Thông tư 41/2019/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BLĐTBXH quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và Thông tư 19/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định 31/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: 41/2019/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Lê Quân
Ngày ban hành: 30/12/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 04/07/2020 Số công báo: Từ số 661 đến số 662
Lĩnh vực: Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/2019/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2019

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 38/2015/TT-BLĐTBXH NGÀY 19/10/2015 QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA, CẤP VÀ QUẢN LÝ VIỆC CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA VÀ THÔNG TƯ SỐ 19/2016/TT-BLĐTBXH NGÀY 28/6/2016 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 31/2015/NĐ-CP NGÀY 24/3/2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT VIỆC LÀM VỀ ĐÁNH GIÁ, CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH ngày 19/10/2015 quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và Thông tư số 19/2016/TT- BLĐTBXH ngày 28/6/2016 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH ngày 19/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (sau đây gọi tắt là Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH)

1. Sửa đổi một số nội dung của Điều 3 như sau:

a) Tại khoản 1, sửa đổi cụm từ “khả năng” bằng cụm từ “năng lực”;

b) Tại khoản 2, sửa đổi các số kiểu chữ số La Mã là I, II, III, IV, V bằng kiểu chữ số Ả Rập tương ứng là 1, 2, 3, 4, 5.

2. Sửa đổi cụm từ “và năm cấp chứng chỉ” bằng cụm từ “, năm cấp chứng chỉ và loại chứng chỉ (cấp mới, cấp lại hoặc đổi)” tại khoản 1 Điều 4.

3. Sửa đổi và bỏ một số nội dung của Điều 6 như sau:

a) Bỏ cụm từ “công nhận và” tại tên Điều và khoản 1;

b) Bổ sung cụm từ “(ảnh chụp trong vòng 6 tháng)” sau cụm từ “của người đó” tại điểm b khoản 1;

c) Bãi bỏ khoản 2.

4. Sửa đổi và bỏ một số nội dung của Điều 7 như sau:

a) Tại khoản 1, bổ sung cụm từ “(ảnh chụp trong vòng 6 tháng)” sau cụm từ “của người đó”;

b) Bỏ cụm từ “và bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người đó để đối chiếu” tại khoản 2.

5. Sửa đổi và bỏ một số nội dung của Điều 8 như sau:

a) Bỏ cụm từ “do người được cấp chứng chỉ có sự thay đổi, cải chính hộ tịch” tại khổ văn đầu tiên của Điều;

b) Tại khoản 1, sửa đổi cụm từ “Mẫu 02, Phụ lục 05” bằng cụm từ “Mẫu 03 Phụ lục 04” và bổ sung cụm từ “(ảnh chụp trong vòng 6 tháng)” sau cụm từ “của người đó”;

c) Tại khoản 2, bỏ cụm từ “và bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người đó để đối chiếu”;

d) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Đối với trường hợp đề nghị sửa đổi một số nội dung ghi trên chứng chỉ đã cấp, đề nghị nộp bản sao có chứng thực giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi hoặc bản chụp giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi kèm theo xuất trình bản chính để đối chiếu khi nộp trực tiếp.”.

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

“Điều 9. Trình tự, thủ tục đề nghị cấp, đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

1. Thành phần hồ sơ:

a) Đối với đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động đạt yêu cầu tại kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này;

b) Đối với đề nghị đổi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, người có nhu cầu lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này;

c) Đối với đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, người có nhu cầu lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.

2. Trình tự, cách thức thực hiện:

a) Tổ chức kỹ năng nghề hoặc người có nhu cầu nộp hồ sơ đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp theo 1 trong 3 cách thức sau: trực tiếp tại Bộ phận Một cửa; thông qua dịch vụ bưu chính; trực tuyến tại cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp nộp trực tiếp, các thành phần hồ sơ nộp ở dạng bản chính hoặc hoặc bản chụp đồng thời xuất trình bản chính để đối chiếu; trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính, các thành phần hồ sơ nộp ở dạng bản chính hoặc bản sao có chứng thực; trường hợp đăng ký qua cổng Dịch vụ công trực tuyến thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, chính xác, đủ điều kiện tiếp nhận, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, quyết định cấp, đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; trường hợp không đủ điều kiện để cấp, đổi, cấp lại theo quy định tại thông tư này hoặc do các điều kiện khách quan, bất khả kháng khác thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”.

7. Bổ sung Điều 9a như sau:

“Điều 9a. Công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người đạt giải tại hội thi tay nghề quốc gia, ASEAN, thế giới

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp căn cứ kết quả đạt giải/huy chương của thí sinh tại hội thi tay nghề quốc gia, ASEAN, thế giới để thực hiện công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/03/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.”.

8. Sửa đổi cụm từ “Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp” tại khoản 2 Điều 10.

9. Bỏ cụm từ “công nhận và” tại tên Điều và nội dung của Điều 11.

10. Tại khoản 1 Điều 12, bỏ cụm từ “công nhận và” và sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thực hiện công bố công khai trên trang thông tin điện tử http://vanbang.gdnn.gov.vn”,

11. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 13 như sau:

a) Tại khoản 1, sửa đổi cụm từ “về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “, báo cáo về quá trình tổ chức đánh giá kỹ năng nghề, đánh giá về những hạn chế của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đề thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, những thiếu hụt kỹ năng phổ biến của người lao động tham gia đánh giá và dự kiến về nhu cầu kỹ năng nghề của người lao động trên địa bàn trong thời gian từ 3 - 5 năm tới (nếu có) về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp”;

b) Tại khoản 2, sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội”.

12. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 14 như sau:

a) Tại tên Điều 14, sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” thành “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp”;

b) Tại khoản 2, sửa đổi cụm từ “quy định các biểu mẫu báo cáo, sổ sách quản lý nghiệp vụ liên quan đến cấp, đổi, cấp lại” bằng cụm từ “thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã cấp, đổi, cấp lại hoặc bị hủy bỏ, thu hồi”;

c) Tại khoản 4, bổ sung cụm từ “và tìm kiếm thông tin trên môi trường mạng” sau cụm từ “việc xử lý, tra cu”.

13. Sửa đổi một số nội dung của Điều 15 như sau:

a) Sửa đổi nội dung khoản 1 như sau:

“1. Quyết định công nhận kết quả đánh giá của Ban giám khảo theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”;

b) Tại khoản 2, bỏ cụm từ “công nhận và” và bổ sung cụm từ “căn cước công dân hoặc” trước cụm từ “chứng minh nhân dân”.

14. Sửa đổi một số nội dung của Điều 17 như sau:

a) Tại khoản 1, sửa đổi cụm từ “Tổng cục Dạy nghề” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp”;

b) Tại khoản 2, bỏ cụm từ “công nhận và”.

15. Thay thế Phụ lục 01 của Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH bằng Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

16. Thay thế Mẫu 01 và Mẫu 02 của Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH tương ứng bằng Mẫu 01 và Mẫu 02 của Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

17. Sửa đổi, bãi bỏ một số nội dung của Phụ lục 04 kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

a) Bãi bỏ Mẫu 01;

b) Thay thế Mẫu 02 và Mẫu 03 của Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH tương ứng bằng Mẫu 01 và Mẫu 02 của Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

18. Bãi bỏ Điều 5.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (sau đây gọi tắt là Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH)

1. Sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp, cấp lại” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp, cấp lại, cấp đổi” tại nội dung của Điều 5.

2. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 6 như sau:

a) Tại khoản 1, sửa đổi cụm từKhoản 1 Điều 6 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (sau đây gọi là Nghị định số 31/2015/NĐ-CP)” bằng cụm từkhoản 2 Điều 3 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị định số 140/2018/NĐ-CP)”;

b) Tại điểm c khoản 1, sửa đổi cụm từkhoản 2 Điều 3 Nghị định số 31/2015/NĐ-CPbằng cụm từkhoản 1 Điều 3 Nghị định 140/2018/NĐ-CP”;

c) Tại khoản 2, sửa đổi cụm từKhoản 1 và Khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CPbằng cụm từkhoản 2 Điều 3 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP”;

d) Tại điểm b khoản 2, bỏ cụm từ “quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP

3. Tại Điều 7, sửa đổi cụm từ “hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại” bằng cụm từ “hồ sơ đề nghị cấp; cấp lại; cấp đổi” và sửa đổi cụm từ “tờ khai đề nghị cấp, cấp lại” bằng cụm từ “tờ khai đề nghị cấp; cấp lại, cấp đổi” tại tên Điều và nội dung của Điều.

4. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 10 như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp” tại khoản 1;

b) Sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, xây dựng” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổng hợp, xây dựng và trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt” tại khoản 2.

5. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 11 như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp” tại điểm d khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3;

b) Bổ sung cụm từ “và tài liệu hướng dẫn theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều này” sau cụm từ “danh mục cơ sở vật chất, trang thiết bị đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành” tại điểm đ khoản 1.

6. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 12 như sau:

a) Tại khoản 1, sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp” và bổ sung cụm từ “, khoản 8 Điều 3 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP” vào sau cụm từ “Khoản 4 Điều 20 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP”;

b) Tại điểm a khoản 2, sửa đổi cụm từ “Chậm nhất sau 02 (hai) ngày” bằng cụm từ “Chậm nhất là 02 (hai) ngày” và sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp”;

c) Sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp” tại điểm b khoản 2 và điểm e khoản 3;

d) Tại điểm a khoản 3, sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cung cấp”;

đ) Tại điểm c khoản 3, sửa đổi cụm từ “điểm c Điều 10” bằng cụm từ “điểm c khoản 1 Điều 10”.

7. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 13 như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “chứng minh nhân dân” bằng cụm từ "căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu” tại điểm b khoản 1 và điểm d khoản 2;

b) Sửa đổi điểm c khoản 1 như sau:

“c) Không được mang theo các tài liệu, vật dụng không được phép vào vị trí thực hiện bài kiểm tra theo thông báo được quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 12;”.

c) Sửa đổi điểm đ khoản 2 như sau:

“đ) Yêu cầu người tham dự không mang theo các tài liệu, vật dụng không được phép vào vị trí thực hiện bài kiểm tra;”.

8. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 15 như sau:

a) Sửa đổi điểm c khoản 1 như sau:

“c) Không được mang theo các tài liệu, vật dụng, thiết bị, dụng cụ không được phép vào vị trí thực hiện bài kiểm tra theo thông báo được quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 12;”.

b) Sửa đổi điểm e khoản 2 như sau:

“e) Yêu cầu người tham dự không mang theo các tài liệu, vật dụng, thiết bị, dụng cụ không được phép vào vị trí thực hiện bài kiểm tra;”.

9. Sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp” tại khoản 1 Điều 18, khoản 3 Điều 18, khoản 2 Điều 19, điểm b khoản 3 Điều 19 và điểm b khoản 2 Điều 22.

10. Sửa đổi Điều 23 như sau:

Điều 23. Đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ khi đăng tải, niêm yết thông báo kết quả kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự kỳ đánh giá kỹ năng nghề đạt yêu cầu và gửi đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 6, Điều 9 của Thông tư 38/2015/TT-BLĐTBXH quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.”.

11. Sửa đổi bổ sung một số nội dung của Điều 24 như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp” tại tên Điều;

b) Sửa đổi cụm từ “Thống nhất quản lý việc thực hiện” bằng cụm từ “Tham mưu, giúp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về” tại khoản 1;

c) Bổ sung khoản 1a sau khoản 1 như sau:

1a. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo thẩm quyền;”

d) Sửa đổi khoản 4 như sau:

“4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê, quản lý, lưu trữ tài liệu, hồ sơ và thống nhất các biểu mẫu sử dụng liên quan đến hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; công bố công khai trên trang thông tin điện tử http://vanbang.gdnn.gov.vn về danh sách những người đã được cấp, cấp lại, cấp đổi hoặc bị hủy bỏ, thu hồi thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia;”.

12. Thay thế Phụ lục 01 của Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH bằng Phụ lục 04 kèm theo Thông tư này.

13. Thay thế Phụ lục 02 của Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH bằng Phụ lục 05 kèm theo Thông tư này.

14. Thay thế Mẫu số 02 Phụ lục 03 của Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH bằng Phụ lục 06 kèm theo Thông tư này.

15. Thay thế Mẫu số 01 và Mẫu số 02 của Phụ lục 04 kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH tương ứng bằng Mẫu số 01 và Mẫu số 02 của Phụ lục 07 kèm theo Thông tư.

16. Thay thế Phụ lục 05 của Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH bằng Phụ lục 08 kèm theo Thông tư này.

17. Thay thế Phụ lục 06 của Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH bằng Phụ lục 09 kèm theo Thông tư này.

18. Thay thế Phụ lục 10 của Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH bằng Phụ lục 10 kèm theo Thông tư này.

19. Thay thế Phụ lục 14 của Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH bằng Phụ lục 11 kèm theo Thông tư này.

20. Bãi bỏ Phụ lục 13 của Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH .

Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp

Các Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, đổi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã được nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH ngày 19/10/2015 quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Điều 4. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2020.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (BTP);
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (VPCP);
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH tỉnh, TP trực thuộc
- Công báo, Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc BLĐTBXH, Website BLĐTBXH;
- Lưu: VT, TCGDNN (20 bản).

KT. B TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Quân

 

PHỤ LỤC 01

MẪU CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

 

Hình thức và nội dung của chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia như sau:

a) Mặt ngoài

Mặt ngoài chứng chỉ có kích thước 210 mm x 145 mm và nền màu xanh đậm; phía bên phải có khung màu vàng, kích thước 99 mm x 139 mm và khoảng cách từ mép khung đến mép giấy phía ngoài là 03mm. Nội dung trong khung gồm có:

- Hàng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và hàng chữ “THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM” được trình bày bằng kiểu chữ in hoa đứng, đậm, màu vàng;

- Quốc huy có đường kính 35 mm;

- Các hàng chữ “CHỨNG CHỈ”, “KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA”, “NATIONAL OCCUPATIONAL SKILLS”, “CERTIFICATE” được trình bày bằng kiểu chữ in hoa đứng, đậm, màu vàng.

b) Mặt trong

Mặt trong của chứng chỉ có kích thước 210 mm x 145 mm, nền màu trắng có hoa văn màu vàng nhạt in chìm, ở chính giữa có in chìm hình trống đồng màu cam nhạt; bao quanh mặt trong là khung hoa văn màu vàng có kích thước 204mm x 139mm và khoảng cách từ khung đến mép giấy phía ngoài là 03mm; Nội dung trong khung gồm có:

- Hàng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và hàng chữ “THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM” được trình bày bằng kiểu chữ in hoa đứng, màu đen;

- Hàng chữ “CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA” và hàng chữ “NATIONAL OCCUPATIONAL SKILLS CERTIFICATE” được trình bày bằng kiểu chữ in hoa đứng, đậm, màu đỏ;

- Các chữ “LEVEL” và “BẬC” được trình bày bằng kiểu chữ in đứng, màu đỏ;

- Các nội dung khác trên chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia:

(1) Ghi bậc trình độ kỹ năng nghề bằng chữ số Ả Rập (từ bậc 1 đến bậc 5) kiểu chữ in đứng, màu đỏ;

(2) In ảnh 03 x 04 cm của người được cấp chứng chỉ;

(3) Ghi họ và tên đầy đủ của người được cấp chứng chỉ bằng kiểu chữ in hoa đứng, màu đen;

(3a) Ghi ngày, tháng, năm sinh của người được cấp chứng chỉ bằng chữ số kiểu đứng, màu đen;

(3b) Ghi quốc tịch của người được cấp chứng chỉ kiểu chữ in đứng, màu đen;

(4) Ghi số căn cước công dân, hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp chứng chỉ bằng chữ số kiểu đứng, màu đen;

(5) Ghi ngày, tháng, năm cấp chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp chứng chỉ bằng chữ số kiểu đứng, màu đen;

(7) Ghi bậc trình độ kỹ năng nghề (từ bậc 1 đến bậc 5) bằng chữ số kiểu đứng, màu đen;

(8) Ghi tên nghề bằng kiểu chữ in hoa đứng, màu đen;

(9) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bằng kiểu chữ thường, màu đen; ghi ngày tháng năm cấp chứng chỉ bằng kiểu chữ số Ả Rập, kiểu nghiêng, màu đen. Đối với những số thể hiện ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 phía trước;

(10) Ghi chức danh của người ký cấp chứng chỉ bằng kiểu chữ in hoa, đứng, màu đen;

(11) Chữ ký và dấu của cơ quan người ký cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

(12) Ghi họ và tên đầy đủ của người ký chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bằng kiểu chữ thường, đứng, đậm, màu đen;

(13) Ghi theo số trong sổ cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bằng chữ số kiểu đứng, màu đen;

(14) Ghi số thứ tự của chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại mục a Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này bằng chữ số kiểu đứng, màu đỏ;

(15) Ghi mã hiệu vùng theo quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này bằng kiểu chữ in hoa, màu đen;

(16) Ghi hai số cuối của năm cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bằng chữ số kiểu đứng, màu đen và ký hiệu “CL” đối với chứng chỉ được cấp lại hoặc “CĐ” đối với chứng chỉ được đổi.

 

PHỤ LỤC 02

MẪU HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Mẫu 01

…… (1) …..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /CV-….(2)....
V/v
Cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

...(3)……, ngày     tháng     năm 20

 

Kính gửi: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

………………………………………….……….. (1) ………………………………………………

Địa chỉ:......................................................................... (5)..............................................

Điện thoại/Fax:................................................. Email:....................................................

Trang thông tin điện tử (Website): ....................................................................(1) …………………, xin gửi kèm theo công văn này bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

1. Quyết định công nhận kết quả đánh giá của ban giám khảo;

2. Bản tổng hợp kết quả điểm bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành của người tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

3. Danh sách đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đạt yêu cầu.

Đề nghị Quý cơ quan xem xét cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho những người có tên trong danh sách nêu trên./.

 

(9)

(6)

(7)

(8)

__________________________

(1) Tên của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

(2) Chữ viết tắt của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

(3) Tên của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

(5) Ghi rõ địa chỉ nơi đóng trụ sở chính của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

(6) Chức danh người đứng đầu tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

(7) Chữ ký và dấu của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

(8) Họ và tên đầy đủ của người ký;

(9) Ghi nơi nhận và lưu theo quy định của văn bản hành chính.

 

Mẫu 02

…… (1) …..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:         /CV-….(2)....

...(3)……, ngày     tháng     năm 20

 

DANH SÁCH

Đ NGHỊ CP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Danh sách đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự kỳ đánh giá kỹ năng nghề …… (4) ………………………………………………… được tổ chức từ ngày (5) ……………….. tại………. (6)……………………………………..

số TT

Họ và tên

Ảnh 03x04cm

Giới tính

Ngày sinh

Quốc tịch

CCCD/CMND/ Hộ chiếu

Bậc trình độ

Số

Ngày cấp

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng có......... (7)......... người trong danh sách đề nghị./.

 

NGƯỜI LẬP

 

(11)

(8)

 

(9)

 

(10)

___________________________

(1) Tên của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

(2) Chữ viết tắt của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

(4) Địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

(4) Ghi đầy đủ tên nghề thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

(5) Ghi ngày, tháng, năm tổ chức kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;

(6) Ghi địa điểm thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

(7) Ghi tổng số người trong danh sách đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

(8) Chức danh người đứng đầu tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

(9) Chữ ký và dấu của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

(10) Họ và tên đầy đủ của người ký;

(11) Chữ ký, họ và tên đầy đủ của người lập danh sách.

 

PHỤ LỤC 03

MẪU HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…....(1)……, ngày .... tháng .... năm 20....

TỜ KHAI

Đ NGHỊ ĐI CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Kính gửi: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Họ và tên: ……………. (2) …………………………………. Giới tính: ..................................

Ngày sinh:......................... (3).............................. Quốc tịch:...........................................

Số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu: ……………… Ngày cấp .................

Địa chỉ liên lạc:...............................................................................................................

Điện thoại:........................................................... Email (nếu có):....................................

Tôi đã tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia năm: ...(4)…. tại: ……………...................(5)……………………….. và đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia số: ........................(6)………………..

Tôi xin gửi kèm theo tờ khai này các giấy tờ sau:

1. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp

2. Ảnh 03 X 04 cm

Đề nghị Quý cơ quan xem xét đổi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho tôi.

Tôi xin cam đoan những điều khai trên là sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

NGƯỜI KHAI
(Ký và ghi rõ họ và tên)

_________________________

(1) Địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

(2) Ghi họ và tên theo kiểu chữ in hoa;

(3) Ghi ngày, tháng, năm sinh của người đề nghị đổi chứng chỉ;

(4) Ghi rõ năm tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

(5) Ghi rõ tên tổ chức đánh giá kỹ năng nghề đã đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

(6) Ghi số hiệu chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp.

 

Mẫu 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….…(1)…….,  ngày .... tháng .... năm 20....

TỜ KHAI

ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Kính gửi: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Họ và tên: ……………. (2) …………………………………. Giới tính: ..................................

Ngày sinh:......................... (3).............................. Quốc tịch:...........................................

Số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu: ……………… Ngày cấp .................

Địa chỉ liên lạc:...............................................................................................................

Điện thoại:........................................................... Email (nếu có):....................................

Tôi đã tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia năm: …..(4)…. tại: ……….(5)……. và đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia số: ............(6)………..

Lý do xin cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp: (7)

1. Do bị hỏng, rách

2. Do có sự thay đổi nội dung trên chứng chỉ đã cấp

3. Do bị mất

Tôi xin gửi kèm theo tờ khai này các giấy tờ sau(8)

1. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hỏng, rách

2. Giấy tờ chứng minh sự thay đổi nội dung trên chứng chỉ đã cấp (.....(9).....)

3. Ảnh 3 x 4 cm

Đề nghị Quý cơ quan xem xét cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho tôi.

Tôi xin cam đoan những điều khai trên là sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.

 

 

NGƯỜI KHAI
(Ký và ghi rõ họ và tên)

_________________________

(1) Địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

(2) Ghi họ và tên theo kiểu chữ in hoa;

(3) Ghi ngày, tháng, năm sinh của người đề nghị cấp lại chứng chỉ;

(4) Ghi rõ năm tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

(5) Ghi rõ tên tổ chức đánh giá kỹ năng nghề đã đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

(6) Ghi số hiệu chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp;

(7) (8) Đánh dấu X vào ô thích hợp;

(9) Ghi rõ tên giấy tờ chứng minh sự thay đổi nội dung.

 

PHỤ LỤC 04

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ, CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

B LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ...../BLĐTBXH-GCNHĐ

Hà Nội, ngày tháng…. năm 20

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

Hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chứng nhận:

1. Tên tổ chức đánh giá kỹ năng nghề (ghi bằng chữ in hoa):.................................................

Tên giao dịch tiếng quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):.............................................................

Địa chỉ trụ sở chính:..............................................................................................................

Điện thoại/Fax:.................................................................. Email:........................................

Trang thông tin điện tử (Website):...............................................................................

Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: …….. ngày…. tháng ....... m…….. của ………….(1)…………...

2. Được thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho các nghề theo các bậc trình độ kỹ năng sau đây:

STT

Tên nghề

Bậc trình độ kỹ năng

1

 

 

....

 

 

 

 

 

 

 

 

Tại địa điểm:.......................................................... (2)...........................................................

 

 

(3)

(4)

(5)

 

 

 

(1) Tên cơ quan quyết định thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

(2) Địa chỉ nơi thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;

(3) Chức danh của người ký cấp giấy chứng nhận;

(4) Chữ ký và dấu cơ quan của người ký cấp giấy chứng nhận;

(5) Họ và tên của người ký cấp giấy chứng nhận.

 

PHỤ LỤC 05

MẪU THẺ ĐÁNH GIÁ VIÊN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

1. Mặt trước thẻ:

2. Mặt sau thẻ:

3. Hình thức và các nội dung trên thẻ:

a) Hình thức thẻ:

- Thẻ có kích thước: chiều dài 87 mm, chiều rộng 61 mm;

- Mặt trước và mặt sau thẻ có nền màu trắng, có hoa văn màu vàng nhạt in chìm, ở chính giữa có in chìm hình trống đồng màu cam nhạt.

b) Các nội dung trên mặt trước thẻ:

- Hàng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng kiểu chữ in hoa đứng, màu đen;

- Hàng chữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng kiểu chữ thường, đứng, màu đen;

- Các hàng chữ “THẺ ĐÁNH GIÁ VIÊN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA”, “NATIONAL OCCUPATIONAL SKILLS ASSESSOR CERTIFICATE” được trình bày bằng kiểu chữ in hoa đứng, đậm, màu đỏ;

- Cách ghi các nội dung khác trên thẻ như sau:

(1) Ghi tên nghề bằng kiểu chữ hoa đứng, màu đỏ;

(2) Dán ảnh màu nền màu trắng của người được cấp thẻ cỡ 03 x 04 cm chụp kiểu căn cước công dân/chứng minh nhân dân;

(3) Ghi họ và tên của người được cấp thẻ bằng kiểu chữ hoa đứng, màu đen;

(4) Ghi các bậc trình độ kỹ năng nghề bằng chữ số Ả Rập kiểu đứng, màu đen;

(5) Chức danh của người ký cấp thẻ bằng kiểu chữ in hoa, đứng, màu đen;

(6) Chữ ký và dấu cơ quan của người ký cấp thẻ;

(7) Họ và tên của người ký cấp thẻ;

(8) Ghi mã hiệu vùng theo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

(9) Ghi số thứ tự của thẻ bằng chữ số kiểu đứng, màu đen theo cách đánh số thứ tự được quy định tại mục a Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

(10) Ghi hai số cuối của năm cấp thẻ bằng chữ số kiểu đứng, màu đen.

c) Các nội dung trên mặt sau thẻ:

- Hàng chữ “Thẻ chỉ có giá trị trong hoạt động đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với người có tên và ảnh ở mặt trước thẻ” và “This certificate is valid only in the National Occupational Skills Assessment activities for the person with the name and picture on the front of this certificate” được trình bày theo kiểu chữ in thường nghiêng, màu đen.

 

PHỤ LỤC 06

MẪU TÀI LIỆU THUỘC HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP ĐỔI, BỔ SUNG, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
(Ban hành kèm theo thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

……....(1)………..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

….. (2)….., ngày ….. thángnăm 20…..

 

BẢN KÊ KHAI VỀ CƠ SỞ VẬT CHT, TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHỀ

 

I. Phần kê khai chung về cơ sở vật chất

1. Tổng diện tích mặt bằng:.................................... m2; trong đó:

a) Diện tích xây dựng nhà, xưởng:................................................... m2;

b) Diện tích xây dựng công trình khác (biến áp, xử lý nước, bể bơi, ...):...................... m2;

c) Diện tích mặt bằng kỹ thuật (sân, bến, bãi sát hạch, thi công, ...):............................ m2;

d) Diện tích khác (vườn hoa, sân thể thao, ...):....................................... m2;

2. Sơ đồ mặt bằng bố trí nhà, xưởng, mặt bằng kỹ thuật, công trình xây dựng khác.

3. Tổng diện tích xây dựng sử dụng:................................. m2; trong đó:

a) Diện tích các xưởng, phòng chuyên môn, kỹ thuật:................................................. m2;

b) Diện tích các phòng học, hội họp:........................................... m2;

c) Diện tích văn phòng, phòng làm việc:........................................... m2;

d) Diện tích phụ trợ (cầu thang, sảnh chờ, hành lang, khu vệ sinh):.............................. m2;

5. Hệ thống phụ trợ.

a) Báo cháy, phòng cháy, chữa cháy:

b) Máy phát điện:

c) Hệ thống kỹ thuật khác (cấp khí, cấp nhiệt, ...):

5. Hệ thống thiết bị giám sát, quan sát, thông tin liên lạc (camera, màn hình, ...):

6. Trang thông tin điện tử.

7. Cơ sở vật chất khác.

II. Phần kê khai về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo từng nghề

A. Đối với nghề:..................................... (3).............

1. Diện tích sử dụng cho người tham dự thực hiện bài kiểm tra kiến thức.

Số phòng kiểm tra kiến thức có gắn camera giám sát: ...(4)... ; trong đó:

a) Phòng:........................... (5)........... ……………..;                     diện tích: ........................m2 bố trí được: ...(6)... vị trí kiểm tra; có: ...(7)... camera giám sát;

….(8)….

2. Diện tích sử dụng cho người tham dự thực hiện bài kiểm tra thực hành.

a) Số xưởng, phòng chuyên môn, kỹ thuật có gắn camera giám sát: ...(4)..trong đó:

- Xưởng, phòng................. (5)............................. ;                     diện tích …………........ m2; bố trí được: ...(6)... vị trí kiểm tra; có: ... (7)... camera giám sát;

….(8)….

b) Số lượng mặt bằng kỹ thuật: ...(4) trong đó:

Mặt bằng kỹ thuật.............. (5)...................... ……;                     diện tích .......................m2; bố trí được: ...(6)... vị trí kiểm tra;

….(8)….

3. Khu vực chờ và quan sát người tham dự thực hiện bài kiểm tra.

a) Số khu vực chờ và quan sát người tham dự thực hiện bài kiểm tra: ...(4)...; trong đó: Khu vực chờ và quan sát có màn hình kết nối với các camera gắn trong các phòng kiểm tra ...(4)... và có: tổng diện tích m2;

Khu vực chờ và quan sát tại các mặt bằng kỹ thuật ...(4) ... và có: tổng diện tích ..................m2;

4. Danh mục trang thiết bị (phương tiện, thiết bị, công cụ, dụng cụ tác nghiệp và phương tiện đo kiểm) phục vụ người tham dự thực hiện bài kiểm tra thực hành và cho ban giám khảo đánh giá kỹ năng thực hành:

Số TT

Tên trang thiết bị

Hãng sản xuất

Đặc tính, thông số kỹ thuật

Số lượng

Năm sản xuất

Tình trạng sử dụng

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng trang thiết bị (phương tiện, thiết bị, công cụ, dụng cụ tác nghiệp và phương tiện đo kiểm) đủ để trang bị cho ...(6)... vị trí kiểm tra ở các bậc trình độ kỹ năng ...(9)... .

B. Đối với nghề:...................... (3)...........................

(10)

C.(11)

III. Địa điểm dự kiến thực hiện đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

1. Tại địa điểm: .............................(15)…………….... dựkiến tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

STT

Tên nghề

Bậc trình độ kỹ năng

1

 

 

 

 

2. Tại địa điểm …………………. (15) ………………..…. dự kiến tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia:

STT

Tên nghề

Bậc trình độ kỹ năng

1

 

 

 

 

………………………………………………………………………………….………..

...............................(1)……………....... cam kết và đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị trong bản kê khai về cơ sở vật chất, trang thiết bị này là thuộc quyền sở hữu và được quyền sử dụng (xin gửi kèm theo đây các bản sao giấy tờ để chứng minh) trong việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia./.

 

 

(12)

(13)

(14)

__________________________

(1) Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận;

(2) Địa danh tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

(3) Ghi tên nghề đề nghị cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

(4) Ghi rõ số lượng phòng/xưởng, phòng chuyên môn kỹ thuật/mặt bằng kỹ thuật/khu vực chờ;

(5) Ghi tên hoặc số thứ tự của phòng/xưởng, phòng chuyên môn kỹ thuật/mặt bầng kỹ thuật/khu vực chờ đó;

(6) Ghi số lượng vị trí kiểm tra;

(7) Ghi rõ số lượng camera giám sát có trong phòng, xưởng đó;

(8) Tiếp tục kê khai đối với phòng, xưởng, mặt bằng, khu vực chờ khác tương tự như đã kê khai trước đó;

(9) Ghi theo bậc trình độ kỹ năng nghề;

(10) Các nội dung kê khai đối với nghề này tương tự như với nghề đã kê khai trước;

(11) Tiếp tục với các nghề khác (nếu có);

(12) Chức danh của người đứng đầu tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận;

(13) Chữ ký của người đứng đầu và dấu của tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận;

(14) Họ và tên của người đứng đầu tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận;

(15) Địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá kỹ năng nghề.

 

PHỤ LỤC 07

MẪU TÀI LIỆU THUỘC HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI THẺ ĐÁNH GIÁ VIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Mẫu số 01

Ảnh

(03x04 cm)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

TỜ KHAI

Đ NGHỊ CẤP THẺ ĐÁNH GIÁ VIÊN

K NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Kính gửi: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Họ và tên:......................................................................... Giới tính :............................

Ngày sinh:........................................................................ Quốc tịch:...........................

CCCD/CMND/H chiếu số:................................................ Ngày cấp:...........................

Địa chỉ liên hệ:..............................................................................................................

Điện thoại:................................................................ Email:.........................................

Tôi đang làm nghề:................................. (1)....................... và có được một trong điều kiện sau(2)

a) Đã được công nhận là nghệ nhân cấp quốc gia về nghề đó □

b) Đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 về nghề đó □

c) Đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 về nghề đó và:

c1. Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi được cấp chứng chỉ đó □

c2. Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi được cấp chứng chỉ đó □

d) Đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên về ngành học tương ứng với nghề đó và:

d1. Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi tốt nghiệp hiện đang giảng dạy trình độ trung cấp trở lên hoặc đang làm việc tại cơ sở y tế, doanh nghiệp □

d2. Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi tốt nghiệp hiện đang giảng dạy trình độ trung cấp trở lên hoặc đang làm việc tại cơ sở y tế, doanh nghiệp □

đ) Đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 về nghề đó □

e) Đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 về nghề đó và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó □

g) Đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên về ngành học tương ứng với nghề đó và:

g1. Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi tốt nghiệp hiện đang giảng dạy trình độ cao đẳng trở lên hoặc đang làm việc tại cơ sở y tế, doanh nghiệp giữ vị trí quản lý, giám sát □

g2. Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi tốt nghiệp hiện đang giảng dạy trình độ cao đẳng trở lên hoặc đang làm việc tại cơ sở y tế, doanh nghiệp giữ vị trí quản lý, giám sát □

g3. Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi tốt nghiệp hiện đang giảng dạy trình độ cao đẳng trở lên hoặc đang làm việc tại cơ sở y tế, doanh nghiệp giữ vị trí quản lý, giám sát □

h) Đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 5 về nghề đó □

i) Đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 về nghề đó và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi được cấp chứng chỉ đó □

k) Đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 5 về nghề đó và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi được cấp chứng chỉ đó □

Tôi xin gửi kèm theo tờ khai này bộ hồ sơ gồm có các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1. Bản chụp bằng/giấy chứng nhận nghệ nhân cấp quốc gia

(3)

2. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3

(4)

3. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 và hợp đồng lao động

(5)

4. Bản chụp bằng tốt nghiệp cao đẳng/ đại học và hợp đồng lao động

(6)

5. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4

(7)

6. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 và hợp đồng lao động

(8)

7. Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học và hợp đồng lao động

(9)

8. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 5

(10)

9. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 và hợp đồng lao động

(11)

10. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 5 và hợp đồng lao động

(12)

Đề nghị Quý Cơ quan xem xét cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia cho tôi ./.

 

 

……. (13)……, ngày ... tháng ... năm 20….
NGƯỜI KHAI
(Ký và ghi rõ họ và tên)

_____________________

(1) Ghi tên nghề mà người khai đang làm;

(2) Đánh dấu X vào ô có được điều kiện đó;

(3) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp đã đánh dấu X vào ô có được điều kiện a;

(4) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp đã đánh dấu X vào ô có được điều kiện b;

(5) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp đã đánh dấu X vào ô có được điều kiện c1 hoặc c2;

(6) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp đã đánh dấu X vào ô có được điều kiện d1 hoặc d2;

(7) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp đã đánh dấu X vào ô có được điều kiện đ;

(8) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp đã đánh dấu X vào ô có được điều kiện e;

(9) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp đã đánh dấu X vào ô có được điều kiện g1 hoặc g2 hoặc g3;

(10) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp đã đánh dấu X vào ô có được điều kiện h;

(11) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp đã đánh dấu X vào ô có được điều kiện i;

(12) Đánh dấu X vào ô này với trường hp đã đánh dấu X vào ô có được điều kiện k;

(13) Địa danh tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.

 

Mẫu số 02

Ảnh

(03x04 cm)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

TỜ KHAI

Đ NGHỊ CẤP LẠI/CẤP ĐI

THẺ ĐÁNH GIÁ VIÊN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Kính gửi: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Họ và tên: ……………………………. Giới tính: ......................................................

Ngày sinh: ……………………………. Quốc tịch: ……………………………………..

CCCD/CMND/Hộ chiếu số: ………………… Ngày cấp: .........................................

Địa chỉ liên hệ:................................................................................................................

Điện thoại:................................................................ Email:...........................................

Tôi đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia của nghề: .....................................(1)…………………...... và các bậc trình độ được phép đánh giá: ........................(1a)……………..... ngày cấp .............................. Mã số: ……………….(2).......................

Lý do đề nghị cấp lại/cấp đổi thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia(3)

1. Do bổ sung, thay đổi bậc trình độ kỹ năng nghề được phép đánh giá            

2. Do thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp bị hư, hỏng           

3. Do bị mất thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp                   

Tôi xin gửi kèm theo tờ khai này bộ hồ sơ gồm có các giấy tờ và tài liệu sau:

1. Bản chụp các giấy tờ chứng minh có được một trong các điều kiện quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định số 31/2015/NĐ-CP của Chính phủ                                                                       (4)

2. Thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp                                   (5)

3. Một (01) ảnh màu của cá nhân nền màu trắng cỡ 03x04cm chụp kiểu chứng minh nhân dân.

Đề nghị Quý Cơ quan xem xét cấp lại/cấp đổi thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia cho tôi./.

 

 

….....(6)……., ngày ... tháng ... năm 20.....
NGƯỜI KHAI
(Ký và ghi rõ họ và tên)

___________________

(1) Ghi tên nghề đã được cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia;

(1a) Ghi các bậc trình độ được phép đánh giá có trong thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp

(2) Ghi mã số có trong thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp;

(3) Đánh dấu X vào một ô thích hợp;

(4) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp bổ sung thay đổi bậc trình độ kỹ năng nghề được phép đánh giá;

(5) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp bị hư, hỏng;

(6) Địa danh tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.

 

PHỤ LỤC 08

MẪU PHIẾU BÁO DỰ KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

…….(1)……..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……. (2).., ngày ... tháng ... năm 20....

 

PHIẾU BÁO D KIỂM TRA

................................. (1)......................... thông báo:

Họ và tên người tham dự:........................................................ Giới tính:........................

Ngày sinh:............................................................................... Quốc tịch:......................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu:....................................................... ngày cấp:......................

Địa chỉ liên hệ:................................................................................................................

Điện thoại:............................................................. Email:..............................................

Đã đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ kỹ năng nghề bậc(3) .... của nghề      (4).....................................................................................

Có mặt để tham dự kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ...(5)... năm..................................

Thời gian:.............................................................. (6).....................................................

Địa điểm:............................................................... (7).....................................................

Khi đến tham dự cần chuẩn bị và mang theo các loại giấy tờ, vật dụng sau đây:

1. Giấy CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu và phiếu báo dự kiểm tra này;

(đối với trường hợp đăng ký trực tuyến ngoài mang theo các giấy tờ trên, cần mang theo phiếu đăng ký tham dự đã in được khi đăng ký trực tuyến có ảnh màu nền màu trắng của cá nhân, cỡ 04x06cm chụp kiểu chứng minh nhân dân và kèm theo bản chụp các loại giấy tờ chứng minh đáp ứng được điều kiện đã đăng ký tham dự)

2. Tài liệu, vật dụng, dụng cụ, thiết bị được mang theo để sử dụng khi thực hiện các bài kiểm tra lý thuyết, bài kiểm tra thực hành và trang bị bảo hộ lao động (có danh mục (8) kèm theo);

3. Tiền thuê dụng cụ, thiết bị và mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu để sử dụng khi thực hiện bài kiểm tra (có bảng giá (9) kèm theo);

4. Đồ dùng cá nhân và tiền sinh hoạt phí trong thời gian tham dự.

 

 

(10)

(11)

(12)

___________________

(1) Tên tổ chức đánh giá kỹ năng nghề.

(2) Địa danh tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

(3) Ghi bậc trình độ kỹ năng nghề mà người tham dự đã đăng ký;

(4) Ghi tên nghề mà người tham dự đã đăng ký;

(5) Ghi theo số của kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đó;

(6) Ghi rõ thời gian có mặt cụ thể về giờ, ngày, tháng, năm;

(7) Ghi rõ địa chỉ cụ thể của địa điểm nơi tổ chức kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đó;

(8) Danh mục được lập theo các tài liệu hướng dẫn sử dụng trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cung cấp;

(9) Bảng giá tiền thuê, mua do tổ chức đánh giá kỹ năng nghề lập căn cứ mức giá cả theo cơ chế thị trường;

(10) Chức danh của người đứng đầu tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

(11) Chữ ký và dấu của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

(12) Họ và tên của người ký.

 

PHỤ LỤC 09

MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM DỰ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

(Ảnh

(04 X 06 cm)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM DỰ

ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Nghề.......................... (1).........................

Bậc trình độ kỹ năng nghề ….(2)….

 

Họ và tên:........................................................ Giới tính: ………………………………….

Ngày sinh:....................................................... Quốc tịch: …………………………………

CCCD/CMND/H chiếu số: ………………………....... Ngày cấp: …………………….……..

Địa chỉ liên hệ:..............................................................................................................

Điện thoại:............................................................... E.mail:..........................................

Xin gửi kèm theo phiếu đăng ký này các giấy tờ chứng minh đáp ứng được một trong những điều kiện để tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tương ứng với nghề và bậc trình độ kỹ năng nghề đăng ký như sau:(3)

1. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có chứng chỉ đó

2. Bản chụp chứng chỉ sơ cấp/chứng chỉ nghề và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có chứng chỉ đó

3. Bản chụp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề/bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc giấy xác nhận học xong chương trình trung cấp nghề/học xong chương trình trung cấp chuyên nghiệp

4. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có chứng chỉ đó

5. Bản chụp bằng nghề/bằng công nhân kỹ thuật và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có bằng đó

6. Bản chụp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề/bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có chứng chỉ đó

7. Bản chụp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề/bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc giấy xác nhận học xong chương trình cao đẳng nghề/học xong chương trình cao đẳng

8. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có chứng chỉ đó

9. Bản chụp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề/bằng tốt nghiệp cao đẳng và hợp
đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có bằng đó

10. Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học hoặc giấy xác nhận học xong chương trình đại học

11. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có chứng chỉ đó

12. Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có bằng tốt nghiệp đó

13. Bản chụp hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc

14. Bản chụp giấy tờ ghi nhận/chứng nhận thành tích, huy chương tại hội thi tay nghề ASEAN

 

 

..…..(1)……, ngày... tháng ... năm 20.....
NGƯỜI KHAI
(Ký và ghi rõ họ và tên)

_________________________

(1) Ghi tên nghề đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

(2) Ghi bậc trình độ kỹ năng nghề đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

(3) Đánh dấu X vào ô đáp ứng được điều kiện đó với trường hợp đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 2 trở lên;

(4) Địa danh tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 

PHỤ LỤC 10

DANH SÁCH NGƯỜI THAM DỰ ĐẾN DỰ KIỂM TRA KIẾN THỨC, DỰ KIỂM TRA THỰC HÀNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

..…(1)……
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

DANH SÁCH NGƯỜI THAM DỰ ĐẾN DỰ KIỀM TRA KIẾN THỨC, DỰ KIỂM TRA THỰC HÀNH

Kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ...(3)... năm ...

Từ ngày ... tháng ... đến ngày ... tháng ...

I. Nghề ...(4)...

1. Bậc trình độ kỹ năng nghề …(5)

S TT

Họ và tên

Giới tính

Ngày sinh

Quốc tịch

CCCD/CMND/
Hộ chiếu

Địa chỉ liên hệ/ Điện thoại/ Email

Dự kiểm tra kiến thức

Dự kiểm tra thực hành

số

Ngày cấp

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. ….(6)

(7)….

II. Nghề(4)

(8)….

III. …(9)….

 

 

.... (2), ngày....tháng....năm 20

(10)

(11)

(12)

_________________________

(1) Tên tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

(2) Địa danh tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

(3) Ghi theo số của kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đó;

(4) Ghi tên nghề thực hiện đánh giá kỹ năng nghề trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;

(5) Ghi bậc trình độ kỹ năng nghề thực hiện đánh giá của nghề này;

(6) Tiếp tục với các bậc trình độ khác của nghề này (nếu có);

(7) Các nội dung của các bậc trình độ kỹ năng nghề này tương tự như với bậc trình độ kỹ năng nghề trước đó;

(8) Các nội dung của nghề này tương tự như nghề trước đó;

(9) Tiếp tục với các nghề khác (nếu có);

(10) Chức danh của người đứng đầu tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

(11) Chữ ký và dấu của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

(12) Họ tên của người ký.

 

PHỤ LỤC 11

MẪU BIÊN BẢN THU, NỘP BÀI KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

..…(1)……
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……(2), ngày .... tháng .... năm 20...

 

BIÊN BẢN THU, NỘP BÀI KIỂM TRA

Kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ...(3)... năm ...

Từ ngày ... tháng ... đến ngày ... tháng ...

Tại …………………….(4)…………………….

Đại diện ban giám khảo:

Ông/Bà:.........................................................................................................................

Chức vụ:........................................................................................................................

Đã tiến hành thu bài kiểm tra......................... (5) ………. của những người tham dự kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, cụ th như sau:

TT

Danh sách người giao nộp bài kiểm tra

Số hiệu kiểm tra của người giao nộp bài kiểm tra

Tình trạng bài kiểm tra giao nộp (6)

Ký xác nhận của người giao nộp bài kiểm tra

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

Biên bản này lập vào hồi......................... giờ ngày .... tháng .... năm 20….. ./.

 

 

NGƯỜI THU BÀI KIỂM TRA
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

__________________________

(1) Tên tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

(2) Địa danh tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

(3) Ghi theo số của kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đó;

(4) Ghi rõ địa điểm cụ thể khi giao, nhận bài kiểm tra;

(5) Ghi rõ “bài kiểm tra kiến thức” hay “bài kiểm tra thực hành”;

(6) Ghi rõ số lượng “tờ” hay “trang bài kiểm tra” hoặc “ sản phẩm bài kiểm tra” hay “ kết quả thực hiện bài kiểm tra” hay những thu âm, hình ảnh dưới dạng quay, chụp.

 

Điều 3. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

1. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là chứng nhận một người lao động có đủ khả năng thực hiện các công việc đạt yêu cầu ở một bậc trình độ kỹ năng của một nghề.

2. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gồm có 05 (năm) loại được phân theo 05 (năm) bậc, từ bậc I đến bậc V, cụ thể như sau:

a) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc I;

b) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc II;

c) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc III;

d) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc IV;

đ) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc V.

3. Hình thức và nội dung của chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo Mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 3. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

1. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là chứng nhận một người lao động có đủ khả năng thực hiện các công việc đạt yêu cầu ở một bậc trình độ kỹ năng của một nghề.

Xem nội dung VB
Điều 3. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
...

2. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gồm có 05 (năm) loại được phân theo 05 (năm) bậc, từ bậc I đến bậc V, cụ thể như sau:

a) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc I;

b) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc II;

c) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc III;

d) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc IV;

đ) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc V.

Xem nội dung VB
Điều 4. Quy định số hiệu trên chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

1. Số hiệu chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gồm có: số thứ tự, mã hiệu vùng và năm cấp chứng chỉ.

Xem nội dung VB
Điều 6. Hồ sơ đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

1. Hồ sơ đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đạt yêu cầu bao gồm:

a) Văn bản đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề theo Mẫu 01, Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Danh sách đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho những người đạt yêu cầu theo Mẫu 02, Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này và đính kèm theo từng người có tên trong danh sách 01 (một) ảnh màu nền màu trắng cỡ 03 x 04 cm kiểu chứng minh nhân dân của người đó;

c) Quyết định của người đứng đầu tổ chức đánh giá kỹ năng nghề công nhận kết quả đánh giá của ban giám khảo có kèm theo bản tổng hợp kết quả điểm bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành của người lao động tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do ban giám khảo lập với đầy đủ thành viên trong ban giám khảo ký tên xác nhận kết quả đánh giá.

2. Hồ sơ đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho người đạt huy chương tại hội thi tay nghề thế giới, hội thi tay nghề ASEAN và người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại hội thi tay nghề quốc gia của Ban tổ chức thi tay nghề thực hiện theo Mẫu 01, Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 6. Hồ sơ đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

1. Hồ sơ đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đạt yêu cầu bao gồm:

a) Văn bản đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề theo Mẫu 01, Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Danh sách đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho những người đạt yêu cầu theo Mẫu 02, Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này và đính kèm theo từng người có tên trong danh sách 01 (một) ảnh màu nền màu trắng cỡ 03 x 04 cm kiểu chứng minh nhân dân của người đó;

c) Quyết định của người đứng đầu tổ chức đánh giá kỹ năng nghề công nhận kết quả đánh giá của ban giám khảo có kèm theo bản tổng hợp kết quả điểm bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành của người lao động tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do ban giám khảo lập với đầy đủ thành viên trong ban giám khảo ký tên xác nhận kết quả đánh giá.

Xem nội dung VB
Điều 6. Hồ sơ đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

1. Hồ sơ đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đạt yêu cầu bao gồm:
...

b) Danh sách đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho những người đạt yêu cầu theo Mẫu 02, Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này và đính kèm theo từng người có tên trong danh sách 01 (một) ảnh màu nền màu trắng cỡ 03 x 04 cm kiểu chứng minh nhân dân của người đó;

Xem nội dung VB
Điều 6. Hồ sơ đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
...

2. Hồ sơ đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho người đạt huy chương tại hội thi tay nghề thế giới, hội thi tay nghề ASEAN và người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại hội thi tay nghề quốc gia của Ban tổ chức thi tay nghề thực hiện theo Mẫu 01, Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 7. Hồ sơ đề nghị đổi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Hồ sơ đề nghị đổi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia quy định tại Điều 3 của Thông tư này cho người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trước ngày 15 tháng 5 năm 2015, gồm có:

1. Tờ khai đề nghị đổi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo Mẫu 02, Phụ lục 04 ban hành kèm Thông tư này và 01 (một) ảnh màu nền màu trắng cỡ 03 x 04 cm kiểu chứng minh nhân dân của người đó;

2. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp và bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người đó để đối chiếu.

Xem nội dung VB
Điều 7. Hồ sơ đề nghị đổi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Hồ sơ đề nghị đổi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia quy định tại Điều 3 của Thông tư này cho người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trước ngày 15 tháng 5 năm 2015, gồm có:

1. Tờ khai đề nghị đổi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo Mẫu 02, Phụ lục 04 ban hành kèm Thông tư này và 01 (một) ảnh màu nền màu trắng cỡ 03 x 04 cm kiểu chứng minh nhân dân của người đó;

Xem nội dung VB
Điều 7. Hồ sơ đề nghị đổi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Hồ sơ đề nghị đổi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia quy định tại Điều 3 của Thông tư này cho người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trước ngày 15 tháng 5 năm 2015, gồm có:
...

2. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp và bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người đó để đối chiếu.

Xem nội dung VB
Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được cấp lại trong các trường hợp có đề nghị sửa đổi một số nội dung ghi trên chứng chỉ đã cấp do người được cấp chứng chỉ có sự thay đổi, cải chính hộ tịch hoặc do chứng chỉ đã được cấp bị hư, hỏng do rách, nát hoặc bị mất. Hồ sơ đề nghị gồm có:

1. Tờ khai đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo Mẫu 02, Phụ lục 05 ban hành kèm Thông tư này và 01 (một) ảnh màu nền màu trắng cỡ 03 x 04 cm kiểu chứng minh nhân dân của người đó;

2. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp (trừ trường hợp chứng chỉ đã cấp bị mất) và bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người đó để đối chiếu;

3. Đối với trường hợp có sự thay đổi, cải chính về hộ tịch phải gửi kèm bản sao chứng thực hộ tịch có nội dung thay đổi, cải chính hoặc bản chụp hộ tịch đó (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu khi nộp trực tiếp).

Xem nội dung VB
Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được cấp lại trong các trường hợp có đề nghị sửa đổi một số nội dung ghi trên chứng chỉ đã cấp do người được cấp chứng chỉ có sự thay đổi, cải chính hộ tịch hoặc do chứng chỉ đã được cấp bị hư, hỏng do rách, nát hoặc bị mất. Hồ sơ đề nghị gồm có:

1. Tờ khai đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo Mẫu 02, Phụ lục 05 ban hành kèm Thông tư này và 01 (một) ảnh màu nền màu trắng cỡ 03 x 04 cm kiểu chứng minh nhân dân của người đó;

Xem nội dung VB
Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được cấp lại trong các trường hợp có đề nghị sửa đổi một số nội dung ghi trên chứng chỉ đã cấp do người được cấp chứng chỉ có sự thay đổi, cải chính hộ tịch hoặc do chứng chỉ đã được cấp bị hư, hỏng do rách, nát hoặc bị mất. Hồ sơ đề nghị gồm có:
...

2. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp (trừ trường hợp chứng chỉ đã cấp bị mất) và bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người đó để đối chiếu;

Xem nội dung VB
Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được cấp lại trong các trường hợp có đề nghị sửa đổi một số nội dung ghi trên chứng chỉ đã cấp do người được cấp chứng chỉ có sự thay đổi, cải chính hộ tịch hoặc do chứng chỉ đã được cấp bị hư, hỏng do rách, nát hoặc bị mất. Hồ sơ đề nghị gồm có:
...

3. Đối với trường hợp có sự thay đổi, cải chính về hộ tịch phải gửi kèm bản sao chứng thực hộ tịch có nội dung thay đổi, cải chính hoặc bản chụp hộ tịch đó (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu khi nộp trực tiếp).

Xem nội dung VB
Điều 9. Trình tự, thủ tục đề nghị công nhận và cấp, đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

1. Trình tự, thủ tục công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đạt yêu cầu được thực hiện như sau:

a) Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trực tiếp nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Thông tư này hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, quyết định công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Trình tự, thủ tục công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với người đạt huy chương tại hội thi tay nghề thế giới, hội thi tay nghề ASEAN và người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại hội thi tay nghề quốc gia được thực hiện như sau:

a) Ban tổ chức thi tay nghề trực tiếp nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, quyết định công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

3. Trình tự, thủ tục đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với các trường hợp quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này được thực hiện như sau:

a) Người có nhu cầu đối chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc người có đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trực tiếp nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 của Thông tư này hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và đổi hoặc cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; trường hợp không đổi hoặc không cấp lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Xem nội dung VB
Điều 18. Điều kiện được công nhận tương đương hoặc miễn đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

1. Người đạt được huy chương tại hội thi tay nghề thế giới thì được công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ kỹ năng nghề bậc 3 tương ứng với nghề đã đạt huy chương.

2. Người đạt được huy chương tại hội thi tay nghề ASEAN thì được công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ kỹ năng nghề bậc 2 tương ứng với nghề đã đạt huy chương. Trường hợp tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ kỹ năng nghề bậc 3 tương ứng với nghề đã đạt huy chương thì được miễn kiểm tra kỹ năng thực hành công việc và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động.

3. Người đạt giải nhất, nhì và ba tại hội thi tay nghề quốc gia thì được công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ kỹ năng nghề bậc 2 tương ứng với nghề đã đạt giải.

Xem nội dung VB
Điều 10. Hủy bỏ, thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
...

2. Khi phát hiện có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định hủy bỏ, thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã cấp.

Xem nội dung VB
Điều 11. Trách nhiệm của người đề nghị công nhận và cấp, đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Người đề nghị công nhận và cấp, đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung trong hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 12. Công bố thông tin về cấp, đổi, cấp lại và hủy bỏ, thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

1. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày quyết định công nhận và cấp, đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc hủy bỏ, thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã cấp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ về danh sách những người đã được cấp, đổi, cấp lại hoặc bị hủy bỏ, thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã cấp.

Xem nội dung VB
Điều 13. Báo cáo về việc cấp, đổi, cấp lại và hủy bỏ, thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

1. Định kỳ cuối tháng 6 và cuối tháng 12 hàng năm, các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề gửi báo cáo các số liệu về người lao động tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đạt yêu cầu đã được cấp và nhận chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.

2. Định kỳ cuối tháng 12 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp và công bố tình hình cấp, đổi, cấp lại và hủy bỏ, thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Xem nội dung VB
Điều 13. Báo cáo về việc cấp, đổi, cấp lại và hủy bỏ, thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

1. Định kỳ cuối tháng 6 và cuối tháng 12 hàng năm, các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề gửi báo cáo các số liệu về người lao động tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đạt yêu cầu đã được cấp và nhận chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.

Xem nội dung VB
Điều 13. Báo cáo về việc cấp, đổi, cấp lại và hủy bỏ, thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
...

2. Định kỳ cuối tháng 12 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp và công bố tình hình cấp, đổi, cấp lại và hủy bỏ, thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Xem nội dung VB
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; kiểm tra, đối chiếu và ghi đầy đủ, chính xác các nội dung trên chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

2. Tổ chức in và quản lý phôi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; quy định các biểu mẫu báo cáo, sổ sách quản lý nghiệp vụ liên quan đến cấp, đổi, cấp lại và chuyển phát chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

3. Ghi chép chính xác và đầy đủ các nội dung trong sổ sách quản lý nghiệp vụ và quản lý, lưu trữ sổ sách quản lý nghiệp vụ liên quan đến cấp, đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

4. Thiết lập hệ thống mạng thông tin kết nối với các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu về cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trên phạm vi toàn quốc và hệ thống báo cáo được tin học hóa phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo thuận tiện cho việc xử lý, tra cứu.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; kiểm tra, đối chiếu và ghi đầy đủ, chính xác các nội dung trên chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

2. Tổ chức in và quản lý phôi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; quy định các biểu mẫu báo cáo, sổ sách quản lý nghiệp vụ liên quan đến cấp, đổi, cấp lại và chuyển phát chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

3. Ghi chép chính xác và đầy đủ các nội dung trong sổ sách quản lý nghiệp vụ và quản lý, lưu trữ sổ sách quản lý nghiệp vụ liên quan đến cấp, đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

4. Thiết lập hệ thống mạng thông tin kết nối với các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu về cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trên phạm vi toàn quốc và hệ thống báo cáo được tin học hóa phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo thuận tiện cho việc xử lý, tra cứu.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
...

2. Tổ chức in và quản lý phôi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; quy định các biểu mẫu báo cáo, sổ sách quản lý nghiệp vụ liên quan đến cấp, đổi, cấp lại và chuyển phát chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Xem nội dung VB
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
...

4. Thiết lập hệ thống mạng thông tin kết nối với các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu về cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trên phạm vi toàn quốc và hệ thống báo cáo được tin học hóa phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo thuận tiện cho việc xử lý, tra cứu.

Xem nội dung VB
Điều 15. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề

1. Quyết định công nhận kết quả đánh giá của Ban giám khảo theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

2. Ghi chính xác, đầy đủ nội dung trong danh sách đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho những người đạt yêu cầu theo Mẫu 02, Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này; đối với các thông tin về cá nhân của từng người phải kiểm tra, đối chiếu với chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của từng người.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung trong hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Thông tư này;

4. Ghi chép chính xác và đầy đủ các nội dung trong sổ chuyển, phát chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và quản lý, lưu trữ sổ chuyển, phát chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

5. Thực hiện việc chuyển, phát chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đến người được cấp chứng chỉ và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 15. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề

1. Quyết định công nhận kết quả đánh giá của Ban giám khảo theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Xem nội dung VB
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
...

7. Sửa đổi Điều 26 như sau:

“Điều 26. Cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

1. Căn cứ vào biên bản và tổng hợp kết quả điểm bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành do ban giám khảo lập, biên bản giám sát của tổ giám sát, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quyết định công nhận kết quả đánh giá của ban giám khảo và lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho những người tham dự đạt yêu cầu gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho những người tham dự đạt yêu cầu, hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; cấp chứng chỉ; trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho các đối tượng được nêu tại Điều 18 của Nghị định này; công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan về danh sách những người đã được cấp, cấp lại hoặc bị thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; thực hiện thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo hướng dẫn do Bộ Tài chính quy định.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về mẫu chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; việc thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.”

8. Thay cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” tại Khoản 3 Điều 15; Khoản 4 Điều 20.

Xem nội dung VB
Điều 15. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề
...

2. Ghi chính xác, đầy đủ nội dung trong danh sách đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho những người đạt yêu cầu theo Mẫu 02, Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này; đối với các thông tin về cá nhân của từng người phải kiểm tra, đối chiếu với chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của từng người.

Xem nội dung VB
Điều 17. Trách nhiệm thi hành

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Thanh tra Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc đề nghị cấp, đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trong phạm vi toàn quốc.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đạt yêu cầu tại các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trên địa bàn.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.

Xem nội dung VB
Điều 17. Trách nhiệm thi hành

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Thanh tra Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc đề nghị cấp, đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trong phạm vi toàn quốc.

Xem nội dung VB
Điều 17. Trách nhiệm thi hành
...

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đạt yêu cầu tại các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trên địa bàn.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.

Xem nội dung VB
Điều 5. Thẩm quyền công nhận và cấp, đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thực hiện việc công nhận và cấp, đổi, cấp lại và hủy bỏ, thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Xem nội dung VB
Điều 5. Mẫu thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia

Thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia (sau đây viết tắt là thẻ đánh giá viên) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp, cấp lại theo mẫu tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 6. Mẫu tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, bổ sung, cấp lại giấy chứng nhận

1. Tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (sau đây gọi là Nghị định số 31/2015/NĐ-CP) được lập theo mẫu gồm có:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận theo mẫu số 01 tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản kê khai về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo mẫu số 02 tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này (là tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP về cơ sở vật chất, trang thiết bị);

c) Danh sách dự kiến những người trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự theo mẫu số 03 tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này (là tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP về nhân lực trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự).

2. Tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị thay đổi, bổ sung, cấp lại giấy chứng nhận quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP được lập theo mẫu gồm có:

a) Văn bản đề nghị thay đổi, bổ sung, cấp lại giấy chứng nhận đã cấp theo mẫu số 04 tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản kê khai về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo mẫu số 02 và danh sách dự kiến những người trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự theo mẫu số 03 tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này (được áp dụng đối với trường hợp có đề nghị thay đổi, bổ sung tên nghề, bậc trình độ kỹ năng nghề quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP).

Xem nội dung VB
Điều 6. Mẫu tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, bổ sung, cấp lại giấy chứng nhận

1. Tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (sau đây gọi là Nghị định số 31/2015/NĐ-CP) được lập theo mẫu gồm có:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận theo mẫu số 01 tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản kê khai về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo mẫu số 02 tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này (là tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP về cơ sở vật chất, trang thiết bị);

c) Danh sách dự kiến những người trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự theo mẫu số 03 tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này (là tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP về nhân lực trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự).

Xem nội dung VB
Điều 6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận:

a) Văn bản đề nghị của tổ chức có kèm bản sao quyết định thành lập tổ chức đó do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

b) Tài liệu chứng minh đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định này.

*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 140/2018/NĐ-CP

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
...
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

“Điều 6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

1. Thành phần hồ sơ

a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận là 01 bộ, gồm:

- Văn bản đề nghị của tổ chức;

- Quyết định thành lập tổ chức do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Tài liệu chứng minh đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định này.

b) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận

Trường hợp giấy chứng nhận bị hư, rách, nát hoặc mất, hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận là 01 bộ, gồm:

- Văn bản đề nghị của tổ chức;

- Giấy chứng nhận đã được cấp, trừ trường hợp giấy chứng nhận bị mất.

c) Hồ sơ đề nghị cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận

Trường hợp có thay đổi, bổ sung tên nghề, bậc trình độ kỹ năng nghề hoặc thay đổi tên gọi, địa chỉ nơi đặt trụ sở chính của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trong giấy chứng nhận đã được cấp, hồ sơ đề nghị cấp thay đổi giấy chứng nhận là 01 bộ, gồm:

- Văn bản đề nghị của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

- Giấy chứng nhận đã được cấp, trừ trường hợp giấy chứng nhận bị mất;

- Tài liệu liên quan đến thay đổi, bổ sung trong giấy chứng nhận. Trường hợp bổ sung tên nghề, bậc trình độ kỹ năng nghề, tài liệu phải chứng minh đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề quy định tại Điều 3 Nghị định này.*

Xem nội dung VB
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
...

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

“Điều 6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

1. Thành phần hồ sơ

a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận là 01 bộ, gồm:

- Văn bản đề nghị của tổ chức;

- Quyết định thành lập tổ chức do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Tài liệu chứng minh đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định này.

b) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận

Trường hợp giấy chứng nhận bị hư, rách, nát hoặc mất, hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận là 01 bộ, gồm:

- Văn bản đề nghị của tổ chức;

- Giấy chứng nhận đã được cấp, trừ trường hợp giấy chứng nhận bị mất.

c) Hồ sơ đề nghị cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận

Trường hợp có thay đổi, bổ sung tên nghề, bậc trình độ kỹ năng nghề hoặc thay đổi tên gọi, địa chỉ nơi đặt trụ sở chính của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trong giấy chứng nhận đã được cấp, hồ sơ đề nghị cấp thay đổi giấy chứng nhận là 01 bộ, gồm:

- Văn bản đề nghị của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

- Giấy chứng nhận đã được cấp, trừ trường hợp giấy chứng nhận bị mất;

- Tài liệu liên quan đến thay đổi, bổ sung trong giấy chứng nhận. Trường hợp bổ sung tên nghề, bậc trình độ kỹ năng nghề, tài liệu phải chứng minh đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề quy định tại Điều 3 Nghị định này.

2. Trình tự, thủ tục:

- Tổ chức có nhu cầu cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận lập hồ sơ theo quy định tại một trong các điểm a, b, c Khoản 1 Điều này gửi trực tiếp, qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp). Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện thì các thành phần hồ sơ nộp ở dạng bản gốc hoặc bản sao có chứng thực; trường hợp đăng ký qua cổng dịch vụ công trực tuyến thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp; cấp lại; cấp thay đổi giấy chứng nhận; trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Xem nội dung VB
Điều 6. Mẫu tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, bổ sung, cấp lại giấy chứng nhận

1. Tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (sau đây gọi là Nghị định số 31/2015/NĐ-CP) được lập theo mẫu gồm có:
...

c) Danh sách dự kiến những người trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự theo mẫu số 03 tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này (là tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP về nhân lực trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự).

Xem nội dung VB
Điều 3. Điều kiện cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Tổ chức được cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
...

2. Về nhân lực trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự:

Đối với mỗi bậc trình độ kỹ năng của một nghề, có ít nhất là 03 (ba) người được cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 12 Nghị định này cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia (sau đây viết tắt là thẻ đánh giá viên), trong đó có ít nhất 01 (một) người làm việc chính thức tại tổ chức đánh giá kỹ năng nghề.

*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 3 Nghị định 140/2018/NĐ-CP

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

1. Sửa đổi Khoản 2 Điều 3 như sau:

“2 Về nhân lực trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự:

Có ít nhất là 01 (một) người đang làm việc chính thức tại tổ chức đánh giá kỹ năng nghề, có thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia (sau đây viết tắt là thẻ đánh giá viên) phù hợp với nghề và bậc trình độ kỹ năng nghề đề nghị cấp giấy chứng nhận.”*

Xem nội dung VB
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

1. Sửa đổi Khoản 2 Điều 3 như sau:

“2. Về nhân lực trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự:

Có ít nhất là 01 (một) người đang làm việc chính thức tại tổ chức đánh giá kỹ năng nghề, có thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia (sau đây viết tắt là thẻ đánh giá viên) phù hợp với nghề và bậc trình độ kỹ năng nghề đề nghị cấp giấy chứng nhận.”

Xem nội dung VB
Điều 6. Mẫu tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, bổ sung, cấp lại giấy chứng nhận
...

2. Tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị thay đổi, bổ sung, cấp lại giấy chứng nhận quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP được lập theo mẫu gồm có:

a) Văn bản đề nghị thay đổi, bổ sung, cấp lại giấy chứng nhận đã cấp theo mẫu số 04 tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản kê khai về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo mẫu số 02 và danh sách dự kiến những người trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự theo mẫu số 03 tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này (được áp dụng đối với trường hợp có đề nghị thay đổi, bổ sung tên nghề, bậc trình độ kỹ năng nghề quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP).

Xem nội dung VB
Điều 7. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thay đổi, bổ sung, cấp lại giấy chứng nhận

1. Trường hợp tổ chức đánh giá kỹ năng nghề có đề nghị thay đổi, bổ sung tên nghề, bậc trình độ kỹ năng nghề hoặc khi thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở chính, thay đổi tên gọi thì tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị thay đổi, bổ sung giấy chứng nhận đã cấp đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

b) Tài liệu liên quan đến nội dung thay đổi, bổ sung tương ứng;

c) Giấy chứng nhận đã được cấp.

2. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận hoặc giấy chứng nhận bị hư, hỏng do rách, nát thì tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

b) Giấy chứng nhận đã được cấp, trừ trường hợp giấy chứng nhận đã được cấp bị mất.

*Điều này bị bãi bỏ bởi Điều 4 Nghị định 140/2018/NĐ-CP

Điều 4. Bãi bỏ Điều 7...của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia*

Xem nội dung VB
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
...

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

“Điều 6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

1. Thành phần hồ sơ

a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận là 01 bộ, gồm:

- Văn bản đề nghị của tổ chức;

- Quyết định thành lập tổ chức do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Tài liệu chứng minh đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định này.

b) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận

Trường hợp giấy chứng nhận bị hư, rách, nát hoặc mất, hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận là 01 bộ, gồm:

- Văn bản đề nghị của tổ chức;

- Giấy chứng nhận đã được cấp, trừ trường hợp giấy chứng nhận bị mất.

c) Hồ sơ đề nghị cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận

Trường hợp có thay đổi, bổ sung tên nghề, bậc trình độ kỹ năng nghề hoặc thay đổi tên gọi, địa chỉ nơi đặt trụ sở chính của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trong giấy chứng nhận đã được cấp, hồ sơ đề nghị cấp thay đổi giấy chứng nhận là 01 bộ, gồm:

- Văn bản đề nghị của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

- Giấy chứng nhận đã được cấp, trừ trường hợp giấy chứng nhận bị mất;

- Tài liệu liên quan đến thay đổi, bổ sung trong giấy chứng nhận. Trường hợp bổ sung tên nghề, bậc trình độ kỹ năng nghề, tài liệu phải chứng minh đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề quy định tại Điều 3 Nghị định này.

2. Trình tự, thủ tục:

- Tổ chức có nhu cầu cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận lập hồ sơ theo quy định tại một trong các điểm a, b, c Khoản 1 Điều này gửi trực tiếp, qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp). Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện thì các thành phần hồ sơ nộp ở dạng bản gốc hoặc bản sao có chứng thực; trường hợp đăng ký qua cổng dịch vụ công trực tuyến thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp; cấp lại; cấp thay đổi giấy chứng nhận; trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Xem nội dung VB
Điều 6. Mẫu tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, bổ sung, cấp lại giấy chứng nhận
...

2. Tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị thay đổi, bổ sung, cấp lại giấy chứng nhận quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP được lập theo mẫu gồm có:
...

b) Bản kê khai về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo mẫu số 02 và danh sách dự kiến những người trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự theo mẫu số 03 tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này (được áp dụng đối với trường hợp có đề nghị thay đổi, bổ sung tên nghề, bậc trình độ kỹ năng nghề quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP).

Xem nội dung VB
Điều 7. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thay đổi, bổ sung, cấp lại giấy chứng nhận

1. Trường hợp tổ chức đánh giá kỹ năng nghề có đề nghị thay đổi, bổ sung tên nghề, bậc trình độ kỹ năng nghề hoặc khi thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở chính, thay đổi tên gọi thì tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị thay đổi, bổ sung giấy chứng nhận đã cấp đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

b) Tài liệu liên quan đến nội dung thay đổi, bổ sung tương ứng;

c) Giấy chứng nhận đã được cấp.

*Điều này bị bãi bỏ bởi Điều 4 Nghị định 140/2018/NĐ-CP

Điều 4. Bãi bỏ Điều 7...của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia*

Xem nội dung VB
Điều 7. Mẫu tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại thẻ đánh giá viên

Tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại thẻ đánh giá viên được lập theo mẫu là tờ khai đề nghị cấp, cấp lại thẻ đánh giá viên tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 10. Lập kế hoạch tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Việc lập kế hoạch tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia trong năm được thực hiện như sau:

1. Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề căn cứ năng lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và nhu cầu của người lao động trên địa bàn hoạt động, đề xuất kế hoạch tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia trong năm theo mẫu tại Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 11 của năm trước đó;

2. Sau khi nhận được kế hoạch do các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trên toàn quốc đề xuất và gửi theo quy định tại Khoản 1 của Điều này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, xây dựng lịch trình tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia trong năm theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP được thực hiện tại các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trên phạm vi toàn quốc theo mẫu tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư này và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan để công bố trước ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề;

3. Chậm nhất 01 (một) tháng sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố kế hoạch và lịch trình tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia trong năm theo Khoản 2 của Điều này, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải xây dựng kế hoạch cụ thể về các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia trong năm được thực hiện tại tổ chức mình theo mẫu tại Phụ lục 09 ban hành kèm theo Thông tư này và đăng tải trên trang thông tin điện tử, đăng thông báo tại trụ sở chính của tổ chức mình, đồng thời gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi tổ chức đánh giá kỹ năng nghề hoạt động để báo cáo.

Xem nội dung VB
Điều 10. Lập kế hoạch tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Việc lập kế hoạch tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia trong năm được thực hiện như sau:

1. Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề căn cứ năng lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và nhu cầu của người lao động trên địa bàn hoạt động, đề xuất kế hoạch tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia trong năm theo mẫu tại Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 11 của năm trước đó;

Xem nội dung VB
Điều 10. Lập kế hoạch tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Việc lập kế hoạch tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia trong năm được thực hiện như sau:
...

2. Sau khi nhận được kế hoạch do các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trên toàn quốc đề xuất và gửi theo quy định tại Khoản 1 của Điều này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, xây dựng lịch trình tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia trong năm theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP được thực hiện tại các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trên phạm vi toàn quốc theo mẫu tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư này và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan để công bố trước ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề;

Xem nội dung VB
Điều 11. Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

1. Đối với tổ chức đánh giá kỹ năng nghề:

a) Lập danh sách người tham dự đến dự kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành của từng bậc trình độ kỹ năng nghề của từng nghề theo mẫu tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này và chậm nhất 09 (chín) ngày trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia phải đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức;

b) Thành lập các ban giám khảo theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP và chậm nhất 07 (bảy) ngày trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia phải gửi danh sách thành viên các ban giám khảo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi tổ chức đánh giá kỹ năng nghề hoạt động;

c) Trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ít nhất 05 (năm) ngày, tùy theo yêu cầu của từng nghề lựa chọn đội ngũ nhân viên kỹ thuật để thực hiện việc chuẩn bị các điều kiện quy định tại các điểm d và đ Khoản này;

d) Căn cứ các tài liệu hướng dẫn sử dụng trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề đã nhận được từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này và số lượng người tham dự trong danh sách đã lập theo Điểm a Khoản này đến dự kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề để bố trí các vị trí thực hiện bài kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành của người tham dự (bao gồm cả vị trí dự phòng) và chuẩn bị vật tư (phụ tùng, phôi hoặc vật mẫu), nguyên, nhiên, vật liệu theo yêu cầu của từng nghề. Việc bố trí và chuẩn bị các điều kiện này phải hoàn thành xong trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ít nhất là 03 (ba) ngày;

đ) Trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ít nhất 03 (ba) ngày phải hoàn thành việc bố trí trang thiết bị (phương tiện, thiết bị, công cụ, dụng cụ tác nghiệp và phương tiện đo kiểm) tại từng vị trí thực hiện bài kiểm tra thực hành, đảm bảo theo danh mục cơ sở vật chất, trang thiết bị đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, phương tiện đo kiểm, đồng hồ bấm giờ và biểu mẫu, giấy tờ, vật dụng khác phục vụ cho các ban giám khảo sử dụng trong việc đánh giá kiến thức chuyên môn, kỹ thuật (sau đây viết tắt là đánh giá kiến thức), đánh giá kỹ năng thực hành công việc và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động (sau đây viết tắt là đánh giá kỹ năng thực hành) của người tham dự;

e) Lắp, đặt sơ đồ hướng dẫn, các biển báo chỉ dẫn tại nơi tổ chức kỳ đánh giá kỹ năng nghề và tại các địa điểm bố trí các vị trí kiểm tra trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ít nhất 03 (ba) ngày;

g) Chuẩn bị biển hiệu, phù hiệu hoặc thẻ cho các thành viên ban giám khảo, tổ giám sát, ban tổ chức; nhân viên kỹ thuật; người dự kiểm tra; người tham quan, quan sát và các thành phần khác (nếu có). Việc chuẩn bị các điều kiện này phải bảo đảm có sự phân biệt giữa các thành phần, tương ứng với số lượng người sẽ tham gia và phải hoàn thành xong trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ít nhất 03 (ba) ngày;

h) Chuẩn bị các điều kiện đảm bảo về y tế, an toàn và phòng chống cháy, nổ có kèm theo các phương án xử lý, giải quyết, khắc phục khi có sự cố và phải hoàn thành xong trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ít nhất 03 (ba) ngày;

i) Lắp, đặt các thiết bị giám sát bằng hình ảnh, âm thanh tại các địa điểm bố trí các vị trí thực hiện bài kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành của người tham dự đảm bảo kết nối với hệ thống thiết bị quan sát, giám sát đặt tại nơi tổ chức kỳ đánh giá kỹ năng nghề theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP và phải hoàn thành xong trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ít nhất 03 (ba) ngày.

2. Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Trước mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, có văn bản gửi tổ chức công đoàn, hội hoặc hiệp hội nghề nghiệp của địa phương và doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đề nghị giới thiệu người đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP tham gia các tổ giám sát theo từng nghề tại từng tổ chức đánh giá kỹ năng nghề hoạt động trên địa bàn và chậm nhất 07 (bảy) ngày trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, lập danh sách các tổ giám sát theo mẫu tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này để gửi đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Ngay sau khi nhận được danh sách thành viên của các ban giám khảo do tổ chức đánh giá kỹ năng nghề hoạt động trên địa bàn địa phương thành lập và gửi theo quy định tại Điểm b Khoản 1 của Điều này, kiểm tra, đối chiếu danh sách thành viên của từng ban giám khảo với các quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP, gửi văn bản thông báo đến tổ chức đánh giá kỹ năng nghề về danh sách các ban giám khảo được chấp thuận và không chấp thuận (nếu có); nếu không chấp thuận thì trong văn bản thông báo phải nêu rõ lý do và yêu cầu cần phải thực hiện lại. Việc gửi văn bản thông báo đến tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải được thực hiện trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ít nhất 05 (năm) ngày.

3. Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn sử dụng trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề và cung cấp cho các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ít nhất 09 (chín) ngày;

b) Ngay sau khi nhận được danh sách các tổ giám sát do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập và gửi theo quy định tại Điểm a Khoản 2 của Điều này, quyết định thành lập các tổ giám sát và gửi các quyết định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ít nhất 03 (ba) ngày.

Xem nội dung VB
Điều 11. Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

1. Đối với tổ chức đánh giá kỹ năng nghề:
...

d) Căn cứ các tài liệu hướng dẫn sử dụng trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề đã nhận được từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này và số lượng người tham dự trong danh sách đã lập theo Điểm a Khoản này đến dự kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề để bố trí các vị trí thực hiện bài kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành của người tham dự (bao gồm cả vị trí dự phòng) và chuẩn bị vật tư (phụ tùng, phôi hoặc vật mẫu), nguyên, nhiên, vật liệu theo yêu cầu của từng nghề. Việc bố trí và chuẩn bị các điều kiện này phải hoàn thành xong trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ít nhất là 03 (ba) ngày;
...

2. Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Trước mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, có văn bản gửi tổ chức công đoàn, hội hoặc hiệp hội nghề nghiệp của địa phương và doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đề nghị giới thiệu người đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP tham gia các tổ giám sát theo từng nghề tại từng tổ chức đánh giá kỹ năng nghề hoạt động trên địa bàn và chậm nhất 07 (bảy) ngày trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, lập danh sách các tổ giám sát theo mẫu tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này để gửi đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
...

3. Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn sử dụng trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề và cung cấp cho các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ít nhất 09 (chín) ngày;

b) Ngay sau khi nhận được danh sách các tổ giám sát do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập và gửi theo quy định tại Điểm a Khoản 2 của Điều này, quyết định thành lập các tổ giám sát và gửi các quyết định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ít nhất 03 (ba) ngày.

Xem nội dung VB
Điều 11. Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

1. Đối với tổ chức đánh giá kỹ năng nghề:
...

đ) Trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ít nhất 03 (ba) ngày phải hoàn thành việc bố trí trang thiết bị (phương tiện, thiết bị, công cụ, dụng cụ tác nghiệp và phương tiện đo kiểm) tại từng vị trí thực hiện bài kiểm tra thực hành, đảm bảo theo danh mục cơ sở vật chất, trang thiết bị đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, phương tiện đo kiểm, đồng hồ bấm giờ và biểu mẫu, giấy tờ, vật dụng khác phục vụ cho các ban giám khảo sử dụng trong việc đánh giá kiến thức chuyên môn, kỹ thuật (sau đây viết tắt là đánh giá kiến thức), đánh giá kỹ năng thực hành công việc và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động (sau đây viết tắt là đánh giá kỹ năng thực hành) của người tham dự;

Xem nội dung VB
Điều 12. Thực hiện và kiểm tra việc chuẩn bị các điều kiện trước mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

1. Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Chuẩn bị các bài kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề kèm theo tiêu chuẩn chấm điểm và bảng điểm có trong ngân hàng đề thi đã được biên soạn, quản lý theo quy định tại Khoản 4 Điều 20 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP và cung cấp cho các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trước 01 (một) ngày hoặc chậm nhất là trong ngày trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

2. Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Chậm nhất sau 02 (hai) ngày trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, kiểm tra các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề hoạt động trên địa bàn địa phương về việc chuẩn bị các điều kiện quy định tại các điểm h và i Khoản 1 Điều 11 của Thông tư này; trường hợp việc chuẩn bị các điều kiện đó không đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến y tế, an toàn và phòng chống cháy nổ hoặc quy định tại Thông tư này thì lập biên bản yêu cầu tổ chức đánh giá kỹ năng nghề khắc phục ngay và trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia 01 (một) ngày mà không khắc phục hoặc khắc phục không được thì có văn bản yêu cầu tạm dừng kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia được thực hiện tại tổ chức này, đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để báo cáo;

b) Chậm nhất là 02 (hai) ngày trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, kiểm tra thành viên của các ban giám khảo tại các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề hoạt động trên địa bàn địa phương xem có đúng với danh sách đã được chấp thuận trong thông báo gửi đến tổ chức đánh giá kỹ năng nghề theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 11 của Thông tư này; trường hợp phát hiện thành viên của ban giám khảo không đúng với danh sách các ban giám khảo được chấp thuận thì lập biên bản yêu cầu dừng thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự đối với ban giám khảo này và có văn bản báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Có văn bản gửi tổ chức đánh giá kỹ năng nghề yêu cầu dừng việc thực hiện đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự ở bậc trình độ kỹ năng nghề của nghề mà ban giám khảo có đề nghị theo quy định tại Điểm b Khoản 4 của Điều này (nếu có) ngay sau khi nhận được đề nghị này.

3. Đối với tổ chức đánh giá kỹ năng nghề:

a) Cung cấp các tài liệu hướng dẫn sử dụng trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 11 của Thông tư này và danh mục cơ sở vật chất, trang thiết bị đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với từng nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành cho từng ban giám khảo, bảo đảm tương ứng với bậc trình độ kỹ năng của nghề mà ban giám khảo đó sẽ thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự và trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ít nhất 02 (hai) ngày;

b) Trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia 02 (hai) ngày, tiến hành các cuộc họp với các ban giám khảo để thống nhất danh sách nhân viên kỹ thuật đã được lựa chọn theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 11 của Thông tư để trợ giúp từng ban giám khảo trong quá trình thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự; cách thức tổ chức vận hành tại địa điểm bố trí các vị trí kiểm tra và phân chia, bố trí thời gian thực hiện các đợt kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành cho phù hợp với số lượng người tham dự theo mỗi bậc trình độ kỹ năng của từng nghề;

c) Căn cứ thời gian ghi trong phiếu báo dự kiểm tra của từng cá nhân đã gửi đến người đăng ký theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này, tổ chức việc đón tiếp người tham dự đến dự kiểm tra và thu tiền thuê dụng cụ, thiết bị và mua vật tư (phụ tùng, phôi hoặc vật mẫu), nguyên, nhiên, vật liệu cung cấp cho người tham dự theo quy định tại Điểm c Điều 10 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP. Đối với các trường hợp đăng ký tham dự trực tuyến, trực tiếp nhận và kiểm tra phiếu đăng ký tham dự của cá nhân và bản chụp loại giấy tờ kèm theo đã được quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Thông tư này để hoàn thiện hồ sơ đăng ký tham dự của cá nhân đối với các trường hợp đó, nếu không đảm bảo theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện ngay trong ngày trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; trường hợp không thực hiện được thì có quyền từ chối không cho dự kiểm tra;

đ) Chậm nhất trước 01 (một) ngày trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, trực tiếp phổ biến cho người tham dự biết nội quy, quy chế về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của tổ chức mình; thông báo danh sách người tham dự theo từng đợt kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành và các loại tài liệu, vật dụng không được phép mang vào vị trí thực hiện bài kiểm tra và giải đáp các thắc mắc (nếu có); treo, dán các thông báo đó tại các cửa ra và vào của các địa điểm bố trí các vị trí kiểm tra;

e) Tiếp nhận các bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề kèm theo tiêu chuẩn chấm điểm và bảng điểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị và cung cấp theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Thông tư này; bảo quản đảm bảo an toàn và chuyển giao cho từng ban giám khảo bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành kèm theo tiêu chuẩn chấm điểm và bảng điểm tương ứng với bậc trình độ kỹ năng của nghề mà ban giám khảo đó sẽ thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự ngay trước khi tiến hành thực hiện đánh giá kiến thức, đánh giá kỹ năng của người tham dự theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Thông tư này; việc nhận và bàn giao phải lập biên bản giao, nhận theo mẫu tại Phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Đối với ban giám khảo:

a) Tiếp nhận các tài liệu do tổ chức đánh giá kỹ năng nghề cung cấp theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này;

b) Trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ít nhất 02 (hai) ngày, tiến hành kiểm tra các điều kiện đã được tổ chức đánh giá kỹ năng nghề chuẩn bị theo quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 11 của Thông tư này đối với bậc trình độ kỹ năng của nghề sẽ thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự; trường hợp việc chuẩn bị các điều kiện đó không đảm bảo theo các tài liệu đã nhận được theo quy định tại Điểm a của Khoản này thì lập biên bản yêu cầu tổ chức kỹ năng nghề khắc phục ngay, nếu trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia 01 ngày mà không khắc phục hoặc khắc phục không được thì có đề nghị bằng văn bản với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét cho dừng việc thực hiện đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự ở bậc trình độ kỹ năng nghề của nghề này;

c) Tiến hành họp với tổ chức đánh giá kỹ năng nghề để thống nhất với tổ chức đánh giá kỹ năng nghề về các nội dung được quy định tại Điểm b Khoản 3 của Điều này;

d) Trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia 01 (một) ngày, tiến hành họp với nhân viên kỹ thuật trợ giúp để phân công nhiệm vụ và họp các thành viên trong ban giám khảo thống nhất về cách thức xử lý, giải quyết các tình huống nếu xảy ra trong khi thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự với các tài liệu đã nhận được theo quy định tại Điểm a của Khoản này.

5. Đối với người tham dự:

a) Mang theo phiếu báo dự kiểm tra của từng cá nhân và các giấy tờ, vật dụng cần thiết khác và đảm bảo có mặt theo đúng thời gian để thực hiện các thủ tục cần thiết đã được ghi trong phiếu báo dự kiểm tra của cá nhân do tổ chức đánh giá kỹ năng nghề gửi theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này;

b) Nghe tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phổ biến, thông báo những nội dung theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 của Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 12. Thực hiện và kiểm tra việc chuẩn bị các điều kiện trước mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

1. Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Chuẩn bị các bài kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề kèm theo tiêu chuẩn chấm điểm và bảng điểm có trong ngân hàng đề thi đã được biên soạn, quản lý theo quy định tại Khoản 4 Điều 20 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP và cung cấp cho các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trước 01 (một) ngày hoặc chậm nhất là trong ngày trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

Xem nội dung VB
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
...

8. Thay cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” tại Khoản 3 Điều 15; Khoản 4 Điều 20.

Xem nội dung VB
Điều 20. Phương thức thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
...

4. Căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của các nghề đã được công bố, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức biên soạn các bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề của từng nghề; quản lý và thiết lập ngân hàng đề thi để cung cấp cho các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề sử dụng trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

*Cụm từ này bị thay thế bởi Khoản 8 Điều 3 Nghị định 140/2018/NĐ-CP

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
...
8. Thay cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” tại...Khoản 4 Điều 20.*

Xem nội dung VB
Điều 12. Thực hiện và kiểm tra việc chuẩn bị các điều kiện trước mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
...

2. Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Chậm nhất sau 02 (hai) ngày trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, kiểm tra các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề hoạt động trên địa bàn địa phương về việc chuẩn bị các điều kiện quy định tại các điểm h và i Khoản 1 Điều 11 của Thông tư này; trường hợp việc chuẩn bị các điều kiện đó không đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến y tế, an toàn và phòng chống cháy nổ hoặc quy định tại Thông tư này thì lập biên bản yêu cầu tổ chức đánh giá kỹ năng nghề khắc phục ngay và trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia 01 (một) ngày mà không khắc phục hoặc khắc phục không được thì có văn bản yêu cầu tạm dừng kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia được thực hiện tại tổ chức này, đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để báo cáo;

Xem nội dung VB
Điều 12. Thực hiện và kiểm tra việc chuẩn bị các điều kiện trước mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
...

2. Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

b) Chậm nhất là 02 (hai) ngày trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, kiểm tra thành viên của các ban giám khảo tại các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề hoạt động trên địa bàn địa phương xem có đúng với danh sách đã được chấp thuận trong thông báo gửi đến tổ chức đánh giá kỹ năng nghề theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 11 của Thông tư này; trường hợp phát hiện thành viên của ban giám khảo không đúng với danh sách các ban giám khảo được chấp thuận thì lập biên bản yêu cầu dừng thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự đối với ban giám khảo này và có văn bản báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
...

3. Đối với tổ chức đánh giá kỹ năng nghề:
...

e) Tiếp nhận các bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề kèm theo tiêu chuẩn chấm điểm và bảng điểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị và cung cấp theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Thông tư này; bảo quản đảm bảo an toàn và chuyển giao cho từng ban giám khảo bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành kèm theo tiêu chuẩn chấm điểm và bảng điểm tương ứng với bậc trình độ kỹ năng của nghề mà ban giám khảo đó sẽ thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự ngay trước khi tiến hành thực hiện đánh giá kiến thức, đánh giá kỹ năng của người tham dự theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Thông tư này; việc nhận và bàn giao phải lập biên bản giao, nhận theo mẫu tại Phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 12. Thực hiện và kiểm tra việc chuẩn bị các điều kiện trước mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
...

3. Đối với tổ chức đánh giá kỹ năng nghề:

a) Cung cấp các tài liệu hướng dẫn sử dụng trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 11 của Thông tư này và danh mục cơ sở vật chất, trang thiết bị đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với từng nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành cho từng ban giám khảo, bảo đảm tương ứng với bậc trình độ kỹ năng của nghề mà ban giám khảo đó sẽ thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự và trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ít nhất 02 (hai) ngày;

Xem nội dung VB
Điều 12. Thực hiện và kiểm tra việc chuẩn bị các điều kiện trước mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
...

3. Đối với tổ chức đánh giá kỹ năng nghề:
...

c) Căn cứ thời gian ghi trong phiếu báo dự kiểm tra của từng cá nhân đã gửi đến người đăng ký theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này, tổ chức việc đón tiếp người tham dự đến dự kiểm tra và thu tiền thuê dụng cụ, thiết bị và mua vật tư (phụ tùng, phôi hoặc vật mẫu), nguyên, nhiên, vật liệu cung cấp cho người tham dự theo quy định tại Điểm c Điều 10 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP. Đối với các trường hợp đăng ký tham dự trực tuyến, trực tiếp nhận và kiểm tra phiếu đăng ký tham dự của cá nhân và bản chụp loại giấy tờ kèm theo đã được quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Thông tư này để hoàn thiện hồ sơ đăng ký tham dự của cá nhân đối với các trường hợp đó, nếu không đảm bảo theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện ngay trong ngày trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; trường hợp không thực hiện được thì có quyền từ chối không cho dự kiểm tra;

Xem nội dung VB
Điều 13. Đánh giá kiến thức trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Việc đánh giá kiến thức của người tham dự được thực hiện như sau:

1. Đối với người tham dự khi đến dự kiểm tra kiến thức:

a) Có mặt tại địa điểm bố trí các vị trí thực hiện bài kiểm tra kiến thức ít nhất 30 phút trước thời gian kiểm tra;

b) Xuất trình phiếu báo dự kiểm tra đã nhận được theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này kèm theo chứng minh nhân dân để ban giám khảo kiểm tra;

c) Giao, nộp các tài liệu, vật dụng không được phép mang vào vị trí thực hiện bài kiểm tra cho ban giám khảo (nếu có) và ký tên vào biên bản giao, nộp tài liệu, vật dụng được lập theo mẫu tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Nghe ban giám khảo phổ biến về những điều cần chú ý trong khi làm bài kiểm tra không được phép thực hiện có trong tài liệu hướng dẫn sử dụng trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với bậc trình độ kỹ năng nghề của nghề mà ban giám khảo đã nhận được theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 12 của Thông tư này; những hành vi trong khi thực hiện bài kiểm tra vi phạm sẽ bị xử lý được quy định tại Điều 17 của Thông tư này;

đ) Nhận số hiệu kiểm tra, vị trí thực hiện bài kiểm tra do ban giám khảo phát và chỉ dẫn; ký tên vào danh sách người tham dự đến dự kiểm tra kiến thức;

e) Nhận bài kiểm tra kiến thức do ban giám khảo phát và thực hiện bài kiểm tra; khi kết thúc thời gian thực hiện bài kiểm tra, nộp bài kiểm tra kiến thức đã thực hiện cho ban giám khảo và ký tên vào biên bản thu, nộp bài kiểm tra được lập theo mẫu tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này;

g) Đối với trường hợp dự kiểm tra kiến thức trên máy tính, được phép làm bài trắc nghiệm thử đã cài sẵn trên máy trước khi nhận bài kiểm tra kiến thức được hệ thống cung cấp tự động trên máy tính. Thời gian thực hiện bài kiểm tra do hệ thống tự động quy định và việc nộp bài kiểm tra kiến thức được thực hiện trên máy tính. Khi kết thúc thời gian thực hiện bài kiểm tra, người dự kiểm tra ký tên xác nhận kết quả điểm bài kiểm tra kiến thức mà mình đã thực hiện do ban giám khảo in ra từ máy tính;

h) Chấp hành và thực hiện những yêu cầu của ban giám khảo.

2. Đối với ban giám khảo:

a) Có mặt tại địa điểm bố trí các vị trí thực hiện bài kiểm tra kiến thức ít nhất 60 phút trước thời gian kiểm tra;

b) Trưởng ban giám khảo điểm danh và kiểm tra biển hiệu, phù hiệu của các thành viên ban giám khảo và nhân viên hỗ trợ kỹ thuật (nếu có); tiếp nhận bài kiểm tra kiến thức kèm theo tiêu chuẩn chấm điểm và bảng điểm do tổ chức đánh giá kỹ năng nghề bàn giao; kiểm tra các dấu niêm phong của bài kiểm tra khi tiếp nhận; ký tên vào biên bản tiếp nhận được lập theo mẫu tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Kiểm tra và đánh số hiệu kiểm tra tại các vị trí thực hiện bài kiểm tra;

d) Đón tiếp người tham dự tại cửa địa điểm bố trí các vị trí thực hiện bài kiểm tra; yêu cầu xuất trình phiếu báo dự kiểm tra của cá nhân đã được tổ chức đánh giá kỹ năng nghề gửi theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này và chứng minh nhân dân để kiểm tra;

đ) Yêu cầu người tham dự giao, nộp các tài liệu, vật dụng không được phép mang vào vị trí thực hiện bài kiểm tra (nếu có) và lập biên bản giao, nộp tài liệu, vật dụng theo mẫu tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Phổ biến cho người tham dự về những nội dung được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này và yêu cầu người tham dự chấp hành những nội dung đó;

g) Phát (đeo, dán) số hiệu kiểm tra cho người tham dự và yêu cầu ký xác nhận vào danh sách người tham dự đến dự kiểm tra kiến thức; hướng dẫn người tham dự đến vị trí thực hiện bài kiểm tra;

h) Phát bài kiểm tra kiến thức cho người tham dự; ra các hiệu lệnh thông báo thời gian bắt đầu, thời gian sắp kết thúc và thời gian kết thúc việc thực hiện bài kiểm tra;

i) Quan sát, nhắc nhở người tham dự trong khi thực hiện bài kiểm tra chấp hành và thực hiện đúng những nội dung đã phổ biến theo quy định tại Điểm e của Khoản này; không trả lời người tham dự những câu hỏi liên quan đến nội dung của bài kiểm tra; lập biên bản xử lý người tham dự nếu có hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này;

k) Tiếp nhận bài kiểm tra kiến thức của người tham dự giao, nộp và yêu cầu người tham dự ký tên vào biên bản thu, nộp bài kiểm tra. Mẫu biên bản thu, nộp bài kiểm tra tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này;

l) Hoàn trả người tham dự các tài liệu, vật dụng đã giao, nộp (nếu có) ngay sau khi kết thúc việc tiếp nhận bài kiểm tra kiến thức của người tham dự.

Xem nội dung VB
Điều 13. Đánh giá kiến thức trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Việc đánh giá kiến thức của người tham dự được thực hiện như sau:

1. Đối với người tham dự khi đến dự kiểm tra kiến thức:
...

b) Xuất trình phiếu báo dự kiểm tra đã nhận được theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này kèm theo chứng minh nhân dân để ban giám khảo kiểm tra;
...

2. Đối với ban giám khảo:
...

d) Đón tiếp người tham dự tại cửa địa điểm bố trí các vị trí thực hiện bài kiểm tra; yêu cầu xuất trình phiếu báo dự kiểm tra của cá nhân đã được tổ chức đánh giá kỹ năng nghề gửi theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này và chứng minh nhân dân để kiểm tra;

Xem nội dung VB
Điều 13. Đánh giá kiến thức trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Việc đánh giá kiến thức của người tham dự được thực hiện như sau:

1. Đối với người tham dự khi đến dự kiểm tra kiến thức:
...

c) Giao, nộp các tài liệu, vật dụng không được phép mang vào vị trí thực hiện bài kiểm tra cho ban giám khảo (nếu có) và ký tên vào biên bản giao, nộp tài liệu, vật dụng được lập theo mẫu tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này;

Xem nội dung VB
Điều 12. Thực hiện và kiểm tra việc chuẩn bị các điều kiện trước mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
...

3. Đối với tổ chức đánh giá kỹ năng nghề:
...

đ) Chậm nhất trước 01 (một) ngày trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, trực tiếp phổ biến cho người tham dự biết nội quy, quy chế về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của tổ chức mình; thông báo danh sách người tham dự theo từng đợt kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành và các loại tài liệu, vật dụng không được phép mang vào vị trí thực hiện bài kiểm tra và giải đáp các thắc mắc (nếu có); treo, dán các thông báo đó tại các cửa ra và vào của các địa điểm bố trí các vị trí kiểm tra;

Xem nội dung VB
Điều 13. Đánh giá kiến thức trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
...

2. Đối với ban giám khảo:
...

đ) Yêu cầu người tham dự giao, nộp các tài liệu, vật dụng không được phép mang vào vị trí thực hiện bài kiểm tra (nếu có) và lập biên bản giao, nộp tài liệu, vật dụng theo mẫu tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này;

Xem nội dung VB
Điều 15. Đánh giá kỹ năng thực hành trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Việc đánh giá kỹ năng thực hành của người tham dự được thực hiện như sau:

1. Đối với người tham dự khi dự kiểm tra thực hành:

a) Có mặt tại địa điểm bố trí các vị trí thực hiện bài kiểm tra thực hành ít nhất 60 phút trước thời gian kiểm tra;

b) Xuất trình phiếu báo kiểm tra đã nhận được theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này kèm theo chứng minh nhân dân và xuất trình dụng cụ, thiết bị được sử dụng trong khi thực hiện bài kiểm tra thực hành (nếu có) để ban giám khảo kiểm tra;

c) Giao, nộp các tài liệu, vật dụng, thiết bị, dụng cụ không được phép mang vào vị trí thực hiện bài kiểm tra cho ban giám khảo (nếu có) và ký tên vào biên bản giao, nộp tài liệu, vật dụng theo mẫu tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Nghe ban giám khảo phổ biến về những điều cần chú ý trong khi làm bài kiểm tra không được phép thực hiện có trong tài liệu hướng dẫn sử dụng trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với bậc trình độ kỹ năng nghề của nghề mà ban giám khảo đã nhận được theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 12 của Thông tư này; những hành vi trong khi thực hiện bài kiểm tra vi phạm sẽ bị xử lý được quy định tại Điều 17 của Thông tư này;

đ) Nhận số hiệu kiểm tra, vị trí thực hiện bài kiểm tra do ban giám khảo phát và chỉ dẫn; ký tên xác nhận vào danh sách người tham dự đến dự kiểm tra thực hành;

e) Kiểm tra, khởi động trang thiết bị (phương tiện, thiết bị, công cụ, dụng cụ tác nghiệp và phương tiện đo kiểm) đã được bố trí tại vị trí thực hiện bài kiểm tra thực hành theo hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật trợ giúp ban giám khảo; trường hợp phát hiện lỗi trang thiết bị, đề nghị nhân viên kỹ thuật khắc phục hoặc thay thế hoặc đề nghị ban giám khảo chuyển vị trí thực hiện bài kiểm tra thực hành sang vị trí dự phòng;

g) Nhận bài kiểm tra thực hành do ban giám khảo phát, kiểm tra vật tư (phụ tùng, phôi hoặc vật mẫu), nguyên, nhiên, vật liệu đã được chuẩn bị trước; trường hợp phát hiện lỗi vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu thì đề nghị nhân viên kỹ thuật thay thế;

h) Thực hiện bài kiểm tra: Khi kết thúc thời gian thực hiện bài kiểm tra, nộp sản phẩm, kết quả thực hiện bài kiểm tra thực hành cho ban giám khảo và ký tên vào biên bản thu, nộp bài kiểm tra được lập theo mẫu tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này;

i) Chấp hành và thực hiện những yêu cầu của ban giám khảo.

2. Đối với ban giám khảo:

a) Có mặt tại địa điểm bố trí các vị trí thực hiện bài kiểm tra thực hành ít nhất 60 phút trước thời gian kiểm tra;

b) Trưởng ban giám khảo điểm danh và kiểm tra biển hiệu, phù hiệu của các thành viên ban giám khảo và nhân viên hỗ trợ kỹ thuật; tiếp nhận bài kiểm tra thực hành kèm theo tiêu chuẩn chấm điểm và bảng điểm do tổ chức đánh giá kỹ năng nghề bàn giao; kiểm tra các dấu niêm phong của bài kiểm tra khi tiếp nhận; ký tên vào biên bản tiếp nhận được lập theo mẫu tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Kiểm tra và đánh số hiệu kiểm tra tại các vị trí thực hiện bài kiểm tra;

d) Đón tiếp người tham dự tại cửa địa điểm bố trí các vị trí thực hiện bài kiểm tra; yêu cầu xuất trình phiếu báo dự kiểm tra đã được tổ chức đánh giá kỹ năng nghề gửi theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này và chứng minh nhân dân để kiểm tra;

đ) Kiểm tra các thiết bị, dụng cụ được sử dụng trong khi thực hiện bài kiểm tra thực hành mà người tham dự đem theo; kiểm tra trang phục bảo hộ lao động cá nhân của người tham dự, trường hợp không phù hợp theo quy định thì yêu cầu người dự kiểm tra khắc phục ngay, nếu không đáp ứng được thì có quyền từ chối không cho thực hiện bài kiểm tra;

e) Yêu cầu người tham dự giao, nộp các tài liệu, vật dụng, thiết bị, dụng cụ không được phép mang vào vị trí thực hiện bài kiểm tra (nếu có) và lập biên bản giao, nộp tài liệu, vật dụng theo mẫu tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này;

g) Phổ biến cho người tham dự về những nội dung được quy định tại Điểm d Khoản 1 của Điều này và yêu cầu người tham dự chấp hành những nội dung đó;

h) Phát (đeo, dán) số hiệu kiểm tra cho người tham dự và yêu cầu ký xác nhận vào danh sách dự kiểm tra thực hành; hướng dẫn người tham dự đến vị trí thực hiện bài kiểm tra;

g) Phổ biến, giải thích cho người tham dự về những quy định tại các tài liệu hướng dẫn sử dụng trong kỳ đánh giá kỹ năng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp và quy định tại Thông tư này cần chú ý hoặc không được thực hiện và những hành vi vi phạm trong khi thực hiện bài kiểm tra bị xử lý;

k) Thông báo vị trí đặt các thiết bị, dụng cụ khác (nếu có) và các chỉ dẫn, cảnh báo có trong khu vực bố trí các vị trí kiểm tra thực hành cho người tham dự lưu ý khi thực hiện bài kiểm tra;

l) Phát bài kiểm tra thực hành cho người tham dự; ra các hiệu lệnh thông báo thời gian bắt đầu, thời gian giới hạn và thời gian kết thúc thực hiện bài kiểm tra; không trả lời hoặc hướng dẫn người tham dự những vấn đề có liên quan đến nội dung của bài kiểm tra;

m) Quan sát, nhắc nhở người tham dự trong khi thực hiện bài kiểm tra chấp hành và thực hiện đúng những nội dung đã phổ biến theo quy định tại Điểm i của Khoản này; lập biên bản xử lý người tham dự nếu có hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này;

n) Chấm điểm thái độ của người tham dự trong khi thao tác thực hiện bài kiểm tra theo tiêu chuẩn chấm điểm và bảng điểm kèm theo bài kiểm tra đã được tiếp nhận và bàn giao theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 15 của Thông tư này;

o) Tiếp nhận sản phẩm, kết quả thực hiện bài kiểm tra thực hành của người dự kiểm tra giao, nộp và đánh số phân biệt; kiểm tra thời gian kết thúc thực hiện bài kiểm tra, chấm điểm thời gian kết thúc thực hiện bài kiểm tra của người tham dự theo tiêu chuẩn chấm điểm và bảng điểm kèm theo bài kiểm tra đã được tiếp nhận và bàn giao theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 15 của Thông tư này; yêu cầu người tham dự ký tên vào biên bản thu, nộp bài kiểm tra được lập theo mẫu tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này.

p) Hoàn trả người tham dự các tài liệu, vật dụng đã giao, nộp (nếu có) ngay sau khi kết thúc việc tiếp nhận sản phẩm, kết quả thực hiện bài kiểm tra thực hành của người tham dự.

Xem nội dung VB
Điều 15. Đánh giá kỹ năng thực hành trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Việc đánh giá kỹ năng thực hành của người tham dự được thực hiện như sau:

1. Đối với người tham dự khi dự kiểm tra thực hành:
...

c) Giao, nộp các tài liệu, vật dụng, thiết bị, dụng cụ không được phép mang vào vị trí thực hiện bài kiểm tra cho ban giám khảo (nếu có) và ký tên vào biên bản giao, nộp tài liệu, vật dụng theo mẫu tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này;

Xem nội dung VB
Điều 12. Thực hiện và kiểm tra việc chuẩn bị các điều kiện trước mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
...

3. Đối với tổ chức đánh giá kỹ năng nghề:
...

đ) Chậm nhất trước 01 (một) ngày trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, trực tiếp phổ biến cho người tham dự biết nội quy, quy chế về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của tổ chức mình; thông báo danh sách người tham dự theo từng đợt kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành và các loại tài liệu, vật dụng không được phép mang vào vị trí thực hiện bài kiểm tra và giải đáp các thắc mắc (nếu có); treo, dán các thông báo đó tại các cửa ra và vào của các địa điểm bố trí các vị trí kiểm tra;

Xem nội dung VB
Điều 15. Đánh giá kỹ năng thực hành trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
...

2. Đối với ban giám khảo:
...

e) Yêu cầu người tham dự giao, nộp các tài liệu, vật dụng, thiết bị, dụng cụ không được phép mang vào vị trí thực hiện bài kiểm tra (nếu có) và lập biên bản giao, nộp tài liệu, vật dụng theo mẫu tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này;

Xem nội dung VB
Điều 18. Giám sát các hoạt động của các thành viên ban giám khảo trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

1. Việc giám sát các hoạt động của các thành viên ban giám khảo trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia do tổ giám sát được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thành lập theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 11 của Thông tư này thực hiện.
...

3. Ngay sau khi ban giám khảo hoàn thành việc chấm điểm bài kiểm tra theo quy định tại Điều 14 và Điều 16 của Thông tư này, tổ trưởng tổ giám sát lập biên bản giám sát kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo mẫu tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này để gửi cho tổ chức đánh giá kỹ năng nghề và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
...

Điều 19. Hành vi vi phạm và việc xử lý vi phạm của thành viên ban giám khảo trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
...

2. Việc khắc phục những hậu quả do hành vi vi phạm của thành viên ban giám khảo quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo các quy định tại các tài liệu hướng dẫn sử dụng trong kỳ đánh giá do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp.

3. Việc xử lý thành viên của ban giám khảo có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 của Điều này do tổ giám sát thực hiện và khi phát hiện vi phạm phải lập biên bản xử lý vi phạm theo mẫu tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này với các hình thức sau:
...

b) Đình chỉ và yêu cầu người có hành vi vi phạm một trong các điểm c, d, đ và e Khoản 1 Điều này ra khỏi khu vực đó và yêu cầu tổ chức đánh giá kỹ năng nghề thay thế người khác, đồng thời có văn bản báo cáo và đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu hồi thẻ đánh giá viên đối với các trường hợp này;
...

Điều 22. Khiếu nại và tố cáo
...

2. Khiếu nại hoặc tố cáo đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia các hoạt động được thực hiện trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
...

b) Trường hợp nội dung khiếu nại, tố cáo liên quan đến tổ chức đánh giá kỹ năng nghề hoặc tổ giám sát và thành viên tổ giám sát thì tổ chức hoặc cá nhân tố cáo gửi nội dung tố cáo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi tổ chức đánh giá kỹ năng nghề hoạt động hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Xem nội dung VB
Điều 23. Đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Chậm nhất sau 05 (năm) ngày kể từ khi đăng tải, niêm yết thông báo kết quả kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải lập hồ sơ đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự kỳ đánh giá kỹ năng nghề đạt yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Xem nội dung VB
Điều 23. Đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Chậm nhất sau 05 (năm) ngày kể từ khi đăng tải, niêm yết thông báo kết quả kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải lập hồ sơ đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự kỳ đánh giá kỹ năng nghề đạt yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Xem nội dung VB
Điều 21. Công nhận kết quả đánh giá của ban giám khảo

1. Chậm nhất là 01 (một) ngày sau khi nhận được biên bản và tổng hợp kết quả điểm bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành do ban giám khảo lập theo quy định tại Khoản 3 Điều 14, Khoản 3 Điều 16 và biên bản giám sát của tổ giám sát lập theo Khoản 3 Điều 18 của Thông tư này, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quyết định công nhận kết quả đánh giá của ban giám khảo trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đó.

2. Ngay sau khi quyết định công nhận kết quả đánh giá của ban giám khảo theo quy định tại Khoản 1 của Điều này, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải đăng tải kết quả kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành của người tham dự tại kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đó trên trang thông tin điện tử của tổ chức theo mẫu tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư này và niêm yết tại địa điểm tổ chức kỳ đánh giá kỹ năng nghề đó ít nhất 05 (năm) ngày.

Xem nội dung VB
Điều 6. Hồ sơ đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

1. Hồ sơ đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đạt yêu cầu bao gồm:

a) Văn bản đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề theo Mẫu 01, Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Danh sách đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho những người đạt yêu cầu theo Mẫu 02, Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này và đính kèm theo từng người có tên trong danh sách 01 (một) ảnh màu nền màu trắng cỡ 03 x 04 cm kiểu chứng minh nhân dân của người đó;

c) Quyết định của người đứng đầu tổ chức đánh giá kỹ năng nghề công nhận kết quả đánh giá của ban giám khảo có kèm theo bản tổng hợp kết quả điểm bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành của người lao động tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do ban giám khảo lập với đầy đủ thành viên trong ban giám khảo ký tên xác nhận kết quả đánh giá.

2. Hồ sơ đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho người đạt huy chương tại hội thi tay nghề thế giới, hội thi tay nghề ASEAN và người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại hội thi tay nghề quốc gia của Ban tổ chức thi tay nghề thực hiện theo Mẫu 01, Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
...

Điều 9. Trình tự, thủ tục đề nghị công nhận và cấp, đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

1. Trình tự, thủ tục công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đạt yêu cầu được thực hiện như sau:

a) Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trực tiếp nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Thông tư này hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, quyết định công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Trình tự, thủ tục công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với người đạt huy chương tại hội thi tay nghề thế giới, hội thi tay nghề ASEAN và người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại hội thi tay nghề quốc gia được thực hiện như sau:

a) Ban tổ chức thi tay nghề trực tiếp nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, quyết định công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

3. Trình tự, thủ tục đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với các trường hợp quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này được thực hiện như sau:

a) Người có nhu cầu đối chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc người có đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trực tiếp nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 của Thông tư này hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và đổi hoặc cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; trường hợp không đổi hoặc không cấp lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Xem nội dung VB
Điều 24. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Thống nhất quản lý việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động trong phạm vi cả nước;

2. Hướng dẫn các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động tại các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trên địa bàn địa phương;

3. Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; xây dựng phần mềm đăng ký trực tuyến để cung cấp cho các tổ chức đánh giá; thiết lập hệ thống mạng thông tin kết nối với các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trong toàn quốc;

4. Quy định mẫu báo cáo và quản lý, lưu trữ tài liệu hồ sơ liên quan đến việc thực hiện và quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

5. Thực hiện trách nhiệm được quy định tại Nghị định số 31/2015/NĐ-CP và các nhiệm vụ quy định tại Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 24. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Thống nhất quản lý việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động trong phạm vi cả nước;

Xem nội dung VB
Điều 24. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Thống nhất quản lý việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động trong phạm vi cả nước;

Xem nội dung VB
Điều 24. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
...

4. Quy định mẫu báo cáo và quản lý, lưu trữ tài liệu hồ sơ liên quan đến việc thực hiện và quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

Xem nội dung VB