, 1946 (Số 74), phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo phạm vi Công ước đó trừ khi và cho đến khi các điều khoản bắt buộc điều chỉnh các vấn đề lệ thuộc đã được Tổ chức Hàng hải quốc tế thông qua và có hiệu lực, hoặc qua năm năm tính từ ngày Công ước này có hiệu lực phù hợp với mục 3 Điều VIII, lấy ngày nào đến sớm hơn.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo thuyền viên có được thỏa thuận lao động công bằng
1. Các điều kiện và điều khoản tuyển dụng phải được đưa vào hoặc tham chiếu đến một thỏa thuận có hiệu lực pháp lý được lập thành văn bản rõ ràng và phải phù hợp với các tiêu chuẩn nêu trong Bộ luật.
2. Các thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên phải được thuyền viên đồng ý theo các điều kiện đảm bảo thuyền viên có một cơ hội xem xét và tìm kiếm sự tham vấn về các điều kiện và các điều khoản trong thỏa thuận và tự nguyện chấp nhận trước khi ký kết.
3. Tới mức phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc gia của Thành viên, các thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên phải được hiểu là bao gồm bất kỳ thoả ước tập thể có thể áp dụng nào.
Tiêu chuẩn A2.1 - Thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên
1. Mỗi Thành viên phải thông qua các văn bản pháp luật hoặc các quy định yêu cầu tàu mang cờ của họ phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:
(a) thuyền viên làm việc trên tàu mang cờ quốc gia của mình phải có một thỏa thuận tuyển dụng được ký kết bởi cả thuyền viên và chủ tàu hoặc một đại diện của chủ tàu (hoặc, nếu họ không phải là người được tuyển dụng thì phải có bằng chứng khế ước hoặc thỏa thuận tương tự) cung cấp cho họ các điều kiện sống và làm việc phù hợp trên tàu theo quy định của Công ước này;
(b) thuyền viên ký kết một thỏa thuận tuyển dụng phải có một cơ hội kiểm tra và tìm kiếm sự tham vấn về thỏa thuận trước khi ký, cũng như các cách thức khác nếu cần thiết để đảm bảo rằng họ tham gia thỏa thuận một cách tự do với nhận thức đầy đủ về các quyền lợi và trách nhiệm của họ;
(c) mỗi chủ tàu và thuyền viên liên quan phải giữ một bản thỏa thuận tuyển dụng gốc đã ký;
(d) phải có các biện pháp đảm bảo rằng các thông tin rõ ràng về các điều kiện tuyển dụng của thuyền viên trên tàu có thể nhận được dễ dàng từ các thuyền viên, kể cả Thuyền trưởng; và các thông tin đó, gồm một bản sao thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên, cũng có thể được các quan chức của cơ quan có thẩm quyền, gồm cả các cơ quan có thẩm quyền tại các cảng mà tàu ghé vào, tiếp cận và xem xét; và
(e) thuyền viên phải nhận được tài liệu bao gồm hồ sơ về quá trình tuyển dụng của họ trên tàu.
2. Nếu một thoả ước tập thể là một phần hoặc toàn bộ một thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên, thì phải giữ bản sao thỏa thuận đó trên tàu. Nếu ngôn ngữ của thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên hoặc thoả ước tập thể không phải bằng tiếng Anh thì phải dùng tiếng Anh cho các tài liệu sau đây (trừ tàu chạy tuyến nội địa):
(a) một bản sao một mẫu thỏa thuận tiêu chuẩn; và
(b) các phần của thoả ước tập thể chịu sự kiểm tra của quốc gia có cảng theo Quy định 5.2.
3. Tài liệu nêu tại mục 1(e) của Tiêu chuẩn này không báo gồm bất kỳ thông báo nào về chất lượng công việc của thuyền viên hoặc tiền lương của họ. Mẫu tài liệu này, các chi tiết phải ghi chép vào hồ sơ và cách ghi các chi tiết đó phải được luật quốc gia quy định.
4. Mỗi Thành viên phải thông qua các văn bản pháp luật và các quy định chỉ rõ các vấn đề được bao gồm trong tất cả các thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên được điều chỉnh bởi luật quốc gia của Thành viên đó. Các thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên trong mọi trường hợp phải bao gồm các chi tiết sau đây:
(a) tên đầy đủ, ngày sinh hoặc tuổi, và nơi sinh của thuyền viên;
(b) tên và địa chỉ chủ tàu;
(c) địa điểm và ngày thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên có hiệu lực;
(d) năng lực mà theo đó thuyền viên được tuyển dụng;
(e) mức lương của thuyền viên, nếu phù hợp, cách tính lương;
(f) tiền thanh toán nghỉ phép hàng năm hoặc, nếu phù hợp, cách tính tiền thanh toán này;
(g) kết thúc thỏa thuận và các điều kiện kèm theo, bao gồm:
(i) nếu thỏa thuận không có thời hạn xác định, các điều kiện cho phép một trong hai bên kết thúc hợp đồng, cùng với thời hạn thông báo được yêu cầu; thời hạn thông báo được yêu cầu của chủ tàu không được ngắn hơn của thuyền viên;
(ii) nếu thỏa thuận có một thời hạn xác định, lấy hạn đó; và
(iii) nếu là thỏa thuận cho một chuyến đi biển, ghi rõ cảng đến và thời gian hết hạn sau khi tàu đến cảng, trước khi thuyền viên kết thúc sự ràng buộc của thỏa thuận;
(h) chủ tàu phải cung cấp cho thuyền viên trợ cấp bảo vệ sức khoẻ và an sinh xã hội;
(i) quyền hồi hương của thuyền viên;
(j) tham chiếu đến thoả ước tập thể, nếu phù hợp; và
(k) mọi chi tiết khác mà luật quốc gia có thể yêu cầu.
5. Mỗi Thành viên phải thông qua các văn bản pháp luật hoặc các quy định chỉ rõ khoảng thời gian thông báo tối thiểu được chủ tàu hoặc thuyền viên đưa ra khi kết thúc sớm một thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên. Thời gian tối thiểu đó được xác định sau khi tham vấn với các tổ chức của thuyền viên và chủ tàu liên quan, nhưng không ít hơn bảy ngày.
6. Một khoảng thời gian thông báo ít hơn tối thiểu có thể được đưa ra trong các trường hợp được công nhận theo pháp luật hoặc các quy định quốc gia hoặc các thoả ước tập thể có thể áp dụng, nếu chứng minh được tính phù hợp của sự kết thúc thỏa thuận tuyển dụng với thời gian thông báo ngắn hơn hoặc không có thông báo. Khi quyết định các trường hợp này, mỗi Thành viên phải đảm bảo rằng nhu cầu của thuyền viên để kết thúc, mà không bị phạt, thỏa thuận tuyển dụng với thời gian thông báo ngắn hơn hoặc không có thông báo vì sự cảm thông hoặc các lý do khẩn cấp khác được xem xét.
Hướng dẫn B2.1 - Thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên
Hướng dẫn B2.2.1 - Hồ sơ tuyển dụng
1. Để xác định các chi tiết phải ghi vào hồ sơ tuyển dụng được nêu tại Tiêu chuẩn A2.1, mục 1(e), mỗi Thành viên phải đảm bảo rằng hồ sơ này có đủ thông tin, với một bản dịch tiếng Anh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được các công việc tiếp theo hoặc thỏa mãn các yêu cầu phục vụ trên biển nhằm mục đích nâng cấp hoặc thăng tiến. Sổ kết thúc quá trình làm việc của thuyền viên có thể thỏa mãn các yêu cầu mục 1(e) của Tiêu chuẩn.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo thuyền viên có quyền tiếp cận một hệ thống tuyển dụng và cung ứng thuyền viên được quản lý chặt chẽ
1. Mọi thuyền viên có quyền tiếp cận hệ thống có trách nhiệm, đầy đủ và hiệu quả để tìm ra công việc trên tàu mà không mất chi phí của thuyền viên.
2. Các cơ sở tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hoạt động trong lãnh thổ của Thành viên phải tuân theo các tiêu chuẩn nêu trong Bộ luật.
3. Mỗi Thành viên phải yêu cầu, đối với các thuyền viên làm việc trên tàu mang cờ của họ, là các chủ tàu sử dụng các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên thiết lập tại các nước hoặc các lãnh thổ không áp dụng Công ước, phải đảm bảo các dịch vụ đó tuân thủ các yêu cầu nêu trong Bộ luật.
Tiêu chuẩn A1.4 - Tuyển dụng và cung ứng
1. Mỗi Thành viên sử dụng dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên công cộng phải đảm bảo dịch vụ hoạt động đúng đắn, bảo vệ và khuyến khích các quyền được tuyển dụng của thuyền viên như đề ra trong Công ước này.
2. Nếu một Thành viên có các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên tư nhân hoạt động trong lãnh thổ của mình với mục đích chính là tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hoặc tuyển dụng và cung ứng một số lượng đáng kể thuyền viên, thì các dịch vụ này chỉ được hoạt động theo một hệ thống được chuẩn hoá về cấp phép hoặc chứng nhận hoặc hình thức quản lý khác. Hệ thống này phải được thiết lập, sửa đổi hoặc thay đổi chỉ sau khi thảo luận với các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan. Trong trường hợp nghi ngờ Công ước này có áp dụng với một dịch vụ tuyển dụng và cung ứng tư nhân hay không, cơ quan có thẩm quyền của từng Thành viên phải đưa ra quyết định sau khi tham vấn với các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan. Không khuyến khích sự phát triển quá mức các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên tư nhân.
3. Các điều khoản của mục 2 Tiêu chuẩn này cũng áp dụng - đến phạm vi được cơ quan có thẩm quyền quyết định, có sự tham vấn với các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan, là phù hợp - đối với các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng được điều hành bởi tổ chức của thuyền viên trong lãnh thổ của Thành viên để cung cấp thuyền viên mang quốc tịch của Thành viên đó cho tàu mang cờ của họ. Các dịch vụ nêu trong mục này phải thỏa mãn các điều kiện sau:
(a) dịch vụ tuyển dụng và cung ứng được điều hành theo một thoả ước tập thể giữa tổ chức đó và một chủ tàu;
(b) cả tổ chức của thuyền viên và chủ tàu thuộc lãnh thổ của Thành viên;
(c) Thành viên có các văn bản pháp luật quốc gia hoặc các quy định hoặc một quy trình ủy quyền hoặc đăng ký thoả ước tập thể cho phép việc điều hành dịch vụ tuyển dụng và cung ứng lao động; và
(d) dịch vụ tuyển dụng và cung ứng lao động phải được điều hành theo một cách thức đúng đắn và có các biện pháp để bảo vệ và khuyến khích các quyền được tuyển dụng của thuyền viên như những quy định nêu tại mục 5 của Tiêu chuẩn này.
4. Không có phần nào trong Tiêu chuẩn này hoặc Quy định 1.4 được hiểu là:
(a) ngăn cản một Thành viên duy trì một dịch vụ công tuyển dụng và cung ứng thuyền viên tự do trong khuôn khổ một chính sách để đáp ứng các nhu cầu của thuyền viên và chủ tàu, nếu dịch vụ đó đóng vai trò là một phần của, hoặc được kết hợp với, dịch vụ tuyển dụng công đối với tất cả người lao động và người sử dụng lao động; hoặc
(b) bắt buộc một Thành viên thiết lập một hệ thống dành cho hoạt động của các dịch vụ cung ứng hoặc tuyển dụng thuyền viên tư nhân trong lãnh thổ của họ.
5. Một Thành viên thông qua hệ thống nêu tại mục 2 của Tiêu chuẩn này phải, theo các văn bản pháp luật hoặc các quy định hoặc các biện pháp khác của mình, tối thiểu phải:
(a) cấm các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên sử dụng các biện pháp, cơ chế hoặc các hình thức có dụng ý ngăn chặn hoặc ngăn cản thuyền viên được tuyển dụng phù hợp với chuyên môn của mình;
(b) quy định thuyền viên không phải trả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, toàn bộ hoặc một phần, các loại phí hoặc thù lao khác cho việc tuyển dụng hoặc cung cấp thuyền viên hoặc cho việc cung cấp việc làm cho thuyền viên, ngoài chi phí chứng nhận y tế theo luật quốc gia, chi phí sổ thuyền viên và hộ chiếu hoặc giấy thông hành cá nhân tương tự khác; tuy nhiên, không bao gồm chi phí cấp thị thực, chủ tàu phải chịu chi phí này; và
(c) đảm bảo rằng các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên trong lãnh thổ của mình:
(i) duy trì đăng ký cập nhật mọi thuyền viên được tuyển dụng hoặc cung ứng thông qua họ, sẵn sàng cho cơ quan có thẩm quyền kiểm tra;
(ii) đảm bảo thuyền viên được thông tin về các quyền và nghĩa vụ của họ theo các thỏa thuận tuyển dụng trước hoặc trong quá trình tuyển dụng và có các biện pháp thích hợp để thuyền viên kiểm tra các thỏa thuận tuyển dụng của họ trước và sau khi ký kết và để họ được nhận một bản sao các thỏa thuận;
(iii) thẩm tra xác nhận là các thuyền viên được họ tuyển dụng hoặc cung ứng đã có chứng nhận chuyên môn và các tài liệu khác cần thiết cho công việc liên quan, và các thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên phù hợp với các văn bản pháp luật và các quy định phải áp dụng và thoả ước tập thể là một phần của thỏa thuận tuyển dụng;
(iv) đảm bảo rằng, đến mức thực tế có thể thực hiện được thực hiện được, chủ tàu phải có các biện pháp để bảo vệ thuyền viên không bị kẹt lại một cảng nước ngoài;
(v) kiểm tra và trả lời mọi khiếu nại về các hoạt động của họ và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền mọi khiếu nại chưa giải quyết được;
(vi) thiết lập một hệ thống bảo vệ, thông qua bảo hiểm hoặc biện pháp phù hợp tương đương, nhằm bồi thường cho thuyền viên tổn thất tiền tệ có thể có do lỗi của dịch vụ tuyển dụng và cung ứng hoặc chủ tàu thích hợp theo thỏa thuận tuyển dụng phù hợp với các nghĩa vụ của họ với thuyền viên.
6. Cơ quan có thẩm quyền của Thành viên phải giám sát chặt chẽ và kiểm soát mọi dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hoạt động trong lãnh thổ của mình. Mọi giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc các ủy quyền tương tự đối với hoạt động của các dịch vụ tư nhân trong lãnh thổ được cấp hoặc cấp lại chỉ sau khi thẩm tra xác nhận các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên liên quan đáp ứng các yêu cầu của các văn bản pháp luật và quy định quốc gia.
7. Cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo có các cơ chế và quy trình phù hợp để điều tra, nếu cần thiết, các khiếu nại liên quan đến các hoạt động của các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên, bao gồm cả các đại diện của chủ tàu và thuyền viên, nếu thích hợp.
8. Mỗi Thành viên đã thông qua Công ước này phải, đến mức thực tế có thể thực hiện được, khuyến cáo cho các công dân của mình về các vấn đề có thể xảy ra khi ký kết lao động trên một tàu mang cờ của một quốc gia chưa phê chuẩn Công ước, trừ khi khi Thành viên đó thỏa mãn rằng các tiêu chuẩn tương đương với các tiêu chuẩn nêu tại Công ước này được áp dụng. Các biện pháp đã được thực hiện bởi Thành viên đã phê chuẩn Công ước này không được mâu thuẫn với nguyên tắc di chuyển tự do của người lao động được quy định trong các hiệp định mà hai Quốc gia có thể là thành viên.
9. Mỗi Thành viên đã phê chuẩn Công ước này phải yêu cầu các chủ tàu của tàu mang cờ của họ, sử dụng các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên đặt tại các nước hoặc lãnh thổ không áp dụng Công ước này, đảm bảo rằng, đến mức thực tế có thể thực hiện được thực hiện được, các dịch vụ đó thỏa mãn các yêu cầu của Tiêu chuẩn này.
10. Không một nội dung nào trong Tiêu chuẩn này được hiểu là làm giảm nhẹ các nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ tàu hoặc của một Thành viên đối với tàu mang cờ của họ.
Hướng dẫn B1.4 - Tuyển dụng và cung ứng
Hướng dẫn B1.4 - Các hướng dẫn về tổ chức và hoạt động
1. Khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nêu tại Tiêu chuẩn A1.4, mục 1, cơ quan có thẩm quyền phải xét đến các vấn đề sau:
(a) tiến hành các biện pháp cần thiết để thúc đẩy hợp tác hiệu quả giữa các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên, cả công cộng và tư nhân;
(b) nhu cầu của ngành công nghiệp hàng hải ở cả mức độ quốc gia và quốc tế, trong việc xây dựng các chương trình đào tạo thuyền viên là một phần của thuyền bộ tàu chịu đối với các hoạt động hàng hải an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, với sự tham gia của các chủ tàu, thuyền viên và các cơ sở đào tạo liên quan;
(c) thiết lập các cách thức phù hợp cho sự hợp tác giữa các tổ chức của thuyền viên và chủ tàu trong việc tổ chức và hoạt động của các cơ sở tuyển dụng và cung ứng thuyền viên công, nếu có;
(d) xác định, với sự quan tâm thoả đáng đến quyền cá nhân và nhu cầu bảo mật, các điều kiện mà theo đó các dữ liệu cá nhân của thuyền viên có thể được xử lý bởi các cơ sở tuyển dụng và cung ứng thuyền viên, bao gồm việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp và thông tin các dữ liệu như vậy cho bên thứ ba;
(e) duy trì cách thức thu thập và phân tích tất cả các thông tin liên quan đến thị trường lao động hàng hải, gồm việc cung cấp thuyền viên để tham gia vào thuyền bộ tại thời điểm hiện tại và triển vọng, phân loại theo tuổi, giới tính, cấp bậc và chuyên môn, và các yêu cầu của ngành công nghiệp hàng hải; việc thu thập các thông số về tuổi hoặc giới tính chỉ được chấp nhận với mục đích thống kê hoặc nếu được sử dụng trong khuôn khổ một chương trình để ngăn ngừa sự phân biệt đối xử tuổi và giới tính;
(f) đảm bảo nhân viên có trách nhiệm giám sát các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên công và tư nhân cho thuyền bộ của tàu chịu trách nhiệm về các hoạt động hàng hải an toàn và phòng ngừa ô nhiễm của tàu được đào tạo đầy đủ, bao gồm cả kinh nghiệm đi biển được công nhận, và các kiến thức thích hợp của ngành công nghiệp hàng hải, gồm các văn kiện hàng hải quốc tế thích hợp về tiêu chuẩn đào tạo, cấp giấy chứng nhận và lao động;
(g) đề ra các tiêu chuẩn hoạt động và thông qua các bộ luật về đạo đức và nguyên tắc ứng xử áp dụng cho các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên; và
(h) giám sát hệ thống cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận dựa trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn chất lượng.
2. Trong việc xây dựng hệ thống nêu tại Tiêu chuẩn A1.4, mục 2, mỗi Thành viên phải xem xét yêu cầu các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên, thành lập trong lãnh thổ của họ, phải phát triển và duy trì thực tiễn hoạt động có thể kiểm tra được. Các thực tiễn hoạt động này đối với các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên tư nhân và, đến mức có thể áp dụng được, đối với các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên công phải đề cập đến các vấn đề sau đây:
(a) việc kiểm tra y tế, các tài liệu nhận biết thuyền viên và tài liệu khác có thể được yêu cầu đối với thuyền viên để được tuyển dụng;
(b) duy trì, với sự quan tâm thoả đáng đến quyền cá nhân và nhu cầu bảo mật, các hồ sơ toàn diện và đầy đủ về các thuyền viên thuộc hệ thống tuyển dụng và cung ứng của họ, bao gồm nhưng không bị giới hạn bởi:
(i) các bằng cấp chuyên môn của thuyền viên;
(ii) hồ sơ tuyển dụng;
(iii) các dữ liệu cá nhân thích hợp cho việc tuyển dụng; và
(iv) các dữ liệu y tế thích hợp cho việc tuyển dụng;
(c) duy trì các danh sách cập nhật các tàu mà các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên cung cấp thuyền viên cho các tàu đó và đảm bảo có phương tiện để các dịch vụ đó có thể liên lạc được trong các tình huống khẩn cấp;
(d) các quy trình đảm bảo các thuyền viên không bị các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng hoặc các nhân viên của họ bóc lột khi giới thiệu tuyển dụng làm việc trên các tàu cụ thể hoặc các công ty cụ thể;
(e) các quy trình ngăn chặn cơ hội bóc lột thuyền viên phát sinh bởi việc tạm ứng hoặc bất kỳ giao dịch tài chính nào khác giữa các chủ tàu và thuyền viên được các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên thực hiện;
(f) các chi phí được công khai rõ ràng, nếu có, mà thuyền viên phải chịu trong quá trình tuyển dụng;
(g) đảm bảo thuyền viên được thông báo về mọi điều kiện cụ thể liên quan đến công việc mà họ được tuyển dụng và các chính sách của chủ tàu cụ thể liên quan đến việc tuyển dụng của họ;
(h) các quy trình phù hợp với các nguyên tắc công bằng tự nhiên để giải quyết các trường hợp không đủ khả năng hoặc vi phạm kỷ luật phù hợp pháp luật quốc gia và thực tiễn và, nếu có thể áp dụng, với các thoả ước tập thể;
(i) các quy trình để đảm bảo, đến mức thực tế có thể thực hiện được, tất cả các giấy chứng nhận và hồ sơ được đệ trình phục vụ cho việc tuyển dụng phải là mới nhất, không phải có được bằng cách gian lận và các thông tin tham khảo phải được kiểm tra xác nhận;
(j) các quy trình để đảm bảo rằng các yêu cầu thông tin hoặc thông báo từ gia đình thuyền viên trong khi thuyền viên đi biển được giải quyết nhanh chóng với sự đồng cảm và không có chi phí;
(k) kiểm tra các điều kiện trên tàu mà thuyền viên làm việc phù hợp với thoả ước tập thể giữa chủ tàu và tổ chức của đại diện thuyền viên, và là một vấn đề có tính chính sách, chỉ cung cấp thuyền viên cho chủ tàu có các điều kiện và điều khoản tuyển dụng thuyền viên tuân thủ các văn bản pháp luật hoặc các quy định hoặc các thoả ước tập thể có thể áp dụng.
3. Xem xét khuyến khích hợp tác quốc tế giữa các Thành viên và các tổ chức liên quan, như:
(a) trao đổi thông tin có hệ thống về ngành công nghiệp hàng hải và thị trường lao động trên cơ sở song phương, khu vực và đa phương;
(b) trao đổi các thông tin pháp lý về lao động hàng hải;
(c) hài hoà các chính sách, phương pháp làm việc và pháp luật quản lý tuyển dụng và cung ứng thuyền viên;
(d) hoàn thiện các quy trình và các điều kiện tuyển dụng và cung ứng thuyền viên quốc tế; và
(e) lập kế hoạch xây dựng nguồn lực, xét đến quan hệ giữa cung và cầu thuyền viên và các yêu cầu của ngành công nghiệp hàng hải.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo thủy thủ có được giờ làm việc và giờ nghỉ ngơi theo quy định
1. Mỗi Thành viên phải đảm bảo việc quy định số giờ làm việc và nghỉ ngơi của thuyền viên.
2. Mỗi Thành viên phải quy định số giờ làm việc tối đa hoặc số giờ nghỉ ngơi tối thiểu trong một khoảng thời gian nhất định phù hợp với các điều khoản của Bộ luật.
Tiêu chuẩn A2.3 - Giờ làm việc và giờ nghỉ ngơi
1. Trong Tiêu chuẩn này, thuật ngữ:
(a) giờ làm việc là thời gian thuyền viên phải làm việc trên tàu;
(b) giờ nghỉ ngơi là thời gian ngoài giờ làm việc; thuật ngữ này không bao gồm giải lao ngắn.
2. Trong phạm vi nêu tại mục 5 đến mục 8 của Tiêu chuẩn này, mỗi Thành viên phải quy định hoặc số giờ làm việc tối đa không được vượt quá trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc phải quy định số giờ nghỉ tối thiểu trong một khoảng thời gian nhất định.
3. Mỗi Thành viên thừa nhận là tiêu chuẩn số giờ làm việc thông thường của thuyền viên, như đối với các lao động khác, phải dựa trên cơ sở 8 giờ một ngày với một ngày nghỉ cho mỗi tuần và các ngày nghỉ lễ. Tuy vậy, điều này không ngăn cản Thành viên đưa ra các quy trình cho phép hoặc đăng ký một thoả ước tập thể quy định số giờ làm việc thông thường của thuyền viên dựa trên cơ sở không kém thuận lợi hơn tiêu chuẩn này.
4. Khi quyết định các tiêu chuẩn quốc gia, mỗi Thành viên phải xem xét nguy cơ đối khi thuyền viên bị làm việc quá sức, đặc biệt là đối với những người mà nhiệm vụ của họ liên quan đến an toàn hàng hải và hoạt động an toàn, an ninh của tàu.
5. Các giới hạn về số giờ làm việc hoặc nghỉ ngơi như sau:
(a) số giờ làm việc tối đa không được quá:
(i) 14 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ; và
(ii) 72 giờ trong khoảng thời gian bảy ngày bất kỳ; hoặc
(b) số giờ nghỉ ngơi tối thiểu không được ít hơn:
(i) mười giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ; và
(ii) 77 giờ trong khoảng thời gian bảy ngày bất kỳ.
6. Số giờ nghỉ ngơi có thể được chia ra không quá hai đợt, một đợt ít nhất sáu giờ, và thời gian giữa các đợt nghỉ liên tiếp không quá 14 giờ.
7. Việc tập trung, thực tập cứu sinh, cứu hoả, và các thực tập được quy định bởi văn bản pháp luật và các quy định quốc gia và các văn kiện quốc tế, phải được tiến hành sao cho hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của thuyền viên và không làm cho họ quá mệt mỏi.
8. Nếu một thuyền viên được yêu cầu làm việc trong giờ nghỉ, ví dụ trường hợp buồng máy không có người trực ca, thì thuyền viên đó phải được nghỉ bù đầy đủ.
9. Nếu không có thoả ước tập thể hoặc quyết định phân xử, hoặc nếu cơ quan có thẩm quyền xác định rằng các điều khoản trong thoả ước hoặc quyết định phân xử liên quan đến mục 7 hoặc 8 của Tiêu chuẩn này chưa thích đáng, thì cơ quan có thẩm quyền phải quy định các điều khoản như vậy để đảm bảo thuyền viên liên quan có đủ sự nghỉ ngơi.
10. Mọi Thành viên phải yêu cầu việc niêm yết, tại các vị trí dễ đến gần, một bảng kế hoạch làm việc trên tàu, cho từng vị trí tối thiểu:
(a) lịch làm việc trên biển và trong cảng; và
(b) số giờ làm việc tối đa hoặc số giờ nghỉ ngơi tối thiểu được quy định bởi văn bản pháp luật hoặc quy định quốc gia hoặc các thoả ước tập thể có thể áp dụng.
11. Bảng kế hoạch như nêu tại mục 10 của Tiêu chuẩn này được lập theo mẫu tiêu chuẩn bằng ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ làm việc của tàu và tiếng Anh.
12. Mỗi Thành viên phải yêu cầu việc lưu giữ các bản ghi số giờ làm việc hàng ngày của thuyền viên, hoặc số giờ nghỉ hàng ngày của họ, để cho phép giám sát sự phù hợp với mục 5 đến 11 của Tiêu chuẩn này. Các bản ghi theo mẫu tiêu chuẩn được cơ quan có thẩm quyền quy định, lưu ý đến bất kỳ hướng dẫn hiện hành nào của Tổ chức Lao động quốc tế hoặc phải theo mẫu tiêu chuẩn được Tổ chức lập ra. Các bản ghi phải sử dụng ngôn ngữ yêu cầu tại mục 11 của Tiêu chuẩn này. Các thuyền viên phải được nhận một bản sao các bản ghi liên quan đến họ và bản sao này phải được xác nhận bởi thuyền trưởng, hoặc người được thuyền trường ủy quyền, và bởi thuyền viên.
13. Không nội dung nào của mục 5 và 6 của Tiêu chuẩn này ngăn cản Thành viên có các văn bản luật hoặc các quy định quốc gia, hoặc một quy trình, cho cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc đăng ký các thoả ước tập thể cho phép các trường hợp ngoại lệ đối với các giới hạn đã được quy định. Các ngoại lệ đó, đến mức có thể được, phải tuân theo các điều khoản của Tiêu chuẩn này, nhưng có thể xem xét khoảng thời gian nghỉ phép thường xuyên hơn hoặc lâu hơn, hoặc cho phép nghỉ phép bù cho thuyền viên trực ca hoặc thuyền viên làm việc trên tàu thực hiện các chuyến đi ngắn.
14. Không nội dung nào trong Tiêu chuẩn này được hiểu là làm ảnh hưởng đến quyền của thuyền trưởng của tàu được yêu cầu thuyền viên thực hiện bất kỳ giờ làm việc nào cần thiết cho an toàn ngay lập tức của tàu, người trên tàu hoặc hàng hoá, hoặc nhằm mục đích giúp đỡ các tàu hoặc người khác gặp sự cố trên biển. Theo đó, thuyền trưởng có thể tạm ngừng số giờ làm việc hoặc giờ nghỉ ngơi theo kế hoạch và yêu cầu thuyền viên thực hiện bất kỳ giờ làm việc cần thiết nào cho đến khi trạng thái thông thường được khôi phục. Đến mức thực tế có thể được, ngay sau khi trạng thái thông thường đã được khôi phục, thuyền trưởng phải đảm bảo mọi thuyền viên đã thực hiện công việc trong thời gian nghỉ ngơi theo kế hoạch được nghỉ bù đầy đủ.
Hướng dẫn B2.3 - Giờ làm việc và giờ nghỉ ngơi
Hướng dẫn B2.3.1 - Thuyền viên trẻ
1. Phải áp dụng các quy định sau đây đối với tất cả thuyền viên dưới 18 tuổi khi tàu ở trên biển và ở trong cảng:
(a) không làm việc quá 8 giờ một ngày và 40 giờ một tuần và chỉ được làm việc ngoài giờ trong các trường hợp không thể tránh khỏi vì lý do an toàn;
(b) đảm bảo đủ thời gian cho phép các bữa ăn, và thời gian nghỉ tối thiểu là một giờ cho bữa ăn chính của ngày; và
(c) được phép nghỉ 15 phút ngay sau mỗi hai giờ làm việc liên tục.
2. Trường hợp ngoại lệ, không cần thiết áp dụng các quy định trong mục 1 của Hướng dẫn này nếu:
(a) việc áp dụng là không thể thi hành được đối với các thuyền viên trẻ ở bộ phận boong, máy và phục vụ được phân công nhiệm vụ trực ca hoặc làm việc theo ca; hoặc
(b) việc đào tạo thuyền viên trẻ một cách hiệu quả theo các chương trình đã được thiết lập và kế hoạch có thể bị ảnh hưởng.
3. Các trường hợp ngoại lệ đó phải được ghi lại, kèm theo lý do, và được thuyền trưởng ký tên.
4. Mục 1 Hướng dẫn này không miễn cho thuyền viên trẻ nghĩa vụ chung đối với tất cả thuyền viên phải làm việc trong trường hợp khẩn cấp như được quy định tại Tiêu chuẩn A2.3, mục 14.
Xem nội dung VB
Mục đích: đảm bảo thuyền viên làm việc trên tàu có đội ngũ nhân lực đầy đủ để khai thác tàu an toàn, hiệu quả và an ninh.
1. Mỗi Thành viên phải yêu cầu tất cả các tàu mang cờ Quốc gia của mình có đủ số lượng thuyền viên làm việc trên tàu để đảm bảo tàu hoạt động an toàn và hiệu quả, và với sự quan tâm thoả đáng đến vấn đề an ninh trong mọi điều kiện, lưu ý đến sự mệt mỏi của thuyền viên và bản chất, điều kiện cụ thể của chuyến đi.
Tiêu chuẩn A2.7 - Định biên
1. Mỗi Thành viên phải yêu cầu tất cả các tàu mang cờ quốc gia của mình có đủ số lượng thuyền viên trên tàu đảm bảo tàu hoạt động an toàn, hiệu quả, và với sự quan tâm thoả đáng đến vấn đề an ninh. Mỗi tàu phải được định biên một thuyền bộ phù hợp, về số lượng và năng lực chuyên môn, đảm bảo an toàn và an ninh của tàu và con người trên tàu, trong mọi điều kiện hoạt động, phù hợp với hồ sơ định biên an toàn tối thiểu hoặc một văn bản tương đương của cơ quan có thẩm quyền, và phù hợp với các tiêu chuẩn của Công ước này.
2. Khi quyết định, phê chuẩn hoặc sửa đổi mức độ định biên, cơ quan có thẩm quyền phải lưu ý đến nhu cầu nhằm tránh hoặc hạn chế đến mức tối thiểu số giờ làm việc quá mức, để đảm bảo thuyền viên được nghỉ ngơi đầy đủ và hạn chế mệt mỏi, cũng như các nguyên tắc của các văn bản quốc tế có thể áp dụng, đặc biệt là của Tổ chức Hàng hải quốc tế, về mức độ định biên.
3. Khi quyết định mức độ định biên, cơ quan có thẩm quyền phải lưu ý đến tất cả các yêu cầu của Quy định 3.2 và Tiêu chuẩn A3.2 về thực phẩm cho thuyền viên.
Hướng dẫn B2.7 - Định biên
Hướng dẫn B2.7.1 - Giải quyết tranh chấp
1. Mỗi Thành viên phải duy trì hoặc đảm bảo rằng có cơ chế được duy trì hiệu quả để điều tra và giải quyết các khiếu nại hoặc tranh chấp liên quan đến mức độ định biên của tàu.
2. Các đại diện của các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên phải tham gia vào hoạt động của cơ chế như vậy, cùng hoặc không cùng với những người hoặc cơ quan khác.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo thuyền viên có tiện nghi sinh hoạt và phương tiện giải trí phù hợp trên tàu.
1. Mỗi Thành viên phải đảm bảo các tàu mang cờ của mình được trang bị và duy trì khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí thích hợp cho thuyền viên làm việc hoặc sống trên tàu, hoặc cả hai, phù hợp với việc tăng cường sức khoẻ thể chất và tinh thần của thuyền viên.
2. Các yêu cầu của Bộ luật về thực hiện Quy định này liên quan đến kết cấu và trang thiết bị của tàu chỉ áp dụng với các tàu được đóng vào hoặc sau ngày Công ước này có hiệu lực đối với các Thành viên liên quan. Đối với các tàu đóng trước ngày đó, các yêu cầu liên quan đến kết cấu và trang thiết bị của tàu quy định tại Công ước về khu vực sinh hoạt của thuyền viên (sửa đổi), 1949 (Số 92), và Công ước về khu vực sinh hoạt của thuyền viên (các Điều khoản bổ sung) 1970 (Số 133), phải tiếp tục được thực hiện tới mức độ mà chúng đã được áp dụng, trước ngày đó, theo quy định của các văn bản pháp luật hoặc thực tiễn của Thành viên liên quan. Một tàu được xem là được đóng mới vào ngày nó được đặt sống chính hoặc khi nói ở giai đoạn đóng mới tương tự.
3. Trừ khi có quy định khác đi, bất kỳ yêu cầu nào trong sửa đổi, bổ sung của Bộ luật liên quan đến các điều khoản về khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí của thuyền viên chỉ áp dụng đối với những tàu đóng vào hoặc sau ngày sửa đổi, bổ sung đó có hiệu lực đối với Thành viên liên quan.
Tiêu chuẩn A3.1 - Khu vực sinh hoạt và phương tiện giải trí
1. Mỗi Thành viên phải thông qua các văn bản pháp luật và quy định quốc gia yêu cầu tàu mang cờ quốc tịch của mình:
(a) đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu để đảm bảo mọi khu vực sinh hoạt của thuyền viên, làm việc hoặc sống trên tàu, hoặc cả hai, an toàn, thích hợp và phù hợp với các quy định liên quan của Tiêu chuẩn này; và
(b) được kiểm tra lần đầu và các lần tiếp theo để đảm bảo sự phù hợp với Tiêu chuẩn này.
2. Trong việc xây dựng và áp dụng các văn bản pháp luật và quy định để thực hiện Tiêu chuẩn này, cơ quan có thẩm quyền, sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan, phải:
(a) Lưu ý đến Quy định 4.3 và các điều khoản của Bộ luật liên quan về bảo vệ an toàn và sức khoẻ, và ngăn ngừa tai nạn dựa trên các nhu cầu đặc thù của thuyền viên sống và làm việc trên tàu, và
(b) xem xét thoả đáng đối với hướng dẫn nêu tại Phần B của Bộ luật này.
3. Tiến hành việc kiểm tra theo Quy định 5.1.4 khi:
(a) một tàu được đăng ký hoặc đăng ký lại; hoặc
(b) khu vực sinh hoạt của thuyền viên trên tàu đã được hoán cải lớn.
4. Cơ quan có thẩm quyền phải lưu ý đặc biệt để đảm bảo thực hiện các yêu cầu của Công ước này về:
(a) kích thước các buồng và các không gian sinh hoạt khác;
(b) sưởi và thông gió;
(c) tiếng ồn, chấn động và các yếu tố môi trường khác;
(d) các phương tiện vệ sinh;
(e) chiếu sáng; và
(f) khu vực y tế.
5. Cơ quan có thẩm quyền của mỗi Thành viên phải yêu cầu tàu mang cờ quốc tịch của mình đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu về khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí trên tàu nêu tại các mục 6 đến 17 của Tiêu chuẩn này.
6. Với các yêu cầu chung về khu vực sinh hoạt:
(a) Khu vực sinh hoạt của thuyền viên phải có đủ chiều cao; chiều cao cho phép tối thiểu ở khu vực sinh hoạt của tất cả thuyền viên, nếu cần thiết phải có sự di chuyển đầy đủ một cách tự do, không được nhỏ hơn 203 cm; cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép một số giảm bớt có giới hạn về chiều cao ở bất kỳ không gian nào, hoặc một phần của không gian bất kỳ, trong khu vực sinh hoạt đó nếu thỏa mãn rằng các giảm bớt đó:
(i) có thể chấp nhận được; và
(ii) không gây ra sự bất tiện cho thuyền viên.
(b) khu vực sinh hoạt phải được bọc cách nhiệt phù hợp;
(c) đối với các tàu không phải tàu khách, như định nghĩa tại Quy định 2(e) và (f) của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974, đã được sửa đổi, bổ sung (“Công ước SOLAS”), phải bố trí các buồng ngủ trên đường nước ở giữa hoặc đuôi tàu, trừ các trường hợp ngoại lệ, nếu kích thước, kiểu hoặc công dụng dự kiến của tàu cho thấy bất kỳ vị trí nào khác đều không thể thực hiện được, các buồng ngủ có thể được bố trí tại phần mũi tàu, nhưng trong mọi trường hợp không được bố trí trước vách chống va;
(d) đối với tàu khách, và các tàu đặc biệt được đóng phù hợp với Bộ luật về an toàn đối với tàu có công dụng đặc biệt, 1983, của IMO và các phiên bản sau đó (sau đây gọi là “tàu có công dụng đặc biệt”), cơ quan có thẩm quyền có thể, với điều kiện tàu có các bố trí thỏa mãn phục vụ cho việc thông gió và chiếu sáng, cho phép bố trí các buồng ngủ dưới đường nước, nhưng trong mọi trường hợp không được bố trí các buồng ngủ ngay dưới các lối đi làm việc;
(e) không được có lỗ trực tiếp vào buồng ngủ từ không gian chứa hàng và buồng máy hoặc từ nhà bếp, kho dự trữ, buồng sấy hoặc khu vực vệ sinh chung; các vách ngăn chia những không gian đó với buồng ngủ và các vách ngoài phải được làm bằng thép hoặc vật liệu tương đương khác được duyệt, và phải kín nước và kín khí;
(f) vật liệu được sử dụng để chế tạo vách nội bộ, ván lót, tấm phủ, sàn và các liên kết phải phù hợp với mục đích sử dụng và đảm bảo môi trường sức khoẻ;
(g) phải trang bị chiếu sáng đầy đủ và thoát nước hiệu quả; và
(h) khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí, phục vụ ăn uống phải thỏa mãn các yêu cầu trong Quy định 4.3, và các điều khoản liên quan của Bộ luật, về bảo vệ sức khoẻ và an toàn, phòng ngừa tai nạn, về phòng ngừa nguy cơ tiếp xúc với các mức độ độc hại của tiếng ồn và chấn động, các yếu tố môi trường khác và hoá chất trên tàu, cung cấp cho thuyền viên môi trường sống là làm việc được chấp nhận trên tàu.
7. Các yêu cầu thông gió và sưởi:
(a) các buồng ngủ và phòng ăn phải được thông gió đầy đủ;
(b) các tàu, trừ những tàu thường xuyên hoạt động trong các điều kiện khí hậu ôn hoà không yêu cầu điều này, phải được trang bị điều hoà tại khu vực sinh hoạt của thuyền viên, cho mọi buồng vô tuyến điện riêng biệt và cho mọi buồng điều khiển máy tập trung;
(c) tất cả các khu vực vệ sinh phải được thông gió bằng khí trời, độc lập với các phần bất kỳ khác của khu vực sinh hoạt; và
(d) cung cấp đủ nhiệt bằng một hệ thống sưởi phù hợp, trừ các tàu chuyên chạy trong vùng khí hậu nhiệt đới.
8. Đối với các yêu cầu chiếu sáng, tuỳ theo các hệ thống đặc biệt nếu có thể được cho phép trên các tàu khách, các buồng ngủ và buồng ăn phải được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên và được cung cấp đủ chiếu sáng nhân tạo.
9. Nếu tàu được yêu cầu phải có khu vực để người ngủ, thì phải áp dụng các yêu cầu sau đối với phòng ngủ:
(a) với tàu không phải tàu khách, phải có một buồng ngủ cá nhân cho mỗi thuyền viên; với tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 hoặc tàu có công dụng đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép miễn giảm các yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan;
(b) phải trang bị các buồng ngủ riêng biệt cho nam giới và nữ giới;
(c) các buồng ngủ phải có kích thước phù hợp và được trang bị hợp lý đảm bảo tiện nghi và gọn gàng;
(d) trong mọi trường hợp, phải trang bị cho mỗi người một giường nằm riêng biệt;
(e) các kích thước trong tối thiểu của một giường nằm là 198 cm x 80 cm;
(f) diện tích sàn buồng ngủ của thuyền viên có một giường không nhỏ hơn:
(i) 4,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000;
(ii) 5,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 3.000 đến dưới 10.000;
(iii) 7 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 10.000 trở lên.
(g) tuy nhiên, nhằm mục đích trang bị các phòng ngủ một giường cho các tàu có tổng dung tích dưới 3.000, các tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép giảm bớt diện tích sàn của buồng ngủ;
(h) với tàu không phải tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000, có thể bố trí tối đa hai thuyền viên mỗi buồng ngủ; diện tích sàn của các buồng ngủ đó không nhỏ hơn 7 mét vuông;
(i) diện tích sàn của các buồng ngủ cho thuyền viên không phải sĩ quan trên tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt không được nhỏ hơn:
(i) 7,5 mét vuông đối với các buồng dành cho hai người;
(ii) 11,5 mét vuông đối với các buồng dành cho ba người;
(iii) 14,5 mét vuông đối với các buồng dành cho bốn người;
(j) buồng ngủ trên tàu có công dụng đặc biệt có thể chứa nhiều hơn bốn người; diện tích sàn các buồng ngủ đó không nhỏ hơn 3,6 mét vuông mỗi người;
(k) trên các tàu không phải tàu khách hoặc tàu có công dụng đặc biệt, các buồng ngủ cho sĩ quan trên tàu, nếu không có phòng khách hoặc phòng làm việc ban ngày riêng cho cá nhân, thì diện tích sàn cho mỗi người không nhỏ hơn:
(i) 7,5 mét vuông đối với tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000;
(ii) 8,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 3.000 trở lên nhưng nhỏ hơn 10.000;
(iii) 10 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 10.000 trở lên;
(l) trên các các tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt không, các buồng ngủ cho sĩ quan trên tàu, nếu có phòng khách hoặc làm việc ban ngày riêng cho cá nhân, thì diện tích sàn cho mỗi sĩ quan cấp thấp không nhỏ hơn 7,5 mét vuông và cho các sĩ quan cấp cao không nhỏ hơn 8,5 mét vuông; các sĩ quan cấp thấp là sĩ quan cấp vận hành, và sĩ quan cấp cao là sĩ quan cấp quản lý;
(m) thuyền trưởng, máy trưởng và đại phó phải có, ngoài các buồng ngủ của họ, một phòng khách, phòng làm việc ban ngày liên kề hoặc không gian bổ sung tương đương; các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miễn trừ yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan;
(n) đối với mỗi thuyền viên, đồ đạc gồm có một tủ quần áo với thể tích rộng rãi (tối thiểu 475 lít) và một ngăn kéo hoặc không gian tương đương tối thiểu 56 lít; nếu ngăn kéo liền với tủ quần áo thì tổng thể tích tối thiểu phải là 500 lít; tủ phải có một giá sách và có thể được khoá bởi người sử dụng để đảm bảo tính riêng tư;
(o) mỗi buồng ngủ phải có một bàn hoặc bàn viết, có thể là kiểu cố định, kiểu trượt hoặc kiểu gấp bản lề, và với chỗ ngồi thoải mái, nếu cần thiết.
10. Các yêu cầu đối với phòng ăn:
(a) phòng ăn phải bố trí cách biệt với buồng ngủ và gần bếp đến mức thực tế có thể thực hiện được; các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miến giảm yêu cầu đó sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan; và
(b) các phòng ăn phải có kích thước và tiện nghi phù hợp và được trang bị và bố trí hợp lý (bao gồm cả các phương tiện tiện phục vụ ăn uống), lưu ý đến số lượng thuyền viên có thể sử dụng chúng tại cùng một thời điểm bất kỳ; phải có các quy định về các trang bị phòng ăn được sử dụng chung hoặc riêng, nếu thích hợp.
11. Các yêu cầu đối với các phương tiện vệ sinh:
(a) thuyền viên phải có các phương tiện vệ sinh thỏa mãn các tiêu chuẩn tối thiểu về sức khoẻ và vệ sinh, và các tiêu chuẩn tiện nghi có thể chấp nhận được, phải có các phương tiện vệ sinh riêng biệt cho nam giới và nữ giới;
(b) phải có các phương tiện vệ sinh với khả năng tiếp cận dễ dàng của buồng lái và buồng máy hoặc gần trung tâm điều khiển buồng máy; các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miễn trừ yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan;
(c) phải bố trí tại vị trí thích hợp trên tàu tối thiểu một nhà vệ sinh, một chậu rửa và một bồn tắm hoặc nơi tắm có vòi hoa sen, hoặc cả hai, cho mỗi nhóm sáu người hoặc ít hơn không có các phương tiện dành riêng cho cá nhân;
(d) trừ tàu khách, mỗi buồng ngủ phải được trang bị một chậu rửa có vòi nước nóng lạnh, trừ khi có chậu rửa như vậy được bố trí trong phòng tắm cá nhân.
(e) với các tàu khách thường chạy không quá bốn giờ, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét các bố trí đặc biệt hoặc giảm số lượng thiết bị yêu cầu; và
(f) vòi nước sạch nóng lạnh phải sẵn có tại mọi vị trí rửa.
12. Đối với các yêu cầu khu vực bệnh viện, tàu có từ 15 thuyền viên trở lên và dự định chạy trên ba ngày phải có khu vực bệnh viện riêng biệt được sử dụng riêng cho mục đích chăm sóc y tế; cơ quan có thẩm quyền có thể giảm bớt yêu cầu này đối với các tàu hoạt động ven biển; khi phê duyệt khu vực bệnh viện trên tàu, cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo khu vực này, trong mọi điều kiện thời tiết, có thể dễ dàng tiếp cận, cung cấp chỗ ở thoải mái và cho phép thuyền viên được chăm sóc phù hợp và kịp thời.
13. Phải có phương tiện giặt quần áo được bố trí và trang bị thích hợp.
14. Tất cả các tàu phải có một hoặc một số khu vực trên boong hở, có đủ diện tích tương ứng với kích thước tàu và số thuyền viên trên tàu, để thuyền viên có thể đến đó khi không phải thực hiện nhiệm vụ.
15. Tất cả các tàu phải có các văn phòng riêng hoặc một văn phòng chung cho bộ phận boong và máy sử dụng; tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miễn trừ yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên.
16. Các tàu thường xuyên ra vào các cảng có nhiều muỗi phải được trang bị các thiết bị theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
17. Các tiện nghi, thiết bị và phương tiện giải trí, để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của thuyền viên phải sống và làm việc trên tàu, phải được trang bị cho lợi ích của mọi thuyền viên, lưu ý đến Quy định 4.3 và các điều khoản liên quan của Bộ luật về bảo vệ an toàn và sức khoẻ, và phòng ngừa tai nạn.
18. Cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy quyền kiểm tra thường xuyên trên tàu, đảm bảo khu vực sinh hoạt của thuyền viên sạch sẽ, có thể ở được và được bảo dưỡng với tình trạng tốt. Kết quả của các đợt kiểm tra như vậy phải được lập thành hồ sơ và luôn có sẵn cho việc xem xét.
19. Đối với các tàu nếu có nhu cầu phải quan tâm đến, không có sự phân biệt, lợi ích của các thuyền viên với tôn giáo và thành phần xã hội khác nhau, cơ quan có thẩm quyền có thể, sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên, cho phép áp dụng khác đôi chút so với các Tiêu chuẩn này, với điều kiện sự sai khác đó không làm cho toàn bộ các phương tiện trở lên kém tiện nghi hơn khi áp dụng Tiêu chuẩn này.
20. Mỗi Thành viên có thể, sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan, miễn trừ cho các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 200 nếu có lý do có thể chấp nhận, xét đến kích thước và số lượng thuyền viên trên tàu, liên quan đến các yêu cầu của các điều khoản sau đây của Tiêu chuẩn này:
(a) các mục 7(b), 11(d) và 13; và
(b) mục 9(f) và toàn bộ từ (h) đến (l), chỉ đối với diện tích sàn.
21. Chỉ có thể miễn trừ các yêu cầu của Tiêu chuẩn này nếu chúng được cho phép rõ ràng trong Tiêu chuẩn này, và chỉ trong các trường hợp đặc biệt mà các miễn trừ đó có thể được chứng minh một cách rõ ràng dựa trên các lý lẽ đủ mạnh và tuỳ thuộc vào việc bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho thuyền viên.
Hướng dẫn B3.1 - Khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí
Hướng dẫn B3.1.1 - Thiết kế và kết cấu
1. Các vách ngoài của các buồng ngủ và phòng ăn phải được bọc thích hợp. Tất cả các vách quây buồng máy và biên của nhà bếp và các không gian khác sinh ra nhiệt phải được bọc thích hợp nếu có khả năng gây ra các ảnh hưởng nhiệt trong khu vực sinh hoạt và các lối đi liền kề. Phải có các biện pháp bảo vệ tránh các ảnh hưởng nhiệt của hơi nước hoặc các đường ống phục vụ nước nóng, hoặc cả hai.
2. Các buồng ngủ, phòng ăn và phòng giải trí và lối đi trong khu vực sinh hoạt phải được bọc thích hợp chống ngưng tụ hơi nước hoặc quá nhiệt.
3. Các bề mặt vách và trần phải làm bằng vật liệu có bề mặt dễ dàng giữ sạch. Không sử dụng các dạng kết cấu có khả năng chứa côn trùng.
4. Các bề mặt vách và trần của các buồng ngủ, phòng ăn phải có khả năng giữ gìn sạch sẽ và được sơn phủ sáng màu với lớp ngoài cùng bền và không độc hại.
5. Cấu trúc và vật liệu của sàn boong tại tất cả các khu vực sinh hoạt của thuyền viên phải được phê duyệt và phải có bề mặt chống trượt, không thấm hút hơi ẩm và giữ gìn sạch sẽ một cách dễ dàng.
6. Nếu sàn làm bằng vật liệu tổng hợp, các mối ghép với các vách phải vát cạnh để tránh các khe hở.
Hướng dẫn B3.1.2 - Thông gió
1. Hệ thống thông gió cho các buồng ngủ và phòng ăn phải được kiểm soát để duy trì không khí theo điều kiện thỏa mãn và đảm bảo một lượng không khí đầy đủ được lưu thông trong tất cả các điều kiện thời tiết và khí hậu.
2. Các hệ thống điều hoà, dù là kiểu trung tâm hay đơn nguyên riêng lẻ, phải được thiết kế để:
(a) duy trì không khí với một nhiệt độ và độ ẩm tương đối thỏa mãn so với các điều kiện không khí bên ngoài, đảm bảo sự thay đổi không khí đầy đủ trong mọi không gian được điều hoà không khí, lưu ý đến các đặc điểm hoạt động đặc thù trên biển và không gây tiếng ồn hoặc hoặc rung động quá mức; và
(b) tạo điều kiện thuận lợi cho việc vệ sinh và khử trùng nhằm ngăn ngừa hoặc kiểm soát sự lây lan của bệnh tật.
3. Năng lượng cung cấp cho hoạt động của điều hoà không khí và các phương tiện thông gió khác, được yêu cầu bởi các mục trước trong Hướng dẫn này, phải luôn có sẵn khi thuyền viên sống hoặc làm việc trên tàu và khi các điều kiện yêu cầu như vậy. Tuy vậy, nguồn năng lượng này không cần được cung cấp từ nguồn sự cố.
Hướng dẫn B3.1.3 - Hệ thống sưởi
1. Hệ thống sưởi khu vực sinh hoạt của thuyền viên phải hoạt động tại mọi thời điểm khi thuyền viên sống và làm việc trên tàu, và khi ác điều kiện yêu cầu việc sử dụng hệ thống này.
2. Đối với tất cả các tàu được yêu cầu trang bị hệ thống sưởi, thì công chất sưởi sinh nhiệt có thể là nước nóng, khí nóng, điện, hơi nước hoặc tương đương. Tuy vậy, trong khu vực sinh hoạt, không được sử dụng hơi nước làm công chất truyền nhiệt. Hệ thống sưởi phải có khả năng duy trì nhiệt độ trong khu vực sinh hoạt của thuyền viên ở mức độ thỏa mãn theo các điều kiện bình thường của thời tiết và khí hậu thường gặp trong các hành trình tàu đã dự định. Cơ quan có thẩm quyền phải đưa ra các tiêu chuẩn trang bị.
3. Lò sưởi và các thiết bị sưởi khác phải được bố trí, nếu cần thiết, che chắn tránh các nguy cơ cháy hoặc nguy hiểm hoặc bất tiện cho người sử dụng.
Hướng dẫn B3.1.4 - Chiếu sáng
1. Trên tất cả các tàu, phải có đèn điện chiếu sáng tại khu vực sinh hoạt của thuyền viên. Nếu không có hai nguồn điện chiếu sáng độc lập, phải trang bị chiếu sáng bổ sung bằng các đèn được chế tạo thích hợp hoặc các thiết bị chiếu sáng sự cố.
2. Bố trí một đèn điện đọc sách tại đầu giường trong các buồng ngủ.
3. Cơ quan có thẩm quyền phải quy định các tiêu chuẩn phù hợp về ánh sáng nhân tạo và tự nhiên.
Hướng dẫn B3.1.5 - Buồng ngủ
1. Phải có đủ giường ngủ trên tàu, tạo thoải mái đến mức có thể được cho thuyền viên và bất kỳ người nào đi theo thuyền viên.
2. Nếu kích thước tàu, các hoạt động mà tàu dự định và cách bố trí của tàu làm cho điều này là thích hợp và được phép, các buồng ngủ của tàu phải được bố trí một buồng tắm cá nhân, bao gồm cả nhà vệ sinh, sao cho có thể cung cấp điều kiện tiện nghi cho người sử dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự ngăn nắp.
3. Đến mức thực tế có thể được, các buồng ngủ của thuyền viên phải được bố trí tách rời các khu vực trực ca và không có thuyền viên nào làm việc ban ngày chung một buồng với thuyền viên trực ca.
4. Đối với thuyền viên thực hiện nhiệm vụ của sỹ quan tập sự, mỗi buồng ngủ của họ có không quá hai người.
5. Cần xem xét để trang bị phương tiện nêu tại Tiêu chuẩn A3.1, mục 9(m), cho với sĩ quan máy hai hai, nếu có thể.
6. Các không gian chiếm chỗ của giường, tủ, ngăn kéo và ghế ngồi phải được tính vào diện tích sàn. Các không gian nhỏ, hoặc có hình dạng đặc biệt, không bổ sung một cách hữu hiệu cho không gian có sẵn cho việc di chuyển tự do, và không thể sử dụng để bố trí nội thất, phải được loại trừ.
7. Các giường không được bố trí nhiều hơn hai tầng; nếu đặt giường dọc theo mạn tàu thì chỉ được bố trí giường một tầng nếu có cửa lấy ánh sáng mạn ở phía trên giường.
8. Tầng dưới của loại giường hai tầng phải cách sàn không nhỏ hơn 30 cm; tầng trên nên bố trí trong khoảng giữa đáy của tầng dưới và mặt dưới xà boong.
9. Khung và thành, nếu có, của giường phải là vật liệu cứng, nhẵn được phê duyệt không dễ bị hao mòn và chứa côn trùng.
10. Nếu dùng các khung hình ống để chế tạo giường thì chúng phải được bịt kín hoàn toàn và không có các lỗ thủng cho côn trùng xâm nhập.
11. Mỗi giường phải có đệm có đế êm hoặc đệm êm kết hợp, gồm một đế lò xo đáy hoặc đệm lò xo. Đệm và vật liệu lót phải được làm bằng vật liệu được phê duyệt. Không được sử dụng nhồi vật liệu để côn trùng dễ dàng xâm nhập.
12. Khi giường được bố trí ở trên giường khác, phải có một tấm đáy chống bụi ở phía dưới đế đệm hoặc đế lò xo của giường tầng trên.
13. Đồ đạc trong phòng phải được làm bằng vật liệu nhẵn, cứng và không dễ cong vênh hoặc hao mòn.
14. Các buồng ngủ phải được trang bị rèm che hoặc dụng cụ tương đương tại các cửa sổ mạn tàu.
15. Buồng ngủ phải có một gương soi, tủ nhỏ để đựng đồ vệ sinh, một giá sách và một số lượng đủ các móc áo.
Hướng dẫn B3.1.6 - Phòng ăn
1. Phòng ăn có thể là loại tập thể hoặc riêng. Quyết định vấn đề này được đưa ra sau khi tham vấn các đại diện của chủ tàu và thuyền viên, và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Phải lưu ý đến các yếu tố như kích thước tàu và các nhu cầu văn hoá, tôn giáo, xã hội khác biệt của thuyền viên.
2. Nếu có phòng ăn riêng cho thuyền viên, thì phải có các phòng ăn riêng biệt cho:
(a) thuyền trưởng và các sĩ quan; và
(b) các sĩ quan tập sự và các thuyền viên khác.
3. Trên các tàu không phải tàu khách, diện tích sàn phòng ăn không nhỏ hơn 1,5 mét vuông cho mỗi người theo khả năng bố trí chỗ ngồi.
4. Trên tất cả các tàu, các phòng ăn phải có các bàn ăn và chỗ ngồi phù hợp, cố định hoặc di chuyển được, đủ phục vụ cho số lượng thuyền viên lớn nhất có thể cùng sử dụng nhà ăn một lúc.
5. Phải luôn có sẵn trên tàu khi thuyền viên ở trên tàu:
(a) một tủ lạnh, đặt tại vị trí thuận tiện và có dung tích đủ cho số người sử dụng phòng ăn hoặc các phòng ăn;
(b) các phương tiện phục vụ đồ uống nóng; và
(c) các phương tiện phục vụ nước mát.
6. Nếu phòng chia thức ăn của tàu không thể đi sang phòng ăn, thì phải trang bị tủ thích hợp để đựng các dụng cụ ăn uống và phải có phương tiện thích hợp để rửa các dụng cụ ăn uống.
7. Mặt trên của bàn ăn và ghế ngồi phải là vật liệu chịu được ẩm ướt.
Hướng dẫn B3.1.7 - Khu vực vệ sinh
1. Chậu rửa mặt và bồn tắm phải có kích thước phù hợp và được làm bằng vật liệu phê duyệt có bề mặt cứng khó nứt, bong và mòn.
2. Tất cả các bệ xí phải theo mẫu được duyệt và được trang bị phương tiện xả nước hoặc phương tiện xả phù hợp khác, như xả khí; các phương tiện xả này phải luôn sẵn sàng và được điều khiển một cách độc lập.
3. Khu vực vệ sinh dành cho từ hai người trở lên phải đáp ứng các yêu cầu sau:
(a) sàn là vật liệu bền được phê duyệt, không thấm nước, và được thoát nước tốt;
(b) các vách phải được làm bằng thép hoặc vật liệu được duyệt khác và phải kín nước đến chiều cao tối thiểu là 23 cm tính từ mặt boong;
(c) khu vực vệ sinh phải được chiếu sáng, thông gió và sưởi ẩm thích đáng;
(d) nhà vệ sinh phải được bố trí thuận tiện, nhưng biệt lập, với các buồng ngủ và các buồng rửa, không có lối vào trực tiếp từ buồng ngủ, hoặc từ lối đi giữa buồng ngủ và nhà vệ sinh, mà để tới đó, không có lối đi khác; yêu cầu này không áp dụng đối với nhà vệ sinh bố trí giữa hai buồng ngủ có tổng số người không nhiều hơn bốn; và
(e) nếu có từ hai bệ xí trở lên bố trí trong một buồng, thì chúng phải được che chắn thích hợp để đảm bảo sự riêng tư.
4. Các phương tiện giặt trang bị cho thuyền viên gồm có:
(a) các máy giặt;
(b) các máy sấy hoặc các buồng được thông gió và sấy nóng thích hợp; và
(c) các bàn là và cầu là hoặc bố trí tương đương.
Hướng dẫn B3.1.8 - Khu vực bệnh viện
1. Khu vực bệnh viện phải được thiết kế tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội chẩn và chăm sóc y tế, và trợ giúp ngăn ngừa lan truyền bệnh truyền nhiễm.
2. Bố trí lối vào, giường nằm, chiếu sáng, thông gió, sưởi và cung cấp nước phải được thiết kế đảm bảo sự thoải mái và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị người bệnh.
3. Cơ quan có thẩm quyền quy định số lượng giường bệnh.
4. Phải có khu vực vệ sinh riêng cho người bệnh tại khu vực bệnh viện, khu vực vệ sinh này có thể là một phần của, hoặc ở gần, khu vực bệnh viện. Khu vực vệ sinh này phải bao gồm có ít nhất một bệ xí, một chậu rửa và một bồn tắm hoặc nơi tắm có vòi hoa sen.
Hướng dẫn B3.1.9 - Các phương tiện khác
1. Nếu có khu vực riêng phục vụ cho việc thay quần áo của bộ phận máy, thì khu vực này phải:
(a) bố trí ngoài buồng máy nhưng dễ dàng đến được; và
(b) có các tủ quần áo cá nhân cùng với bồn tắm, hoặc nơi tắm có vòi hoa sen, hoặc cả hai và các chậu rửa có vòi nước nóng lạnh.
Hướng dẫn B3.1.10 - Giường ngủ, dụng cụ ăn uống và các trang bị khác
1. Mỗi Thành viên phải xem xét áp dụng các nguyên tắc sau:
(a) chủ tàu phải cung cấp bộ đồ giường sạch sẽ và các dụng cụ ăn uống cho mọi thuyền viên sử dụng khi làm việc trên tàu, các thuyền viên đó phải có trách nhiệm hoàn trả khi thuyền trưởng yêu cầu và khi hoàn thành công việc trên tàu;
(b) bộ đồ giường phải có chất lượng tốt, và chén, đĩa và các dụng cụ ăn uống khác phải là vật liệu được phê duyệt dễ dàng làm sạch được; và
(c) chủ tàu phải cung cấp khăn tắm, xà phòng và giấy vệ sinh cho thuyền viên.
Hướng dẫn B3.1.11 - Các phương tiện giải trí, bưu phẩm và bố trí tham quan tàu
1. Phải xem xét các phương tiện và dịch vụ giải trí thường xuyên để đảm bảo rằng chúng phù hợp với các thay đổi và nhu cầu của thuyền viên do sự phát triển công nghệ, hoạt động và phát triển khác của ngành công nghiệp hàng hải.
2. Cung trang bị cho phương tiện giải trí tối thiểu gồm một tủ sách và các dụng cụ đọc, viết và, nếu có thể, các trò chơi.
3. Trong việc lập kế hoạch trang bị phương tiện giải trí, cơ quan có thẩm quyền nên cân nhắc cả việc bố trí căng tin..
4. Cũng lưu ý đến việc trang bị các phương tiện sau đây mà thuyền viên không phải trả phí sử dụng, nếu có thể:
(a) một phòng hút thuốc;
(b) phương tiện xem vô tuyến truyền hình và nghe đài phát thanh;
(c) phương tiện chiếu phim, số lượng phim dự trữ đủ trong thời gian hành trình và, nếu cần thiết, thay đổi trong các khoảng thời gian phù hợp;
(d) Trang bị thể thao gồm các thiết bị luyện tập, các trò chơi trên bảng và trò chơi trên bà n tàu;
(e) nếu có thể, phương tiện dành cho bơi lội;
(f) một thư viện có sách giáo dục và các loại sách khác, số sách dự trữ đủ trong thời gian hành trình và, nếu cần, thay đổi trong các khoảng thời gian phù hợp;
(g) các phương tiện dành cho các công việc thủ công mang tính giải trí;
(h) các thiết bị điện tử như đài, vô tuyến truyền hình, đầu video, đầu DVD/CD, máy tính cá nhân và phần mềm, và các máy cát xét;
(i) nếu phù hợp, có thể bố trí quầy bar trên tàu cho thuyền viên nêu không vi phạm tập quán quốc gia, tôn giáo hoặc xã hội; và
(j) việc tiếp cận thích hợp đối với việc trao đổi thông tin bằng điện thoại tàu - bờ, thư tín và các thiết bị in tơ nét, nếu có thể, với chi phí hợp lý cho việc sử dụng các dịch vụ này.
5. Cố gắng đảm bảo thư tín của thuyền viên được gửi đi kịp thời và tin cậy. Phải xem xét tránh cho thuyền viên phải trả thêm bưu phí khi thư tín phải gửi lại bởi các trường hợp ngoài kiểm soát của họ.
6. Phải xem xét đến các biện pháp đảm bảo, phụ thuộc vào văn bản luật hoặc quy định bất kỳ của quốc gia hoặc quốc tế, bất cứ khi nào có thể và thích hợp, thuyền viên được phép để vợ/ chồng, họ hàng, bạn bè xuống thăm khi tàu trong cảng. Các biện pháp đó phải đáp ứng thỏa mãn mọi yêu cầu liên quan đến thủ tục an ninh.
7. Xem xét các khả năng cho phép thuyền viên được đưa vợ/ chồng đi theo các chuyến đi không thường xuyên nếu điều đó là khả thi và hợp lý. Những người đi theo thuyền viên phải được bảo hiểm tai nạn và ốm đau đầy đủ; các chủ tàu phải hỗ trợ thuyền viên để thực hiện việc bảo hiểm đó.
Hướng dẫn B3.1.12 - Ngăn ngừa tiếng ồn và rung động
1. Khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí, phục vụ ăn uống phải được bố trí càng cách xa càng tốt các động cơ, buồng máy lái, tời boong, thiết bị thông gió, sưởi, điều hoà, và các bộ phận và máy móc gây ồn khác.
2. Các vật liệu cách âm và hút âm thích hợp khác nên được sử dụng để chế tạo và trang trí vách, trần và boong trong các khu vực tạo ra âm thanh cũng như các cửa cách ly tiếng ồn tự đóng cho các buồng máy.
3. Buồng máy và các khu vực máy móc khác phải có, nếu có thể được, buồng điều khiển trung tâm cách âm dành cho những người làm việc trong buồng máy. Các khu vực làm việc, như xưởng cơ khí, phải được cách ly, đến mức thực tế có thể thực hiện được, tiếng ồn chung của buồng máy, và phải có các biện pháp giảm tiếng ồn trong khi máy hoạt động.
4. Các giới hạn độ ồn của các không gian sống và làm việc phải phù hợp với các hướng dẫn quốc tế của ILO về các mức xuất lộ cho phép, gồm cả các vấn đề được nêu trong bộ luật thực hành có tựa đề Các yếu tố môi trường tại nơi làm việc, 2001, và, nếu có thể, công tác bảo vệ đặc biệt được Tổ chức hàng hải quốc tế khuyến nghị, và các văn kiện sửa đổi, bổ sung tiếp theo về các mức độ ồn cho phép trên tàu. Trên tàu phải luôn có một bản sao các văn kiện hiện hành bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ làm việc trên tàu và thuyền viên có thể dễ tiếp cận.
5. Các khu vực sinh hoạt hoặc phương tiện giải trí hoặc phục vụ ăn uống không chịu tác động của sự rung động quá mức.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo thuyền viên có tiện nghi sinh hoạt và phương tiện giải trí phù hợp trên tàu.
1. Mỗi Thành viên phải đảm bảo các tàu mang cờ của mình được trang bị và duy trì khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí thích hợp cho thuyền viên làm việc hoặc sống trên tàu, hoặc cả hai, phù hợp với việc tăng cường sức khoẻ thể chất và tinh thần của thuyền viên.
2. Các yêu cầu của Bộ luật về thực hiện Quy định này liên quan đến kết cấu và trang thiết bị của tàu chỉ áp dụng với các tàu được đóng vào hoặc sau ngày Công ước này có hiệu lực đối với các Thành viên liên quan. Đối với các tàu đóng trước ngày đó, các yêu cầu liên quan đến kết cấu và trang thiết bị của tàu quy định tại Công ước về khu vực sinh hoạt của thuyền viên (sửa đổi), 1949 (Số 92), và Công ước về khu vực sinh hoạt của thuyền viên (các Điều khoản bổ sung) 1970 (Số 133), phải tiếp tục được thực hiện tới mức độ mà chúng đã được áp dụng, trước ngày đó, theo quy định của các văn bản pháp luật hoặc thực tiễn của Thành viên liên quan. Một tàu được xem là được đóng mới vào ngày nó được đặt sống chính hoặc khi nói ở giai đoạn đóng mới tương tự.
3. Trừ khi có quy định khác đi, bất kỳ yêu cầu nào trong sửa đổi, bổ sung của Bộ luật liên quan đến các điều khoản về khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí của thuyền viên chỉ áp dụng đối với những tàu đóng vào hoặc sau ngày sửa đổi, bổ sung đó có hiệu lực đối với Thành viên liên quan.
Tiêu chuẩn A3.1 - Khu vực sinh hoạt và phương tiện giải trí
1. Mỗi Thành viên phải thông qua các văn bản pháp luật và quy định quốc gia yêu cầu tàu mang cờ quốc tịch của mình:
(a) đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu để đảm bảo mọi khu vực sinh hoạt của thuyền viên, làm việc hoặc sống trên tàu, hoặc cả hai, an toàn, thích hợp và phù hợp với các quy định liên quan của Tiêu chuẩn này; và
(b) được kiểm tra lần đầu và các lần tiếp theo để đảm bảo sự phù hợp với Tiêu chuẩn này.
2. Trong việc xây dựng và áp dụng các văn bản pháp luật và quy định để thực hiện Tiêu chuẩn này, cơ quan có thẩm quyền, sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan, phải:
(a) Lưu ý đến Quy định 4.3 và các điều khoản của Bộ luật liên quan về bảo vệ an toàn và sức khoẻ, và ngăn ngừa tai nạn dựa trên các nhu cầu đặc thù của thuyền viên sống và làm việc trên tàu, và
(b) xem xét thoả đáng đối với hướng dẫn nêu tại Phần B của Bộ luật này.
3. Tiến hành việc kiểm tra theo Quy định 5.1.4 khi:
(a) một tàu được đăng ký hoặc đăng ký lại; hoặc
(b) khu vực sinh hoạt của thuyền viên trên tàu đã được hoán cải lớn.
4. Cơ quan có thẩm quyền phải lưu ý đặc biệt để đảm bảo thực hiện các yêu cầu của Công ước này về:
(a) kích thước các buồng và các không gian sinh hoạt khác;
(b) sưởi và thông gió;
(c) tiếng ồn, chấn động và các yếu tố môi trường khác;
(d) các phương tiện vệ sinh;
(e) chiếu sáng; và
(f) khu vực y tế.
5. Cơ quan có thẩm quyền của mỗi Thành viên phải yêu cầu tàu mang cờ quốc tịch của mình đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu về khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí trên tàu nêu tại các mục 6 đến 17 của Tiêu chuẩn này.
6. Với các yêu cầu chung về khu vực sinh hoạt:
(a) Khu vực sinh hoạt của thuyền viên phải có đủ chiều cao; chiều cao cho phép tối thiểu ở khu vực sinh hoạt của tất cả thuyền viên, nếu cần thiết phải có sự di chuyển đầy đủ một cách tự do, không được nhỏ hơn 203 cm; cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép một số giảm bớt có giới hạn về chiều cao ở bất kỳ không gian nào, hoặc một phần của không gian bất kỳ, trong khu vực sinh hoạt đó nếu thỏa mãn rằng các giảm bớt đó:
(i) có thể chấp nhận được; và
(ii) không gây ra sự bất tiện cho thuyền viên.
(b) khu vực sinh hoạt phải được bọc cách nhiệt phù hợp;
(c) đối với các tàu không phải tàu khách, như định nghĩa tại Quy định 2(e) và (f) của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974, đã được sửa đổi, bổ sung (“Công ước SOLAS”), phải bố trí các buồng ngủ trên đường nước ở giữa hoặc đuôi tàu, trừ các trường hợp ngoại lệ, nếu kích thước, kiểu hoặc công dụng dự kiến của tàu cho thấy bất kỳ vị trí nào khác đều không thể thực hiện được, các buồng ngủ có thể được bố trí tại phần mũi tàu, nhưng trong mọi trường hợp không được bố trí trước vách chống va;
(d) đối với tàu khách, và các tàu đặc biệt được đóng phù hợp với Bộ luật về an toàn đối với tàu có công dụng đặc biệt, 1983, của IMO và các phiên bản sau đó (sau đây gọi là “tàu có công dụng đặc biệt”), cơ quan có thẩm quyền có thể, với điều kiện tàu có các bố trí thỏa mãn phục vụ cho việc thông gió và chiếu sáng, cho phép bố trí các buồng ngủ dưới đường nước, nhưng trong mọi trường hợp không được bố trí các buồng ngủ ngay dưới các lối đi làm việc;
(e) không được có lỗ trực tiếp vào buồng ngủ từ không gian chứa hàng và buồng máy hoặc từ nhà bếp, kho dự trữ, buồng sấy hoặc khu vực vệ sinh chung; các vách ngăn chia những không gian đó với buồng ngủ và các vách ngoài phải được làm bằng thép hoặc vật liệu tương đương khác được duyệt, và phải kín nước và kín khí;
(f) vật liệu được sử dụng để chế tạo vách nội bộ, ván lót, tấm phủ, sàn và các liên kết phải phù hợp với mục đích sử dụng và đảm bảo môi trường sức khoẻ;
(g) phải trang bị chiếu sáng đầy đủ và thoát nước hiệu quả; và
(h) khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí, phục vụ ăn uống phải thỏa mãn các yêu cầu trong Quy định 4.3, và các điều khoản liên quan của Bộ luật, về bảo vệ sức khoẻ và an toàn, phòng ngừa tai nạn, về phòng ngừa nguy cơ tiếp xúc với các mức độ độc hại của tiếng ồn và chấn động, các yếu tố môi trường khác và hoá chất trên tàu, cung cấp cho thuyền viên môi trường sống là làm việc được chấp nhận trên tàu.
7. Các yêu cầu thông gió và sưởi:
(a) các buồng ngủ và phòng ăn phải được thông gió đầy đủ;
(b) các tàu, trừ những tàu thường xuyên hoạt động trong các điều kiện khí hậu ôn hoà không yêu cầu điều này, phải được trang bị điều hoà tại khu vực sinh hoạt của thuyền viên, cho mọi buồng vô tuyến điện riêng biệt và cho mọi buồng điều khiển máy tập trung;
(c) tất cả các khu vực vệ sinh phải được thông gió bằng khí trời, độc lập với các phần bất kỳ khác của khu vực sinh hoạt; và
(d) cung cấp đủ nhiệt bằng một hệ thống sưởi phù hợp, trừ các tàu chuyên chạy trong vùng khí hậu nhiệt đới.
8. Đối với các yêu cầu chiếu sáng, tuỳ theo các hệ thống đặc biệt nếu có thể được cho phép trên các tàu khách, các buồng ngủ và buồng ăn phải được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên và được cung cấp đủ chiếu sáng nhân tạo.
9. Nếu tàu được yêu cầu phải có khu vực để người ngủ, thì phải áp dụng các yêu cầu sau đối với phòng ngủ:
(a) với tàu không phải tàu khách, phải có một buồng ngủ cá nhân cho mỗi thuyền viên; với tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 hoặc tàu có công dụng đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép miễn giảm các yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan;
(b) phải trang bị các buồng ngủ riêng biệt cho nam giới và nữ giới;
(c) các buồng ngủ phải có kích thước phù hợp và được trang bị hợp lý đảm bảo tiện nghi và gọn gàng;
(d) trong mọi trường hợp, phải trang bị cho mỗi người một giường nằm riêng biệt;
(e) các kích thước trong tối thiểu của một giường nằm là 198 cm x 80 cm;
(f) diện tích sàn buồng ngủ của thuyền viên có một giường không nhỏ hơn:
(i) 4,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000;
(ii) 5,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 3.000 đến dưới 10.000;
(iii) 7 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 10.000 trở lên.
(g) tuy nhiên, nhằm mục đích trang bị các phòng ngủ một giường cho các tàu có tổng dung tích dưới 3.000, các tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép giảm bớt diện tích sàn của buồng ngủ;
(h) với tàu không phải tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000, có thể bố trí tối đa hai thuyền viên mỗi buồng ngủ; diện tích sàn của các buồng ngủ đó không nhỏ hơn 7 mét vuông;
(i) diện tích sàn của các buồng ngủ cho thuyền viên không phải sĩ quan trên tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt không được nhỏ hơn:
(i) 7,5 mét vuông đối với các buồng dành cho hai người;
(ii) 11,5 mét vuông đối với các buồng dành cho ba người;
(iii) 14,5 mét vuông đối với các buồng dành cho bốn người;
(j) buồng ngủ trên tàu có công dụng đặc biệt có thể chứa nhiều hơn bốn người; diện tích sàn các buồng ngủ đó không nhỏ hơn 3,6 mét vuông mỗi người;
(k) trên các tàu không phải tàu khách hoặc tàu có công dụng đặc biệt, các buồng ngủ cho sĩ quan trên tàu, nếu không có phòng khách hoặc phòng làm việc ban ngày riêng cho cá nhân, thì diện tích sàn cho mỗi người không nhỏ hơn:
(i) 7,5 mét vuông đối với tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000;
(ii) 8,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 3.000 trở lên nhưng nhỏ hơn 10.000;
(iii) 10 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 10.000 trở lên;
(l) trên các các tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt không, các buồng ngủ cho sĩ quan trên tàu, nếu có phòng khách hoặc làm việc ban ngày riêng cho cá nhân, thì diện tích sàn cho mỗi sĩ quan cấp thấp không nhỏ hơn 7,5 mét vuông và cho các sĩ quan cấp cao không nhỏ hơn 8,5 mét vuông; các sĩ quan cấp thấp là sĩ quan cấp vận hành, và sĩ quan cấp cao là sĩ quan cấp quản lý;
(m) thuyền trưởng, máy trưởng và đại phó phải có, ngoài các buồng ngủ của họ, một phòng khách, phòng làm việc ban ngày liên kề hoặc không gian bổ sung tương đương; các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miễn trừ yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan;
(n) đối với mỗi thuyền viên, đồ đạc gồm có một tủ quần áo với thể tích rộng rãi (tối thiểu 475 lít) và một ngăn kéo hoặc không gian tương đương tối thiểu 56 lít; nếu ngăn kéo liền với tủ quần áo thì tổng thể tích tối thiểu phải là 500 lít; tủ phải có một giá sách và có thể được khoá bởi người sử dụng để đảm bảo tính riêng tư;
(o) mỗi buồng ngủ phải có một bàn hoặc bàn viết, có thể là kiểu cố định, kiểu trượt hoặc kiểu gấp bản lề, và với chỗ ngồi thoải mái, nếu cần thiết.
10. Các yêu cầu đối với phòng ăn:
(a) phòng ăn phải bố trí cách biệt với buồng ngủ và gần bếp đến mức thực tế có thể thực hiện được; các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miến giảm yêu cầu đó sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan; và
(b) các phòng ăn phải có kích thước và tiện nghi phù hợp và được trang bị và bố trí hợp lý (bao gồm cả các phương tiện tiện phục vụ ăn uống), lưu ý đến số lượng thuyền viên có thể sử dụng chúng tại cùng một thời điểm bất kỳ; phải có các quy định về các trang bị phòng ăn được sử dụng chung hoặc riêng, nếu thích hợp.
11. Các yêu cầu đối với các phương tiện vệ sinh:
(a) thuyền viên phải có các phương tiện vệ sinh thỏa mãn các tiêu chuẩn tối thiểu về sức khoẻ và vệ sinh, và các tiêu chuẩn tiện nghi có thể chấp nhận được, phải có các phương tiện vệ sinh riêng biệt cho nam giới và nữ giới;
(b) phải có các phương tiện vệ sinh với khả năng tiếp cận dễ dàng của buồng lái và buồng máy hoặc gần trung tâm điều khiển buồng máy; các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miễn trừ yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan;
(c) phải bố trí tại vị trí thích hợp trên tàu tối thiểu một nhà vệ sinh, một chậu rửa và một bồn tắm hoặc nơi tắm có vòi hoa sen, hoặc cả hai, cho mỗi nhóm sáu người hoặc ít hơn không có các phương tiện dành riêng cho cá nhân;
(d) trừ tàu khách, mỗi buồng ngủ phải được trang bị một chậu rửa có vòi nước nóng lạnh, trừ khi có chậu rửa như vậy được bố trí trong phòng tắm cá nhân.
(e) với các tàu khách thường chạy không quá bốn giờ, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét các bố trí đặc biệt hoặc giảm số lượng thiết bị yêu cầu; và
(f) vòi nước sạch nóng lạnh phải sẵn có tại mọi vị trí rửa.
12. Đối với các yêu cầu khu vực bệnh viện, tàu có từ 15 thuyền viên trở lên và dự định chạy trên ba ngày phải có khu vực bệnh viện riêng biệt được sử dụng riêng cho mục đích chăm sóc y tế; cơ quan có thẩm quyền có thể giảm bớt yêu cầu này đối với các tàu hoạt động ven biển; khi phê duyệt khu vực bệnh viện trên tàu, cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo khu vực này, trong mọi điều kiện thời tiết, có thể dễ dàng tiếp cận, cung cấp chỗ ở thoải mái và cho phép thuyền viên được chăm sóc phù hợp và kịp thời.
13. Phải có phương tiện giặt quần áo được bố trí và trang bị thích hợp.
14. Tất cả các tàu phải có một hoặc một số khu vực trên boong hở, có đủ diện tích tương ứng với kích thước tàu và số thuyền viên trên tàu, để thuyền viên có thể đến đó khi không phải thực hiện nhiệm vụ.
15. Tất cả các tàu phải có các văn phòng riêng hoặc một văn phòng chung cho bộ phận boong và máy sử dụng; tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miễn trừ yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên.
16. Các tàu thường xuyên ra vào các cảng có nhiều muỗi phải được trang bị các thiết bị theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
17. Các tiện nghi, thiết bị và phương tiện giải trí, để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của thuyền viên phải sống và làm việc trên tàu, phải được trang bị cho lợi ích của mọi thuyền viên, lưu ý đến Quy định 4.3 và các điều khoản liên quan của Bộ luật về bảo vệ an toàn và sức khoẻ, và phòng ngừa tai nạn.
18. Cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy quyền kiểm tra thường xuyên trên tàu, đảm bảo khu vực sinh hoạt của thuyền viên sạch sẽ, có thể ở được và được bảo dưỡng với tình trạng tốt. Kết quả của các đợt kiểm tra như vậy phải được lập thành hồ sơ và luôn có sẵn cho việc xem xét.
19. Đối với các tàu nếu có nhu cầu phải quan tâm đến, không có sự phân biệt, lợi ích của các thuyền viên với tôn giáo và thành phần xã hội khác nhau, cơ quan có thẩm quyền có thể, sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên, cho phép áp dụng khác đôi chút so với các Tiêu chuẩn này, với điều kiện sự sai khác đó không làm cho toàn bộ các phương tiện trở lên kém tiện nghi hơn khi áp dụng Tiêu chuẩn này.
20. Mỗi Thành viên có thể, sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan, miễn trừ cho các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 200 nếu có lý do có thể chấp nhận, xét đến kích thước và số lượng thuyền viên trên tàu, liên quan đến các yêu cầu của các điều khoản sau đây của Tiêu chuẩn này:
(a) các mục 7(b), 11(d) và 13; và
(b) mục 9(f) và toàn bộ từ (h) đến (l), chỉ đối với diện tích sàn.
21. Chỉ có thể miễn trừ các yêu cầu của Tiêu chuẩn này nếu chúng được cho phép rõ ràng trong Tiêu chuẩn này, và chỉ trong các trường hợp đặc biệt mà các miễn trừ đó có thể được chứng minh một cách rõ ràng dựa trên các lý lẽ đủ mạnh và tuỳ thuộc vào việc bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho thuyền viên.
Hướng dẫn B3.1 - Khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí
Hướng dẫn B3.1.1 - Thiết kế và kết cấu
1. Các vách ngoài của các buồng ngủ và phòng ăn phải được bọc thích hợp. Tất cả các vách quây buồng máy và biên của nhà bếp và các không gian khác sinh ra nhiệt phải được bọc thích hợp nếu có khả năng gây ra các ảnh hưởng nhiệt trong khu vực sinh hoạt và các lối đi liền kề. Phải có các biện pháp bảo vệ tránh các ảnh hưởng nhiệt của hơi nước hoặc các đường ống phục vụ nước nóng, hoặc cả hai.
2. Các buồng ngủ, phòng ăn và phòng giải trí và lối đi trong khu vực sinh hoạt phải được bọc thích hợp chống ngưng tụ hơi nước hoặc quá nhiệt.
3. Các bề mặt vách và trần phải làm bằng vật liệu có bề mặt dễ dàng giữ sạch. Không sử dụng các dạng kết cấu có khả năng chứa côn trùng.
4. Các bề mặt vách và trần của các buồng ngủ, phòng ăn phải có khả năng giữ gìn sạch sẽ và được sơn phủ sáng màu với lớp ngoài cùng bền và không độc hại.
5. Cấu trúc và vật liệu của sàn boong tại tất cả các khu vực sinh hoạt của thuyền viên phải được phê duyệt và phải có bề mặt chống trượt, không thấm hút hơi ẩm và giữ gìn sạch sẽ một cách dễ dàng.
6. Nếu sàn làm bằng vật liệu tổng hợp, các mối ghép với các vách phải vát cạnh để tránh các khe hở.
Hướng dẫn B3.1.2 - Thông gió
1. Hệ thống thông gió cho các buồng ngủ và phòng ăn phải được kiểm soát để duy trì không khí theo điều kiện thỏa mãn và đảm bảo một lượng không khí đầy đủ được lưu thông trong tất cả các điều kiện thời tiết và khí hậu.
2. Các hệ thống điều hoà, dù là kiểu trung tâm hay đơn nguyên riêng lẻ, phải được thiết kế để:
(a) duy trì không khí với một nhiệt độ và độ ẩm tương đối thỏa mãn so với các điều kiện không khí bên ngoài, đảm bảo sự thay đổi không khí đầy đủ trong mọi không gian được điều hoà không khí, lưu ý đến các đặc điểm hoạt động đặc thù trên biển và không gây tiếng ồn hoặc hoặc rung động quá mức; và
(b) tạo điều kiện thuận lợi cho việc vệ sinh và khử trùng nhằm ngăn ngừa hoặc kiểm soát sự lây lan của bệnh tật.
3. Năng lượng cung cấp cho hoạt động của điều hoà không khí và các phương tiện thông gió khác, được yêu cầu bởi các mục trước trong Hướng dẫn này, phải luôn có sẵn khi thuyền viên sống hoặc làm việc trên tàu và khi các điều kiện yêu cầu như vậy. Tuy vậy, nguồn năng lượng này không cần được cung cấp từ nguồn sự cố.
Hướng dẫn B3.1.3 - Hệ thống sưởi
1. Hệ thống sưởi khu vực sinh hoạt của thuyền viên phải hoạt động tại mọi thời điểm khi thuyền viên sống và làm việc trên tàu, và khi ác điều kiện yêu cầu việc sử dụng hệ thống này.
2. Đối với tất cả các tàu được yêu cầu trang bị hệ thống sưởi, thì công chất sưởi sinh nhiệt có thể là nước nóng, khí nóng, điện, hơi nước hoặc tương đương. Tuy vậy, trong khu vực sinh hoạt, không được sử dụng hơi nước làm công chất truyền nhiệt. Hệ thống sưởi phải có khả năng duy trì nhiệt độ trong khu vực sinh hoạt của thuyền viên ở mức độ thỏa mãn theo các điều kiện bình thường của thời tiết và khí hậu thường gặp trong các hành trình tàu đã dự định. Cơ quan có thẩm quyền phải đưa ra các tiêu chuẩn trang bị.
3. Lò sưởi và các thiết bị sưởi khác phải được bố trí, nếu cần thiết, che chắn tránh các nguy cơ cháy hoặc nguy hiểm hoặc bất tiện cho người sử dụng.
Hướng dẫn B3.1.4 - Chiếu sáng
1. Trên tất cả các tàu, phải có đèn điện chiếu sáng tại khu vực sinh hoạt của thuyền viên. Nếu không có hai nguồn điện chiếu sáng độc lập, phải trang bị chiếu sáng bổ sung bằng các đèn được chế tạo thích hợp hoặc các thiết bị chiếu sáng sự cố.
2. Bố trí một đèn điện đọc sách tại đầu giường trong các buồng ngủ.
3. Cơ quan có thẩm quyền phải quy định các tiêu chuẩn phù hợp về ánh sáng nhân tạo và tự nhiên.
Hướng dẫn B3.1.5 - Buồng ngủ
1. Phải có đủ giường ngủ trên tàu, tạo thoải mái đến mức có thể được cho thuyền viên và bất kỳ người nào đi theo thuyền viên.
2. Nếu kích thước tàu, các hoạt động mà tàu dự định và cách bố trí của tàu làm cho điều này là thích hợp và được phép, các buồng ngủ của tàu phải được bố trí một buồng tắm cá nhân, bao gồm cả nhà vệ sinh, sao cho có thể cung cấp điều kiện tiện nghi cho người sử dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự ngăn nắp.
3. Đến mức thực tế có thể được, các buồng ngủ của thuyền viên phải được bố trí tách rời các khu vực trực ca và không có thuyền viên nào làm việc ban ngày chung một buồng với thuyền viên trực ca.
4. Đối với thuyền viên thực hiện nhiệm vụ của sỹ quan tập sự, mỗi buồng ngủ của họ có không quá hai người.
5. Cần xem xét để trang bị phương tiện nêu tại Tiêu chuẩn A3.1, mục 9(m), cho với sĩ quan máy hai hai, nếu có thể.
6. Các không gian chiếm chỗ của giường, tủ, ngăn kéo và ghế ngồi phải được tính vào diện tích sàn. Các không gian nhỏ, hoặc có hình dạng đặc biệt, không bổ sung một cách hữu hiệu cho không gian có sẵn cho việc di chuyển tự do, và không thể sử dụng để bố trí nội thất, phải được loại trừ.
7. Các giường không được bố trí nhiều hơn hai tầng; nếu đặt giường dọc theo mạn tàu thì chỉ được bố trí giường một tầng nếu có cửa lấy ánh sáng mạn ở phía trên giường.
8. Tầng dưới của loại giường hai tầng phải cách sàn không nhỏ hơn 30 cm; tầng trên nên bố trí trong khoảng giữa đáy của tầng dưới và mặt dưới xà boong.
9. Khung và thành, nếu có, của giường phải là vật liệu cứng, nhẵn được phê duyệt không dễ bị hao mòn và chứa côn trùng.
10. Nếu dùng các khung hình ống để chế tạo giường thì chúng phải được bịt kín hoàn toàn và không có các lỗ thủng cho côn trùng xâm nhập.
11. Mỗi giường phải có đệm có đế êm hoặc đệm êm kết hợp, gồm một đế lò xo đáy hoặc đệm lò xo. Đệm và vật liệu lót phải được làm bằng vật liệu được phê duyệt. Không được sử dụng nhồi vật liệu để côn trùng dễ dàng xâm nhập.
12. Khi giường được bố trí ở trên giường khác, phải có một tấm đáy chống bụi ở phía dưới đế đệm hoặc đế lò xo của giường tầng trên.
13. Đồ đạc trong phòng phải được làm bằng vật liệu nhẵn, cứng và không dễ cong vênh hoặc hao mòn.
14. Các buồng ngủ phải được trang bị rèm che hoặc dụng cụ tương đương tại các cửa sổ mạn tàu.
15. Buồng ngủ phải có một gương soi, tủ nhỏ để đựng đồ vệ sinh, một giá sách và một số lượng đủ các móc áo.
Hướng dẫn B3.1.6 - Phòng ăn
1. Phòng ăn có thể là loại tập thể hoặc riêng. Quyết định vấn đề này được đưa ra sau khi tham vấn các đại diện của chủ tàu và thuyền viên, và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Phải lưu ý đến các yếu tố như kích thước tàu và các nhu cầu văn hoá, tôn giáo, xã hội khác biệt của thuyền viên.
2. Nếu có phòng ăn riêng cho thuyền viên, thì phải có các phòng ăn riêng biệt cho:
(a) thuyền trưởng và các sĩ quan; và
(b) các sĩ quan tập sự và các thuyền viên khác.
3. Trên các tàu không phải tàu khách, diện tích sàn phòng ăn không nhỏ hơn 1,5 mét vuông cho mỗi người theo khả năng bố trí chỗ ngồi.
4. Trên tất cả các tàu, các phòng ăn phải có các bàn ăn và chỗ ngồi phù hợp, cố định hoặc di chuyển được, đủ phục vụ cho số lượng thuyền viên lớn nhất có thể cùng sử dụng nhà ăn một lúc.
5. Phải luôn có sẵn trên tàu khi thuyền viên ở trên tàu:
(a) một tủ lạnh, đặt tại vị trí thuận tiện và có dung tích đủ cho số người sử dụng phòng ăn hoặc các phòng ăn;
(b) các phương tiện phục vụ đồ uống nóng; và
(c) các phương tiện phục vụ nước mát.
6. Nếu phòng chia thức ăn của tàu không thể đi sang phòng ăn, thì phải trang bị tủ thích hợp để đựng các dụng cụ ăn uống và phải có phương tiện thích hợp để rửa các dụng cụ ăn uống.
7. Mặt trên của bàn ăn và ghế ngồi phải là vật liệu chịu được ẩm ướt.
Hướng dẫn B3.1.7 - Khu vực vệ sinh
1. Chậu rửa mặt và bồn tắm phải có kích thước phù hợp và được làm bằng vật liệu phê duyệt có bề mặt cứng khó nứt, bong và mòn.
2. Tất cả các bệ xí phải theo mẫu được duyệt và được trang bị phương tiện xả nước hoặc phương tiện xả phù hợp khác, như xả khí; các phương tiện xả này phải luôn sẵn sàng và được điều khiển một cách độc lập.
3. Khu vực vệ sinh dành cho từ hai người trở lên phải đáp ứng các yêu cầu sau:
(a) sàn là vật liệu bền được phê duyệt, không thấm nước, và được thoát nước tốt;
(b) các vách phải được làm bằng thép hoặc vật liệu được duyệt khác và phải kín nước đến chiều cao tối thiểu là 23 cm tính từ mặt boong;
(c) khu vực vệ sinh phải được chiếu sáng, thông gió và sưởi ẩm thích đáng;
(d) nhà vệ sinh phải được bố trí thuận tiện, nhưng biệt lập, với các buồng ngủ và các buồng rửa, không có lối vào trực tiếp từ buồng ngủ, hoặc từ lối đi giữa buồng ngủ và nhà vệ sinh, mà để tới đó, không có lối đi khác; yêu cầu này không áp dụng đối với nhà vệ sinh bố trí giữa hai buồng ngủ có tổng số người không nhiều hơn bốn; và
(e) nếu có từ hai bệ xí trở lên bố trí trong một buồng, thì chúng phải được che chắn thích hợp để đảm bảo sự riêng tư.
4. Các phương tiện giặt trang bị cho thuyền viên gồm có:
(a) các máy giặt;
(b) các máy sấy hoặc các buồng được thông gió và sấy nóng thích hợp; và
(c) các bàn là và cầu là hoặc bố trí tương đương.
Hướng dẫn B3.1.8 - Khu vực bệnh viện
1. Khu vực bệnh viện phải được thiết kế tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội chẩn và chăm sóc y tế, và trợ giúp ngăn ngừa lan truyền bệnh truyền nhiễm.
2. Bố trí lối vào, giường nằm, chiếu sáng, thông gió, sưởi và cung cấp nước phải được thiết kế đảm bảo sự thoải mái và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị người bệnh.
3. Cơ quan có thẩm quyền quy định số lượng giường bệnh.
4. Phải có khu vực vệ sinh riêng cho người bệnh tại khu vực bệnh viện, khu vực vệ sinh này có thể là một phần của, hoặc ở gần, khu vực bệnh viện. Khu vực vệ sinh này phải bao gồm có ít nhất một bệ xí, một chậu rửa và một bồn tắm hoặc nơi tắm có vòi hoa sen.
Hướng dẫn B3.1.9 - Các phương tiện khác
1. Nếu có khu vực riêng phục vụ cho việc thay quần áo của bộ phận máy, thì khu vực này phải:
(a) bố trí ngoài buồng máy nhưng dễ dàng đến được; và
(b) có các tủ quần áo cá nhân cùng với bồn tắm, hoặc nơi tắm có vòi hoa sen, hoặc cả hai và các chậu rửa có vòi nước nóng lạnh.
Hướng dẫn B3.1.10 - Giường ngủ, dụng cụ ăn uống và các trang bị khác
1. Mỗi Thành viên phải xem xét áp dụng các nguyên tắc sau:
(a) chủ tàu phải cung cấp bộ đồ giường sạch sẽ và các dụng cụ ăn uống cho mọi thuyền viên sử dụng khi làm việc trên tàu, các thuyền viên đó phải có trách nhiệm hoàn trả khi thuyền trưởng yêu cầu và khi hoàn thành công việc trên tàu;
(b) bộ đồ giường phải có chất lượng tốt, và chén, đĩa và các dụng cụ ăn uống khác phải là vật liệu được phê duyệt dễ dàng làm sạch được; và
(c) chủ tàu phải cung cấp khăn tắm, xà phòng và giấy vệ sinh cho thuyền viên.
Hướng dẫn B3.1.11 - Các phương tiện giải trí, bưu phẩm và bố trí tham quan tàu
1. Phải xem xét các phương tiện và dịch vụ giải trí thường xuyên để đảm bảo rằng chúng phù hợp với các thay đổi và nhu cầu của thuyền viên do sự phát triển công nghệ, hoạt động và phát triển khác của ngành công nghiệp hàng hải.
2. Cung trang bị cho phương tiện giải trí tối thiểu gồm một tủ sách và các dụng cụ đọc, viết và, nếu có thể, các trò chơi.
3. Trong việc lập kế hoạch trang bị phương tiện giải trí, cơ quan có thẩm quyền nên cân nhắc cả việc bố trí căng tin..
4. Cũng lưu ý đến việc trang bị các phương tiện sau đây mà thuyền viên không phải trả phí sử dụng, nếu có thể:
(a) một phòng hút thuốc;
(b) phương tiện xem vô tuyến truyền hình và nghe đài phát thanh;
(c) phương tiện chiếu phim, số lượng phim dự trữ đủ trong thời gian hành trình và, nếu cần thiết, thay đổi trong các khoảng thời gian phù hợp;
(d) Trang bị thể thao gồm các thiết bị luyện tập, các trò chơi trên bảng và trò chơi trên bà n tàu;
(e) nếu có thể, phương tiện dành cho bơi lội;
(f) một thư viện có sách giáo dục và các loại sách khác, số sách dự trữ đủ trong thời gian hành trình và, nếu cần, thay đổi trong các khoảng thời gian phù hợp;
(g) các phương tiện dành cho các công việc thủ công mang tính giải trí;
(h) các thiết bị điện tử như đài, vô tuyến truyền hình, đầu video, đầu DVD/CD, máy tính cá nhân và phần mềm, và các máy cát xét;
(i) nếu phù hợp, có thể bố trí quầy bar trên tàu cho thuyền viên nêu không vi phạm tập quán quốc gia, tôn giáo hoặc xã hội; và
(j) việc tiếp cận thích hợp đối với việc trao đổi thông tin bằng điện thoại tàu - bờ, thư tín và các thiết bị in tơ nét, nếu có thể, với chi phí hợp lý cho việc sử dụng các dịch vụ này.
5. Cố gắng đảm bảo thư tín của thuyền viên được gửi đi kịp thời và tin cậy. Phải xem xét tránh cho thuyền viên phải trả thêm bưu phí khi thư tín phải gửi lại bởi các trường hợp ngoài kiểm soát của họ.
6. Phải xem xét đến các biện pháp đảm bảo, phụ thuộc vào văn bản luật hoặc quy định bất kỳ của quốc gia hoặc quốc tế, bất cứ khi nào có thể và thích hợp, thuyền viên được phép để vợ/ chồng, họ hàng, bạn bè xuống thăm khi tàu trong cảng. Các biện pháp đó phải đáp ứng thỏa mãn mọi yêu cầu liên quan đến thủ tục an ninh.
7. Xem xét các khả năng cho phép thuyền viên được đưa vợ/ chồng đi theo các chuyến đi không thường xuyên nếu điều đó là khả thi và hợp lý. Những người đi theo thuyền viên phải được bảo hiểm tai nạn và ốm đau đầy đủ; các chủ tàu phải hỗ trợ thuyền viên để thực hiện việc bảo hiểm đó.
Hướng dẫn B3.1.12 - Ngăn ngừa tiếng ồn và rung động
1. Khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí, phục vụ ăn uống phải được bố trí càng cách xa càng tốt các động cơ, buồng máy lái, tời boong, thiết bị thông gió, sưởi, điều hoà, và các bộ phận và máy móc gây ồn khác.
2. Các vật liệu cách âm và hút âm thích hợp khác nên được sử dụng để chế tạo và trang trí vách, trần và boong trong các khu vực tạo ra âm thanh cũng như các cửa cách ly tiếng ồn tự đóng cho các buồng máy.
3. Buồng máy và các khu vực máy móc khác phải có, nếu có thể được, buồng điều khiển trung tâm cách âm dành cho những người làm việc trong buồng máy. Các khu vực làm việc, như xưởng cơ khí, phải được cách ly, đến mức thực tế có thể thực hiện được, tiếng ồn chung của buồng máy, và phải có các biện pháp giảm tiếng ồn trong khi máy hoạt động.
4. Các giới hạn độ ồn của các không gian sống và làm việc phải phù hợp với các hướng dẫn quốc tế của ILO về các mức xuất lộ cho phép, gồm cả các vấn đề được nêu trong bộ luật thực hành có tựa đề Các yếu tố môi trường tại nơi làm việc, 2001, và, nếu có thể, công tác bảo vệ đặc biệt được Tổ chức hàng hải quốc tế khuyến nghị, và các văn kiện sửa đổi, bổ sung tiếp theo về các mức độ ồn cho phép trên tàu. Trên tàu phải luôn có một bản sao các văn kiện hiện hành bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ làm việc trên tàu và thuyền viên có thể dễ tiếp cận.
5. Các khu vực sinh hoạt hoặc phương tiện giải trí hoặc phục vụ ăn uống không chịu tác động của sự rung động quá mức.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo thuyền viên được cung cấp lương thực, thực phẩm và nước uống có chất lượng tốt trong các điều kiện hợp vệ sinh quy định
1. Mỗi Thành viên phải đảm bảo các tàu mang cờ quốc tịch của mình mang theo và phục vụ lương thực, thực phẩm và nước uống với chất lượng, giá trị dinh dưỡng và chất lượng phù hợp với các nhu cầu của tàu, và lưu ý đến nền tảng tôn giáo và văn hoá khác nhau.
2. Thuyền viên trên tàu được cung cấp lương thực, thực phẩm miễn phí trong thời gian làm việc.
3. Thuyền viên được tuyển dụng để làm đầu bếp trên tàu với trách nhiệm chuẩn bị đồ ăn phải được đào tạo và có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Tiêu chuẩn A3.2 - Lương thực, thực phẩm và việc cung cấp lương thực, thực phẩm
1. Mỗi Thành viên phải thông qua các văn bản pháp luật và quy định hoặc các biện pháp khác để quy định các tiêu chuẩn tối thiểu về số lượng và chất lượng của lương thực, thực phẩm và nước uống, và các tiêu chuẩn cung cấp lương thực, thực phẩm đối với các bữa ăn của thuyền viên trên tàu mang cờ quốc tịch của mình, và phải thực hiện các hoạt động giáo dục để nâng cao nhận thức và thực hiện các tiêu chuẩn nêu tại mục này.
2. Mỗi Thành viên phải đảm bảo các tàu mang cờ của quốc tịch của mình thỏa mãn các tiêu chuẩn tối thiểu sau đây:
(a) việc cung cấp lương thực, thực phẩm và nước uống, lưu ý đến số lượng thuyền viên trên tàu, các yêu cầu về tôn giáo và thực tiễn văn hoá của họ liên quan đến lương thực, thực phẩm, thời gian và đặc điểm của chuyến đi, phải phù hợp về số lượng, giá trị dinh dưỡng, chất lượng và sự đa dạng phong phú về chủng loại;
(b) tổ chức và các thiết bị của bộ phận cung cấp lương thực, thực phẩm phải cho phép cung cấp cho thuyền viên các bữa ăn đầy đủ, phong phú và đảm bảo dinh dưỡng được chuẩn bị và phục vụ trong điều kiện vệ sinh; và
(c) các nhân viên cung cấp lương thực, thực phẩm phải được đào tạo hoặc chỉ dẫn phù hợp về công việc của họ.
3. Chủ tàu phải bảo đảm thuyền viên được tuyển dụng vào vị trí cấp dưỡng được đào tạo, chứng nhận và đủ khả năng thực hiện công việc, phù hợp với các yêu cầu được nêu trong văn bản pháp luật và quy định của Thành viên liên quan.
4. Các yêu cầu nêu tại mục 3 của Tiêu chuẩn này phải bao gồm việc hoàn thành một khoá đào tạo được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hoặc công nhận về nghề nấu ăn, vệ sinh lương thực, thực phẩm và vệ sinh cá nhân, dự trữ lương thực, thực phẩm, kiểm soát kho lương thực, thực phẩm, và bảo vệ môi trường, an toàn và sức khoẻ trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm.
5. Trên tàu hoạt động với định biên dưới mười người, do quy mô của thuyền bộ và đặc tính thương mại, cơ quan có thẩm quyền có thể không yêu cầu một cấp dưỡng có đầy đủ chứng nhận, nhưng bất cứ người nào thực hiện việc chế biến thức ăn trong nhà bếp phải được đào tạo hoặc chỉ dẫn về lĩnh vực này, bao gồm vệ sinh lương thực, thực phẩm và vệ sinh cá nhân, cũng như việc bảo quản và dự trữ lương thực, thực phẩm trên tàu.
6. Trong các trường hợp đặc biệt cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có thể cấp một giấy miễn giảm cho phép một cấp dưỡng không được chứng nhận đầy đủ phục vụ trên một tàu cụ thể trong một thời gian giới hạn quy định, cho đến khi tàu ghé vào cảng thuận tiện tiếp theo hoặc trong khoảng thời gian không quá một tháng, với điều kiện người được cấp giấy miễn giảm đã được đào tạo hoặc chỉ dẫn về lĩnh vực này, bao gồm vệ sinh lương thực, thực phẩm và vệ sinh cá nhân, cũng như việc bảo quản và dự trữ lương thực, thực phẩm trên tàu.
7. Phù hợp với các quy trình tại Đề mục 5, cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu việc kiểm tra được lập thành hồ sơ thường xuyên được thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy quyền thực hiện đối với:
(a) việc cung cấp lương thực, thực phẩm và nước uống;
(b) tất cả các khu vực và thiết bị được sử dụng để bảo quản và dự trữ lương thực, thực phẩm và nước uống; và
(c) nhà bếp và các thiết bị khác để chuẩn bị và phục vụ các bữa ăn.
8. Không được tuyển dụng thuyền viên dưới 18 tuổi làm cấp dưỡng trên tàu.
Hướng dẫn B.3.2 - Lương thực, thực phẩm và việc cung cấp thực phẩm trên tàu
Hướng dẫn B3.2.1 - Kiểm tra, giáo dục, nghiên cứu và công bố
1. Cơ quan có thẩm quyền phải, phối hợp với các tổ chức và các cơ quan liên quan khác, tổng hợp thông tin mới nhất về dinh dưỡng và các phương pháp mua, dự trữ, bảo quản, nấu và phục vụ lương thực, thực phẩm, với sự quan tâm đặc biệt đến các yêu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm trên tàu. Thông tin này phải sẵn có, miễn phí hoặc có giá chấp nhận được, cho các nhà sản xuất và kinh doanh cung cấp lương thực, thực phẩm và trang thiết bị cho tàu, các thuyền trưởng, phục vụ viên và cấp dưỡng, và cho các tổ chức liên quan của chủ tàu và thuyền viên. Các mẫu công bố thích hợp, như các sổ tay, cẩm nang, áp phích, biểu đồ, hoặc quảng cáo trong các tập san thương mại, phải được sử dụng cho mục đích này.
2. Cơ quan có thẩm quyền phải đưa ra các khuyến nghị tránh lãng phí lương thực, thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì một tiêu chuẩn vệ sinh phù hợp, và đảm bảo sự thuận lợi thực tế tối đa trong cách thức bố trí làm việc.
3. Cơ quan có thẩm quyền phải làm việc với các cơ quan và tổ chức liên quan trong việc xây dựng tài liệu giáo dục và thông tin trên tàu liên quan đến các biện pháp đảm bảo việc cung cấp lương thực, thực phẩm thích hợp và các dịch vụ cung cấp lương thực, thực phẩm.
4. Cơ quan có thẩm quyền phải làm việc với sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức liên quan của chủ tàu và thuyền viên và các cơ quan chuyên môn của địa phương hoặc quốc gia để giải quyết các vấn đề về lương thực, thực phẩm và sứa khỏe, và có thể sử dụng dịch vụ của các cơ quan có chuyên môn đó nếu cần thiết.
Hướng dẫn B3.2.2 - Cấp dưỡng
1. Thuyền viên chỉ được chứng nhận là cấp dưỡng trên tàu nếu:
(a) đã phục vụ trên biển trong một thời gian tối thiểu được cơ quan có thẩm quyền quy định, thời gian này có thể được thay đổi khi xét đến năng lực hoặc kinh nghiệm thích hợp hiện có.
(b) đã hoàn thành một kỳ kiểm tra theo quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc đã hoàn thành một kỳ kiểm tra tương đương tại một khoá đào tạo cấp dưỡng được chứng nhận.
2. Kỳ kiểm tra theo quy định có thể được thực hiện và giấy chứng nhận được cấp hoặc trực tiếp từ cơ quan cơ thẩm quyền hoặc, dưới sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền, bởi trường đào tạo cấp dưỡng được công nhận.
3. Cơ quan có thẩm quyền phải công nhận, nếu phù hợp, các giấy chứng nhận chuyên môn của cấp dưỡng trên tàu được cấp bởi Thành viên khác đã phê chuẩn Công ước này hoặc Công ước về cấp giấy chứng nhận cho cấp dưỡng trên tàu, 1946 (Số 69), hoặc cơ quan được được công nhận khác.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo rằng môi trường làm việc của thuyền viên trên tàu đẩy mạnh an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ
1. Mỗi Quốc gia thành viên phải đảm bảo các thuyền viên trên tàu mang cờ quốc gia của mình được bảo vệ sức khoẻ lao động và cuộc sống, làm việc và đào tạo trên tàu trong môi trường an toàn và vệ sinh.
2. Mỗi Quốc gia thành viên phải xây dựng và ban hành các hướng dẫn quốc gia về quản lý an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ trên tàu mang cờ quốc gia của mình, sau khi tham vấn với đại diện các tổ chức của các chủ tàu và thuyền viên và tính đến các bộ luật, hướng dẫn, tiêu chuẩn hiện hành được các tổ chức quốc tế, chính quyền hàng hải quốc gia và các tổ chức công nghiệp hàng hải khuyến nghị.
3. Mỗi Quốc gia thành viên phải thông qua các luật và các quy định và các biện pháp khác điều chỉnh các vấn đề nêu trong Bộ luật, lưu tâm đến các văn kiện quốc tế liên quan, và đề ra các tiêu chuẩn quy định về an toàn nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn trên tàu mang cờ quốc gia của mình.
Tiêu chuẩn A4.3 - Bảo vệ sức khoẻ, an toàn và phòng ngừa tai nạn
1. Các luật và các quy định và các biện pháp khác được thông qua theo mục 3 Quy định 4.3, phải gồm các vấn đề sau:
(a) thông qua, triển khai hiệu quả và thúc đẩy an toàn lao động và các chính sách và các chính sách và chương trình sức khoẻ trên tàu mang cờ Quốc gia thành viên, bao gồm cả đánh giá rủi ro cũng như đào tạo và hướng dẫn thuyền viên;
(b) các cảnh báo thích hợp để phòng ngừa tai nạn lao động, thương tích và bệnh tật trên tàu, gồm các biện pháp làm giảm bớt và phòng ngừa nguy cơ tiếp xúc với các mức độ độc hại của hoá chất và các tác nhân xung quanh cũng như nguy cơ thương tích hoặc bệnh tật có thể phát sinh do sử dụng thiết bị và máy móc trên tàu;
(c) các chương trình phòng ngừa tai nạn, thương tích, bệnh tật nghề nghiệp trên tàu và liên tục nâng cao an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ, liên quan đến các đại diện của thuyền viên và những người khác liên quan đến việc thực hiện, tính đến các biện pháp phòng ngừa, bao gồm cả kiểm soát thiết kế và vận hành máy, thay thế các quá trình và các quy trình đối với các nhiệm vụ cá nhân và tập thể, và sử dụng dụng cụ bảo hộ cá nhân; và
(d) các yêu cầu kiểm tra, báo cáo và khắc phục các điều kiện không an toàn và điều tra và báo cáo tai nạn lao động trên tàu;
2. Các quy định như nêu tại mục 1 của Tiêu chuẩn này phải:
(a) lưu tâm đến các văn kiện quốc tế liên quan đề cập đến an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ nói chung và các nguy cơ cụ thể, và điều chỉnh mọi vấn đề liên quan nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, thương tích và bệnh nghề nghiệp có thể áp dụng cho công việc của thuyền viên và đặc biệt là các vấn đề về lao động trong ngành hàng hải;
(b) quy định rõ nghĩa vụ của chủ tàu, thuyền viên và những người khác liên quan để phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành và với chính sách và chương trình an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ của tàu với chú ý đặc biệt đến an toàn và sức khoẻ của thuyền viên dưới 18 tuổi;
(c) quy định các nhiệm vụ của thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng phân công, hoặc cả hai, nắm giữ trách nhiệm quy định cụ thể thực hiện và tuân thủ chính sách và chương trình an toàn và sức khoẻ của tàu; và
(d) quy định quyền hạn của thuyền viên trên tàu được phân công hoặc được chọn với tư cách là đại diện an toàn tham gia các cuộc họp của Ủy ban an toàn của tàu. Ủy ban này được thành lập trên một tàu có từ năm thuyền viên trở lên.
3. Các luật và các quy định và các biện pháp khác nêu tại mục 3 Quy định 4.3, phải được soát xét thường xuyên có tham vấn các đại diện của các tổ chức của các chủ tàu và thuyền viên, nếu cần thiết, sửa đổi tính đến các thay đổi về công nghệ và nghiên cứu để thúc đẩy liên tục nâng cao các chính sách và chương trình an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ nghề nghiệp và tạo ra một môi trường nghề nghiệp an toàn cho thuyền viên trên tàu mang cờ của Quốc gia thành viên.
4. Phù hợp với các yêu cầu của các văn kiện quốc tế hiện hành về các mức độ tiếp xúc với các nguy cơ tại vị trí làm việc trên tàu có thể chấp nhận được, xây dựng và thực hiện các chính sách và chương trình an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của tàu phải được xem xét thỏa mãn các yêu cầu của Công ước này.
5. Cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo:
(a) các tai nạn lao động, thương tích, bệnh tật nghề nghiệp được báo cáo đầy đủ, theo hướng dẫn Tổ chức lao động quốc tế về báo cáo và ghi chép các tai nạn lao động và bệnh tật;
(b) các thống kê tổng hợp về các tai nạn, bệnh tật đó phải được lưu giữ, phân tích và công bố và, nếu phù hợp, nghiên cứu tiếp nhằm xác định xu hướng chung và nhận dạng các nguy cơ; và
(c) các tai nạn lao động phải được điều tra.
6. Báo cáo và điều tra các vấn đề an toàn lao động và sức khoẻ phải bảo mật các dữ liệu cá nhân của thuyền viên, và phù hợp với hướng dẫn Tổ chức lao động thế giới liên quan đến vấn đề này.
7. Cơ quan có thẩm quyền phải hợp tác với các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên để có các biện pháp cung cấp cho thuyền viên thông tin liên quan các nguy hiểm cụ thể trên tàu, ví dụ, dán các thông báo chính thức về các chỉ dẫn liên quan.
8. Cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu chủ tàu đánh giá rủi ro liên quan đến đến quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp phù hợp với thông tin dữ liệu từ tàu của mình và từ các dữ liệu chung của cơ quan có thẩm quyền.
Hướng dẫn A4.3 - Bảo vệ sức khoẻ, an toàn và phòng ngừa tai nạn
Hướng dẫn B4.3.1 - Các điều khoản về tai nạn, thương tích và bệnh tật nghề nghiệp
1. Các điều khoản yêu cầu tại Tiêu chuẩn A4.3 phải phù hợp với bộ luật thực hành của ILO có tựa đề Phòng ngừa tai nạn trên tàu trên biển và trong cảng, 1996, và các phiên bản tiếp theo và các văn bản liên quan của ILO khác và các tiêu chuẩn và hướng dẫn quốc tế khác và các bộ luật thực hành liên quan đến bảo vệ an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, gồm mọi mức độ tiếp xúc xác định.
2. Cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo các hướng dẫn quốc gia về quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp có các vấn đề sau đây, cụ thể:
(a) các điều khoản chung và cơ bản;
(b) đặc điểm kết cấu của tàu, gồm các phương tiện tiếp cận và các mối nguy hiểm về a-mi-ăng;
(c) hệ thống máy;
(d) hiệu ứng nhiệt độ cao hoặc quá thấp của mọi bề mặt mà thuyền viên có thể tiếp xúc;
(e) ảnh hưởng của tiếng ồn tại vị trí làm việc và khu vực sinh hoạt trên tàu;
(f) ảnh hưởng của rung động tại vị trí làm việc và khu vực sinh hoạt trên tàu;
(g) các ảnh hưởng của các yếu tố xung quanh, trừ những yếu tố nêu tại tiểu mục (e) và (f), tại vị trí làm việc và khu vực sinh hoạt trên tàu, kể cả khói thuốc;
(h) các biện pháp an toàn đặc biệt trên và dưới boong;
(i) thiết bị nhận và trả hàng;
(j) phòng chống cháy;
(k) neo, xích và dây;
(l) hàng nguy hiểm và dằn;
(m) dụng cụ bảo hộ cá nhân cho thuyền viên;
(n) làm việc trong các không gian kín;
(o) ảnh hưởng của mệt mỏi đến thần kinh và thể chất;
(p) các ảnh hưởng nghiện ma tuý và rượu;
(q) phòng tránh HIV/AIDS; và
(r) đối phó với tai nạn và trường hợp khẩn cấp.
3. Đánh giá các nguy hiểm và giảm bớt rủi ro nêu tại mục 2 của Hướng dẫn này phải tính đến các ảnh hưởng về thể chất đến sức khoẻ lao động, gồm có bốc xếp vật nặng bằng tay, tiếng ồn và rung động và ảnh hưởng sức khoẻ lao động về sinh học và hoá học, ảnh hưởng sức khoẻ lao động về tinh thần, ảnh hưởng của mệt mỏi đến sức khoẻ thể chất và tinh thần và các tai nạn lao động. Các biện pháp cần thiết phải xét đến đến nguyên tắc phòng ngừa là: chống lại các mối nguy hiểm từ nguồn gây ra, thích nghi với công việc đối với các cá nhân, đặc biệt liên quan đến thiết kế vị trí làm việc, và thay thế các vật liệu nguy hiểm bằng loại không nguy hiểm hoặc ít nguy hiểm hơn, ưu tiên dụng cụ bảo hộ cá nhân cho thuyền viên.
4. Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo các quy định về sức khoẻ và an toàn bao gồm, cụ thể trong các phần sau đây:
(a) đối phó trường hợp khẩn cấp hoặc tai nạn;
(b) ảnh hưởng của nghiện ma tuý và rượu;
(c) phòng tránh HIV/AIDS.
Hướng dẫn B4.3.2 - Tiếp xúc với tiếng ồn
1. Cơ quan có thẩm quyền, kết hợp với các cơ quan quốc tế có thẩm quyền và các đại diện của các tổ chức liên quan của chủ tàu và thuyền viên, cân nhắc nguyên nhân gây tiếng ồn trên tàu với mục tiêu nâng cao bảo vệ thuyền viên, đến mức thực tế có thể thực hiện được, tránh tác hại của tiếng ồn.
2. Soát xét nêu tại mục 1 của Hướng dẫn này phải tính đến tác hại khi chịu tiếng ồn quá mức đối với thính giác, sức khoẻ và thích nghi của thuyền viên và các biện pháp được quy định hoặc khuyến nghị để giảm tiếng ồn trên tàu bảo vệ thuyền viên.
Các biện pháp xem xét gồm có:
(a) cảnh báo thuyền viên về các mối nguy hiểm đối với thính giác và sức khoẻ do phải chịu tiếng ồn lớn kéo dài và sử dụng hợp lý các dụng cụ bảo hộ;
(b) cung cấp dụng cụ bảo vệ thính giác được duyệt cho thuyền viên nếu cần thiết; và
(c) đánh giá nguy cơ và giảm các mức độ tiếng ồn trong tất cả khu vực sinh hoạt, giải trí và chế biến thực phẩm, cũng như buồng máy và các không gian chứa động cơ khác.
Hướng dẫn B4.3.3 - Tiếp xúc với rung động
1. Cơ quan có thẩm quyền, kết hợp với các cơ quan quốc tế có thẩm quyền và các đại diện của các tổ chức liên quan của chủ tàu và thuyền viên, tham khảo, nếu phù hợp, các tiêu chuẩn quốc tế liên quan, xem xét vấn đề rung động trên tàu với mục tiêu tăng cường bảo vệ thuyền viên, đến mức thực tế có thể thực hiện được, tránh các tác hại của rung động.
2. Xem xét mục 1 của Hướng dẫn này bao gồm các ảnh hưởng do phải chịu rung động quá mức đối với sức khoẻ và thích nghi và các biện pháp được quy định hoặc khuyến nghị nhằm giảm rung động trên tàu bảo vệ thuyền viên. Các biện pháp xem xét gồm có:
(a) cảnh báo cho thuyền viên về các mối nguy hiểm đối với sức khoẻ khi phải chịu rung động kéo dài;
(b) cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân được duyệt cho thuyền viên nếu cần thiết; và
(c) đánh giá các nguy cơ và giảm rung động trong mọi khu vực sinh hoạt, giải trí và chế biến thực phẩm bằng thông qua các biện pháp phù hợp với hướng dẫn bộ luật thực hành của ILO có Tựa đề Các yếu tố xung quanh vị trí làm việc, 2001, và bất kỳ sửa đổi nào tiếp theo, tính đến khả năng chịu rung động khác nhau tại các khu vực đó và tại vị trí làm việc.
Hướng dẫn B.4.3.4 - Nghĩa vụ của chủ tàu
1. Chủ tàu có nghĩa vụ cung cấp thiết bị bảo vệ hoặc dụng cụ bảo vệ phòng tránh tai nạn, nói chung, kèm theo các quy định sử dụng các thiết bị này và yêu cầu thuyền viên đáp ứng các biện pháp phòng tránh tai nạn và bảo vệ sức khoẻ liên quan.
2. Cũng xem xét Điều 7 và 11 Công ước bảo vệ hệ thống máy, 1963 (Số 119), và các điều khoản tương ứng của Khuyến nghị về bảo vệ hệ thống máy, 1963, (Số 118), theo đó nghĩa vụ phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu rằng hệ thống máy đang sử dụng phải được bảo vệ phù hợp, và không cho phép sử dụng khi không có bảo vệ thích đáng thuộc về người thuê lao động, trong khi đó nghĩa vụ của thuyền viên là không được sử dụng máy móc khi không có bảo vệ đúng vị trí hoặc tháo bỏ các bảo vệ được trang bị.
Hướng dẫn B4.3.5 - Báo cáo và tập hợp các số liệu
1. Mọi tai nạn, thương tích, bệnh tật nghề nghiệp phải được báo cáo để điều tra và các số liệu tổng hợp phải được lưu giữ, phân tích và công bố, lưu ý đến bảo vệ dữ liệu các nhân của thuyền viên liên quan. Các báo cáo không được hạn chế công bố về số thương vong hoặc tai nạn liên quan đến tàu.
2. Các số liệu nêu tại mục 1 của Hướng dẫn này phải ghi số lượng, bản chất, các nguyên nhân và ảnh hưởng của các tai nạn lao động và các thương tích và bệnh nghề nghiệp, kèm theo một thông báo rõ, nếu phù hợp, khu vực trên tàu, loại hình tai nạn và nơi xảy ra trên biển hay tại cảng.
3. Mỗi Thành viên phải chú ý đến mọi hệ thống hoặc tổ chức quốc tế ghi nhận các tai nạn của thuyền viên có thể được Tổ chức Lao động quốc tế thành lập.
Hướng dẫn B4.3.6 - Điều tra
1. Cơ quan có thẩm quyền phải điều tra nguyên nhân và tình huống của mọi tai nạn, thương tích nghề nghiệp và bệnh tật dẫn đến chết người hoặc thương tích nghiêm trọng, và các trường hợp khác như quy định tại các văn bản pháp luật và quy định quốc gia.
2. Xem xét các vấn đề sau khi điều tra:
(a) môi trường làm việc, như các bề mặt làm việc, bố trí buồng máy, các phương tiện tiếp cận, hệ thống chiếu sáng và các phương pháp làm việc;
(b) phạm vi ảnh hưởng theo các nhóm tuổi khác nhau đối với tai nạn lao động, thương tích và bệnh nghề nghiệp;
(c) các vấn đề tâm sinh lý đặc biệt tạo ra bởi môi trường trên tàu;
(d) các vấn đề phát sinh do căng thẳng thể chất trên tàu, đặc biệt do hậu quả tăng cường độ làm việc;
(e) các vấn đề phát sinh và xuất phát từ ảnh hưởng của phát triển kỹ thuật và tác động của chúng đến thuyền viên; và
(f) các vấn đề phát sinh do lỗi của con người.
Hướng dẫn B4.3.7 - Chương trình bảo vệ và phòng ngừa quốc gia
1. Để cung cấp một cơ sở vững chắc cho các biện pháp nâng cao bảo vệ an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp và phòng ngừa tai nạn, thương tích và bệnh tật gây ra bởi các nguy hiểm cụ thể của công việc hàng hải, phải nghiên cứu các xu hướng chung về các nguy hiểm đó khi được xác định từ các số liệu thống kê.
2. Việc triển khai các chương trình bảo vệ và phòng ngừa nâng cao an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp phải được tổ chức sao cho cơ quan có thẩm quyền, các chủ tàu và thuyền viên hoặc đại diện của họ và các cơ quan phù hợp khác có vai trò thiết thực, gồm các buổi họp phổ biến thông tin, cảnh báo các mức độ tối đa về với các nguy cơ độc hại tiềm ẩn của các nhân tố môi trường làm việc và các độc hại khác hoặc kết quả của một quá trình đánh giá nguy hiểm có hệ thống. Cụ thể, các Ủy ban an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp quốc gia hoặc liên chính phủ hoặc các bộ phận làm việc tạm thời và các Ủy ban trên tàu, mà các tổ chức liên quan của các chủ tàu và thuyền viên đại diện ở đó, phải được thành lập.
3. Nếu có hoạt động ở cấp công ty, phải xem xét sự có mặt đại diện của thuyền viên tại mọi Ủy ban an toàn trên tàu.
Hướng dẫn B4.3.8 - Nội dung các chương trình bảo vệ và phòng ngừa
1. Phải xem xét các chức năng sau của các Ủy ban và các cơ quan khác nêu tại Hướng dẫn B4.3.7, mục 2:
(a) chuẩn bị các hướng dẫn và chính sách quốc gia về các hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khoẻ và về các quy định, quy phạm và tài liệu liên quan đến phòng ngừa tai nạn;
(b) tổ chức đào tạo và các chương trình an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn;
(c) tổ chức tuyên truyền về an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn lao động, gồm phim ảnh, áp phích, thông báo và tờ rơi; và
(d) phân phối tài liệu và thông tin về về an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn cho thuyền viên trên tàu.
2. Các điều khoản và khuyến nghị liên quan được thông qua bởi các cơ quan có thẩm quyền hoặc các tổ chức hoặc các tổ chức quốc tế phù hợp phải đưa vào nội dung các biện pháp an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp hoặc các khuyến nghị thực hành.
3. Khi xây dựng các chương trình an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn, mỗi Quốc gia thành viên phải xem xét mọi bộ luật thực hành liên quan đến an toàn và sức khoẻ của thuyền viên mà Tổ chức Lao động quốc tế ban hành.
Hướng dẫn B4.3.9 - Hướng dẫn về an toàn và bảo vệ sức khoẻ nghề nghiệp và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp
1. Giáo trình đào tạo nêu tại Tiêu chuẩn A4.3, mục 1(a), phải được xem xét định kỳ và cập nhật theo sự phát triển về loại và kích thước tàu và trang bị của chúng, cũng như các thay đổi về định biên, quốc tịch, ngôn ngữ và tổ chức làm việc trên tàu.
2. Duy trì tuyên truyền về an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp, theo các hình thức sau:
(a) tài liệu giáo dục nghe nhìn, như phim ảnh, sử dụng tại các trung tâm đào tạo hướng nghiệp thuyền viên và nếu có thể sử dụng trên tàu;
(b) dán các áp phích trên tàu;
(c) các tạp chí thường xuyên của thuyền viên về các điều khoản liên quan đến các mối nguy hiểm của lao động hàng hải và các biện pháp an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp; và
(d) các chiến dịch đặc biệt sử dụng các phương tiện thông tin công cộng thông báo cho thuyền viên, kể cả các chiến dịch thực hành làm việc an toàn.
3. Tuyên truyền nêu tại mục 2 của Hướng dẫn này phải lưu ý đến sự khác nhau về quốc tịch, ngôn ngữ và văn hoá của thuyền viên trên tàu.
Hướng dẫn B4.3.10 - Giáo dục an toàn và sức khoẻ cho thuyền viên trẻ
1. Các quy định về an toàn và sức khoẻ phải có các quy định chung về kiểm tra y tế trước và trong khi làm việc và phòng ngừa tai nạn và bảo vệ sức khoẻ trong khi làm việc, có thể áp dụng cho công việc của thuyền viên. Các quy định đó phải đề ra các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối thiểu các nguy hiểm nghề nghiệp đối với thuyền viên trẻ trong khi làm việc.
2. Trừ khi một thủy trẻ được cơ quan có thẩm quyền công nhận có đủ chuyên môn và kỹ năng phù hợp, các quy định phải chỉ ra giới hạn cụ thể cho của thuyền viên, khi không được hướng dẫn và giám sát phù hợp, một số loại công việc nào đó có các nguy cơ tai nạn đặc biệt hoặc tác hại đến sức khoẻ và phát triển thể chất của thuyền viên, hoặc yêu cầu một mức độ cẩn thận, kinh nghiệm hoặc kỹ năng cụ thể. Xác định loại công việc hạn chế theo các quy định, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét công việc liên quan cụ thể:
(a) việc di chuyển hoặc mang vác vật dụng hoặc các đồ vật nặng;
(b) đi vào các nồi hơi, két và khoang cách ly;
(c) tiếp xúc với tiếng ồn và rung động có hại;
(d) vận hành cần trục và các dụng cụ và máy móc cơ giới khác, hoặc làm nhiệm vụ của người ra hiệu vận hành thiết bị đó;
(e) điều khiển dây kéo, chằng buộc hoặc thiết bị neo;
(f) sử dụng tời;
(g) làm việc trên cao hoặc trên boong khi thời tiết xấu;
(h) trực ca đêm;
(i) bảo dưỡng thiết bị điện;
(j) tiếp xúc với các vật liệu tiềm ẩn nguy hiểm, hoặc các tác nhân vật chất có hại như các chất độc hại hoặc nguy hiểm và phóng xạ ion hoá;
(k) vệ sinh thiết bị chế biến thực phẩm; và
(l) vận hành hoặc trông nom các xuồng trên tàu.
3. Các biện pháp thực hành phải được thực hiện theo cơ quan có thẩm quyền hoặc thông qua bộ phận phù hợp làm cho thuyền viên trẻ chú ý đến thông tin liên quan đến phòng ngừa tai nạn và bảo vệ sức khoẻ của họ trên tàu. Các biện pháp đó có thể bao gồm các khoá hướng dẫn, tuyên truyền phòng ngừa tai nạn cho thuyền viên trẻ và hướng dẫn chuyên ngành và giám sát thuyền viên trẻ.
4. Giáo dục và đào tạo thuyền viên trẻ cả ở bờ và trên tàu bao gồm hướng dẫn về các tác hại về thể chất và tinh thần do lạm dụng rượu, ma tuý và các chất độc có hại tiềm ẩn khác, và các nguy hiểm liên quan đến HIV/AIDS và các hoạt động liên quan đến nguy cơ sức khoẻ khác.
Hướng dẫn A4.3.11 - Hợp tác quốc tế
1. Các Quốc gia thành viên, với sự trợ giúp của các tổ chức liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế khác, phải cố gắng, hợp tác với nhau, để đạt được hành động thống nhất cao nhất nhằm nâng cao an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp.
2. Trong việc xây dựng các chương trình nâng cao an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp theo Quy định A4.3, mỗi Quốc gia thành viên phải quan tâm đến các bộ luật thực hành được Tổ chức Lao động quốc tế ban hành và phù hợp với các tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế.
3. Các Quốc gia thành viên phải xem xét nhu cầu hợp tác quốc tế liên tục thúc đẩy hoạt động liên quan đến an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp. Hợp tác dưới các hình thức:
(a) các thỏa thuận song phương và đa phương nhằm thống nhất các phương pháp bảo vệ và các tiêu chuẩn an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp;
(b) trao đổi thông tin về các nguy hiểm đặc biệt ảnh hưởng đến thuyền viên và các phương pháp nâng cao an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp;
(c) hỗ trợ thử thiết bị và kiểm tra phù hợp với các quy định quốc gia của Quốc gia có tàu mang cờ;
(d) cộng tác biên soạn và phổ biến các sổ tay, quy định, điều khoản về an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp;
(e) cộng tác sản xuất và sử dụng các thiết bị đào tạo; và
(f) chia sẻ hoặc giúp đỡ lẫn nhau, đào tạo thuyền viên về an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp và thực hành làm việc an toàn.
Xem nội dung VB
Mục đích: Để bảo vệ sức khoẻ thuyền viên và đảm bảo họ được tiếp cận ngay lập tức sự chăm sóc y tế trên tàu và trên bờ.
1. Mỗi Thành viên phải đảm bảo tất cả thuyền viên trên tàu mang cờ quốc tịch của mình được hưởng các biện pháp thích đáng để bảo vệ sức khoẻ của họ, và được tiếp cận sự chăm sóc y tế đầy đủ và kịp thời khi làm việc trên tàu.
2. Việc bảo vệ và chăm sóc được nêu tại mục 1 của Quy định này, về nguyên tắc, phải được cung cấp miễn phí cho thuyền viên.
3. Mỗi Thành viên phải bảo đảm rằng thuyền viên trên tàu đang ở trong lãnh thổ của mình, có nhu cầu chăm sóc y tế khẩn cấp, được tiếp cận các cơ sở y tế trên bờ của Thành viên đó.
4. Các yêu cầu về bảo vệ sức khoẻ và chăm sóc y tế trên tàu nêu trong Bộ luật gồm có các tiêu chuẩn về các biện pháp nhằm tạo ra cho thuyền viên sự bảo vệ sức khoẻ và chăm sóc y tế tương đương đến mức có thể được như với các lao động trên bờ.
Tiêu chuẩn A4.1 - Chăm sóc y tế trên tàu và trên bờ
1. Mỗi Thành viên phải đảm bảo các biện pháp để tạo ra sự bảo vệ sức khoẻ và chăm sóc y tế, gồm cả chăm sóc nha khoa, cho thuyền viên làm việc trên tàu mang cờ quốc tịch của mình được thông qua:
(a) đảm bảo việc áp dụng cho thuyền viên các điều khoản chung về bảo vệ sức khoẻ nghề nghiệp và chăm sóc y tế liên quan đến các nhiệm vụ của họ, cũng như các điều khoản đặc biệt quy định đối với công việc trên tàu;
(b) đảm bảo rằng thuyền viên được bảo vệ sức khoẻ và chăm sóc y tế tương đương đến mức có thể được như với các lao động làm việc trên bờ, gồm việc tiếp cận kịp thời các loại thuốc, trang bị y tế và các phương tiện để chẩn đoán và điều trị, cũng như các thông tin y tế và các ý kiến chuyên môn.
(c) tạo cho thuyền viên quyền đến thăm khám với bác sĩ hoặc nha sĩ có chuyên môn tại các cảng ghé vào, nếu thực tế có thể;
(d) đảm bảo rằng, tới phạm vi phù hợp với các văn bản pháp luật và thực tiễn quốc gia Thành viên, các dịch vụ chăm sóc y tế và bảo vệ sức khoẻ trong khi một thuyền viên trên tàu hoặc trên đất liền ở cảng nước ngoài được cung cấp miễn phí cho thuyền viên; và
(e) không chỉ giới hạn ở việc điều trị bệnh tật hoặc thương tật, mà còn phải có các biện pháp phòng chống đặc biệt như các chương trình tuyên truyền và giáo dục sức khoẻ.
2. Cơ quan có thẩm quyền phải đưa ra một mẫu báo cáo y tế tiêu chuẩn để Thuyền trưởng của tàu và các nhân viên y tế liên quan trên tàu và trên bờ sử dụng. Mẫu, sau khi hoàn thành, và nội dung của mẫu phải được bảo mật và chỉ được dùng để tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều trị cho thuyền viên.
3. Mỗi Thành viên phải thông qua các văn bản pháp luật và quy định đưa ra các yêu cầu đối với phương tiện bệnh viện và chăm sóc y tế trên tàu, và trang thiết bị, đào tạo trên tàu mang cờ quốc gia của của mình.
4. Các văn bản pháp luật và quy định quốc gia phải quy định các yêu cầu tối thiểu sau đây:
(a) tất cả các tàu phải có một tủ thuốc, trang thiết bị y tế và hướng dẫn y tế, phải có các quy định về các hạng mục và chúng phải được kiểm tra thường xuyên bởi cơ quan có thẩm quyền; các yêu cầu của quốc gia phải lưu ý đến kiểu tàu, số người trên tàu và bản chất, nơi đến, thời gian hành trình của chuyến đi và các tiêu chuẩn y tế được khuyến nghị phù hợp của quốc gia và quốc tế;
(b) các tàu chở từ 100 người trở lên, thường thực hiện các chuyến đi quốc tế dài hơn ba ngày, phải có một bác sĩ có đủ năng lực chịu trách nhiệm chăm sóc y tế; các văn bản pháp luật và quy định quốc gia cũng phải quy định yêu cầu đối với các tàu khác phải có một bác sĩ, có sự quan tâm đến, không kể các quy định khác, các yếu tố như thời gian, bản chất và điều kiện chuyến đi và số thuyền viên trên tàu;
(c) các tàu không có bác sĩ phải được yêu cầu có hoặc ít nhất một thuyền viên có trách nhiệm chăm sóc y tế và quản lý y tế là một phần nhiệm vụ thường xuyên của họ, hoặc ít nhất một thuyền viên trên tàu có khả năng sơ cứu y tế; những người phụ trách chăm sóc y tế trên tàu không phải là bác sĩ phải hoàn thành khoá đào tạo chăm sóc y tế thỏa mãn các yêu cầu của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn đào tạo, cấp giấy chứng nhận và trực ca cho thuyền viên, 1978, đã được sửa đổi, bổ sung (“STCW”); Các thuyền viên được phân công sơ cứu phải hoàn thành đào tạo sơ cứu thỏa mãn các yêu cầu của STCW; Các văn bản pháp luật và quy định quốc gia phải nêu rõ mức độ đào tạo yêu cầu được công nhận, lưu ý đến, không kể các quy định khác, các yếu tố như thời gian, bản chất và điều kiện chuyến đi và số lượng thuyền viên trên tàu; và
(d) Cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo, bằng một hệ thống bố trí trước, các tư vấn về y tế bằng thông tin vô tuyến điện hoặc thông tin vệ tinh, bao gồm cả các tư vấn của các chuyên gia, luôn có sẵn 24 giờ một ngày; tư vấn y tế, bao gồm cả tư vấn bằng thông tin vô tuyến điện hoặc thông tin vệ tinh giữa tàu và những người trên bờ đưa ra ý kiến tư vấn phải luôn có sẵn miễn phí cho tất cả các tàu bất kể tàu đó mang cờ quốc tịch của quốc gia nào.
Hướng dẫn B4.1 - Chăm sóc y tế trên tàu và trên bờ
Hướng dẫn B4.1.1
1. Khi xác định mức độ đào tạo của thuyền viên trên tàu không yêu cầu có một bác sĩ, cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu:
(a) tàu thông thường có khả năng tiếp cận được các thiết bị chăm sóc y tế có chất lượng trong vòng tám giờ phải có ít nhất một thuyền viên được công nhận về đào tạo sơ cứu theo yêu cầu của STCW có thể hành động kịp thời và hiệu quả trong trường hợp tai nạn hoặc ốm xảy ra trên một tàu và sử dụng tư vấn y tế thông qua thông tin vô tuyến hoặc vệ tinh; và
(b) tất cả các tàu khác phải có ít nhất một thuyền viên được công nhận đào tạo chăm sóc y tế theo yêu cầu của STCW, bao gồm đào tạo thực hành và các kỹ thuật cứu sinh như phẫu thuật tĩnh mạch, cho phép tham gia hiệu quả vào kế hoạch phối hợp trợ giúp y tế trên tàu khi đi biển, và cung cấp cho người bị ốm hoặc thương tiêu chuẩn chăm sóc y tế phù hợp khi họ còn ở trên tàu.
2. Đào tạo như nêu tại mục 1 của Hướng dẫn này trên cơ sở các nội dung của các ấn phẩm mới nhất của Hướng dẫn y tế quốc tế cho tàu biển, Hướng dẫn sơ cứu y tế trong trường hợp tai nạn liên quan đến hàng nguy hiểm, Tài liệu hướng dẫn - Một hướng dẫn đào tạo hàng hải quốc tế, và các phần liên quan đến y tế của Bộ luật tín hiệu quốc tế cùng với các hướng dẫn quốc gia tương tự.
3. Những người nêu tại mục 1 của Hướng dẫn này và các thuyền viên khác có thể được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phải tham gia, trong các khoảng thời gian xấp xỉ năm năm, khoá bồi dưỡng cho phép họ củng cố và nâng cao kiến thức, kỹ năng và cập nhật các thành tự khoa học mới nhất.
4. Tủ thuốc y tế và thành phần trong đó, cũng như trang bị y tế và hướng dẫn y tế trên tàu, phải được cất giữ phù hợp và được kiểm tra thường xuyên theo chu kỳ không quá 12 tháng, bởi những người có trách nhiệm được cơ quan có thẩm quyền phân công, người kiểm tra phải đảm bảo rằng nhãn mác, hạn sử dụng và các điều kiện cất giữ của tất cả thuốc men và hướng dẫn sử dụng được kiểm tra và mọi trang bị có chức năng như yêu cầu. Khi đưa ra các quy định hoặc soát xét hướng dẫn y tế của tàu được sử dụng trong phạm vi quốc gia, và xác định các thành phần của tủ thuốc và trang bị y tế, cơ quan có thẩm quyền phải xét đến các khuyến nghị quốc tế trong lĩnh vực này, bao gồm ấn phẩm mới nhất của Hướng dẫn quốc tế về y tế cho tàu biển, và các hướng dẫn khác nêu tại mục 2 của Hướng dẫn này.
5. Nếu một hàng hoá được phân loại là hàng nguy hiểm mà không có nêu trong ấn phẩm mới nhất Hướng dẫn sơ cứu y tế trong trường hợp tai nạn liên quan đến hàng nguy hiểm, thì phải cung cấp các thông tin cần thiết cho thuyền viên về đặc điểm hàng hoá, các nguy cơ liên quan, các dụng cụ bảo vệ cá nhân cần thiết, các quy trình y tế liên quan và các loại thuốc giải độc đặc biệt. Thuốc giải độc và các dụng cụ bảo hộ cá nhân phải luôn có trên tàu khi chở hàng nguy hiểm. Thông tin này được hợp nhất với các chính sách và chương trình của tàu về an toàn lao động và sức khoẻ nêu tại Quy định 4.3 và các điều khoản liên quan của Bộ luật.
6. Tất cả các tàu phải có một danh mục đầy đủ và cập nhật các trạm vô tuyến điện để có thể nhận được thông báo y tế; và, nếu được trang bị một hệ thống thông tin vệ tinh, có một danh sách đầy đủ và cập nhật các trạm bờ ven biển để có thể nhận được thông báo y tế. Thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế hoặc sơ cứu y tế trên tàu phải được hướng dẫn sử dụng hướng dẫn y tế của tàu và phần y tế của ấn phẩm mới nhất Bộ luật tín hiệu quốc tế cho phép họ nắm bắt được loại thông tin cần thiết của bác sĩ tư vấn cũng như thông tin tư vấn nhận được.
Hướng dẫn B4.1.2 - Mẫu báo cáo y tế
1. Mẫu báo cáo y tế chuẩn cho các thuyền viên được yêu cầu tại Phần A của Bộ luật này được lập ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thông tin y tế và liên quan về các thuyền viên riêng biệt giữa tàu và bờ trong các trường hợp ốm và bị thương.
Hướng dẫn B4.1.3 - Chăm sóc y tế trên bờ
1. Các thiết bị y tế trên bờ điều trị cho các thuyền viên phải phù hợp với mục đích. Bác sĩ, nha sĩ và nhân viên y tế khác phải có chuyên môn phù hợp.
2. Phải có các biện pháp để đảm bảo thuyền viên có điều kiện, khi ở tại cảng, để:
(a) điều trị ngoại trú khi bị ốm và bị thương;
(b) nhập viện nếu cần thiết; và
(c) điều trị nha khoa, đặc biệt các trường hợp khẩn cấp.
3. Phải có các biện pháp tạo thuận lợi điều trị các thuyền viên bị bệnh. Trong trường hợp đặc biệt, thuyền viên phải được nhanh chóng đưa đến các phòng khám hoặc các bệnh viện trên bờ mà không được gây khó khăn và không tính đến khác biệt về quốc tịch hoặc tôn giáo, và phải bố trí để đảm bảo họ tiếp tục được điều trị đến khi có thiết bị y tế bổ sung, nếu cần thiết.
Hướng dẫn B4.1.4 - Hỗ trợ y tế cho các tàu khác và hợp tác quốc tế.
1. Mỗi Quốc gia thành viên phải xem xét tham gia hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hỗ trợ, các chương trình và nghiên cứu bảo vệ sức khoẻ và chăm sóc y tế. Hợp tác này bao gồm:
(a) phát triển và phối hợp trong các nỗ lực tìm kiếm và cứu nạn và bố trí kịp thời hỗ trợ y tế và sơ tán thuyền viên ốm hoặc bị thương nghiêm trọng trên tàu thông qua các biện pháp như các hệ thống báo cáo định kỳ vị trí tàu, các trung tấm phối hợp tìm kiếm, các dịch vụ cứu nạn bằng trực thăng, phù hợp với Công ước quốc tế về tìm kiếm và cứu nạn hàng hải, 1979. sửa đổi, bổ sung, và Sổ tay tìm kiếm và cứu nạn hàng hải và hàng không quốc tế;
(b) tạo điều kiện tốt nhất cho tất cả các tàu có một bác sĩ và bố trí các tàu trên biển có thể cung cấp các phương tiện bệnh viện và phương tiện cứu nạn;
(c) biên soạn và duy trì một danh sách quốc tế các các bác sĩ và các phương tiện chăm sóc y tế có thể sử dụng trên toàn thế giới nhằm cung cấp chăm sóc y tế khẩn cấp cho thuyền viên;
(d) đưa các thuyền viên vào bờ điều trị khẩn cấp;
(e) hồi hương thuyền viên đang nằm ở bệnh viện nước ngoài sớm nhất có thể, phù hợp với chỉ định điều trị của các bác sĩ đang chịu trách nhiệm điều trị, xét đến mong muốn và nhu cầu của các thuyền viên;
(f) bố trí người giúp đỡ thuyền viên khi hồi hương, phù hợp với chỉ định điều trị của các bác sĩ đang chịu trách nhiệm điều trị, xét đến mong muốn và nhu cầu của các thuyền viên;
(g) cố gắng xây dựng các trung tâm sức khoẻ cho thuyền viên nhằm:
(i) nghiên cứu tình trạng sức khoẻ, điều trị y tế và phòng chống bệnh tật cho thuyền viên; và
(ii) đào tạo nhân viên chăm sóc sức khoẻ và y tế thuộc lĩnh vực hàng hải;
(h) tập hợp và đánh giá các số liệu thống kê liên quan đến tai nạn, bệnh nghề nghiệp, rủi ro của thuyền viên, tổng hợp và hài hoà số liệu thống kê với mọi hệ thống thống kê quốc gia hiện có về các tai nạn và bệnh nghề nghiệp liên quan đến các nghề nghiệp khác;
(i) tổ chức trao đổi thông tin kỹ thuật quốc tế, đào tạo lý thuyết và thực hành, cũng như các khoá đào tạo, hội thảo quốc tế quốc tế;
(j) cung cấp cho thuyền viên các dịch vụ đặc biệt phòng chống bệnh tật và dịch vụ y tế tại cảng, hoặc các dịch vụ y tế phục hồi sức khoẻ chung cho họ; và
(k) bố trí hồi hương các thi thể hoặc tro của các thuyền viên bị tử vong, phù hợp với nguyện vọng của gia quyến họ trong thời gian nhanh nhất.
2. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ và chăm sóc y tế cho thuyền viên trên cơ sở các hiệp định hoặc hội đàm song phương hoặc đa phương giữa các Quốc gia thành viên.
Hướng dẫn B4.1.5 - Người đi theo thuyền viên
1. Mỗi Quốc gia thành viên phải thông qua các biện pháp y tế đầy đủ và thích hợp cho những người đi cùng thuyền viên thuộc lãnh thổ của mình khi chưa có dịch vụ chăm sóc y tế dành cho người lao động nói chung và những người đi theo họ và thông báo cho Cơ quan lao động quốc tế về các biện pháp này.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo mọi Thành viên thực hiện các trách nhiệm của mình theo Công ước này đối với các tàu mang cờ quốc gia của họ.
...
Quy định 5.1.5 - Các thủ tục khiếu nại trên tàu
1. Mỗi Quốc gia thành viên phải yêu cầu các tàu mang cờ của mình có trên tàu các quy trình công bằng, hiệu quả và khẩn trương xử lý các khiếu nại của thuyền viên về các vi phạm yêu cầu của Công ước này (kể cả quyền của thuyền viên).
2. Mỗi Quốc gia thành viên phải cấm và xử phạt mọi hình thức ngược đãi thuyền viên đưa ra khiếu nại.
3. Các điều khoản của Quy định này và các phần liên quan của Bộ luật không ngăn cản thuyền viên có quyền tìm kiếm cách thức xử lý thông qua bất kể các phương tiện luật pháp nào mà họ xem là phù hợp.
Tiêu chuẩn A5.1.5 - Các quy trình khiếu nại trên tàu
1. Không mâu thuẫn với phạm vi rộng hơn có thể được đưa ra trong các luật hoặc các quy định quốc gia hoặc các thoả ước tập thể, các quy trình trên tàu có thể được thuyền viên sử dụng để đưa ra các khiếu nại liên quan đến bất kỳ vấn đề nào mà được cho là cấu thành vi phạm yêu cầu của Công ước này (kể cả các quyền của thuyền viên).
2. Mỗi Quốc gia thành viên phải đảm bảo, các luật hoặc các quy định của mình, phù hợp với các quy trình khiếu nại trên tàu thỏa mãn các yêu cầu của Quy định 5.1.5. Các quy trình đó phải đưa ra cách thức giải quyết các khiếu nại ở mức thấp nhất có thể. Tuy vậy, trong mọi trường hợp, thuyền viên có quyền khiếu nại trực tiếp tới thuyền trưởng và, nếu họ thấy cần thiết, các cơ quan có thẩm quyền bên ngoài.
3. Các quy trình khiếu nại trên tàu gồm quyền của thuyền viên được giúp đỡ hoặc đại diện trong quá trình xử lý các khiếu nại, cũng như các bảo vệ chống lại khả năng ngược đãi thuyền viên đưa ra khiếu nại. Thuật ngữ “ngược đãi” là mọi hành động xấu được bất kỳ người nào thực hiện đối với một thuyền viên đưa ra một khiếu nại thể hiện không hài lòng hoặc cố tình làm hại.
4. Ngoài một bản sao thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên, mọi thuyền viên phải được cung cấp một bản sao các quy trình khiếu nại trên tàu. Các quy trình này gồm thông tin liên lạc với cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia tàu treo cờ, nếu không có, của quốc gia thuyền viên cư trú, và tên của thuyền viên trên tàu, trên cơ sở bí mật, tư vấn cho thuyền viên về các khiếu nại của họ hoặc hỗ trợ thuyền viên theo các quy trình khiếu nại trên tàu.
Hướng dẫn B5.1.5 - Các quy trình khiếu nại trên tàu
1. Theo sự điều chỉnh của mọi điều khoản liên quan của một thoả ước tập thể hiện hành, cơ quan có thẩm quyền phải, tham vấn với các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên, đưa ra một mô hình công bằng, mau lẹ và lập hồ sơ phù hợp trên tàu các quy trình giải quyết khiếu nại đối với tất cả các tàu mang cờ của Quốc gia thành viên. Khi xây dựng các quy trình này phải xem xét các vấn đề sau đây:
(a) nhiều khiếu nại có thể liên quan đặc biệt đến những cá nhân với người được nêu trong khiếu nại hoặc thậm chí cả thuyền trưởng. Trong mọi trường hợp thuyền viên có thể trực tiếp khiếu nại tới thuyền trưởng và cơ quan bên ngoài; và
(b) để tránh ngược đãi thuyền viên đưa ra các khiếu nại liên quan đến các quy định của Công ước này, các quy trình phải khuyến khích bổ nhiệm một người trên tàu có thể tư vấn cho thuyền viên các quy trình hiện hành và, nếu được thuyền viên khiếu nại yêu cầu, tham dự các cuộc họp liên quan đến khiếu nại.
2. Tối thiểu, các quy trình thảo luận trong khi tư vấn nêu tại mục 1 của Hướng dẫn này phải gồm có:
(a) các khiếu nại phải được thông báo cho trưởng bộ phận của thuyền viên đưa ra khiếu nại hoặc sĩ quan quản lý thuyền viên;
(b) trưởng bộ phận hoặc sĩ quan quản lý phải xử lý các vấn đề trong giới hạn thời gian quy định phù hợp với thực tế của các vấn đề liên quan.
(c) nếu trưởng bộ phận hoặc sĩ quan cấp trên không thể giải quyết thoả đáng khiếu nại của thuyền viên, thuyền viên có thể chuyển đến thuyền trưởng, giải quyết vấn đề với tư cách cá nhân;
(d) thuyền viên luôn có quyền được thuyền viên khác được hộ tống và được đại diện bởi thuyền viên khác do họ lựa chọn trên tàu;
(e) mọi khiếu nại và quyết định về khiếu nại phải được ghi chép và một bản sao được cấp cho thuyền viên liên quan;
(f) nếu một khiếu nại không thể giải quyết được trên tàu, vụ việc được chuyển về bờ cho chủ tàu, có một thời gian phù hợp để xử lý, nếu phù hợp, tham vấn thuyền viên liên quan hoặc bất kỳ người nào thuyền viên chọn là đại diện; và
(g) trong mọi trường hợp, thuyền viên có quyền gửi khiếu nại của họ trực tiếp cho thuyền trưởng và chủ tàu và các cơ quan có thẩm quyền.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo thuyền viên được trả lương cho công việc của họ
1. Tất cả các thuyền viên phải được trả lương cho công việc đều đặn và đầy đủ phù hợp với các thỏa thuận tuyển dụng.
Tiêu chuẩn A2.2 - Tiền lương
1. Mỗi Thành viên phải quy định việc trả lương cho thuyền viên làm việc trên tàu mang cờ của họ phải được thực hiện trong các khoảng thời gian không quá một tháng và phù hợp với thoả ước tập thể có thể áp dụng.
2. Thủy thủ phải được nhận bản kê chi trả hàng tháng và số tiền được trả, bao gồm tiền lương, phụ cấp và tỷ giá hối đoái áp dụng nếu trả bằng tiền hoặc với tỷ giá khác với những nội dung đã thỏa thuận.
3. Mỗi Thành viên phải yêu cầu các chủ tàu áp dụng các biện pháp, như được nêu tại mục 4 của Tiêu chuẩn này, cho phép thuyền viên chuyển tất cả hoặc từng phần thu nhập của họ tới gia đình hoặc người thân hoặc người hưởng lợi hợp pháp.
4. Các biện pháp đảm bảo rằng thuyền viên có thể chuyển thu nhập của họ cho gia đình gồm:
(a) một hệ thống cho phép thuyền viên, từ khi bắt đầu công việc được tuyển dụng hoặc trong thời gian tuyển dụng, chuyển, nếu họ muốn, một phần tiền lương của họ trong các khoảng thời gian đều đặn cho gia đình họ thông qua chuyển khoản ngân hàng hoặc các biện pháp tương tự; và
(b) một yêu cầu là việc chuyển một phần tiền lương phải được thực theo đúng hạn và trực tiếp cho người hoặc những người được thuyền viên chỉ định.
5. Mọi chi phí dịch vụ theo mục 3 và 4 của Tiêu chuẩn này phải ở mức chấp nhận được, và tỷ giá hối đoái tiền tệ, trừ khi có quy định khác, phải, phù hợp với các văn bản luật và quy định quốc gia, là tỷ giá thị trường phổ biến hoặc tỷ giá được công bố chính thức không bất lợi cho thuyền viên.
6. Mỗi Thành viên thông qua các văn bản pháp luật hoặc các quy định quốc gia điều chỉnh tiền lương của thuyền viên phải xem xét hướng dẫn nêu tại Phần B của Bộ luật.
Hướng dẫn B2.2 - Tiền lương
Hướng dẫn B2.2.1 - Các định nghĩa
1. Trong Hướng dẫn này, thuật ngữ:
(a) thuyền viên có khả năng là bất kỳ thuyền viên nào được coi là có khả năng thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào có thể được yêu cầu theo chuyên môn làm việc thuộc bộ phận boong, không phải nhiệm vụ của một cương vị giám sát hay chuyên gia, hoặc người được xác định rõ bằng các văn bản pháp luật quốc gia, các quy định hoặc thực tiễn, hoặc bởi thoả ước tập thể;
(b) tiền lương hoặc tiền công cơ bản là tiền trả cho giờ làm việc thông thường; không bao gồm tiền trả cho các việc ngoài giờ, thưởng, trợ cấp, tiền nghỉ phép hoặc thù lao thêm khác;
(c) lương tổng hợp là tiền lương hoặc tiền công gồm lương cơ bản và các tiền thưởng khác; lương tổng hợp có thể bao gồm tiền làm ngoài giờ và các tiền thưởng khác, hoặc có thể chỉ gồm các khoản tiền thưởng cụ thể trong một lương tổng hợp từng phần;
(d) Giờ làm việc là thời gian thuyền viên làm việc được trả lương trên tàu;
(e) Ngoài giờ là thời gian làm việc vượt quá giờ làm việc thông thường.
Hướng dẫn B2.2.2 - Tính và trả lương
1. Với thuyền viên có tiền làm việc ngoài giờ riêng biệt:
(a) khi tính tiền lương, giờ làm việc thông thường trên biển và tại cảng không được quá tám giờ một ngày;
(b) khi tính tiền ngoài giờ, số giờ thông thường mỗi tuần được trả bằng tiền lương hoặc tiền công cơ bản được nêu trong các quy định hoặc các văn bản pháp luật quốc gia, nếu không có trong thoả ước tập thể, không quá 48 giờ một tuần; thoả ước tập thể có thể quy định khác nhưng không được thấp hơn sự đối xử thuận lợi này;
(c) mức hoặc các mức tiền làm việc ngoài giờ, không được thấp hơn năm phần tư tiền lương hoặc tiền công cơ bản mỗi giờ, phải được đưa vào trong các văn bản pháp luật hoặc các quy định quốc gia hoặc các thỏa ước tập thể, nếu có; và
(d) các bản ghi toàn bộ thời gian làm việc ngoài giờ được thuyền trưởng, hoặc người được thuyền trưởng phân công lưu giữ, và được thuyền viên ký xác nhận trong các khoảng thời gian không quá một tháng.
2. Với thuyền viên nhận lương tổng hợp hoặc lương tổng hợp từng phần:
(a) thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên phải nêu rõ, nếu phù hợp, số giờ thuyền viên phải làm việc để có được mức lương này, và mọi trợ cấp bổ sung có thể được hưởng ngoài tổng tiền lương, và trong các trường hợp nào;
(b) nếu tiền làm việc ngoài giờ vượt quá tổng tiền lương làm việc theo giờ quy định thì tiền ngoài giờ không nhỏ hơn năm phần tư tiền lương cơ bản tương ứng với số giờ làm việc được định nghĩa tại mục 1 của Hướng dẫn này; áp dụng cùng nguyên tắc đối với giờ làm thêm tính trong lương tổng hợp;
(c) thù lao cho các phần của lương tổng hợp toàn bộ hoặc từng phần với giờ làm việc thông thường được quy định tại mục 1(a) của Hướng dẫn này không thấp hơn tiền lương tối thiểu áp dụng; và
(d) đối với thuyền viên có lương tổng hợp từng phần, các bản ghi làm việc ngoài giờ phải được lưu giữ và xác nhận như quy định tại mục 1(d) của Hướng dẫn này.
3. Các văn bản pháp luật hoặc các quy định quốc gia hoặc các thoả ước tập thể có thể quy định tiền thù lao cho việc ngoài giờ vào các ngày nghỉ cuối tuần và vào các ngày nghỉ lễ bằng số ngày nghỉ phép hoặc số ngày không đi biển tương đương với số thời gian nói trên.
4. Các văn bản pháp luật và quy định quốc gia được thông qua sau khi tham vấn với các tổ chức đại diện chủ tàu và thuyền viên hoặc, nếu phù hợp, các thoả ước tập thể phải được xem xét theo các nguyên tắc sau đây:
(a) phải áp dụng thù lao bình đẳng cho các công việc với giá trị tương ứng với mọi thuyền viên cùng làm việc trên tàu, không phân biệt đối xử theo chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị, nguồn gốc xã hội;
(b) trên tàu phải có thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên chỉ rõ lương hoặc các mức lương được áp dụng; thông tin về tiền lương hoặc các mức lương phải có sẵn cho từng thuyền viên, hoặc tối thiểu, một bản sao được ký xác nhận các thông tin cho thuyền viên bằng ngôn ngữ thuyền viên hiểu được, hoặc niêm yết một bản sao của thỏa thuận tại vị trí thuyền viên dễ đọc được hoặc bằng phương tiện thích hợp khác.
(c) tiền lương được trả theo hình thức được pháp luật quy định, nếu phù hợp, có thể qua các hình thức chuyển tiền ngân hàng, séc ngân hàng, séc bưu điện hoặc chi phiếu;
(d) khi kết thúc thỏa thuận, mọi thù lao phải được chi trả mà không có sự chậm trễ phi lý;
(e) cơ quan có thẩm quyền quy định các hình phạt thích đáng hoặc các biện pháp thích hợp khác nếu chủ tàu trì hoãn không chính đáng, hoặc từ chối, trả tất cả các khoản thù lao;
(f) phải trả lương trực tiếp vào tài khoản ngân hàng do thuyền viên chỉ định trừ khi họ có yêu cầu khác đi bằng văn bản;
(g) theo tiểu mục (h) của mục này, chủ tàu không được áp đặt giới hạn quyền tự do của thuyền viên trong việc sử dụng tiền lương của họ.
(h) chỉ được phép khấu trừ thù lao nếu:
(i) có một điều khoản rõ ràng trong các văn bản pháp luật hoặc các quy định quốc gia hoặc một thoả ước tập thể có thể áp dụng và thuyền viên được biết, theo cách thức được cơ quan có thẩm quyền coi là phù hợp nhất, về các điều kiện khấu trừ đó; và
(ii) tổng cộng các khấu trừ không được quá giới hạn đã nêu trong các văn bản pháp luật hoặc các quy định quốc gia hoặc các thoả ước tập thể hoặc quyết định của toà án đối với các khấu trừ đó;
(i) không được khấu trừ thù lao của một thuyền viên cho phí tuyển dụng hoặc phí duy trì tuyển dụng; và
(j) cấm phạt tiền thuyền viên ngoài quy định của các văn bản pháp luật quốc gia hoặc các quy định, các thoả ước tập thể hoặc các biện pháp khác;
(k) cơ quan có thẩm quyền có quyền kiểm tra các kho dự trữ và các dịch vụ cung cấp trên tàu đảm bảo giá cả hợp lý được áp dụng cho quyền lợi thuyền viên liên quan; và
(l) trong phạm vi các khiếu nại của thuyền viên về tiền lương và các khoản tiền khác liên quan đến việc tuyển dụng của họ không được bảo đảm bởi Công ước quốc tế về bắt giữ và cầm cố hàng hải, 1993, các khiếu nại đó phải được bảo vệ phù hợp với Công ước bảo vệ khiếu nại (tình trạng không trả được nợ của người sử dụng lao động) của người lao động, 1992 (Số 173).
5. Mỗi Thành viên phải, sau khi tham vấn đại diện các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên, có các quy trình điều tra các khiếu nại liên quan đến bất kỳ vấn đề nào nêu trong Công ước.
Hướng dẫn B.2.2.3 - Tiền lương tối thiểu
1. Không làm tổn hại đến nguyên tắc thương lượng tập thể tự do, mỗi Thành viên phải, sau khi tham vấn với các tổ chức đại diện của chủ tàu và thuyền viên, phải thiết lập các quy trình quyết định tiền lương tối thiểu cho thuyền viên. Các tổ chức đại diện của chủ tàu và thuyền viên tham gia vào hoạt động của các quy trình đó.
2. Khi thiết lập các quy trình đó và ấn định lương tối thiểu, cần phải quan tâm thoả đáng đến các tiêu chuẩn lao động quốc tế liên quan đến quy định lương tối thiểu, cũng như các nguyên tắc sau đây:
(a) mức lương tối thiểu phải xét đến bản chất của công việc trên biển, trình độ thuyền viên của tàu, và số giờ làm việc thông thường trên tàu; và
(b) mức lương tối thiểu được điều chỉnh để có sự quan tâm đến các thay đổi về giá cả sinh hoạt và các nhu cầu của thuyền viên.
3. Cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo:
(a) thông qua một hệ thống giám sát và các hình thức phạt, tiền lương phải được trả không thấp hơn mức hoặc các mức quy định; và
(b) mọi thuyền viên được trả thấp hơn mức lương tối thiểu phải có thể được đền bù, thông qua các công cụ pháp luật khẩn trương và không tốn kém hoặc quy trình khác, số tiền mà họ không được trả đủ.
Hướng dẫn B.2.2.4 - Tiền lương hoặc tiền công cơ bản tối thiểu hàng tháng của thủ thủy có khả năng
1. Tiền lương hoặc tiền công cơ bản theo tháng dương lịch cho công việc của một thuyền viên có khả năng không thấp hơn số tiền được quy định theo định kỳ bởi Ủy ban Hàng hải liên kết hoặc tổ chức khác được ủy quyền bởi Ban điều hành của Văn phòng Lao động quốc tế. Theo quyết định của Ban điều hành, Tổng Giám đốc sẽ thông báo bất kỳ mức sửa đổi nào cho các Thành viên của Tổ chức.
2. Không có nội dung nào trong hướng dẫn này được hiểu là làm tổn hại đến các thoả ước đã được nhất trí giữa các chủ tàu hoặc các tổ chức của họ với các tổ chức của thuyền viên liên quan đến quy định về các điều kiện và điều khoản tiêu chuẩn tối thiểu của việc tuyển dụng, với điều kiện là các điều kiện và điều khoản như vậy được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Xem nội dung VB
...
3. Một Thành viên không có tư cách thực thi các quyền và nguyên tắc nêu tại Phần A của Bộ luật có thể, trừ khi có quy định khác của Công ước này, thực hiện Phần A thông qua các điều khoản trong luật và các quy định của họ hoặc các biện pháp khác được coi là cơ bản tương đương với các điều khoản của Phần A.
4. Chỉ cho mục đích của mục 3 của Điều này, mọi luật, quy định, thoả ước tập thể hoặc các biện pháp thực hiện khác phải được xem là cơ bản tương đương, trong nội dung của Công ước này, nếu Quốc gia thành viên thấy rằng:
(a) có lợi để đạt được hoàn toàn mục tiêu chung và mục đích của điều khoản hoặc các điều khoản của Phần A của Bộ luật liên quan; và
(b) làm cho điều khoản hoặc các điều khoản của Phần A của Bộ luật liên quan có hiệu lực.
Xem nội dung VB
Quy định 3.1 - Khu vực sinh hoạt và phương tiện giải trí
Mục đích: Đảm bảo thuyền viên có tiện nghi sinh hoạt và phương tiện giải trí phù hợp trên tàu.
1. Mỗi Thành viên phải đảm bảo các tàu mang cờ của mình được trang bị và duy trì khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí thích hợp cho thuyền viên làm việc hoặc sống trên tàu, hoặc cả hai, phù hợp với việc tăng cường sức khoẻ thể chất và tinh thần của thuyền viên.
2. Các yêu cầu của Bộ luật về thực hiện Quy định này liên quan đến kết cấu và trang thiết bị của tàu chỉ áp dụng với các tàu được đóng vào hoặc sau ngày Công ước này có hiệu lực đối với các Thành viên liên quan. Đối với các tàu đóng trước ngày đó, các yêu cầu liên quan đến kết cấu và trang thiết bị của tàu quy định tại Công ước về khu vực sinh hoạt của thuyền viên (sửa đổi), 1949 (Số 92), và Công ước về khu vực sinh hoạt của thuyền viên (các Điều khoản bổ sung) 1970 (Số 133), phải tiếp tục được thực hiện tới mức độ mà chúng đã được áp dụng, trước ngày đó, theo quy định của các văn bản pháp luật hoặc thực tiễn của Thành viên liên quan. Một tàu được xem là được đóng mới vào ngày nó được đặt sống chính hoặc khi nói ở giai đoạn đóng mới tương tự.
3. Trừ khi có quy định khác đi, bất kỳ yêu cầu nào trong sửa đổi, bổ sung của Bộ luật liên quan đến các điều khoản về khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí của thuyền viên chỉ áp dụng đối với những tàu đóng vào hoặc sau ngày sửa đổi, bổ sung đó có hiệu lực đối với Thành viên liên quan.
Tiêu chuẩn A3.1 - Khu vực sinh hoạt và phương tiện giải trí
1. Mỗi Thành viên phải thông qua các văn bản pháp luật và quy định quốc gia yêu cầu tàu mang cờ quốc tịch của mình:
(a) đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu để đảm bảo mọi khu vực sinh hoạt của thuyền viên, làm việc hoặc sống trên tàu, hoặc cả hai, an toàn, thích hợp và phù hợp với các quy định liên quan của Tiêu chuẩn này; và
(b) được kiểm tra lần đầu và các lần tiếp theo để đảm bảo sự phù hợp với Tiêu chuẩn này.
2. Trong việc xây dựng và áp dụng các văn bản pháp luật và quy định để thực hiện Tiêu chuẩn này, cơ quan có thẩm quyền, sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan, phải:
(a) Lưu ý đến Quy định 4.3 và các điều khoản của Bộ luật liên quan về bảo vệ an toàn và sức khoẻ, và ngăn ngừa tai nạn dựa trên các nhu cầu đặc thù của thuyền viên sống và làm việc trên tàu, và
(b) xem xét thoả đáng đối với hướng dẫn nêu tại Phần B của Bộ luật này.
3. Tiến hành việc kiểm tra theo Quy định 5.1.4 khi:
(a) một tàu được đăng ký hoặc đăng ký lại; hoặc
(b) khu vực sinh hoạt của thuyền viên trên tàu đã được hoán cải lớn.
4. Cơ quan có thẩm quyền phải lưu ý đặc biệt để đảm bảo thực hiện các yêu cầu của Công ước này về:
(a) kích thước các buồng và các không gian sinh hoạt khác;
(b) sưởi và thông gió;
(c) tiếng ồn, chấn động và các yếu tố môi trường khác;
(d) các phương tiện vệ sinh;
(e) chiếu sáng; và
(f) khu vực y tế.
5. Cơ quan có thẩm quyền của mỗi Thành viên phải yêu cầu tàu mang cờ quốc tịch của mình đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu về khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí trên tàu nêu tại các mục 6 đến 17 của Tiêu chuẩn này.
6. Với các yêu cầu chung về khu vực sinh hoạt:
(a) Khu vực sinh hoạt của thuyền viên phải có đủ chiều cao; chiều cao cho phép tối thiểu ở khu vực sinh hoạt của tất cả thuyền viên, nếu cần thiết phải có sự di chuyển đầy đủ một cách tự do, không được nhỏ hơn 203 cm; cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép một số giảm bớt có giới hạn về chiều cao ở bất kỳ không gian nào, hoặc một phần của không gian bất kỳ, trong khu vực sinh hoạt đó nếu thỏa mãn rằng các giảm bớt đó:
(i) có thể chấp nhận được; và
(ii) không gây ra sự bất tiện cho thuyền viên.
(b) khu vực sinh hoạt phải được bọc cách nhiệt phù hợp;
(c) đối với các tàu không phải tàu khách, như định nghĩa tại Quy định 2(e) và (f) của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974, đã được sửa đổi, bổ sung (“Công ước SOLAS”), phải bố trí các buồng ngủ trên đường nước ở giữa hoặc đuôi tàu, trừ các trường hợp ngoại lệ, nếu kích thước, kiểu hoặc công dụng dự kiến của tàu cho thấy bất kỳ vị trí nào khác đều không thể thực hiện được, các buồng ngủ có thể được bố trí tại phần mũi tàu, nhưng trong mọi trường hợp không được bố trí trước vách chống va;
(d) đối với tàu khách, và các tàu đặc biệt được đóng phù hợp với Bộ luật về an toàn đối với tàu có công dụng đặc biệt, 1983, của IMO và các phiên bản sau đó (sau đây gọi là “tàu có công dụng đặc biệt”), cơ quan có thẩm quyền có thể, với điều kiện tàu có các bố trí thỏa mãn phục vụ cho việc thông gió và chiếu sáng, cho phép bố trí các buồng ngủ dưới đường nước, nhưng trong mọi trường hợp không được bố trí các buồng ngủ ngay dưới các lối đi làm việc;
(e) không được có lỗ trực tiếp vào buồng ngủ từ không gian chứa hàng và buồng máy hoặc từ nhà bếp, kho dự trữ, buồng sấy hoặc khu vực vệ sinh chung; các vách ngăn chia những không gian đó với buồng ngủ và các vách ngoài phải được làm bằng thép hoặc vật liệu tương đương khác được duyệt, và phải kín nước và kín khí;
(f) vật liệu được sử dụng để chế tạo vách nội bộ, ván lót, tấm phủ, sàn và các liên kết phải phù hợp với mục đích sử dụng và đảm bảo môi trường sức khoẻ;
(g) phải trang bị chiếu sáng đầy đủ và thoát nước hiệu quả; và
(h) khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí, phục vụ ăn uống phải thỏa mãn các yêu cầu trong Quy định 4.3, và các điều khoản liên quan của Bộ luật, về bảo vệ sức khoẻ và an toàn, phòng ngừa tai nạn, về phòng ngừa nguy cơ tiếp xúc với các mức độ độc hại của tiếng ồn và chấn động, các yếu tố môi trường khác và hoá chất trên tàu, cung cấp cho thuyền viên môi trường sống là làm việc được chấp nhận trên tàu.
7. Các yêu cầu thông gió và sưởi:
(a) các buồng ngủ và phòng ăn phải được thông gió đầy đủ;
(b) các tàu, trừ những tàu thường xuyên hoạt động trong các điều kiện khí hậu ôn hoà không yêu cầu điều này, phải được trang bị điều hoà tại khu vực sinh hoạt của thuyền viên, cho mọi buồng vô tuyến điện riêng biệt và cho mọi buồng điều khiển máy tập trung;
(c) tất cả các khu vực vệ sinh phải được thông gió bằng khí trời, độc lập với các phần bất kỳ khác của khu vực sinh hoạt; và
(d) cung cấp đủ nhiệt bằng một hệ thống sưởi phù hợp, trừ các tàu chuyên chạy trong vùng khí hậu nhiệt đới.
8. Đối với các yêu cầu chiếu sáng, tuỳ theo các hệ thống đặc biệt nếu có thể được cho phép trên các tàu khách, các buồng ngủ và buồng ăn phải được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên và được cung cấp đủ chiếu sáng nhân tạo.
9. Nếu tàu được yêu cầu phải có khu vực để người ngủ, thì phải áp dụng các yêu cầu sau đối với phòng ngủ:
(a) với tàu không phải tàu khách, phải có một buồng ngủ cá nhân cho mỗi thuyền viên; với tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 hoặc tàu có công dụng đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép miễn giảm các yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan;
(b) phải trang bị các buồng ngủ riêng biệt cho nam giới và nữ giới;
(c) các buồng ngủ phải có kích thước phù hợp và được trang bị hợp lý đảm bảo tiện nghi và gọn gàng;
(d) trong mọi trường hợp, phải trang bị cho mỗi người một giường nằm riêng biệt;
(e) các kích thước trong tối thiểu của một giường nằm là 198 cm x 80 cm;
(f) diện tích sàn buồng ngủ của thuyền viên có một giường không nhỏ hơn:
(i) 4,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000;
(ii) 5,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 3.000 đến dưới 10.000;
(iii) 7 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 10.000 trở lên.
(g) tuy nhiên, nhằm mục đích trang bị các phòng ngủ một giường cho các tàu có tổng dung tích dưới 3.000, các tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép giảm bớt diện tích sàn của buồng ngủ;
(h) với tàu không phải tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000, có thể bố trí tối đa hai thuyền viên mỗi buồng ngủ; diện tích sàn của các buồng ngủ đó không nhỏ hơn 7 mét vuông;
(i) diện tích sàn của các buồng ngủ cho thuyền viên không phải sĩ quan trên tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt không được nhỏ hơn:
(i) 7,5 mét vuông đối với các buồng dành cho hai người;
(ii) 11,5 mét vuông đối với các buồng dành cho ba người;
(iii) 14,5 mét vuông đối với các buồng dành cho bốn người;
(j) buồng ngủ trên tàu có công dụng đặc biệt có thể chứa nhiều hơn bốn người; diện tích sàn các buồng ngủ đó không nhỏ hơn 3,6 mét vuông mỗi người;
(k) trên các tàu không phải tàu khách hoặc tàu có công dụng đặc biệt, các buồng ngủ cho sĩ quan trên tàu, nếu không có phòng khách hoặc phòng làm việc ban ngày riêng cho cá nhân, thì diện tích sàn cho mỗi người không nhỏ hơn:
(i) 7,5 mét vuông đối với tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000;
(ii) 8,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 3.000 trở lên nhưng nhỏ hơn 10.000;
(iii) 10 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 10.000 trở lên;
(l) trên các các tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt không, các buồng ngủ cho sĩ quan trên tàu, nếu có phòng khách hoặc làm việc ban ngày riêng cho cá nhân, thì diện tích sàn cho mỗi sĩ quan cấp thấp không nhỏ hơn 7,5 mét vuông và cho các sĩ quan cấp cao không nhỏ hơn 8,5 mét vuông; các sĩ quan cấp thấp là sĩ quan cấp vận hành, và sĩ quan cấp cao là sĩ quan cấp quản lý;
(m) thuyền trưởng, máy trưởng và đại phó phải có, ngoài các buồng ngủ của họ, một phòng khách, phòng làm việc ban ngày liên kề hoặc không gian bổ sung tương đương; các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miễn trừ yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan;
(n) đối với mỗi thuyền viên, đồ đạc gồm có một tủ quần áo với thể tích rộng rãi (tối thiểu 475 lít) và một ngăn kéo hoặc không gian tương đương tối thiểu 56 lít; nếu ngăn kéo liền với tủ quần áo thì tổng thể tích tối thiểu phải là 500 lít; tủ phải có một giá sách và có thể được khoá bởi người sử dụng để đảm bảo tính riêng tư;
(o) mỗi buồng ngủ phải có một bàn hoặc bàn viết, có thể là kiểu cố định, kiểu trượt hoặc kiểu gấp bản lề, và với chỗ ngồi thoải mái, nếu cần thiết.
10. Các yêu cầu đối với phòng ăn:
(a) phòng ăn phải bố trí cách biệt với buồng ngủ và gần bếp đến mức thực tế có thể thực hiện được; các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miến giảm yêu cầu đó sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan; và
(b) các phòng ăn phải có kích thước và tiện nghi phù hợp và được trang bị và bố trí hợp lý (bao gồm cả các phương tiện tiện phục vụ ăn uống), lưu ý đến số lượng thuyền viên có thể sử dụng chúng tại cùng một thời điểm bất kỳ; phải có các quy định về các trang bị phòng ăn được sử dụng chung hoặc riêng, nếu thích hợp.
11. Các yêu cầu đối với các phương tiện vệ sinh:
(a) thuyền viên phải có các phương tiện vệ sinh thỏa mãn các tiêu chuẩn tối thiểu về sức khoẻ và vệ sinh, và các tiêu chuẩn tiện nghi có thể chấp nhận được, phải có các phương tiện vệ sinh riêng biệt cho nam giới và nữ giới;
(b) phải có các phương tiện vệ sinh với khả năng tiếp cận dễ dàng của buồng lái và buồng máy hoặc gần trung tâm điều khiển buồng máy; các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miễn trừ yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan;
(c) phải bố trí tại vị trí thích hợp trên tàu tối thiểu một nhà vệ sinh, một chậu rửa và một bồn tắm hoặc nơi tắm có vòi hoa sen, hoặc cả hai, cho mỗi nhóm sáu người hoặc ít hơn không có các phương tiện dành riêng cho cá nhân;
(d) trừ tàu khách, mỗi buồng ngủ phải được trang bị một chậu rửa có vòi nước nóng lạnh, trừ khi có chậu rửa như vậy được bố trí trong phòng tắm cá nhân.
(e) với các tàu khách thường chạy không quá bốn giờ, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét các bố trí đặc biệt hoặc giảm số lượng thiết bị yêu cầu; và
(f) vòi nước sạch nóng lạnh phải sẵn có tại mọi vị trí rửa.
12. Đối với các yêu cầu khu vực bệnh viện, tàu có từ 15 thuyền viên trở lên và dự định chạy trên ba ngày phải có khu vực bệnh viện riêng biệt được sử dụng riêng cho mục đích chăm sóc y tế; cơ quan có thẩm quyền có thể giảm bớt yêu cầu này đối với các tàu hoạt động ven biển; khi phê duyệt khu vực bệnh viện trên tàu, cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo khu vực này, trong mọi điều kiện thời tiết, có thể dễ dàng tiếp cận, cung cấp chỗ ở thoải mái và cho phép thuyền viên được chăm sóc phù hợp và kịp thời.
13. Phải có phương tiện giặt quần áo được bố trí và trang bị thích hợp.
14. Tất cả các tàu phải có một hoặc một số khu vực trên boong hở, có đủ diện tích tương ứng với kích thước tàu và số thuyền viên trên tàu, để thuyền viên có thể đến đó khi không phải thực hiện nhiệm vụ.
15. Tất cả các tàu phải có các văn phòng riêng hoặc một văn phòng chung cho bộ phận boong và máy sử dụng; tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miễn trừ yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên.
16. Các tàu thường xuyên ra vào các cảng có nhiều muỗi phải được trang bị các thiết bị theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
17. Các tiện nghi, thiết bị và phương tiện giải trí, để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của thuyền viên phải sống và làm việc trên tàu, phải được trang bị cho lợi ích của mọi thuyền viên, lưu ý đến Quy định 4.3 và các điều khoản liên quan của Bộ luật về bảo vệ an toàn và sức khoẻ, và phòng ngừa tai nạn.
18. Cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy quyền kiểm tra thường xuyên trên tàu, đảm bảo khu vực sinh hoạt của thuyền viên sạch sẽ, có thể ở được và được bảo dưỡng với tình trạng tốt. Kết quả của các đợt kiểm tra như vậy phải được lập thành hồ sơ và luôn có sẵn cho việc xem xét.
19. Đối với các tàu nếu có nhu cầu phải quan tâm đến, không có sự phân biệt, lợi ích của các thuyền viên với tôn giáo và thành phần xã hội khác nhau, cơ quan có thẩm quyền có thể, sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên, cho phép áp dụng khác đôi chút so với các Tiêu chuẩn này, với điều kiện sự sai khác đó không làm cho toàn bộ các phương tiện trở lên kém tiện nghi hơn khi áp dụng Tiêu chuẩn này.
20. Mỗi Thành viên có thể, sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan, miễn trừ cho các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 200 nếu có lý do có thể chấp nhận, xét đến kích thước và số lượng thuyền viên trên tàu, liên quan đến các yêu cầu của các điều khoản sau đây của Tiêu chuẩn này:
(a) các mục 7(b), 11(d) và 13; và
(b) mục 9(f) và toàn bộ từ (h) đến (l), chỉ đối với diện tích sàn.
21. Chỉ có thể miễn trừ các yêu cầu của Tiêu chuẩn này nếu chúng được cho phép rõ ràng trong Tiêu chuẩn này, và chỉ trong các trường hợp đặc biệt mà các miễn trừ đó có thể được chứng minh một cách rõ ràng dựa trên các lý lẽ đủ mạnh và tuỳ thuộc vào việc bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho thuyền viên.
Hướng dẫn B3.1 - Khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí
Hướng dẫn B3.1.1 - Thiết kế và kết cấu
1. Các vách ngoài của các buồng ngủ và phòng ăn phải được bọc thích hợp. Tất cả các vách quây buồng máy và biên của nhà bếp và các không gian khác sinh ra nhiệt phải được bọc thích hợp nếu có khả năng gây ra các ảnh hưởng nhiệt trong khu vực sinh hoạt và các lối đi liền kề. Phải có các biện pháp bảo vệ tránh các ảnh hưởng nhiệt của hơi nước hoặc các đường ống phục vụ nước nóng, hoặc cả hai.
2. Các buồng ngủ, phòng ăn và phòng giải trí và lối đi trong khu vực sinh hoạt phải được bọc thích hợp chống ngưng tụ hơi nước hoặc quá nhiệt.
3. Các bề mặt vách và trần phải làm bằng vật liệu có bề mặt dễ dàng giữ sạch. Không sử dụng các dạng kết cấu có khả năng chứa côn trùng.
4. Các bề mặt vách và trần của các buồng ngủ, phòng ăn phải có khả năng giữ gìn sạch sẽ và được sơn phủ sáng màu với lớp ngoài cùng bền và không độc hại.
5. Cấu trúc và vật liệu của sàn boong tại tất cả các khu vực sinh hoạt của thuyền viên phải được phê duyệt và phải có bề mặt chống trượt, không thấm hút hơi ẩm và giữ gìn sạch sẽ một cách dễ dàng.
6. Nếu sàn làm bằng vật liệu tổng hợp, các mối ghép với các vách phải vát cạnh để tránh các khe hở.
Hướng dẫn B3.1.2 - Thông gió
1. Hệ thống thông gió cho các buồng ngủ và phòng ăn phải được kiểm soát để duy trì không khí theo điều kiện thỏa mãn và đảm bảo một lượng không khí đầy đủ được lưu thông trong tất cả các điều kiện thời tiết và khí hậu.
2. Các hệ thống điều hoà, dù là kiểu trung tâm hay đơn nguyên riêng lẻ, phải được thiết kế để:
(a) duy trì không khí với một nhiệt độ và độ ẩm tương đối thỏa mãn so với các điều kiện không khí bên ngoài, đảm bảo sự thay đổi không khí đầy đủ trong mọi không gian được điều hoà không khí, lưu ý đến các đặc điểm hoạt động đặc thù trên biển và không gây tiếng ồn hoặc hoặc rung động quá mức; và
(b) tạo điều kiện thuận lợi cho việc vệ sinh và khử trùng nhằm ngăn ngừa hoặc kiểm soát sự lây lan của bệnh tật.
3. Năng lượng cung cấp cho hoạt động của điều hoà không khí và các phương tiện thông gió khác, được yêu cầu bởi các mục trước trong Hướng dẫn này, phải luôn có sẵn khi thuyền viên sống hoặc làm việc trên tàu và khi các điều kiện yêu cầu như vậy. Tuy vậy, nguồn năng lượng này không cần được cung cấp từ nguồn sự cố.
Hướng dẫn B3.1.3 - Hệ thống sưởi
1. Hệ thống sưởi khu vực sinh hoạt của thuyền viên phải hoạt động tại mọi thời điểm khi thuyền viên sống và làm việc trên tàu, và khi ác điều kiện yêu cầu việc sử dụng hệ thống này.
2. Đối với tất cả các tàu được yêu cầu trang bị hệ thống sưởi, thì công chất sưởi sinh nhiệt có thể là nước nóng, khí nóng, điện, hơi nước hoặc tương đương. Tuy vậy, trong khu vực sinh hoạt, không được sử dụng hơi nước làm công chất truyền nhiệt. Hệ thống sưởi phải có khả năng duy trì nhiệt độ trong khu vực sinh hoạt của thuyền viên ở mức độ thỏa mãn theo các điều kiện bình thường của thời tiết và khí hậu thường gặp trong các hành trình tàu đã dự định. Cơ quan có thẩm quyền phải đưa ra các tiêu chuẩn trang bị.
3. Lò sưởi và các thiết bị sưởi khác phải được bố trí, nếu cần thiết, che chắn tránh các nguy cơ cháy hoặc nguy hiểm hoặc bất tiện cho người sử dụng.
Hướng dẫn B3.1.4 - Chiếu sáng
1. Trên tất cả các tàu, phải có đèn điện chiếu sáng tại khu vực sinh hoạt của thuyền viên. Nếu không có hai nguồn điện chiếu sáng độc lập, phải trang bị chiếu sáng bổ sung bằng các đèn được chế tạo thích hợp hoặc các thiết bị chiếu sáng sự cố.
2. Bố trí một đèn điện đọc sách tại đầu giường trong các buồng ngủ.
3. Cơ quan có thẩm quyền phải quy định các tiêu chuẩn phù hợp về ánh sáng nhân tạo và tự nhiên.
Hướng dẫn B3.1.5 - Buồng ngủ
1. Phải có đủ giường ngủ trên tàu, tạo thoải mái đến mức có thể được cho thuyền viên và bất kỳ người nào đi theo thuyền viên.
2. Nếu kích thước tàu, các hoạt động mà tàu dự định và cách bố trí của tàu làm cho điều này là thích hợp và được phép, các buồng ngủ của tàu phải được bố trí một buồng tắm cá nhân, bao gồm cả nhà vệ sinh, sao cho có thể cung cấp điều kiện tiện nghi cho người sử dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự ngăn nắp.
3. Đến mức thực tế có thể được, các buồng ngủ của thuyền viên phải được bố trí tách rời các khu vực trực ca và không có thuyền viên nào làm việc ban ngày chung một buồng với thuyền viên trực ca.
4. Đối với thuyền viên thực hiện nhiệm vụ của sỹ quan tập sự, mỗi buồng ngủ của họ có không quá hai người.
5. Cần xem xét để trang bị phương tiện nêu tại Tiêu chuẩn A3.1, mục 9(m), cho với sĩ quan máy hai hai, nếu có thể.
6. Các không gian chiếm chỗ của giường, tủ, ngăn kéo và ghế ngồi phải được tính vào diện tích sàn. Các không gian nhỏ, hoặc có hình dạng đặc biệt, không bổ sung một cách hữu hiệu cho không gian có sẵn cho việc di chuyển tự do, và không thể sử dụng để bố trí nội thất, phải được loại trừ.
7. Các giường không được bố trí nhiều hơn hai tầng; nếu đặt giường dọc theo mạn tàu thì chỉ được bố trí giường một tầng nếu có cửa lấy ánh sáng mạn ở phía trên giường.
8. Tầng dưới của loại giường hai tầng phải cách sàn không nhỏ hơn 30 cm; tầng trên nên bố trí trong khoảng giữa đáy của tầng dưới và mặt dưới xà boong.
9. Khung và thành, nếu có, của giường phải là vật liệu cứng, nhẵn được phê duyệt không dễ bị hao mòn và chứa côn trùng.
10. Nếu dùng các khung hình ống để chế tạo giường thì chúng phải được bịt kín hoàn toàn và không có các lỗ thủng cho côn trùng xâm nhập.
11. Mỗi giường phải có đệm có đế êm hoặc đệm êm kết hợp, gồm một đế lò xo đáy hoặc đệm lò xo. Đệm và vật liệu lót phải được làm bằng vật liệu được phê duyệt. Không được sử dụng nhồi vật liệu để côn trùng dễ dàng xâm nhập.
12. Khi giường được bố trí ở trên giường khác, phải có một tấm đáy chống bụi ở phía dưới đế đệm hoặc đế lò xo của giường tầng trên.
13. Đồ đạc trong phòng phải được làm bằng vật liệu nhẵn, cứng và không dễ cong vênh hoặc hao mòn.
14. Các buồng ngủ phải được trang bị rèm che hoặc dụng cụ tương đương tại các cửa sổ mạn tàu.
15. Buồng ngủ phải có một gương soi, tủ nhỏ để đựng đồ vệ sinh, một giá sách và một số lượng đủ các móc áo.
Hướng dẫn B3.1.6 - Phòng ăn
1. Phòng ăn có thể là loại tập thể hoặc riêng. Quyết định vấn đề này được đưa ra sau khi tham vấn các đại diện của chủ tàu và thuyền viên, và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Phải lưu ý đến các yếu tố như kích thước tàu và các nhu cầu văn hoá, tôn giáo, xã hội khác biệt của thuyền viên.
2. Nếu có phòng ăn riêng cho thuyền viên, thì phải có các phòng ăn riêng biệt cho:
(a) thuyền trưởng và các sĩ quan; và
(b) các sĩ quan tập sự và các thuyền viên khác.
3. Trên các tàu không phải tàu khách, diện tích sàn phòng ăn không nhỏ hơn 1,5 mét vuông cho mỗi người theo khả năng bố trí chỗ ngồi.
4. Trên tất cả các tàu, các phòng ăn phải có các bàn ăn và chỗ ngồi phù hợp, cố định hoặc di chuyển được, đủ phục vụ cho số lượng thuyền viên lớn nhất có thể cùng sử dụng nhà ăn một lúc.
5. Phải luôn có sẵn trên tàu khi thuyền viên ở trên tàu:
(a) một tủ lạnh, đặt tại vị trí thuận tiện và có dung tích đủ cho số người sử dụng phòng ăn hoặc các phòng ăn;
(b) các phương tiện phục vụ đồ uống nóng; và
(c) các phương tiện phục vụ nước mát.
6. Nếu phòng chia thức ăn của tàu không thể đi sang phòng ăn, thì phải trang bị tủ thích hợp để đựng các dụng cụ ăn uống và phải có phương tiện thích hợp để rửa các dụng cụ ăn uống.
7. Mặt trên của bàn ăn và ghế ngồi phải là vật liệu chịu được ẩm ướt.
Hướng dẫn B3.1.7 - Khu vực vệ sinh
1. Chậu rửa mặt và bồn tắm phải có kích thước phù hợp và được làm bằng vật liệu phê duyệt có bề mặt cứng khó nứt, bong và mòn.
2. Tất cả các bệ xí phải theo mẫu được duyệt và được trang bị phương tiện xả nước hoặc phương tiện xả phù hợp khác, như xả khí; các phương tiện xả này phải luôn sẵn sàng và được điều khiển một cách độc lập.
3. Khu vực vệ sinh dành cho từ hai người trở lên phải đáp ứng các yêu cầu sau:
(a) sàn là vật liệu bền được phê duyệt, không thấm nước, và được thoát nước tốt;
(b) các vách phải được làm bằng thép hoặc vật liệu được duyệt khác và phải kín nước đến chiều cao tối thiểu là 23 cm tính từ mặt boong;
(c) khu vực vệ sinh phải được chiếu sáng, thông gió và sưởi ẩm thích đáng;
(d) nhà vệ sinh phải được bố trí thuận tiện, nhưng biệt lập, với các buồng ngủ và các buồng rửa, không có lối vào trực tiếp từ buồng ngủ, hoặc từ lối đi giữa buồng ngủ và nhà vệ sinh, mà để tới đó, không có lối đi khác; yêu cầu này không áp dụng đối với nhà vệ sinh bố trí giữa hai buồng ngủ có tổng số người không nhiều hơn bốn; và
(e) nếu có từ hai bệ xí trở lên bố trí trong một buồng, thì chúng phải được che chắn thích hợp để đảm bảo sự riêng tư.
4. Các phương tiện giặt trang bị cho thuyền viên gồm có:
(a) các máy giặt;
(b) các máy sấy hoặc các buồng được thông gió và sấy nóng thích hợp; và
(c) các bàn là và cầu là hoặc bố trí tương đương.
Hướng dẫn B3.1.8 - Khu vực bệnh viện
1. Khu vực bệnh viện phải được thiết kế tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội chẩn và chăm sóc y tế, và trợ giúp ngăn ngừa lan truyền bệnh truyền nhiễm.
2. Bố trí lối vào, giường nằm, chiếu sáng, thông gió, sưởi và cung cấp nước phải được thiết kế đảm bảo sự thoải mái và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị người bệnh.
3. Cơ quan có thẩm quyền quy định số lượng giường bệnh.
4. Phải có khu vực vệ sinh riêng cho người bệnh tại khu vực bệnh viện, khu vực vệ sinh này có thể là một phần của, hoặc ở gần, khu vực bệnh viện. Khu vực vệ sinh này phải bao gồm có ít nhất một bệ xí, một chậu rửa và một bồn tắm hoặc nơi tắm có vòi hoa sen.
Hướng dẫn B3.1.9 - Các phương tiện khác
1. Nếu có khu vực riêng phục vụ cho việc thay quần áo của bộ phận máy, thì khu vực này phải:
(a) bố trí ngoài buồng máy nhưng dễ dàng đến được; và
(b) có các tủ quần áo cá nhân cùng với bồn tắm, hoặc nơi tắm có vòi hoa sen, hoặc cả hai và các chậu rửa có vòi nước nóng lạnh.
Hướng dẫn B3.1.10 - Giường ngủ, dụng cụ ăn uống và các trang bị khác
1. Mỗi Thành viên phải xem xét áp dụng các nguyên tắc sau:
(a) chủ tàu phải cung cấp bộ đồ giường sạch sẽ và các dụng cụ ăn uống cho mọi thuyền viên sử dụng khi làm việc trên tàu, các thuyền viên đó phải có trách nhiệm hoàn trả khi thuyền trưởng yêu cầu và khi hoàn thành công việc trên tàu;
(b) bộ đồ giường phải có chất lượng tốt, và chén, đĩa và các dụng cụ ăn uống khác phải là vật liệu được phê duyệt dễ dàng làm sạch được; và
(c) chủ tàu phải cung cấp khăn tắm, xà phòng và giấy vệ sinh cho thuyền viên.
Hướng dẫn B3.1.11 - Các phương tiện giải trí, bưu phẩm và bố trí tham quan tàu
1. Phải xem xét các phương tiện và dịch vụ giải trí thường xuyên để đảm bảo rằng chúng phù hợp với các thay đổi và nhu cầu của thuyền viên do sự phát triển công nghệ, hoạt động và phát triển khác của ngành công nghiệp hàng hải.
2. Cung trang bị cho phương tiện giải trí tối thiểu gồm một tủ sách và các dụng cụ đọc, viết và, nếu có thể, các trò chơi.
3. Trong việc lập kế hoạch trang bị phương tiện giải trí, cơ quan có thẩm quyền nên cân nhắc cả việc bố trí căng tin..
4. Cũng lưu ý đến việc trang bị các phương tiện sau đây mà thuyền viên không phải trả phí sử dụng, nếu có thể:
(a) một phòng hút thuốc;
(b) phương tiện xem vô tuyến truyền hình và nghe đài phát thanh;
(c) phương tiện chiếu phim, số lượng phim dự trữ đủ trong thời gian hành trình và, nếu cần thiết, thay đổi trong các khoảng thời gian phù hợp;
(d) Trang bị thể thao gồm các thiết bị luyện tập, các trò chơi trên bảng và trò chơi trên bà n tàu;
(e) nếu có thể, phương tiện dành cho bơi lội;
(f) một thư viện có sách giáo dục và các loại sách khác, số sách dự trữ đủ trong thời gian hành trình và, nếu cần, thay đổi trong các khoảng thời gian phù hợp;
(g) các phương tiện dành cho các công việc thủ công mang tính giải trí;
(h) các thiết bị điện tử như đài, vô tuyến truyền hình, đầu video, đầu DVD/CD, máy tính cá nhân và phần mềm, và các máy cát xét;
(i) nếu phù hợp, có thể bố trí quầy bar trên tàu cho thuyền viên nêu không vi phạm tập quán quốc gia, tôn giáo hoặc xã hội; và
(j) việc tiếp cận thích hợp đối với việc trao đổi thông tin bằng điện thoại tàu - bờ, thư tín và các thiết bị in tơ nét, nếu có thể, với chi phí hợp lý cho việc sử dụng các dịch vụ này.
5. Cố gắng đảm bảo thư tín của thuyền viên được gửi đi kịp thời và tin cậy. Phải xem xét tránh cho thuyền viên phải trả thêm bưu phí khi thư tín phải gửi lại bởi các trường hợp ngoài kiểm soát của họ.
6. Phải xem xét đến các biện pháp đảm bảo, phụ thuộc vào văn bản luật hoặc quy định bất kỳ của quốc gia hoặc quốc tế, bất cứ khi nào có thể và thích hợp, thuyền viên được phép để vợ/ chồng, họ hàng, bạn bè xuống thăm khi tàu trong cảng. Các biện pháp đó phải đáp ứng thỏa mãn mọi yêu cầu liên quan đến thủ tục an ninh.
7. Xem xét các khả năng cho phép thuyền viên được đưa vợ/ chồng đi theo các chuyến đi không thường xuyên nếu điều đó là khả thi và hợp lý. Những người đi theo thuyền viên phải được bảo hiểm tai nạn và ốm đau đầy đủ; các chủ tàu phải hỗ trợ thuyền viên để thực hiện việc bảo hiểm đó.
Hướng dẫn B3.1.12 - Ngăn ngừa tiếng ồn và rung động
1. Khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí, phục vụ ăn uống phải được bố trí càng cách xa càng tốt các động cơ, buồng máy lái, tời boong, thiết bị thông gió, sưởi, điều hoà, và các bộ phận và máy móc gây ồn khác.
2. Các vật liệu cách âm và hút âm thích hợp khác nên được sử dụng để chế tạo và trang trí vách, trần và boong trong các khu vực tạo ra âm thanh cũng như các cửa cách ly tiếng ồn tự đóng cho các buồng máy.
3. Buồng máy và các khu vực máy móc khác phải có, nếu có thể được, buồng điều khiển trung tâm cách âm dành cho những người làm việc trong buồng máy. Các khu vực làm việc, như xưởng cơ khí, phải được cách ly, đến mức thực tế có thể thực hiện được, tiếng ồn chung của buồng máy, và phải có các biện pháp giảm tiếng ồn trong khi máy hoạt động.
4. Các giới hạn độ ồn của các không gian sống và làm việc phải phù hợp với các hướng dẫn quốc tế của ILO về các mức xuất lộ cho phép, gồm cả các vấn đề được nêu trong bộ luật thực hành có tựa đề Các yếu tố môi trường tại nơi làm việc, 2001, và, nếu có thể, công tác bảo vệ đặc biệt được Tổ chức hàng hải quốc tế khuyến nghị, và các văn kiện sửa đổi, bổ sung tiếp theo về các mức độ ồn cho phép trên tàu. Trên tàu phải luôn có một bản sao các văn kiện hiện hành bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ làm việc trên tàu và thuyền viên có thể dễ tiếp cận.
5. Các khu vực sinh hoạt hoặc phương tiện giải trí hoặc phục vụ ăn uống không chịu tác động của sự rung động quá mức.
Quy định 3.2 - Lương thực, thực phẩm và việc cung cấp lương thực, thực phẩm
Mục đích: Đảm bảo thuyền viên được cung cấp lương thực, thực phẩm và nước uống có chất lượng tốt trong các điều kiện hợp vệ sinh quy định
1. Mỗi Thành viên phải đảm bảo các tàu mang cờ quốc tịch của mình mang theo và phục vụ lương thực, thực phẩm và nước uống với chất lượng, giá trị dinh dưỡng và chất lượng phù hợp với các nhu cầu của tàu, và lưu ý đến nền tảng tôn giáo và văn hoá khác nhau.
2. Thuyền viên trên tàu được cung cấp lương thực, thực phẩm miễn phí trong thời gian làm việc.
3. Thuyền viên được tuyển dụng để làm đầu bếp trên tàu với trách nhiệm chuẩn bị đồ ăn phải được đào tạo và có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Tiêu chuẩn A3.2 - Lương thực, thực phẩm và việc cung cấp lương thực, thực phẩm
1. Mỗi Thành viên phải thông qua các văn bản pháp luật và quy định hoặc các biện pháp khác để quy định các tiêu chuẩn tối thiểu về số lượng và chất lượng của lương thực, thực phẩm và nước uống, và các tiêu chuẩn cung cấp lương thực, thực phẩm đối với các bữa ăn của thuyền viên trên tàu mang cờ quốc tịch của mình, và phải thực hiện các hoạt động giáo dục để nâng cao nhận thức và thực hiện các tiêu chuẩn nêu tại mục này.
2. Mỗi Thành viên phải đảm bảo các tàu mang cờ của quốc tịch của mình thỏa mãn các tiêu chuẩn tối thiểu sau đây:
(a) việc cung cấp lương thực, thực phẩm và nước uống, lưu ý đến số lượng thuyền viên trên tàu, các yêu cầu về tôn giáo và thực tiễn văn hoá của họ liên quan đến lương thực, thực phẩm, thời gian và đặc điểm của chuyến đi, phải phù hợp về số lượng, giá trị dinh dưỡng, chất lượng và sự đa dạng phong phú về chủng loại;
(b) tổ chức và các thiết bị của bộ phận cung cấp lương thực, thực phẩm phải cho phép cung cấp cho thuyền viên các bữa ăn đầy đủ, phong phú và đảm bảo dinh dưỡng được chuẩn bị và phục vụ trong điều kiện vệ sinh; và
(c) các nhân viên cung cấp lương thực, thực phẩm phải được đào tạo hoặc chỉ dẫn phù hợp về công việc của họ.
3. Chủ tàu phải bảo đảm thuyền viên được tuyển dụng vào vị trí cấp dưỡng được đào tạo, chứng nhận và đủ khả năng thực hiện công việc, phù hợp với các yêu cầu được nêu trong văn bản pháp luật và quy định của Thành viên liên quan.
4. Các yêu cầu nêu tại mục 3 của Tiêu chuẩn này phải bao gồm việc hoàn thành một khoá đào tạo được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hoặc công nhận về nghề nấu ăn, vệ sinh lương thực, thực phẩm và vệ sinh cá nhân, dự trữ lương thực, thực phẩm, kiểm soát kho lương thực, thực phẩm, và bảo vệ môi trường, an toàn và sức khoẻ trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm.
5. Trên tàu hoạt động với định biên dưới mười người, do quy mô của thuyền bộ và đặc tính thương mại, cơ quan có thẩm quyền có thể không yêu cầu một cấp dưỡng có đầy đủ chứng nhận, nhưng bất cứ người nào thực hiện việc chế biến thức ăn trong nhà bếp phải được đào tạo hoặc chỉ dẫn về lĩnh vực này, bao gồm vệ sinh lương thực, thực phẩm và vệ sinh cá nhân, cũng như việc bảo quản và dự trữ lương thực, thực phẩm trên tàu.
6. Trong các trường hợp đặc biệt cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có thể cấp một giấy miễn giảm cho phép một cấp dưỡng không được chứng nhận đầy đủ phục vụ trên một tàu cụ thể trong một thời gian giới hạn quy định, cho đến khi tàu ghé vào cảng thuận tiện tiếp theo hoặc trong khoảng thời gian không quá một tháng, với điều kiện người được cấp giấy miễn giảm đã được đào tạo hoặc chỉ dẫn về lĩnh vực này, bao gồm vệ sinh lương thực, thực phẩm và vệ sinh cá nhân, cũng như việc bảo quản và dự trữ lương thực, thực phẩm trên tàu.
7. Phù hợp với các quy trình tại Đề mục 5, cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu việc kiểm tra được lập thành hồ sơ thường xuyên được thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy quyền thực hiện đối với:
(a) việc cung cấp lương thực, thực phẩm và nước uống;
(b) tất cả các khu vực và thiết bị được sử dụng để bảo quản và dự trữ lương thực, thực phẩm và nước uống; và
(c) nhà bếp và các thiết bị khác để chuẩn bị và phục vụ các bữa ăn.
8. Không được tuyển dụng thuyền viên dưới 18 tuổi làm cấp dưỡng trên tàu.
Hướng dẫn B.3.2 - Lương thực, thực phẩm và việc cung cấp thực phẩm trên tàu
Hướng dẫn B3.2.1 - Kiểm tra, giáo dục, nghiên cứu và công bố
1. Cơ quan có thẩm quyền phải, phối hợp với các tổ chức và các cơ quan liên quan khác, tổng hợp thông tin mới nhất về dinh dưỡng và các phương pháp mua, dự trữ, bảo quản, nấu và phục vụ lương thực, thực phẩm, với sự quan tâm đặc biệt đến các yêu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm trên tàu. Thông tin này phải sẵn có, miễn phí hoặc có giá chấp nhận được, cho các nhà sản xuất và kinh doanh cung cấp lương thực, thực phẩm và trang thiết bị cho tàu, các thuyền trưởng, phục vụ viên và cấp dưỡng, và cho các tổ chức liên quan của chủ tàu và thuyền viên. Các mẫu công bố thích hợp, như các sổ tay, cẩm nang, áp phích, biểu đồ, hoặc quảng cáo trong các tập san thương mại, phải được sử dụng cho mục đích này.
2. Cơ quan có thẩm quyền phải đưa ra các khuyến nghị tránh lãng phí lương thực, thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì một tiêu chuẩn vệ sinh phù hợp, và đảm bảo sự thuận lợi thực tế tối đa trong cách thức bố trí làm việc.
3. Cơ quan có thẩm quyền phải làm việc với các cơ quan và tổ chức liên quan trong việc xây dựng tài liệu giáo dục và thông tin trên tàu liên quan đến các biện pháp đảm bảo việc cung cấp lương thực, thực phẩm thích hợp và các dịch vụ cung cấp lương thực, thực phẩm.
4. Cơ quan có thẩm quyền phải làm việc với sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức liên quan của chủ tàu và thuyền viên và các cơ quan chuyên môn của địa phương hoặc quốc gia để giải quyết các vấn đề về lương thực, thực phẩm và sứa khỏe, và có thể sử dụng dịch vụ của các cơ quan có chuyên môn đó nếu cần thiết.
Hướng dẫn B3.2.2 - Cấp dưỡng
1. Thuyền viên chỉ được chứng nhận là cấp dưỡng trên tàu nếu:
(a) đã phục vụ trên biển trong một thời gian tối thiểu được cơ quan có thẩm quyền quy định, thời gian này có thể được thay đổi khi xét đến năng lực hoặc kinh nghiệm thích hợp hiện có.
(b) đã hoàn thành một kỳ kiểm tra theo quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc đã hoàn thành một kỳ kiểm tra tương đương tại một khoá đào tạo cấp dưỡng được chứng nhận.
2. Kỳ kiểm tra theo quy định có thể được thực hiện và giấy chứng nhận được cấp hoặc trực tiếp từ cơ quan cơ thẩm quyền hoặc, dưới sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền, bởi trường đào tạo cấp dưỡng được công nhận.
3. Cơ quan có thẩm quyền phải công nhận, nếu phù hợp, các giấy chứng nhận chuyên môn của cấp dưỡng trên tàu được cấp bởi Thành viên khác đã phê chuẩn Công ước này hoặc Công ước về cấp giấy chứng nhận cho cấp dưỡng trên tàu, 1946 (Số 69), hoặc cơ quan được được công nhận khác.
Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục III và Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thủ tục cấp, phê duyệt, thu hồi Bản công bố phù hợp lao động hàng hải và Giấy chứng nhận Lao động hàng hải
...
2. Bổ sung vào Phụ lục V các số thứ tự 15 và 16 sau số thứ tự 14 như sau:
“15. An ninh tài chính để hồi hương thuyền viên (Quy định 2.5) □
Financial security for repatriation (Regulation 2.5)
Các biện pháp được Chủ tàu thực hiện:
Measures taken by the Shipowner:
.........................................................................................................................................
Tham khảo:
Reference:
..........................................................................................................................................
16. An ninh tài chính liên quan đến trách nhiệm của Chủ tàu (Quy định 4.2) □
Financial security relating to Shipowners’ liability (Regulation 4.2)
Các biện pháp được Chủ tàu thực hiện:
Measures taken by the Shipowner:
...........................................................................................................................................
Tham khảo:
Reference:
...........................................................................................................................................
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo không có người chưa đến tuổi lao động làm việc trên tàu
1. Người chưa đủ tuổi lao động tối thiểu không được thuê hoặc tuyển dụng hoặc làm việc trên tàu.
2. Tuổi lao động tối thiểu tại thời điểm Công ước này có hiệu lực là 16 tuổi.
3. Tuổi lao động tối thiểu cao hơn được yêu cầu trong các trường hợp nêu tại Bộ luật.
Tiêu chuẩn A1.1 - Tuổi lao động tối thiểu
1. Nghiêm cấm thuê mướn, tuyển dụng hoặc làm việc trên tàu đối với mọi người dưới 16 tuổi.
2. Nghiêm cấm thuyền viên dưới 18 tuổi làm việc ban đêm. Trong Tiêu chuẩn này, “đêm” được định nghĩa phù hợp với thực tế và pháp luật quốc gia. Đêm là giai đoạn ít nhất 9 tiếng bắt đầu không muộn hơn nửa đêm và kết thúc không sớm hơn 5 giờ sáng.
3. Trường hợp ngoại lệ đối với việc tuân thủ nghiêm ngặt với sự hạn chế làm việc ban đêm có thể được cơ quan có thẩm quyền đưa ra nếu:
(a) việc đào tạo hiệu quả các thuyền viên liên quan, theo các chương trình và kế hoạch đã đề ra, bị ảnh hưởng xấu; hoặc
(b) bản chất cụ thể của nhiệm vụ hoặc chương trình đào tạo được công nhận đòi hỏi các thuyền viên thuộc phạm vi ngoại lệ phải thực hiện nhiệm vụ vào ban đêm và cơ quan có thẩm quyền xác định, sau khi tham vấn với các tổ chức liên quan của thuyền viên và chủ tàu, là việc này không gây tổn hại cho sức khoẻ và thể chất của thuyền viên.
4. Nghiêm cấm thuê mướn, tuyển dụng hoặc làm việc đối với thuyền viên dưới 18 tuổi nếu công việc có thể nguy hiểm đến sức khoẻ hoặc an toàn của họ. Các loại công việc đó được xác định theo các văn bản pháp luật hoặc các quy định quốc gia hoặc bởi cơ quan có thẩm quyền, sau khi tham vấn với các tổ chức liên quan của chủ tàu và thuyền viên, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan.
Hướng dẫn B1.1 - Tuổi lao động tối thiểu
1. Khi đưa ra quy định về các điều kiện sống và làm việc, các Quốc gia thành viên phải đưa ra các lưu ý đặc biệt về nhu cầu đối với người lao động trẻ dưới 18 tuổi.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo mọi thuyền viên có sức khoẻ phù hợp với các công việc của họ trên biển
1. Thuyền viên không được làm việc trên tàu trừ khi được chứng nhận có sức khoẻ phù hợp để thực hiện nhiệm vụ của họ.
2. Các ngoại lệ chỉ được phép như quy định trong Bộ luật.
Tiêu chuẩn A1.2 - Giấy chứng nhận y tế
1. Cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu, trước khi bắt đầu làm việc trên tàu, thuyền viên phải có một giấy chứng nhận y tế có hiệu lực chứng thực rằng họ có sức khoẻ phù hợp để thực hiện nhiệm vụ mà họ phải tiến hành trên biển.
2. Để đảm bảo các giấy chứng nhận y tế phản ánh xác thực trạng thái sức khoẻ của thuyền viên, thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công, cơ quan có thẩm quyền phải, sau khi tham vấn với các tổ chức liên quan của các chủ tàu và thuyền viên, và có sự xem xét thoả đáng đối với các hướng dẫn quốc tế có thể áp dụng được nêu tại Phần B của Bộ luật này, quy định bản chất của việc kiểm tra và giấy chứng nhận y tế.
3. Tiêu chuẩn này không gây tổn hại cho Công ước quốc tế về các tiêu chuẩn đào tạo, cấp giấy chứng nhận và trực ca đối với thuyền viên, 1978, đã được sửa đổi (“STCW”). Một giấy chứng nhận y tế được cấp phù hợp với các yêu cầu của STCW phải được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận, theo Quy định 1.2. Một giấy chứng nhận y tế đáp ứng cơ bản các yêu cầu đó, trong trường hợp thuyền viên không phải là đối tượng của STCW, phải được chấp nhận tương tự.
4. Giấy chứng nhận y tế phải được cấp bởi một cơ sở y tế có trình độ chuyên môn phù hợp hoặc, trong trường hợp một giấy chứng nhận chỉ liên quan đến thị lực, bởi một người được cơ quan có thẩm quyền công nhận là có đủ năng lực để cấp giấy chứng nhận như vậy. Các cơ sở y tế phải có sự độc lập mang tính chuyên nghiệp đầy đủ trong việc thực hiện sự đánh giá y tế của mình khi tiến hành các quy trình kiểm tra sức khoẻ.
5. Thuyền viên bị từ chối cấp giấy chứng nhận y tế hoặc hạn chế khả năng làm việc, đặc biệt liên quan đến thời gian, lĩnh vực làm việc hoặc vùng hoạt động của tàu, phải được tạo cơ hội để được kiểm tra tiếp theo bởi cơ sở y tế độc lập khác hoặc một trọng tài y tế độc lập.
6. Mỗi giấy chứng nhận y tế phải công bố cụ thể:
(a) thính giác và thị giác của thuyền viên liên quan, và khả năng phân biệt màu sắc trong trường hợp thuyền viên được dùng trong công việc mà sự phù hợp đối với công việc cần thực hiện có thể bị ảnh hưởng bởi sự phân biệt màu sắc không hoàn chỉnh, là hoàn toàn thỏa mãn; và
(b) thuyền viên liên quan không phải chịu bất kỳ điều kiện y tế nào có khả năng trở lên trầm trọng hơn do làm việc trên biển hoặc làm cho thuyền viên đó không có đủ sức khoẻ cho công việc như vậy hoặc gây nguy hiểm đến sức khoẻ của người khác trên tàu.
7. Trừ khi một thời hạn ngắn được yêu cầu bởi lý do của nhiệm vụ cụ thể được thực hiện bởi thuyền viên liên quan hoặc được yêu cầu theo STCW:
(a) giấy chứng nhận y tế có hiệu lực trong thời gian dài nhất là hai năm; đối với thuyền viên dưới 18 tuổi, thời gian này là một năm;
(b) giấy chứng nhận về khả năng phân biệt màu sắc có hiệu lực trong thời gian dài nhất là sáu năm.
8. Trong các trường hợp khẩn cấp, cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép một thuyền viên làm việc mà không có giấy chứng nhận y tế hợp lệ cho đến khi tàu ghé vào cảng tiếp theo, mà ở đó thuyền viên có thể nhận được giấy chứng nhận y tế của một cơ sở y tế có đủ năng lực, với điều kiện:
(a) thời gian cho phép đó không quá ba tháng; và
(b) thuyền viên đó sở hữu giấy chứng nhận y tế mới hết hạn.
9. Nếu giấy chứng nhận y tế hết hạn khi tàu đang hành trình, giấy chứng nhận tiếp tục có hiệu lực đến khi tàu ghé vào cảng tiếp theo, mà ở đó thuyền viên có thể nhận được giấy chứng nhận y tế của một cơ sở y tế có đủ năng lực, với điều kiện thời hạn đó không quá ba tháng.
10. Các giấy chứng nhận y tế của các thuyền viên làm việc trên tàu thường xuyên chạy tuyến quốc tế ít nhất phải bằng tiếng Anh.
Hướng dẫn B1.2 - Giấy chứng nhận y tế
Hướng dẫn B1.2.1 - Các hướng dẫn quốc tế
1. Cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế, người kiểm tra sức khoẻ, chủ tàu, đại diện thuyền viên và những người khác liên quan đến việc thực hiện kiểm tra sức khoẻ của ứng viên thuyền viên và các thuyền viên phục vụ phải tuân theo ILO/WHO Hướng dẫn kiểm tra sức khoẻ trước khi đi biển và định kỳ cho thuyền viên, bao gồm các phiên bản bất kỳ tiếp theo, và mọi hướng dẫn quốc tế có thể áp dụng được Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức Hàng hải quốc tế hoặc Tổ chức Y tế thế giới ban hành.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo thuyền viên được đào tạo hoặc có chuyên môn thực hiện nhiệm vụ trên tàu
1. Thuyền viên không được làm việc trên tàu trừ khi được đào tạo hoặc chứng nhận có khả năng hoặc có chứng nhận chuyên môn khác thực hiện nhiệm vụ của họ.
2. Thuyền viên không được phép làm việc trên tàu trừ khi đã được đào tạo đầy đủ về an toàn cá nhân trên tàu.
3. Đào tạo và cấp giấy chứng nhận phù hợp với các văn kiện bắt buộc được Tổ chức Hàng hải quốc tế thông qua phải được xem là thỏa mãn các yêu cầu của mục 1 và 2 của Quy định này.
4. Bất cứ Thành viên nào, tại thời điểm phê chuẩn Công ước, đã áp dụng Công ước về chứng nhận khả năng của thuyền viên, 1946 (Số 74), phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo phạm vi Công ước đó trừ khi và cho đến khi các điều khoản bắt buộc điều chỉnh các vấn đề lệ thuộc đã được Tổ chức Hàng hải quốc tế thông qua và có hiệu lực, hoặc qua năm năm tính từ ngày Công ước này có hiệu lực phù hợp với mục 3 Điều VIII, lấy ngày nào đến sớm hơn.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo thuyền viên có được thỏa thuận lao động công bằng
1. Các điều kiện và điều khoản tuyển dụng phải được đưa vào hoặc tham chiếu đến một thỏa thuận có hiệu lực pháp lý được lập thành văn bản rõ ràng và phải phù hợp với các tiêu chuẩn nêu trong Bộ luật.
2. Các thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên phải được thuyền viên đồng ý theo các điều kiện đảm bảo thuyền viên có một cơ hội xem xét và tìm kiếm sự tham vấn về các điều kiện và các điều khoản trong thỏa thuận và tự nguyện chấp nhận trước khi ký kết.
3. Tới mức phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc gia của Thành viên, các thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên phải được hiểu là bao gồm bất kỳ thoả ước tập thể có thể áp dụng nào.
Tiêu chuẩn A2.1 - Thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên
1. Mỗi Thành viên phải thông qua các văn bản pháp luật hoặc các quy định yêu cầu tàu mang cờ của họ phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:
(a) thuyền viên làm việc trên tàu mang cờ quốc gia của mình phải có một thỏa thuận tuyển dụng được ký kết bởi cả thuyền viên và chủ tàu hoặc một đại diện của chủ tàu (hoặc, nếu họ không phải là người được tuyển dụng thì phải có bằng chứng khế ước hoặc thỏa thuận tương tự) cung cấp cho họ các điều kiện sống và làm việc phù hợp trên tàu theo quy định của Công ước này;
(b) thuyền viên ký kết một thỏa thuận tuyển dụng phải có một cơ hội kiểm tra và tìm kiếm sự tham vấn về thỏa thuận trước khi ký, cũng như các cách thức khác nếu cần thiết để đảm bảo rằng họ tham gia thỏa thuận một cách tự do với nhận thức đầy đủ về các quyền lợi và trách nhiệm của họ;
(c) mỗi chủ tàu và thuyền viên liên quan phải giữ một bản thỏa thuận tuyển dụng gốc đã ký;
(d) phải có các biện pháp đảm bảo rằng các thông tin rõ ràng về các điều kiện tuyển dụng của thuyền viên trên tàu có thể nhận được dễ dàng từ các thuyền viên, kể cả Thuyền trưởng; và các thông tin đó, gồm một bản sao thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên, cũng có thể được các quan chức của cơ quan có thẩm quyền, gồm cả các cơ quan có thẩm quyền tại các cảng mà tàu ghé vào, tiếp cận và xem xét; và
(e) thuyền viên phải nhận được tài liệu bao gồm hồ sơ về quá trình tuyển dụng của họ trên tàu.
2. Nếu một thoả ước tập thể là một phần hoặc toàn bộ một thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên, thì phải giữ bản sao thỏa thuận đó trên tàu. Nếu ngôn ngữ của thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên hoặc thoả ước tập thể không phải bằng tiếng Anh thì phải dùng tiếng Anh cho các tài liệu sau đây (trừ tàu chạy tuyến nội địa):
(a) một bản sao một mẫu thỏa thuận tiêu chuẩn; và
(b) các phần của thoả ước tập thể chịu sự kiểm tra của quốc gia có cảng theo Quy định 5.2.
3. Tài liệu nêu tại mục 1(e) của Tiêu chuẩn này không báo gồm bất kỳ thông báo nào về chất lượng công việc của thuyền viên hoặc tiền lương của họ. Mẫu tài liệu này, các chi tiết phải ghi chép vào hồ sơ và cách ghi các chi tiết đó phải được luật quốc gia quy định.
4. Mỗi Thành viên phải thông qua các văn bản pháp luật và các quy định chỉ rõ các vấn đề được bao gồm trong tất cả các thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên được điều chỉnh bởi luật quốc gia của Thành viên đó. Các thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên trong mọi trường hợp phải bao gồm các chi tiết sau đây:
(a) tên đầy đủ, ngày sinh hoặc tuổi, và nơi sinh của thuyền viên;
(b) tên và địa chỉ chủ tàu;
(c) địa điểm và ngày thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên có hiệu lực;
(d) năng lực mà theo đó thuyền viên được tuyển dụng;
(e) mức lương của thuyền viên, nếu phù hợp, cách tính lương;
(f) tiền thanh toán nghỉ phép hàng năm hoặc, nếu phù hợp, cách tính tiền thanh toán này;
(g) kết thúc thỏa thuận và các điều kiện kèm theo, bao gồm:
(i) nếu thỏa thuận không có thời hạn xác định, các điều kiện cho phép một trong hai bên kết thúc hợp đồng, cùng với thời hạn thông báo được yêu cầu; thời hạn thông báo được yêu cầu của chủ tàu không được ngắn hơn của thuyền viên;
(ii) nếu thỏa thuận có một thời hạn xác định, lấy hạn đó; và
(iii) nếu là thỏa thuận cho một chuyến đi biển, ghi rõ cảng đến và thời gian hết hạn sau khi tàu đến cảng, trước khi thuyền viên kết thúc sự ràng buộc của thỏa thuận;
(h) chủ tàu phải cung cấp cho thuyền viên trợ cấp bảo vệ sức khoẻ và an sinh xã hội;
(i) quyền hồi hương của thuyền viên;
(j) tham chiếu đến thoả ước tập thể, nếu phù hợp; và
(k) mọi chi tiết khác mà luật quốc gia có thể yêu cầu.
5. Mỗi Thành viên phải thông qua các văn bản pháp luật hoặc các quy định chỉ rõ khoảng thời gian thông báo tối thiểu được chủ tàu hoặc thuyền viên đưa ra khi kết thúc sớm một thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên. Thời gian tối thiểu đó được xác định sau khi tham vấn với các tổ chức của thuyền viên và chủ tàu liên quan, nhưng không ít hơn bảy ngày.
6. Một khoảng thời gian thông báo ít hơn tối thiểu có thể được đưa ra trong các trường hợp được công nhận theo pháp luật hoặc các quy định quốc gia hoặc các thoả ước tập thể có thể áp dụng, nếu chứng minh được tính phù hợp của sự kết thúc thỏa thuận tuyển dụng với thời gian thông báo ngắn hơn hoặc không có thông báo. Khi quyết định các trường hợp này, mỗi Thành viên phải đảm bảo rằng nhu cầu của thuyền viên để kết thúc, mà không bị phạt, thỏa thuận tuyển dụng với thời gian thông báo ngắn hơn hoặc không có thông báo vì sự cảm thông hoặc các lý do khẩn cấp khác được xem xét.
Hướng dẫn B2.1 - Thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên
Hướng dẫn B2.2.1 - Hồ sơ tuyển dụng
1. Để xác định các chi tiết phải ghi vào hồ sơ tuyển dụng được nêu tại Tiêu chuẩn A2.1, mục 1(e), mỗi Thành viên phải đảm bảo rằng hồ sơ này có đủ thông tin, với một bản dịch tiếng Anh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được các công việc tiếp theo hoặc thỏa mãn các yêu cầu phục vụ trên biển nhằm mục đích nâng cấp hoặc thăng tiến. Sổ kết thúc quá trình làm việc của thuyền viên có thể thỏa mãn các yêu cầu mục 1(e) của Tiêu chuẩn.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo thuyền viên có quyền tiếp cận một hệ thống tuyển dụng và cung ứng thuyền viên được quản lý chặt chẽ
1. Mọi thuyền viên có quyền tiếp cận hệ thống có trách nhiệm, đầy đủ và hiệu quả để tìm ra công việc trên tàu mà không mất chi phí của thuyền viên.
2. Các cơ sở tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hoạt động trong lãnh thổ của Thành viên phải tuân theo các tiêu chuẩn nêu trong Bộ luật.
3. Mỗi Thành viên phải yêu cầu, đối với các thuyền viên làm việc trên tàu mang cờ của họ, là các chủ tàu sử dụng các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên thiết lập tại các nước hoặc các lãnh thổ không áp dụng Công ước, phải đảm bảo các dịch vụ đó tuân thủ các yêu cầu nêu trong Bộ luật.
Tiêu chuẩn A1.4 - Tuyển dụng và cung ứng
1. Mỗi Thành viên sử dụng dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên công cộng phải đảm bảo dịch vụ hoạt động đúng đắn, bảo vệ và khuyến khích các quyền được tuyển dụng của thuyền viên như đề ra trong Công ước này.
2. Nếu một Thành viên có các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên tư nhân hoạt động trong lãnh thổ của mình với mục đích chính là tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hoặc tuyển dụng và cung ứng một số lượng đáng kể thuyền viên, thì các dịch vụ này chỉ được hoạt động theo một hệ thống được chuẩn hoá về cấp phép hoặc chứng nhận hoặc hình thức quản lý khác. Hệ thống này phải được thiết lập, sửa đổi hoặc thay đổi chỉ sau khi thảo luận với các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan. Trong trường hợp nghi ngờ Công ước này có áp dụng với một dịch vụ tuyển dụng và cung ứng tư nhân hay không, cơ quan có thẩm quyền của từng Thành viên phải đưa ra quyết định sau khi tham vấn với các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan. Không khuyến khích sự phát triển quá mức các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên tư nhân.
3. Các điều khoản của mục 2 Tiêu chuẩn này cũng áp dụng - đến phạm vi được cơ quan có thẩm quyền quyết định, có sự tham vấn với các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan, là phù hợp - đối với các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng được điều hành bởi tổ chức của thuyền viên trong lãnh thổ của Thành viên để cung cấp thuyền viên mang quốc tịch của Thành viên đó cho tàu mang cờ của họ. Các dịch vụ nêu trong mục này phải thỏa mãn các điều kiện sau:
(a) dịch vụ tuyển dụng và cung ứng được điều hành theo một thoả ước tập thể giữa tổ chức đó và một chủ tàu;
(b) cả tổ chức của thuyền viên và chủ tàu thuộc lãnh thổ của Thành viên;
(c) Thành viên có các văn bản pháp luật quốc gia hoặc các quy định hoặc một quy trình ủy quyền hoặc đăng ký thoả ước tập thể cho phép việc điều hành dịch vụ tuyển dụng và cung ứng lao động; và
(d) dịch vụ tuyển dụng và cung ứng lao động phải được điều hành theo một cách thức đúng đắn và có các biện pháp để bảo vệ và khuyến khích các quyền được tuyển dụng của thuyền viên như những quy định nêu tại mục 5 của Tiêu chuẩn này.
4. Không có phần nào trong Tiêu chuẩn này hoặc Quy định 1.4 được hiểu là:
(a) ngăn cản một Thành viên duy trì một dịch vụ công tuyển dụng và cung ứng thuyền viên tự do trong khuôn khổ một chính sách để đáp ứng các nhu cầu của thuyền viên và chủ tàu, nếu dịch vụ đó đóng vai trò là một phần của, hoặc được kết hợp với, dịch vụ tuyển dụng công đối với tất cả người lao động và người sử dụng lao động; hoặc
(b) bắt buộc một Thành viên thiết lập một hệ thống dành cho hoạt động của các dịch vụ cung ứng hoặc tuyển dụng thuyền viên tư nhân trong lãnh thổ của họ.
5. Một Thành viên thông qua hệ thống nêu tại mục 2 của Tiêu chuẩn này phải, theo các văn bản pháp luật hoặc các quy định hoặc các biện pháp khác của mình, tối thiểu phải:
(a) cấm các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên sử dụng các biện pháp, cơ chế hoặc các hình thức có dụng ý ngăn chặn hoặc ngăn cản thuyền viên được tuyển dụng phù hợp với chuyên môn của mình;
(b) quy định thuyền viên không phải trả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, toàn bộ hoặc một phần, các loại phí hoặc thù lao khác cho việc tuyển dụng hoặc cung cấp thuyền viên hoặc cho việc cung cấp việc làm cho thuyền viên, ngoài chi phí chứng nhận y tế theo luật quốc gia, chi phí sổ thuyền viên và hộ chiếu hoặc giấy thông hành cá nhân tương tự khác; tuy nhiên, không bao gồm chi phí cấp thị thực, chủ tàu phải chịu chi phí này; và
(c) đảm bảo rằng các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên trong lãnh thổ của mình:
(i) duy trì đăng ký cập nhật mọi thuyền viên được tuyển dụng hoặc cung ứng thông qua họ, sẵn sàng cho cơ quan có thẩm quyền kiểm tra;
(ii) đảm bảo thuyền viên được thông tin về các quyền và nghĩa vụ của họ theo các thỏa thuận tuyển dụng trước hoặc trong quá trình tuyển dụng và có các biện pháp thích hợp để thuyền viên kiểm tra các thỏa thuận tuyển dụng của họ trước và sau khi ký kết và để họ được nhận một bản sao các thỏa thuận;
(iii) thẩm tra xác nhận là các thuyền viên được họ tuyển dụng hoặc cung ứng đã có chứng nhận chuyên môn và các tài liệu khác cần thiết cho công việc liên quan, và các thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên phù hợp với các văn bản pháp luật và các quy định phải áp dụng và thoả ước tập thể là một phần của thỏa thuận tuyển dụng;
(iv) đảm bảo rằng, đến mức thực tế có thể thực hiện được thực hiện được, chủ tàu phải có các biện pháp để bảo vệ thuyền viên không bị kẹt lại một cảng nước ngoài;
(v) kiểm tra và trả lời mọi khiếu nại về các hoạt động của họ và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền mọi khiếu nại chưa giải quyết được;
(vi) thiết lập một hệ thống bảo vệ, thông qua bảo hiểm hoặc biện pháp phù hợp tương đương, nhằm bồi thường cho thuyền viên tổn thất tiền tệ có thể có do lỗi của dịch vụ tuyển dụng và cung ứng hoặc chủ tàu thích hợp theo thỏa thuận tuyển dụng phù hợp với các nghĩa vụ của họ với thuyền viên.
6. Cơ quan có thẩm quyền của Thành viên phải giám sát chặt chẽ và kiểm soát mọi dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hoạt động trong lãnh thổ của mình. Mọi giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc các ủy quyền tương tự đối với hoạt động của các dịch vụ tư nhân trong lãnh thổ được cấp hoặc cấp lại chỉ sau khi thẩm tra xác nhận các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên liên quan đáp ứng các yêu cầu của các văn bản pháp luật và quy định quốc gia.
7. Cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo có các cơ chế và quy trình phù hợp để điều tra, nếu cần thiết, các khiếu nại liên quan đến các hoạt động của các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên, bao gồm cả các đại diện của chủ tàu và thuyền viên, nếu thích hợp.
8. Mỗi Thành viên đã thông qua Công ước này phải, đến mức thực tế có thể thực hiện được, khuyến cáo cho các công dân của mình về các vấn đề có thể xảy ra khi ký kết lao động trên một tàu mang cờ của một quốc gia chưa phê chuẩn Công ước, trừ khi khi Thành viên đó thỏa mãn rằng các tiêu chuẩn tương đương với các tiêu chuẩn nêu tại Công ước này được áp dụng. Các biện pháp đã được thực hiện bởi Thành viên đã phê chuẩn Công ước này không được mâu thuẫn với nguyên tắc di chuyển tự do của người lao động được quy định trong các hiệp định mà hai Quốc gia có thể là thành viên.
9. Mỗi Thành viên đã phê chuẩn Công ước này phải yêu cầu các chủ tàu của tàu mang cờ của họ, sử dụng các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên đặt tại các nước hoặc lãnh thổ không áp dụng Công ước này, đảm bảo rằng, đến mức thực tế có thể thực hiện được thực hiện được, các dịch vụ đó thỏa mãn các yêu cầu của Tiêu chuẩn này.
10. Không một nội dung nào trong Tiêu chuẩn này được hiểu là làm giảm nhẹ các nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ tàu hoặc của một Thành viên đối với tàu mang cờ của họ.
Hướng dẫn B1.4 - Tuyển dụng và cung ứng
Hướng dẫn B1.4 - Các hướng dẫn về tổ chức và hoạt động
1. Khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nêu tại Tiêu chuẩn A1.4, mục 1, cơ quan có thẩm quyền phải xét đến các vấn đề sau:
(a) tiến hành các biện pháp cần thiết để thúc đẩy hợp tác hiệu quả giữa các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên, cả công cộng và tư nhân;
(b) nhu cầu của ngành công nghiệp hàng hải ở cả mức độ quốc gia và quốc tế, trong việc xây dựng các chương trình đào tạo thuyền viên là một phần của thuyền bộ tàu chịu đối với các hoạt động hàng hải an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, với sự tham gia của các chủ tàu, thuyền viên và các cơ sở đào tạo liên quan;
(c) thiết lập các cách thức phù hợp cho sự hợp tác giữa các tổ chức của thuyền viên và chủ tàu trong việc tổ chức và hoạt động của các cơ sở tuyển dụng và cung ứng thuyền viên công, nếu có;
(d) xác định, với sự quan tâm thoả đáng đến quyền cá nhân và nhu cầu bảo mật, các điều kiện mà theo đó các dữ liệu cá nhân của thuyền viên có thể được xử lý bởi các cơ sở tuyển dụng và cung ứng thuyền viên, bao gồm việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp và thông tin các dữ liệu như vậy cho bên thứ ba;
(e) duy trì cách thức thu thập và phân tích tất cả các thông tin liên quan đến thị trường lao động hàng hải, gồm việc cung cấp thuyền viên để tham gia vào thuyền bộ tại thời điểm hiện tại và triển vọng, phân loại theo tuổi, giới tính, cấp bậc và chuyên môn, và các yêu cầu của ngành công nghiệp hàng hải; việc thu thập các thông số về tuổi hoặc giới tính chỉ được chấp nhận với mục đích thống kê hoặc nếu được sử dụng trong khuôn khổ một chương trình để ngăn ngừa sự phân biệt đối xử tuổi và giới tính;
(f) đảm bảo nhân viên có trách nhiệm giám sát các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên công và tư nhân cho thuyền bộ của tàu chịu trách nhiệm về các hoạt động hàng hải an toàn và phòng ngừa ô nhiễm của tàu được đào tạo đầy đủ, bao gồm cả kinh nghiệm đi biển được công nhận, và các kiến thức thích hợp của ngành công nghiệp hàng hải, gồm các văn kiện hàng hải quốc tế thích hợp về tiêu chuẩn đào tạo, cấp giấy chứng nhận và lao động;
(g) đề ra các tiêu chuẩn hoạt động và thông qua các bộ luật về đạo đức và nguyên tắc ứng xử áp dụng cho các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên; và
(h) giám sát hệ thống cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận dựa trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn chất lượng.
2. Trong việc xây dựng hệ thống nêu tại Tiêu chuẩn A1.4, mục 2, mỗi Thành viên phải xem xét yêu cầu các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên, thành lập trong lãnh thổ của họ, phải phát triển và duy trì thực tiễn hoạt động có thể kiểm tra được. Các thực tiễn hoạt động này đối với các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên tư nhân và, đến mức có thể áp dụng được, đối với các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên công phải đề cập đến các vấn đề sau đây:
(a) việc kiểm tra y tế, các tài liệu nhận biết thuyền viên và tài liệu khác có thể được yêu cầu đối với thuyền viên để được tuyển dụng;
(b) duy trì, với sự quan tâm thoả đáng đến quyền cá nhân và nhu cầu bảo mật, các hồ sơ toàn diện và đầy đủ về các thuyền viên thuộc hệ thống tuyển dụng và cung ứng của họ, bao gồm nhưng không bị giới hạn bởi:
(i) các bằng cấp chuyên môn của thuyền viên;
(ii) hồ sơ tuyển dụng;
(iii) các dữ liệu cá nhân thích hợp cho việc tuyển dụng; và
(iv) các dữ liệu y tế thích hợp cho việc tuyển dụng;
(c) duy trì các danh sách cập nhật các tàu mà các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên cung cấp thuyền viên cho các tàu đó và đảm bảo có phương tiện để các dịch vụ đó có thể liên lạc được trong các tình huống khẩn cấp;
(d) các quy trình đảm bảo các thuyền viên không bị các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng hoặc các nhân viên của họ bóc lột khi giới thiệu tuyển dụng làm việc trên các tàu cụ thể hoặc các công ty cụ thể;
(e) các quy trình ngăn chặn cơ hội bóc lột thuyền viên phát sinh bởi việc tạm ứng hoặc bất kỳ giao dịch tài chính nào khác giữa các chủ tàu và thuyền viên được các dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên thực hiện;
(f) các chi phí được công khai rõ ràng, nếu có, mà thuyền viên phải chịu trong quá trình tuyển dụng;
(g) đảm bảo thuyền viên được thông báo về mọi điều kiện cụ thể liên quan đến công việc mà họ được tuyển dụng và các chính sách của chủ tàu cụ thể liên quan đến việc tuyển dụng của họ;
(h) các quy trình phù hợp với các nguyên tắc công bằng tự nhiên để giải quyết các trường hợp không đủ khả năng hoặc vi phạm kỷ luật phù hợp pháp luật quốc gia và thực tiễn và, nếu có thể áp dụng, với các thoả ước tập thể;
(i) các quy trình để đảm bảo, đến mức thực tế có thể thực hiện được, tất cả các giấy chứng nhận và hồ sơ được đệ trình phục vụ cho việc tuyển dụng phải là mới nhất, không phải có được bằng cách gian lận và các thông tin tham khảo phải được kiểm tra xác nhận;
(j) các quy trình để đảm bảo rằng các yêu cầu thông tin hoặc thông báo từ gia đình thuyền viên trong khi thuyền viên đi biển được giải quyết nhanh chóng với sự đồng cảm và không có chi phí;
(k) kiểm tra các điều kiện trên tàu mà thuyền viên làm việc phù hợp với thoả ước tập thể giữa chủ tàu và tổ chức của đại diện thuyền viên, và là một vấn đề có tính chính sách, chỉ cung cấp thuyền viên cho chủ tàu có các điều kiện và điều khoản tuyển dụng thuyền viên tuân thủ các văn bản pháp luật hoặc các quy định hoặc các thoả ước tập thể có thể áp dụng.
3. Xem xét khuyến khích hợp tác quốc tế giữa các Thành viên và các tổ chức liên quan, như:
(a) trao đổi thông tin có hệ thống về ngành công nghiệp hàng hải và thị trường lao động trên cơ sở song phương, khu vực và đa phương;
(b) trao đổi các thông tin pháp lý về lao động hàng hải;
(c) hài hoà các chính sách, phương pháp làm việc và pháp luật quản lý tuyển dụng và cung ứng thuyền viên;
(d) hoàn thiện các quy trình và các điều kiện tuyển dụng và cung ứng thuyền viên quốc tế; và
(e) lập kế hoạch xây dựng nguồn lực, xét đến quan hệ giữa cung và cầu thuyền viên và các yêu cầu của ngành công nghiệp hàng hải.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo thủy thủ có được giờ làm việc và giờ nghỉ ngơi theo quy định
1. Mỗi Thành viên phải đảm bảo việc quy định số giờ làm việc và nghỉ ngơi của thuyền viên.
2. Mỗi Thành viên phải quy định số giờ làm việc tối đa hoặc số giờ nghỉ ngơi tối thiểu trong một khoảng thời gian nhất định phù hợp với các điều khoản của Bộ luật.
Tiêu chuẩn A2.3 - Giờ làm việc và giờ nghỉ ngơi
1. Trong Tiêu chuẩn này, thuật ngữ:
(a) giờ làm việc là thời gian thuyền viên phải làm việc trên tàu;
(b) giờ nghỉ ngơi là thời gian ngoài giờ làm việc; thuật ngữ này không bao gồm giải lao ngắn.
2. Trong phạm vi nêu tại mục 5 đến mục 8 của Tiêu chuẩn này, mỗi Thành viên phải quy định hoặc số giờ làm việc tối đa không được vượt quá trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc phải quy định số giờ nghỉ tối thiểu trong một khoảng thời gian nhất định.
3. Mỗi Thành viên thừa nhận là tiêu chuẩn số giờ làm việc thông thường của thuyền viên, như đối với các lao động khác, phải dựa trên cơ sở 8 giờ một ngày với một ngày nghỉ cho mỗi tuần và các ngày nghỉ lễ. Tuy vậy, điều này không ngăn cản Thành viên đưa ra các quy trình cho phép hoặc đăng ký một thoả ước tập thể quy định số giờ làm việc thông thường của thuyền viên dựa trên cơ sở không kém thuận lợi hơn tiêu chuẩn này.
4. Khi quyết định các tiêu chuẩn quốc gia, mỗi Thành viên phải xem xét nguy cơ đối khi thuyền viên bị làm việc quá sức, đặc biệt là đối với những người mà nhiệm vụ của họ liên quan đến an toàn hàng hải và hoạt động an toàn, an ninh của tàu.
5. Các giới hạn về số giờ làm việc hoặc nghỉ ngơi như sau:
(a) số giờ làm việc tối đa không được quá:
(i) 14 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ; và
(ii) 72 giờ trong khoảng thời gian bảy ngày bất kỳ; hoặc
(b) số giờ nghỉ ngơi tối thiểu không được ít hơn:
(i) mười giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ; và
(ii) 77 giờ trong khoảng thời gian bảy ngày bất kỳ.
6. Số giờ nghỉ ngơi có thể được chia ra không quá hai đợt, một đợt ít nhất sáu giờ, và thời gian giữa các đợt nghỉ liên tiếp không quá 14 giờ.
7. Việc tập trung, thực tập cứu sinh, cứu hoả, và các thực tập được quy định bởi văn bản pháp luật và các quy định quốc gia và các văn kiện quốc tế, phải được tiến hành sao cho hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của thuyền viên và không làm cho họ quá mệt mỏi.
8. Nếu một thuyền viên được yêu cầu làm việc trong giờ nghỉ, ví dụ trường hợp buồng máy không có người trực ca, thì thuyền viên đó phải được nghỉ bù đầy đủ.
9. Nếu không có thoả ước tập thể hoặc quyết định phân xử, hoặc nếu cơ quan có thẩm quyền xác định rằng các điều khoản trong thoả ước hoặc quyết định phân xử liên quan đến mục 7 hoặc 8 của Tiêu chuẩn này chưa thích đáng, thì cơ quan có thẩm quyền phải quy định các điều khoản như vậy để đảm bảo thuyền viên liên quan có đủ sự nghỉ ngơi.
10. Mọi Thành viên phải yêu cầu việc niêm yết, tại các vị trí dễ đến gần, một bảng kế hoạch làm việc trên tàu, cho từng vị trí tối thiểu:
(a) lịch làm việc trên biển và trong cảng; và
(b) số giờ làm việc tối đa hoặc số giờ nghỉ ngơi tối thiểu được quy định bởi văn bản pháp luật hoặc quy định quốc gia hoặc các thoả ước tập thể có thể áp dụng.
11. Bảng kế hoạch như nêu tại mục 10 của Tiêu chuẩn này được lập theo mẫu tiêu chuẩn bằng ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ làm việc của tàu và tiếng Anh.
12. Mỗi Thành viên phải yêu cầu việc lưu giữ các bản ghi số giờ làm việc hàng ngày của thuyền viên, hoặc số giờ nghỉ hàng ngày của họ, để cho phép giám sát sự phù hợp với mục 5 đến 11 của Tiêu chuẩn này. Các bản ghi theo mẫu tiêu chuẩn được cơ quan có thẩm quyền quy định, lưu ý đến bất kỳ hướng dẫn hiện hành nào của Tổ chức Lao động quốc tế hoặc phải theo mẫu tiêu chuẩn được Tổ chức lập ra. Các bản ghi phải sử dụng ngôn ngữ yêu cầu tại mục 11 của Tiêu chuẩn này. Các thuyền viên phải được nhận một bản sao các bản ghi liên quan đến họ và bản sao này phải được xác nhận bởi thuyền trưởng, hoặc người được thuyền trường ủy quyền, và bởi thuyền viên.
13. Không nội dung nào của mục 5 và 6 của Tiêu chuẩn này ngăn cản Thành viên có các văn bản luật hoặc các quy định quốc gia, hoặc một quy trình, cho cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc đăng ký các thoả ước tập thể cho phép các trường hợp ngoại lệ đối với các giới hạn đã được quy định. Các ngoại lệ đó, đến mức có thể được, phải tuân theo các điều khoản của Tiêu chuẩn này, nhưng có thể xem xét khoảng thời gian nghỉ phép thường xuyên hơn hoặc lâu hơn, hoặc cho phép nghỉ phép bù cho thuyền viên trực ca hoặc thuyền viên làm việc trên tàu thực hiện các chuyến đi ngắn.
14. Không nội dung nào trong Tiêu chuẩn này được hiểu là làm ảnh hưởng đến quyền của thuyền trưởng của tàu được yêu cầu thuyền viên thực hiện bất kỳ giờ làm việc nào cần thiết cho an toàn ngay lập tức của tàu, người trên tàu hoặc hàng hoá, hoặc nhằm mục đích giúp đỡ các tàu hoặc người khác gặp sự cố trên biển. Theo đó, thuyền trưởng có thể tạm ngừng số giờ làm việc hoặc giờ nghỉ ngơi theo kế hoạch và yêu cầu thuyền viên thực hiện bất kỳ giờ làm việc cần thiết nào cho đến khi trạng thái thông thường được khôi phục. Đến mức thực tế có thể được, ngay sau khi trạng thái thông thường đã được khôi phục, thuyền trưởng phải đảm bảo mọi thuyền viên đã thực hiện công việc trong thời gian nghỉ ngơi theo kế hoạch được nghỉ bù đầy đủ.
Hướng dẫn B2.3 - Giờ làm việc và giờ nghỉ ngơi
Hướng dẫn B2.3.1 - Thuyền viên trẻ
1. Phải áp dụng các quy định sau đây đối với tất cả thuyền viên dưới 18 tuổi khi tàu ở trên biển và ở trong cảng:
(a) không làm việc quá 8 giờ một ngày và 40 giờ một tuần và chỉ được làm việc ngoài giờ trong các trường hợp không thể tránh khỏi vì lý do an toàn;
(b) đảm bảo đủ thời gian cho phép các bữa ăn, và thời gian nghỉ tối thiểu là một giờ cho bữa ăn chính của ngày; và
(c) được phép nghỉ 15 phút ngay sau mỗi hai giờ làm việc liên tục.
2. Trường hợp ngoại lệ, không cần thiết áp dụng các quy định trong mục 1 của Hướng dẫn này nếu:
(a) việc áp dụng là không thể thi hành được đối với các thuyền viên trẻ ở bộ phận boong, máy và phục vụ được phân công nhiệm vụ trực ca hoặc làm việc theo ca; hoặc
(b) việc đào tạo thuyền viên trẻ một cách hiệu quả theo các chương trình đã được thiết lập và kế hoạch có thể bị ảnh hưởng.
3. Các trường hợp ngoại lệ đó phải được ghi lại, kèm theo lý do, và được thuyền trưởng ký tên.
4. Mục 1 Hướng dẫn này không miễn cho thuyền viên trẻ nghĩa vụ chung đối với tất cả thuyền viên phải làm việc trong trường hợp khẩn cấp như được quy định tại Tiêu chuẩn A2.3, mục 14.
Xem nội dung VB
Mục đích: đảm bảo thuyền viên làm việc trên tàu có đội ngũ nhân lực đầy đủ để khai thác tàu an toàn, hiệu quả và an ninh.
1. Mỗi Thành viên phải yêu cầu tất cả các tàu mang cờ Quốc gia của mình có đủ số lượng thuyền viên làm việc trên tàu để đảm bảo tàu hoạt động an toàn và hiệu quả, và với sự quan tâm thoả đáng đến vấn đề an ninh trong mọi điều kiện, lưu ý đến sự mệt mỏi của thuyền viên và bản chất, điều kiện cụ thể của chuyến đi.
Tiêu chuẩn A2.7 - Định biên
1. Mỗi Thành viên phải yêu cầu tất cả các tàu mang cờ quốc gia của mình có đủ số lượng thuyền viên trên tàu đảm bảo tàu hoạt động an toàn, hiệu quả, và với sự quan tâm thoả đáng đến vấn đề an ninh. Mỗi tàu phải được định biên một thuyền bộ phù hợp, về số lượng và năng lực chuyên môn, đảm bảo an toàn và an ninh của tàu và con người trên tàu, trong mọi điều kiện hoạt động, phù hợp với hồ sơ định biên an toàn tối thiểu hoặc một văn bản tương đương của cơ quan có thẩm quyền, và phù hợp với các tiêu chuẩn của Công ước này.
2. Khi quyết định, phê chuẩn hoặc sửa đổi mức độ định biên, cơ quan có thẩm quyền phải lưu ý đến nhu cầu nhằm tránh hoặc hạn chế đến mức tối thiểu số giờ làm việc quá mức, để đảm bảo thuyền viên được nghỉ ngơi đầy đủ và hạn chế mệt mỏi, cũng như các nguyên tắc của các văn bản quốc tế có thể áp dụng, đặc biệt là của Tổ chức Hàng hải quốc tế, về mức độ định biên.
3. Khi quyết định mức độ định biên, cơ quan có thẩm quyền phải lưu ý đến tất cả các yêu cầu của Quy định 3.2 và Tiêu chuẩn A3.2 về thực phẩm cho thuyền viên.
Hướng dẫn B2.7 - Định biên
Hướng dẫn B2.7.1 - Giải quyết tranh chấp
1. Mỗi Thành viên phải duy trì hoặc đảm bảo rằng có cơ chế được duy trì hiệu quả để điều tra và giải quyết các khiếu nại hoặc tranh chấp liên quan đến mức độ định biên của tàu.
2. Các đại diện của các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên phải tham gia vào hoạt động của cơ chế như vậy, cùng hoặc không cùng với những người hoặc cơ quan khác.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo thuyền viên có tiện nghi sinh hoạt và phương tiện giải trí phù hợp trên tàu.
1. Mỗi Thành viên phải đảm bảo các tàu mang cờ của mình được trang bị và duy trì khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí thích hợp cho thuyền viên làm việc hoặc sống trên tàu, hoặc cả hai, phù hợp với việc tăng cường sức khoẻ thể chất và tinh thần của thuyền viên.
2. Các yêu cầu của Bộ luật về thực hiện Quy định này liên quan đến kết cấu và trang thiết bị của tàu chỉ áp dụng với các tàu được đóng vào hoặc sau ngày Công ước này có hiệu lực đối với các Thành viên liên quan. Đối với các tàu đóng trước ngày đó, các yêu cầu liên quan đến kết cấu và trang thiết bị của tàu quy định tại Công ước về khu vực sinh hoạt của thuyền viên (sửa đổi), 1949 (Số 92), và Công ước về khu vực sinh hoạt của thuyền viên (các Điều khoản bổ sung) 1970 (Số 133), phải tiếp tục được thực hiện tới mức độ mà chúng đã được áp dụng, trước ngày đó, theo quy định của các văn bản pháp luật hoặc thực tiễn của Thành viên liên quan. Một tàu được xem là được đóng mới vào ngày nó được đặt sống chính hoặc khi nói ở giai đoạn đóng mới tương tự.
3. Trừ khi có quy định khác đi, bất kỳ yêu cầu nào trong sửa đổi, bổ sung của Bộ luật liên quan đến các điều khoản về khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí của thuyền viên chỉ áp dụng đối với những tàu đóng vào hoặc sau ngày sửa đổi, bổ sung đó có hiệu lực đối với Thành viên liên quan.
Tiêu chuẩn A3.1 - Khu vực sinh hoạt và phương tiện giải trí
1. Mỗi Thành viên phải thông qua các văn bản pháp luật và quy định quốc gia yêu cầu tàu mang cờ quốc tịch của mình:
(a) đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu để đảm bảo mọi khu vực sinh hoạt của thuyền viên, làm việc hoặc sống trên tàu, hoặc cả hai, an toàn, thích hợp và phù hợp với các quy định liên quan của Tiêu chuẩn này; và
(b) được kiểm tra lần đầu và các lần tiếp theo để đảm bảo sự phù hợp với Tiêu chuẩn này.
2. Trong việc xây dựng và áp dụng các văn bản pháp luật và quy định để thực hiện Tiêu chuẩn này, cơ quan có thẩm quyền, sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan, phải:
(a) Lưu ý đến Quy định 4.3 và các điều khoản của Bộ luật liên quan về bảo vệ an toàn và sức khoẻ, và ngăn ngừa tai nạn dựa trên các nhu cầu đặc thù của thuyền viên sống và làm việc trên tàu, và
(b) xem xét thoả đáng đối với hướng dẫn nêu tại Phần B của Bộ luật này.
3. Tiến hành việc kiểm tra theo Quy định 5.1.4 khi:
(a) một tàu được đăng ký hoặc đăng ký lại; hoặc
(b) khu vực sinh hoạt của thuyền viên trên tàu đã được hoán cải lớn.
4. Cơ quan có thẩm quyền phải lưu ý đặc biệt để đảm bảo thực hiện các yêu cầu của Công ước này về:
(a) kích thước các buồng và các không gian sinh hoạt khác;
(b) sưởi và thông gió;
(c) tiếng ồn, chấn động và các yếu tố môi trường khác;
(d) các phương tiện vệ sinh;
(e) chiếu sáng; và
(f) khu vực y tế.
5. Cơ quan có thẩm quyền của mỗi Thành viên phải yêu cầu tàu mang cờ quốc tịch của mình đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu về khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí trên tàu nêu tại các mục 6 đến 17 của Tiêu chuẩn này.
6. Với các yêu cầu chung về khu vực sinh hoạt:
(a) Khu vực sinh hoạt của thuyền viên phải có đủ chiều cao; chiều cao cho phép tối thiểu ở khu vực sinh hoạt của tất cả thuyền viên, nếu cần thiết phải có sự di chuyển đầy đủ một cách tự do, không được nhỏ hơn 203 cm; cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép một số giảm bớt có giới hạn về chiều cao ở bất kỳ không gian nào, hoặc một phần của không gian bất kỳ, trong khu vực sinh hoạt đó nếu thỏa mãn rằng các giảm bớt đó:
(i) có thể chấp nhận được; và
(ii) không gây ra sự bất tiện cho thuyền viên.
(b) khu vực sinh hoạt phải được bọc cách nhiệt phù hợp;
(c) đối với các tàu không phải tàu khách, như định nghĩa tại Quy định 2(e) và (f) của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974, đã được sửa đổi, bổ sung (“Công ước SOLAS”), phải bố trí các buồng ngủ trên đường nước ở giữa hoặc đuôi tàu, trừ các trường hợp ngoại lệ, nếu kích thước, kiểu hoặc công dụng dự kiến của tàu cho thấy bất kỳ vị trí nào khác đều không thể thực hiện được, các buồng ngủ có thể được bố trí tại phần mũi tàu, nhưng trong mọi trường hợp không được bố trí trước vách chống va;
(d) đối với tàu khách, và các tàu đặc biệt được đóng phù hợp với Bộ luật về an toàn đối với tàu có công dụng đặc biệt, 1983, của IMO và các phiên bản sau đó (sau đây gọi là “tàu có công dụng đặc biệt”), cơ quan có thẩm quyền có thể, với điều kiện tàu có các bố trí thỏa mãn phục vụ cho việc thông gió và chiếu sáng, cho phép bố trí các buồng ngủ dưới đường nước, nhưng trong mọi trường hợp không được bố trí các buồng ngủ ngay dưới các lối đi làm việc;
(e) không được có lỗ trực tiếp vào buồng ngủ từ không gian chứa hàng và buồng máy hoặc từ nhà bếp, kho dự trữ, buồng sấy hoặc khu vực vệ sinh chung; các vách ngăn chia những không gian đó với buồng ngủ và các vách ngoài phải được làm bằng thép hoặc vật liệu tương đương khác được duyệt, và phải kín nước và kín khí;
(f) vật liệu được sử dụng để chế tạo vách nội bộ, ván lót, tấm phủ, sàn và các liên kết phải phù hợp với mục đích sử dụng và đảm bảo môi trường sức khoẻ;
(g) phải trang bị chiếu sáng đầy đủ và thoát nước hiệu quả; và
(h) khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí, phục vụ ăn uống phải thỏa mãn các yêu cầu trong Quy định 4.3, và các điều khoản liên quan của Bộ luật, về bảo vệ sức khoẻ và an toàn, phòng ngừa tai nạn, về phòng ngừa nguy cơ tiếp xúc với các mức độ độc hại của tiếng ồn và chấn động, các yếu tố môi trường khác và hoá chất trên tàu, cung cấp cho thuyền viên môi trường sống là làm việc được chấp nhận trên tàu.
7. Các yêu cầu thông gió và sưởi:
(a) các buồng ngủ và phòng ăn phải được thông gió đầy đủ;
(b) các tàu, trừ những tàu thường xuyên hoạt động trong các điều kiện khí hậu ôn hoà không yêu cầu điều này, phải được trang bị điều hoà tại khu vực sinh hoạt của thuyền viên, cho mọi buồng vô tuyến điện riêng biệt và cho mọi buồng điều khiển máy tập trung;
(c) tất cả các khu vực vệ sinh phải được thông gió bằng khí trời, độc lập với các phần bất kỳ khác của khu vực sinh hoạt; và
(d) cung cấp đủ nhiệt bằng một hệ thống sưởi phù hợp, trừ các tàu chuyên chạy trong vùng khí hậu nhiệt đới.
8. Đối với các yêu cầu chiếu sáng, tuỳ theo các hệ thống đặc biệt nếu có thể được cho phép trên các tàu khách, các buồng ngủ và buồng ăn phải được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên và được cung cấp đủ chiếu sáng nhân tạo.
9. Nếu tàu được yêu cầu phải có khu vực để người ngủ, thì phải áp dụng các yêu cầu sau đối với phòng ngủ:
(a) với tàu không phải tàu khách, phải có một buồng ngủ cá nhân cho mỗi thuyền viên; với tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 hoặc tàu có công dụng đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép miễn giảm các yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan;
(b) phải trang bị các buồng ngủ riêng biệt cho nam giới và nữ giới;
(c) các buồng ngủ phải có kích thước phù hợp và được trang bị hợp lý đảm bảo tiện nghi và gọn gàng;
(d) trong mọi trường hợp, phải trang bị cho mỗi người một giường nằm riêng biệt;
(e) các kích thước trong tối thiểu của một giường nằm là 198 cm x 80 cm;
(f) diện tích sàn buồng ngủ của thuyền viên có một giường không nhỏ hơn:
(i) 4,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000;
(ii) 5,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 3.000 đến dưới 10.000;
(iii) 7 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 10.000 trở lên.
(g) tuy nhiên, nhằm mục đích trang bị các phòng ngủ một giường cho các tàu có tổng dung tích dưới 3.000, các tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép giảm bớt diện tích sàn của buồng ngủ;
(h) với tàu không phải tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000, có thể bố trí tối đa hai thuyền viên mỗi buồng ngủ; diện tích sàn của các buồng ngủ đó không nhỏ hơn 7 mét vuông;
(i) diện tích sàn của các buồng ngủ cho thuyền viên không phải sĩ quan trên tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt không được nhỏ hơn:
(i) 7,5 mét vuông đối với các buồng dành cho hai người;
(ii) 11,5 mét vuông đối với các buồng dành cho ba người;
(iii) 14,5 mét vuông đối với các buồng dành cho bốn người;
(j) buồng ngủ trên tàu có công dụng đặc biệt có thể chứa nhiều hơn bốn người; diện tích sàn các buồng ngủ đó không nhỏ hơn 3,6 mét vuông mỗi người;
(k) trên các tàu không phải tàu khách hoặc tàu có công dụng đặc biệt, các buồng ngủ cho sĩ quan trên tàu, nếu không có phòng khách hoặc phòng làm việc ban ngày riêng cho cá nhân, thì diện tích sàn cho mỗi người không nhỏ hơn:
(i) 7,5 mét vuông đối với tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000;
(ii) 8,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 3.000 trở lên nhưng nhỏ hơn 10.000;
(iii) 10 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 10.000 trở lên;
(l) trên các các tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt không, các buồng ngủ cho sĩ quan trên tàu, nếu có phòng khách hoặc làm việc ban ngày riêng cho cá nhân, thì diện tích sàn cho mỗi sĩ quan cấp thấp không nhỏ hơn 7,5 mét vuông và cho các sĩ quan cấp cao không nhỏ hơn 8,5 mét vuông; các sĩ quan cấp thấp là sĩ quan cấp vận hành, và sĩ quan cấp cao là sĩ quan cấp quản lý;
(m) thuyền trưởng, máy trưởng và đại phó phải có, ngoài các buồng ngủ của họ, một phòng khách, phòng làm việc ban ngày liên kề hoặc không gian bổ sung tương đương; các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miễn trừ yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan;
(n) đối với mỗi thuyền viên, đồ đạc gồm có một tủ quần áo với thể tích rộng rãi (tối thiểu 475 lít) và một ngăn kéo hoặc không gian tương đương tối thiểu 56 lít; nếu ngăn kéo liền với tủ quần áo thì tổng thể tích tối thiểu phải là 500 lít; tủ phải có một giá sách và có thể được khoá bởi người sử dụng để đảm bảo tính riêng tư;
(o) mỗi buồng ngủ phải có một bàn hoặc bàn viết, có thể là kiểu cố định, kiểu trượt hoặc kiểu gấp bản lề, và với chỗ ngồi thoải mái, nếu cần thiết.
10. Các yêu cầu đối với phòng ăn:
(a) phòng ăn phải bố trí cách biệt với buồng ngủ và gần bếp đến mức thực tế có thể thực hiện được; các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miến giảm yêu cầu đó sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan; và
(b) các phòng ăn phải có kích thước và tiện nghi phù hợp và được trang bị và bố trí hợp lý (bao gồm cả các phương tiện tiện phục vụ ăn uống), lưu ý đến số lượng thuyền viên có thể sử dụng chúng tại cùng một thời điểm bất kỳ; phải có các quy định về các trang bị phòng ăn được sử dụng chung hoặc riêng, nếu thích hợp.
11. Các yêu cầu đối với các phương tiện vệ sinh:
(a) thuyền viên phải có các phương tiện vệ sinh thỏa mãn các tiêu chuẩn tối thiểu về sức khoẻ và vệ sinh, và các tiêu chuẩn tiện nghi có thể chấp nhận được, phải có các phương tiện vệ sinh riêng biệt cho nam giới và nữ giới;
(b) phải có các phương tiện vệ sinh với khả năng tiếp cận dễ dàng của buồng lái và buồng máy hoặc gần trung tâm điều khiển buồng máy; các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miễn trừ yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan;
(c) phải bố trí tại vị trí thích hợp trên tàu tối thiểu một nhà vệ sinh, một chậu rửa và một bồn tắm hoặc nơi tắm có vòi hoa sen, hoặc cả hai, cho mỗi nhóm sáu người hoặc ít hơn không có các phương tiện dành riêng cho cá nhân;
(d) trừ tàu khách, mỗi buồng ngủ phải được trang bị một chậu rửa có vòi nước nóng lạnh, trừ khi có chậu rửa như vậy được bố trí trong phòng tắm cá nhân.
(e) với các tàu khách thường chạy không quá bốn giờ, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét các bố trí đặc biệt hoặc giảm số lượng thiết bị yêu cầu; và
(f) vòi nước sạch nóng lạnh phải sẵn có tại mọi vị trí rửa.
12. Đối với các yêu cầu khu vực bệnh viện, tàu có từ 15 thuyền viên trở lên và dự định chạy trên ba ngày phải có khu vực bệnh viện riêng biệt được sử dụng riêng cho mục đích chăm sóc y tế; cơ quan có thẩm quyền có thể giảm bớt yêu cầu này đối với các tàu hoạt động ven biển; khi phê duyệt khu vực bệnh viện trên tàu, cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo khu vực này, trong mọi điều kiện thời tiết, có thể dễ dàng tiếp cận, cung cấp chỗ ở thoải mái và cho phép thuyền viên được chăm sóc phù hợp và kịp thời.
13. Phải có phương tiện giặt quần áo được bố trí và trang bị thích hợp.
14. Tất cả các tàu phải có một hoặc một số khu vực trên boong hở, có đủ diện tích tương ứng với kích thước tàu và số thuyền viên trên tàu, để thuyền viên có thể đến đó khi không phải thực hiện nhiệm vụ.
15. Tất cả các tàu phải có các văn phòng riêng hoặc một văn phòng chung cho bộ phận boong và máy sử dụng; tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miễn trừ yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên.
16. Các tàu thường xuyên ra vào các cảng có nhiều muỗi phải được trang bị các thiết bị theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
17. Các tiện nghi, thiết bị và phương tiện giải trí, để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của thuyền viên phải sống và làm việc trên tàu, phải được trang bị cho lợi ích của mọi thuyền viên, lưu ý đến Quy định 4.3 và các điều khoản liên quan của Bộ luật về bảo vệ an toàn và sức khoẻ, và phòng ngừa tai nạn.
18. Cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy quyền kiểm tra thường xuyên trên tàu, đảm bảo khu vực sinh hoạt của thuyền viên sạch sẽ, có thể ở được và được bảo dưỡng với tình trạng tốt. Kết quả của các đợt kiểm tra như vậy phải được lập thành hồ sơ và luôn có sẵn cho việc xem xét.
19. Đối với các tàu nếu có nhu cầu phải quan tâm đến, không có sự phân biệt, lợi ích của các thuyền viên với tôn giáo và thành phần xã hội khác nhau, cơ quan có thẩm quyền có thể, sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên, cho phép áp dụng khác đôi chút so với các Tiêu chuẩn này, với điều kiện sự sai khác đó không làm cho toàn bộ các phương tiện trở lên kém tiện nghi hơn khi áp dụng Tiêu chuẩn này.
20. Mỗi Thành viên có thể, sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan, miễn trừ cho các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 200 nếu có lý do có thể chấp nhận, xét đến kích thước và số lượng thuyền viên trên tàu, liên quan đến các yêu cầu của các điều khoản sau đây của Tiêu chuẩn này:
(a) các mục 7(b), 11(d) và 13; và
(b) mục 9(f) và toàn bộ từ (h) đến (l), chỉ đối với diện tích sàn.
21. Chỉ có thể miễn trừ các yêu cầu của Tiêu chuẩn này nếu chúng được cho phép rõ ràng trong Tiêu chuẩn này, và chỉ trong các trường hợp đặc biệt mà các miễn trừ đó có thể được chứng minh một cách rõ ràng dựa trên các lý lẽ đủ mạnh và tuỳ thuộc vào việc bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho thuyền viên.
Hướng dẫn B3.1 - Khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí
Hướng dẫn B3.1.1 - Thiết kế và kết cấu
1. Các vách ngoài của các buồng ngủ và phòng ăn phải được bọc thích hợp. Tất cả các vách quây buồng máy và biên của nhà bếp và các không gian khác sinh ra nhiệt phải được bọc thích hợp nếu có khả năng gây ra các ảnh hưởng nhiệt trong khu vực sinh hoạt và các lối đi liền kề. Phải có các biện pháp bảo vệ tránh các ảnh hưởng nhiệt của hơi nước hoặc các đường ống phục vụ nước nóng, hoặc cả hai.
2. Các buồng ngủ, phòng ăn và phòng giải trí và lối đi trong khu vực sinh hoạt phải được bọc thích hợp chống ngưng tụ hơi nước hoặc quá nhiệt.
3. Các bề mặt vách và trần phải làm bằng vật liệu có bề mặt dễ dàng giữ sạch. Không sử dụng các dạng kết cấu có khả năng chứa côn trùng.
4. Các bề mặt vách và trần của các buồng ngủ, phòng ăn phải có khả năng giữ gìn sạch sẽ và được sơn phủ sáng màu với lớp ngoài cùng bền và không độc hại.
5. Cấu trúc và vật liệu của sàn boong tại tất cả các khu vực sinh hoạt của thuyền viên phải được phê duyệt và phải có bề mặt chống trượt, không thấm hút hơi ẩm và giữ gìn sạch sẽ một cách dễ dàng.
6. Nếu sàn làm bằng vật liệu tổng hợp, các mối ghép với các vách phải vát cạnh để tránh các khe hở.
Hướng dẫn B3.1.2 - Thông gió
1. Hệ thống thông gió cho các buồng ngủ và phòng ăn phải được kiểm soát để duy trì không khí theo điều kiện thỏa mãn và đảm bảo một lượng không khí đầy đủ được lưu thông trong tất cả các điều kiện thời tiết và khí hậu.
2. Các hệ thống điều hoà, dù là kiểu trung tâm hay đơn nguyên riêng lẻ, phải được thiết kế để:
(a) duy trì không khí với một nhiệt độ và độ ẩm tương đối thỏa mãn so với các điều kiện không khí bên ngoài, đảm bảo sự thay đổi không khí đầy đủ trong mọi không gian được điều hoà không khí, lưu ý đến các đặc điểm hoạt động đặc thù trên biển và không gây tiếng ồn hoặc hoặc rung động quá mức; và
(b) tạo điều kiện thuận lợi cho việc vệ sinh và khử trùng nhằm ngăn ngừa hoặc kiểm soát sự lây lan của bệnh tật.
3. Năng lượng cung cấp cho hoạt động của điều hoà không khí và các phương tiện thông gió khác, được yêu cầu bởi các mục trước trong Hướng dẫn này, phải luôn có sẵn khi thuyền viên sống hoặc làm việc trên tàu và khi các điều kiện yêu cầu như vậy. Tuy vậy, nguồn năng lượng này không cần được cung cấp từ nguồn sự cố.
Hướng dẫn B3.1.3 - Hệ thống sưởi
1. Hệ thống sưởi khu vực sinh hoạt của thuyền viên phải hoạt động tại mọi thời điểm khi thuyền viên sống và làm việc trên tàu, và khi ác điều kiện yêu cầu việc sử dụng hệ thống này.
2. Đối với tất cả các tàu được yêu cầu trang bị hệ thống sưởi, thì công chất sưởi sinh nhiệt có thể là nước nóng, khí nóng, điện, hơi nước hoặc tương đương. Tuy vậy, trong khu vực sinh hoạt, không được sử dụng hơi nước làm công chất truyền nhiệt. Hệ thống sưởi phải có khả năng duy trì nhiệt độ trong khu vực sinh hoạt của thuyền viên ở mức độ thỏa mãn theo các điều kiện bình thường của thời tiết và khí hậu thường gặp trong các hành trình tàu đã dự định. Cơ quan có thẩm quyền phải đưa ra các tiêu chuẩn trang bị.
3. Lò sưởi và các thiết bị sưởi khác phải được bố trí, nếu cần thiết, che chắn tránh các nguy cơ cháy hoặc nguy hiểm hoặc bất tiện cho người sử dụng.
Hướng dẫn B3.1.4 - Chiếu sáng
1. Trên tất cả các tàu, phải có đèn điện chiếu sáng tại khu vực sinh hoạt của thuyền viên. Nếu không có hai nguồn điện chiếu sáng độc lập, phải trang bị chiếu sáng bổ sung bằng các đèn được chế tạo thích hợp hoặc các thiết bị chiếu sáng sự cố.
2. Bố trí một đèn điện đọc sách tại đầu giường trong các buồng ngủ.
3. Cơ quan có thẩm quyền phải quy định các tiêu chuẩn phù hợp về ánh sáng nhân tạo và tự nhiên.
Hướng dẫn B3.1.5 - Buồng ngủ
1. Phải có đủ giường ngủ trên tàu, tạo thoải mái đến mức có thể được cho thuyền viên và bất kỳ người nào đi theo thuyền viên.
2. Nếu kích thước tàu, các hoạt động mà tàu dự định và cách bố trí của tàu làm cho điều này là thích hợp và được phép, các buồng ngủ của tàu phải được bố trí một buồng tắm cá nhân, bao gồm cả nhà vệ sinh, sao cho có thể cung cấp điều kiện tiện nghi cho người sử dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự ngăn nắp.
3. Đến mức thực tế có thể được, các buồng ngủ của thuyền viên phải được bố trí tách rời các khu vực trực ca và không có thuyền viên nào làm việc ban ngày chung một buồng với thuyền viên trực ca.
4. Đối với thuyền viên thực hiện nhiệm vụ của sỹ quan tập sự, mỗi buồng ngủ của họ có không quá hai người.
5. Cần xem xét để trang bị phương tiện nêu tại Tiêu chuẩn A3.1, mục 9(m), cho với sĩ quan máy hai hai, nếu có thể.
6. Các không gian chiếm chỗ của giường, tủ, ngăn kéo và ghế ngồi phải được tính vào diện tích sàn. Các không gian nhỏ, hoặc có hình dạng đặc biệt, không bổ sung một cách hữu hiệu cho không gian có sẵn cho việc di chuyển tự do, và không thể sử dụng để bố trí nội thất, phải được loại trừ.
7. Các giường không được bố trí nhiều hơn hai tầng; nếu đặt giường dọc theo mạn tàu thì chỉ được bố trí giường một tầng nếu có cửa lấy ánh sáng mạn ở phía trên giường.
8. Tầng dưới của loại giường hai tầng phải cách sàn không nhỏ hơn 30 cm; tầng trên nên bố trí trong khoảng giữa đáy của tầng dưới và mặt dưới xà boong.
9. Khung và thành, nếu có, của giường phải là vật liệu cứng, nhẵn được phê duyệt không dễ bị hao mòn và chứa côn trùng.
10. Nếu dùng các khung hình ống để chế tạo giường thì chúng phải được bịt kín hoàn toàn và không có các lỗ thủng cho côn trùng xâm nhập.
11. Mỗi giường phải có đệm có đế êm hoặc đệm êm kết hợp, gồm một đế lò xo đáy hoặc đệm lò xo. Đệm và vật liệu lót phải được làm bằng vật liệu được phê duyệt. Không được sử dụng nhồi vật liệu để côn trùng dễ dàng xâm nhập.
12. Khi giường được bố trí ở trên giường khác, phải có một tấm đáy chống bụi ở phía dưới đế đệm hoặc đế lò xo của giường tầng trên.
13. Đồ đạc trong phòng phải được làm bằng vật liệu nhẵn, cứng và không dễ cong vênh hoặc hao mòn.
14. Các buồng ngủ phải được trang bị rèm che hoặc dụng cụ tương đương tại các cửa sổ mạn tàu.
15. Buồng ngủ phải có một gương soi, tủ nhỏ để đựng đồ vệ sinh, một giá sách và một số lượng đủ các móc áo.
Hướng dẫn B3.1.6 - Phòng ăn
1. Phòng ăn có thể là loại tập thể hoặc riêng. Quyết định vấn đề này được đưa ra sau khi tham vấn các đại diện của chủ tàu và thuyền viên, và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Phải lưu ý đến các yếu tố như kích thước tàu và các nhu cầu văn hoá, tôn giáo, xã hội khác biệt của thuyền viên.
2. Nếu có phòng ăn riêng cho thuyền viên, thì phải có các phòng ăn riêng biệt cho:
(a) thuyền trưởng và các sĩ quan; và
(b) các sĩ quan tập sự và các thuyền viên khác.
3. Trên các tàu không phải tàu khách, diện tích sàn phòng ăn không nhỏ hơn 1,5 mét vuông cho mỗi người theo khả năng bố trí chỗ ngồi.
4. Trên tất cả các tàu, các phòng ăn phải có các bàn ăn và chỗ ngồi phù hợp, cố định hoặc di chuyển được, đủ phục vụ cho số lượng thuyền viên lớn nhất có thể cùng sử dụng nhà ăn một lúc.
5. Phải luôn có sẵn trên tàu khi thuyền viên ở trên tàu:
(a) một tủ lạnh, đặt tại vị trí thuận tiện và có dung tích đủ cho số người sử dụng phòng ăn hoặc các phòng ăn;
(b) các phương tiện phục vụ đồ uống nóng; và
(c) các phương tiện phục vụ nước mát.
6. Nếu phòng chia thức ăn của tàu không thể đi sang phòng ăn, thì phải trang bị tủ thích hợp để đựng các dụng cụ ăn uống và phải có phương tiện thích hợp để rửa các dụng cụ ăn uống.
7. Mặt trên của bàn ăn và ghế ngồi phải là vật liệu chịu được ẩm ướt.
Hướng dẫn B3.1.7 - Khu vực vệ sinh
1. Chậu rửa mặt và bồn tắm phải có kích thước phù hợp và được làm bằng vật liệu phê duyệt có bề mặt cứng khó nứt, bong và mòn.
2. Tất cả các bệ xí phải theo mẫu được duyệt và được trang bị phương tiện xả nước hoặc phương tiện xả phù hợp khác, như xả khí; các phương tiện xả này phải luôn sẵn sàng và được điều khiển một cách độc lập.
3. Khu vực vệ sinh dành cho từ hai người trở lên phải đáp ứng các yêu cầu sau:
(a) sàn là vật liệu bền được phê duyệt, không thấm nước, và được thoát nước tốt;
(b) các vách phải được làm bằng thép hoặc vật liệu được duyệt khác và phải kín nước đến chiều cao tối thiểu là 23 cm tính từ mặt boong;
(c) khu vực vệ sinh phải được chiếu sáng, thông gió và sưởi ẩm thích đáng;
(d) nhà vệ sinh phải được bố trí thuận tiện, nhưng biệt lập, với các buồng ngủ và các buồng rửa, không có lối vào trực tiếp từ buồng ngủ, hoặc từ lối đi giữa buồng ngủ và nhà vệ sinh, mà để tới đó, không có lối đi khác; yêu cầu này không áp dụng đối với nhà vệ sinh bố trí giữa hai buồng ngủ có tổng số người không nhiều hơn bốn; và
(e) nếu có từ hai bệ xí trở lên bố trí trong một buồng, thì chúng phải được che chắn thích hợp để đảm bảo sự riêng tư.
4. Các phương tiện giặt trang bị cho thuyền viên gồm có:
(a) các máy giặt;
(b) các máy sấy hoặc các buồng được thông gió và sấy nóng thích hợp; và
(c) các bàn là và cầu là hoặc bố trí tương đương.
Hướng dẫn B3.1.8 - Khu vực bệnh viện
1. Khu vực bệnh viện phải được thiết kế tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội chẩn và chăm sóc y tế, và trợ giúp ngăn ngừa lan truyền bệnh truyền nhiễm.
2. Bố trí lối vào, giường nằm, chiếu sáng, thông gió, sưởi và cung cấp nước phải được thiết kế đảm bảo sự thoải mái và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị người bệnh.
3. Cơ quan có thẩm quyền quy định số lượng giường bệnh.
4. Phải có khu vực vệ sinh riêng cho người bệnh tại khu vực bệnh viện, khu vực vệ sinh này có thể là một phần của, hoặc ở gần, khu vực bệnh viện. Khu vực vệ sinh này phải bao gồm có ít nhất một bệ xí, một chậu rửa và một bồn tắm hoặc nơi tắm có vòi hoa sen.
Hướng dẫn B3.1.9 - Các phương tiện khác
1. Nếu có khu vực riêng phục vụ cho việc thay quần áo của bộ phận máy, thì khu vực này phải:
(a) bố trí ngoài buồng máy nhưng dễ dàng đến được; và
(b) có các tủ quần áo cá nhân cùng với bồn tắm, hoặc nơi tắm có vòi hoa sen, hoặc cả hai và các chậu rửa có vòi nước nóng lạnh.
Hướng dẫn B3.1.10 - Giường ngủ, dụng cụ ăn uống và các trang bị khác
1. Mỗi Thành viên phải xem xét áp dụng các nguyên tắc sau:
(a) chủ tàu phải cung cấp bộ đồ giường sạch sẽ và các dụng cụ ăn uống cho mọi thuyền viên sử dụng khi làm việc trên tàu, các thuyền viên đó phải có trách nhiệm hoàn trả khi thuyền trưởng yêu cầu và khi hoàn thành công việc trên tàu;
(b) bộ đồ giường phải có chất lượng tốt, và chén, đĩa và các dụng cụ ăn uống khác phải là vật liệu được phê duyệt dễ dàng làm sạch được; và
(c) chủ tàu phải cung cấp khăn tắm, xà phòng và giấy vệ sinh cho thuyền viên.
Hướng dẫn B3.1.11 - Các phương tiện giải trí, bưu phẩm và bố trí tham quan tàu
1. Phải xem xét các phương tiện và dịch vụ giải trí thường xuyên để đảm bảo rằng chúng phù hợp với các thay đổi và nhu cầu của thuyền viên do sự phát triển công nghệ, hoạt động và phát triển khác của ngành công nghiệp hàng hải.
2. Cung trang bị cho phương tiện giải trí tối thiểu gồm một tủ sách và các dụng cụ đọc, viết và, nếu có thể, các trò chơi.
3. Trong việc lập kế hoạch trang bị phương tiện giải trí, cơ quan có thẩm quyền nên cân nhắc cả việc bố trí căng tin..
4. Cũng lưu ý đến việc trang bị các phương tiện sau đây mà thuyền viên không phải trả phí sử dụng, nếu có thể:
(a) một phòng hút thuốc;
(b) phương tiện xem vô tuyến truyền hình và nghe đài phát thanh;
(c) phương tiện chiếu phim, số lượng phim dự trữ đủ trong thời gian hành trình và, nếu cần thiết, thay đổi trong các khoảng thời gian phù hợp;
(d) Trang bị thể thao gồm các thiết bị luyện tập, các trò chơi trên bảng và trò chơi trên bà n tàu;
(e) nếu có thể, phương tiện dành cho bơi lội;
(f) một thư viện có sách giáo dục và các loại sách khác, số sách dự trữ đủ trong thời gian hành trình và, nếu cần, thay đổi trong các khoảng thời gian phù hợp;
(g) các phương tiện dành cho các công việc thủ công mang tính giải trí;
(h) các thiết bị điện tử như đài, vô tuyến truyền hình, đầu video, đầu DVD/CD, máy tính cá nhân và phần mềm, và các máy cát xét;
(i) nếu phù hợp, có thể bố trí quầy bar trên tàu cho thuyền viên nêu không vi phạm tập quán quốc gia, tôn giáo hoặc xã hội; và
(j) việc tiếp cận thích hợp đối với việc trao đổi thông tin bằng điện thoại tàu - bờ, thư tín và các thiết bị in tơ nét, nếu có thể, với chi phí hợp lý cho việc sử dụng các dịch vụ này.
5. Cố gắng đảm bảo thư tín của thuyền viên được gửi đi kịp thời và tin cậy. Phải xem xét tránh cho thuyền viên phải trả thêm bưu phí khi thư tín phải gửi lại bởi các trường hợp ngoài kiểm soát của họ.
6. Phải xem xét đến các biện pháp đảm bảo, phụ thuộc vào văn bản luật hoặc quy định bất kỳ của quốc gia hoặc quốc tế, bất cứ khi nào có thể và thích hợp, thuyền viên được phép để vợ/ chồng, họ hàng, bạn bè xuống thăm khi tàu trong cảng. Các biện pháp đó phải đáp ứng thỏa mãn mọi yêu cầu liên quan đến thủ tục an ninh.
7. Xem xét các khả năng cho phép thuyền viên được đưa vợ/ chồng đi theo các chuyến đi không thường xuyên nếu điều đó là khả thi và hợp lý. Những người đi theo thuyền viên phải được bảo hiểm tai nạn và ốm đau đầy đủ; các chủ tàu phải hỗ trợ thuyền viên để thực hiện việc bảo hiểm đó.
Hướng dẫn B3.1.12 - Ngăn ngừa tiếng ồn và rung động
1. Khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí, phục vụ ăn uống phải được bố trí càng cách xa càng tốt các động cơ, buồng máy lái, tời boong, thiết bị thông gió, sưởi, điều hoà, và các bộ phận và máy móc gây ồn khác.
2. Các vật liệu cách âm và hút âm thích hợp khác nên được sử dụng để chế tạo và trang trí vách, trần và boong trong các khu vực tạo ra âm thanh cũng như các cửa cách ly tiếng ồn tự đóng cho các buồng máy.
3. Buồng máy và các khu vực máy móc khác phải có, nếu có thể được, buồng điều khiển trung tâm cách âm dành cho những người làm việc trong buồng máy. Các khu vực làm việc, như xưởng cơ khí, phải được cách ly, đến mức thực tế có thể thực hiện được, tiếng ồn chung của buồng máy, và phải có các biện pháp giảm tiếng ồn trong khi máy hoạt động.
4. Các giới hạn độ ồn của các không gian sống và làm việc phải phù hợp với các hướng dẫn quốc tế của ILO về các mức xuất lộ cho phép, gồm cả các vấn đề được nêu trong bộ luật thực hành có tựa đề Các yếu tố môi trường tại nơi làm việc, 2001, và, nếu có thể, công tác bảo vệ đặc biệt được Tổ chức hàng hải quốc tế khuyến nghị, và các văn kiện sửa đổi, bổ sung tiếp theo về các mức độ ồn cho phép trên tàu. Trên tàu phải luôn có một bản sao các văn kiện hiện hành bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ làm việc trên tàu và thuyền viên có thể dễ tiếp cận.
5. Các khu vực sinh hoạt hoặc phương tiện giải trí hoặc phục vụ ăn uống không chịu tác động của sự rung động quá mức.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo thuyền viên có tiện nghi sinh hoạt và phương tiện giải trí phù hợp trên tàu.
1. Mỗi Thành viên phải đảm bảo các tàu mang cờ của mình được trang bị và duy trì khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí thích hợp cho thuyền viên làm việc hoặc sống trên tàu, hoặc cả hai, phù hợp với việc tăng cường sức khoẻ thể chất và tinh thần của thuyền viên.
2. Các yêu cầu của Bộ luật về thực hiện Quy định này liên quan đến kết cấu và trang thiết bị của tàu chỉ áp dụng với các tàu được đóng vào hoặc sau ngày Công ước này có hiệu lực đối với các Thành viên liên quan. Đối với các tàu đóng trước ngày đó, các yêu cầu liên quan đến kết cấu và trang thiết bị của tàu quy định tại Công ước về khu vực sinh hoạt của thuyền viên (sửa đổi), 1949 (Số 92), và Công ước về khu vực sinh hoạt của thuyền viên (các Điều khoản bổ sung) 1970 (Số 133), phải tiếp tục được thực hiện tới mức độ mà chúng đã được áp dụng, trước ngày đó, theo quy định của các văn bản pháp luật hoặc thực tiễn của Thành viên liên quan. Một tàu được xem là được đóng mới vào ngày nó được đặt sống chính hoặc khi nói ở giai đoạn đóng mới tương tự.
3. Trừ khi có quy định khác đi, bất kỳ yêu cầu nào trong sửa đổi, bổ sung của Bộ luật liên quan đến các điều khoản về khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí của thuyền viên chỉ áp dụng đối với những tàu đóng vào hoặc sau ngày sửa đổi, bổ sung đó có hiệu lực đối với Thành viên liên quan.
Tiêu chuẩn A3.1 - Khu vực sinh hoạt và phương tiện giải trí
1. Mỗi Thành viên phải thông qua các văn bản pháp luật và quy định quốc gia yêu cầu tàu mang cờ quốc tịch của mình:
(a) đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu để đảm bảo mọi khu vực sinh hoạt của thuyền viên, làm việc hoặc sống trên tàu, hoặc cả hai, an toàn, thích hợp và phù hợp với các quy định liên quan của Tiêu chuẩn này; và
(b) được kiểm tra lần đầu và các lần tiếp theo để đảm bảo sự phù hợp với Tiêu chuẩn này.
2. Trong việc xây dựng và áp dụng các văn bản pháp luật và quy định để thực hiện Tiêu chuẩn này, cơ quan có thẩm quyền, sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan, phải:
(a) Lưu ý đến Quy định 4.3 và các điều khoản của Bộ luật liên quan về bảo vệ an toàn và sức khoẻ, và ngăn ngừa tai nạn dựa trên các nhu cầu đặc thù của thuyền viên sống và làm việc trên tàu, và
(b) xem xét thoả đáng đối với hướng dẫn nêu tại Phần B của Bộ luật này.
3. Tiến hành việc kiểm tra theo Quy định 5.1.4 khi:
(a) một tàu được đăng ký hoặc đăng ký lại; hoặc
(b) khu vực sinh hoạt của thuyền viên trên tàu đã được hoán cải lớn.
4. Cơ quan có thẩm quyền phải lưu ý đặc biệt để đảm bảo thực hiện các yêu cầu của Công ước này về:
(a) kích thước các buồng và các không gian sinh hoạt khác;
(b) sưởi và thông gió;
(c) tiếng ồn, chấn động và các yếu tố môi trường khác;
(d) các phương tiện vệ sinh;
(e) chiếu sáng; và
(f) khu vực y tế.
5. Cơ quan có thẩm quyền của mỗi Thành viên phải yêu cầu tàu mang cờ quốc tịch của mình đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu về khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí trên tàu nêu tại các mục 6 đến 17 của Tiêu chuẩn này.
6. Với các yêu cầu chung về khu vực sinh hoạt:
(a) Khu vực sinh hoạt của thuyền viên phải có đủ chiều cao; chiều cao cho phép tối thiểu ở khu vực sinh hoạt của tất cả thuyền viên, nếu cần thiết phải có sự di chuyển đầy đủ một cách tự do, không được nhỏ hơn 203 cm; cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép một số giảm bớt có giới hạn về chiều cao ở bất kỳ không gian nào, hoặc một phần của không gian bất kỳ, trong khu vực sinh hoạt đó nếu thỏa mãn rằng các giảm bớt đó:
(i) có thể chấp nhận được; và
(ii) không gây ra sự bất tiện cho thuyền viên.
(b) khu vực sinh hoạt phải được bọc cách nhiệt phù hợp;
(c) đối với các tàu không phải tàu khách, như định nghĩa tại Quy định 2(e) và (f) của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974, đã được sửa đổi, bổ sung (“Công ước SOLAS”), phải bố trí các buồng ngủ trên đường nước ở giữa hoặc đuôi tàu, trừ các trường hợp ngoại lệ, nếu kích thước, kiểu hoặc công dụng dự kiến của tàu cho thấy bất kỳ vị trí nào khác đều không thể thực hiện được, các buồng ngủ có thể được bố trí tại phần mũi tàu, nhưng trong mọi trường hợp không được bố trí trước vách chống va;
(d) đối với tàu khách, và các tàu đặc biệt được đóng phù hợp với Bộ luật về an toàn đối với tàu có công dụng đặc biệt, 1983, của IMO và các phiên bản sau đó (sau đây gọi là “tàu có công dụng đặc biệt”), cơ quan có thẩm quyền có thể, với điều kiện tàu có các bố trí thỏa mãn phục vụ cho việc thông gió và chiếu sáng, cho phép bố trí các buồng ngủ dưới đường nước, nhưng trong mọi trường hợp không được bố trí các buồng ngủ ngay dưới các lối đi làm việc;
(e) không được có lỗ trực tiếp vào buồng ngủ từ không gian chứa hàng và buồng máy hoặc từ nhà bếp, kho dự trữ, buồng sấy hoặc khu vực vệ sinh chung; các vách ngăn chia những không gian đó với buồng ngủ và các vách ngoài phải được làm bằng thép hoặc vật liệu tương đương khác được duyệt, và phải kín nước và kín khí;
(f) vật liệu được sử dụng để chế tạo vách nội bộ, ván lót, tấm phủ, sàn và các liên kết phải phù hợp với mục đích sử dụng và đảm bảo môi trường sức khoẻ;
(g) phải trang bị chiếu sáng đầy đủ và thoát nước hiệu quả; và
(h) khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí, phục vụ ăn uống phải thỏa mãn các yêu cầu trong Quy định 4.3, và các điều khoản liên quan của Bộ luật, về bảo vệ sức khoẻ và an toàn, phòng ngừa tai nạn, về phòng ngừa nguy cơ tiếp xúc với các mức độ độc hại của tiếng ồn và chấn động, các yếu tố môi trường khác và hoá chất trên tàu, cung cấp cho thuyền viên môi trường sống là làm việc được chấp nhận trên tàu.
7. Các yêu cầu thông gió và sưởi:
(a) các buồng ngủ và phòng ăn phải được thông gió đầy đủ;
(b) các tàu, trừ những tàu thường xuyên hoạt động trong các điều kiện khí hậu ôn hoà không yêu cầu điều này, phải được trang bị điều hoà tại khu vực sinh hoạt của thuyền viên, cho mọi buồng vô tuyến điện riêng biệt và cho mọi buồng điều khiển máy tập trung;
(c) tất cả các khu vực vệ sinh phải được thông gió bằng khí trời, độc lập với các phần bất kỳ khác của khu vực sinh hoạt; và
(d) cung cấp đủ nhiệt bằng một hệ thống sưởi phù hợp, trừ các tàu chuyên chạy trong vùng khí hậu nhiệt đới.
8. Đối với các yêu cầu chiếu sáng, tuỳ theo các hệ thống đặc biệt nếu có thể được cho phép trên các tàu khách, các buồng ngủ và buồng ăn phải được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên và được cung cấp đủ chiếu sáng nhân tạo.
9. Nếu tàu được yêu cầu phải có khu vực để người ngủ, thì phải áp dụng các yêu cầu sau đối với phòng ngủ:
(a) với tàu không phải tàu khách, phải có một buồng ngủ cá nhân cho mỗi thuyền viên; với tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 hoặc tàu có công dụng đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép miễn giảm các yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan;
(b) phải trang bị các buồng ngủ riêng biệt cho nam giới và nữ giới;
(c) các buồng ngủ phải có kích thước phù hợp và được trang bị hợp lý đảm bảo tiện nghi và gọn gàng;
(d) trong mọi trường hợp, phải trang bị cho mỗi người một giường nằm riêng biệt;
(e) các kích thước trong tối thiểu của một giường nằm là 198 cm x 80 cm;
(f) diện tích sàn buồng ngủ của thuyền viên có một giường không nhỏ hơn:
(i) 4,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000;
(ii) 5,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 3.000 đến dưới 10.000;
(iii) 7 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 10.000 trở lên.
(g) tuy nhiên, nhằm mục đích trang bị các phòng ngủ một giường cho các tàu có tổng dung tích dưới 3.000, các tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép giảm bớt diện tích sàn của buồng ngủ;
(h) với tàu không phải tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000, có thể bố trí tối đa hai thuyền viên mỗi buồng ngủ; diện tích sàn của các buồng ngủ đó không nhỏ hơn 7 mét vuông;
(i) diện tích sàn của các buồng ngủ cho thuyền viên không phải sĩ quan trên tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt không được nhỏ hơn:
(i) 7,5 mét vuông đối với các buồng dành cho hai người;
(ii) 11,5 mét vuông đối với các buồng dành cho ba người;
(iii) 14,5 mét vuông đối với các buồng dành cho bốn người;
(j) buồng ngủ trên tàu có công dụng đặc biệt có thể chứa nhiều hơn bốn người; diện tích sàn các buồng ngủ đó không nhỏ hơn 3,6 mét vuông mỗi người;
(k) trên các tàu không phải tàu khách hoặc tàu có công dụng đặc biệt, các buồng ngủ cho sĩ quan trên tàu, nếu không có phòng khách hoặc phòng làm việc ban ngày riêng cho cá nhân, thì diện tích sàn cho mỗi người không nhỏ hơn:
(i) 7,5 mét vuông đối với tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000;
(ii) 8,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 3.000 trở lên nhưng nhỏ hơn 10.000;
(iii) 10 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 10.000 trở lên;
(l) trên các các tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt không, các buồng ngủ cho sĩ quan trên tàu, nếu có phòng khách hoặc làm việc ban ngày riêng cho cá nhân, thì diện tích sàn cho mỗi sĩ quan cấp thấp không nhỏ hơn 7,5 mét vuông và cho các sĩ quan cấp cao không nhỏ hơn 8,5 mét vuông; các sĩ quan cấp thấp là sĩ quan cấp vận hành, và sĩ quan cấp cao là sĩ quan cấp quản lý;
(m) thuyền trưởng, máy trưởng và đại phó phải có, ngoài các buồng ngủ của họ, một phòng khách, phòng làm việc ban ngày liên kề hoặc không gian bổ sung tương đương; các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miễn trừ yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan;
(n) đối với mỗi thuyền viên, đồ đạc gồm có một tủ quần áo với thể tích rộng rãi (tối thiểu 475 lít) và một ngăn kéo hoặc không gian tương đương tối thiểu 56 lít; nếu ngăn kéo liền với tủ quần áo thì tổng thể tích tối thiểu phải là 500 lít; tủ phải có một giá sách và có thể được khoá bởi người sử dụng để đảm bảo tính riêng tư;
(o) mỗi buồng ngủ phải có một bàn hoặc bàn viết, có thể là kiểu cố định, kiểu trượt hoặc kiểu gấp bản lề, và với chỗ ngồi thoải mái, nếu cần thiết.
10. Các yêu cầu đối với phòng ăn:
(a) phòng ăn phải bố trí cách biệt với buồng ngủ và gần bếp đến mức thực tế có thể thực hiện được; các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miến giảm yêu cầu đó sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan; và
(b) các phòng ăn phải có kích thước và tiện nghi phù hợp và được trang bị và bố trí hợp lý (bao gồm cả các phương tiện tiện phục vụ ăn uống), lưu ý đến số lượng thuyền viên có thể sử dụng chúng tại cùng một thời điểm bất kỳ; phải có các quy định về các trang bị phòng ăn được sử dụng chung hoặc riêng, nếu thích hợp.
11. Các yêu cầu đối với các phương tiện vệ sinh:
(a) thuyền viên phải có các phương tiện vệ sinh thỏa mãn các tiêu chuẩn tối thiểu về sức khoẻ và vệ sinh, và các tiêu chuẩn tiện nghi có thể chấp nhận được, phải có các phương tiện vệ sinh riêng biệt cho nam giới và nữ giới;
(b) phải có các phương tiện vệ sinh với khả năng tiếp cận dễ dàng của buồng lái và buồng máy hoặc gần trung tâm điều khiển buồng máy; các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miễn trừ yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan;
(c) phải bố trí tại vị trí thích hợp trên tàu tối thiểu một nhà vệ sinh, một chậu rửa và một bồn tắm hoặc nơi tắm có vòi hoa sen, hoặc cả hai, cho mỗi nhóm sáu người hoặc ít hơn không có các phương tiện dành riêng cho cá nhân;
(d) trừ tàu khách, mỗi buồng ngủ phải được trang bị một chậu rửa có vòi nước nóng lạnh, trừ khi có chậu rửa như vậy được bố trí trong phòng tắm cá nhân.
(e) với các tàu khách thường chạy không quá bốn giờ, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét các bố trí đặc biệt hoặc giảm số lượng thiết bị yêu cầu; và
(f) vòi nước sạch nóng lạnh phải sẵn có tại mọi vị trí rửa.
12. Đối với các yêu cầu khu vực bệnh viện, tàu có từ 15 thuyền viên trở lên và dự định chạy trên ba ngày phải có khu vực bệnh viện riêng biệt được sử dụng riêng cho mục đích chăm sóc y tế; cơ quan có thẩm quyền có thể giảm bớt yêu cầu này đối với các tàu hoạt động ven biển; khi phê duyệt khu vực bệnh viện trên tàu, cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo khu vực này, trong mọi điều kiện thời tiết, có thể dễ dàng tiếp cận, cung cấp chỗ ở thoải mái và cho phép thuyền viên được chăm sóc phù hợp và kịp thời.
13. Phải có phương tiện giặt quần áo được bố trí và trang bị thích hợp.
14. Tất cả các tàu phải có một hoặc một số khu vực trên boong hở, có đủ diện tích tương ứng với kích thước tàu và số thuyền viên trên tàu, để thuyền viên có thể đến đó khi không phải thực hiện nhiệm vụ.
15. Tất cả các tàu phải có các văn phòng riêng hoặc một văn phòng chung cho bộ phận boong và máy sử dụng; tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miễn trừ yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên.
16. Các tàu thường xuyên ra vào các cảng có nhiều muỗi phải được trang bị các thiết bị theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
17. Các tiện nghi, thiết bị và phương tiện giải trí, để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của thuyền viên phải sống và làm việc trên tàu, phải được trang bị cho lợi ích của mọi thuyền viên, lưu ý đến Quy định 4.3 và các điều khoản liên quan của Bộ luật về bảo vệ an toàn và sức khoẻ, và phòng ngừa tai nạn.
18. Cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy quyền kiểm tra thường xuyên trên tàu, đảm bảo khu vực sinh hoạt của thuyền viên sạch sẽ, có thể ở được và được bảo dưỡng với tình trạng tốt. Kết quả của các đợt kiểm tra như vậy phải được lập thành hồ sơ và luôn có sẵn cho việc xem xét.
19. Đối với các tàu nếu có nhu cầu phải quan tâm đến, không có sự phân biệt, lợi ích của các thuyền viên với tôn giáo và thành phần xã hội khác nhau, cơ quan có thẩm quyền có thể, sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên, cho phép áp dụng khác đôi chút so với các Tiêu chuẩn này, với điều kiện sự sai khác đó không làm cho toàn bộ các phương tiện trở lên kém tiện nghi hơn khi áp dụng Tiêu chuẩn này.
20. Mỗi Thành viên có thể, sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan, miễn trừ cho các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 200 nếu có lý do có thể chấp nhận, xét đến kích thước và số lượng thuyền viên trên tàu, liên quan đến các yêu cầu của các điều khoản sau đây của Tiêu chuẩn này:
(a) các mục 7(b), 11(d) và 13; và
(b) mục 9(f) và toàn bộ từ (h) đến (l), chỉ đối với diện tích sàn.
21. Chỉ có thể miễn trừ các yêu cầu của Tiêu chuẩn này nếu chúng được cho phép rõ ràng trong Tiêu chuẩn này, và chỉ trong các trường hợp đặc biệt mà các miễn trừ đó có thể được chứng minh một cách rõ ràng dựa trên các lý lẽ đủ mạnh và tuỳ thuộc vào việc bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho thuyền viên.
Hướng dẫn B3.1 - Khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí
Hướng dẫn B3.1.1 - Thiết kế và kết cấu
1. Các vách ngoài của các buồng ngủ và phòng ăn phải được bọc thích hợp. Tất cả các vách quây buồng máy và biên của nhà bếp và các không gian khác sinh ra nhiệt phải được bọc thích hợp nếu có khả năng gây ra các ảnh hưởng nhiệt trong khu vực sinh hoạt và các lối đi liền kề. Phải có các biện pháp bảo vệ tránh các ảnh hưởng nhiệt của hơi nước hoặc các đường ống phục vụ nước nóng, hoặc cả hai.
2. Các buồng ngủ, phòng ăn và phòng giải trí và lối đi trong khu vực sinh hoạt phải được bọc thích hợp chống ngưng tụ hơi nước hoặc quá nhiệt.
3. Các bề mặt vách và trần phải làm bằng vật liệu có bề mặt dễ dàng giữ sạch. Không sử dụng các dạng kết cấu có khả năng chứa côn trùng.
4. Các bề mặt vách và trần của các buồng ngủ, phòng ăn phải có khả năng giữ gìn sạch sẽ và được sơn phủ sáng màu với lớp ngoài cùng bền và không độc hại.
5. Cấu trúc và vật liệu của sàn boong tại tất cả các khu vực sinh hoạt của thuyền viên phải được phê duyệt và phải có bề mặt chống trượt, không thấm hút hơi ẩm và giữ gìn sạch sẽ một cách dễ dàng.
6. Nếu sàn làm bằng vật liệu tổng hợp, các mối ghép với các vách phải vát cạnh để tránh các khe hở.
Hướng dẫn B3.1.2 - Thông gió
1. Hệ thống thông gió cho các buồng ngủ và phòng ăn phải được kiểm soát để duy trì không khí theo điều kiện thỏa mãn và đảm bảo một lượng không khí đầy đủ được lưu thông trong tất cả các điều kiện thời tiết và khí hậu.
2. Các hệ thống điều hoà, dù là kiểu trung tâm hay đơn nguyên riêng lẻ, phải được thiết kế để:
(a) duy trì không khí với một nhiệt độ và độ ẩm tương đối thỏa mãn so với các điều kiện không khí bên ngoài, đảm bảo sự thay đổi không khí đầy đủ trong mọi không gian được điều hoà không khí, lưu ý đến các đặc điểm hoạt động đặc thù trên biển và không gây tiếng ồn hoặc hoặc rung động quá mức; và
(b) tạo điều kiện thuận lợi cho việc vệ sinh và khử trùng nhằm ngăn ngừa hoặc kiểm soát sự lây lan của bệnh tật.
3. Năng lượng cung cấp cho hoạt động của điều hoà không khí và các phương tiện thông gió khác, được yêu cầu bởi các mục trước trong Hướng dẫn này, phải luôn có sẵn khi thuyền viên sống hoặc làm việc trên tàu và khi các điều kiện yêu cầu như vậy. Tuy vậy, nguồn năng lượng này không cần được cung cấp từ nguồn sự cố.
Hướng dẫn B3.1.3 - Hệ thống sưởi
1. Hệ thống sưởi khu vực sinh hoạt của thuyền viên phải hoạt động tại mọi thời điểm khi thuyền viên sống và làm việc trên tàu, và khi ác điều kiện yêu cầu việc sử dụng hệ thống này.
2. Đối với tất cả các tàu được yêu cầu trang bị hệ thống sưởi, thì công chất sưởi sinh nhiệt có thể là nước nóng, khí nóng, điện, hơi nước hoặc tương đương. Tuy vậy, trong khu vực sinh hoạt, không được sử dụng hơi nước làm công chất truyền nhiệt. Hệ thống sưởi phải có khả năng duy trì nhiệt độ trong khu vực sinh hoạt của thuyền viên ở mức độ thỏa mãn theo các điều kiện bình thường của thời tiết và khí hậu thường gặp trong các hành trình tàu đã dự định. Cơ quan có thẩm quyền phải đưa ra các tiêu chuẩn trang bị.
3. Lò sưởi và các thiết bị sưởi khác phải được bố trí, nếu cần thiết, che chắn tránh các nguy cơ cháy hoặc nguy hiểm hoặc bất tiện cho người sử dụng.
Hướng dẫn B3.1.4 - Chiếu sáng
1. Trên tất cả các tàu, phải có đèn điện chiếu sáng tại khu vực sinh hoạt của thuyền viên. Nếu không có hai nguồn điện chiếu sáng độc lập, phải trang bị chiếu sáng bổ sung bằng các đèn được chế tạo thích hợp hoặc các thiết bị chiếu sáng sự cố.
2. Bố trí một đèn điện đọc sách tại đầu giường trong các buồng ngủ.
3. Cơ quan có thẩm quyền phải quy định các tiêu chuẩn phù hợp về ánh sáng nhân tạo và tự nhiên.
Hướng dẫn B3.1.5 - Buồng ngủ
1. Phải có đủ giường ngủ trên tàu, tạo thoải mái đến mức có thể được cho thuyền viên và bất kỳ người nào đi theo thuyền viên.
2. Nếu kích thước tàu, các hoạt động mà tàu dự định và cách bố trí của tàu làm cho điều này là thích hợp và được phép, các buồng ngủ của tàu phải được bố trí một buồng tắm cá nhân, bao gồm cả nhà vệ sinh, sao cho có thể cung cấp điều kiện tiện nghi cho người sử dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự ngăn nắp.
3. Đến mức thực tế có thể được, các buồng ngủ của thuyền viên phải được bố trí tách rời các khu vực trực ca và không có thuyền viên nào làm việc ban ngày chung một buồng với thuyền viên trực ca.
4. Đối với thuyền viên thực hiện nhiệm vụ của sỹ quan tập sự, mỗi buồng ngủ của họ có không quá hai người.
5. Cần xem xét để trang bị phương tiện nêu tại Tiêu chuẩn A3.1, mục 9(m), cho với sĩ quan máy hai hai, nếu có thể.
6. Các không gian chiếm chỗ của giường, tủ, ngăn kéo và ghế ngồi phải được tính vào diện tích sàn. Các không gian nhỏ, hoặc có hình dạng đặc biệt, không bổ sung một cách hữu hiệu cho không gian có sẵn cho việc di chuyển tự do, và không thể sử dụng để bố trí nội thất, phải được loại trừ.
7. Các giường không được bố trí nhiều hơn hai tầng; nếu đặt giường dọc theo mạn tàu thì chỉ được bố trí giường một tầng nếu có cửa lấy ánh sáng mạn ở phía trên giường.
8. Tầng dưới của loại giường hai tầng phải cách sàn không nhỏ hơn 30 cm; tầng trên nên bố trí trong khoảng giữa đáy của tầng dưới và mặt dưới xà boong.
9. Khung và thành, nếu có, của giường phải là vật liệu cứng, nhẵn được phê duyệt không dễ bị hao mòn và chứa côn trùng.
10. Nếu dùng các khung hình ống để chế tạo giường thì chúng phải được bịt kín hoàn toàn và không có các lỗ thủng cho côn trùng xâm nhập.
11. Mỗi giường phải có đệm có đế êm hoặc đệm êm kết hợp, gồm một đế lò xo đáy hoặc đệm lò xo. Đệm và vật liệu lót phải được làm bằng vật liệu được phê duyệt. Không được sử dụng nhồi vật liệu để côn trùng dễ dàng xâm nhập.
12. Khi giường được bố trí ở trên giường khác, phải có một tấm đáy chống bụi ở phía dưới đế đệm hoặc đế lò xo của giường tầng trên.
13. Đồ đạc trong phòng phải được làm bằng vật liệu nhẵn, cứng và không dễ cong vênh hoặc hao mòn.
14. Các buồng ngủ phải được trang bị rèm che hoặc dụng cụ tương đương tại các cửa sổ mạn tàu.
15. Buồng ngủ phải có một gương soi, tủ nhỏ để đựng đồ vệ sinh, một giá sách và một số lượng đủ các móc áo.
Hướng dẫn B3.1.6 - Phòng ăn
1. Phòng ăn có thể là loại tập thể hoặc riêng. Quyết định vấn đề này được đưa ra sau khi tham vấn các đại diện của chủ tàu và thuyền viên, và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Phải lưu ý đến các yếu tố như kích thước tàu và các nhu cầu văn hoá, tôn giáo, xã hội khác biệt của thuyền viên.
2. Nếu có phòng ăn riêng cho thuyền viên, thì phải có các phòng ăn riêng biệt cho:
(a) thuyền trưởng và các sĩ quan; và
(b) các sĩ quan tập sự và các thuyền viên khác.
3. Trên các tàu không phải tàu khách, diện tích sàn phòng ăn không nhỏ hơn 1,5 mét vuông cho mỗi người theo khả năng bố trí chỗ ngồi.
4. Trên tất cả các tàu, các phòng ăn phải có các bàn ăn và chỗ ngồi phù hợp, cố định hoặc di chuyển được, đủ phục vụ cho số lượng thuyền viên lớn nhất có thể cùng sử dụng nhà ăn một lúc.
5. Phải luôn có sẵn trên tàu khi thuyền viên ở trên tàu:
(a) một tủ lạnh, đặt tại vị trí thuận tiện và có dung tích đủ cho số người sử dụng phòng ăn hoặc các phòng ăn;
(b) các phương tiện phục vụ đồ uống nóng; và
(c) các phương tiện phục vụ nước mát.
6. Nếu phòng chia thức ăn của tàu không thể đi sang phòng ăn, thì phải trang bị tủ thích hợp để đựng các dụng cụ ăn uống và phải có phương tiện thích hợp để rửa các dụng cụ ăn uống.
7. Mặt trên của bàn ăn và ghế ngồi phải là vật liệu chịu được ẩm ướt.
Hướng dẫn B3.1.7 - Khu vực vệ sinh
1. Chậu rửa mặt và bồn tắm phải có kích thước phù hợp và được làm bằng vật liệu phê duyệt có bề mặt cứng khó nứt, bong và mòn.
2. Tất cả các bệ xí phải theo mẫu được duyệt và được trang bị phương tiện xả nước hoặc phương tiện xả phù hợp khác, như xả khí; các phương tiện xả này phải luôn sẵn sàng và được điều khiển một cách độc lập.
3. Khu vực vệ sinh dành cho từ hai người trở lên phải đáp ứng các yêu cầu sau:
(a) sàn là vật liệu bền được phê duyệt, không thấm nước, và được thoát nước tốt;
(b) các vách phải được làm bằng thép hoặc vật liệu được duyệt khác và phải kín nước đến chiều cao tối thiểu là 23 cm tính từ mặt boong;
(c) khu vực vệ sinh phải được chiếu sáng, thông gió và sưởi ẩm thích đáng;
(d) nhà vệ sinh phải được bố trí thuận tiện, nhưng biệt lập, với các buồng ngủ và các buồng rửa, không có lối vào trực tiếp từ buồng ngủ, hoặc từ lối đi giữa buồng ngủ và nhà vệ sinh, mà để tới đó, không có lối đi khác; yêu cầu này không áp dụng đối với nhà vệ sinh bố trí giữa hai buồng ngủ có tổng số người không nhiều hơn bốn; và
(e) nếu có từ hai bệ xí trở lên bố trí trong một buồng, thì chúng phải được che chắn thích hợp để đảm bảo sự riêng tư.
4. Các phương tiện giặt trang bị cho thuyền viên gồm có:
(a) các máy giặt;
(b) các máy sấy hoặc các buồng được thông gió và sấy nóng thích hợp; và
(c) các bàn là và cầu là hoặc bố trí tương đương.
Hướng dẫn B3.1.8 - Khu vực bệnh viện
1. Khu vực bệnh viện phải được thiết kế tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội chẩn và chăm sóc y tế, và trợ giúp ngăn ngừa lan truyền bệnh truyền nhiễm.
2. Bố trí lối vào, giường nằm, chiếu sáng, thông gió, sưởi và cung cấp nước phải được thiết kế đảm bảo sự thoải mái và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị người bệnh.
3. Cơ quan có thẩm quyền quy định số lượng giường bệnh.
4. Phải có khu vực vệ sinh riêng cho người bệnh tại khu vực bệnh viện, khu vực vệ sinh này có thể là một phần của, hoặc ở gần, khu vực bệnh viện. Khu vực vệ sinh này phải bao gồm có ít nhất một bệ xí, một chậu rửa và một bồn tắm hoặc nơi tắm có vòi hoa sen.
Hướng dẫn B3.1.9 - Các phương tiện khác
1. Nếu có khu vực riêng phục vụ cho việc thay quần áo của bộ phận máy, thì khu vực này phải:
(a) bố trí ngoài buồng máy nhưng dễ dàng đến được; và
(b) có các tủ quần áo cá nhân cùng với bồn tắm, hoặc nơi tắm có vòi hoa sen, hoặc cả hai và các chậu rửa có vòi nước nóng lạnh.
Hướng dẫn B3.1.10 - Giường ngủ, dụng cụ ăn uống và các trang bị khác
1. Mỗi Thành viên phải xem xét áp dụng các nguyên tắc sau:
(a) chủ tàu phải cung cấp bộ đồ giường sạch sẽ và các dụng cụ ăn uống cho mọi thuyền viên sử dụng khi làm việc trên tàu, các thuyền viên đó phải có trách nhiệm hoàn trả khi thuyền trưởng yêu cầu và khi hoàn thành công việc trên tàu;
(b) bộ đồ giường phải có chất lượng tốt, và chén, đĩa và các dụng cụ ăn uống khác phải là vật liệu được phê duyệt dễ dàng làm sạch được; và
(c) chủ tàu phải cung cấp khăn tắm, xà phòng và giấy vệ sinh cho thuyền viên.
Hướng dẫn B3.1.11 - Các phương tiện giải trí, bưu phẩm và bố trí tham quan tàu
1. Phải xem xét các phương tiện và dịch vụ giải trí thường xuyên để đảm bảo rằng chúng phù hợp với các thay đổi và nhu cầu của thuyền viên do sự phát triển công nghệ, hoạt động và phát triển khác của ngành công nghiệp hàng hải.
2. Cung trang bị cho phương tiện giải trí tối thiểu gồm một tủ sách và các dụng cụ đọc, viết và, nếu có thể, các trò chơi.
3. Trong việc lập kế hoạch trang bị phương tiện giải trí, cơ quan có thẩm quyền nên cân nhắc cả việc bố trí căng tin..
4. Cũng lưu ý đến việc trang bị các phương tiện sau đây mà thuyền viên không phải trả phí sử dụng, nếu có thể:
(a) một phòng hút thuốc;
(b) phương tiện xem vô tuyến truyền hình và nghe đài phát thanh;
(c) phương tiện chiếu phim, số lượng phim dự trữ đủ trong thời gian hành trình và, nếu cần thiết, thay đổi trong các khoảng thời gian phù hợp;
(d) Trang bị thể thao gồm các thiết bị luyện tập, các trò chơi trên bảng và trò chơi trên bà n tàu;
(e) nếu có thể, phương tiện dành cho bơi lội;
(f) một thư viện có sách giáo dục và các loại sách khác, số sách dự trữ đủ trong thời gian hành trình và, nếu cần, thay đổi trong các khoảng thời gian phù hợp;
(g) các phương tiện dành cho các công việc thủ công mang tính giải trí;
(h) các thiết bị điện tử như đài, vô tuyến truyền hình, đầu video, đầu DVD/CD, máy tính cá nhân và phần mềm, và các máy cát xét;
(i) nếu phù hợp, có thể bố trí quầy bar trên tàu cho thuyền viên nêu không vi phạm tập quán quốc gia, tôn giáo hoặc xã hội; và
(j) việc tiếp cận thích hợp đối với việc trao đổi thông tin bằng điện thoại tàu - bờ, thư tín và các thiết bị in tơ nét, nếu có thể, với chi phí hợp lý cho việc sử dụng các dịch vụ này.
5. Cố gắng đảm bảo thư tín của thuyền viên được gửi đi kịp thời và tin cậy. Phải xem xét tránh cho thuyền viên phải trả thêm bưu phí khi thư tín phải gửi lại bởi các trường hợp ngoài kiểm soát của họ.
6. Phải xem xét đến các biện pháp đảm bảo, phụ thuộc vào văn bản luật hoặc quy định bất kỳ của quốc gia hoặc quốc tế, bất cứ khi nào có thể và thích hợp, thuyền viên được phép để vợ/ chồng, họ hàng, bạn bè xuống thăm khi tàu trong cảng. Các biện pháp đó phải đáp ứng thỏa mãn mọi yêu cầu liên quan đến thủ tục an ninh.
7. Xem xét các khả năng cho phép thuyền viên được đưa vợ/ chồng đi theo các chuyến đi không thường xuyên nếu điều đó là khả thi và hợp lý. Những người đi theo thuyền viên phải được bảo hiểm tai nạn và ốm đau đầy đủ; các chủ tàu phải hỗ trợ thuyền viên để thực hiện việc bảo hiểm đó.
Hướng dẫn B3.1.12 - Ngăn ngừa tiếng ồn và rung động
1. Khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí, phục vụ ăn uống phải được bố trí càng cách xa càng tốt các động cơ, buồng máy lái, tời boong, thiết bị thông gió, sưởi, điều hoà, và các bộ phận và máy móc gây ồn khác.
2. Các vật liệu cách âm và hút âm thích hợp khác nên được sử dụng để chế tạo và trang trí vách, trần và boong trong các khu vực tạo ra âm thanh cũng như các cửa cách ly tiếng ồn tự đóng cho các buồng máy.
3. Buồng máy và các khu vực máy móc khác phải có, nếu có thể được, buồng điều khiển trung tâm cách âm dành cho những người làm việc trong buồng máy. Các khu vực làm việc, như xưởng cơ khí, phải được cách ly, đến mức thực tế có thể thực hiện được, tiếng ồn chung của buồng máy, và phải có các biện pháp giảm tiếng ồn trong khi máy hoạt động.
4. Các giới hạn độ ồn của các không gian sống và làm việc phải phù hợp với các hướng dẫn quốc tế của ILO về các mức xuất lộ cho phép, gồm cả các vấn đề được nêu trong bộ luật thực hành có tựa đề Các yếu tố môi trường tại nơi làm việc, 2001, và, nếu có thể, công tác bảo vệ đặc biệt được Tổ chức hàng hải quốc tế khuyến nghị, và các văn kiện sửa đổi, bổ sung tiếp theo về các mức độ ồn cho phép trên tàu. Trên tàu phải luôn có một bản sao các văn kiện hiện hành bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ làm việc trên tàu và thuyền viên có thể dễ tiếp cận.
5. Các khu vực sinh hoạt hoặc phương tiện giải trí hoặc phục vụ ăn uống không chịu tác động của sự rung động quá mức.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo thuyền viên được cung cấp lương thực, thực phẩm và nước uống có chất lượng tốt trong các điều kiện hợp vệ sinh quy định
1. Mỗi Thành viên phải đảm bảo các tàu mang cờ quốc tịch của mình mang theo và phục vụ lương thực, thực phẩm và nước uống với chất lượng, giá trị dinh dưỡng và chất lượng phù hợp với các nhu cầu của tàu, và lưu ý đến nền tảng tôn giáo và văn hoá khác nhau.
2. Thuyền viên trên tàu được cung cấp lương thực, thực phẩm miễn phí trong thời gian làm việc.
3. Thuyền viên được tuyển dụng để làm đầu bếp trên tàu với trách nhiệm chuẩn bị đồ ăn phải được đào tạo và có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Tiêu chuẩn A3.2 - Lương thực, thực phẩm và việc cung cấp lương thực, thực phẩm
1. Mỗi Thành viên phải thông qua các văn bản pháp luật và quy định hoặc các biện pháp khác để quy định các tiêu chuẩn tối thiểu về số lượng và chất lượng của lương thực, thực phẩm và nước uống, và các tiêu chuẩn cung cấp lương thực, thực phẩm đối với các bữa ăn của thuyền viên trên tàu mang cờ quốc tịch của mình, và phải thực hiện các hoạt động giáo dục để nâng cao nhận thức và thực hiện các tiêu chuẩn nêu tại mục này.
2. Mỗi Thành viên phải đảm bảo các tàu mang cờ của quốc tịch của mình thỏa mãn các tiêu chuẩn tối thiểu sau đây:
(a) việc cung cấp lương thực, thực phẩm và nước uống, lưu ý đến số lượng thuyền viên trên tàu, các yêu cầu về tôn giáo và thực tiễn văn hoá của họ liên quan đến lương thực, thực phẩm, thời gian và đặc điểm của chuyến đi, phải phù hợp về số lượng, giá trị dinh dưỡng, chất lượng và sự đa dạng phong phú về chủng loại;
(b) tổ chức và các thiết bị của bộ phận cung cấp lương thực, thực phẩm phải cho phép cung cấp cho thuyền viên các bữa ăn đầy đủ, phong phú và đảm bảo dinh dưỡng được chuẩn bị và phục vụ trong điều kiện vệ sinh; và
(c) các nhân viên cung cấp lương thực, thực phẩm phải được đào tạo hoặc chỉ dẫn phù hợp về công việc của họ.
3. Chủ tàu phải bảo đảm thuyền viên được tuyển dụng vào vị trí cấp dưỡng được đào tạo, chứng nhận và đủ khả năng thực hiện công việc, phù hợp với các yêu cầu được nêu trong văn bản pháp luật và quy định của Thành viên liên quan.
4. Các yêu cầu nêu tại mục 3 của Tiêu chuẩn này phải bao gồm việc hoàn thành một khoá đào tạo được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hoặc công nhận về nghề nấu ăn, vệ sinh lương thực, thực phẩm và vệ sinh cá nhân, dự trữ lương thực, thực phẩm, kiểm soát kho lương thực, thực phẩm, và bảo vệ môi trường, an toàn và sức khoẻ trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm.
5. Trên tàu hoạt động với định biên dưới mười người, do quy mô của thuyền bộ và đặc tính thương mại, cơ quan có thẩm quyền có thể không yêu cầu một cấp dưỡng có đầy đủ chứng nhận, nhưng bất cứ người nào thực hiện việc chế biến thức ăn trong nhà bếp phải được đào tạo hoặc chỉ dẫn về lĩnh vực này, bao gồm vệ sinh lương thực, thực phẩm và vệ sinh cá nhân, cũng như việc bảo quản và dự trữ lương thực, thực phẩm trên tàu.
6. Trong các trường hợp đặc biệt cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có thể cấp một giấy miễn giảm cho phép một cấp dưỡng không được chứng nhận đầy đủ phục vụ trên một tàu cụ thể trong một thời gian giới hạn quy định, cho đến khi tàu ghé vào cảng thuận tiện tiếp theo hoặc trong khoảng thời gian không quá một tháng, với điều kiện người được cấp giấy miễn giảm đã được đào tạo hoặc chỉ dẫn về lĩnh vực này, bao gồm vệ sinh lương thực, thực phẩm và vệ sinh cá nhân, cũng như việc bảo quản và dự trữ lương thực, thực phẩm trên tàu.
7. Phù hợp với các quy trình tại Đề mục 5, cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu việc kiểm tra được lập thành hồ sơ thường xuyên được thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy quyền thực hiện đối với:
(a) việc cung cấp lương thực, thực phẩm và nước uống;
(b) tất cả các khu vực và thiết bị được sử dụng để bảo quản và dự trữ lương thực, thực phẩm và nước uống; và
(c) nhà bếp và các thiết bị khác để chuẩn bị và phục vụ các bữa ăn.
8. Không được tuyển dụng thuyền viên dưới 18 tuổi làm cấp dưỡng trên tàu.
Hướng dẫn B.3.2 - Lương thực, thực phẩm và việc cung cấp thực phẩm trên tàu
Hướng dẫn B3.2.1 - Kiểm tra, giáo dục, nghiên cứu và công bố
1. Cơ quan có thẩm quyền phải, phối hợp với các tổ chức và các cơ quan liên quan khác, tổng hợp thông tin mới nhất về dinh dưỡng và các phương pháp mua, dự trữ, bảo quản, nấu và phục vụ lương thực, thực phẩm, với sự quan tâm đặc biệt đến các yêu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm trên tàu. Thông tin này phải sẵn có, miễn phí hoặc có giá chấp nhận được, cho các nhà sản xuất và kinh doanh cung cấp lương thực, thực phẩm và trang thiết bị cho tàu, các thuyền trưởng, phục vụ viên và cấp dưỡng, và cho các tổ chức liên quan của chủ tàu và thuyền viên. Các mẫu công bố thích hợp, như các sổ tay, cẩm nang, áp phích, biểu đồ, hoặc quảng cáo trong các tập san thương mại, phải được sử dụng cho mục đích này.
2. Cơ quan có thẩm quyền phải đưa ra các khuyến nghị tránh lãng phí lương thực, thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì một tiêu chuẩn vệ sinh phù hợp, và đảm bảo sự thuận lợi thực tế tối đa trong cách thức bố trí làm việc.
3. Cơ quan có thẩm quyền phải làm việc với các cơ quan và tổ chức liên quan trong việc xây dựng tài liệu giáo dục và thông tin trên tàu liên quan đến các biện pháp đảm bảo việc cung cấp lương thực, thực phẩm thích hợp và các dịch vụ cung cấp lương thực, thực phẩm.
4. Cơ quan có thẩm quyền phải làm việc với sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức liên quan của chủ tàu và thuyền viên và các cơ quan chuyên môn của địa phương hoặc quốc gia để giải quyết các vấn đề về lương thực, thực phẩm và sứa khỏe, và có thể sử dụng dịch vụ của các cơ quan có chuyên môn đó nếu cần thiết.
Hướng dẫn B3.2.2 - Cấp dưỡng
1. Thuyền viên chỉ được chứng nhận là cấp dưỡng trên tàu nếu:
(a) đã phục vụ trên biển trong một thời gian tối thiểu được cơ quan có thẩm quyền quy định, thời gian này có thể được thay đổi khi xét đến năng lực hoặc kinh nghiệm thích hợp hiện có.
(b) đã hoàn thành một kỳ kiểm tra theo quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc đã hoàn thành một kỳ kiểm tra tương đương tại một khoá đào tạo cấp dưỡng được chứng nhận.
2. Kỳ kiểm tra theo quy định có thể được thực hiện và giấy chứng nhận được cấp hoặc trực tiếp từ cơ quan cơ thẩm quyền hoặc, dưới sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền, bởi trường đào tạo cấp dưỡng được công nhận.
3. Cơ quan có thẩm quyền phải công nhận, nếu phù hợp, các giấy chứng nhận chuyên môn của cấp dưỡng trên tàu được cấp bởi Thành viên khác đã phê chuẩn Công ước này hoặc Công ước về cấp giấy chứng nhận cho cấp dưỡng trên tàu, 1946 (Số 69), hoặc cơ quan được được công nhận khác.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo rằng môi trường làm việc của thuyền viên trên tàu đẩy mạnh an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ
1. Mỗi Quốc gia thành viên phải đảm bảo các thuyền viên trên tàu mang cờ quốc gia của mình được bảo vệ sức khoẻ lao động và cuộc sống, làm việc và đào tạo trên tàu trong môi trường an toàn và vệ sinh.
2. Mỗi Quốc gia thành viên phải xây dựng và ban hành các hướng dẫn quốc gia về quản lý an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ trên tàu mang cờ quốc gia của mình, sau khi tham vấn với đại diện các tổ chức của các chủ tàu và thuyền viên và tính đến các bộ luật, hướng dẫn, tiêu chuẩn hiện hành được các tổ chức quốc tế, chính quyền hàng hải quốc gia và các tổ chức công nghiệp hàng hải khuyến nghị.
3. Mỗi Quốc gia thành viên phải thông qua các luật và các quy định và các biện pháp khác điều chỉnh các vấn đề nêu trong Bộ luật, lưu tâm đến các văn kiện quốc tế liên quan, và đề ra các tiêu chuẩn quy định về an toàn nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn trên tàu mang cờ quốc gia của mình.
Tiêu chuẩn A4.3 - Bảo vệ sức khoẻ, an toàn và phòng ngừa tai nạn
1. Các luật và các quy định và các biện pháp khác được thông qua theo mục 3 Quy định 4.3, phải gồm các vấn đề sau:
(a) thông qua, triển khai hiệu quả và thúc đẩy an toàn lao động và các chính sách và các chính sách và chương trình sức khoẻ trên tàu mang cờ Quốc gia thành viên, bao gồm cả đánh giá rủi ro cũng như đào tạo và hướng dẫn thuyền viên;
(b) các cảnh báo thích hợp để phòng ngừa tai nạn lao động, thương tích và bệnh tật trên tàu, gồm các biện pháp làm giảm bớt và phòng ngừa nguy cơ tiếp xúc với các mức độ độc hại của hoá chất và các tác nhân xung quanh cũng như nguy cơ thương tích hoặc bệnh tật có thể phát sinh do sử dụng thiết bị và máy móc trên tàu;
(c) các chương trình phòng ngừa tai nạn, thương tích, bệnh tật nghề nghiệp trên tàu và liên tục nâng cao an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ, liên quan đến các đại diện của thuyền viên và những người khác liên quan đến việc thực hiện, tính đến các biện pháp phòng ngừa, bao gồm cả kiểm soát thiết kế và vận hành máy, thay thế các quá trình và các quy trình đối với các nhiệm vụ cá nhân và tập thể, và sử dụng dụng cụ bảo hộ cá nhân; và
(d) các yêu cầu kiểm tra, báo cáo và khắc phục các điều kiện không an toàn và điều tra và báo cáo tai nạn lao động trên tàu;
2. Các quy định như nêu tại mục 1 của Tiêu chuẩn này phải:
(a) lưu tâm đến các văn kiện quốc tế liên quan đề cập đến an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ nói chung và các nguy cơ cụ thể, và điều chỉnh mọi vấn đề liên quan nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, thương tích và bệnh nghề nghiệp có thể áp dụng cho công việc của thuyền viên và đặc biệt là các vấn đề về lao động trong ngành hàng hải;
(b) quy định rõ nghĩa vụ của chủ tàu, thuyền viên và những người khác liên quan để phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành và với chính sách và chương trình an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ của tàu với chú ý đặc biệt đến an toàn và sức khoẻ của thuyền viên dưới 18 tuổi;
(c) quy định các nhiệm vụ của thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng phân công, hoặc cả hai, nắm giữ trách nhiệm quy định cụ thể thực hiện và tuân thủ chính sách và chương trình an toàn và sức khoẻ của tàu; và
(d) quy định quyền hạn của thuyền viên trên tàu được phân công hoặc được chọn với tư cách là đại diện an toàn tham gia các cuộc họp của Ủy ban an toàn của tàu. Ủy ban này được thành lập trên một tàu có từ năm thuyền viên trở lên.
3. Các luật và các quy định và các biện pháp khác nêu tại mục 3 Quy định 4.3, phải được soát xét thường xuyên có tham vấn các đại diện của các tổ chức của các chủ tàu và thuyền viên, nếu cần thiết, sửa đổi tính đến các thay đổi về công nghệ và nghiên cứu để thúc đẩy liên tục nâng cao các chính sách và chương trình an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ nghề nghiệp và tạo ra một môi trường nghề nghiệp an toàn cho thuyền viên trên tàu mang cờ của Quốc gia thành viên.
4. Phù hợp với các yêu cầu của các văn kiện quốc tế hiện hành về các mức độ tiếp xúc với các nguy cơ tại vị trí làm việc trên tàu có thể chấp nhận được, xây dựng và thực hiện các chính sách và chương trình an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của tàu phải được xem xét thỏa mãn các yêu cầu của Công ước này.
5. Cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo:
(a) các tai nạn lao động, thương tích, bệnh tật nghề nghiệp được báo cáo đầy đủ, theo hướng dẫn Tổ chức lao động quốc tế về báo cáo và ghi chép các tai nạn lao động và bệnh tật;
(b) các thống kê tổng hợp về các tai nạn, bệnh tật đó phải được lưu giữ, phân tích và công bố và, nếu phù hợp, nghiên cứu tiếp nhằm xác định xu hướng chung và nhận dạng các nguy cơ; và
(c) các tai nạn lao động phải được điều tra.
6. Báo cáo và điều tra các vấn đề an toàn lao động và sức khoẻ phải bảo mật các dữ liệu cá nhân của thuyền viên, và phù hợp với hướng dẫn Tổ chức lao động thế giới liên quan đến vấn đề này.
7. Cơ quan có thẩm quyền phải hợp tác với các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên để có các biện pháp cung cấp cho thuyền viên thông tin liên quan các nguy hiểm cụ thể trên tàu, ví dụ, dán các thông báo chính thức về các chỉ dẫn liên quan.
8. Cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu chủ tàu đánh giá rủi ro liên quan đến đến quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp phù hợp với thông tin dữ liệu từ tàu của mình và từ các dữ liệu chung của cơ quan có thẩm quyền.
Hướng dẫn A4.3 - Bảo vệ sức khoẻ, an toàn và phòng ngừa tai nạn
Hướng dẫn B4.3.1 - Các điều khoản về tai nạn, thương tích và bệnh tật nghề nghiệp
1. Các điều khoản yêu cầu tại Tiêu chuẩn A4.3 phải phù hợp với bộ luật thực hành của ILO có tựa đề Phòng ngừa tai nạn trên tàu trên biển và trong cảng, 1996, và các phiên bản tiếp theo và các văn bản liên quan của ILO khác và các tiêu chuẩn và hướng dẫn quốc tế khác và các bộ luật thực hành liên quan đến bảo vệ an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, gồm mọi mức độ tiếp xúc xác định.
2. Cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo các hướng dẫn quốc gia về quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp có các vấn đề sau đây, cụ thể:
(a) các điều khoản chung và cơ bản;
(b) đặc điểm kết cấu của tàu, gồm các phương tiện tiếp cận và các mối nguy hiểm về a-mi-ăng;
(c) hệ thống máy;
(d) hiệu ứng nhiệt độ cao hoặc quá thấp của mọi bề mặt mà thuyền viên có thể tiếp xúc;
(e) ảnh hưởng của tiếng ồn tại vị trí làm việc và khu vực sinh hoạt trên tàu;
(f) ảnh hưởng của rung động tại vị trí làm việc và khu vực sinh hoạt trên tàu;
(g) các ảnh hưởng của các yếu tố xung quanh, trừ những yếu tố nêu tại tiểu mục (e) và (f), tại vị trí làm việc và khu vực sinh hoạt trên tàu, kể cả khói thuốc;
(h) các biện pháp an toàn đặc biệt trên và dưới boong;
(i) thiết bị nhận và trả hàng;
(j) phòng chống cháy;
(k) neo, xích và dây;
(l) hàng nguy hiểm và dằn;
(m) dụng cụ bảo hộ cá nhân cho thuyền viên;
(n) làm việc trong các không gian kín;
(o) ảnh hưởng của mệt mỏi đến thần kinh và thể chất;
(p) các ảnh hưởng nghiện ma tuý và rượu;
(q) phòng tránh HIV/AIDS; và
(r) đối phó với tai nạn và trường hợp khẩn cấp.
3. Đánh giá các nguy hiểm và giảm bớt rủi ro nêu tại mục 2 của Hướng dẫn này phải tính đến các ảnh hưởng về thể chất đến sức khoẻ lao động, gồm có bốc xếp vật nặng bằng tay, tiếng ồn và rung động và ảnh hưởng sức khoẻ lao động về sinh học và hoá học, ảnh hưởng sức khoẻ lao động về tinh thần, ảnh hưởng của mệt mỏi đến sức khoẻ thể chất và tinh thần và các tai nạn lao động. Các biện pháp cần thiết phải xét đến đến nguyên tắc phòng ngừa là: chống lại các mối nguy hiểm từ nguồn gây ra, thích nghi với công việc đối với các cá nhân, đặc biệt liên quan đến thiết kế vị trí làm việc, và thay thế các vật liệu nguy hiểm bằng loại không nguy hiểm hoặc ít nguy hiểm hơn, ưu tiên dụng cụ bảo hộ cá nhân cho thuyền viên.
4. Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo các quy định về sức khoẻ và an toàn bao gồm, cụ thể trong các phần sau đây:
(a) đối phó trường hợp khẩn cấp hoặc tai nạn;
(b) ảnh hưởng của nghiện ma tuý và rượu;
(c) phòng tránh HIV/AIDS.
Hướng dẫn B4.3.2 - Tiếp xúc với tiếng ồn
1. Cơ quan có thẩm quyền, kết hợp với các cơ quan quốc tế có thẩm quyền và các đại diện của các tổ chức liên quan của chủ tàu và thuyền viên, cân nhắc nguyên nhân gây tiếng ồn trên tàu với mục tiêu nâng cao bảo vệ thuyền viên, đến mức thực tế có thể thực hiện được, tránh tác hại của tiếng ồn.
2. Soát xét nêu tại mục 1 của Hướng dẫn này phải tính đến tác hại khi chịu tiếng ồn quá mức đối với thính giác, sức khoẻ và thích nghi của thuyền viên và các biện pháp được quy định hoặc khuyến nghị để giảm tiếng ồn trên tàu bảo vệ thuyền viên.
Các biện pháp xem xét gồm có:
(a) cảnh báo thuyền viên về các mối nguy hiểm đối với thính giác và sức khoẻ do phải chịu tiếng ồn lớn kéo dài và sử dụng hợp lý các dụng cụ bảo hộ;
(b) cung cấp dụng cụ bảo vệ thính giác được duyệt cho thuyền viên nếu cần thiết; và
(c) đánh giá nguy cơ và giảm các mức độ tiếng ồn trong tất cả khu vực sinh hoạt, giải trí và chế biến thực phẩm, cũng như buồng máy và các không gian chứa động cơ khác.
Hướng dẫn B4.3.3 - Tiếp xúc với rung động
1. Cơ quan có thẩm quyền, kết hợp với các cơ quan quốc tế có thẩm quyền và các đại diện của các tổ chức liên quan của chủ tàu và thuyền viên, tham khảo, nếu phù hợp, các tiêu chuẩn quốc tế liên quan, xem xét vấn đề rung động trên tàu với mục tiêu tăng cường bảo vệ thuyền viên, đến mức thực tế có thể thực hiện được, tránh các tác hại của rung động.
2. Xem xét mục 1 của Hướng dẫn này bao gồm các ảnh hưởng do phải chịu rung động quá mức đối với sức khoẻ và thích nghi và các biện pháp được quy định hoặc khuyến nghị nhằm giảm rung động trên tàu bảo vệ thuyền viên. Các biện pháp xem xét gồm có:
(a) cảnh báo cho thuyền viên về các mối nguy hiểm đối với sức khoẻ khi phải chịu rung động kéo dài;
(b) cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân được duyệt cho thuyền viên nếu cần thiết; và
(c) đánh giá các nguy cơ và giảm rung động trong mọi khu vực sinh hoạt, giải trí và chế biến thực phẩm bằng thông qua các biện pháp phù hợp với hướng dẫn bộ luật thực hành của ILO có Tựa đề Các yếu tố xung quanh vị trí làm việc, 2001, và bất kỳ sửa đổi nào tiếp theo, tính đến khả năng chịu rung động khác nhau tại các khu vực đó và tại vị trí làm việc.
Hướng dẫn B.4.3.4 - Nghĩa vụ của chủ tàu
1. Chủ tàu có nghĩa vụ cung cấp thiết bị bảo vệ hoặc dụng cụ bảo vệ phòng tránh tai nạn, nói chung, kèm theo các quy định sử dụng các thiết bị này và yêu cầu thuyền viên đáp ứng các biện pháp phòng tránh tai nạn và bảo vệ sức khoẻ liên quan.
2. Cũng xem xét Điều 7 và 11 Công ước bảo vệ hệ thống máy, 1963 (Số 119), và các điều khoản tương ứng của Khuyến nghị về bảo vệ hệ thống máy, 1963, (Số 118), theo đó nghĩa vụ phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu rằng hệ thống máy đang sử dụng phải được bảo vệ phù hợp, và không cho phép sử dụng khi không có bảo vệ thích đáng thuộc về người thuê lao động, trong khi đó nghĩa vụ của thuyền viên là không được sử dụng máy móc khi không có bảo vệ đúng vị trí hoặc tháo bỏ các bảo vệ được trang bị.
Hướng dẫn B4.3.5 - Báo cáo và tập hợp các số liệu
1. Mọi tai nạn, thương tích, bệnh tật nghề nghiệp phải được báo cáo để điều tra và các số liệu tổng hợp phải được lưu giữ, phân tích và công bố, lưu ý đến bảo vệ dữ liệu các nhân của thuyền viên liên quan. Các báo cáo không được hạn chế công bố về số thương vong hoặc tai nạn liên quan đến tàu.
2. Các số liệu nêu tại mục 1 của Hướng dẫn này phải ghi số lượng, bản chất, các nguyên nhân và ảnh hưởng của các tai nạn lao động và các thương tích và bệnh nghề nghiệp, kèm theo một thông báo rõ, nếu phù hợp, khu vực trên tàu, loại hình tai nạn và nơi xảy ra trên biển hay tại cảng.
3. Mỗi Thành viên phải chú ý đến mọi hệ thống hoặc tổ chức quốc tế ghi nhận các tai nạn của thuyền viên có thể được Tổ chức Lao động quốc tế thành lập.
Hướng dẫn B4.3.6 - Điều tra
1. Cơ quan có thẩm quyền phải điều tra nguyên nhân và tình huống của mọi tai nạn, thương tích nghề nghiệp và bệnh tật dẫn đến chết người hoặc thương tích nghiêm trọng, và các trường hợp khác như quy định tại các văn bản pháp luật và quy định quốc gia.
2. Xem xét các vấn đề sau khi điều tra:
(a) môi trường làm việc, như các bề mặt làm việc, bố trí buồng máy, các phương tiện tiếp cận, hệ thống chiếu sáng và các phương pháp làm việc;
(b) phạm vi ảnh hưởng theo các nhóm tuổi khác nhau đối với tai nạn lao động, thương tích và bệnh nghề nghiệp;
(c) các vấn đề tâm sinh lý đặc biệt tạo ra bởi môi trường trên tàu;
(d) các vấn đề phát sinh do căng thẳng thể chất trên tàu, đặc biệt do hậu quả tăng cường độ làm việc;
(e) các vấn đề phát sinh và xuất phát từ ảnh hưởng của phát triển kỹ thuật và tác động của chúng đến thuyền viên; và
(f) các vấn đề phát sinh do lỗi của con người.
Hướng dẫn B4.3.7 - Chương trình bảo vệ và phòng ngừa quốc gia
1. Để cung cấp một cơ sở vững chắc cho các biện pháp nâng cao bảo vệ an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp và phòng ngừa tai nạn, thương tích và bệnh tật gây ra bởi các nguy hiểm cụ thể của công việc hàng hải, phải nghiên cứu các xu hướng chung về các nguy hiểm đó khi được xác định từ các số liệu thống kê.
2. Việc triển khai các chương trình bảo vệ và phòng ngừa nâng cao an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp phải được tổ chức sao cho cơ quan có thẩm quyền, các chủ tàu và thuyền viên hoặc đại diện của họ và các cơ quan phù hợp khác có vai trò thiết thực, gồm các buổi họp phổ biến thông tin, cảnh báo các mức độ tối đa về với các nguy cơ độc hại tiềm ẩn của các nhân tố môi trường làm việc và các độc hại khác hoặc kết quả của một quá trình đánh giá nguy hiểm có hệ thống. Cụ thể, các Ủy ban an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp quốc gia hoặc liên chính phủ hoặc các bộ phận làm việc tạm thời và các Ủy ban trên tàu, mà các tổ chức liên quan của các chủ tàu và thuyền viên đại diện ở đó, phải được thành lập.
3. Nếu có hoạt động ở cấp công ty, phải xem xét sự có mặt đại diện của thuyền viên tại mọi Ủy ban an toàn trên tàu.
Hướng dẫn B4.3.8 - Nội dung các chương trình bảo vệ và phòng ngừa
1. Phải xem xét các chức năng sau của các Ủy ban và các cơ quan khác nêu tại Hướng dẫn B4.3.7, mục 2:
(a) chuẩn bị các hướng dẫn và chính sách quốc gia về các hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khoẻ và về các quy định, quy phạm và tài liệu liên quan đến phòng ngừa tai nạn;
(b) tổ chức đào tạo và các chương trình an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn;
(c) tổ chức tuyên truyền về an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn lao động, gồm phim ảnh, áp phích, thông báo và tờ rơi; và
(d) phân phối tài liệu và thông tin về về an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn cho thuyền viên trên tàu.
2. Các điều khoản và khuyến nghị liên quan được thông qua bởi các cơ quan có thẩm quyền hoặc các tổ chức hoặc các tổ chức quốc tế phù hợp phải đưa vào nội dung các biện pháp an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp hoặc các khuyến nghị thực hành.
3. Khi xây dựng các chương trình an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn, mỗi Quốc gia thành viên phải xem xét mọi bộ luật thực hành liên quan đến an toàn và sức khoẻ của thuyền viên mà Tổ chức Lao động quốc tế ban hành.
Hướng dẫn B4.3.9 - Hướng dẫn về an toàn và bảo vệ sức khoẻ nghề nghiệp và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp
1. Giáo trình đào tạo nêu tại Tiêu chuẩn A4.3, mục 1(a), phải được xem xét định kỳ và cập nhật theo sự phát triển về loại và kích thước tàu và trang bị của chúng, cũng như các thay đổi về định biên, quốc tịch, ngôn ngữ và tổ chức làm việc trên tàu.
2. Duy trì tuyên truyền về an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp, theo các hình thức sau:
(a) tài liệu giáo dục nghe nhìn, như phim ảnh, sử dụng tại các trung tâm đào tạo hướng nghiệp thuyền viên và nếu có thể sử dụng trên tàu;
(b) dán các áp phích trên tàu;
(c) các tạp chí thường xuyên của thuyền viên về các điều khoản liên quan đến các mối nguy hiểm của lao động hàng hải và các biện pháp an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp; và
(d) các chiến dịch đặc biệt sử dụng các phương tiện thông tin công cộng thông báo cho thuyền viên, kể cả các chiến dịch thực hành làm việc an toàn.
3. Tuyên truyền nêu tại mục 2 của Hướng dẫn này phải lưu ý đến sự khác nhau về quốc tịch, ngôn ngữ và văn hoá của thuyền viên trên tàu.
Hướng dẫn B4.3.10 - Giáo dục an toàn và sức khoẻ cho thuyền viên trẻ
1. Các quy định về an toàn và sức khoẻ phải có các quy định chung về kiểm tra y tế trước và trong khi làm việc và phòng ngừa tai nạn và bảo vệ sức khoẻ trong khi làm việc, có thể áp dụng cho công việc của thuyền viên. Các quy định đó phải đề ra các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối thiểu các nguy hiểm nghề nghiệp đối với thuyền viên trẻ trong khi làm việc.
2. Trừ khi một thủy trẻ được cơ quan có thẩm quyền công nhận có đủ chuyên môn và kỹ năng phù hợp, các quy định phải chỉ ra giới hạn cụ thể cho của thuyền viên, khi không được hướng dẫn và giám sát phù hợp, một số loại công việc nào đó có các nguy cơ tai nạn đặc biệt hoặc tác hại đến sức khoẻ và phát triển thể chất của thuyền viên, hoặc yêu cầu một mức độ cẩn thận, kinh nghiệm hoặc kỹ năng cụ thể. Xác định loại công việc hạn chế theo các quy định, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét công việc liên quan cụ thể:
(a) việc di chuyển hoặc mang vác vật dụng hoặc các đồ vật nặng;
(b) đi vào các nồi hơi, két và khoang cách ly;
(c) tiếp xúc với tiếng ồn và rung động có hại;
(d) vận hành cần trục và các dụng cụ và máy móc cơ giới khác, hoặc làm nhiệm vụ của người ra hiệu vận hành thiết bị đó;
(e) điều khiển dây kéo, chằng buộc hoặc thiết bị neo;
(f) sử dụng tời;
(g) làm việc trên cao hoặc trên boong khi thời tiết xấu;
(h) trực ca đêm;
(i) bảo dưỡng thiết bị điện;
(j) tiếp xúc với các vật liệu tiềm ẩn nguy hiểm, hoặc các tác nhân vật chất có hại như các chất độc hại hoặc nguy hiểm và phóng xạ ion hoá;
(k) vệ sinh thiết bị chế biến thực phẩm; và
(l) vận hành hoặc trông nom các xuồng trên tàu.
3. Các biện pháp thực hành phải được thực hiện theo cơ quan có thẩm quyền hoặc thông qua bộ phận phù hợp làm cho thuyền viên trẻ chú ý đến thông tin liên quan đến phòng ngừa tai nạn và bảo vệ sức khoẻ của họ trên tàu. Các biện pháp đó có thể bao gồm các khoá hướng dẫn, tuyên truyền phòng ngừa tai nạn cho thuyền viên trẻ và hướng dẫn chuyên ngành và giám sát thuyền viên trẻ.
4. Giáo dục và đào tạo thuyền viên trẻ cả ở bờ và trên tàu bao gồm hướng dẫn về các tác hại về thể chất và tinh thần do lạm dụng rượu, ma tuý và các chất độc có hại tiềm ẩn khác, và các nguy hiểm liên quan đến HIV/AIDS và các hoạt động liên quan đến nguy cơ sức khoẻ khác.
Hướng dẫn A4.3.11 - Hợp tác quốc tế
1. Các Quốc gia thành viên, với sự trợ giúp của các tổ chức liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế khác, phải cố gắng, hợp tác với nhau, để đạt được hành động thống nhất cao nhất nhằm nâng cao an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp.
2. Trong việc xây dựng các chương trình nâng cao an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp theo Quy định A4.3, mỗi Quốc gia thành viên phải quan tâm đến các bộ luật thực hành được Tổ chức Lao động quốc tế ban hành và phù hợp với các tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế.
3. Các Quốc gia thành viên phải xem xét nhu cầu hợp tác quốc tế liên tục thúc đẩy hoạt động liên quan đến an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp. Hợp tác dưới các hình thức:
(a) các thỏa thuận song phương và đa phương nhằm thống nhất các phương pháp bảo vệ và các tiêu chuẩn an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp;
(b) trao đổi thông tin về các nguy hiểm đặc biệt ảnh hưởng đến thuyền viên và các phương pháp nâng cao an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp;
(c) hỗ trợ thử thiết bị và kiểm tra phù hợp với các quy định quốc gia của Quốc gia có tàu mang cờ;
(d) cộng tác biên soạn và phổ biến các sổ tay, quy định, điều khoản về an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp;
(e) cộng tác sản xuất và sử dụng các thiết bị đào tạo; và
(f) chia sẻ hoặc giúp đỡ lẫn nhau, đào tạo thuyền viên về an toàn, bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp và thực hành làm việc an toàn.
Xem nội dung VB
Mục đích: Để bảo vệ sức khoẻ thuyền viên và đảm bảo họ được tiếp cận ngay lập tức sự chăm sóc y tế trên tàu và trên bờ.
1. Mỗi Thành viên phải đảm bảo tất cả thuyền viên trên tàu mang cờ quốc tịch của mình được hưởng các biện pháp thích đáng để bảo vệ sức khoẻ của họ, và được tiếp cận sự chăm sóc y tế đầy đủ và kịp thời khi làm việc trên tàu.
2. Việc bảo vệ và chăm sóc được nêu tại mục 1 của Quy định này, về nguyên tắc, phải được cung cấp miễn phí cho thuyền viên.
3. Mỗi Thành viên phải bảo đảm rằng thuyền viên trên tàu đang ở trong lãnh thổ của mình, có nhu cầu chăm sóc y tế khẩn cấp, được tiếp cận các cơ sở y tế trên bờ của Thành viên đó.
4. Các yêu cầu về bảo vệ sức khoẻ và chăm sóc y tế trên tàu nêu trong Bộ luật gồm có các tiêu chuẩn về các biện pháp nhằm tạo ra cho thuyền viên sự bảo vệ sức khoẻ và chăm sóc y tế tương đương đến mức có thể được như với các lao động trên bờ.
Tiêu chuẩn A4.1 - Chăm sóc y tế trên tàu và trên bờ
1. Mỗi Thành viên phải đảm bảo các biện pháp để tạo ra sự bảo vệ sức khoẻ và chăm sóc y tế, gồm cả chăm sóc nha khoa, cho thuyền viên làm việc trên tàu mang cờ quốc tịch của mình được thông qua:
(a) đảm bảo việc áp dụng cho thuyền viên các điều khoản chung về bảo vệ sức khoẻ nghề nghiệp và chăm sóc y tế liên quan đến các nhiệm vụ của họ, cũng như các điều khoản đặc biệt quy định đối với công việc trên tàu;
(b) đảm bảo rằng thuyền viên được bảo vệ sức khoẻ và chăm sóc y tế tương đương đến mức có thể được như với các lao động làm việc trên bờ, gồm việc tiếp cận kịp thời các loại thuốc, trang bị y tế và các phương tiện để chẩn đoán và điều trị, cũng như các thông tin y tế và các ý kiến chuyên môn.
(c) tạo cho thuyền viên quyền đến thăm khám với bác sĩ hoặc nha sĩ có chuyên môn tại các cảng ghé vào, nếu thực tế có thể;
(d) đảm bảo rằng, tới phạm vi phù hợp với các văn bản pháp luật và thực tiễn quốc gia Thành viên, các dịch vụ chăm sóc y tế và bảo vệ sức khoẻ trong khi một thuyền viên trên tàu hoặc trên đất liền ở cảng nước ngoài được cung cấp miễn phí cho thuyền viên; và
(e) không chỉ giới hạn ở việc điều trị bệnh tật hoặc thương tật, mà còn phải có các biện pháp phòng chống đặc biệt như các chương trình tuyên truyền và giáo dục sức khoẻ.
2. Cơ quan có thẩm quyền phải đưa ra một mẫu báo cáo y tế tiêu chuẩn để Thuyền trưởng của tàu và các nhân viên y tế liên quan trên tàu và trên bờ sử dụng. Mẫu, sau khi hoàn thành, và nội dung của mẫu phải được bảo mật và chỉ được dùng để tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều trị cho thuyền viên.
3. Mỗi Thành viên phải thông qua các văn bản pháp luật và quy định đưa ra các yêu cầu đối với phương tiện bệnh viện và chăm sóc y tế trên tàu, và trang thiết bị, đào tạo trên tàu mang cờ quốc gia của của mình.
4. Các văn bản pháp luật và quy định quốc gia phải quy định các yêu cầu tối thiểu sau đây:
(a) tất cả các tàu phải có một tủ thuốc, trang thiết bị y tế và hướng dẫn y tế, phải có các quy định về các hạng mục và chúng phải được kiểm tra thường xuyên bởi cơ quan có thẩm quyền; các yêu cầu của quốc gia phải lưu ý đến kiểu tàu, số người trên tàu và bản chất, nơi đến, thời gian hành trình của chuyến đi và các tiêu chuẩn y tế được khuyến nghị phù hợp của quốc gia và quốc tế;
(b) các tàu chở từ 100 người trở lên, thường thực hiện các chuyến đi quốc tế dài hơn ba ngày, phải có một bác sĩ có đủ năng lực chịu trách nhiệm chăm sóc y tế; các văn bản pháp luật và quy định quốc gia cũng phải quy định yêu cầu đối với các tàu khác phải có một bác sĩ, có sự quan tâm đến, không kể các quy định khác, các yếu tố như thời gian, bản chất và điều kiện chuyến đi và số thuyền viên trên tàu;
(c) các tàu không có bác sĩ phải được yêu cầu có hoặc ít nhất một thuyền viên có trách nhiệm chăm sóc y tế và quản lý y tế là một phần nhiệm vụ thường xuyên của họ, hoặc ít nhất một thuyền viên trên tàu có khả năng sơ cứu y tế; những người phụ trách chăm sóc y tế trên tàu không phải là bác sĩ phải hoàn thành khoá đào tạo chăm sóc y tế thỏa mãn các yêu cầu của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn đào tạo, cấp giấy chứng nhận và trực ca cho thuyền viên, 1978, đã được sửa đổi, bổ sung (“STCW”); Các thuyền viên được phân công sơ cứu phải hoàn thành đào tạo sơ cứu thỏa mãn các yêu cầu của STCW; Các văn bản pháp luật và quy định quốc gia phải nêu rõ mức độ đào tạo yêu cầu được công nhận, lưu ý đến, không kể các quy định khác, các yếu tố như thời gian, bản chất và điều kiện chuyến đi và số lượng thuyền viên trên tàu; và
(d) Cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo, bằng một hệ thống bố trí trước, các tư vấn về y tế bằng thông tin vô tuyến điện hoặc thông tin vệ tinh, bao gồm cả các tư vấn của các chuyên gia, luôn có sẵn 24 giờ một ngày; tư vấn y tế, bao gồm cả tư vấn bằng thông tin vô tuyến điện hoặc thông tin vệ tinh giữa tàu và những người trên bờ đưa ra ý kiến tư vấn phải luôn có sẵn miễn phí cho tất cả các tàu bất kể tàu đó mang cờ quốc tịch của quốc gia nào.
Hướng dẫn B4.1 - Chăm sóc y tế trên tàu và trên bờ
Hướng dẫn B4.1.1
1. Khi xác định mức độ đào tạo của thuyền viên trên tàu không yêu cầu có một bác sĩ, cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu:
(a) tàu thông thường có khả năng tiếp cận được các thiết bị chăm sóc y tế có chất lượng trong vòng tám giờ phải có ít nhất một thuyền viên được công nhận về đào tạo sơ cứu theo yêu cầu của STCW có thể hành động kịp thời và hiệu quả trong trường hợp tai nạn hoặc ốm xảy ra trên một tàu và sử dụng tư vấn y tế thông qua thông tin vô tuyến hoặc vệ tinh; và
(b) tất cả các tàu khác phải có ít nhất một thuyền viên được công nhận đào tạo chăm sóc y tế theo yêu cầu của STCW, bao gồm đào tạo thực hành và các kỹ thuật cứu sinh như phẫu thuật tĩnh mạch, cho phép tham gia hiệu quả vào kế hoạch phối hợp trợ giúp y tế trên tàu khi đi biển, và cung cấp cho người bị ốm hoặc thương tiêu chuẩn chăm sóc y tế phù hợp khi họ còn ở trên tàu.
2. Đào tạo như nêu tại mục 1 của Hướng dẫn này trên cơ sở các nội dung của các ấn phẩm mới nhất của Hướng dẫn y tế quốc tế cho tàu biển, Hướng dẫn sơ cứu y tế trong trường hợp tai nạn liên quan đến hàng nguy hiểm, Tài liệu hướng dẫn - Một hướng dẫn đào tạo hàng hải quốc tế, và các phần liên quan đến y tế của Bộ luật tín hiệu quốc tế cùng với các hướng dẫn quốc gia tương tự.
3. Những người nêu tại mục 1 của Hướng dẫn này và các thuyền viên khác có thể được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phải tham gia, trong các khoảng thời gian xấp xỉ năm năm, khoá bồi dưỡng cho phép họ củng cố và nâng cao kiến thức, kỹ năng và cập nhật các thành tự khoa học mới nhất.
4. Tủ thuốc y tế và thành phần trong đó, cũng như trang bị y tế và hướng dẫn y tế trên tàu, phải được cất giữ phù hợp và được kiểm tra thường xuyên theo chu kỳ không quá 12 tháng, bởi những người có trách nhiệm được cơ quan có thẩm quyền phân công, người kiểm tra phải đảm bảo rằng nhãn mác, hạn sử dụng và các điều kiện cất giữ của tất cả thuốc men và hướng dẫn sử dụng được kiểm tra và mọi trang bị có chức năng như yêu cầu. Khi đưa ra các quy định hoặc soát xét hướng dẫn y tế của tàu được sử dụng trong phạm vi quốc gia, và xác định các thành phần của tủ thuốc và trang bị y tế, cơ quan có thẩm quyền phải xét đến các khuyến nghị quốc tế trong lĩnh vực này, bao gồm ấn phẩm mới nhất của Hướng dẫn quốc tế về y tế cho tàu biển, và các hướng dẫn khác nêu tại mục 2 của Hướng dẫn này.
5. Nếu một hàng hoá được phân loại là hàng nguy hiểm mà không có nêu trong ấn phẩm mới nhất Hướng dẫn sơ cứu y tế trong trường hợp tai nạn liên quan đến hàng nguy hiểm, thì phải cung cấp các thông tin cần thiết cho thuyền viên về đặc điểm hàng hoá, các nguy cơ liên quan, các dụng cụ bảo vệ cá nhân cần thiết, các quy trình y tế liên quan và các loại thuốc giải độc đặc biệt. Thuốc giải độc và các dụng cụ bảo hộ cá nhân phải luôn có trên tàu khi chở hàng nguy hiểm. Thông tin này được hợp nhất với các chính sách và chương trình của tàu về an toàn lao động và sức khoẻ nêu tại Quy định 4.3 và các điều khoản liên quan của Bộ luật.
6. Tất cả các tàu phải có một danh mục đầy đủ và cập nhật các trạm vô tuyến điện để có thể nhận được thông báo y tế; và, nếu được trang bị một hệ thống thông tin vệ tinh, có một danh sách đầy đủ và cập nhật các trạm bờ ven biển để có thể nhận được thông báo y tế. Thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế hoặc sơ cứu y tế trên tàu phải được hướng dẫn sử dụng hướng dẫn y tế của tàu và phần y tế của ấn phẩm mới nhất Bộ luật tín hiệu quốc tế cho phép họ nắm bắt được loại thông tin cần thiết của bác sĩ tư vấn cũng như thông tin tư vấn nhận được.
Hướng dẫn B4.1.2 - Mẫu báo cáo y tế
1. Mẫu báo cáo y tế chuẩn cho các thuyền viên được yêu cầu tại Phần A của Bộ luật này được lập ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thông tin y tế và liên quan về các thuyền viên riêng biệt giữa tàu và bờ trong các trường hợp ốm và bị thương.
Hướng dẫn B4.1.3 - Chăm sóc y tế trên bờ
1. Các thiết bị y tế trên bờ điều trị cho các thuyền viên phải phù hợp với mục đích. Bác sĩ, nha sĩ và nhân viên y tế khác phải có chuyên môn phù hợp.
2. Phải có các biện pháp để đảm bảo thuyền viên có điều kiện, khi ở tại cảng, để:
(a) điều trị ngoại trú khi bị ốm và bị thương;
(b) nhập viện nếu cần thiết; và
(c) điều trị nha khoa, đặc biệt các trường hợp khẩn cấp.
3. Phải có các biện pháp tạo thuận lợi điều trị các thuyền viên bị bệnh. Trong trường hợp đặc biệt, thuyền viên phải được nhanh chóng đưa đến các phòng khám hoặc các bệnh viện trên bờ mà không được gây khó khăn và không tính đến khác biệt về quốc tịch hoặc tôn giáo, và phải bố trí để đảm bảo họ tiếp tục được điều trị đến khi có thiết bị y tế bổ sung, nếu cần thiết.
Hướng dẫn B4.1.4 - Hỗ trợ y tế cho các tàu khác và hợp tác quốc tế.
1. Mỗi Quốc gia thành viên phải xem xét tham gia hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hỗ trợ, các chương trình và nghiên cứu bảo vệ sức khoẻ và chăm sóc y tế. Hợp tác này bao gồm:
(a) phát triển và phối hợp trong các nỗ lực tìm kiếm và cứu nạn và bố trí kịp thời hỗ trợ y tế và sơ tán thuyền viên ốm hoặc bị thương nghiêm trọng trên tàu thông qua các biện pháp như các hệ thống báo cáo định kỳ vị trí tàu, các trung tấm phối hợp tìm kiếm, các dịch vụ cứu nạn bằng trực thăng, phù hợp với Công ước quốc tế về tìm kiếm và cứu nạn hàng hải, 1979. sửa đổi, bổ sung, và Sổ tay tìm kiếm và cứu nạn hàng hải và hàng không quốc tế;
(b) tạo điều kiện tốt nhất cho tất cả các tàu có một bác sĩ và bố trí các tàu trên biển có thể cung cấp các phương tiện bệnh viện và phương tiện cứu nạn;
(c) biên soạn và duy trì một danh sách quốc tế các các bác sĩ và các phương tiện chăm sóc y tế có thể sử dụng trên toàn thế giới nhằm cung cấp chăm sóc y tế khẩn cấp cho thuyền viên;
(d) đưa các thuyền viên vào bờ điều trị khẩn cấp;
(e) hồi hương thuyền viên đang nằm ở bệnh viện nước ngoài sớm nhất có thể, phù hợp với chỉ định điều trị của các bác sĩ đang chịu trách nhiệm điều trị, xét đến mong muốn và nhu cầu của các thuyền viên;
(f) bố trí người giúp đỡ thuyền viên khi hồi hương, phù hợp với chỉ định điều trị của các bác sĩ đang chịu trách nhiệm điều trị, xét đến mong muốn và nhu cầu của các thuyền viên;
(g) cố gắng xây dựng các trung tâm sức khoẻ cho thuyền viên nhằm:
(i) nghiên cứu tình trạng sức khoẻ, điều trị y tế và phòng chống bệnh tật cho thuyền viên; và
(ii) đào tạo nhân viên chăm sóc sức khoẻ và y tế thuộc lĩnh vực hàng hải;
(h) tập hợp và đánh giá các số liệu thống kê liên quan đến tai nạn, bệnh nghề nghiệp, rủi ro của thuyền viên, tổng hợp và hài hoà số liệu thống kê với mọi hệ thống thống kê quốc gia hiện có về các tai nạn và bệnh nghề nghiệp liên quan đến các nghề nghiệp khác;
(i) tổ chức trao đổi thông tin kỹ thuật quốc tế, đào tạo lý thuyết và thực hành, cũng như các khoá đào tạo, hội thảo quốc tế quốc tế;
(j) cung cấp cho thuyền viên các dịch vụ đặc biệt phòng chống bệnh tật và dịch vụ y tế tại cảng, hoặc các dịch vụ y tế phục hồi sức khoẻ chung cho họ; và
(k) bố trí hồi hương các thi thể hoặc tro của các thuyền viên bị tử vong, phù hợp với nguyện vọng của gia quyến họ trong thời gian nhanh nhất.
2. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ và chăm sóc y tế cho thuyền viên trên cơ sở các hiệp định hoặc hội đàm song phương hoặc đa phương giữa các Quốc gia thành viên.
Hướng dẫn B4.1.5 - Người đi theo thuyền viên
1. Mỗi Quốc gia thành viên phải thông qua các biện pháp y tế đầy đủ và thích hợp cho những người đi cùng thuyền viên thuộc lãnh thổ của mình khi chưa có dịch vụ chăm sóc y tế dành cho người lao động nói chung và những người đi theo họ và thông báo cho Cơ quan lao động quốc tế về các biện pháp này.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo mọi Thành viên thực hiện các trách nhiệm của mình theo Công ước này đối với các tàu mang cờ quốc gia của họ.
...
Quy định 5.1.5 - Các thủ tục khiếu nại trên tàu
1. Mỗi Quốc gia thành viên phải yêu cầu các tàu mang cờ của mình có trên tàu các quy trình công bằng, hiệu quả và khẩn trương xử lý các khiếu nại của thuyền viên về các vi phạm yêu cầu của Công ước này (kể cả quyền của thuyền viên).
2. Mỗi Quốc gia thành viên phải cấm và xử phạt mọi hình thức ngược đãi thuyền viên đưa ra khiếu nại.
3. Các điều khoản của Quy định này và các phần liên quan của Bộ luật không ngăn cản thuyền viên có quyền tìm kiếm cách thức xử lý thông qua bất kể các phương tiện luật pháp nào mà họ xem là phù hợp.
Tiêu chuẩn A5.1.5 - Các quy trình khiếu nại trên tàu
1. Không mâu thuẫn với phạm vi rộng hơn có thể được đưa ra trong các luật hoặc các quy định quốc gia hoặc các thoả ước tập thể, các quy trình trên tàu có thể được thuyền viên sử dụng để đưa ra các khiếu nại liên quan đến bất kỳ vấn đề nào mà được cho là cấu thành vi phạm yêu cầu của Công ước này (kể cả các quyền của thuyền viên).
2. Mỗi Quốc gia thành viên phải đảm bảo, các luật hoặc các quy định của mình, phù hợp với các quy trình khiếu nại trên tàu thỏa mãn các yêu cầu của Quy định 5.1.5. Các quy trình đó phải đưa ra cách thức giải quyết các khiếu nại ở mức thấp nhất có thể. Tuy vậy, trong mọi trường hợp, thuyền viên có quyền khiếu nại trực tiếp tới thuyền trưởng và, nếu họ thấy cần thiết, các cơ quan có thẩm quyền bên ngoài.
3. Các quy trình khiếu nại trên tàu gồm quyền của thuyền viên được giúp đỡ hoặc đại diện trong quá trình xử lý các khiếu nại, cũng như các bảo vệ chống lại khả năng ngược đãi thuyền viên đưa ra khiếu nại. Thuật ngữ “ngược đãi” là mọi hành động xấu được bất kỳ người nào thực hiện đối với một thuyền viên đưa ra một khiếu nại thể hiện không hài lòng hoặc cố tình làm hại.
4. Ngoài một bản sao thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên, mọi thuyền viên phải được cung cấp một bản sao các quy trình khiếu nại trên tàu. Các quy trình này gồm thông tin liên lạc với cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia tàu treo cờ, nếu không có, của quốc gia thuyền viên cư trú, và tên của thuyền viên trên tàu, trên cơ sở bí mật, tư vấn cho thuyền viên về các khiếu nại của họ hoặc hỗ trợ thuyền viên theo các quy trình khiếu nại trên tàu.
Hướng dẫn B5.1.5 - Các quy trình khiếu nại trên tàu
1. Theo sự điều chỉnh của mọi điều khoản liên quan của một thoả ước tập thể hiện hành, cơ quan có thẩm quyền phải, tham vấn với các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên, đưa ra một mô hình công bằng, mau lẹ và lập hồ sơ phù hợp trên tàu các quy trình giải quyết khiếu nại đối với tất cả các tàu mang cờ của Quốc gia thành viên. Khi xây dựng các quy trình này phải xem xét các vấn đề sau đây:
(a) nhiều khiếu nại có thể liên quan đặc biệt đến những cá nhân với người được nêu trong khiếu nại hoặc thậm chí cả thuyền trưởng. Trong mọi trường hợp thuyền viên có thể trực tiếp khiếu nại tới thuyền trưởng và cơ quan bên ngoài; và
(b) để tránh ngược đãi thuyền viên đưa ra các khiếu nại liên quan đến các quy định của Công ước này, các quy trình phải khuyến khích bổ nhiệm một người trên tàu có thể tư vấn cho thuyền viên các quy trình hiện hành và, nếu được thuyền viên khiếu nại yêu cầu, tham dự các cuộc họp liên quan đến khiếu nại.
2. Tối thiểu, các quy trình thảo luận trong khi tư vấn nêu tại mục 1 của Hướng dẫn này phải gồm có:
(a) các khiếu nại phải được thông báo cho trưởng bộ phận của thuyền viên đưa ra khiếu nại hoặc sĩ quan quản lý thuyền viên;
(b) trưởng bộ phận hoặc sĩ quan quản lý phải xử lý các vấn đề trong giới hạn thời gian quy định phù hợp với thực tế của các vấn đề liên quan.
(c) nếu trưởng bộ phận hoặc sĩ quan cấp trên không thể giải quyết thoả đáng khiếu nại của thuyền viên, thuyền viên có thể chuyển đến thuyền trưởng, giải quyết vấn đề với tư cách cá nhân;
(d) thuyền viên luôn có quyền được thuyền viên khác được hộ tống và được đại diện bởi thuyền viên khác do họ lựa chọn trên tàu;
(e) mọi khiếu nại và quyết định về khiếu nại phải được ghi chép và một bản sao được cấp cho thuyền viên liên quan;
(f) nếu một khiếu nại không thể giải quyết được trên tàu, vụ việc được chuyển về bờ cho chủ tàu, có một thời gian phù hợp để xử lý, nếu phù hợp, tham vấn thuyền viên liên quan hoặc bất kỳ người nào thuyền viên chọn là đại diện; và
(g) trong mọi trường hợp, thuyền viên có quyền gửi khiếu nại của họ trực tiếp cho thuyền trưởng và chủ tàu và các cơ quan có thẩm quyền.
Xem nội dung VB
Mục đích: Đảm bảo thuyền viên được trả lương cho công việc của họ
1. Tất cả các thuyền viên phải được trả lương cho công việc đều đặn và đầy đủ phù hợp với các thỏa thuận tuyển dụng.
Tiêu chuẩn A2.2 - Tiền lương
1. Mỗi Thành viên phải quy định việc trả lương cho thuyền viên làm việc trên tàu mang cờ của họ phải được thực hiện trong các khoảng thời gian không quá một tháng và phù hợp với thoả ước tập thể có thể áp dụng.
2. Thủy thủ phải được nhận bản kê chi trả hàng tháng và số tiền được trả, bao gồm tiền lương, phụ cấp và tỷ giá hối đoái áp dụng nếu trả bằng tiền hoặc với tỷ giá khác với những nội dung đã thỏa thuận.
3. Mỗi Thành viên phải yêu cầu các chủ tàu áp dụng các biện pháp, như được nêu tại mục 4 của Tiêu chuẩn này, cho phép thuyền viên chuyển tất cả hoặc từng phần thu nhập của họ tới gia đình hoặc người thân hoặc người hưởng lợi hợp pháp.
4. Các biện pháp đảm bảo rằng thuyền viên có thể chuyển thu nhập của họ cho gia đình gồm:
(a) một hệ thống cho phép thuyền viên, từ khi bắt đầu công việc được tuyển dụng hoặc trong thời gian tuyển dụng, chuyển, nếu họ muốn, một phần tiền lương của họ trong các khoảng thời gian đều đặn cho gia đình họ thông qua chuyển khoản ngân hàng hoặc các biện pháp tương tự; và
(b) một yêu cầu là việc chuyển một phần tiền lương phải được thực theo đúng hạn và trực tiếp cho người hoặc những người được thuyền viên chỉ định.
5. Mọi chi phí dịch vụ theo mục 3 và 4 của Tiêu chuẩn này phải ở mức chấp nhận được, và tỷ giá hối đoái tiền tệ, trừ khi có quy định khác, phải, phù hợp với các văn bản luật và quy định quốc gia, là tỷ giá thị trường phổ biến hoặc tỷ giá được công bố chính thức không bất lợi cho thuyền viên.
6. Mỗi Thành viên thông qua các văn bản pháp luật hoặc các quy định quốc gia điều chỉnh tiền lương của thuyền viên phải xem xét hướng dẫn nêu tại Phần B của Bộ luật.
Hướng dẫn B2.2 - Tiền lương
Hướng dẫn B2.2.1 - Các định nghĩa
1. Trong Hướng dẫn này, thuật ngữ:
(a) thuyền viên có khả năng là bất kỳ thuyền viên nào được coi là có khả năng thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào có thể được yêu cầu theo chuyên môn làm việc thuộc bộ phận boong, không phải nhiệm vụ của một cương vị giám sát hay chuyên gia, hoặc người được xác định rõ bằng các văn bản pháp luật quốc gia, các quy định hoặc thực tiễn, hoặc bởi thoả ước tập thể;
(b) tiền lương hoặc tiền công cơ bản là tiền trả cho giờ làm việc thông thường; không bao gồm tiền trả cho các việc ngoài giờ, thưởng, trợ cấp, tiền nghỉ phép hoặc thù lao thêm khác;
(c) lương tổng hợp là tiền lương hoặc tiền công gồm lương cơ bản và các tiền thưởng khác; lương tổng hợp có thể bao gồm tiền làm ngoài giờ và các tiền thưởng khác, hoặc có thể chỉ gồm các khoản tiền thưởng cụ thể trong một lương tổng hợp từng phần;
(d) Giờ làm việc là thời gian thuyền viên làm việc được trả lương trên tàu;
(e) Ngoài giờ là thời gian làm việc vượt quá giờ làm việc thông thường.
Hướng dẫn B2.2.2 - Tính và trả lương
1. Với thuyền viên có tiền làm việc ngoài giờ riêng biệt:
(a) khi tính tiền lương, giờ làm việc thông thường trên biển và tại cảng không được quá tám giờ một ngày;
(b) khi tính tiền ngoài giờ, số giờ thông thường mỗi tuần được trả bằng tiền lương hoặc tiền công cơ bản được nêu trong các quy định hoặc các văn bản pháp luật quốc gia, nếu không có trong thoả ước tập thể, không quá 48 giờ một tuần; thoả ước tập thể có thể quy định khác nhưng không được thấp hơn sự đối xử thuận lợi này;
(c) mức hoặc các mức tiền làm việc ngoài giờ, không được thấp hơn năm phần tư tiền lương hoặc tiền công cơ bản mỗi giờ, phải được đưa vào trong các văn bản pháp luật hoặc các quy định quốc gia hoặc các thỏa ước tập thể, nếu có; và
(d) các bản ghi toàn bộ thời gian làm việc ngoài giờ được thuyền trưởng, hoặc người được thuyền trưởng phân công lưu giữ, và được thuyền viên ký xác nhận trong các khoảng thời gian không quá một tháng.
2. Với thuyền viên nhận lương tổng hợp hoặc lương tổng hợp từng phần:
(a) thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên phải nêu rõ, nếu phù hợp, số giờ thuyền viên phải làm việc để có được mức lương này, và mọi trợ cấp bổ sung có thể được hưởng ngoài tổng tiền lương, và trong các trường hợp nào;
(b) nếu tiền làm việc ngoài giờ vượt quá tổng tiền lương làm việc theo giờ quy định thì tiền ngoài giờ không nhỏ hơn năm phần tư tiền lương cơ bản tương ứng với số giờ làm việc được định nghĩa tại mục 1 của Hướng dẫn này; áp dụng cùng nguyên tắc đối với giờ làm thêm tính trong lương tổng hợp;
(c) thù lao cho các phần của lương tổng hợp toàn bộ hoặc từng phần với giờ làm việc thông thường được quy định tại mục 1(a) của Hướng dẫn này không thấp hơn tiền lương tối thiểu áp dụng; và
(d) đối với thuyền viên có lương tổng hợp từng phần, các bản ghi làm việc ngoài giờ phải được lưu giữ và xác nhận như quy định tại mục 1(d) của Hướng dẫn này.
3. Các văn bản pháp luật hoặc các quy định quốc gia hoặc các thoả ước tập thể có thể quy định tiền thù lao cho việc ngoài giờ vào các ngày nghỉ cuối tuần và vào các ngày nghỉ lễ bằng số ngày nghỉ phép hoặc số ngày không đi biển tương đương với số thời gian nói trên.
4. Các văn bản pháp luật và quy định quốc gia được thông qua sau khi tham vấn với các tổ chức đại diện chủ tàu và thuyền viên hoặc, nếu phù hợp, các thoả ước tập thể phải được xem xét theo các nguyên tắc sau đây:
(a) phải áp dụng thù lao bình đẳng cho các công việc với giá trị tương ứng với mọi thuyền viên cùng làm việc trên tàu, không phân biệt đối xử theo chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị, nguồn gốc xã hội;
(b) trên tàu phải có thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên chỉ rõ lương hoặc các mức lương được áp dụng; thông tin về tiền lương hoặc các mức lương phải có sẵn cho từng thuyền viên, hoặc tối thiểu, một bản sao được ký xác nhận các thông tin cho thuyền viên bằng ngôn ngữ thuyền viên hiểu được, hoặc niêm yết một bản sao của thỏa thuận tại vị trí thuyền viên dễ đọc được hoặc bằng phương tiện thích hợp khác.
(c) tiền lương được trả theo hình thức được pháp luật quy định, nếu phù hợp, có thể qua các hình thức chuyển tiền ngân hàng, séc ngân hàng, séc bưu điện hoặc chi phiếu;
(d) khi kết thúc thỏa thuận, mọi thù lao phải được chi trả mà không có sự chậm trễ phi lý;
(e) cơ quan có thẩm quyền quy định các hình phạt thích đáng hoặc các biện pháp thích hợp khác nếu chủ tàu trì hoãn không chính đáng, hoặc từ chối, trả tất cả các khoản thù lao;
(f) phải trả lương trực tiếp vào tài khoản ngân hàng do thuyền viên chỉ định trừ khi họ có yêu cầu khác đi bằng văn bản;
(g) theo tiểu mục (h) của mục này, chủ tàu không được áp đặt giới hạn quyền tự do của thuyền viên trong việc sử dụng tiền lương của họ.
(h) chỉ được phép khấu trừ thù lao nếu:
(i) có một điều khoản rõ ràng trong các văn bản pháp luật hoặc các quy định quốc gia hoặc một thoả ước tập thể có thể áp dụng và thuyền viên được biết, theo cách thức được cơ quan có thẩm quyền coi là phù hợp nhất, về các điều kiện khấu trừ đó; và
(ii) tổng cộng các khấu trừ không được quá giới hạn đã nêu trong các văn bản pháp luật hoặc các quy định quốc gia hoặc các thoả ước tập thể hoặc quyết định của toà án đối với các khấu trừ đó;
(i) không được khấu trừ thù lao của một thuyền viên cho phí tuyển dụng hoặc phí duy trì tuyển dụng; và
(j) cấm phạt tiền thuyền viên ngoài quy định của các văn bản pháp luật quốc gia hoặc các quy định, các thoả ước tập thể hoặc các biện pháp khác;
(k) cơ quan có thẩm quyền có quyền kiểm tra các kho dự trữ và các dịch vụ cung cấp trên tàu đảm bảo giá cả hợp lý được áp dụng cho quyền lợi thuyền viên liên quan; và
(l) trong phạm vi các khiếu nại của thuyền viên về tiền lương và các khoản tiền khác liên quan đến việc tuyển dụng của họ không được bảo đảm bởi Công ước quốc tế về bắt giữ và cầm cố hàng hải, 1993, các khiếu nại đó phải được bảo vệ phù hợp với Công ước bảo vệ khiếu nại (tình trạng không trả được nợ của người sử dụng lao động) của người lao động, 1992 (Số 173).
5. Mỗi Thành viên phải, sau khi tham vấn đại diện các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên, có các quy trình điều tra các khiếu nại liên quan đến bất kỳ vấn đề nào nêu trong Công ước.
Hướng dẫn B.2.2.3 - Tiền lương tối thiểu
1. Không làm tổn hại đến nguyên tắc thương lượng tập thể tự do, mỗi Thành viên phải, sau khi tham vấn với các tổ chức đại diện của chủ tàu và thuyền viên, phải thiết lập các quy trình quyết định tiền lương tối thiểu cho thuyền viên. Các tổ chức đại diện của chủ tàu và thuyền viên tham gia vào hoạt động của các quy trình đó.
2. Khi thiết lập các quy trình đó và ấn định lương tối thiểu, cần phải quan tâm thoả đáng đến các tiêu chuẩn lao động quốc tế liên quan đến quy định lương tối thiểu, cũng như các nguyên tắc sau đây:
(a) mức lương tối thiểu phải xét đến bản chất của công việc trên biển, trình độ thuyền viên của tàu, và số giờ làm việc thông thường trên tàu; và
(b) mức lương tối thiểu được điều chỉnh để có sự quan tâm đến các thay đổi về giá cả sinh hoạt và các nhu cầu của thuyền viên.
3. Cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo:
(a) thông qua một hệ thống giám sát và các hình thức phạt, tiền lương phải được trả không thấp hơn mức hoặc các mức quy định; và
(b) mọi thuyền viên được trả thấp hơn mức lương tối thiểu phải có thể được đền bù, thông qua các công cụ pháp luật khẩn trương và không tốn kém hoặc quy trình khác, số tiền mà họ không được trả đủ.
Hướng dẫn B.2.2.4 - Tiền lương hoặc tiền công cơ bản tối thiểu hàng tháng của thủ thủy có khả năng
1. Tiền lương hoặc tiền công cơ bản theo tháng dương lịch cho công việc của một thuyền viên có khả năng không thấp hơn số tiền được quy định theo định kỳ bởi Ủy ban Hàng hải liên kết hoặc tổ chức khác được ủy quyền bởi Ban điều hành của Văn phòng Lao động quốc tế. Theo quyết định của Ban điều hành, Tổng Giám đốc sẽ thông báo bất kỳ mức sửa đổi nào cho các Thành viên của Tổ chức.
2. Không có nội dung nào trong hướng dẫn này được hiểu là làm tổn hại đến các thoả ước đã được nhất trí giữa các chủ tàu hoặc các tổ chức của họ với các tổ chức của thuyền viên liên quan đến quy định về các điều kiện và điều khoản tiêu chuẩn tối thiểu của việc tuyển dụng, với điều kiện là các điều kiện và điều khoản như vậy được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Xem nội dung VB
...
10. Bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải kèm theo giấy chứng nhận lao động hàng hải gồm hai phần:
...
(b) Phần II được chủ tàu lập và xác định các biện pháp đã thông qua bảo đảm luôn phù hợp với các yêu cầu quốc gia giữa các đợt kiểm tra và các biện pháp đề xuất đảm bảo luôn cải thiện.
Cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận được ủy quyền chứng nhận Phần II và cấp bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải.
Xem nội dung VB
1. Mỗi Quốc gia thành viên phải thực hiện và thực thi các luật hoặc các quy định hoặc các biện pháp khác đã được thông qua nhằm hoàn thành các cam kết theo Công ước này đối với tàu và thuyền viên thuộc chủ quyền của mình.
2. Mỗi Quốc gia thành viên phải thi hành hiệu quả quyền hạn của mình và kiểm soát các tàu mang cờ quốc tịch của quốc gia bằng cách xây dựng một hệ thống để đảm bảo phù hợp với các yêu cầu của Công ước này, bao gồm việc kiểm tra, báo cáo, theo dõi thường xuyên và thực hiện các thủ tục pháp lý phù hợp với pháp luật hiện hành.
3. Mỗi Quốc gia thành viên phải đảm bảo các tàu mang cờ quốc tịch của mình phải có giấy chứng nhận lao động hàng hải và bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải theo yêu cầu của Công ước này.
4. Một tàu thuộc phạm vi áp dụng của Công ước này có thể, phù hợp với pháp luật quốc tế, được một Quốc gia thành viên không phải Quốc gia tàu mang cờ kiểm tra, khi tàu đó ở trong cảng của quốc gia đó, nhằm xác định tàu có phù hợp với các yêu cầu của Công ước này hay không.
5. Mỗi Quốc gia thành viên phải thi hành hiệu quả quyền hạn của mình và kiểm soát các dịch vụ tuyển dụng và cung cấp thuyền viên, nếu các dịch vụ này được thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia đó.
6. Mỗi Quốc gia thành viên phải nghiêm cấm việc vi phạm các yêu cầu của Công ước này và phải, phù hợp với pháp luật quốc tế, quy định các hình phạt hoặc yêu cầu các biện pháp khắc phục trong phạm vi pháp luật của mình đủ để ngăn chặn các hành vi vi phạm đó.
7. Mỗi Quốc gia thành viên phải thực thi các trách nhiệm của mình theo phạm vi Công ước này theo cách thức để đảm bảo rằng các tàu mang cờ của bất kỳ quốc gia nào chưa phê chuẩn Công ước này sẽ không nhận được sự đối xử ưu đãi hơn các tàu mang cờ của các quốc gia đã phê chuẩn Công ước.
Xem nội dung VB
Các điều kiện sống và làm việc của thuyền viên phải được quốc gia có tàu mang cờ kiểm tra và phê duyệt trước khi cấp giấy chứng nhận tàu phù hợp với Tiêu chuẩn A5.1.3, mục 1:
Tuổi lao động tối thiểu
Chứng nhận y tế
Các bằng cấp chuyên môn của thuyền viên
Thỏa thuận tuyển dụng của thuyền viên
Sử dụng chứng chỉ, chứng nhận, quy định của dịch vụ tư nhân tuyển dụng và cung ứng
Giờ làm việc và nghỉ ngơi
Định biên của tàu
Khu vực sinh hoạt
Phương tiện giải trí trên tàu
Thực phẩm và chế biến
Sức khoẻ, an toàn và phòng ngừa tai nạn
Chăm sóc y tế trên tàu
Các quy trình khiếu nại trên tàu
Tiền lương
Xem nội dung VB
Điều 2.
1. Trừ khi có các quy định đặc biệt khác, trong Công ước này sử dụng các thuật ngữ sau đây:
...
(c) Tổng dung tích là tổng dung tích tính theo các quy định đo dung tích nêu tại Phụ lục I của Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969, hoặc bất kỳ Công ước thay thế nào sau đó; đối với các tàu áp dụng hệ thống đo dung tích tạm thời được Tổ chức hàng hải quốc tế chấp nhận, tổng dung tích là trị số ghi tại cột GHI CHÚ của Giấy chứng nhận dung tích quốc tế (1969);
Xem nội dung VB
Điều 2.
1. Trừ khi có các quy định đặc biệt khác, trong Công ước này sử dụng các thuật ngữ sau đây:
...
(j) Chủ tàu là người sở hữu tàu hoặc tổ chức hay cá nhân khác, như nhà quản lý, đại lý hoặc người thuê tàu trần, chịu trách nhiệm về hoạt động của tàu trước chủ sở hữu và, chấp nhận đảm nhận các nhiệm vụ và nghĩa vụ của chủ tàu phù hợp với Công ước này, bất kể có hay không các cá nhân hoặc tổ chức nào khác thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ hoặc trách nhiệm thay mặt chủ tàu.
Xem nội dung VB
1. Giấy chứng nhận lao động hàng hải được cấp cho tàu bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc một tổ chức được công nhận được ủy quyền, có thời hạn không quá năm năm. Một danh sách các hạng mục phải được kiểm tra và được chứng minh đáp ứng các luật và các quy định quốc gia hoặc các biện pháp khác để thực thi các yêu cầu của Công ước này đối với các điều kiện làm việc và sống của thuyền viên trên tàu trước khi có thể cấp một giấy chứng nhận lao động hàng hải nêu tại Phụ chương A5-I.
2. Hiệu lực của giấy chứng nhận lao động hàng hải phải chịu một đợt kiểm tra trung gian do cơ quan có thẩm quyền, hoặc một tổ chức được công nhận được ủy quyền kiểm tra, thực hiện để đảm bảo liên tục phù hợp với các yêu cầu quốc gia thực thi Công ước này. Nếu chỉ có một đợt kiểm tra trung gian và thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận là năm năm, thì đợt kiểm tra trung gian đó phải được thực hiện trong khoảng thời gian đến hạn hàng năm lần thứ hai hoặc thứ ba của giấy chứng nhận. Ngày đến hạn là ngày và tháng của từng năm tương ứng với ngày hết hạn của giấy chứng nhận lao động hàng hải. Phạm vi và mức độ của kiểm tra trung gian bằng kiểm tra cấp mới của giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận phải được xác nhận sau khi kiểm tra trung gian thỏa mãn.
3. Bất kể mục 1 của Tiêu chuẩn này, nếu kiểm tra cấp mới hoàn thành trong vòng ba tháng trước ngày hết hạn của giấy chứng nhận lao động hàng hải hiện có thì giấy chứng nhận lao động mới có hiệu lực từ ngày hoàn thành kiểm tra cấp mới không quá năm năm tính từ ngày hết hạn của giấy chứng nhận hiện có.
4. Nếu kiểm tra cấp mới hoàn thành quá ba tháng trước ngày hết hạn của giấy chứng nhận lao động hàng hải hiện có, giấy chứng nhận lao động hàng hải mới có hiệu lực không quá năm năm tính từ ngày hoàn thành kiểm tra cấp mới.
5. Một giấy chứng nhận lao động hàng hải có thể được cấp tạm thời:
(a) cho tàu mới được bàn giao;
(b) khi tàu đổi cờ; hoặc
(c) khi chủ tàu nhận trách nhiệm khai thác một tàu mới.
6. Một giấy chứng nhận lao động hàng hải tạm thời có thể được cấp trong một thời gian không quá sáu tháng bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc một tổ chức được công nhận được ủy quyền.
7. Chỉ được cấp một giấy chứng nhận hàng hải tạm thời sau khi kiểm tra xác nhận rằng:
(a) tàu đã được kiểm tra, đến mức phù hợp và thực tế có thể, đối với các vấn đề nêu tại Phụ chương A5-I, xét đến kiểm tra xác nhận các hạng mục nêu tại các mục (b), (c) và (d) của mục này.
(b) chủ tàu đã chứng minh với cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận rằng tàu đã có đủ các quy trình thỏa mãn Công ước này;
(c) thuyền trưởng nắm vững các yêu cầu của Công ước này và các trách nhiệm thực hiện; và
(d) thông tin liên quan được trình cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận để cấp một bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải.
8. Một đợt kiểm tra toàn diện phù hợp với Tiêu chuẩn này phải được thực hiện trước ngày hết hạn của giấy chứng nhận tạm thời để có thể cấp giấy chứng nhận lao động hàng hải dài hạn. Không được cấp thêm giấy chứng nhận tạm thời sau thời gian 06 tháng ban đầu như nêu tại mục 6 của Tiêu chuẩn này. Không cần thiết phải cấp một bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải trong khi giấy chứng nhận tạm thời còn hiệu lực.
9. Giấy chứng nhận lao động hàng hải, giấy chứng nhận lao động hàng hải tạm thời và bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải được lập theo mẫu phù hợp với các mẫu nêu tại Phụ trương A5-II.
10. Bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải kèm theo giấy chứng nhận lao động hàng hải gồm hai phần:
(a) Phần I được cơ quan có thẩm quyền lập:
(i) xác định danh mục các hạng mục kiểm tra phù hợp với mục 1 của Tiêu chuẩn này;
(ii) xác định các yêu cầu quốc gia bao gồm các điều khoản liên quan của Công ước này bằng cách đưa ra một danh mục tham khảo các điều khoản của luật quốc gia liên quan cũng như, tới phạm vi cần thiết, thông tin ngắn gọn về nội dung chính của các yêu cầu quốc gia;
(iii) chỉ ra các yêu cầu cụ thể đối với loại tàu theo phạm vi pháp luật quốc gia;
(iv) ghi mọi điều khoản tương đương được thông qua theo mục 3 Điều VI; và
(v) cho biết rõ bất kỳ miễn giảm nào được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại Đề mục 3; và
(b) Phần II được chủ tàu lập và xác định các biện pháp đã thông qua bảo đảm luôn phù hợp với các yêu cầu quốc gia giữa các đợt kiểm tra và các biện pháp đề xuất đảm bảo luôn cải thiện.
Cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận được ủy quyền chứng nhận Phần II và cấp bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải.
11. Các kết quả của mọi đợt kiểm tra hoặc kiểm tra xác nhận khác sau đó thực hiện đối với tàu và mọi khiếm khuyết đáng kể trong khi kiểm tra xác nhận đó phải được ghi lại, cùng với ngày mà các khiếm khuyết đã được khắc phục. Biên bản này, kèm theo bản dịch tiếng Anh khi không sử dụng bằng tiếng Anh, phù hợp với các văn bản pháp luật hoặc các quy định quốc gia, phải được ghi vào hoặc viết thêm vào bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải hoặc bằng cách nào đó để sẵn sàng cho thuyền viên, các thanh tra viên của Quốc gia tàu mang cờ, các nhân viên được ủy
quyền của Chính quyền cảng và các đại diện của chủ tàu và thuyền viên.
12. Một giấy chứng nhận lao động hàng hải có hiệu lực và bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải, kèm theo một bản dịch tiếng Anh nếu không sử dụng tiếng Anh, phải có trên tàu và một bản sao dán tại một vị trí dễ thấy trên tàu. Một bản sao phù hợp với các văn bản pháp luật và quy định quốc gia, phải sẵn sàng theo yêu cầu, cho thuyền viên, các thanh tra viên của Quốc gia tàu mang cờ, các nhân viên được ủy quyền của Chính quyền cảng và các đại diện của chủ tàu và thuyền viên.
13. Yêu cầu một bản dịch tiếng Anh tại mục 11 và 12 của Tiêu chuẩn này không áp dụng với tàu không chạy tuyến quốc tế.
14. Một giấy chứng nhận cấp theo mục 1 hoặc 5 của Tiêu chuẩn này sẽ mất hiệu lực trong bất kỳ trường hợp nào sau đây:
(a) nếu các đợt kiểm tra liên quan không hoàn thành trong các thời gian quy định tại mục 2 của tiêu chuẩn này;
(b) nếu giấy chứng nhận không được xác nhận phù hợp với mục 2 của Tiêu chuẩn này;
(c) khi tàu đổi cờ;
(d) khi chủ tàu không còn trách nhiệm khai thác tàu; và
(e) khi thực hiện thay đổi đáng kể về kết cấu hoặc thiết bị nêu tại Đề mục 3.
15. Trong trường hợp nêu tại mục 14(c), (d) hoặc (e) của Tiêu chuẩn này, giấy chứng nhận mới sẽ chỉ được cấp khi cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận cấp giấy chứng nhận mới thỏa mãn hoàn toàn rằng tàu phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn này.
16. Giấy chứng nhận lao động hàng hải sẽ bị cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận được quốc gia tàu mang cờ ủy quyền thu hồi, nếu có bằng chứng cho thấy tàu đó không thỏa mãn các yêu cầu của Công ước này và chưa có hành động khắc phục nào được yêu cầu được thực hiện.
17. Khi cân nhắc thu hồi một giấy chứng nhận lao động hàng hải theo mục 16 của Tiêu chuẩn này, cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận phải xét mức độ nghiêm trọng hoặc số lượng các khiếm khuyết.
...
Tiêu chuẩn A5.1.4 - Kiểm tra và chế tài
1. Mỗi Quốc gia thành viên phải duy trì một hệ thống kiểm tra các điều kiện của thuyền viên trên tàu mang cờ quốc gia của mình bao gồm kiểm tra xác nhận rằng các biện pháp liên quan đến các điều kiện sống và làm việc nêu trong bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải, nếu có, được tuân thủ, và rằng các yêu cầu của Công ước này được thỏa mãn.
2. Cơ quan có thẩm quyền phải cử đủ số lượng thanh tra viên có chuyên môn để thực hiện các trách nhiệm của mình theo mục 1 của Tiêu chuẩn này. Nếu các tổ chức được công nhận đã được ủy quyền kiểm tra, Quốc gia thành viên phải yêu cầu người thực hiện kiểm tra phải có trình độ chuyên môn đảm bảo thi hành các nhiệm vụ đó và trao cho họ đủ thẩm quyền pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ.
3. Phải có điều khoản thích hợp để đảm bảo rằng các thanh tra viên được đào tạo, đủ khả năng, các điều kiện tham khảo, quyền hạn, vị thế và sự độc lập cần thiết hoặc mong muốn để cho phép họ thực hiện kiểm tra xác nhận và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của mục 1 trong Tiêu chuẩn này.
4. Đợt kiểm tra phải được thực hiện theo các khoảng thời gian yêu cầu của Tiêu chuẩn A5.1.3, nếu phù hợp. Khoảng thời gian giữa hai đợt kiểm tra không quá ba năm.
5. Nếu một Quốc gia thành viên nhận được một khiếu nại mà xem xét là có cơ sở hoặc nhận được bằng chứng một tàu mang cờ quốc tịch của mình không tuân thủ các yêu cầu của Công ước hoặc có các khiếm khuyết nghiêm trọng trong khi thực hiện các biện pháp nêu tại bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải, Quốc gia thành viên phải thực hiện các bước cần thiết điều tra nguyên nhân và đảm bảo hành động khắc phục mọi khiếm khuyết đã phát hiện.
6. Có các luật thích hợp thi hành hiệu quả bởi mỗi Thành viên đảm bảo các thanh tra viên có vị thế và điều kiện làm việc độc lập với các thay đổi của chính phủ và các ảnh hưởng không phù hợp bên ngoài.
7. Các thanh tra viên, được cung cấp các hướng dẫn rõ ràng khi làm nhiệm vụ và giấy ủy nhiệm phù hợp, có quyền:
(a) lên tàu mang cờ của Thành viên;
(b) thực hiện mọi kiểm tra, thử hoặc yêu cầu mà họ coi là cần thiết nhằm thỏa mãn các tiêu chuẩn đã được tuân thủ nghiêm ngặt; và
(c) yêu cầu mọi khiếm khuyết phải khắc phục, nếu có bằng chứng các khiếm khuyết cấu thành một vi phạm nghiêm trọng các yêu cầu của Công ước này (gồm cả các các quyền của thuyền viên), hoặc xuất hiện một nguy cơ đáng kể ảnh hưởng đến an toàn, sức khoẻ hoặc an ninh của thuyền viên, cấm tàu rời cảng cho đến khi các hành động cần thiết được thực hiện.
8. Mọi hành động thực hiện theo mục 7 (c) của Tiêu chuẩn này phải phụ thuộc vào quyền phán quyết của toà án hoặc cơ quan chính quyền hành chính.
9. Các thanh tra viên phải thận trọng đưa ra ý kiến thay cho việc điều tra hoặc lập khuyến nghị nếu không có vi phạm rõ ràng các yêu cầu của công ước này ảnh hưởng đến an toàn, sức khoẻ hoặc an ninh của thuyền viên liên quan và nếu không có các vi phạm tương tự trước đó.
10. Các thanh tra viên phải xử lý bí mật nguồn tin về mọi cáo buộc hoặc khuyến nghị cho rằng có một nguy cơ hoặc khiếm khuyết liên quan đến các điều kiện làm việc và sống của thuyền viên hoặc một vi phạm pháp luật và các quy định và không báo cho chủ tàu, đại diện chủ tàu hoặc hoặc người khai thác tàu mà đợt kiểm tra được thực hiện bởi cáo buộc hoặc khiếu nại đó.
11. Các thanh tra viên không được giao các nhiệm vụ mà có thể, do số lượng hoặc bản chất của chúng, ngăn cản cản kiểm tra hiệu quả hoặc tổn hại đến ủy quyền của họ hoặc các quan hệ của họ với chủ tàu, thuyền viên và các bên liên quan khác. Đặc biệt, thanh tra viên:
(a) bị cấm không được có quyền lợi trực tiếp hay gián tiếp trong mọi hoạt động mà họ được giao nhiệm vụ kiểm tra; và
(b) tuân thủ nội quy hoặc biện pháp kỷ luật phù hợp, không tiết lộ, kể cả sau khi không còn công tác nữa, mọi bí mật thương mại hoặc các quy trình bí mật hoặc thông tin cá nhân của thuyền viên có thể có được trong khi họ làm nhiệm vụ.
12. Các thanh tra viên phải gửi báo cáo mỗi đợt kiểm tra cho cơ quan có thẩm quyền. Một bản sao báo cáo bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ làm việc trên tàu được gửi cho thuyền trưởng và một bản sao khác được dán trên bảng thông báo của tàu để thuyền viên biết và, nếu được yêu cầu, gửi cho các đại diện của họ.
13. Cơ quan có thẩm quyền của mỗi Quốc gia thành viên phải lưu giữ các báo cáo về các điều kiện của thuyền viên trên các tàu mang cờ của mình. Cơ quan có thẩm quyền phải xuất bản báo cáo hàng năm về các hoạt động theo thời điểm phù hợp, không quá sáu tháng sau khi kết thúc năm.
14. Trong trường hợp điều tra một vụ tai nạn nghiêm trọng, phải gửi báo cáo tới cơ quan có thẩm quyền càng sớm càng tốt nhưng không quá một tháng sau khi có kết luận điều tra.
15. Khi kiểm tra hoặc thực hiện các biện pháp theo Tiêu chuẩn này, phải cố gắng tránh làm cho tàu bị lưu giữ hoặc trì hoãn một cách vô lý.
16. Phải bồi hoàn theo các luật quốc gia và quy định quốc gia đối với mọi tổn thất hoặc hư hại gây ra bởi cách làm trái với quyền hạn của thanh tra viên. Trách nhiệm dẫn chứng trong mỗi trường hợp phải thông qua khiếu nại.
17. Phạt hành chính và các biện pháp khắc phục thích đáng khác cho các vi phạm các yêu cầu của Công ước này (kể cả các quyền của thuyền viên) và đối với cản trở thanh tra viên thi hành nhiệm vụ của họ phải được mỗi Quốc gia thành viên quy định và chế tài hiệu quả.
Xem nội dung VB
1. Giấy chứng nhận lao động hàng hải được cấp cho tàu bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc một tổ chức được công nhận được ủy quyền, có thời hạn không quá năm năm. Một danh sách các hạng mục phải được kiểm tra và được chứng minh đáp ứng các luật và các quy định quốc gia hoặc các biện pháp khác để thực thi các yêu cầu của Công ước này đối với các điều kiện làm việc và sống của thuyền viên trên tàu trước khi có thể cấp một giấy chứng nhận lao động hàng hải nêu tại Phụ chương A5-I.
2. Hiệu lực của giấy chứng nhận lao động hàng hải phải chịu một đợt kiểm tra trung gian do cơ quan có thẩm quyền, hoặc một tổ chức được công nhận được ủy quyền kiểm tra, thực hiện để đảm bảo liên tục phù hợp với các yêu cầu quốc gia thực thi Công ước này. Nếu chỉ có một đợt kiểm tra trung gian và thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận là năm năm, thì đợt kiểm tra trung gian đó phải được thực hiện trong khoảng thời gian đến hạn hàng năm lần thứ hai hoặc thứ ba của giấy chứng nhận. Ngày đến hạn là ngày và tháng của từng năm tương ứng với ngày hết hạn của giấy chứng nhận lao động hàng hải. Phạm vi và mức độ của kiểm tra trung gian bằng kiểm tra cấp mới của giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận phải được xác nhận sau khi kiểm tra trung gian thỏa mãn.
3. Bất kể mục 1 của Tiêu chuẩn này, nếu kiểm tra cấp mới hoàn thành trong vòng ba tháng trước ngày hết hạn của giấy chứng nhận lao động hàng hải hiện có thì giấy chứng nhận lao động mới có hiệu lực từ ngày hoàn thành kiểm tra cấp mới không quá năm năm tính từ ngày hết hạn của giấy chứng nhận hiện có.
4. Nếu kiểm tra cấp mới hoàn thành quá ba tháng trước ngày hết hạn của giấy chứng nhận lao động hàng hải hiện có, giấy chứng nhận lao động hàng hải mới có hiệu lực không quá năm năm tính từ ngày hoàn thành kiểm tra cấp mới.
5. Một giấy chứng nhận lao động hàng hải có thể được cấp tạm thời:
(a) cho tàu mới được bàn giao;
(b) khi tàu đổi cờ; hoặc
(c) khi chủ tàu nhận trách nhiệm khai thác một tàu mới.
6. Một giấy chứng nhận lao động hàng hải tạm thời có thể được cấp trong một thời gian không quá sáu tháng bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc một tổ chức được công nhận được ủy quyền.
7. Chỉ được cấp một giấy chứng nhận hàng hải tạm thời sau khi kiểm tra xác nhận rằng:
(a) tàu đã được kiểm tra, đến mức phù hợp và thực tế có thể, đối với các vấn đề nêu tại Phụ chương A5-I, xét đến kiểm tra xác nhận các hạng mục nêu tại các mục (b), (c) và (d) của mục này.
(b) chủ tàu đã chứng minh với cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận rằng tàu đã có đủ các quy trình thỏa mãn Công ước này;
(c) thuyền trưởng nắm vững các yêu cầu của Công ước này và các trách nhiệm thực hiện; và
(d) thông tin liên quan được trình cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận để cấp một bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải.
8. Một đợt kiểm tra toàn diện phù hợp với Tiêu chuẩn này phải được thực hiện trước ngày hết hạn của giấy chứng nhận tạm thời để có thể cấp giấy chứng nhận lao động hàng hải dài hạn. Không được cấp thêm giấy chứng nhận tạm thời sau thời gian 06 tháng ban đầu như nêu tại mục 6 của Tiêu chuẩn này. Không cần thiết phải cấp một bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải trong khi giấy chứng nhận tạm thời còn hiệu lực.
9. Giấy chứng nhận lao động hàng hải, giấy chứng nhận lao động hàng hải tạm thời và bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải được lập theo mẫu phù hợp với các mẫu nêu tại Phụ trương A5-II.
10. Bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải kèm theo giấy chứng nhận lao động hàng hải gồm hai phần:
(a) Phần I được cơ quan có thẩm quyền lập:
(i) xác định danh mục các hạng mục kiểm tra phù hợp với mục 1 của Tiêu chuẩn này;
(ii) xác định các yêu cầu quốc gia bao gồm các điều khoản liên quan của Công ước này bằng cách đưa ra một danh mục tham khảo các điều khoản của luật quốc gia liên quan cũng như, tới phạm vi cần thiết, thông tin ngắn gọn về nội dung chính của các yêu cầu quốc gia;
(iii) chỉ ra các yêu cầu cụ thể đối với loại tàu theo phạm vi pháp luật quốc gia;
(iv) ghi mọi điều khoản tương đương được thông qua theo mục 3 Điều VI; và
(v) cho biết rõ bất kỳ miễn giảm nào được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại Đề mục 3; và
(b) Phần II được chủ tàu lập và xác định các biện pháp đã thông qua bảo đảm luôn phù hợp với các yêu cầu quốc gia giữa các đợt kiểm tra và các biện pháp đề xuất đảm bảo luôn cải thiện.
Cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận được ủy quyền chứng nhận Phần II và cấp bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải.
11. Các kết quả của mọi đợt kiểm tra hoặc kiểm tra xác nhận khác sau đó thực hiện đối với tàu và mọi khiếm khuyết đáng kể trong khi kiểm tra xác nhận đó phải được ghi lại, cùng với ngày mà các khiếm khuyết đã được khắc phục. Biên bản này, kèm theo bản dịch tiếng Anh khi không sử dụng bằng tiếng Anh, phù hợp với các văn bản pháp luật hoặc các quy định quốc gia, phải được ghi vào hoặc viết thêm vào bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải hoặc bằng cách nào đó để sẵn sàng cho thuyền viên, các thanh tra viên của Quốc gia tàu mang cờ, các nhân viên được ủy
quyền của Chính quyền cảng và các đại diện của chủ tàu và thuyền viên.
12. Một giấy chứng nhận lao động hàng hải có hiệu lực và bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải, kèm theo một bản dịch tiếng Anh nếu không sử dụng tiếng Anh, phải có trên tàu và một bản sao dán tại một vị trí dễ thấy trên tàu. Một bản sao phù hợp với các văn bản pháp luật và quy định quốc gia, phải sẵn sàng theo yêu cầu, cho thuyền viên, các thanh tra viên của Quốc gia tàu mang cờ, các nhân viên được ủy quyền của Chính quyền cảng và các đại diện của chủ tàu và thuyền viên.
13. Yêu cầu một bản dịch tiếng Anh tại mục 11 và 12 của Tiêu chuẩn này không áp dụng với tàu không chạy tuyến quốc tế.
14. Một giấy chứng nhận cấp theo mục 1 hoặc 5 của Tiêu chuẩn này sẽ mất hiệu lực trong bất kỳ trường hợp nào sau đây:
(a) nếu các đợt kiểm tra liên quan không hoàn thành trong các thời gian quy định tại mục 2 của tiêu chuẩn này;
(b) nếu giấy chứng nhận không được xác nhận phù hợp với mục 2 của Tiêu chuẩn này;
(c) khi tàu đổi cờ;
(d) khi chủ tàu không còn trách nhiệm khai thác tàu; và
(e) khi thực hiện thay đổi đáng kể về kết cấu hoặc thiết bị nêu tại Đề mục 3.
15. Trong trường hợp nêu tại mục 14(c), (d) hoặc (e) của Tiêu chuẩn này, giấy chứng nhận mới sẽ chỉ được cấp khi cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận cấp giấy chứng nhận mới thỏa mãn hoàn toàn rằng tàu phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn này.
16. Giấy chứng nhận lao động hàng hải sẽ bị cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận được quốc gia tàu mang cờ ủy quyền thu hồi, nếu có bằng chứng cho thấy tàu đó không thỏa mãn các yêu cầu của Công ước này và chưa có hành động khắc phục nào được yêu cầu được thực hiện.
17. Khi cân nhắc thu hồi một giấy chứng nhận lao động hàng hải theo mục 16 của Tiêu chuẩn này, cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận phải xét mức độ nghiêm trọng hoặc số lượng các khiếm khuyết.
...
Tiêu chuẩn A5.1.4 - Kiểm tra và chế tài
1. Mỗi Quốc gia thành viên phải duy trì một hệ thống kiểm tra các điều kiện của thuyền viên trên tàu mang cờ quốc gia của mình bao gồm kiểm tra xác nhận rằng các biện pháp liên quan đến các điều kiện sống và làm việc nêu trong bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải, nếu có, được tuân thủ, và rằng các yêu cầu của Công ước này được thỏa mãn.
2. Cơ quan có thẩm quyền phải cử đủ số lượng thanh tra viên có chuyên môn để thực hiện các trách nhiệm của mình theo mục 1 của Tiêu chuẩn này. Nếu các tổ chức được công nhận đã được ủy quyền kiểm tra, Quốc gia thành viên phải yêu cầu người thực hiện kiểm tra phải có trình độ chuyên môn đảm bảo thi hành các nhiệm vụ đó và trao cho họ đủ thẩm quyền pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ.
3. Phải có điều khoản thích hợp để đảm bảo rằng các thanh tra viên được đào tạo, đủ khả năng, các điều kiện tham khảo, quyền hạn, vị thế và sự độc lập cần thiết hoặc mong muốn để cho phép họ thực hiện kiểm tra xác nhận và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của mục 1 trong Tiêu chuẩn này.
4. Đợt kiểm tra phải được thực hiện theo các khoảng thời gian yêu cầu của Tiêu chuẩn A5.1.3, nếu phù hợp. Khoảng thời gian giữa hai đợt kiểm tra không quá ba năm.
5. Nếu một Quốc gia thành viên nhận được một khiếu nại mà xem xét là có cơ sở hoặc nhận được bằng chứng một tàu mang cờ quốc tịch của mình không tuân thủ các yêu cầu của Công ước hoặc có các khiếm khuyết nghiêm trọng trong khi thực hiện các biện pháp nêu tại bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải, Quốc gia thành viên phải thực hiện các bước cần thiết điều tra nguyên nhân và đảm bảo hành động khắc phục mọi khiếm khuyết đã phát hiện.
6. Có các luật thích hợp thi hành hiệu quả bởi mỗi Thành viên đảm bảo các thanh tra viên có vị thế và điều kiện làm việc độc lập với các thay đổi của chính phủ và các ảnh hưởng không phù hợp bên ngoài.
7. Các thanh tra viên, được cung cấp các hướng dẫn rõ ràng khi làm nhiệm vụ và giấy ủy nhiệm phù hợp, có quyền:
(a) lên tàu mang cờ của Thành viên;
(b) thực hiện mọi kiểm tra, thử hoặc yêu cầu mà họ coi là cần thiết nhằm thỏa mãn các tiêu chuẩn đã được tuân thủ nghiêm ngặt; và
(c) yêu cầu mọi khiếm khuyết phải khắc phục, nếu có bằng chứng các khiếm khuyết cấu thành một vi phạm nghiêm trọng các yêu cầu của Công ước này (gồm cả các các quyền của thuyền viên), hoặc xuất hiện một nguy cơ đáng kể ảnh hưởng đến an toàn, sức khoẻ hoặc an ninh của thuyền viên, cấm tàu rời cảng cho đến khi các hành động cần thiết được thực hiện.
8. Mọi hành động thực hiện theo mục 7 (c) của Tiêu chuẩn này phải phụ thuộc vào quyền phán quyết của toà án hoặc cơ quan chính quyền hành chính.
9. Các thanh tra viên phải thận trọng đưa ra ý kiến thay cho việc điều tra hoặc lập khuyến nghị nếu không có vi phạm rõ ràng các yêu cầu của công ước này ảnh hưởng đến an toàn, sức khoẻ hoặc an ninh của thuyền viên liên quan và nếu không có các vi phạm tương tự trước đó.
10. Các thanh tra viên phải xử lý bí mật nguồn tin về mọi cáo buộc hoặc khuyến nghị cho rằng có một nguy cơ hoặc khiếm khuyết liên quan đến các điều kiện làm việc và sống của thuyền viên hoặc một vi phạm pháp luật và các quy định và không báo cho chủ tàu, đại diện chủ tàu hoặc hoặc người khai thác tàu mà đợt kiểm tra được thực hiện bởi cáo buộc hoặc khiếu nại đó.
11. Các thanh tra viên không được giao các nhiệm vụ mà có thể, do số lượng hoặc bản chất của chúng, ngăn cản cản kiểm tra hiệu quả hoặc tổn hại đến ủy quyền của họ hoặc các quan hệ của họ với chủ tàu, thuyền viên và các bên liên quan khác. Đặc biệt, thanh tra viên:
(a) bị cấm không được có quyền lợi trực tiếp hay gián tiếp trong mọi hoạt động mà họ được giao nhiệm vụ kiểm tra; và
(b) tuân thủ nội quy hoặc biện pháp kỷ luật phù hợp, không tiết lộ, kể cả sau khi không còn công tác nữa, mọi bí mật thương mại hoặc các quy trình bí mật hoặc thông tin cá nhân của thuyền viên có thể có được trong khi họ làm nhiệm vụ.
12. Các thanh tra viên phải gửi báo cáo mỗi đợt kiểm tra cho cơ quan có thẩm quyền. Một bản sao báo cáo bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ làm việc trên tàu được gửi cho thuyền trưởng và một bản sao khác được dán trên bảng thông báo của tàu để thuyền viên biết và, nếu được yêu cầu, gửi cho các đại diện của họ.
13. Cơ quan có thẩm quyền của mỗi Quốc gia thành viên phải lưu giữ các báo cáo về các điều kiện của thuyền viên trên các tàu mang cờ của mình. Cơ quan có thẩm quyền phải xuất bản báo cáo hàng năm về các hoạt động theo thời điểm phù hợp, không quá sáu tháng sau khi kết thúc năm.
14. Trong trường hợp điều tra một vụ tai nạn nghiêm trọng, phải gửi báo cáo tới cơ quan có thẩm quyền càng sớm càng tốt nhưng không quá một tháng sau khi có kết luận điều tra.
15. Khi kiểm tra hoặc thực hiện các biện pháp theo Tiêu chuẩn này, phải cố gắng tránh làm cho tàu bị lưu giữ hoặc trì hoãn một cách vô lý.
16. Phải bồi hoàn theo các luật quốc gia và quy định quốc gia đối với mọi tổn thất hoặc hư hại gây ra bởi cách làm trái với quyền hạn của thanh tra viên. Trách nhiệm dẫn chứng trong mỗi trường hợp phải thông qua khiếu nại.
17. Phạt hành chính và các biện pháp khắc phục thích đáng khác cho các vi phạm các yêu cầu của Công ước này (kể cả các quyền của thuyền viên) và đối với cản trở thanh tra viên thi hành nhiệm vụ của họ phải được mỗi Quốc gia thành viên quy định và chế tài hiệu quả.
Xem nội dung VB
...
3. Tiến hành việc kiểm tra theo Quy định 5.1.4 khi:
(a) một tàu được đăng ký hoặc đăng ký lại; hoặc
(b) khu vực sinh hoạt của thuyền viên trên tàu đã được hoán cải lớn.
Xem nội dung VB
1. Mỗi Quốc gia thành viên phải thực hiện và thực thi các luật hoặc các quy định hoặc các biện pháp khác đã được thông qua nhằm hoàn thành các cam kết theo Công ước này đối với tàu và thuyền viên thuộc chủ quyền của mình.
2. Mỗi Quốc gia thành viên phải thi hành hiệu quả quyền hạn của mình và kiểm soát các tàu mang cờ quốc tịch của quốc gia bằng cách xây dựng một hệ thống để đảm bảo phù hợp với các yêu cầu của Công ước này, bao gồm việc kiểm tra, báo cáo, theo dõi thường xuyên và thực hiện các thủ tục pháp lý phù hợp với pháp luật hiện hành.
3. Mỗi Quốc gia thành viên phải đảm bảo các tàu mang cờ quốc tịch của mình phải có giấy chứng nhận lao động hàng hải và bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải theo yêu cầu của Công ước này.
4. Một tàu thuộc phạm vi áp dụng của Công ước này có thể, phù hợp với pháp luật quốc tế, được một Quốc gia thành viên không phải Quốc gia tàu mang cờ kiểm tra, khi tàu đó ở trong cảng của quốc gia đó, nhằm xác định tàu có phù hợp với các yêu cầu của Công ước này hay không.
5. Mỗi Quốc gia thành viên phải thi hành hiệu quả quyền hạn của mình và kiểm soát các dịch vụ tuyển dụng và cung cấp thuyền viên, nếu các dịch vụ này được thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia đó.
6. Mỗi Quốc gia thành viên phải nghiêm cấm việc vi phạm các yêu cầu của Công ước này và phải, phù hợp với pháp luật quốc tế, quy định các hình phạt hoặc yêu cầu các biện pháp khắc phục trong phạm vi pháp luật của mình đủ để ngăn chặn các hành vi vi phạm đó.
7. Mỗi Quốc gia thành viên phải thực thi các trách nhiệm của mình theo phạm vi Công ước này theo cách thức để đảm bảo rằng các tàu mang cờ của bất kỳ quốc gia nào chưa phê chuẩn Công ước này sẽ không nhận được sự đối xử ưu đãi hơn các tàu mang cờ của các quốc gia đã phê chuẩn Công ước.
Xem nội dung VB
...
7. Chỉ được cấp một giấy chứng nhận hàng hải tạm thời sau khi kiểm tra xác nhận rằng:
(a) tàu đã được kiểm tra, đến mức phù hợp và thực tế có thể, đối với các vấn đề nêu tại Phụ chương A5-I, xét đến kiểm tra xác nhận các hạng mục nêu tại các mục (b), (c) và (d) của mục này.
(b) chủ tàu đã chứng minh với cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận rằng tàu đã có đủ các quy trình thỏa mãn Công ước này;
(c) thuyền trưởng nắm vững các yêu cầu của Công ước này và các trách nhiệm thực hiện; và
(d) thông tin liên quan được trình cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận để cấp một bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải.
Xem nội dung VB
Điều 2.
1. Trừ khi có các quy định đặc biệt khác, trong Công ước này sử dụng các thuật ngữ sau đây:
...
(c) Tổng dung tích là tổng dung tích tính theo các quy định đo dung tích nêu tại Phụ lục I của Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969, hoặc bất kỳ Công ước thay thế nào sau đó; đối với các tàu áp dụng hệ thống đo dung tích tạm thời được Tổ chức hàng hải quốc tế chấp nhận, tổng dung tích là trị số ghi tại cột GHI CHÚ của Giấy chứng nhận dung tích quốc tế (1969);
Xem nội dung VB
Điều 2.
1. Trừ khi có các quy định đặc biệt khác, trong Công ước này sử dụng các thuật ngữ sau đây:
...
(j) Chủ tàu là người sở hữu tàu hoặc tổ chức hay cá nhân khác, như nhà quản lý, đại lý hoặc người thuê tàu trần, chịu trách nhiệm về hoạt động của tàu trước chủ sở hữu và, chấp nhận đảm nhận các nhiệm vụ và nghĩa vụ của chủ tàu phù hợp với Công ước này, bất kể có hay không các cá nhân hoặc tổ chức nào khác thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ hoặc trách nhiệm thay mặt chủ tàu.
Xem nội dung VB
1. Giấy chứng nhận lao động hàng hải được cấp cho tàu bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc một tổ chức được công nhận được ủy quyền, có thời hạn không quá năm năm. Một danh sách các hạng mục phải được kiểm tra và được chứng minh đáp ứng các luật và các quy định quốc gia hoặc các biện pháp khác để thực thi các yêu cầu của Công ước này đối với các điều kiện làm việc và sống của thuyền viên trên tàu trước khi có thể cấp một giấy chứng nhận lao động hàng hải nêu tại Phụ chương A5-I.
2. Hiệu lực của giấy chứng nhận lao động hàng hải phải chịu một đợt kiểm tra trung gian do cơ quan có thẩm quyền, hoặc một tổ chức được công nhận được ủy quyền kiểm tra, thực hiện để đảm bảo liên tục phù hợp với các yêu cầu quốc gia thực thi Công ước này. Nếu chỉ có một đợt kiểm tra trung gian và thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận là năm năm, thì đợt kiểm tra trung gian đó phải được thực hiện trong khoảng thời gian đến hạn hàng năm lần thứ hai hoặc thứ ba của giấy chứng nhận. Ngày đến hạn là ngày và tháng của từng năm tương ứng với ngày hết hạn của giấy chứng nhận lao động hàng hải. Phạm vi và mức độ của kiểm tra trung gian bằng kiểm tra cấp mới của giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận phải được xác nhận sau khi kiểm tra trung gian thỏa mãn.
3. Bất kể mục 1 của Tiêu chuẩn này, nếu kiểm tra cấp mới hoàn thành trong vòng ba tháng trước ngày hết hạn của giấy chứng nhận lao động hàng hải hiện có thì giấy chứng nhận lao động mới có hiệu lực từ ngày hoàn thành kiểm tra cấp mới không quá năm năm tính từ ngày hết hạn của giấy chứng nhận hiện có.
4. Nếu kiểm tra cấp mới hoàn thành quá ba tháng trước ngày hết hạn của giấy chứng nhận lao động hàng hải hiện có, giấy chứng nhận lao động hàng hải mới có hiệu lực không quá năm năm tính từ ngày hoàn thành kiểm tra cấp mới.
5. Một giấy chứng nhận lao động hàng hải có thể được cấp tạm thời:
(a) cho tàu mới được bàn giao;
(b) khi tàu đổi cờ; hoặc
(c) khi chủ tàu nhận trách nhiệm khai thác một tàu mới.
6. Một giấy chứng nhận lao động hàng hải tạm thời có thể được cấp trong một thời gian không quá sáu tháng bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc một tổ chức được công nhận được ủy quyền.
7. Chỉ được cấp một giấy chứng nhận hàng hải tạm thời sau khi kiểm tra xác nhận rằng:
(a) tàu đã được kiểm tra, đến mức phù hợp và thực tế có thể, đối với các vấn đề nêu tại Phụ chương A5-I, xét đến kiểm tra xác nhận các hạng mục nêu tại các mục (b), (c) và (d) của mục này.
(b) chủ tàu đã chứng minh với cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận rằng tàu đã có đủ các quy trình thỏa mãn Công ước này;
(c) thuyền trưởng nắm vững các yêu cầu của Công ước này và các trách nhiệm thực hiện; và
(d) thông tin liên quan được trình cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận để cấp một bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải.
8. Một đợt kiểm tra toàn diện phù hợp với Tiêu chuẩn này phải được thực hiện trước ngày hết hạn của giấy chứng nhận tạm thời để có thể cấp giấy chứng nhận lao động hàng hải dài hạn. Không được cấp thêm giấy chứng nhận tạm thời sau thời gian 06 tháng ban đầu như nêu tại mục 6 của Tiêu chuẩn này. Không cần thiết phải cấp một bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải trong khi giấy chứng nhận tạm thời còn hiệu lực.
9. Giấy chứng nhận lao động hàng hải, giấy chứng nhận lao động hàng hải tạm thời và bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải được lập theo mẫu phù hợp với các mẫu nêu tại Phụ trương A5-II.
10. Bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải kèm theo giấy chứng nhận lao động hàng hải gồm hai phần:
(a) Phần I được cơ quan có thẩm quyền lập:
(i) xác định danh mục các hạng mục kiểm tra phù hợp với mục 1 của Tiêu chuẩn này;
(ii) xác định các yêu cầu quốc gia bao gồm các điều khoản liên quan của Công ước này bằng cách đưa ra một danh mục tham khảo các điều khoản của luật quốc gia liên quan cũng như, tới phạm vi cần thiết, thông tin ngắn gọn về nội dung chính của các yêu cầu quốc gia;
(iii) chỉ ra các yêu cầu cụ thể đối với loại tàu theo phạm vi pháp luật quốc gia;
(iv) ghi mọi điều khoản tương đương được thông qua theo mục 3 Điều VI; và
(v) cho biết rõ bất kỳ miễn giảm nào được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại Đề mục 3; và
(b) Phần II được chủ tàu lập và xác định các biện pháp đã thông qua bảo đảm luôn phù hợp với các yêu cầu quốc gia giữa các đợt kiểm tra và các biện pháp đề xuất đảm bảo luôn cải thiện.
Cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận được ủy quyền chứng nhận Phần II và cấp bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải.
11. Các kết quả của mọi đợt kiểm tra hoặc kiểm tra xác nhận khác sau đó thực hiện đối với tàu và mọi khiếm khuyết đáng kể trong khi kiểm tra xác nhận đó phải được ghi lại, cùng với ngày mà các khiếm khuyết đã được khắc phục. Biên bản này, kèm theo bản dịch tiếng Anh khi không sử dụng bằng tiếng Anh, phù hợp với các văn bản pháp luật hoặc các quy định quốc gia, phải được ghi vào hoặc viết thêm vào bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải hoặc bằng cách nào đó để sẵn sàng cho thuyền viên, các thanh tra viên của Quốc gia tàu mang cờ, các nhân viên được ủy
quyền của Chính quyền cảng và các đại diện của chủ tàu và thuyền viên.
12. Một giấy chứng nhận lao động hàng hải có hiệu lực và bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải, kèm theo một bản dịch tiếng Anh nếu không sử dụng tiếng Anh, phải có trên tàu và một bản sao dán tại một vị trí dễ thấy trên tàu. Một bản sao phù hợp với các văn bản pháp luật và quy định quốc gia, phải sẵn sàng theo yêu cầu, cho thuyền viên, các thanh tra viên của Quốc gia tàu mang cờ, các nhân viên được ủy quyền của Chính quyền cảng và các đại diện của chủ tàu và thuyền viên.
13. Yêu cầu một bản dịch tiếng Anh tại mục 11 và 12 của Tiêu chuẩn này không áp dụng với tàu không chạy tuyến quốc tế.
14. Một giấy chứng nhận cấp theo mục 1 hoặc 5 của Tiêu chuẩn này sẽ mất hiệu lực trong bất kỳ trường hợp nào sau đây:
(a) nếu các đợt kiểm tra liên quan không hoàn thành trong các thời gian quy định tại mục 2 của tiêu chuẩn này;
(b) nếu giấy chứng nhận không được xác nhận phù hợp với mục 2 của Tiêu chuẩn này;
(c) khi tàu đổi cờ;
(d) khi chủ tàu không còn trách nhiệm khai thác tàu; và
(e) khi thực hiện thay đổi đáng kể về kết cấu hoặc thiết bị nêu tại Đề mục 3.
15. Trong trường hợp nêu tại mục 14(c), (d) hoặc (e) của Tiêu chuẩn này, giấy chứng nhận mới sẽ chỉ được cấp khi cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận cấp giấy chứng nhận mới thỏa mãn hoàn toàn rằng tàu phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn này.
16. Giấy chứng nhận lao động hàng hải sẽ bị cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận được quốc gia tàu mang cờ ủy quyền thu hồi, nếu có bằng chứng cho thấy tàu đó không thỏa mãn các yêu cầu của Công ước này và chưa có hành động khắc phục nào được yêu cầu được thực hiện.
17. Khi cân nhắc thu hồi một giấy chứng nhận lao động hàng hải theo mục 16 của Tiêu chuẩn này, cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được công nhận phải xét mức độ nghiêm trọng hoặc số lượng các khiếm khuyết.
...
Tiêu chuẩn A5.1.4 - Kiểm tra và chế tài
1. Mỗi Quốc gia thành viên phải duy trì một hệ thống kiểm tra các điều kiện của thuyền viên trên tàu mang cờ quốc gia của mình bao gồm kiểm tra xác nhận rằng các biện pháp liên quan đến các điều kiện sống và làm việc nêu trong bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải, nếu có, được tuân thủ, và rằng các yêu cầu của Công ước này được thỏa mãn.
2. Cơ quan có thẩm quyền phải cử đủ số lượng thanh tra viên có chuyên môn để thực hiện các trách nhiệm của mình theo mục 1 của Tiêu chuẩn này. Nếu các tổ chức được công nhận đã được ủy quyền kiểm tra, Quốc gia thành viên phải yêu cầu người thực hiện kiểm tra phải có trình độ chuyên môn đảm bảo thi hành các nhiệm vụ đó và trao cho họ đủ thẩm quyền pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ.
3. Phải có điều khoản thích hợp để đảm bảo rằng các thanh tra viên được đào tạo, đủ khả năng, các điều kiện tham khảo, quyền hạn, vị thế và sự độc lập cần thiết hoặc mong muốn để cho phép họ thực hiện kiểm tra xác nhận và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của mục 1 trong Tiêu chuẩn này.
4. Đợt kiểm tra phải được thực hiện theo các khoảng thời gian yêu cầu của Tiêu chuẩn A5.1.3, nếu phù hợp. Khoảng thời gian giữa hai đợt kiểm tra không quá ba năm.
5. Nếu một Quốc gia thành viên nhận được một khiếu nại mà xem xét là có cơ sở hoặc nhận được bằng chứng một tàu mang cờ quốc tịch của mình không tuân thủ các yêu cầu của Công ước hoặc có các khiếm khuyết nghiêm trọng trong khi thực hiện các biện pháp nêu tại bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải, Quốc gia thành viên phải thực hiện các bước cần thiết điều tra nguyên nhân và đảm bảo hành động khắc phục mọi khiếm khuyết đã phát hiện.
6. Có các luật thích hợp thi hành hiệu quả bởi mỗi Thành viên đảm bảo các thanh tra viên có vị thế và điều kiện làm việc độc lập với các thay đổi của chính phủ và các ảnh hưởng không phù hợp bên ngoài.
7. Các thanh tra viên, được cung cấp các hướng dẫn rõ ràng khi làm nhiệm vụ và giấy ủy nhiệm phù hợp, có quyền:
(a) lên tàu mang cờ của Thành viên;
(b) thực hiện mọi kiểm tra, thử hoặc yêu cầu mà họ coi là cần thiết nhằm thỏa mãn các tiêu chuẩn đã được tuân thủ nghiêm ngặt; và
(c) yêu cầu mọi khiếm khuyết phải khắc phục, nếu có bằng chứng các khiếm khuyết cấu thành một vi phạm nghiêm trọng các yêu cầu của Công ước này (gồm cả các các quyền của thuyền viên), hoặc xuất hiện một nguy cơ đáng kể ảnh hưởng đến an toàn, sức khoẻ hoặc an ninh của thuyền viên, cấm tàu rời cảng cho đến khi các hành động cần thiết được thực hiện.
8. Mọi hành động thực hiện theo mục 7 (c) của Tiêu chuẩn này phải phụ thuộc vào quyền phán quyết của toà án hoặc cơ quan chính quyền hành chính.
9. Các thanh tra viên phải thận trọng đưa ra ý kiến thay cho việc điều tra hoặc lập khuyến nghị nếu không có vi phạm rõ ràng các yêu cầu của công ước này ảnh hưởng đến an toàn, sức khoẻ hoặc an ninh của thuyền viên liên quan và nếu không có các vi phạm tương tự trước đó.
10. Các thanh tra viên phải xử lý bí mật nguồn tin về mọi cáo buộc hoặc khuyến nghị cho rằng có một nguy cơ hoặc khiếm khuyết liên quan đến các điều kiện làm việc và sống của thuyền viên hoặc một vi phạm pháp luật và các quy định và không báo cho chủ tàu, đại diện chủ tàu hoặc hoặc người khai thác tàu mà đợt kiểm tra được thực hiện bởi cáo buộc hoặc khiếu nại đó.
11. Các thanh tra viên không được giao các nhiệm vụ mà có thể, do số lượng hoặc bản chất của chúng, ngăn cản cản kiểm tra hiệu quả hoặc tổn hại đến ủy quyền của họ hoặc các quan hệ của họ với chủ tàu, thuyền viên và các bên liên quan khác. Đặc biệt, thanh tra viên:
(a) bị cấm không được có quyền lợi trực tiếp hay gián tiếp trong mọi hoạt động mà họ được giao nhiệm vụ kiểm tra; và
(b) tuân thủ nội quy hoặc biện pháp kỷ luật phù hợp, không tiết lộ, kể cả sau khi không còn công tác nữa, mọi bí mật thương mại hoặc các quy trình bí mật hoặc thông tin cá nhân của thuyền viên có thể có được trong khi họ làm nhiệm vụ.
12. Các thanh tra viên phải gửi báo cáo mỗi đợt kiểm tra cho cơ quan có thẩm quyền. Một bản sao báo cáo bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ làm việc trên tàu được gửi cho thuyền trưởng và một bản sao khác được dán trên bảng thông báo của tàu để thuyền viên biết và, nếu được yêu cầu, gửi cho các đại diện của họ.
13. Cơ quan có thẩm quyền của mỗi Quốc gia thành viên phải lưu giữ các báo cáo về các điều kiện của thuyền viên trên các tàu mang cờ của mình. Cơ quan có thẩm quyền phải xuất bản báo cáo hàng năm về các hoạt động theo thời điểm phù hợp, không quá sáu tháng sau khi kết thúc năm.
14. Trong trường hợp điều tra một vụ tai nạn nghiêm trọng, phải gửi báo cáo tới cơ quan có thẩm quyền càng sớm càng tốt nhưng không quá một tháng sau khi có kết luận điều tra.
15. Khi kiểm tra hoặc thực hiện các biện pháp theo Tiêu chuẩn này, phải cố gắng tránh làm cho tàu bị lưu giữ hoặc trì hoãn một cách vô lý.
16. Phải bồi hoàn theo các luật quốc gia và quy định quốc gia đối với mọi tổn thất hoặc hư hại gây ra bởi cách làm trái với quyền hạn của thanh tra viên. Trách nhiệm dẫn chứng trong mỗi trường hợp phải thông qua khiếu nại.
17. Phạt hành chính và các biện pháp khắc phục thích đáng khác cho các vi phạm các yêu cầu của Công ước này (kể cả các quyền của thuyền viên) và đối với cản trở thanh tra viên thi hành nhiệm vụ của họ phải được mỗi Quốc gia thành viên quy định và chế tài hiệu quả.
Xem nội dung VB
Nghị định 121/2014/NĐ-CP hướng dẫn Công ước Lao động hàng hải năm 2006 về chế độ lao động của thuyền viên làm việc trên tàu biển Ban hành: 24/12/2014 | Cập nhật: 29/12/2014
Thông tư 45/2013/TT-BGTVT quy định về thủ tục cấp, phê duyệt, thu hồi Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải và Giấy chứng nhận Lao động hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 19/11/2013 | Cập nhật: 29/11/2013
Nghị định 107/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải Ban hành: 20/12/2012 | Cập nhật: 25/12/2012