Thông tư 38/2017/TT-BTC hướng dẫn thanh toán chi phí hồi hương cho thuyền viên
Số hiệu: 38/2017/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Xuân Hà
Ngày ban hành: 28/04/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 03/07/2017 Số công báo: Từ số 477 đến số 478
Lĩnh vực: Tài chính, Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/2017/TT-BTC

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2017

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THANH TOÁN CHI PHÍ HỒI HƯƠNG CHO THUYỀN VIÊN

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội;

Căn cứ Nghị định 121/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Công ước Lao động hàng hải năm 2006 về chế độ lao động của thuyền viên làm việc trên tàu bin;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 119/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thanh toán chi phí hi hương cho thuyền viên.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về thanh toán chi phí hồi hương cho thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam (trừ các tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá) hoạt động tuyến quốc tế quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015; quy định trách nhiệm của chủ tàu về chi trả cho thuyền viên khi hồi hương và cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về thu xếp cho thuyền viên hồi hương.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế;

b) Chủ tàu biển Việt Nam có tàu biển hoạt động tuyến quốc tế;

c) Các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thu xếp thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam hồi hương.

Chương II

CHI PHÍ HỒI HƯƠNG THUYỀN VIÊN VÀ BẢO ĐẢM NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA CHỦ TÀU ĐỂ CHI TRẢ CHI PHÍ THUYỀN VIÊN HỒI HƯƠNG

Điều 2. Chi phí hồi hương thuyền viên do chủ tàu thanh toán

1. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 61 và khoản 1 Điều 66 Bộ luật Hàng hải Việt Nam và thanh toán toàn bộ các chi phí theo quy định.

Trường hợp thuyền viên tự thu xếp hồi hương, chủ tàu phải hoàn trả chi phí hồi hương cho thuyền viên theo các nội dung chi quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Chi phí hồi hương thuyền viên do chủ tàu thanh toán bao gồm:

a) Chi phí đi đến địa điểm hồi hương được quy định trong hợp đồng.

b) Chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương. Chi phí ăn, ở của thuyền viên thanh toán theo hóa đơn thực tế, tuy nhiên không vượt quá định mức quy định tại Quyết định số 43/2012/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi tên gọi và sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong công ty nhà nước.

c) Tiền lương và trợ cấp đi lại của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương. Tiền lương và trợ cấp đi lại tính theo quy định hợp đồng.

d) Chi phí vận chuyển tối đa 30 ki-lô-gam (kg) hành lý cá nhân của thuyền viên đến địa điểm hồi hương theo hóa đơn thực tế.

đ) Chi phí chăm sóc y tế cần thiết cho tới khi thuyền viên đủ điều kiện sức khỏe để đi đến địa điểm hồi hương theo hóa đơn thực tế.

Điều 3. Bảo đảm nguồn tài chính để chi trả chi phí hồi hương thuyền viên

1. Chủ tàu có trách nhiệm bảo đảm tài chính để chi trả chi phí hồi hương thuyền viên.

Chủ tàu phải có bảo lãnh ngân hàng về việc chi trả chi phí hồi hương thuyền viên. Trường hợp chủ tàu không đảm bảo hoặc không đảm bảo đầy đủ nguồn tài chính để chi trả cho thuyền viên hồi hương thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bảo lãnh cho chủ tàu có trách nhiệm chi trả chi phí hồi hương thuyền viên; chủ tàu nhận nợ và phải hoàn trả cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài số kinh phí nêu trên theo quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng.

2. Mức phí bảo lãnh do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận với chủ tàu. Phí bảo lãnh được tính đối với từng tàu hoặc toàn bộ số tàu do chủ tàu sở hữu.

Chương III

TRƯỜNG HỢP CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN THU XẾP THUYỀN VIÊN HỒI HƯƠNG, QUYẾT TOÁN VỤ VIỆC VÀ THU HỒI CHI PHÍ TẠM ỨNG QUỸ BẢO HỘ CÔNG DÂN

Điều 4. Các trường hợp cơ quan có thẩm quyền thu xếp thuyền viên hồi hương

1. Trường hợp chủ tàu không trực tiếp bố trí và thanh toán chi phí hồi hương cho thuyền viên, chủ tàu có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại nước sở tại thực hiện thay việc hồi hương thuyền viên.

2. Trường hợp quá thời hạn hồi hương đã ghi trong hợp đồng lao động mà chủ tàu không thực hiện hoặc không trả các chi phí cho thuyền viên hồi hương, thuyền viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại nước sở tại bố trí và thanh toán chi phí hồi hương.

Điều 5. Cơ quan có thẩm quyền thu xếp thuyền viên hồi hương

1. Cơ quan có thẩm quyền thu xếp cho thuyền viên hồi hương là Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 18 tháng 6 năm 2009 (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).

2. Kinh phí thu xếp cho thuyền viên hồi hương được tạm ứng từ nguồn Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài (gọi tắt là Quỹ Bảo hộ công dân) sau khi có đặt cọc bảo lãnh hoặc cam kết hoàn trả bằng văn bản của chủ tàu hoặc chủ tàu xuất trình được văn bản bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc chi trả các khoản chi phí này.

Việc tạm ứng kinh phí Quỹ Bảo hộ công dân để hồi hương thuyền viên được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 92/2013/TT-BTC ngày 8 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.

3. Chủ tàu có trách nhiệm hoàn trả Quỹ Bảo hộ công dân toàn bộ các chi phí hồi hương thuyền viên. Trường hợp chủ tàu không hoàn trả thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh cho chủ tàu có trách nhiệm hoàn trả các chi phí đó cho Quỹ Bảo hộ công dân.

4. Hồ sơ đề nghị hồi hương gửi cơ quan đại diện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Điều 6. Quyết toán kinh phí

Căn cứ nhiệm vụ thực tế thực hiện, Cơ quan đại diện tập hợp hồ sơ quyết toán gửi Quỹ Bảo hộ công dân, gồm: Hồ sơ đề nghị hồi hương của thuyền viên; văn bản đề nghị quyết toán gửi kèm theo các nội dung các khoản chi, các chứng từ chi theo quy định tại Thông tư này.

Điều 7. Thu hồi chi phí tạm ứng Quỹ Bảo hộ công dân

1. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo thu hồi chi phí hồi hương thuyền viên của Quỹ Bảo hộ công dân, chủ tàu có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí hồi hương thuyền viên theo Thông báo quyết toán vụ việc của Quỹ Bảo hộ công dân bằng cách chuyển vào tài khoản của Quỹ Bảo hộ công dân theo địa chỉ sau:

- Tên tài khoản: Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.

- Địa chỉ: 40 phố Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội.

- Điện thoại: 04.38489064.

- Số tài khoản tiền Việt Nam (VND): 122 0202 005 149, mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Long Biên; địa chỉ 562 đường Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên, Hà Nội.

2. Trường hợp chủ tàu trả chậm hoặc không thực hiện chi trả chi phí hồi hương theo thông báo của Quỹ Bảo hộ công dân; Quỹ Bảo hộ công dân có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh chi trả chi phí hồi hương cho thuyền viên. Trong vòng 10 ngày làm việc ktừ khi nhận được thông báo thu hồi chi phí tạm ứng hồi hương thuyền viên của Quỹ Bảo hộ công dân, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí hồi hương thuyền viên theo Thông báo quyết toán vụ việc của Quỹ Bảo hộ công dân.

3. Xử lý vi phạm chậm nộp hoặc không nộp: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư số 92/2013/TT-BTC ngày 8 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Phối hợp giữa các cơ quan có liên quan

1. Bộ Giao thông vận tải

a) Phổ biến cho các chủ tàu thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ tàu đối với việc đảm bảo hồi hương của thuyền viên Việt Nam theo quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

b) Chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam kịp thời xác minh các thông tin liên quan đến chủ tàu, thuyền viên phục vụ cho việc hồi hương thuyền viên đcung cấp cho Cơ quan đại diện khi có yêu cầu.

2. Bộ Ngoại giao

a) Ban hành quy định về hồ sơ, thủ tục hồi hương thuyền viên.

b) Chỉ đạo các Cơ quan đại diện kịp thời thực hiện các thủ tục thu xếp cho thuyền viên hồi hương khi nhận được hồ sơ hồi hương của thuyền viên.

3. Bộ Tài chính

Đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động của Quỹ bảo hộ công dân theo đúng quy định.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ, được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc Hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước,
- Văn phòng Chính phủ;
- T
òa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan trung ương của các Đoàn thể;
- UBND, Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, HCSN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

 

 

Điều 61. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên
...
2. Trường hợp chủ tàu hoặc thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên phải rời tàu biển thì chủ tàu có trách nhiệm chu cấp mọi chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên hồi hương; trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên rời tàu biển thì thuyền trưởng phải báo cáo chủ tàu.
...
Điều 66. Hồi hương thuyền viên

1. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán chi phí trong trường hợp sau đây:

a) Hợp đồng lao động của thuyền viên hết hạn;

b) Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động hàng hải cần phải hồi hương;

c) Tàu bị chìm đắm;

d) Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu;

đ) Tàu hoạt động tại khu vực chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp tục làm việc trên tàu;

e) Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

Xem nội dung VB
Điều 1. Quy định một số chề độ đặc thù áp dụng đối với công nhân, nhân viên, viên chức làm việc ở một số ngành, nghề trong các công ty nhà nước như sau:

1. Chế độ ăn định lượng tính thành tiền theo ngày làm việc thực tế:

a) Mức 1: 32.000 đồng/ngày, áp dụng đối với công nhân đèn luồng, đèn đảo; công nhân, nhân viên, viên chức trong thời gian đo đạc, chụp ảnh hàng không, đo đạc, chụp ảnh hàng hải thành lập bản đồ địa hình, bản đồ biển;

b) Mức 2: 37.000 đồng/ngày, áp dụng đối với công nhân khai thác khoáng sản trong hầm lò; lái đầu máy và phụ lái đầu máy xe lửa; công nhân, nhân viên, viên chức làm công việc áp tải, chuyển tải, giao nhận than trên biển; thuyền viên tàu vận tải biển, tàu công trình biển, tàu thả phao ngoài biển, tàu địa vật lý, hộ tống, dịch vụ làm việc trên biển; kiểm soát viên không lưu; công nhân kỹ thuật trực tiếp sửa chữa máy bay; công nhân, nhân viên kỹ thuật theo chuyến bay và tiếp viên hàng không;

c) Mức 3: 45.000 đồng/ngày, áp dụng đối với thợ lặn; thuyền viên tàu đánh bắt thủy sản, vận chuyển hàng thủy sản đi biển xa có công suất từ 800 sức ngựa trở lên; tàu trục vớt, cứu hộ; tàu tìm kiếm cứu nạn hàng hải;

d) Mức 4: 80.000 đồng/ngày (tương đương 5 USD/ngày), áp dụng đối với thành viên tổ lái máy bay; công nhân, nhân viên, viên chức làm việc trên các tàu vận tải biển trong thời gian đi nước ngoài;

Khi đi nước ngoài, mức tiền ăn này được quy đổi thành đô la Mỹ (USD) theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đồng Việt Nam so với USD do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm đó;

đ) Mức 5: 110.000 đồng/ngày (tương đương 7 USD/ngày), áp dụng đối với công nhân, nhân viên, viên chức là người Việt Nam làm việc tại các giàn khoan, các tàu dịch vụ vận tải dầu khí trên biển.

Khi chỉ số giá lương thực, thực phẩm do Tổng cục Thống kê công bố tăng từ 10% trở lên so với lần điều chỉnh gần nhất thì mức tiền ăn theo định lượng được điều chỉnh cho phù hợp.

*Nội dung này được sửa đổi bởi khoản 2 điều 1 Quyết định 72/2008/QĐ-TTg

2. Sửa đổi đoạn: "Khi chỉ số giá lương thực, thực phẩm do Tổng cục Thống kê công bố tăng từ 10% trở lên so với lần điều chỉnh gần nhất thì mức tiền ăn theo định lượng được điều chỉnh cho phù hợp" quy định sau điểm đ khoản 1 Điều 1 Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 như sau:

"Khi chỉ số giá lương thực, thực phẩm do Tổng cục Thống kê công bố tăng từ 10% trở lên so với lần điều chỉnh gần nhất thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn điều chỉnh mức tiền ăn theo định lượng quy định tại khoản 1 Điều này không vượt quá mức tăng chỉ số giá lương thực, thực phẩm".*

Đối tượng hưởng chế độ ăn định lượng nêu trên phải trích từ lương đóng 30% trên mức được hưởng, 70% còn lại được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh và không hưởng chế độ ăn ca, chế độ bồi dưỡng nặng nhọc, độc hại bằng hiện vật.

*Khoản này được sửa đổi bởi khoản 1 điều 1 Quyết định 72/2008/QĐ-TTg

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong các công ty nhà nước như sau:

1. Điều chỉnh chế độ ăn định lượng tính thành tiền theo ngày làm việc thực tế quy định tại khoản 1 Điều 1 như sau:

a) Mức 1: từ 32.000 đồng/ngày lên 50.000 đồng/ngày;

b) Mức 2: từ 37.000 đồng/ngày lên 60.000 đồng/ngày;

e) Mức 3: từ 45.000 đồng/ngày lên 70.000 đồng/ngày;

d) Mức 4: từ 80.000 đồng/ngày (tương đương 5 USD/ngày) lên 110.000 đồng/ngày;

đ) Mức 5: từ 110.000 đồng/ngày (tương đương 7 USD/ngày) lên 150.000 đồng/ngày.*

2. Chế độ thưởng an toàn theo 2 mức 15% và 20% lương cấp bậc, chức vụ, áp dụng đối với công nhân, nhân viên, viên chức thuộc một số ngành, nghề có điều kiện lao động đặc thù.

Đối tượng áp dụng chế độ thưởng an toàn quy định cụ thể tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

3. Phụ cấp thợ lặn với các mức từ hệ số 0,1 đến 1,0 tính theo mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định, áp dụng đối với thợ lặn sâu hơn 3m, tùy theo độ sâu được áp dụng phụ cấp tính theo giờ lặn thực tế.

4. Phụ cấp đi biển mức 110.000 đồng/ngày (tương đương 7 USD/ngày), áp dụng đối với công nhân, nhân viên, viên chức thuộc ngành dầu khí trong những ngày thực tế làm việc trên các giàn khoan, các tàu dịch vụ vận tải dầu khí, các công trình dầu khí trên biển.

*Khoản này được sửa đổi bởi khoản 3 điều 1 Quyết định 72/2008/QĐ-TTg

3. Điều chỉnh phụ cấp đi biển áp dụng đối với công nhân, nhân viên, viên chức thuộc ngành dầu khí quy định tại khoản 4 Điều 1 Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 từ mức 110.000 đồng/ngày (tương đương 7 USD/ngày) lên 150.000 đồng/ngày.*

5. Chế độ thiếu nước ngọt: áp dụng đối với những vùng thiếu nước ngọt theo mùa.

*Điều này được sửa đổi bởi điều 2 Quyết định 43/2012/QĐ-TTg

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg như sau:

“Điều 1. Quy định một số chế độ đặc thù áp dụng đối với công nhân, nhân viên, viên chức quản lý làm việc ở một số ngành, nghề trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu như sau:

1. Chế độ ăn định lượng tính thành tiền theo ngày làm việc thực tế gồm:

a) Mức 77.000 đồng/ngày áp dụng đối với: Công nhân đèn luồng từ cửa biển vào cảng; công nhân, nhân viên trong thời gian đo đạc, chụp ảnh hàng hải thành lập bản đồ địa hình, bản đồ biển.

b) Mức 93.000 đồng/ngày áp dụng đối với: Công nhân khai thác khoáng sản trong hầm lò, công nhân cơ điện lò, công nhân vận hành máy liên hợp đào lò và khai thác khoáng sản trong hầm lò; lái đầu máy và phụ lái đầu máy xe lửa; công nhân, nhân viên làm công việc áp tải, chuyển tải, giao nhận than trên biển; thuyền viên tàu vận tải biển, tàu công trình biển, tàu thả phao ngoài biển, tàu địa vật lý, hộ tống, dịch vụ, tiếp tế làm việc trên biển; nhân viên hoa tiêu hàng hải (trừ đối tượng quy định tại Điểm c Khoản này); kiểm soát viên không lưu, nhân viên trực tiếp vận hành, sửa chữa thiết bị thông tin, dẫn đường hàng không; nhân viên thông báo tin tức hàng không; nhân viên hiệp đồng thông báo bay; công nhân kỹ thuật trực tiếp sửa chữa máy bay; công nhân, nhân viên kỹ thuật theo chuyến bay và tiếp viên hàng không; thành viên tổ kỹ thuật chụp ảnh trên máy bay.

c) Mức 108.000 đồng/ngày áp dụng đối với: Thợ lặn; thuyền viên tàu đánh bắt thủy sản, vận chuyển hàng thủy sản đi biển xa có công suất từ 800 sức ngựa trở lên; tàu trục vớt, cứu hộ; tàu tìm kiếm cứu nạn hàng hải; nhân viên hoa tiêu hàng hải làm nhiệm vụ dẫn tàu chở dầu từ các giàn khoan ngoài biển.

d) Mức 170.000 đồng/ngày áp dụng đối với: Thành viên tổ lái máy bay; công nhân, nhân viên làm việc trên các tàu vận tải biển trong thời gian đi nước ngoài; công nhân đào lò giếng đứng, khai thác than khoáng sản trong hầm lò độ sâu trên 100 mét; công nhân, nhân viên làm việc tại các luồng tàu biển, các trạm đèn biển (trừ đối tượng đã áp dụng mức ăn định lượng theo quy định tại Điểm đ Khoản này);

đ) Mức 232.000 đồng/ngày áp dụng đối với: Công nhân, nhân viên là người Việt Nam làm việc tại các giàn khoan, các tàu dịch vụ vận tải dầu khí trên biển; công nhân, nhân viên làm việc tại các trạm đèn biển thuộc quần đảo Trường Sa và các trạm đèn biển nằm biệt lập cách đất liền trên 20 hải lý.

Mức ăn định lượng nêu trên, người lao động đóng góp từ lương bằng 30% mức được hưởng, doanh nghiệp chi 70% còn lại và được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh. Người lao động hưởng chế độ ăn định lượng thì không được hưởng chế độ ăn ca, chế độ bồi dưỡng nặng nhọc, độc hại bằng hiện vật theo quy định.

2. Chế độ thưởng an toàn gồm 2 mức 15% và 20% tính theo lương cấp bậc, chức vụ, áp dụng đối với công nhân, nhân viên một số nghề có điều kiện lao động đặc thù.

Đối tượng áp dụng chế độ thưởng an toàn quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

3. Phụ cấp thợ lặn gồm các mức từ 0,1 đến 1,0 tính theo mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định, áp dụng đối với thợ lặn sâu hơn 3 m, tùy theo độ sâu được áp dụng phụ cấp tính theo giờ lặn thực tế.

4. Phụ cấp đi biển mức 232.000 đồng/ngày áp dụng đối với: Công nhân, nhân viên trong những ngày thực tế làm việc trên các giàn khoan, các tàu dịch vụ vận tải dầu khí, các công trình dầu khí trên biển, các tàu trục vớt, cứu hộ, cứu nạn hàng hải, tàu công trình biển, tàu thả phao ngoài biển, tàu hộ tống dịch vụ, tiếp tế làm việc trên biển, vận hành luồng tàu biển; công nhân, nhân viên vận hành đèn biển tại các đảo biệt lập xa đất liền; nhân viên hoa tiêu làm nhiệm vụ dẫn tàu ngoài biển.

5. Chế độ thiếu nước ngọt áp dụng đối với những vùng thiếu nước ngọt theo mùa.”*

Xem nội dung VB
Điều 5. Đặt cọc, bảo lãnh, hoàn trả chi phí tạm ứng Quỹ
...
4. Xử lý vi phạm chậm nộp hoặc không nộp:

a) Cá nhân trực tiếp cam kết hoàn trả chi phí tạm ứng và cá nhân, tổ chức thực hiện đặt cọc, cam kết bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả đúng thời hạn như nội dung đã cam kết, thì cá nhân, tổ chức đã cam kết ngoài việc phải hoàn trả chi phí đã tạm ứng còn phải nộp cho Quỹ khoản lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi xuất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.

b) Trường hợp không nộp trả thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB