Thông tư 38/2016/TT-BYT quy định biện pháp thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ tại cơ sở khám, chữa bệnh
Số hiệu: 38/2016/TT-BYT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Viết Tiến
Ngày ban hành: 31/10/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/2016/TT-BYT

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em;

Bộ trưng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định một số biện pháp thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định một số biện pháp thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm việc thực hiện “Mười điều kiện nuôi con bằng sa mẹ” và thực hiện “Bệnh viện Bạn hữu trẻ em”.

Điều 2. Thực hiện “Mười điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ” tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. “Mười điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ” bao gồm:

a) Có bản quy định về việc thực hiện nuôi con bng sữa mẹ;

b) Tổ chức đào tạo cho cán bộ y tế những knăng cần thiết để thực hiện quy định nuôi con bằng sữa mẹ;

c) Thông tin cho phụ nữ có thai về lợi ích của việc nuôi con bng sữa mẹ;

d) Giúp các bà mẹ cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ bú mẹ kéo dài đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn;

đ) Hướng dẫn cho các bà mẹ cách cho trẻ bú và duy trì nguồn sữa mẹ;

e) Không nuôi dưỡng trẻ dưới 6 tháng tuổi bằng thức ăn, nước uống ngoài sữa mẹ, trừ khi có chỉ định của y tế;

g) Thực hiện mẹ và con ở cùng nhau để con gần mẹ suốt 24 giờ trong ngày trong thời gian sau sinh;

h) Khuyến khích cho trẻ được bú theo nhu cầu;

i) Không cho trẻ nhỏ đang bú mẹ sử dụng bình bú hoặc vú ngậm nhân tạo;

k) Khuyến khích thành lập nhóm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ và giới thiệu bà mẹ tham gia nhóm sau khi họ ra viện.

2. Tổ chức thực hiện “Mười điều kiện nuôi con bng sữa mẹ”:

Các bệnh viện đa khoa có chuyên khoa sản, nhi; các bệnh viện chuyên khoa sản, khoa nhi hoặc chuyên khoa sản - nhi (sau đây viết tắt là các bệnh viện) có trách nhiệm thực hiện “Mười điều kiện nuôi con bng sữa mẹ” như sau:

a) Ban hành quy định về việc thực hiện “Mười điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ” tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bng ngôn ngữ thông dụng, dễ hiểu và được phổ biến thường xuyên cho các thầy thuốc, nhân viên y tế. Niêm yết công khai bản quy định về việc thực hiện “Mười điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ” tại phòng khám thai, phòng chờ sinh, phòng sau sinh, phòng tư vấn dinh dưỡng hoặc những nơi dễ quan sát, tập trung đi tượng phụ nữ mang thai, bà mẹ có con nhỏ và thành viên gia đình họ;

b) Tổ chức các lớp đào tạo hoặc lồng ghép trong các lớp đào tạo chuyên môn cho các thầy thuốc và nhân viên y tế những kỹ năng cần thiết về tư vấn, hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú đúng cách, cách vắt sữa và bảo quản sữa mẹ, cách duy trì nguồn sữa mẹ và xử trí những trường hợp bà mẹ khó khăn trong việc cho trẻ bú mẹ theo Quyết định số 5063/QĐ-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu đào tạo về nuôi dưỡng trẻ nhỏ;

c) Tổ chức tư vấn, tuyên truyền cho tất cả phụ nữ có thai đến khám về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn;

d) Thực hiện tư vấn và hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú sớm sau sinh theo Quyết định số 4673/QĐ-BYT ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ;

đ) Khoa sản, khoa nhi tổ chức hướng dẫn cho phụ nữ mang thai, các bà mẹ sau sinh, các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi cách cho trẻ bú đúng, vắt sữa, bảo quản sữa mẹ và duy trì nguồn sữa mẹ;

e) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các bà mẹ cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, không ăn, ung gì khác ngoài sữa mẹ, trừ các trường hợp phải sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế;

g) Thực hiện cho trẻ sơ sinh được nằm cùng mẹ suốt 24 giờ trong ngày để tạo điều kiện cho trẻ được bú mẹ hoàn toàn;

h) Tuyên truyền và hướng dẫn các bà mẹ sau sinh cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ đòi bú;

i) Tuyên truyền và hướng dẫn các bà mẹ có con dưới 24 tháng không cho con sử dụng bình bú hoặc vú ngậm nhân tạo;

k) Thành lập và duy trì hoạt động của nhóm “Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ” tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.

Điều 3. Thực hiện Danh hiệu “Bệnh viện Bạn hữu trẻ em”

1. Tiêu chí công nhận Danh hiệu “Bệnh viện Bạn hữu trẻ em”:

Các bệnh viện thực hiện Tiêu chí về Nuôi con bằng sữa mẹ thuộc phần E. Tiêu chí đặc thù chuyên khoa của Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện (sau đây viết tắt là Bộ tiêu chí đánh giá cht lượng bệnh viện) đạt từ mức 4 trở lên.

2. Trách nhiệm thực hiện Danh hiệu “Bệnh viện bạn hữu trẻ em”:

Người đứng đầu các bệnh viện có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị triển khai thực hiện các nội dung được quy định tại Điều 2 Thông tư này và căn cứ vào nội dung Tiêu chí về Nuôi con bằng sữa mẹ thuộc phần E. Tiêu chí đặc thù chuyên khoa của Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện để tự đánh giá:

a) Sau khi tự đánh giá chất lượng bệnh viện, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện trực thuộc Y tế các Bộ, ngành gửi báo cáo kết quả tự đánh giá Tiêu chí về Nuôi con bằng sữa mẹ thuộc phần E về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em).

b) Các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế báo cáo kết quả tự đánh giá về Sở Y tế. Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra kết quả tự đánh giá Tiêu chí v Nuôi con bằng sữa mẹ thuộc phần E. Tiêu chí đặc thù chuyên khoa của Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện tại các bệnh viện trực thuộc và công bố danh sách các bệnh viện đạt Danh hiệu “Bệnh viện Bạn hữu trẻ em” theo Tiêu chí được quy đnh tại Khoản 1, Điều 3 của Thông tư này. Đồng thời Sở Y tế gửi danh sách các “Bệnh viện Bạn hữu trẻ em” về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em) để Bộ Y tế tổng hp trong danh sách chung các “Bệnh viện Bạn hữu trẻ em” hằng năm.

3. Công nhận Danh hiệu “Bệnh viện Bạn hữu trẻ em”:

a) Đối với bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện trực thuộc Y tế các Bộ ngành: Căn cứ báo cáo kết quả đánh giá Tiêu chí về Nuôi con bằng sữa mẹ thuộc phần E của các bệnh viện, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Tr em tng hợp, xem xét và trình Bộ trưởng Bộ Y tế công bố Danh sách các bệnh viện đạt Danh hiệu “Bệnh viện Bạn hữu trẻ em” hằng năm.

b) Đối với các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế: Căn cứ vào danh sách các “Bệnh viện Bạn hữu trẻ em” đã được Sở Y tế công bố, Bộ Y tế sẽ tổng hợp vào danh sách chung các “Bệnh viện Bạn hữu trẻ em” hàng năm để theo dõi, đánh giá.

c) Việc công nhận Danh hiệu “Bệnh viện bạn hữu trẻ em” là cơ sở để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ và là căn cứ để xét tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng hằng năm của các bệnh viện;

d) Bộ Y tế tổ chức Đoàn kiểm tra ngẫu nhiên việc thực hiện Danh hiệu “Bệnh viện Bạn hữu trẻ em” và có thông báo tới bệnh viện, Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương về các bệnh viện không đạt. Đồng thời đề nghị đưa các bệnh viện không đạt ra khỏi danh sách chung các “Bệnh viện Bạn hu trẻ em” hằng năm. Thành phần đoàn gồm Lãnh đạo, chuyên viên Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Vụ Pháp chế, Cục Quản lý khám chữa bệnh và do Lãnh đạo Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em làm Trưng đoàn.

Điều 4. Trách nhiệm thực hiện

1. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý khám, chữa bệnh tổ chức hướng dẫn chuyên môn, giám sát và theo dõi việc thực hiện trách nhiệm của cơ sở y tế, thầy thuốc và nhân viên y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 12, Điều 13 của Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và sử dụng sản phm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo; tổng hợp và trình Bộ trưởng Bộ Y tế danh sách các “Bệnh viện bạn hữu trẻ em” hằng năm; tổ chức kiểm tra việc duy trì Danh hiệu “Bệnh viện Bạn hữu trẻ em”.

2. Cục Quản lý khám, chữa bệnh chủ trì, phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em trong việc tổ chức thực hiện Tiêu chí về Nuôi con bằng sữa mẹ thuộc phần E. Tiêu chí đặc thù chuyên khoa của Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện; phối hợp kiểm tra việc duy trì Danh hiệu “Bệnh viện bạn hữu trẻ em”.

3. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản làm đầu mối giúp Sở Y tế tổ chức kiểm tra kết quả tự đánh giá Tiêu chí về Nuôi con bằng sữa mẹ thuộc phần E. Tiêu chí đặc thù chuyên khoa, Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của các bệnh viện trực thuộc. Hằng năm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện và gửi về Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế.

Điều 5. Điều khoản chuyển tiếp

Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi bổ sung.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

2. Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổng hợp tình hình, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này, hàng năm báo cáo Bộ trưng Bộ Y tế.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em) để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cng TTĐTCP);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưng Bộ Y tế (để phối hợp chđạo);
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
- Sở Y tế các tnh, thành phtrực thuộc TƯ;
- Bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các Bộ, Ngành;
- Cổng TTĐT B Y tế; Cổng TTĐT Vụ SK BM-TE;
- Lưu: VT, BM-TE, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến

 

Điều 12. Trách nhiệm của cơ sở y tế

1. Cơ sở y tế có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện các biện pháp tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cho phụ nữ mang thai, bà mẹ có con nhỏ và thành viên trong gia đình họ;

b) Tổ chức tuyên truyền, treo pano, áp phích hoặc cho đăng phát hình ảnh có nội dung quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định này tại phòng khám thai, phòng chờ sinh, phòng sau sinh, phòng tư vấn dinh dưỡng hoặc những nơi dễ quan sát, tập trung đối tượng phụ nữ mang thai, bà mẹ có con nhỏ và thành viên gia đình họ;

c) Tạo điều kiện để bà mẹ cho con bú sớm trong vòng 01 giờ đầu sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú mẹ kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn.

2. Cơ sở y tế không được:

a) Tổ chức bán hoặc cho phép bán sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ tại cơ sở y tế, trừ nhà thuốc bệnh viện;

b) Cho phép cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ trưng bày, niêm yết bất kỳ vật dụng, thiết bị nào có tên hoặc biểu tượng của sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, bình bú, vú ngậm nhân tạo tại cơ sở y tế;

c) Cho phép nhân viên của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ tiếp cận với bà mẹ có con nhỏ, phụ nữ mang thai dưới mọi hình thức;

d) Nhận sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ; lợi ích vật chất; vật dụng có tên hoặc biểu tượng của sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ do cơ sở sản xuất, kinh doanh tặng.

Điều 13. Trách nhiệm của thầy thuốc, nhân viên y tế trong các cơ sở y tế

1. Thầy thuốc, nhân viên y tế trong các cơ sở y tế có trách nhiệm:

a) Khuyến khích, hỗ trợ và bảo vệ việc nuôi con bằng sữa mẹ; hiểu và thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định này;

b) Thông tin cho bà mẹ có con nhỏ, phụ nữ mang thai về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ và cách thức thực hiện;

c) Giúp các bà mẹ cho con bú trong vòng một giờ đầu sau khi sinh;

d) Chỉ dẫn cho các bà mẹ cách cho con bú và duy trì nguồn sữa ngay cả khi họ phải xa con;

đ) Tư vấn cho bà mẹ và thành viên trong gia đình cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu;

e) Hướng dẫn, giúp đỡ bà mẹ ở gần con ngay sau khi sinh;

g) Khuyến khích bà mẹ cho con bú theo nhu cầu;

h) Hướng dẫn bà mẹ và thành viên trong gia đình không cho trẻ bú bình hoặc dùng vú ngậm nhân tạo;

i) Khuyến khích việc thành lập nhóm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ và giới thiệu các bà mẹ tới đó khi các bà mẹ xuất viện;

k) Chỉ định trường hợp trẻ nhỏ phải dùng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ.

2. Thầy thuốc, nhân viên y tế trong cơ sở y tế không được:

a) Hướng dẫn cho trẻ dưới 06 tháng tuổi sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, trừ trường hợp có chỉ định của bác sỹ;

b) Thông tin cho phụ nữ mang thai, bà mẹ có con nhỏ hoặc thành viên gia đình họ là cho trẻ ăn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ có giá trị tương đương hoặc tốt hơn cho trẻ bú sữa mẹ;

c) Nhận trực tiếp hoặc gián tiếp sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ; lợi ích vật chất; vật dụng có tên hoặc biểu tượng của sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ;

d) Cho phép cơ sở sản xuất, kinh doanh tặng mẫu, tặng quà liên quan đến sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ;

đ) Cung cấp danh sách tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của bà mẹ có con nhỏ, phụ nữ mang thai cho nhân viên cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc cho phép nhân viên cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ tiếp cận với phụ nữ mang thai, bà mẹ có con nhỏ tại cơ sở y tế.

Xem nội dung VB