Thông tư 40/2014/TT-BCA hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Số hiệu: 40/2014/TT-BCA Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công An Người ký: Trần Đại Quang
Ngày ban hành: 23/09/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 20/10/2014 Số công báo: Từ số 945 đến số 946
Lĩnh vực: An ninh quốc gia, Thi đua, khen thưởng, các danh hiệu vinh dự nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ CÔNG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/2014/TT-BCA

Hà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 2014

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN, CÔNG AN XÃ, BẢO VỆ DÂN PHỐ VÀ PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP , ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP , ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP , ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP, ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Nghị định số 21/2014/NĐ-CP, ngày 25 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 77/2009/NĐ-CP;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gồm các nội dung sau: Đối tượng, hình thức, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; đối tượng, hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng; hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp, Hội đồng Khoa học, sáng kiến các cấp; thẩm quyền, quyết định, tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và Quỹ thi đua khen thưởng.

2. Thông tư này không quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục xét tặng danh hiệu thi đua đối với học viên các học viện, trường Công an nhân dân, danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân, “Nghệ nhân ưu tú, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng nhà nước” và Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tập thể, cá nhân trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Điều 3. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng

1. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Thi đua, khen thưởng; Khoản 2, Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013; Điều 3, Điều 4 Nghị định số 42/2010/NĐ-CPĐiều 2 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Việc xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được thực hiện công khai, dân chủ, đề nghị theo trình tự từ cơ sở, chú trọng tập thể, cá nhân trực tiếp chiến đấu, có nhiều chiến công, thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn, tỷ lệ quy định.

3. Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng ở mức cao hơn.

4. Đối với nữ là lãnh đạo, quản , thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng có quá trình cống hiến được giảm 03 năm so với quy định chung.

5. Trong một năm chỉ đề nghị một hình thức khen thưởng cấp nhà nước cho một đối tượng. Hình thức khen thưởng cấp nhà nước gồm: các danh hiệu anh hùng, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, các loại huân chương và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 4. Quy định việc xét tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng trong một số trường hợp cụ thể

1. Những trường hợp được xét tặng danh hiệu thi đua

a) Đối tượng nữ nghỉ chế độ thai sản theo quy định.

b) Trường hợp bị thương khi làm nhiệm vụ phải nghỉ việc để điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ quan y tế cấp huyện trở lên.

c) Trường hợp cá nhân đi học, bồi dưỡng (hình thức vừa học, vừa làm) chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì kết hợp với thời gian công tác tại đơn vị để bình xét danh hiệu thi đua. Cá nhân đi học, bồi dưỡng (hình thức tập trung) liên tục từ 01 năm trở lên có kết quả học tập đạt loại khá trở lên thì năm đó được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến”. Cá nhân đi học, bồi dưỡng (hình thức tập trung) không liên tục từ 01 năm trở lên hoặc có thời gian học dưới 01 năm thì căn cứ kết quả học tập và thời gian công tác tại đơn vị để bình xét danh hiệu thi đua.

d) Trường hợp chuyển đơn vị công tác, cá nhân chuyển đơn vị công tác thì đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu thi đua, nếu thời gian công tác tại đơn vị cũ từ 6 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét bằng văn bản của đơn vị cũ.

Trường hợp học viên ra trường về công tác tại đơn vị mới thực hiện bình xét danh hiệu thi đua cuối năm trên cơ sở kết quả tốt nghiệp và thời gian công tác tại đơn vị mới.

đ) Chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân nhập ngũ đợt 1 của năm.

2. Tập thể, cá nhân đang trong thời gian phải xem xét xử lý kỷ luật hoặc xử lý theo pháp luật chưa được xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận không vi phạm hoặc vi phạm không đến mức phải xử lý kỷ luật, xử theo pháp luật thì tiếp tục được xét tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định.

3. Những trường hợp không được xét tặng danh hiệu thi đua

a) Tập thể, cá nhân không đăng ký thi đua hoặc đăng ký thi đua không đúng thời hạn quy định.

b) Đơn vị mới thành lập tính đến thời điểm tổng kết thi đua chưa đủ 10 tháng hoạt động.

c) Cá nhân mới tuyển dụng hoặc mới được ký hợp đồng lao động dưới 10 tháng hoặc trong năm nghỉ từ 40 ngày làm việc trở lên (trừ những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, Khoản 1 Điều này).

d) Chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân nhập ngũ đợt 2 của năm.

4. Tập thể, cá nhân bị kỷ luật chưa hết thời hiệu xử lý kỷ luật không được xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.

5. Các tổ chức thanh niên, phụ nữ, công đoàn, hội nghề nghiệp trong Công an nhân dân thực hiện việc xét tặng danh hiệu thi đua theo quy định của Cơ quan trung ương của các tổ chức đó, không xét tặng danh hiệu thi đua theo quy định tại Thông tư này.

Điều 5. Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua

1. Bộ trưởng Bộ Công an tổ chức phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên phạm vi toàn quốc.

2. Trách nhiệm của Thủ trưởng Công an các cấp

a) Chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để tổ chức phát động thi đua, chỉ đạo phong trào thi đua trong Công an đơn vị, địa phương, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong phạm vi quản lý; tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị phát động thi đua, xét khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, các phong trào thi đua theo chuyên đề bảo vệ an ninh, trật tự phù hợp với hướng dẫn của Ủy ban nhân dân, Công an cấp trên và đặc điểm, tình hình của địa phương, đơn vị.

b) Tổ chức phong trào thi đua phải gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của Công an đơn vị, địa phương và các phong trào thi đua khác.

c) Động viên, khích lệ cán bộ, chiến sĩ và quần chúng nhân dân tự giác, hăng hái thi đua thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an nhân dân.

d) Đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo việc thực hiện, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua.

đ) Phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến, giữ vũng và phát huy tác dụng của các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua.

e) Giám sát việc thực hiện và đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ phong trào thi đua do cấp trên phát động, kế hoạch xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng, chỉ tiêu, khẩu hiệu và biện pháp tổ chức thực hiện phong trào thi đua thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

Điều 6. Trách nhiệm của các đơn vị chức năng trong công tác thi đua, khen thưởng

1. Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân là cơ quan thường trực giúp Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an và Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Công an thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

2. Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc:

a) Tham mưu, giúp Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an tổ chức thực hiện phong trào thi đua đối với lực lượng Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

b) Phối hợp với Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân đề xuất khen thưởng đối với Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

3. Cơ quan chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng Công an các cấp:

a) Tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng và thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp thi đua.

b) Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn tổ chức các phong trào thi đua và kiểm tra việc thực hiện.

c) Tham mưu sơ kết, tổng kết, thông báo kết quả các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; đề xuất khen thưởng và kiến nghị đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.

4. Cơ quan tư vấn cho Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Công an phụ trách lĩnh vực công tác nào có trách nhiệm nhận xét, chấm điểm lĩnh vực công tác đó đối với Công an địa phương phục vụ việc xét tặng danh hiệu thi đua hằng năm; tham gia ý kiến nhận xét, đánh giá đối với các trường hợp đề nghị phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

5. Cơ quan Kiểm tra Đảng, Thanh tra Công an nhân dân các cấp có trách nhiệm rà soát, cung cấp thông tin về kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với các tập thể, cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

6. Các cơ quan thông tin, báo chí, xuất bản trong Công an nhân dân có trách nhiệm tuyên truyền công tác thi đua, khen thưởng; phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua; đấu tranh, phê phán các hiện tượng tiêu cực về thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân.

Phần II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Chương I

DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

Mục 1: ĐỐI TƯỢNG, DANH HIỆU, TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA

Điều 7. Đối tượng được tặng danh hiệu thi đua

1. Đối với cá nhân:

a) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;

b) Công nhân, viên chức Công an nhân dân, lao động hợp đồng từ 01 năm trở lên.

2. Đối với tập thể:

a) Bộ Tư lệnh Cảnh vệ; các cục, viện và đơn vị tương đương; các học viện, trường Công an nhân dân; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là đơn vị cấp Cục, Công an địa phương).

b) Các phòng, ban, trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng và các đơn vị tương đương; Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các trung đoàn; tiểu đoàn trực thuộc Cục, tiểu đoàn trực thuộc Bộ Tư lệnh; các doanh nghiệp Công an nhân dân (sau đây gọi chung là đơn vị cơ sở).

c) Công an phường và Công an thị trấn (nơi có bố trí lực lượng Công an chính quy), đồn Công an, phân trại giam, phân khu cơ sở giáo dục bắt buộc, tiểu đoàn, đại đội trực thuộc đơn vị cơ sở, đại đội trực thuộc cục, ban công tác, đội công tác và đơn vị tương đương. Ban công tác, đội công tác và đơn vị tương đương phải được thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, có chi bộ độc lập, trực thuộc đơn vị cơ sở có quy mô lớn (sau đây gọi chung là đơn vị trực thuộc cơ sở).

Điều 8. Danh hiệu thi đua

1. Đối với cá nhân:

a) Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến”;

b) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

c) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”;

d) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

2. Đối với tập thể:

a) Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” hoặc “Tập thể lao động tiên tiến”;

b) Danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” hoặc “Tập thể lao động xuất sắc”;

c) Danh hiệu cờ thi đua cấp Tổng cục;

d) Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an”;

đ) Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”.

Điều 9. Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến”

1. Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao;

b) Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật, điều lệnh nội vụ, các quy trình và chế độ công tác; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua;

c) Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức, lối sống lành mạnh;

d) Có số phiếu tín nhiệm ở đơn vị cơ sở đạt từ 80% trở lên.

2. Số lượng cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến” tối đa không quá 80% tổng số cá nhân đủ điều kiện tham gia bình xét danh hiệu thi đua của đơn vị cấp Cục, Công an địa phương.

Điều 10. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”

1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng cho cá nhân tiêu biểu, xuất sắc lựa chọn trong số cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến”;

b) Có sáng kiến đem lại hiệu quả cao được Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Cục, Công an địa phương công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng hoặc là thành viên tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật cấp Bộ vượt tiến độ, đạt chất lượng cao hoặc mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được tặng Giấy khen của thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương trở lên về thành tích đột xuất, thành tích trong các đợt thi đua;

c) Có số phiếu tín nhiệm ở đơn vị cơ sở và ở Hội đồng Thi đua, khen thưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương đạt từ 80% trở lên.

2. Số lượng cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” tối đa không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”, “Lao động tiên tiến” của đơn vị cấp Cục, Công an địa phương.

Điều 11. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”

1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” được xét tặng cho cá nhân tiêu biểu, xuất sắc lựa chọn trong số cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Có 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

b) Có sáng kiến đem lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn lực lượng Công an nhân dân được Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ đã nghiệm thu được áp dụng hoặc là thành viên Ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước đảm bảo vượt tiến độ, đạt chất lượng cao hoặc mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên về thành tích đột xuất, thành tích trong các đợt thi đua hoặc được tặng 3 Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương về thành tích đột xuất, thành tích trong các đợt thi đua (trong đó phải có 02 Bằng khen của Bộ Công an).

c) Có số phiếu tín nhiệm của Hội đồng Thi đua, khen thưởng các cấp đạt từ 80% trở lên.

2. Số lượng cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” tối đa không quá 0,5% quân số của đơn vị cấp Cục, Công an địa phương.

Điều 12. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân tiêu biểu, xuất sắc nhất lựa chọn trong số cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Có 02 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”;

b) Có sáng kiến đem lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc được Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ công nhận hoặc có đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước đã nghiệm thu được áp dụng hoặc mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được tặng thưởng Huân chương Dũng cảm, Huân chương Chiến công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc về thành tích đột xuất;

c) Có số phiếu tín nhiệm của Hội đồng Thi đua, khen thưởng các cấp đạt từ 90% trở lên.

2. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng vào năm liền kề sau năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” lần thứ hai.

Điều 13. Điều kiện xét tặng danh hiệu thi đua đối với lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp

Khi xét tặng danh hiệu thi đua cho cá nhân là lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp phải căn cứ vào tiêu chuẩn chung quy định tại các điều 9, 10, 11, 12 của Thông tư này, đồng thời phải căn cứ vào kết quả thi đua của các đơn vị do cá nhân đó trực tiếp lãnh đạo, phụ trách; cụ thể như sau:

1. Đối với lãnh đạo cấp Tổng cục:

a) Lãnh đạo cấp Tổng cục được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” khi các đơn vị cấp Cục do đồng chí đó phụ trách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

b) Số lượng lãnh đạo cấp Tổng cục được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” tối đa không quá 70% tổng số lãnh đạo của mỗi tổng cục.

2. Đối với lãnh đạo đơn vị cấp Cục, Công an địa phương:

a) Đơn vị được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” trong tổng kết phong trào thi đua thì tối đa 70% lãnh đạo đơn vị được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

b) Đơn vị được tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an” trong tổng kết phong trào thi đua thì tối đa 50% lãnh đạo đơn vị được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

c) Đơn vị không đạt danh hiệu thi đua trong tổng kết phong trào thi đua thì lựa chọn 01 đồng chí lãnh đạo tiêu biểu nhất để đề nghị tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

3. Đối với lãnh đạo đơn vị cơ sở:

a) Đơn vị được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” trong tổng kết phong trào thi đua thì 70% lãnh đạo đơn vị được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” (nhưng không quá 1/2 tổng số “Chiến sĩ thi đua cơ sở” của đơn vị).

b) Đơn vị được tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an” trong tổng kết phong trào thi đua thì 50% lãnh đạo đơn vị được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” (nhưng không quá 1/3 tổng số “Chiến sĩ thi đua cơ sở” của đơn vị).

c) Đơn vị được tặng cờ thi đua cấp Tổng cục trong tổng kết phong trào thi đua thì 30% lãnh đạo đơn vị được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

d) Đơn vị được tặng danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến” trong tổng kết phong trào thi đua thì lựa chọn 1 đồng chí lãnh đạo tiêu biểu nhất để xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

đ) Đơn vị không đạt danh hiệu thi đua trong tổng kết phong trào thi đua thì lãnh đạo đơn vị không được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

Điều 14. Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” hoặc “Tập thể Lao động tiên tiến”

1. Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” hoặc “Tập thể Lao động tiên tiến” để tặng cho đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ và các chỉ tiêu đăng ký thi đua trong năm;

b) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, trong sạch, vững mạnh;

c) Có trên 70% cá nhân trong đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ; không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức Cảnh cáo trở lên trừ những đơn vị cơ sở có quy mô lớn, có đảng bộ và các chi bộ trực thuộc hoặc có nhiều chiến sĩ phục vụ có thời hạn, tỷ lệ kỷ luật Khiển trách, Cảnh cáo cho phép không quá 1,5% quân số đơn vị;

d) Có số phiếu tín nhiệm của Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp Tổng cục hoặc đơn vị cấp Cục, Công an địa phương đạt từ 80% trở lên.

2. Số lượng đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở được xét tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” hoặc “Tập thể Lao động tiên tiến” không quá 80% tổng số đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở của tổng cục hoặc đơn vị cấp Cục, Công an địa phương.

Điều 15. Danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” hoặc “Tập thể Lao động xuất sắc”

1. Danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” hoặc “Tập thể Lao động xuất sắc” để tặng cho đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Trong công tác, chiến đấu thể hiện tinh thần sáng tạo, vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và các chỉ tiêu đăng ký thi đua trong năm; có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả được biểu dương khen thưởng;

b) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, trong sạch, vững mạnh;

c) Có trên 90% cá nhân trong đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, có cá nhân đạt tiêu chuẩn “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức Cảnh cáo trở lên trừ những đơn vị cơ sở có quy mô lớn, có đảng bộ và các chi bộ trực thuộc hoặc có nhiều chiến sĩ phục vụ có thời hạn, tỷ lệ kỷ luật Khiển trách, Cảnh cáo cho phép không quá 1% quân số đơn vị.

d) Có số phiếu tín nhiệm của Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp Tổng cục hoặc đơn vị cấp Cục, Công an địa phương đạt từ 80% trở lên.

2. Số lượng đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở được xét tặng danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” hoặc “Tập thể Lao động xuất sắc” không quá 40% tổng số đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở của Tổng cục hoặc đơn vị cấp Cục, Công an địa phương.

Điều 16. Danh hiệu cờ thi đua cấp Tổng cục

1. Danh hiệu cờ thi đua cấp Tổng cục để tặng cho đơn vị cơ sở của tổng cục hoặc đơn vị cơ sở của đơn vị tương đương cấp Tổng cục đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Là đơn vị tiêu biểu trong số những đơn vị cơ sở đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” hoặc “Tập thể Lao động xuất sắc”;

b) Có năng suất, chất lượng công tác vượt các chỉ tiêu đăng ký thi đua trong năm;

c) Thực hiện tốt các phong trào thi đua, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng;

đ) Có số phiếu tín nhiệm của Hội đồng Thi đua, khen thưởng đơn vị cấp Cục, Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp Tổng cục đạt từ 80% trở lên.

2. Số lượng đơn vị cơ sở được xét tặng cờ thi đua cấp Tổng cục quy định như sau:

a) Đơn vị cấp Cục và tương đương được xét tặng 02 cờ, đơn vị có trên 10 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ, có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 04 cờ, có trên 20 đơn vị cơ sở được tặng 05 cờ.

b) Các doanh nghiệp Công an nhân dân thuộc Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là một cụm thi đua được xét tặng 02 cờ.

c) Các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng trực thuộc Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp chia thành 07 cụm thi đua, mỗi cụm được xét tặng 02 cờ, cụm có trên 10 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ, có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 04 cờ, có trên 20 đơn vị cơ sở được tặng 05 cờ.

d) Các đơn vị trực tiếp chiến đấu, đơn vị làm công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, bảo vệ mục tiêu trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động chia thành 2 cụm thi đua, mỗi cụm được xét tặng 02 cờ, cụm có trên 10 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ, có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 04 cờ, có trên 20 đơn vị cơ sở được tặng 05 cờ.

đ) Các đơn vị cơ sở trực thuộc cấp Tổng cục được xét cùng Cục Tham mưu hoặc Cục Chính trị của Tổng cục.

Điều 17. Danh hiệu “Cờ thi đua của Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân”

1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân” để tặng cho các đơn vị cơ sở của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và của đơn vị trực thuộc Bộ đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Là đơn vị tiêu biểu trong số những đơn vị cơ sở đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” hoặc “Tập thể Lao động xuất sắc”;

b) Có năng suất, chất lượng công tác vượt các chỉ tiêu đăng ký thi đua trong năm;

c) Thực hiện tốt các phong trào thi đua, thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí;

d) Có số phiếu tín nhiệm của Hội đồng Thi đua, khen thưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương đạt từ 80% trở lên.

2. Số lượng đơn vị cơ sở được xét tặng “Cờ thi đua của Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân” quy định như sau:

a) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chia thành 4 khối (khối các phòng thuộc lực lượng An ninh, khối các phòng thuộc lực lượng Cảnh sát, khối các phòng thuộc lực lượng tham mưu, xây dựng lực lượng, hậu cần, kỹ thuật và khối Công an các quận, huyện, thị xã, thành phố), mỗi khối được xét tặng 02 cờ, các khối có trên 10 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ, có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 04 cờ, có trên 20 đơn vị cơ sở được tặng 05 cờ.

b) Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, mỗi khối thi đua được xét tặng 02 cờ, khối có trên 10 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ, có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 04 cờ.

c) Đơn vị trực thuộc Bộ được xét tặng 02 cờ, đơn vị có trên 10 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ, có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 04 cờ.

Điều 18. Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an”

1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an” để tặng cho đơn vị cấp Cục, Công an địa phương đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Hoàn thành xuất sắc vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm;

b) Có thành tích xuất sắc nổi trội trong phong trào thi đua của cụm, khối thi đua;

c) Có nhiều phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả; có nhân tố mới, mô hình mới, điển hình tiên tiến tiêu biểu cho các đơn vị trong cụm, khối thi đua học tập; có nhiều tập thể, cá nhân lập thành tích được biểu dương, khen thưởng.

d) Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động; nội bộ đoàn kết, thống nhất, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, không có cán bộ vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của ngành gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng Công an nhân dân, không có cán bộ lãnh đạo cấp phòng trở lên bị kỷ luật từ hình thức Cảnh cáo trở lên;

đ) Có số phiếu tín nhiệm của Cụm thi đua và của Hội đồng Thi đua, khen thưởng các cấp đạt từ 80% trở lên.

2. Số lượng “Cờ thi đua của Bộ Công an” tặng cho đơn vị cấp Cục, Công an địa phương trong tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” hàng năm quy định như sau:

Mỗi cụm thi đua thuộc Bộ được lựa chọn 50% số đơn vị cấp Cục, Công an địa phương tiêu biểu, xuất sắc nhất để đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an”.

3. Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an” để tặng cho đơn vị cơ sở đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Là đơn vị tiêu biểu, xuất sắc được lựa chọn trong số những đơn vị cơ sở đạt tiêu chuẩn danh hiệu cờ thi đua cấp Tổng cục;

b) Có nhiều phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả; có nhiều điển hình tiên tiến, nhiều tập thể, cá nhân lập thành tích được biểu dương, khen thưởng;

c) Có số phiếu tín nhiệm của Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp Tổng cục hoặc đơn vị cấp Cục, Công an địa phương đạt từ 80% trở lên.

4. Số lượng “Cờ thi đua của Bộ Công an” tặng cho các đơn vị cơ sở trong tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” hàng năm quy định như sau:

a) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chia thành 4 khối (khối các phòng thuộc lực lượng An ninh, khối các phòng thuộc lực lượng Cảnh sát, khối các phòng thuộc lực lượng tham mưu, xây dựng lực lượng, hậu cần, kỹ thuật và khối Công an các quận, huyện, thị xã, thành phố), mỗi khối được xét tặng 01 cờ, các khối có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 02 cờ, có trên 25 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ.

b) Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, mỗi khối thi đua được xét tặng 01 cờ, các khối có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 02 cờ.

c) Đơn vị cấp Cục và tương đương được xét tặng 01 cờ, đơn vị có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 02 cờ, có trên 25 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ.

d) Các doanh nghiệp Công an nhân dân thuộc Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là một cụm thi đua được xét tặng 01 cờ.

đ) Các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng trực thuộc Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp chia thành 07 cụm thi đua, mỗi cụm được xét tặng 01 cờ, cụm có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 02 cờ, có trên 25 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ.

e) Các đơn vị trực tiếp chiến đấu, đơn vị làm công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, bảo vệ mục tiêu trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động chia thành 2 cụm thi đua, mỗi cụm được xét tặng 01 cờ, cụm có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 02 cờ, có trên 25 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ.

f) Các đơn vị cơ sở trực thuộc cấp Tổng cục được xét cùng Cục Tham mưu hoặc Cục Chính trị của Tổng cục.

Điều 19. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”

1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng cho đơn vị cấp Cục, Công an địa phương đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Là đơn vị tiêu biểu xuất sắc được lựa chọn trong số các đơn vị đạt tiêu chuẩn “Cờ thi đua của Bộ Công an”;

b) Dẫn đầu về năng suất, chất lượng, hiệu quả các mặt công tác, chiến đấu, xây dựng lực lượng so với các đơn vị trong cụm thi đua;

c) Có nhiều phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả; xây dựng được nhiều nhân tố mới, mô hình mới, nhiều điển hình tiên tiến tiêu biểu cho toàn lực lượng Công an nhân dân học tập và có nhiều tập thể, cá nhân lập thành tích được biểu dương, khen thưởng;

d) Không có cán bộ vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của Ngành gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Công an nhân dân; không có cán bộ lãnh đạo cấp phòng trở lên vi phạm bị xử lý kỷ luật.

đ) Có số phiếu tín nhiệm của Cụm thi đua và của Hội đồng Thi đua, khen thưởng các cấp đạt từ 80% trở lên.

2. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng cho đơn vị cơ sở đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Là đơn vị tiêu biểu xuất sắc được lựa chọn trong số các đơn vị cơ sở đạt tiêu chuẩn “Cờ thi đua của Bộ Công an”;

b) Có 100% cá nhân trong đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ;

c) Dẫn đầu về năng suất, chất lượng, hiệu quả các mặt công tác, chiến đấu, xây dựng lực lượng so với các đơn vị trong cụm, khối thi đua;

d) Có nhiều phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả; xây dựng được nhiều nhân tố mới, mô hình mới, nhiều điển hình tiên tiến tiêu biểu cho toàn lực lượng Công an nhân dân học tập và có nhiều tập thể, cá nhân lập thành tích được biểu dương, khen thưởng.

3. Số lượng “Cờ thi đua của Chính phủ”:

a) Mỗi cụm thi đua trực thuộc Bộ được lựa chọn 01 đơn vị cấp Cục, Công an địa phương và 01 đơn vị cơ sở tiêu biểu, xuất sắc nhất để đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”.

b) Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm thẩm định thành tích, tham mưu, báo cáo Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Công an xét chọn, đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” cho các đơn vị tiêu biểu, xuất sắc nhất đảm bảo số đơn vị được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” không quá 20% tổng số đơn vị được tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an”.

Điều 20. Cụm thi đua trực thuộc Bộ

1. Cụm thi đua Công an địa phương:

a) Cụm 1 gồm Công an các thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

b) Cụm 2 gồm Công an các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên.

c) Cụm 3 gồm Công an các tỉnh: Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hòa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh.

d) Cụm 4 gồm Công an các tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình.

đ) Cụm 5 gồm Công an các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

e) Cụm 6 gồm Công an các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước.

g) Cụm 7 gồm Công an các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

h) Cụm 8 gồm Công an các tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp.

i) Cụm 9 gồm Công an các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Hậu Giang.

k) Cụm 10 gồm Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk.

l) Cụm 11 gồm Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An.

2. Cụm thi đua các Tổng cục và đơn vị tương đương:

a) Tổng cục An ninh I, Tổng cục An ninh II, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Tổng cục Tình báo, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; mỗi đơn vị là một cụm thi đua.

b) Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật chia thành 02 cụm thi đua: Cụm 1 gồm các đơn vị có chức năng tham mưu, quản lý nhà nước về công tác hậu cần, kỹ thuật trong Công an nhân dân; Cụm 2 gồm các đơn vị sự nghiệp, nghiên cứu khoa học, y tế, quản lý dự án trong Công an nhân dân.

3. Cụm thi đua các đơn vị trực thuộc Bộ gồm: Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Cục Đối ngoại, Cục Tài chính, Viện Chiến lược và Khoa học Công an, Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, Cục An ninh mạng, Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

4. Cụm thi đua các trường Công an nhân dân

a) Cụm 1: Các học viện và trường đại học (gồm cả Học viện Tình báo);

b) Cụm 2: Các trường Cao đẳng;

c) Cụm 3: Các trường trung cấp, văn hóa.

5. Tổ chức hoạt động của Cụm thi đua

a) Các cụm thi đua phân công luân phiên mỗi năm một đơn vị làm cụm trưởng để điều hành các hoạt động của cụm gồm: họp cụm đầu năm ký kết giao ước thi đua; họp cụm sơ kết 6 tháng; tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kiểm tra chéo giữa các đơn vị trong cụm thi đua, phát hiện, bồi dưỡng, nhân điển hình tiên tiến; họp cụm cuối năm để tổng kết trao đổi kinh nghiệm, đề xuất tặng danh hiệu thi đua cho các đơn vị trong cụm.

b) Kết quả bình xét tại cụm thi đua là một trong những căn cứ để Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân đề xuất, báo cáo Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Công an xét duyệt khen thưởng tổng kết phong trào thi đua hàng năm.

Mục 2: ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG

Điều 21. Đối tượng khen thưởng

1. Các Tổng cục và đơn vị tương đương cấp Tổng cục;

2. Các đối tượng quy định tại Điều 7 Thông tư này;

3. Học viên các trường Công an nhân dân;

4. Tập thể, cá nhân thuộc các tổ chức: thanh niên, phụ nữ, công đoàn và các hội nghề nghiệp khác trong Công an nhân dân.

Điều 22. Hình thức khen thưởng

1. Huân chương gồm:

a) “Huân chương Sao vàng”;

b) “Huân chương Hồ Chí Minh”;

c) “Huân chương Độc lập” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;

d) “Huân chương Quân công” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;

đ) “Huân chương Lao động” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;

e) “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;

f) “Huân chương Chiến công” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;

g) “Huân chương Dũng cảm”;

h) “Huân chương Hữu nghị”.

2. Huy chương gồm:

a) “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”;

b) “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;

c) “Huy chương Hữu nghị”.

3. Danh hiệu vinh dự nhà nước gồm:

a) “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”;

b) “Anh hùng Lao động”;

c) “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”;

d) “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”;

đ) “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”;

e) “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”.

4. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng nhà nước”.

5. Bằng khen, Giấy khen.

Điều 23. Tiêu chuẩn Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước

1. “Huân chương Sao vàng” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tặng cho tập thể cấp Tổng cục trở lên hoặc các tập thể có chức năng, nhiệm vụ đặc biệt đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 34 Luật Thi đua, khen thưởng, Khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013Điều 7 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP.

2. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tặng cho đơn vị cấp Tổng cục trở lên hoặc các tập thể có chức năng, nhiệm vụ đặc biệt đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 35 Luật Thi đua, khen thưởng, Khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013Điều 8 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP.

3. “Huân chương Độc lập” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại các khoản 12, 13, 14 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 và các điều 9, 10, 11 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP.

4. “Huân chương Quân công” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân hoạt động liên tục trong Công an nhân dân và tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại các khoản 15, 16, 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 và các điều 12, 13, 14 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP.

5. “Huân chương Lao động” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tặng cho tập thể có thành tích xuất sắc trong lao động, sáng tạo, xây dựng Tổ quốc, đạt tiêu chuẩn quy định tại các khoản 18, 19, 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 và các điều 15, 16, 17 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP.

6. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tặng cho tập thể có thành tích trong huấn luyện, xây dựng lực lượng củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, đạt tiêu chuẩn quy định tại các khoản 21, 22, 23 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 và các điều 18, 19, 20 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP.

7. “Huân chương Chiến công” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cán bộ, chiến sĩ trong quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Công an xã, dân quân tự vệ, các tầng lớp nhân dân và tặng cho tập thể lập được thành tích xuất sắc, đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đạt tiêu chuẩn quy định tại Khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.

8. “Huân chương Dũng cảm” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân không phân biệt lứa tuổi có hành động dũng cảm trong cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân, dũng cảm xung phong vào nơi dịch bệnh nguy hiểm để cứu người, dũng cảm trong phòng, chống tham nhũng đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 50 Luật Thi đua, Khen thưởng.

9. “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”, “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân, viên chức Công an nhân dân đạt tiêu chuẩn quy định tại các khoản 27, 28 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013Điều 21 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP.

10. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tặng cho tập thể lập thành tích đặc biệt xuất sắc đạt tiêu chuẩn quy định tại các khoản 30, 31 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.

Điều 24. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”

1. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích xuất sắc, tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua có phạm vi lớn, thực hiện trong nhiều năm do Hội đồng Thi đua, khen thưởng Trung ương hoặc các bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương phát động khi tiến hành sơ kết, tổng kết 3 năm trở lên.

b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong toàn lực lượng Công an nhân dân.

c) Đã được tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, 5 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, trong thời gian đó có 5 sáng kiến được áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở hoặc mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có 5 lần được tặng Giấy khen của thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương trở lên về thành tích đột xuất hoặc thành tích trong các đợt thi đua.

2. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích xuất sắc, tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua, khen thưởng Trung ương hoặc các bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương phát động khi tiến hành sơ kết, tổng kết 3 năm trở lên.

b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong toàn lực lượng Công an nhân dân.

c) Đã được tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, 5 năm trước thời điểm đề nghị liên tục đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”, trong đó có ít nhất 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an”.

Điều 25. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an”

1. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an” để tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do các bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương phát động.

b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực của công tác Công an.

c) Hai năm liên tục trước thời điểm đề nghị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

2. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an” để tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua hằng năm.

b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực của công tác Công an.

c) Hai năm liên tục trước thời điểm đề nghị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được tặng các danh hiệu thi đua từ “Đơn vị Quyết thắng” hoặc “Tập thể Lao động xuất sắc” trở lên.

Điều 26. Bằng khen của Tổng cục trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp Tổng cục

Bằng khen của Tổng cục trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp Tổng cục để tặng cho tập thể, cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

1. Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do Tổng cục hoặc đơn vị tương đương cấp Tổng cục phát động.

2. Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong tổng cục hoặc đơn vị tương đương cấp Tổng cục.

Điều 27. Giấy khen

Giấy khen của thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương để tặng cho tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua tại đơn vị cấp Cục, Công an địa phương hoặc hoàn thành xuất sắc, vượt tiến độ một hạng mục công trình, một phần việc hoặc lập thành tích đột xuất trong công tác, chiến đấu, lao động, học tập có phạm vi ảnh hưởng ở đơn vị cơ sở.

Chương II

DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG TRONG CÔNG AN XÃ, BẢO VỆ DÂN PHỐ VÀ PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC

Mục 1: ĐỐI TƯỢNG, DANH HIỆU, TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA

Điều 28. Đối tượng được tặng danh hiệu thi đua

1. Đối với cá nhân:

a) Trưởng Công an xã, thị trấn, Phó trưởng Công an xã, thị trấn không thuộc lực lượng Công an chính quy (sau đây gọi chung là Công an xã), Công an viên của xã hưởng lương, phụ cấp hàng tháng theo quy định tại Pháp lệnh Công an xã.

b) Trưởng ban Bảo vệ dân phố, Phó trưởng ban Bảo vệ dân phố, Tổ trưởng, Phó tổ trưởng, tổ viên Bảo vệ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố.

2. Đối với tập thể:

a) Công an xã và Công an thị trấn (nơi không bố trí lực lượng Công an chính quy).

b) Ban Bảo vệ dân phố.

c) Tập thể nhân dân, cán bộ xã, phường, thị trấn; tập thể cán bộ, công nhân viên cơ quan, doanh nghiệp cấp cơ sở (có tư cách pháp nhân) thuộc mọi thành phần kinh tế.

Điều 29. Danh hiệu thi đua

1. Đối với cá nhân:

a) Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”;

b) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

c) Danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh;

d) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

2. Đối với tập thể:

a) Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”;

b) Danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”;

c) Danh hiệu cờ thi đua của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an”.

Điều 30. Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”

1. Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác và yêu cầu của đơn vị;

b) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy trình và chế độ công tác, giữ nghiêm kỷ luật, có tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia phong trào thi đua do Ủy ban nhân dân và Công an các cấp phát động;

c) Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ;

d) Có đạo đức, lối sống lành mạnh;

đ) Có số phiếu tín nhiệm ở đơn vị cơ sở đạt từ 80% trở lên.

2. Khi xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” đối với Trưởng Công an xã, Trưởng Ban bảo vệ dân phố, ngoài những tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này phải căn cứ thêm đơn vị do đồng chí phụ trách trong năm phải đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” trở lên.

3. Số lượng cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” tối đa không quá 80% tổng số cá nhân đủ điều kiện tham gia bình xét danh hiệu thi đua của đơn vị cấp huyện.

Điều 31. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”

1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Là “Chiến sĩ tiên tiến”;

b) Có sáng kiến trong áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, hoặc mưu trí, sáng tạo, dũng cảm trong công tác, huấn luyện, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, tích cực vận động quần chúng tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;

c) Có số phiếu tín nhiệm ở đơn vị cơ sở đạt từ 80% trở lên.

2. Khi xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” đối với Trưởng Công an xã, Trưởng ban Bảo vệ dân phố, ngoài những tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này phải căn cứ thành tích của đơn vị do đồng chí phụ trách trong năm phải đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” trở lên.

3. Số lượng cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” tối đa không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” của đơn vị cấp huyện.

Điều 32. Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

1. Danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, có thành tích ảnh hưởng trong phạm vi cấp tỉnh và đảm bảo các tiêu chuẩn khác theo quy định về danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh của địa phương.

2. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Thông tư này.

Điều 33. Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”

1. Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” để tặng cho Công an xã và Ban bảo vệ dân phố đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao, tổ chức phong trào thi đua nề nếp, hiệu quả thiết thực;

b) Tham mưu, tổ chức thực hiện tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở đạt hiệu quả cao;

c) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết;

d) Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”, không có cá nhân sai phạm bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

2. Số lượng đơn vị được xét tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến” không quá 80% tổng số đơn vị Công an xã, Ban bảo vệ dân phố của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Điều 34. Danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”

1. Danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” để tặng cho Công an xã và Ban Bảo vệ dân phố đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Là đơn vị tiêu biểu được lựa chọn trong số những “Đơn vị tiên tiến”;

b) Trong công tác, chiến đấu thể hiện tinh thần sáng tạo, vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch và mục tiêu đã đề ra). Có phong trào thi đua thiết thực, được đơn vị bạn suy tôn học tập, được cấp trên biểu dương khen thưởng;

c) Gương mẫu trong việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập thể đoàn kết, trong sạch vững mạnh;

d) Có 100% cá nhân hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”, có cán bộ, chiến sĩ đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

2. Số lượng tập thể được tặng danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” không quá 40% tổng số đơn vị được xét tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”.

Điều 35. Danh hiệu cờ thi đua của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Đối với Công an xã, Bảo vệ dân phố: Danh hiệu cờ thi đua của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tặng cho các tập thể dẫn đầu khối Công an xã, Bảo vệ dân phố đạt các tiêu chuẩn danh hiệu cờ thi đua của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do địa phương quy định.

2. Đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc: Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thống nhất với Ban Thi đua, khen thưởng cùng cấp về đối tượng, số lượng cờ Thi đua của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tặng cho phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Điều 36. Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an”

1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an” để tặng cho tập thể nhân dân, cán bộ xã, phường, thị trấn (nếu tổ chức Công an thị trấn bố trí như tổ chức Công an phường thì thị trấn đó xét đề nghị “Cờ Thi đua của Bộ Công an” theo khối phường; nếu tổ chức Công an thị trấn là lực lượng Công an bán chuyên trách thì thị trấn đó xét theo khối xã) và tập thể cán bộ, công nhân viên cơ quan, doanh nghiệp cấp cơ sở (có tư cách pháp nhân) thuộc mọi thành phần kinh tế, đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Tiêu biểu xuất sắc, dẫn đầu phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc các khối xã, phường, thị trấn và cơ quan doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khối cơ quan trung ương;

b) Hoàn thành vượt mức, toàn diện các chỉ tiêu thi đua, các chương trình, kế hoạch công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự; có nhân tố mới, mô hình mới về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để các đơn vị khác học tập; có lực lượng nòng cốt làm công tác an ninh, trật tự vững mạnh đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” hoặc “Tập thể Lao động xuất sắc”;

c) Thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp; hoàn thành các kế hoạch sản xuất, kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, hiệu suất công tác cao;

d) Tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch vững mạnh, nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức tốt các phong trào thi đua, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí.

2. Số lượng: hằng năm mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được xét tặng tối đa 03 “Cờ Thi đua của Bộ Công an” (chia đều cho 3 khối xã, phường, cơ quan hoặc doanh nghiệp). Khối cơ quan, doanh nghiệp trung ương được đề nghị tặng tối đa 05 cờ cho 05 đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua.

Mục 2: ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG

Điều 37. Đối tượng khen thưởng

1. Gồm các đối tượng quy định tại Điều 28 Thông tư này và các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

2. Người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thành tích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự của nhà nước Việt Nam.

Điều 38. Hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng

1. Hình thức khen thưởng như quy định tại các điểm e, f, g, h Khoản 1, Điểm a Khoản 3, Khoản 5 Điều 22 Thông tư này và Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

2. Tiêu chuẩn xét tặng Huân chương, danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” thực hiện theo quy định tại các điều 23, 24 Thông tư này.

Điều 39. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an”

1. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an” để tặng cho các tập thể (thuộc đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 28 Thông tư này) trong tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hàng năm, đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu thi đua, các chương trình, kế hoạch công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự; có mô hình, điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; có lực lượng nòng cốt làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự vững mạnh (đạt danh hiệu từ “Đơn vị tiên tiến” trở lên); là tập thể tiêu biểu của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc khối cơ quan, doanh nghiệp trung ương về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;

b) Thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp; hoàn thành các kế hoạch sản xuất, kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, hiệu suất công tác cao;

c) Tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch vững mạnh, nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức tốt các phong trào thi đua, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, chống buôn lậu và các tệ nạn xã hội có hiệu quả thiết thực.

2. Số lượng bằng khen:

a) Đối với các tỉnh: không quá tổng số đơn vị hành chính cấp huyện.

b) Đối với các thành phố trực thuộc trung ương: không quá 120% tổng số đơn vị hành chính cấp huyện.

c) Đối với khối cơ quan, doanh nghiệp trung ương do các Tổng cục An ninh I, II phụ trách theo dõi: không quá tổng số Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

3. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an” để tặng cho tập thể trong sơ kết, tổng kết các chuyên đề, các đợt thi đua, hoặc có thành tích đột xuất trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự, đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích xuất sắc trong thực hiện các chuyên đề công tác, các đợt thi đua trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoặc có thành tích xuất sắc đột xuất trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự có tác dụng nêu gương sáng trong phạm vi cấp tỉnh;

b) Nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức tốt các phong trào thi đua;

c) Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm;

d) Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể;

đ) Tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an” để tặng cho cá nhân trong sơ kết, tổng kết các chuyên đề, các đợt thi đua, hoặc có thành tích đột xuất trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự, đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích xuất sắc trong thực hiện các chuyên đề công tác, các đợt thi đua trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoặc có thành tích xuất sắc đột xuất trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự có tác dụng nêu gương sáng trong phạm vi tỉnh;

b) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có phẩm chất đạo đức tốt; đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

c) Số lượng Bằng khen đối với mỗi đợt sơ kết, tổng kết chuyên đề, đợt thi đua do lãnh đạo Bộ Công an quyết định.

Điều 40. Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”

1. Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc. Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” chỉ tặng hoặc truy tặng một lần cho một cá nhân.

2. Đối tượng, tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục tặng Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” thực hiện theo quy định của Bộ Công an. Cục Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có trách nhiệm chủ trì xây dựng quy định này.

Điều 41. Giấy khen

1. Giấy khen của Thủ trưởng đơn vị cấp Cục và Công an địa phương tặng cho tập thể, cá nhân trong tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hàng năm; trong sơ kết, Tổng kết thực hiện các chuyên đề, hoặc có thành tích đột xuất trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự.

2. Cá nhân được xét tặng Giấy khen đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ, nghĩa vụ công dân; có phẩm chất đạo đức tốt; đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

b) Lập được thành tích trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, trong thực hiện chuyên đề công tác, các đợt thi đua hoặc lập được thành tích đột xuất (đối với cán bộ, nhân viên Công an xã, Bảo vệ dân phố); tích cực tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoặc có thành tích đột xuất trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự (đối với mọi tầng lớp nhân dân);

c) Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (đối với cán bộ, nhân viên Công an xã, Bảo vệ dân phố).

3. Tập thể được xét tặng Giấy khen đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Lập thành tích trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, trong thực hiện chuyên đề công tác, các đợt thi đua hoặc lập được thành tích đột xuất (đối với tập thể cán bộ, nhân viên Công an xã, Bảo vệ dân phố); tích cực tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoặc có thành tích đột xuất trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự.

b) Nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; tổ chức tốt các phong trào thi đua;

c) Thực hành tiết kiệm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể.

4. Số lượng Giấy khen tổng kết năm; số lượng, đối tượng khen theo chuyên đề do cấp có thẩm quyền tặng Giấy khen quy định.

Chương III

HỘI ĐỒNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG VÀ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN CÁC CẤP

Điều 42. Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Công an

1. Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Công an là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công an về công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân, Công an xã, bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

2. Thành phần của Hội đồng:

a) Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Bộ trưởng;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: đồng chí Thứ trưởng Thường trực là Phó Chủ tịch thứ nhất, đồng chí Thứ trưởng phụ trách công tác xây dựng lực lượng là Phó Chủ tịch Thường trực;

c) Ủy viên Hội đồng gồm: các đồng chí Thứ trưởng, đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, đồng chí Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân phụ trách công tác chính trị, tư tưởng và đồng chí Cục trưởng Cục Công tác chính trị.

3. Cơ quan Thường trực của Hội đồng là Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân.

4. Cơ quan tư vấn cho Hội đồng gồm: các tổng cục, Văn phòng Bộ Công an, Thanh tra Bộ Công an và Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

5. Phòng Thi đua, khen thưởng thuộc Cục Công tác chính trị là cơ quan chuyên trách, giúp việc cho Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Công an.

6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng:

a) Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua, công tác khen thưởng trong từng quý, từng năm, từng giai đoạn;

b) Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách về công tác thi đua, khen thưởng;

c) Tham mưu, báo cáo đồng chí Bộ trưởng quyết định việc phong tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ hoặc trình cấp trên khen thưởng đối với các hình thức khen thưởng cấp nhà nước.

6. Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ họp định kỳ theo quý họp xét tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” hằng năm cho đơn vị cấp Cục, Công an địa phương.

Cơ quan Thường trực Hội đồng có trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng ban hành Quyết định thành lập Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ và Quy chế hoạt động của Hội đồng phù hợp với quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua, khen thưởng Trung ương và quy định của pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng.

Điều 43. Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp Tổng cục

1. Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp Tổng cục là cơ quan tham mưu cho Tổng cục trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp Tổng cục về công tác thi đua, khen thưởng.

2. Thành phần của Hội đồng:

a) Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Tổng Cục trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp Tổng cục;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Phó Tổng Cục trưởng hoặc Phó Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp Tổng cục phụ trách lĩnh vực công tác xây dựng lực lượng;

c) Ủy viên Hội đồng gồm: các đồng chí Phó Tổng Cục trưởng hoặc Phó thủ trưởng đơn vị tương đương cấp Tổng cục, Cục trưởng Cục Chính trị (hoặc thủ trưởng đơn vị có chức năng tương đương Cục Chính trị).

3. Cơ quan Thường trực của Hội đồng là Cục Chính trị (hoặc đơn vị có chức năng tương đương).

4. Cơ quan tư vấn cho Hội đồng gồm các đơn vị cấp Cục trực thuộc Tổng cục hoặc đơn vị cấp Cục trực thuộc đơn vị tương đương cấp Tổng cục.

5. Cơ quan Thường trực Hội đồng tham mưu cho Tổng Cục trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp Tổng cục ban hành Quyết định thành lập Hội đồng Thi đua, khen thưởng và Quy chế hoạt động của Hội đồng.

Điều 44. Hội đồng Thi đua, khen thưởng của đơn vị cấp Cục

1. Hội đồng Thi đua, khen thưởng đơn vị cấp Cục là cơ quan tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị cấp Cục về công tác thi đua, khen thưởng trong đơn vị.

2. Cơ cấu Hội đồng:

a) Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng đơn vị.

b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó thủ trưởng đơn vị phụ trách công tác xây dựng lực lượng.

c) Ủy viên Hội đồng gồm: các Phó thủ trưởng đơn vị cấp Cục và Trưởng phòng Tham mưu, tổng hợp (hoặc thủ trưởng đơn vị có chức năng tương đương);

3. Cơ quan Thường trực của Hội đồng là Phòng Tham mưu, tổng hợp (hoặc đơn vị có chức năng tương đương).

4. Cơ quan tư vấn cho Hội đồng gồm các phòng, ban có liên quan.

5. Cơ quan Thường trực Hội đồng tham mưu Thủ trưởng đơn vị cấp Cục ban hành Quyết định thành lập Hội đồng Thi đua, khen thưởng đơn vị cấp Cục và Quy chế hoạt động của Hội đồng.

Điều 45. Hội đồng Thi đua, khen thưởng Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Hội đồng Thi đua, khen thưởng Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan tham mưu cho Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác thi đua, khen thưởng.

2. Cơ cấu Hội đồng:

a) Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Giám đốc phụ trách công tác xây dựng lực lượng;

c) Ủy viên Hội đồng: các Phó Giám đốc và Trưởng phòng Công tác chính trị.

3. Cơ quan thường trực Hội đồng: Phòng Công tác chính trị.

4. Cơ quan tư vấn: Phòng Tham mưu, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Phòng Hậu cần, Thanh tra, Phòng Công tác Đảng và công tác quần chúng.

5. Cơ quan Thường trực Hội đồng tham mưu Giám đốc Công an tỉnh, thành phố ban hành Quyết định thành lập Hội đồng Thi đua, khen thưởng và Quy chế hoạt động của Hội đồng.

Điều 46. Hội đồng Thi đua, khen thưởng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Hội đồng Thi đua, khen thưởng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan tham mưu cho Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về công tác thi đua, khen thưởng.

2. Cơ cấu Hội đồng:

a) Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Giám đốc phụ trách công tác xây dựng lực lượng;

c) Ủy viên Hội đồng: các Phó Giám đốc và Trưởng phòng Chính trị (hoặc Thủ trưởng đơn vị có chức năng tương đương).

3. Cơ quan thường trực Hội đồng: Phòng Chính trị (hoặc đơn vị có chức năng tương đương).

4. Cơ quan tư vấn: Phòng Tham mưu, Phòng Hậu cần và trang bị kỹ thuật, Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy, Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cứu nạn, cứu hộ và các đơn vị có liên quan.

5. Cơ quan Thường trực Hội đồng tham mưu Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy ban hành Quyết định thành lập Hội đồng Thi đua, khen thưởng và Quy chế hoạt động của Hội đồng.

Điều 47. Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ

1. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập Hội đồng Khoa học, sáng kiến Bộ Công an, thành phần Hội đồng gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực công tác khoa học, công nghệ;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng là các đồng chí Thứ trưởng;

c) Ủy viên Hội đồng là Tổng Cục trưởng các tổng cục và Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Công an và các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học, công nghệ do Bộ trưởng quyết định.

2. Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ có nhiệm vụ xem xét, thẩm định, đánh giá, công nhận bằng văn bản các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, hoặc áp dụng công nghệ mới có hiệu quả, phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc, toàn lực lượng Công an nhân dân. Kết quả công nhận của Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ là một trong các căn cứ để xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” và các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước theo quy định.

3. Viện Chiến lược và Khoa học Công an là Cơ quan Thường trực của Hội đồng có trách nhiệm tham mưu, báo cáo Bộ trưởng ban hành Quyết định thành lập Hội đồng, Quy chế hoạt động của Hội đồng, hồ sơ thủ tục đề nghị công nhận sáng kiến và tập hợp, đề xuất Hội đồng thẩm định, công nhận các sáng kiến.

Điều 48. Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp cơ sở

1. Thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương quyết định thành lập Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp cơ sở, thành phần Hội đồng gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng là các Phó thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương;

c) Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các phòng, ban và các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học, công nghệ do thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương quyết định. Trưởng phòng Tham mưu, tổng hợp (hoặc Thủ trưởng đơn vị có chức năng tương đương) là Ủy viên Thường trực Hội đồng.

2. Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp cơ sở có nhiệm vụ xem xét, thẩm định, đánh giá, công nhận bằng văn bản các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác hoặc áp dụng công nghệ mới có hiệu quả, phạm vi ảnh hưởng trong đơn vị cấp Cục, Công an địa phương. Kết quả công nhận của Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp cơ sở là một trong các căn cứ để xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

3. Phòng Tham mưu, tổng hợp (hoặc đơn vị có chức năng tương đương) là Cơ quan Thường trực Hội đồng có trách nhiệm tham mưu, báo cáo Thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương quyết định thành lập Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp cơ sở, ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng và tập hợp, đề xuất Hội đồng thẩm định, công nhận các sáng kiến.

Chương IV

THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC TRAO TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

Điều 49. Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng

1. Thẩm quyền quyết định tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước thực hiện theo quy định tại các điều 77, 78 Luật Thi đua, khen thưởng và các khoản 45, 46 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.

2. Thẩm quyền quyết định tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong Công an nhân dân được thực hiện như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tặng danh hiệu “Cờ Thi đua của Bộ Công an”, “Chiên sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”, “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an” và Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

b) Tổng Cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp Tổng cục quyết định tặng danh hiệu “Cờ Thi đua cấp Tổng cục”, “Đơn vị Quyết thắng”, “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và Bằng khen cho tập thể, cá nhân trong Tổng cục và đơn vị tương đương; quyết định tặng các danh hiệu thi đua và Bằng khen cho tập thể, cá nhân trong các đơn vị cơ sở trực thuộc Tổng cục; quyết định tặng Bằng khen cho tập thể, cá nhân thuộc Công an các đơn vị, địa phương có thành tích trong lĩnh vực công tác chuyên môn do Tổng Cục trưởng, hoặc Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp Tổng cục phụ trách.

c) Tổng Cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho Giám đốc, Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng đơn vị cấp Cục trực thuộc Bộ; quyết định tặng “Cờ Thi đua của Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân” cho đơn vị cơ sở trực thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị trực thuộc Bộ.

d) Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”, “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ tiên tiến”, “Lao động tiên tiến” và Giấy khen cho các tập thể, cá nhân trong phạm vi đơn vị mình.

đ) Thủ trưởng đơn vị cấp Cục (trực thuộc Tổng cục) quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”, “Lao động tiên tiến” và Giấy khen cho các tập thể, cá nhân trong phạm vi đơn vị mình.

3. Thẩm quyền quyết định tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân thuộc lực lượng Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc:

a) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an”, Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an”.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tặng danh hiệu cờ thi đua của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, “Đơn vị Quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc”, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ tiên tiến”.

Điều 50. Tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng

1. Nghi thức trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Nhà nước gồm: “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, Huân chương các loại, danh hiệu vinh dự Nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, “Huy chương Vì An ninh Tổ quốc”, “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” thực hiện theo quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài và quy định trong Điều lệnh Công an nhân dân.

2. Đối với các hình thức khen thưởng “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động”, “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh”: Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân chủ trì, phối hợp với các đơn vị có tập thể, cá nhân được khen thưởng các hình thức trên lập kế hoạch tổ chức đón nhận trình Bộ trưởng cho ý kiến trước khi tổ chức lễ trao tặng và đón nhận.

3. Bộ trưởng Bộ Công an tổ chức trao tặng hoặc ủy quyền cho các Thứ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.

4. Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của mình.

5. Việc trao tặng, đón nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cần kết hợp thực hiện vào dịp tổ chức các hội nghị tổng kết, các ngày lễ kỷ niệm, ngày truyền thống; không tổ chức riêng lễ trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

6. Chỉ công bố, trao tặng và đón nhận một lần đối với một hình thức khen thưởng.

7. Trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thứ tự từ cao đến thấp. Trường hợp cùng một hình thức khen thưởng thì trao tặng cho tập thể trước, cá nhân sau; trao tặng trước, truy tặng sau.

8. Việc tổ chức trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cần tiến hành trang trọng, thiết thực, tránh phô trương, hình thức, lãng phí.

Chương V

TUYẾN TRÌNH VÀ HỒ SƠ, THỦ TỤC XÉT TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

Điều 51. Tuyến trình

1. Danh hiệu thi đua được bình xét và đề nghị từ đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở. Tuyến trình xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được thực hiện theo nguyên tắc: cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ và quỹ lương thì cấp đó có trách nhiệm xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc trình cấp trên xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

2. Cấp nào chủ trì phát động thi đua thì cấp đó khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng. Khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua chỉ sử dụng hình thức khen thưởng của cấp phát động thi đua. Trường hợp thành tích đặc biệt xuất sắc có thể đề nghị cấp trên khen thưởng nhưng chỉ trên một cấp.

3. Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ khen thưởng hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xét đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước.

4. Công an các đơn vị, địa phương khi đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng hoặc các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước phải báo cáo Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân để thẩm định, trình lãnh đạo Bộ quyết định.

5. Khen thưởng đối ngoại:

a) Cục Đối ngoại báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo Bộ về chủ trương khen thưởng và trình lãnh đạo Bộ ký văn bản trao đổi với Bộ Ngoại giao trước khi phối hợp với Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân làm thủ tục đề nghị các hình thức khen thưởng.

b) Công an đơn vị, địa phương đề nghị khen thưởng báo cáo về Bộ (qua Cục Đối ngoại) để phối hợp với Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân làm thủ tục đề nghị khen thưởng.

6. Các tập thể, cá nhân chuyên trách công tác đảng, đoàn thể thuộc Bộ Công an do Bộ Công an khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.

Điều 52. Quy định chung về hồ sơ, thủ tục

1. Tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng làm báo cáo thành tích theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 39/2013/NĐ-CP của Chính phủ để trình cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. Báo cáo thành tích của tập thể phải có xác nhận của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và cấp trình khen thưởng. Báo cáo thành tích của cá nhân phải có xác nhận của cấp quản lý trực tiếp và cấp trình khen thưởng.

2. Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng phải bám sát tiêu chuẩn khen thưởng. Tập thể, cá nhân trình khen theo tiêu chuẩn nào thì báo cáo thành tích theo tiêu chuẩn đó. Báo cáo phải có đủ căn cứ để đối chiếu với các tiêu chuẩn khen thưởng do luật quy định.

3. Đối với những tập thể có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, khi lập hồ sơ đề nghị các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho tập thể hoặc cá nhân là lãnh đạo tập thể đó phải có văn bản của cơ quan tài chính xác nhận các nội dung sau:

a) Số tiền thuế và các khoản thu khác thực tế đã nộp trong năm so với đăng ký;

b) Tỷ lệ % về số nộp ngân sách nhà nước so với năm trước;

c) Đã nộp đủ, đúng thời hạn, đúng loại thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

4. Đối với những trường hợp truy tặng, cơ quan chính trị cấp trình Bộ trưởng phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý cá nhân để làm báo cáo thành tích và các hồ sơ, thủ tục khác đề nghị khen thưởng theo quy định.

Điều 53. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”, “Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị Quyết thắng”, “Tập thể Lao động xuất sắc”

1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”, “Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị Quyết thắng”, “Tập thể Lao động xuất sắc” được lập thành 01 bộ gồm:

a) Tờ trình (kèm theo danh sách các tập thể, cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua);

b) Biên bản họp có kết quả bỏ phiếu bình xét của cấp trình khen thưởng;

c) Trích ngang thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua.

2. Đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”, “Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị Quyết thắng”, “Tập thể Lao động xuất sắc” trình cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 54. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”

1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được lập thành 01 bộ gồm:

a) Tờ trình (kèm theo danh sách cá nhân được đề nghị tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”);

b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua, khen thưởng của cấp trình khen thưởng;

c) Báo cáo thành tích của cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, trong báo cáo phải nêu rõ nội dung phát minh, sáng kiến đem lại hiệu quả cao hoặc đề tài khoa học được áp dụng trong thực tiễn hoặc văn bản quy phạm pháp luật đã được soạn thảo hoặc sự mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu;

d) Bản sao văn bản công nhận sáng kiến của Hội đồng Khoa học, sáng kiến đơn vị cấp Cục, Công an địa phương hoặc văn bản nghiệm thu đề tài khoa học hoặc văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành hoặc các hình thức khen thưởng đột xuất, chuyên đề đã được tặng (Giấy khen, Bằng khen, Huân chương).

2. Cấp trình khen thưởng lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 55. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu ‘‘Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” được lập thành 02 bộ, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được lập thành 03 bộ gồm:

a) Tờ trình (kèm theo danh sách và trích ngang thành tích của cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”) của cấp trình Bộ trưởng;

b) Biên bản họp của Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp trình Bộ trưởng;

c) Báo cáo thành tích của cá nhân được đề nghị tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” có xác nhận của cấp trình Bộ trưởng, trong báo cáo phải nêu rõ nội dung phát minh, sáng kiến đem lại hiệu quả cao hoặc đề tài khoa học được áp dụng trong thực tiễn hoặc chất lượng và tiến độ của văn bản quy phạm pháp luật đã được soạn thảo hoặc những mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu;

d) Bản sao quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” trong 3 năm đề nghị (đối với cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”) hoặc Quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” 2 lần liên tiếp (đối với cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”); văn bản công nhận sáng kiến của Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ hoặc văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành hoặc các hình thức khen thưởng đột xuất, chuyên đề đã được tặng (Giấy khen, Bằng khen, Huân chương có liên quan đến tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng).

2. Công an đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc trình Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) xem xét, quyết định hoặc xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 56. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng cờ thi đua cấp Tổng cục

1. Hồ sơ đề nghị xét tặng cờ thi đua cấp Tổng cục được lập thành 02 bộ gồm:

a) Tờ trình (kèm theo danh sách các tập thể được đề nghị xét tặng cờ thi đua cấp Tổng cục) của cấp trình khen thưởng;

b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua, khen thưởng của cấp trình khen thưởng;

c) Báo cáo thành tích của tập thể được đề nghị xét tặng cờ thi đua cấp Tổng cục.

2. Công an đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị khen thưởng trình Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp Tổng cục (qua Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp Tổng cục) xem xét, quyết định.

3. Hồ sơ đề nghị tặng “Cờ thi đua của Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân” cho đơn vị cơ sở trình Hội đồng Thi đua, khen thưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (qua Cục Công tác chính trị) xem xét, quyết định.

Điều 57. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an”

1. Hồ sơ đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an” cho đơn vị cấp Cục, Công an địa phương được lập thành 02 bộ gồm:

a) Tờ trình đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an” của cấp trình Bộ trưởng;

b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua, khen thưởng Tổng cục hoặc Biên bản họp bình bầu của Cụm thi đua;

c) Báo cáo thành tích của đơn vị được đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình Bộ trưởng;

d) Tóm tắt thành tích của đơn vị được đề nghị khen thưởng.

2. Hồ sơ đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an” cho đơn vị cơ sở được lập thành 02 bộ gồm:

a) Tờ trình (kèm theo danh sách các đơn vị cơ sở đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an”) của cấp trình Bộ trưởng;

b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp trình Bộ trưởng;

c) Báo cáo thành tích của đơn vị được đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình Bộ trưởng;

d) Tóm tắt thành tích của đơn vị được đề nghị khen thưởng.

3. Công an đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an” trình Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) xem xét, quyết định.

Điều 58. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”

1. Hồ sơ đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” được lập thành 03 bộ gồm:

a) Tờ trình của cấp trình Bộ trưởng;

b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua, khen thưởng Tổng cục hoặc Biên bản họp bình bầu của Cụm thi đua;

c) Báo cáo thành tích của tập thể được đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” có xác nhận của cấp trình Bộ trưởng;

d) Tóm tắt thành tích của tập thể được đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”.

2. Công an đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” trình Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 59. Hồ sơ, thủ tục đề nghị tặng thưởng Huân chương các loại, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”

1. Hồ sơ đề nghị tặng thưởng Huân chương các loại được lập thành 04 bộ, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” được lập thành 03 bộ gồm:

a) Tờ trình (kèm theo danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng) của cấp trình Bộ trưởng;

b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp trình Bộ trưởng;

c) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình Bộ trưởng;

d) Tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.

2. Công an đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị tặng Huân chương các loại trình Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều 60. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng “Huân chương Hữu nghị”, “Huy chương Hữu nghị”

1. Hồ sơ đề nghị tặng thưởng “Huân chương Hữu nghị”, “Huy chương Hữu nghị” được lập thành 04 bộ gồm:

a) Tờ trình (kèm theo danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng);

b) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.

2. Công an đơn vị, địa phương phối hợp với Cục Đối ngoại xin chủ trương khen thưởng của lãnh đạo Bộ Công an và Bộ Ngoại giao trước khi lập hồ sơ trình Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều 61. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”, “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang”

1. Hồ sơ đề nghị tặng thưởng “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”, “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” được lập thành 04 bộ gồm:

a) Tờ trình của cấp trình Bộ trưởng;

b) Danh sách trích ngang của các cá nhân được đề nghị khen thưởng và USB chứa danh sách trích ngang của các cá nhân được đề nghị khen thưởng.

2. Hàng năm, Công an đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị tặng thưởng “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”, “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” trình Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) 1 lần trước ngày 30/8.

Điều 62. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an”

1. Hồ sơ đề nghị xét tặng “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an” được lập thành 02 bộ gồm:

a) Tờ trình (kèm theo danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng) của cấp trình Bộ trưởng;

b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp trình Bộ trưởng;

c) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình Bộ trưởng;

d) Tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.

2. Công an đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị xét tặng “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an” trình Bộ trưởng (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) xem xét, quyết định.

Điều 63. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng Bằng khen cấp Tổng cục

1. Hồ sơ đề nghị xét tặng Bằng khen cấp Tổng cục được lập thành 02 bộ gồm:

a) Tờ trình (kèm theo danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng) của cấp trình khen thưởng;

b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp trình khen thưởng;

c) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình khen thưởng;

d) Tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.

2. Công an đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị khen thưởng trình Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp Tổng cục (qua Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp Tổng cục) xem xét, quyết định.

Điều 64. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động”

1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” được lập thành 04 bộ gồm:

a) Tờ trình của cấp trình Bộ trưởng (có ý kiến nhất trí của cấp ủy Đảng cùng cấp);

b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp trình Bộ trưởng;

c) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình Bộ trưởng (nếu đề nghị truy tặng thì đơn vị quản lý trực tiếp có trách nhiệm viết báo cáo thành tích). Báo cáo thành tích của cá nhân phải có ý kiến nhận xét của chính quyền thôn (hoặc tổ dân phố) nơi cư trú về việc chấp hành đường lối, chính sách ở địa phương của bản thân và gia đình;

d) Văn bản đồng ý đề nghị phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

đ) Tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.

2. Công an đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” trình Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều 65. Khen thưởng theo thủ tục đơn giản

1. Khen thưởng theo thủ tục đơn giản được thực hiện đối với những trường hợp có đủ các điều kiện sau đây:

a) Khen thưởng phục vụ yêu cầu chính trị, kịp thời động viên, khích lệ cán bộ, chiến sĩ và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;

b) Tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc, đột xuất trong chiến đấu, công tác, lao động, học tập;

c) Chiến công, thành tích nổi bật.

2. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản gồm:

a) Tờ trình (kèm theo danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng) của cấp trình Bộ trưởng có ghi rõ trình theo thủ tục đơn giản;

b) Bản tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng do cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp lập trong đó ghi rõ thành tích, công trạng được đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản.

3. Công an đơn vị, địa phương xét, đề nghị khen thưởng ngay sau khi tập thể, cá nhân lập được thành tích.

Chương VI

TUYẾN TRÌNH, HỒ SƠ, THỦ TỤC XÉT TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN KHƯỞNG ĐỐI VỚI CÔNG AN XÃ, BẢO VỆ DÂN PHỐ VÀ PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC

Điều 66. Tuyến trình

1. Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp nhà nước huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”): Công an các đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị khen thưởng trình Bộ trưởng Bộ Công an (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) thẩm định, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định trình Thủ tướng Chính phủ.

2. Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Bộ Công an: Công an các đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị khen thưởng trình Bộ trưởng Bộ Công an (qua Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc) thẩm định, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.

3. Đối với các danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Đơn vị Quyết thắng”, “Chiến sĩ tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh do Trưởng Công an xã, Trưởng ban Bảo vệ dân phố báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hoặc đề nghị cấp trên xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Điều 67. Hồ sơ, thủ tục

1. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng các hình thức khen thưởng cấp nhà nước được thực hiện như quy định đối với lực lượng Công an nhân dân.

2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu cờ thi đua của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, “Đơn vị Quyết thắng”, “Đơn vị tiên tiến”, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ tiên tiến” được thực hiện theo quy định về việc xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có trụ sở của lực lượng Công an xã, Bảo vệ dân phố.

3. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an”, “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an” gồm:

a) Tờ trình (kèm theo danh sách các tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng) của cấp trình Bộ trưởng;

b) Biên bản họp Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp trình Bộ trưởng;

c) Báo cáo thành tích của tập thể có xác nhận, đóng dấu của thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp và xác nhận, đóng dấu của cấp trình khen thưởng; Báo cáo thành tích của cá nhân có xác nhận của Trưởng Công an xã hoặc Trưởng ban Bảo vệ dân phố và xác nhận của Ủy ban nhân dân cùng cấp;

d) Tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.

4. Mốc tính thời gian khen thưởng tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hằng năm tính từ ngày 01 tháng 12 năm trước đến ngày 30 tháng 11 năm sau.

Chương VII

TIỀN THƯỞNG VÀ CÁC QUYỀN LỢI KHÁC

Điều 68. Tiền thưởng

1. Tập thể, cá nhân được khen thưởng sẽ được nhận kèm theo tiền thưởng với mức quy định tại Điều 71 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Người Việt Nam ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài được khen thưởng, được kèm theo tặng phẩm lưu niệm tương ứng (không kèm theo tiền thưởng).

Điều 69. Các quyền lợi khác

Cá nhân được tặng thưởng Huân chương các loại, danh hiệu vinh dự Nhà nước; “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng nhà nước”; danh hiệu “Chiên sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” ngoài việc được khen thưởng theo quy định còn được ưu tiên hưởng các quyền lợi khác như sau:

1. Các trường hợp được đề nghị xem xét thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương trước niên hạn:

a) Được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” thì được đề nghị xét thăng 1 cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương vượt bậc.

b) Được tặng thưởng “Huân chương Quân công”; “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng nhà nước” thì được đề nghị xét thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương trước niên hạn 2 năm.

c) Được tặng thưởng “Huân chương Dũng cảm”, “Huân chương Chiến công”, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc”, “Huân chương Lao động” hoặc được phong tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”, “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”; “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”; “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” thì được đề nghị xét thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương trước niên hạn 01 năm.

2. Trường hợp trong niên hạn được tặng nhiều danh hiệu, hình thức khen thưởng thì chỉ thực hiện một mức ưu tiên quy định cao nhất. Nếu năm được khen thưởng cũng là năm đến niên hạn thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương thì được xem xét vào niên hạn tiếp theo. Những trường hợp đã hết trần thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương thì được ưu tiên đi nghỉ dưỡng.

3. Ngoài hưởng quyền lợi trên, cá nhân được khen thưởng còn được ưu tiên cử đi nghiên cứu, học tập, công tác, bồi dưỡng nâng cao trình độ ở trong nước hoặc nước ngoài phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ đang công tác.

Điều 70. Quỹ thi đua, khen thưởng

Việc lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng được thực hiện theo quy định tại các điều 67, 68, 69 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Phần III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 71. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2014 và thay thế Thông tư số 23/2011/TT-BCA ngày 27 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chinh phủ.

Điều 72. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

2. Cục Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện chế độ trích lập quỹ, quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Các Tổng cục trưởng, thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Công an (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) để kịp thời hướng dẫn.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các đ/c Thứ trưởng Bộ Công an;
- Các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Công an;
- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cảnh sát PCCC tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Lưu: VT, V19, X11(X15).

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Trần Đại Quang

 

Điều 6

1. Nguyên tắc thi đua gồm:

a) Tự nguyện, tự giác, công khai;

b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

Xem nội dung VB
Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.

...

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5

Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và bổ sung khoản 3 vào Điều 6 như sau:

“2. Nguyên tắc khen thưởng gồm:

a) Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời;

b) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được;

c) Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;

d) Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.

3. Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.”

Xem nội dung VB
Điều 3. Nguyên tắc thi đua và căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua

1. Nguyên tắc thi đua được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Thi đua, Khen thưởng.

2. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua; mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua.

Điều 4. Nguyên tắc khen thưởng và căn cứ khen thưởng

1. Nguyên tắc khen thưởng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật Thi đua, Khen thưởng.

2. Khen thưởng phải đảm bảo thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải khen theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn thì được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức cao hơn; khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là chính.

Xem nội dung VB
Điều 2. Nguyên tắc khen thưởng

1. Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng cá nhân là người trực tiếp lao động, công tác, chiến đấu (công nhân, nông dân, chiến sĩ) và cá nhân có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác.

2. Khi xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo.

3. Đối với nữ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng có quá trình cống hiến được giảm 03 năm so với quy định chung.

Đối với khen thưởng thành tích thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, khi có nhiều cá nhân, tập thể cũng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ và tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng.

4. Thời gian để đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính từ khi có quyết định khen thưởng lần trước.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:

1. Sửa đổi khoản 1...Điều 6 như sau:

“1. Tổng cục Chính trị Công an nhân dân là Cơ quan Thường trực giúp Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Công an thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:

1. Sửa đổi...điểm b khoản 2 Điều 6 như sau:
...
b) Phối hợp với Tổng cục Chính trị Công an nhân dân đề xuất khen thưởng đối với Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.”

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
2. Sửa đổi Điều 17 như sau:

“Điều 17. Danh hiệu “Cờ thi đua của Tổng cục Chính trị Công an nhân dân”

1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Tổng cục Chính trị Công an nhân dân” để tặng cho các đơn vị cơ sở thuộc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị cơ sở thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Là đơn vị tiêu biểu trong số những đơn vị cơ sở đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” hoặc “Tập thể Lao động xuất sắc”;

b) Có năng suất, chất lượng công tác vượt các chỉ tiêu đăng ký thi đua trong năm;

c) Thực hiện tốt các phong trào thi đua, thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí;

d) Có số phiếu tín nhiệm của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương đạt từ 80% trở lên.

2. Số lượng đơn vị cơ sở được xét tặng “Cờ thi đua của Tổng cục Chính trị Công an nhân dân” quy định như sau:

a) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chia thành 04 khối (khối các phòng thuộc lực lượng An ninh, khối các phòng thuộc lực lượng Cảnh sát, khối các phòng thuộc lực lượng tham mưu, xây dựng lực lượng, hậu cần, kỹ thuật và khối Công an các quận, huyện, thị xã, thành phố), mỗi khối được xét tặng 02 cờ, các khối có trên 10 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ, có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 04 cờ, có trên 20 đơn vị cơ sở được tặng 05 cờ;

b) Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chia thành 02 khối (khối các đơn vị thuộc lực lượng tham mưu, xây dựng lực lượng, hậu cần, kỹ thuật và khối các đơn vị chiến đấu), mỗi khối được xét tặng 02 cờ, khối có trên 10 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ, có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 04 cờ;

c) Đơn vị trực thuộc Bộ được xét tặng 02 cờ, đơn vị có trên 10 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ, có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 04 cờ.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 19 như sau:

“3. Số lượng “Cờ thi đua của Chính phủ”:

a) Mỗi cụm thi đua trực thuộc Bộ được lựa chọn 01 đơn vị cấp Cục, Công an địa phương có thành tích xuất sắc nhất dẫn đầu trong số đơn vị đủ tiêu chuẩn danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an” để đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”;

b) Mỗi tổng cục, bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ, Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn một đơn vị cơ sở xuất sắc nhất dẫn đầu trong số các đơn vị cơ sở đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an” để đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”;

c) Tổng cục Chính trị Công an nhân dân có trách nhiệm thẩm định thành tích, tham mưu, báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Công an xét chọn, đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” cho các đơn vị tiêu biểu, xuất sắc nhất đảm bảo số đơn vị được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” không quá 20% tổng số đơn vị được tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
4. Sửa đổi khoản 2... Điều 20 như sau:

“2. Cụm thi đua các Tổng cục và đơn vị tương đương:

a) Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, Tổng cục Tình báo, Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, mỗi đơn vị là một cụm thi đua.

b) Tổng cục An ninh chia thành 02 cụm thi đua.

c) Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật chia thành 02 cụm thi đua: Cụm 1 gồm các đơn vị có chức năng tham mưu, quản lý nhà nước về công tác hậu cần, kỹ thuật trong Công an nhân dân; Cụm 2 gồm các đơn vị sự nghiệp, nghiên cứu khoa học, y tế, quản lý dự án trong Công an nhân dân.

d) Tổng cục Cảnh sát chia thành 02 cụm thi đua: Cụm 1 gồm các đơn vị phục vụ chiến đấu và quản lý hành chính; Cụm 2 gồm các đơn vị trực tiếp chiến đấu.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
4. Sửa đổi...khoản 3...Điều 20 như sau:
...
3. Các đơn vị trực thuộc Bộ trưởng chia thành 02 cụm thi đua:

a) Cụm 1 gồm 07 đơn vị: Văn phòng Bộ, Cục Đối ngoại, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Viện Chiến lược và Khoa học Công an, Cục Tài chính, Thanh tra Bộ Công an, Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;

b) Cụm 2 gồm 06 đơn vị: Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục An ninh mạng, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục Cảnh sát giao thông, Cục Kế hoạch và đầu tư, Cục Cơ yếu.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
4. Sửa đổi...điểm b khoản 5 Điều 20 như sau:
...
5. Tổ chức hoạt động của Cụm thi đua:

b) Kết quả suy tôn tại cụm thi đua là một trong những căn cứ để Tổng cục Chính trị Công an nhân dân đề xuất, báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Công an xét duyệt khen thưởng tổng kết phong trào thi đua hàng năm.”

Xem nội dung VB
Điều 34

1. "Huân chương Sao vàng" là huân chương cao quý nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. "Huân chương Sao vàng" để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc;

b) Có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với đất nước ở một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao hoặc các lĩnh vực khác.

3. "Huân chương Sao vàng" để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc liên tục từ 10 năm trở lên trước thời điểm đề nghị; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;

b) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 50 năm trở lên; trường hợp đã được tặng thưởng "Huân chương Hồ Chí Minh" phải có quá trình xây dựng và phát triển từ 45 năm trở lên.

4. Tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc và có quá trình xây dựng và phát triển là 20 năm kể từ khi được tặng thưởng "Huân chương Sao vàng" lần thứ nhất thì được xét tặng "Huân chương Sao vàng" lần thứ hai.

*Điều 34 đã đuợc sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013 như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.

...

10. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 34 như sau:

“3. “Huân chương Sao vàng” để tặng cho tập thể đã được tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh” và 25 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích đặc biệt xuất sắc; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. “Huân chương Sao vàng” để tặng cho Nguyên thủ quốc gia nước ngoài có công lao to lớn đối với đất nước Việt Nam.”*

Xem nội dung VB
Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng:

...

10. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 34 như sau:

“3. “Huân chương Sao vàng” để tặng cho tập thể đã được tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh” và 25 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích đặc biệt xuất sắc; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. “Huân chương Sao vàng” để tặng cho Nguyên thủ quốc gia nước ngoài có công lao to lớn đối với đất nước Việt Nam.”

Xem nội dung VB
Điều 7. “Huân chương Sao vàng” tặng cho tập thể

“Huân chương Sao vàng” để tặng cho bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc tập thể có chức năng, nhiệm vụ đặc biệt, đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Đã được tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh”, 25 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu cho cả nước học tập.

2. Có bề dày truyền thống, có công lao đóng góp to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

Xem nội dung VB
Điều 35

1. "Huân chương Hồ Chí Minh" để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc ở một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao hoặc các lĩnh vực khác.

2. "Huân chương Hồ Chí Minh" để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc liên tục từ 5 năm trở lên trước thời điểm đề nghị; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;

b) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 40 năm trở lên; trường hợp đã được tặng thưởng "Huân chương Độc lập" hạng nhất hoặc "Huân chương quân công" hạng nhất phải có quá trình xây dựng và phát triển từ 35 năm trở lên.


*Điều này đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung của Luật Thi đua, khen thưởng 2013 như sau:

Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều:

...

11. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và bổ sung khoản 3 vào Điều 35 như sau:

“2. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng cho tập thể đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng nhất hoặc “Huân chương Quân công” hạng nhất và 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. Tập thể đã được tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần thứ nhất và 15 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh thì được xét tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần thứ hai.”*

Xem nội dung VB
Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng:

...

11. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và bổ sung khoản 3 vào Điều 35 như sau:

“2. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng cho tập thể đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng nhất hoặc “Huân chương Quân công” hạng nhất và 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. Tập thể đã được tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần thứ nhất và 15 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh thì được xét tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần thứ hai.”

Xem nội dung VB
Điều 8. “Huân chương Hồ Chí Minh” tặng cho tập thể

“Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng cho bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc tập thể có chức năng, nhiệm vụ đặc biệt, đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng nhất hoặc “Huân chương Quân công” hạng nhất, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu cho cả nước học tập.

2. Có bề dày truyền thống, có công lao đóng góp to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

Xem nội dung VB
Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng:

...

12. Sửa đổi, bổ sung Điều 36 như sau:

“Điều 36

1. “Huân chương Độc lập” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đoàn thể và lập được thành tích đặc biệt xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc ở một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, ngoại giao hoặc các lĩnh vực khác.

2. “Huân chương Độc lập” hạng nhất để tặng cho tập thể đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng nhì và 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.”

13. Sửa đổi, bổ sung Điều 37 như sau:

“Điều 37

1. “Huân chương Độc lập” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đoàn thể và lập được nhiều thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc ở một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, ngoại giao hoặc các lĩnh vực khác.

2. “Huân chương Độc lập” hạng nhì để tặng cho tập thể đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng ba và 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.”

14. Sửa đổi, bổ sung Điều 38 như sau:

“Điều 38

1. “Huân chương Độc lập” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đoàn thể và lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc ở một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, ngoại giao hoặc các lĩnh vực khác.

2. “Huân chương Độc lập” hạng ba để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhất và 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;

b) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 30 năm trở lên.”

Xem nội dung VB
Điều 9. “Huân chương Độc lập” hạng nhất

1. “Huân chương Độc lập” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Tham gia hoạt động cách mạng liên tục trước năm 1945 và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương; Trung tướng lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Tham gia hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương; Khu ủy viên, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương (02 nhiệm kỳ, từ 08 đến 10 năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân;

c) Tham gia hoạt động liên tục trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm); Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương (03 nhiệm kỳ, từ 13 đến 15 năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 10 năm trở lên.

2. “Huân chương Độc lập” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này lập được thành tích đặc biệt xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc ở một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác được Nhà nước công nhận.

3. “Huân chương Độc lập” hạng nhất để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng nhì, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 04 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 04 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

b) Nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể nước ngoài có thành tích đặc biệt xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam được bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.

Điều 10. “Huân chương Độc lập” hạng nhì

1. “Huân chương Độc lập” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm);

b) Tham gia hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm).

Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (02 nhiệm kỳ, từ 08 đến 10 năm);

c) Tham gia hoạt động liên tục trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (02 nhiệm kỳ, từ 08 đến 10 năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 05 năm trở lên.

Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (03 nhiệm kỳ, từ 13 đến 15 năm).

2. “Huân chương Độc lập” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này lập được nhiều thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc ở một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác, được cấp có thẩm quyền công nhận, đề nghị.

3. “Huân chương Độc lập” hạng nhì để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng ba, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

b) Nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam được bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.

Điều 11. “Huân chương Độc lập” hạng ba

1. “Huân chương Độc lập” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Tham gia cách mạng từ năm 1935 về trước;

b) Tham gia cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Cục trưởng, Vụ trưởng, Tỉnh ủy viên, Thành ủy viên, Trưởng ban, ngành cấp tỉnh hoặc chức vụ tương đương;

c) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa và đã giữ một trong các chức vụ: Cục trưởng, Vụ trưởng, Tỉnh ủy viên, Thành ủy viên, Trưởng ban, ngành cấp tỉnh hoặc chức vụ tương đương hoặc người tham gia hoạt động liên tục ở chiến trường miền Nam thời kỳ chống Mỹ, đã đảm nhiệm chức vụ Huyện ủy viên hoặc chức vụ tương đương trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;

d) Tham gia hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm);

đ) Tham gia hoạt động liên tục trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân.

Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (02 nhiệm kỳ, từ 08 đến 10 năm).

2. “Huân chương Độc lập” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc ở một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác được cấp có thẩm quyền công nhận, đề nghị.

3. “Huân chương Độc lập” hạng ba để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhất, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 làn được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

b) Nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;

c) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 30 năm trở lên.

4. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể nước ngoài có thành tích xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam, được bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.

Xem nội dung VB
Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng:

...

15. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:

“Điều 39

1. “Huân chương Quân công” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, lập được chiến công xuất sắc, quả cảm trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân hoặc hy sinh anh dũng, được Nhà nước ghi nhận và nêu gương trong toàn quốc.

2. “Huân chương Quân công” hạng nhất để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đã được tặng thưởng “Huân chương Quân công” hạng nhì và 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.”

16. Sửa đổi, bổ sung Điều 40 như sau:

“Điều 40

1. “Huân chương Quân công” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, lập được chiến công xuất sắc, quả cảm trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân hoặc hy sinh anh dũng, được Nhà nước ghi nhận và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân.

2. “Huân chương Quân công” hạng nhì để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đã được tặng thưởng “Huân chương Quân công” hạng ba và 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.”

17. Sửa đổi, bổ sung Điều 41 như sau:

“Điều 41

1. “Huân chương Quân công” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, lập được chiến công xuất sắc, quả cảm trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân hoặc hy sinh anh dũng, được Nhà nước ghi nhận và nêu gương trong toàn quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương.

2. “Huân chương Quân công” hạng ba để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất và 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;

b) Có quá trình xây dựng và trưởng thành từ 30 năm trở lên.”

Xem nội dung VB
Điều 12. “Huân chương Quân công” hạng nhất

1. “Huân chương Quân công” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ công tác liên tục trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Bộ trưởng, Thứ trưởng, Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị hoặc chức vụ tương đương; Đại tướng, Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 05 năm trở lên;

b) Lập được chiến công xuất sắc, quả cảm trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân hoặc hy sinh anh dũng được Nhà nước ghi nhận và nêu gương trong toàn quốc.

2. “Huân chương Quân công” hạng nhất để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Quân công” hạng nhì, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 04 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 04 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

b) Tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

Điều 13. “Huân chương Quân công” hạng nhì

1. “Huân chương Quân công” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ công tác liên tục trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tư lệnh Quân khu, Tổng cục trưởng thuộc Bộ Công an hoặc chức vụ tương đương từ 05 năm trở lên;

b) Lập được chiến công xuất sắc, quả cảm trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân hoặc hy sinh anh dũng được Nhà nước ghi nhận và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân.

2. “Huân chương Quân công” hạng nhì để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Quân công” hạng ba, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

b) Tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

Điều 14. “Huân chương Quân công” hạng ba

1. “Huân chương Quân công” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ công tác liên tục trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tư lệnh Quân đoàn, Phó Tổng cục trưởng thuộc Bộ Công an hoặc chức vụ tương đương từ 05 năm trở lên;

b) Lập được chiến công xuất sắc, quả cảm trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân hoặc hy sinh anh dũng được Nhà nước ghi nhận và nêu gương trong toàn quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương.

2. “Huân chương Quân công” hạng ba để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

b) Tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;

c) Có quá trình xây dựng và trưởng thành từ 30 năm trở lên.

Xem nội dung VB
Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng:

...

18. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 42 như sau:

“2. “Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng nhì và 5 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đoàn thể;

b) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả cao có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc; có công trình khoa học hoặc tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp nhà nước; đối với công nhân, nông dân, người lao động có phát minh, sáng chế, sáng kiến được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả và được cấp bộ, ngành, đoàn thể trung ương công nhận.

3. “Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc;

b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhì và 5 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.”

19. Sửa đổi, bổ sung Điều 43 như sau:

“Điều 43

1. “Huân chương Lao động” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng ba và 5 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đoàn thể trung ương hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đoàn thể;

b) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả trong bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đoàn thể trung ương; có công trình khoa học hoặc tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương; đối với công nhân, nông dân, người lao động có phát minh, sáng chế, sáng kiến đã được ứng dụng thực tiễn mang lại hiệu quả được cấp tỉnh công nhận.

2. “Huân chương Lao động” hạng nhì để tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng ba và 5 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.”

20. Sửa đổi, bổ sung Điều 44 như sau:

“Điều 44

1. “Huân chương Lao động” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đoàn thể trung ương hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đoàn thể;

b) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có công trình khoa học, nghệ thuật, có sáng kiến được Hội đồng khoa học cấp bộ, cấp tỉnh đánh giá xuất sắc, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao, thiết thực; đối với công nhân, nông dân, người lao động có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất hoặc có sáng kiến đã được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả được cấp huyện công nhận.

2. “Huân chương Lao động” hạng ba để tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đoàn thể trung ương;

b) Đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 5 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có quá trình xây dựng và phát triển từ 10 năm trở lên.”

Xem nội dung VB
Điều 15. “Huân chương Lao động” hạng nhất

1. “Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc, có nhiều sáng tạo trong lao động, xây dựng Tổ quốc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả cao có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc hoặc có công trình khoa học, tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp nhà nước;

b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhì, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc, trong thời gian đó có 04 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

2. “Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng cho công nhân, nông dân, người lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Đạt tiêu chuẩn quy định tại Điểm a hoặc b Khoản 1 Điều này;

b) Có phát minh, sáng chế, sáng kiến được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả và được cấp bộ, ngành, đoàn thể Trung ương công nhận.

Công nhân có 07 phát minh, sáng chế, sáng kiến mang lại lợi ích và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.

Nông dân có phát minh, sáng chế, sáng kiến hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 07 năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.

3. “Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài, liên tục trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, có thành tích xuất sắc trong xây dựng Tổ quốc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng, Phó Trưởng ban, ngành cấp tỉnh hoặc chức vụ tương đương;

b) Tham gia trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương.

Vụ trưởng, Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ 10 năm trở lên;

c) Tham gia trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương.

Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương từ 05 năm trở lên.

Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 15 năm trở lên.

4. “Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc;

b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhì, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 04 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

5. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể người nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.

Điều 16. “Huân chương Lao động” hạng nhì

1. “Huân chương Lao động” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc, sáng tạo trong lao động, xây dựng Tổ quốc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả cao trong bộ, ngành, địa phương hoặc có công trình khoa học, tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng ba, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong thời gian đó có 03 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

2. “Huân chương Lao động” hạng nhì để tặng cho công nhân, nông dân, người lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Đạt tiêu chuẩn quy định tại Điểm a hoặc b Khoản 1 Điều này;

b) Có phát minh, sáng chế, sáng kiến đã được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả và được cấp tỉnh công nhận.

Công nhân có 05 sáng kiến mang lại lợi ích và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.

Nông dân có phát minh, sáng chế, sáng kiến hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 05 năm trở lên và đã giúp đỡ nhiều hộ nông dân xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.

3. “Huân chương Lao động” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài, liên tục trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, có thành tích xuất sắc trong xây dựng Tổ quốc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Tham gia trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ 6 năm đến dưới 10 năm.

Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm trở lên;

b) Tham gia trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm đến dưới 15 năm.

Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng hoặc chức vụ tương đương từ 15 năm trở lên.

4. “Huân chương Lao động” hạng nhì để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng ba, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 03 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

5. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể người nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.

Điều 17. “Huân chương Lao động” hạng ba

1. “Huân chương Lao động” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc, sáng tạo trong lao động, xây dựng Tổ quốc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích xuất sắc đột xuất hoặc có công trình khoa học, nghệ thuật, có sáng kiến được Hội đồng khoa học, Hội đồng sáng kiến cấp bộ, cấp tỉnh đánh giá xuất sắc, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao, thiết thực;

b) Đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

2. “Huân chương Lao động” hạng ba để tặng cho công nhân, nông dân, người lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Đạt tiêu chuẩn quy định tại Điểm a hoặc b Khoản 1 Điều này;

b) Có sáng kiến đã được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả và được cấp huyện công nhận.

Công nhân có 03 sáng kiến mang lại lợi ích và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.

Nông dân có sáng kiến hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 03 năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân khác xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.

3. “Huân chương Lao động” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu đài, liên tục trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, có thành tích xuất sắc trong xây dựng Tổ quốc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Tham gia trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 05 năm.

Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Trưởng đoàn thể chính trị-xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng hoặc chức vụ tương đương từ 6 năm đến dưới 10 năm.

b) Tham gia trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 6 năm đến dưới 10 năm.

Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm đến dưới 15 năm.

4. “Huân chương Lao động” hạng ba để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Có quá trình xây dựng, phát triển từ 10 năm trở lên, trong thời gian đó đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương và 02 Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

5. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể người nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.

Xem nội dung VB
Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng:

...

21. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 45

“2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì và 5 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, công trình khoa học, tác phẩm đặc biệt xuất sắc cấp nhà nước về quốc phòng, an ninh được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

3. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc;

b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì và 5 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.”

22. Sửa đổi, bổ sung Điều 46 như sau:

“Điều 46

1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba và 5 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, công trình khoa học, tác phẩm xuất sắc cấp nhà nước về quốc phòng, an ninh được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân;

b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba và 5 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.”

23. Sửa đổi, bổ sung Điều 47 như sau:

“Điều 47

1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân có phạm vi ảnh hưởng, nêu gương trong toàn quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, công trình khoa học, tác phẩm xuất sắc cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương về quốc phòng, an ninh được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương;

b) Đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 5 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; có quá trình xây dựng và phát triển từ 10 năm trở lên.”

Xem nội dung VB
Điều 18. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất

1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, công trình khoa học, tác phẩm đặc biệt xuất sắc cấp nhà nước về quốc phòng, an ninh được cơ quan có thẩm quyền công nhận;

b) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, thành tích có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc, trong thời gian đó có 04 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

c) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn trưởng, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm trở lên.

2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc;

b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 04 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

Điều 19. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì

1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì đề tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, công trình khoa học, tác phẩm xuất sắc cấp nhà nước về quốc phòng, an ninh được cơ quan có thẩm quyền công nhận;

b) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, thành tích có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân, trong thời gian đó có 03 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

c) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Sư đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng, Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm trở lên.

2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân;

b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 03 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

Điều 20. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba

1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, công trình khoa học, tác phẩm xuất sắc cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương về quốc phòng, an ninh, được cơ quan có thẩm quyền công nhận;

b) Đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, thành tích có phạm vi ảnh hưởng, nêu gương trong toàn quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

c) Có thời gian phục vụ từ 30 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Trung đoàn trưởng, Trung đoàn phó hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm trở lên.

2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương;

b) Có quá trình xây dựng, phát triển từ 10 năm trở lên, trong thời gian đó đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương và 02 Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

Xem nội dung VB
Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng:

...

24. Sửa đổi, bổ sung Điều 48 như sau:

“Điều 48

1. “Huân chương Chiến công” hạng nhất để tặng cho tập thể, tặng hoặc truy tặng cho cá nhân lập được chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn quốc.

2. “Huân chương Chiến công” hạng nhì để tặng cho tập thể, tặng hoặc truy tặng cho cá nhân lập được chiến công xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân hoặc trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. “Huân chương Chiến công” hạng ba để tặng cho tập thể, tặng hoặc truy tặng cho cá nhân lập được chiến công xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương.”

Xem nội dung VB
Điều 50

"Huân chương Dũng cảm" để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân.

Xem nội dung VB
Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng:

...

27. Sửa đổi, bổ sung Điều 55 như sau:

“Điều 55

“Huy chương Vì an ninh Tổ quốc” để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân, có quá trình cống hiến liên tục từ 25 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.”

28. Sửa đổi, bổ sung Điều 56 như sau:

“Điều 56

1. “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân, có thành tích, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.

2. Tiêu chuẩn xét tặng hoặc truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này như sau:

a) “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến liên tục từ 20 năm trở lên;

b) “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến liên tục từ 15 năm đến dưới 20 năm;

c) “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến liên tục từ 10 năm đến dưới 15 năm.

3. Tiêu chuẩn xét tặng hoặc truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có thời gian làm nhiệm vụ ở vùng biển, đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Chính phủ quy định.”

Xem nội dung VB
Điều 21. “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” đối với cá nhân có thời gian làm nhiệm vụ ở vùng biển, đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Tiêu chuẩn xét tặng, truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân, làm nhiệm vụ ở vùng biển, đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được hưởng phụ cấp đặc thù 100% trở lên được quy định như sau:

1. Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, công chức, viên chức, công nhân thuộc Công an nhân dân, thời gian công tác được nhân hệ số 2 để tính thời gian xét tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” các hạng.

2. Hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc Quân đội nhân dân thời gian công tác đủ 01 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ thì được xét tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng ba.

3. Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc Quân đội nhân dân hy sinh và được công nhận liệt sĩ, nếu thời gian làm nhiệm vụ chưa đủ 01 năm thì được xét truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng ba; nếu thời gian làm nhiệm vụ từ 01 năm trở lên thì được xét truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng nhì.

Xem nội dung VB
Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng:

...

30. Sửa đổi, bổ sung Điều 60 như sau:

“Điều 60

1. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có hành động anh hùng, dũng cảm, mưu trí, hy sinh quên mình, đạt được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, huấn luyện, phục vụ chiến đấu, trong giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, được nêu gương trong toàn quốc;

b) Có sáng kiến, giải pháp hoặc công trình nghiên cứu có giá trị đặc biệt được ứng dụng vào thực tiễn hoạt động quân sự, an ninh hoặc kinh tế - xã hội đem lại hiệu quả thiết thực trong toàn quốc;

c) Có trình độ kỹ thuật, chiến thuật giỏi, chuyên môn, nghiệp vụ thành thạo; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ; có công lớn trong việc bồi dưỡng về kỹ thuật, chiến thuật, chuyên môn, nghiệp vụ cho đồng đội;

d) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp tác, là tấm gương mẫu mực về mọi mặt.

2. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

b) Dũng cảm, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, là ngọn cờ tiêu biểu trong phong trào thi đua, có nhiều đóng góp vào sự phát triển của ngành;

c) Dẫn đầu toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ huy, lập nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới phục vụ chiến đấu, huấn luyện và công tác;

d) Dẫn đầu trong việc bồi dưỡng, đào tạo về kỹ thuật, chiến thuật, về chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị cho cán bộ, chiến sỹ; quản lý tốt vũ khí và cơ sở vật chất kỹ thuật, an toàn tuyệt đối về người và tài sản;

đ) Dẫn đầu trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; gương mẫu chấp hành kỷ luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, hợp tác, giúp đỡ và đoàn kết quân dân, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ;

e) Tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, được nhân dân địa phương tin yêu, là tấm gương mẫu mực về mọi mặt; tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” 5 năm xét một lần, trừ trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất.”

31. Sửa đổi, bổ sung Điều 61 như sau:

“Điều 61

1. Danh hiệu “Anh hùng Lao động” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có tinh thần lao động sáng tạo, đạt năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả, lập được thành tích đặc biệt xuất sắc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

b) Đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đơn vị, địa phương, ngành và đất nước trong thời gian từ 10 năm trở lên, được tập thể suy tôn;

c) Có nhiều thành tích trong công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, có sáng kiến, giải pháp, công trình nghiên cứu khoa học, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị đặc biệt mang lại hiệu quả cao trong phạm vi toàn quốc;

d) Có công lớn trong việc bồi dưỡng, đào tạo cho đồng nghiệp và thế hệ trẻ, trong việc hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh;

đ) Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực, vượt khó, tận tụy với công việc; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp tác; là tấm gương mẫu mực về mọi mặt.

2. Danh hiệu “Anh hùng Lao động” để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

b) Là tập thể tiêu biểu dẫn đầu toàn quốc về năng suất, chất lượng, hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngành và đất nước trong thời gian từ 10 năm trở lên;

c) Dẫn đầu toàn quốc trong việc đổi mới công nghệ, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và bảo vệ môi trường sinh thái;

d) Dẫn đầu trong việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ về mọi mặt cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; là điển hình về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để các tập thể khác noi theo;

đ) Dẫn đầu trong việc triển khai và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm tốt quyền lợi của người lao động, quản lý tốt nguồn vốn, tài sản, bảo đảm tuyệt đối an toàn về người và tài sản;

e) Tích cực tham gia các phong trào ở địa phương; là tấm gương mẫu mực về mọi mặt được nhân dân địa phương ca ngợi; tập thể đoàn kết, nhất trí; tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. Danh hiệu “Anh hùng Lao động” 5 năm xét một lần, trừ trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất.”

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
5. Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 24 như sau:

“c) Đã được tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, 5 năm tiếp theo liên tục đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”, trong đó có ít nhất 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an.”

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
6. Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 39 như sau:

“c) Đối với khối cơ quan, doanh nghiệp trung ương do Tổng cục An ninh phụ trách theo dõi: không quá tổng số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.”

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
7. Sửa đổi điểm c khoản 2...Điều 42 như sau:

“2. Thành phần của Hội đồng:

c) Ủy viên Hội đồng gồm: các đồng chí Thứ trưởng, đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, đồng chí Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân phụ trách công tác chính trị, tư tưởng và đồng chí Cục trưởng Cục Công tác chính trị.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
7. Sửa đổi...khoản 3 Điều 42 như sau:
...
3. Cơ quan Thường trực của Hội đồng là Tổng cục Chính trị Công an nhân dân.”

Xem nội dung VB
Điều 77

Chủ tịch nước quyết định tặng huân chương, huy chương, "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng nhà nước", danh hiệu vinh dự nhà nước.

Điều 78

Chính phủ quyết định tặng "Cờ thi đua của Chính phủ".

Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng danh hiệu "Chiến sỹ thi đua toàn quốc", "Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ".

Xem nội dung VB
Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng:

...

45. Sửa đổi, bổ sung Điều 79 như sau:

“Điều 79

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các Ban của Đảng và tương đương ở trung ương, Tổng Kiểm toán Nhà nước, lãnh đạo cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tặng bằng khen, cờ thi đua, danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”, Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.

Thẩm quyền công nhận danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc” trong Quân đội nhân dân do Chính phủ quy định.”

46. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 và bổ sung khoản 4 vào Điều 80 như sau:

“1. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ban, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” và giấy khen.”

“3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng giấy khen, danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Gia đình văn hóa”.

4. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp, hợp tác xã quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến” và giấy khen.”

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
8. Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 49 như sau:

“c) Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho Giám đốc, Phó Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng đơn vị cấp Cục trực thuộc Bộ; quyết định tặng “Cờ Thi đua của Tổng cục Chính trị Công an nhân dân” cho đơn vị cơ sở trực thuộc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị trực thuộc Bộ.”

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
9. Sửa đổi khoản 4...Điều 51 như sau:

“4. Công an các đơn vị, địa phương khi đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng hoặc các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước phải báo cáo Tổng cục Chính trị Công an nhân dân để thẩm định, trình lãnh đạo Bộ quyết định.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
9. Sửa đổi khoản 5 Điều 51 như sau:
...
5. Khen thưởng đối ngoại:

a) Cục Đối ngoại báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo Bộ về chủ trương khen thưởng và trình lãnh đạo Bộ ký văn bản trao đổi với Bộ Ngoại giao trước khi phối hợp với Tổng cục Chính trị Công an nhân dân làm thủ tục đề nghị các hình thức khen thưởng.

b) Công an đơn vị, địa phương đề nghị khen thưởng báo cáo về Bộ (qua Cục Đối ngoại) để phối hợp với Tổng cục Chính trị Công an nhân dân làm thủ tục đề nghị khen thưởng.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
10. Sửa đổi khoản 2 Điều 55 như sau:

“2. Công an đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ (qua Tổng cục Chính trị Công an nhân dân) xem xét, quyết định hoặc xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
11. Sửa đổi khoản 3 Điều 56 như sau:

“3. Hồ sơ đề nghị tặng “Cờ thi đua của Tổng cục Chính trị Công an nhân dân” cho đơn vị cơ sở trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân (qua Cục Công tác chính trị) xem xét, quyết định.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
12. Sửa đổi khoản 3 Điều 57 như sau:

“3. Công an đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an” trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ (qua Tổng cục Chính trị Công an nhân dân) xem xét, quyết định.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
13. Sửa đổi khoản 2 Điều 58 như sau:

“2. Công an đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ (qua Tổng cục Chính trị Công an nhân dân) xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
14. Sửa đổi khoản 2 Điều 59 như sau:

“2. Công an đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị tặng khen thưởng cấp Nhà nước trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ (qua Tổng cục Chính trị Công an nhân dân) xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
15. Sửa đổi khoản 2 Điều 60 như sau:

“2. Công an đơn vị, địa phương phối hợp với Cục Đối ngoại xin chủ trương khen thưởng của lãnh đạo Bộ Công an và Bộ Ngoại giao trước khi lập hồ sơ trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ (qua Tổng cục Chính trị Công an nhân dân) xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
16. Sửa đổi khoản 2 Điều 61 như sau:

“2. Công an đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị tặng thưởng “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”, “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ (qua Tổng cục Chính trị Công an nhân dân) 01 lần trước ngày 30/8 hàng năm.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
17. Sửa đổi khoản 2 Điều 62 như sau:

“2. Công an đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị xét tặng “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an” trình Bộ trưởng (qua Tổng cục Chính trị Công an nhân dân) xem xét, quyết định.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 18 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
18. Sửa đổi khoản 2 Điều 64 như sau:

“2. Công an đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ (qua Tổng cục Chính trị Công an nhân dân) xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 19 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
19. Sửa đổi khoản 1 Điều 66 như sau:

“1. Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp nhà nước (Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”): Công an các đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị khen thưởng trình Bộ trưởng Bộ Công an (qua Tổng cục Chính trị Công an nhân dân) thẩm định, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định trình Thủ tướng Chính phủ.”

Xem nội dung VB
Điều 71. Danh hiệu thi đua

1. Đối với cá nhân:

a) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được tặng Bằng, Huy hiệu và được thưởng 4,5 lần mức lương tối thiểu chung;

b) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương” được tặng giấy chứng nhận, huy hiệu và được thưởng 3,0 lần mức lương tối thiểu chung;

c) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được thưởng 1,0 lần mức lương tối thiểu chung;

d) Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” được thưởng 0,3 lần mức lương tối thiểu chung.

2. Đối với tập thể:

a) Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” được tặng Giấy chứng nhận và được thưởng 1,5 lần mức lương tối thiểu chung;

b) Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” được tặng Giấy chứng nhận và được thưởng 0,8 lần mức lương tối thiểu chung;

c) Danh hiệu “Gia đình văn hóa” được cấp giấy chứng nhận (trường hợp tiêu biểu được kèm theo tiền thưởng 0,1 lần mức lương tối thiểu chung);

d) Danh hiệu “Thôn văn hoá”, “Làng văn hoá”, “Ấp văn hoá”, “Bản văn hoá”, “Tổ dân phố văn hoá” được tặng giấy chứng nhận và được thưởng 1,5 lần mức lương tối thiểu chung;

đ) Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được tặng cờ và được thưởng 24,5 lần mức lương tối thiểu chung;

e) Danh hiệu “Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương” được tặng cờ và được thưởng 15,5 lần mức lương tối thiểu chung.

Xem nội dung VB
Điều 67. Nguồn và mức trích quỹ

1. Quỹ thi đua, khen thưởng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước với mức tối đa bằng 20% tổng quỹ tiền lương theo ngạch, bậc của cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và tiền công được duyệt cả năm và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.

2. Quỹ thi đua khen thưởng của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm với mức tối đa bằng 1,0% chi ngân sách thường xuyên đối với mỗi cấp ngân sách thuộc các tỉnh đồng bằng, thành phố và mức trích tối đa bằng 1,5% chi ngân sách thường xuyên đối với mỗi cấp ngân sách thuộc các tỉnh miền núi, trung du, Tây Nguyên, vùng sâu, vùng xa và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.

3. Quỹ thi đua, khen thưởng của tổ chức chính trị, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước (căn cứ tính chất hoạt động của từng tổ chức, Bộ Tài chính thống nhất tỷ lệ cấp hàng năm) và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác.

4. Đối với các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp do các tổ chức này tự quyết định từ nguồn khả năng tài chính của mình và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và từ các nguồn thu hợp pháp khác.

5. Quỹ thi đua, khen thưởng của các doanh nghiệp nhà nước được trích từ quỹ thi đua, khen thưởng của đơn vị theo quy định tại Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác và nguồn đóng góp của cá nhân tổ chức trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.

6. Việc thành lập, quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (trừ các doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 5 Điều này) được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

7. Quỹ thi đua, khen thưởng của các hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã vận tải, hợp tác xã xây dựng, hợp tác xã nghề cá, nghề muối và trong các lĩnh vực khác được trích từ quỹ không chia của hợp tác xã (mức trích do hợp tác xã quyết định) và nguồn đóng góp của các cá nhân, tổ chức trong nước, ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 68. Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng

1. Quỹ thi đua, khen thưởng được sử dụng để:

a) Chi cho in ấn giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, làm các kỷ niệm chương, huy hiệu, cờ thi đua, khung bằng khen;

b) Chi tiền thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho các cá nhân, tập thể;

c) Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chi các khoản kinh phí để in ấn bằng, làm khung bằng, cờ, Huân chương, Huy chương đối với các hình thức khen thưởng do Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước Quyết định khen thưởng từ nguồn ngân sách nhà nước;

d) Trích 20% trong tổng Quỹ thi đua, khen thưởng của từng cấp để chi cho công tác tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua.

2. Cá nhân, tập thể được khen thưởng ngoài việc được công nhận các danh hiệu thi đua, Cờ Thi đua, danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; tặng thưởng Huân chương, Huy chương, Bằng khen, Kỷ niệm chương, Giấy khen kèm theo khung bằng; còn được thưởng tiền hoặc hiện vật có giá trị tương đương quy định tại các Điều 71, 72, 73, 75 và 76 Nghị định này theo nguyên tắc:

a) Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cao hơn thì mức tiền thưởng cao hơn;

b) Trong cùng một hình thức, cùng một mức khen, mức tiền thưởng đối với tập thể cao hơn mức tiền thưởng đối với cá nhân;

c) Trong cùng một thời điểm, cùng một đối tượng khen thưởng nếu đạt được các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng khác nhau, thì được nhận tiền thưởng (hoặc tặng phẩm kèm theo) đối với mỗi danh hiệu và hình thức khen thưởng có mức thưởng cao nhất;

d) Trong cùng một thời điểm, một đối tượng đạt nhiều danh hiệu thi đua, các danh hiệu đó có thời gian để đạt được thành tích khác nhau thì được nhận tiền thưởng của các danh hiệu.

3. Người Việt Nam ở nước ngoài, cá nhân tập thể người nước ngoài, được khen các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng và kèm theo tặng phẩm lưu niệm.

Điều 69. Quản lý quỹ thi đua, khen thưởng

1. Quỹ thi đua, khen thưởng của cấp nào do cơ quan thi đua, khen thưởng cấp đó quản lý; nguồn trích, tỷ lệ và mức trích trên cơ sở dự toán kế hoạch; việc quyết toán căn cứ số chi thực tế theo đúng chế độ, chính sách quy định.

2. Thủ trưởng cơ quan cấp nào ra quyết định khen thưởng thì cấp đó chịu trách nhiệm chi tiền thưởng từ nguồn tiền thưởng do cấp mình quản lý.

Các tập thể, cá nhân thuộc Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, địa phương được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước quyết định khen thưởng thì Bộ, Ban, ngành, đoàn thể, địa phương đó có trách nhiệm chi thưởng từ ngân sách nhà nước của cấp mình và hạch toán chi thành mục riêng.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 20 Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BCA (VB hết hiệu lực: 12/07/2019)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCA như sau:
...
20. Sửa đổi Điều 72 như sau:

“Điều 72. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Chính trị Công an nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

2. Cục Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện chế độ trích lập quỹ, quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Tổng cục trưởng, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Công an (qua Tổng cục Chính trị Công an nhân dân) để kịp thời hướng dẫn.”

Xem nội dung VB




Nghị định 38/2006/NĐ-CP về việc bảo vệ dân phố Ban hành: 17/04/2006 | Cập nhật: 20/05/2006