Thông tư 38/2014/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
Số hiệu: 38/2014/TT-BCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Đỗ Thắng Hải
Ngày ban hành: 24/10/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 09/11/2014 Số công báo: Từ số 977 đến số 978
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/2014/TT-BCT

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2014

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 83/2014/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 9 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KINH DOANH XĂNG DẦU

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

Căn cứ Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

2. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Bên giao đại lý: là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu khi giao xăng dầu cho bên đại lý.

2. Bên đại lý: là tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu khi nhận xăng dầu của bên giao đại lý.

3. Bên bán xăng dầu:

a) Là thương nhân đầu mối bán xăng dầu cho thương nhân đầu mối khác hoặc cho thương nhân phân phối xăng dầu;

b) Là thương nhân phân phối xăng dầu bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu khác.

4. Bên mua xăng dầu:

a) Là thương nhân đầu mối mua xăng dầu của thương nhân đầu mối khác;

b) Là thương nhân phân phối xăng dầu mua xăng dầu của các thương nhân đầu mối hoặc của thương nhân phân phối xăng dầu khác.

5. Bên nhượng quyền bán lẻ xăng dầu: là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu, cấp quyền thương mại cho bên nhận quyền bán lẻ xăng dầu.

6. Bên nhận quyền bán lẻ xăng dầu: là thương nhân kinh doanh xăng dầu, nhận quyền thương mại từ bên nhượng quyền bán lẻ xăng dầu.

7. Nhượng quyền bán lẻ xăng dầu: là việc bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận nhượng quyền tiến hành công việc kinh doanh bán lẻ xăng dầu của mình theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định và được gắn với hàng hóa, nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu phù hợp với thời hạn hiệu lực của Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu nhưng tối thiểu phải là mười hai (12) tháng.

Điều 3. Hợp đồng đại lý xăng dầu

1. Hợp đồng đại lý xăng dầu phải được lập thành văn bản, có các nội dung chủ yếu sau:

a) Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên đại lý và bên giao đại lý; hình thức đại lý; số lượng, chất lượng, chủng loại xăng dầu, cách thức giao nhận, giá bán, thù lao đại lý; các cam kết khác theo quy định của pháp luật và của Thông tư này;

b) Trách nhiệm của các bên đối với chất lượng xăng dầu; chế độ kiểm tra, giám sát chất lượng xăng dầu và liên đới chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng xăng dầu bán ra trong hệ thống đại lý xăng dầu của thương nhân đầu mối hoặc của thương nhân phân phối hoặc của thương nhân là tổng đại lý (khi là Bên giao đại lý);

c) Quy định cụ thể về việc cung cấp hoá đơn, chứng từ; trả thù lao; hoá đơn, chứng từ về hàng hoá lưu thông trên đường cho phương tiện vận tải xăng dầu đại lý theo quy định của Bộ Tài chính;

d) Lựa chọn phương tiện vận tải xăng dầu đại lý, quy định trách nhiệm bảo hiểm người, phương tiện, bảo đảm an toàn trong khi vận chuyển, trách nhiệm về số lượng, chất lượng xăng dầu, rủi ro, tổn thất, quy trình giao nhận, cước phí vận chuyển và các quy định khác do các bên thoả thuận, cam kết trong hợp đồng đại lý.

2. Thời hạn hợp đồng tối thiểu phải là mười hai (12) tháng.

Điều 4. Hợp đồng mua bán xăng dầu

Hợp đồng mua bán xăng dầu phải được lập thành văn bản, có các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên bán và bên mua; số lượng, chất lượng, chủng loại xăng dầu, cách thức giao nhận, giá mua, giá bán; các cam kết khác theo quy định của pháp luật và của Thông tư này.

2. Trách nhiệm của các bên đối với chất lượng xăng dầu.

3. Quy định cụ thể về việc cung cấp hoá đơn, chứng từ mua bán xăng dầu; hoá đơn, chứng từ về hàng hoá lưu thông trên đường cho phương tiện vận tải xăng dầu theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 5. Hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu

1. Hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu phải được lập thành văn bản, có các nội dung chủ yếu sau:

a) Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên nhượng quyền và bên nhận quyền; nội dung quyền bán lẻ xăng dầu; số lượng, chất lượng, chủng loại xăng dầu, cách thức giao nhận; giá cả, phí nhượng quyền định kỳ, phương thức thanh toán; các cam kết khác theo quy định của pháp luật và của Thông tư này;

b) Quy định cụ thể về việc cung cấp hoá đơn, chứng từ xăng dầu khi thực hiện hoạt động nhượng quyền; hoá đơn, chứng từ về hàng hoá lưu thông trên đường cho phương tiện vận tải xăng dầu theo quy định của Bộ Tài chính;

2. Thời hạn hợp đồng tối thiểu phải là mười hai (12) tháng.

Điều 6. Kiểm tra và cấp Giấy phép, Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận

1. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế và cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu; Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên) cho thương nhân.

Tùy từng trường hợp cụ thể, Bộ Công Thương phối hợp hoặc ủy quyền Sở Công Thương nơi thương nhân đặt trụ sở chính, Sở Công Thương nơi thương nhân có cơ sở kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế của thương nhân, lập thành văn bản gửi về Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu.

Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn 1 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu; Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.

2. Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế không phù hợp với hồ sơ đề nghị của thương nhân, Bộ Công Thương, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản từ chối và nêu rõ lý do từ chối cấp Giấy phép cho thương nhân.

3. Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế phù hợp với hồ sơ đề nghị của thương nhân:

a) Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân theo Mẫu số 2, Mẫu số 6, Mẫu số 8 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ;

b) Sở Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân theo Mẫu số 4, Mẫu số 8, Mẫu số 10 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP .

4. Trường hợp cấp mới Giấy phép, thương nhân gửi một (01) bộ hồ sơ (bản sao) về Bộ Công Thương, Sở Công Thương qua đường công văn.

5. Trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi hoặc cấp lại Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, thương nhân gửi một (01) bộ hồ sơ về Bộ Công Thương, Sở Công Thương qua đường công văn hoặc qua mạng điện tử theo địa chỉ do Bộ Công Thương, Sở Công Thương thông báo trên trang thông tin điện tử.

6. Thương nhân có trách nhiệm nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương.

Chương II

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU

Điều 7. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.

Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu có trách nhiệm:

1. Đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu định kỳ với Bộ Công Thương trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, theo Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân đầu mối, trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc từ khi có sự thay đổi, thương nhân đầu mối phải gửi đăng ký điều chỉnh về Bộ Công Thương.

2. Báo cáo số liệu nhập - xuất - tồn kho xăng dầu và tồn kho xăng dầu tại ba Miền theo Mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Công Thương theo định kỳ hàng tháng, quý, năm và báo cáo nhanh khi có yêu cầu của Bộ Công Thương. Thương nhân đầu mối gửi các báo cáo định kỳ về Bộ Công Thương trước ngày 20 của tháng đầu kỳ kế tiếp.

3. Báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình thực hiện nhập khẩu xăng dầu, mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, pha chế xăng dầu, xuất khẩu xăng dầu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu theo Mẫu số 5 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Công Thương trước ngày 20 của tháng kế tiếp.

4. Ký hợp đồng đại lý để giao xăng dầu cho bên nhận đại lý là tổng đại lý, đại lý thực hiện phân phối xăng dầu.

5. Ký hợp đồng mua, bán xăng dầu với thương nhân đầu mối khác; hợp đồng bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu.

6. Ký hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.

7. Bán buôn xăng dầu cho đơn vị sản xuất, tiêu dùng trực tiếp.

Công ty con của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo quy định tại Luật Doanh nghiệp được thực hiện các công việc theo nội dung ủy quyền của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, bao gồm:

a) Bán buôn cho đơn vị sản xuất, tiêu dùng trực tiếp;

b) Ký hợp đồng bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu;

c) Ký hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu;

d) Ký hợp đồng giao đại lý.

8. Quản lý hệ thống phân phối xăng dầu, các thương nhân thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân đầu mối, bảo đảm hoạt động kinh doanh xăng dầu theo đúng các quy định của pháp luật, ổn định thị trường, giá cả.

9. Lập kế hoạch phát triển mạng lưới phân phối, cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh xăng dầu của mình tại các vùng, miền và các tỉnh, thành phố đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường.

10. Căn cứ thời điểm được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, cáo cáo kết quả thực hiện lộ trình điều kiện cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh xăng dầu quy định tại Điều 7 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP theo Mẫu số 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Công Thương kèm theo các tài liệu chứng minh. Cụ thể:

a) Đối với kho, phương tiện vận tải: gửi về Bộ Công Thương trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc kể từ khi hoàn thành lộ trình;

b) Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu: gửi về Bộ Công Thương trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc đầu năm kế tiếp của kỳ báo cáo năm trước.

Điều 8. Thương nhân phân phối xăng dầu

Thương nhân phân phối xăng dầu có trách nhiệm:

1. Đăng ký định kỳ hệ thống phân phối xăng dầu với Bộ Công Thương trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, theo Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối xăng dầu của mình, trong vòng mười (10) ngày làm việc từ khi có sự thay đổi, thương nhân phải gửi đăng ký điều chỉnh về Bộ Công Thương.

2. Báo cáo số liệu nhập - xuất - tồn kho xăng dầu và tồn kho xăng dầu tại ba Miền theo Mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Công Thương theo định kỳ hàng tháng, quý, năm và báo cáo nhanh khi có yêu cầu của Bộ Công Thương. Thương nhân phân phối xăng dầu gửi các báo cáo định kỳ về Bộ Công Thương trước ngày hai mươi (20) của tháng đầu kỳ kế tiếp.

3. Ký hợp đồng mua xăng dầu của thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu khác theo đúng quy định tại Điều 15 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

4. Ký hợp đồng đại lý để giao xăng dầu cho bên nhận đại lý thực hiện phân phối xăng dầu.

5. Ký hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.

6. Quản lý hệ thống phân phối xăng dầu, các thương nhân thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân phân phối, bảo đảm hoạt động kinh doanh xăng dầu theo đúng các quy định của pháp luật, ổn định thị trường, giá cả.

Điều 9. Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

Thương nhân là tổng đại lý kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm:

1. Đăng ký định kỳ hệ thống phân phối xăng dầu của tổng đại lý với bên giao đại lý, Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối và Bộ Công Thương trước ngày 10 tháng 01 hàng năm theo Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối xăng dầu của tổng đại lý, trong vòng mười (10) ngày làm việc từ khi có sự thay đổi, thương nhân là tổng đại lý phải gửi đăng ký điều chỉnh về bên giao đại lý, Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối và Bộ Công Thương.

2. Ký hợp đồng làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. Tổng đại lý phải thanh lý hợp đồng đại lý với bên giao đại lý hiện tại trước khi ký hợp đồng làm tổng đại lý cho bên giao đại lý khác.

3. Ký hợp đồng đại lý để giao xăng dầu cho bên nhận đại lý thực hiện phân phối xăng dầu.

4. Trên cơ sở hợp đồng ký kết với bên giao đại lý, tổ chức cung ứng xăng dầu liên tục, ổn định cho toàn bộ hệ thống phân phối của tổng đại lý, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của thị trường.

5. Không được bán cao hơn giá bán lẻ do thương nhân đầu mối quy định.

6. Từ chối tiếp nhận xăng dầu của bên giao đại lý trong trường hợp có cơ sở khẳng định xăng dầu không bảo đảm chất lượng.

Điều 10. Đại lý bán lẻ xăng dầu

Thương nhân là đại lý bán lẻ xăng dầu có trách nhiệm:

1. Đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu của đại lý bán lẻ với bên giao đại lý và Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối trước ngày 05 tháng 01 hàng năm theo Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối xăng dầu của đại lý bán lẻ, trong thời hạn mười (10) ngày làm việc từ khi có sự thay đổi, thương nhân là đại lý bán lẻ phải gửi đăng ký điều chỉnh về bên giao đại lý và Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối.

2. Ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. Đại lý phải thanh lý hợp đồng đại lý với bên giao đại lý hiện tại trước khi ký hợp đồng làm đại lý cho bên giao đại lý khác.

3. Bảo đảm cung ứng liên tục xăng dầu ra thị trường và không được bán cao hơn giá bán lẻ do thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định.

4. Từ chối tiếp nhận xăng dầu của bên giao đại lý trong trường hợp có cơ sở khẳng định xăng dầu không bảo đảm chất lượng.

Điều 11. Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu

Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu có trách nhiệm:

1. Đăng ký định kỳ hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu với bên nhượng quyền, Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối và Bộ Công Thương trước ngày 05 tháng 01 hàng năm, theo Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối xăng dầu của mình, trong thời hạn mười (10) ngày làm việc từ khi có sự thay đổi, thương nhân phải gửi đăng ký điều chỉnh về bên nhượng quyền, Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối và Bộ Công Thương.

2. Ký hợp đồng nhận quyền bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và phù hợp pháp luật về nhượng quyền thương mại. Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu phải thanh lý hợp đồng nhượng quyền với bên nhượng quyền hiện tại trước khi ký hợp đồng nhận quyền bán lẻ xăng dầu với bên nhượng quyền khác.

Chương III

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, TẠM NHẬP TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU XĂNG DẦU VÀ NGUYÊN LIỆU

Điều 12. Đăng ký hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu hàng năm

1. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu gửi một (01) bộ hồ sơ đăng ký hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu của năm kế tiếp theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 11 của năm hiện tại.

2. Trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, Bộ Công Thương căn cứ tổng nhu cầu xăng dầu tiêu thụ tại thị trường trong nước, tổng mức sản xuất và pha chế xăng dầu trong nước để phân giao hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu cho từng doanh nghiệp, theo từng chủng loại xăng dầu.

3. Trường hợp không phân giao hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu cho thương nhân, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Trường hợp có nhu cầu điều chỉnh hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu, thương nhân gửi công văn đề nghị điều chỉnh đến Bộ Công Thương trước ngày 30 tháng 9 hàng năm.

5. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải đảm bảo tiến độ nhập khẩu theo quý hoặc theo văn bản hướng dẫn của Bộ Công Thương trong trường hợp Bộ Công Thương có văn bản hướng dẫn cụ thể tiến độ nhập khẩu xăng dầu để bảo đảm nguồn cung.

Điều 13. Xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu

1. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu chỉ được phép xuất khẩu xăng dầu sau khi Bộ Công Thương chấp thuận.

2. Bộ Công Thương xem xét đề nghị xuất khẩu xăng dầu của thương nhân trên cơ sở cân đối nguồn cung, nhu cầu tiêu thụ trong nước, để đảm bảo việc xuất khẩu không ảnh hưởng đến cung cầu xăng dầu tại thị trường trong nước.

3. Việc xuất khẩu nguyên liệu (không bao gồm xăng dầu) không phải cấp phép.

4. Việc xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu của thương nhân sản xuất xăng dầu thực hiện theo kế hoạch đã đăng ký và được Bộ Công Thương xác nhận theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.

5. Thương nhân gửi Đơn đăng ký xuất khẩu xăng dầu đến Bộ Công Thương qua đường bưu điện, theo Mẫu số 4 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đăng ký của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản chấp thuận việc xuất khẩu hoặc có văn bản thông báo lý do không đồng ý.

Điều 14. Kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu

1. Chỉ thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu.

2. Thương nhân bán xăng dầu cho các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh cung ứng xăng dầu hàng không. Thương nhân bán xăng dầu cho các đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ cung ứng tầu biển hoặc thông qua Công ty cung ứng tầu biển là đại lý cung ứng để bán xăng dầu.

3. Thời gian xăng dầu và nguyên liệu kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu giữ tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.

4. Thương nhân được phép tạm nhập xăng dầu và nguyên liệu theo lô lớn và tái xuất nguyên lô hoặc theo từng lô nhỏ từ các kho chứa nội địa của thương nhân theo đúng số lượng và chủng loại đã tạm nhập.

5. Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu được chuyển vào tiêu thụ nội địa số lượng xăng dầu đã tạm nhập nhưng không tái xuất hoặc không tái xuất hết sau khi đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, tài chính, kể cả tiền chậm nộp thuế (nếu có) theo quy định và phải tuân thủ các quy định hiện hành về quy chuẩn chất lượng xăng dầu nhập khẩu, lưu thông trên thị trường trong nước.

Chương IV

SẢN XUẤT, GIA CÔNG XUẤT KHẨU XĂNG DẦU

Điều 15. Sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu

1. Thương nhân sản xuất xăng dầu phải đăng ký kế hoạch sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu với Bộ Công Thương.

2. Việc nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu, việc xuất khẩu xăng dầu do thương nhân sản xuất ra thực hiện theo kế hoạch đăng ký và được Bộ Công Thương xác nhận.

3. Thương nhân chỉ được đăng ký nhập khẩu các chủng loại nguyên liệu quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ - CP, phù hợp công suất sản xuất.

4. Nguyên liệu nhập khẩu chỉ được sử dụng để sản xuất xăng dầu tại cơ sở của thương nhân. Việc thay đổi mục đích sử dụng nguyên liệu phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Công Thương.

Điều 16. Hồ sơ, thủ tục đăng ký kế hoạch sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu

1. Hồ sơ đăng ký kế hoạch sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu gồm:

a) Đơn đăng ký kế hoạch sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu theo Mẫu số 6 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này: bốn (04) bản chính.

b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: một (01) bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

c) Tài liệu chứng minh thương nhân có cơ sở sản xuất xăng dầu theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư: bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

d) Tài liệu chứng minh thương nhân có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu, đủ năng lực để kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng: bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

2. Thương nhân có cơ sở sản xuất ổn định, từ lần đăng ký thứ 2 không phải nộp các giấy tờ quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này.

3. Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu

a) Trước ngày 30 tháng 10 hàng năm, thương nhân sản xuất xăng dầu nộp hồ sơ đăng ký kế hoạch sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu theo quy định tại khoản 1 Điều này cho năm tiếp theo.

b) Trong vòng mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của thương nhân, Bộ Công Thương xác nhận đăng ký kế hoạch sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu cho thương nhân thực hiện. Văn bản xác nhận được gửi cho Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính để làm thủ tục, kiểm soát việc nhập khẩu nguyên liệu của thương nhân và gửi cho Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ để kiểm tra, giám sát thương nhân tuân thủ các điều kiện và quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

Trường hợp từ chối xác nhận, Bộ Công Thương có văn bản thông báo cho thương nhân biết lý do.

4. Thương nhân sản xuất xăng dầu có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu, gửi về Bộ Công Thương trước ngày 10 của tháng kế tiếp, theo Mẫu số 7 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Trường hợp thương nhân không bảo đảm thực hiện đúng kế hoạch sản xuất, pha chế xăng dầu đã được xác nhận đăng ký phải có văn bản báo cáo rõ lý do và đề nghị Bộ Công Thương xác nhận điều chỉnh kế hoạch sản xuất, pha chế, nhập khẩu nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu.

Điều 17. Gia công xuất khẩu xăng dầu

1. Chỉ thương nhân sản xuất xăng dầu được nhận gia công xuất khẩu xăng dầu.

2. Trường hợp bên đặt gia công chỉ định bán sản phẩm xăng dầu gia công cho thương nhân Việt Nam để tiêu thụ trong nước, sản phẩm gia công chỉ được bán cho thương nhân đầu mối và tuân thủ các quy định hiện hành về quy chuẩn chất lượng xăng dầu nhập khẩu, lưu thông trên thị trường trong nước.

3. Trường hợp thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu mua xăng dầu gia công được tính trừ vào hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18 Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2014.

Điều 19. Trách nhiệm thi hành

1. Vụ Thị trường trong nước

a) Chủ trì thực hiện, phối hợp các đơn vị liên quan hướng dẫn địa phương, doanh nghiệp thực hiện công việc đã quy định tại Điều 6 Chương I; Chương II của Thông tư này;

b) Chủ trì thực hiện, phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra điều kiện, cấp, thu hồi Giấy phép, Giấy xác nhận đã cấp theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

2. Vụ Khoa học và Công nghệ

a) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu trên bộ, trên mặt nước, quy định thực hiện thống nhất trong cả nước;

b) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan quy định tỷ lệ hao hụt xăng dầu phục vụ công tác quản lý nhà nước;

c) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp Vụ Thị trường trong nước, Vụ Tài chính, Văn phòng Bộ thực hiện công khai, minh bạch thông tin về kinh doanh xăng dầu, thông tin tài chính doanh nghiệp trên trang Thông tin điện tử của Bộ.

4. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ trì, phối hợp với Vụ Thị trường trong nước theo dõi, quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

5. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức, cá nhân có liên quan; thương nhân kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

6. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Công Thương để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn Phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Website Chính phủ;
- Công báo;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp);
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Website Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, TTTN (15b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Thắng Hải

 

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu)

Mẫu số 1

Đăng ký/đăng ký điều chỉnh hệ thống phân phối xăng dầu

Mẫu số 2

Báo cáo nhập - xuất - tồn kho xăng dầu và tồn kho xăng dầu theo ba miền

Mẫu số 3

Báo cáo thực hiện lộ trình sở hữu cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh xăng dầu

Mẫu số 4

Đơn đăng ký xuất khẩu xăng dầu

Mẫu số 5

Báo cáo tình hình nhập khẩu, mua từ nguồn sản xuất trong nước, pha chế, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu

Mẫu số 6

Đăng ký kế hoạch pha chế nguyên liệu thành sản phẩm xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để pha chế thành sản phẩm xăng dầu

Mẫu số 7

Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu

 

Mẫu số 1

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …..

….., ngày … tháng … năm …

 

ĐĂNG KÝ/ĐĂNG KÝ ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG PHÂN PHỐI XĂNG DẦU CÓ NGUỒN GỐC HÓA THẠCH / NHIÊN LIỆU SINH HỌC (thực hiện theo văn bản riêng)

Kính gửi: Bộ Công Thương

Tên doanh nghiệp:.......................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ....................................................................................

Mã số doanh nghiệp: ...................................................................................

Số điện thoại:……………………… Số fax:……………………………

Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu số…… do Bộ Công Thương cấp ngày … tháng … năm …/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số … do … cấp lần đầu ngày … tháng … năm …, đăng ký thay đổi lần thứ … ngày … tháng … năm …

Căn cứ Thông tư số …/2014/TT-BCT ngày … tháng … năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, doanh nghiệp đăng ký/đăng ký điều chỉnh hệ thống phân phối xăng dầu có nguồn gốc hóa thạch / nhiên liệu sinh học của doanh nghiệp, đến thời điểm ngày … tháng … năm … như sau:

1. Hệ thống kho xăng dầu đầu mối và kho trung chuyển của doanh nghiệp

- Tổng dung tích/sức chứa kho xăng dầu đầu mối: ........ m³

- Tổng dung tích kho trung chuyển : .................. m³

(Chi tiết tại Biểu số 01 kèm theo)

2. Cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc doanh nghiệp

- Tổng số ...... cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

(Chi tiết tại Biểu số 02 kèm theo)

3. Hệ thống đại lý

3.1. Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

- Tổng đại lý A trên các địa bàn….., có…đại lý bán lẻ.

- Tổng đại lý B trên các địa bàn….., có…đại lý bán lẻ.

- Tổng đại lý C trên các địa bàn….., có…đại lý bán lẻ.

- …

3.2. Đại lý bán lẻ xăng dầu

- Tổng số .... đại lý bán lẻ xăng dầu tại các tỉnh/thành phố.

3.3. Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu

- Tổng số .... đại lý bán lẻ xăng dầu tại các tỉnh/thành phố.

(Chi tiết tại Biểu số 02 kèm theo)

Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung kê khai trên đây và cam kết thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và Thông tư số …/2014/TT-BCT ngày … tháng … năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT, ....

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

Biểu số 01 của Mẫu 1

TÊN DOANH NGHIỆP

ĐĂNG KÝ/ĐĂNG KÝ ĐIỀU CHỈNH

Hệ thống kho xăng dầu có nguồn gốc hóa thạch / nhiên liệu sinh học của doanh nghiệp

(Gửi kèm theo công văn số … ngày … tháng … năm … của doanh nghiệp về việc đăng ký/đăng ký điều chỉnh hệ thống phân phối xăng dầu có nguồn gốc hóa thạch / nhiên liệu sinh học)

STT

Hệ thống kho

Địa chỉ

Sức chứa (m³ ,tấn)

I

Kho xăng dầu đầu mối

1

Kho A

 

 

2

Kho B

 

 

 

 

II

Kho trung chuyển

1

Kho A

 

 

2

Kho B

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

Ghi chú: Làm trên chương trình Excel


Biểu số 02 của Mẫu 1

ĐĂNG KÝ/ĐĂNG KÝ ĐIỀU CHỈNH

Hệ thống phân phối xăng dầu có nguồn gốc hóa thạch / nhiên liệu sinh học của doanh nghiệp

(Gửi kèm theo công văn số … ngày … tháng … năm … của doanh nghiệp
về việc đăng ký/đăng ký điều chỉnh hệ thống phân phối xăng dầu có nguồn gốc hóa thạch / nhiên liệu sinh học)

STT

Loại hình

Mã doanh nghiệp/ Mã số thuế

Địa chỉ

Điện thoại, Fax

Giấy xác nhận làm tổng đại lý, đại lý/Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu

Tỉnh/TP

Quận/ huyện/ thị xã

Xã/phường/thị trấn

Đường phố, số nhà/ thôn

Số

Ngày cấp

Nơi cấp

A

Cửa hàng bán lẻ trực thuộc doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng … cửa hàng. Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cửa hàng A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cửa hàng B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Hệ thống đại lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Tổng đại lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng … tổng đại lý. Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tên doanh nghiệp là Tổng đại lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Các cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Cửa hàng A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.2

Cửa hàng B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Các đại lý bán lẻ thuộc hệ thống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.1

Đại lý A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.1.1

Cửa hàng A1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.1.2

Cửa hàng A2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.2

Đại lý B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.2.1

Cửa hàng B1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.2.2

Cửa hàng B2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tên doanh nghiệp là Tổng đại lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Các cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Cửa hàng A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.2

Cửa hàng B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Các đại lý bán lẻ thuộc hệ thống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.1

Đại lý A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.1.1

Cửa hàng A1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.1.2

Cửa hàng A2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.2

Đại lý B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.2.1

Cửa hàng B1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.2.2

Cửa hàng B2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tên doanh nghiệp là Tổng đại lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Đại lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng … đại lý.

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đại lý A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Cửa hàng A1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Cửa hàng A2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đại lý B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Cửa hàng B1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Cửa hàng B2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Thương nhân nhận quyền bán lẻ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng … thương nhân. Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Thương nhân A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Cửa hàng A1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Cửa hàng A2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Thương nhân B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Cửa hàng B1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Cửa hàng B2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

Ghi chú: Làm trên chương trình Excel

 

Mẫu số 2

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:

…, ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO NHẬP - XUẤT - TỒN KHO XĂNG DẦU

Kỳ báo cáo: ngày/tháng/quý/năm
(Từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …)

Kính gửi: Bộ Công Thương

Căn cứ Thông tư số …/2014/TT-BCT ngày … tháng … năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, doanh nghiệp báo cáo kết quả nhập - xuất - tồn kho xăng dầu theo kỳ báo cáo như sau:

ĐVT: m³ ,tấn (mazut)

TT

Mặt hàng

Tồn kho đầu kỳ (ngày/ tháng/ năm)

Nhập trong kỳ
(từ ngày/ tháng/ năm… đến ngày/ tháng/ năm …)

Xuất trong kỳ
(từ ngày/ tháng/ năm… đến ngày/ tháng/ năm …)

Tồn kho cuối kỳ (ngày/ tháng/ năm/)

Dự kiến nhập kỳ tới
(từ ngày/ tháng/ năm… đến ngày/ tháng/ năm …)

Nhập tiêu thụ nội địa

Tạm nhập

Tiêu thụ nội địa

Bán cho thương nhân đầu mối khác/ thương nhân phân phối xăng dầu

Xuất cho sản xuất, pha chế

Hao hụt

Xuất khác

Tái xuất

Số lượng

Nguồn nhập

Nhập khẩu

Nhập từ nhà máy sản xuất trong nước

Mua từ thương nhân đầu mối khác

Tự sản xuất, pha chế

Nhập khác

Nhập khẩu

Nhập từ nhà máy sản xuất trong nước

Mua từ thương nhân đầu mối khác

Tự sản xuất, pha chế

Nhập khác

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xăng không chì

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xăng sinh học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Dầu Diesel

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Dầu hỏa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Dầu mazut

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Nhiên liệu bay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

Ghi chú:

- Làm trên chương trình Excel.

- Mục nhập khác: nếu có, ghi rõ nguồn nhập từ đâu.

- Mục xuất khác: nếu có, ghi rõ xuất đi đâu.

 

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:

…, ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO TỒN KHO XĂNG DẦU THEO BA MIỀN

Kỳ báo cáo: ngày/tháng/quý/năm
(Từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …)

Kính gửi: Bộ Công Thương

Căn cứ Thông tư số …/2014/TT-BCT ngày … tháng … năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, doanh nghiệp báo cáo tồn kho xăng dầu theo ba miền theo kỳ báo cáo như sau:

ĐVT: m³ ,tấn (mazut)

TT

Mặt hàng

Tổng cộng tồn kho

Tồn kho tại miền Bắc

Tồn kho tại miền Trung

Tồn kho tại miền Nam

Số lượng

Tương ứng số ngày tiêu thụ bình quân

Số lượng

Tương ứng số ngày tiêu thụ bình quân

Số lượng

Tương ứng số ngày tiêu thụ bình quân

Số lượng

Tương ứng số ngày tiêu thụ bình quân

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xăng không chì

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xăng sinh học

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Dầu diesel

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Dầu hỏa

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Dầu mazut

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Nhiên liệu bay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

Ghi chú: Làm trên chương trình Excel

- Miền Bắc gồm 26 tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa.

- Miền Trung gồm 18 tỉnh, thành phố: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

- Miền Nam gồm 19 tỉnh, thành phố: Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Hậu Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

 

Mẫu số 3

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …

…, ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO

Thực hiện lộ trình đầu tư kho, phương tiện vận tải, cửa hàng bán lẻ xăng dầu của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu

Kính gửi: Bộ Công Thương

Tên doanh nghiệp: .......................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ....................................................................................

Mã số doanh nghiệp: ...................................................................................

Số điện thoại:……………………… Số fax:…………………………………….

Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu số … được Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp ngày … tháng … năm …

Căn cứ Thông tư số …/2014/TT-BCT ngày … tháng … năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp xin báo cáo kết quả thực hiện lộ trình đầu tư kho, phương tiện vận tải, cửa hàng bán lẻ xăng dầu quy định tại Điều 7 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, trong thời gian … năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu như sau:

1. Lộ trình đầu tư kho xăng dầu

STT

Tên kho

Địa chỉ kho

Dung tích (m³ )

Hình thức sở hữu/Đồng sở hữu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Lộ trình đầu tư phương tiện vận tải xăng dầu

STT

Loại hình phương tiện

Sức chứa (m³ )

Hình thức sở hữu/Đồng sở hữu

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Lộ trình đầu tư cửa hàng bán lẻ xăng dầu

STT

Tên cửa hàng

Địa chỉ

Hình thức sở hữu/Đồng sở hữu

 

 

 

 

 

 

 

 

Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo cáo và các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ gửi kèm./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

Ghi chú:

Trường hợp đồng sở hữu, nêu rõ:

- Số vốn góp, tỷ lệ góp vốn;

- Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp, số điện thoại liên hệ của doanh nghiệp đồng sở hữu.

 

Mẫu số 4

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …

…, ngày … tháng … năm …

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU XĂNG DẦU

Kính gửi: Bộ Công Thương

Tên doanh nghiệp: .......................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ....................................................................................

Mã số doanh nghiệp: ...................................................................................

Số điện thoại:……………………… Số fax:…………………………………….

Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu số … được Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp ngày … tháng … năm …

Căn cứ Thông tư số …/2014/TT-BCT ngày … tháng … năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, doanh nghiệp đề nghị Bộ Công Thương cho phép xuất khẩu xăng dầu, cụ thể:

STT

Chủng loại

Số lượng (m³ ,tấn)

Nguồn hàng (nhập khẩu, sản xuất, pha chế trong nước)

 

 

 

 

 

 

 

 

Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung kê khai trên đây và cam kết thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và Thông tư số…/2014/TT-BCT ngày … tháng … năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

Mẫu số 5

TÊN THƯƠNG NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …

…, ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU, MUA TỪ NGUỒN SẢN XUẤT TRONG NƯỚC, PHA CHẾ, XUẤT KHẨU, TẠM NHẬP TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU XĂNG DẦU

Kính gửi: Bộ Công Thương

Công ty (Thương nhân nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu) báo cáo tình hình thực hiện nhập khẩu/ xuất khẩu/ mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước/ tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu trong tháng … năm … như sau:

NHẬP KHẨU ĐỂ TIÊU THỤ NỘI ĐỊA

Đơn vị : m³ /tấn, nghìn USD

Chủng loại (chi tiết từng chủng loại)

Thị trường nhập khẩu

Thực hiện tháng báo cáo

Lũy kế từ đầu năm

Ước thực hiện tháng kế tiếp

Số lượng

Trị giá

Số lượng

Trị giá

Số lượng

Trị giá

…….

 

 

 

 

 

 

 

………

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Lượng xăng dầu nhập khẩu để tiêu thụ nội địa nêu trên không bao gồm lượng xăng dầu đã tạm nhập nhưng không tái xuất, chuyển vào nội địa, Lượng xăng dầu nhập khẩu bao gồm cả các loại nguyên liệu nhập khẩu để pha chế xăng dầu

MUA TỪ NGUỒN SẢN XUẤT TRONG NƯỚC

Chủng loại

Thực hiện tháng báo cáo

Lũy kế từ đầu năm

Ước thực hiện tháng kế tiếp

Số lượng

Trị giá

Số lượng

Trị giá

Số lượng

Trị giá

………

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

Pha chế xăng dầu

Chủng loại

Thực hiện trong tháng

Lũy kế đến hết tháng báo cáo

Ước thực hiện tháng tiếp theo

Số lượng
(m³ ,tấn)

Trị giá (USD/VND)

Số lượng
(m³ ,tấn)

Trị giá (USD)

Số lượng
(m³ ,tấn)

Trị giá (USD)

I. Nguyên liệu

 

 

 

 

 

 

1. Trong nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

2. Nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

II. Sản phẩm

pha chế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số sản

phẩm

 

 

 

 

 

 

XUẤT KHẨU XĂNG DẦU

Chủng loại

Giấy phép của Bộ Công Thương

Thị trường xuất khẩu

Thực hiện tháng báo cáo

Lũy kế từ đầu năm

Ước thực hiện tháng kế tiếp

Số, ngày cấp

 

Số lượng

Trị giá

Số lượng

Trị giá

Số lượng

Trị giá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

TẠM NHẬP ĐỂ TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU

Chủng loại

Thị trường nhập khẩu

Thực hiện tháng báo cáo

Lũy kế từ đầu năm

Ước thực hiện tháng kế tiếp

Số lượng

Trị giá

Số lượng

Trị giá

Số lượng

Trị giá

…..

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

TÁI XUẤT

Chủng loại

Thị trường tái xuất

Thực hiện tháng báo cáo

Lũy kế từ đầu năm

Ước thực hiện tháng kế tiếp

Số lượng

Trị giá

Số lượng

Trị giá

Số lượng

Trị giá

….

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

Thương nhân cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo cáo trên đây./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

Mẫu số 6

TÊN THƯƠNG NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …

…, ngày … tháng … năm …

 

ĐĂNG KÝ

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT XĂNG DẦU, NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT XĂNG DẦU, TIÊU THỤ SẢN PHẨM XĂNG DẦU

Kính gửi: Bộ Công Thương

Tên thương nhân: ........................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ....................................................................................

Mã số doanh nghiệp: ...................................................................................

Số điện thoại:……………………… Số fax:……………………………

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số … do …… cấp lần đầu ngày … tháng … năm …, đăng ký thay đổi lần thứ … ngày … tháng … năm …

Căn cứ Thông tư số …/2014/TT-BCT ngày … tháng … năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Thương nhân đăng ký kế hoạch sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu, tiêu thụ xăng dầu năm … như sau:

STT

Chủng loại

Đơn vị tính

Số lượng

Ghi chú

I

Nguyên liệu

 

 

 

1

Trong nước

 

 

 

2

Nhập khẩu

 

 

 

II

Sản xuất/

 

 

 

III

Tiêu thụ sản phẩm

 

 

 

1

Tiêu thụ nội địa

 

 

 

2

Xuất khẩu

 

 

 

Ghi chú: Thương nhân đăng ký các mục nguyên liệu, sản xuất, pha chế và tiêu thụ sản phẩm phải chi tiết theo từng chủng loại.

Thương nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung đăng ký trên đây và cam kết thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và Thông tư số …/2014/TT- BCT ngày … tháng … năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương./.

 

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ TẠI BỘ CÔNG THƯƠNG
Ngày … tháng … năm…

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Hải quan;
- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
- Lưu:…

 

 

Mẫu số 7

TÊN THƯƠNG NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …

…, ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT XĂNG DẦU, NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT XĂNG DẦU, TIÊU THỤ SẢN PHẨM XĂNG DẦU

Kính gửi: Bộ Công Thương

Tên thương nhân: ........................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ....................................................................................

Mã số doanh nghiệp: ...................................................................................

Số điện thoại:……………………… Số fax:……………………………

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số … do …… cấp lần đầu ngày … tháng … năm …, đăng ký thay đổi lần thứ …ngày … tháng … năm …

Căn cứ Thông tư số …/2014/TT-BCT ngày … tháng … năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, thương nhân báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất/pha chế xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu trong tháng … năm … như sau:

TT

Chủng loại

Kế hoạch năm

(m³ ,tấn)

Thực hiện tháng báo cáo (m³ ,tấn)

Lũy kế đến hết tháng báo cáo

(m³ ,tấn)

Ước thực hiện tháng tiếp theo (m³ ,tấn)

I

Nguyên liệu

 

 

 

 

1

Trong nước

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

2

Nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

III

Sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

IIII

Tiêu thụ sản phẩm

 

 

 

 

1

Tiêu thụ nội địa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

2

Xuất khẩu

 

 

 

 

 

-…

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

Ghi chú: Thương nhân báo cáo các mục nguyên liệu, sản xuất, pha chế và tiêu thụ sản phẩm phải chi tiết theo từng chủng loại.

Doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo cáo trên đây./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

Ghi chú:

- Trường hợp xuất khẩu xăng dầu, đề nghị ghi rõ số lượng, chủng loại đối với từng thị trường xuất khẩu.

- Trường hợp nhận gia công, đề nghị ghi chú rõ số lượng sản phẩm gia công. Trường hợp bên đặt gia công chỉ định bán tại chỗ, đề nghị ghi rõ số lượng bán tại chỗ, hình thức bán, tên thương nhân mua

- Thông tư này được bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 41/2019/TT-BCT

Điều 4. Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (Thông tư số 38/2014/TT-BCT)

Ban hành kèm theo thông tư này Phụ lục IV - Danh mục chi tiết theo mã HS đối với xăng, dầu quy định tại Thông tư số 38/2014/TT-BCT.
...
PHỤ LỤC IV DANH MỤC CHI TIẾT THEO MÃ HS ĐỐI VỚI XĂNG DẦU

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 28/2017/TT-BCT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc quy định chi tiết một số điều của Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu

“Điều 6. Cấp Giấy phép, Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận

1. Thương nhân có nhu cầu cấp mới, cấp bổ sung, sửa đổi hoặc cấp lại Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu, thương nhân gửi 01 (một) bộ hồ sơ về Bộ Công Thương, Sở Công Thương qua đường công văn hoặc qua mạng điện tử theo địa chỉ do Bộ Công Thương, Sở Công Thương thông báo trên trang thông tin điện tử.

2. Thủ tục hành chính do Bộ Công Thương thực hiện

a) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung;

b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế và cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu; Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên) cho thương nhân;

c) Tùy từng trường hợp cụ thể, Bộ Công Thương phối hợp hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương nơi thương nhân đặt trụ sở chính, Sở Công Thương nơi thương nhân có cơ sở kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế của thương nhân, lập thành văn bản gửi về Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu;

d) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế không phù hợp với hồ sơ đề nghị của thương nhân, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp Giấy phép, Giấy xác nhận cho thương nhân;

đ) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế phù hợp với hồ sơ đề nghị của thương nhân, Bộ Công Thương cấp Giấy phép, Giấy xác nhận theo Mẫu số 2, Mẫu số 6, Mẫu số 8 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

3. Thủ tục hành chính do Sở Công Thương thực hiện

a) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vọng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung;

b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn 01 (một) tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương); Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu; Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu;

c) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế không phù hợp với hồ sơ đề nghị của thương nhân, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận cho thương nhân;

d) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế phù hợp với hồ sơ đề nghị của thương nhân, Sở Công Thương cấp Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận cho thương nhân;

d) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế phù hợp với hồ sơ đề nghị của thương nhân, Sở Công Thương cấp Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận cho thương nhân theo Mẫu số 4, Mẫu số 8, Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

4. Thương nhân có trách nhiệm nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật Việc sử dụng phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 19 Thông tư 42/2019/TT-BCT

Điều 19. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu

1. Khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Báo cáo số liệu nhập - xuất - tồn kho xăng dầu và tồn kho xăng dầu tại ba Miền theo Mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Công Thương theo định kỳ hằng tháng, quý, năm và báo cáo nhanh khi có yêu cầu của Bộ Công Thương. Thương nhân đầu mối gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính các báo cáo định kỳ về Bộ Công Thương trước ngày 20 của tháng đầu tiên của kỳ kế tiếp.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 19 Thông tư 42/2019/TT-BCT

Điều 19. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu
...
2. Khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình thực hiện nhập khẩu xăng dầu, mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, pha chế xăng dầu, xuất khẩu xăng dầu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu theo Mẫu số 5 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương trước ngày 20 của tháng kế tiếp.”

Xem nội dung VB
Điều 7. Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu:

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy nghìn tấn (7.000 tấn), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ năm (05) năm trở lên.

3. Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm nghìn mét khối (15.000 m3) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

Sau ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểu một phần ba (1/3) nhu cầu dự trữ của thương nhân quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này.

4. Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

Sau hai (02) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với các phương tiện vận tải xăng dầu nội địa có tổng sức chứa tối thiểu là ba nghìn mét khối (3.000 m3).

5. Có hệ thống phân phối xăng dầu: Tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp, tối thiểu bốn mươi (40) tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.

Mỗi năm, kể từ khi được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu tối thiểu bốn (04) cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cho đến khi đạt tối thiểu một trăm (100) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.

6. Phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.

7. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay không bắt buộc phải có hệ thống phân phối quy định tại Khoản 5 Điều này nhưng phải có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thương nhân.

Xem nội dung VB
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối xăng dầu

1. Được mua xăng dầu từ nhiều thương nhân đầu mối theo Hợp đồng mua bán xăng dầu.

2. Được kinh doanh xăng dầu theo hình thức là bên giao đại lý cho đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình và trả thù lao đại lý cho các đại lý đó.

Được kinh doanh xăng dầu theo phương thức nhượng quyền thương mại cho thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu theo quy định của pháp luật.

3. Áp dụng thống nhất giá bán lẻ xăng dầu trong toàn hệ thống phân phối của mình, tuân thủ quy định tại Điều 38 Nghị định này.

4. Ngoài việc bán lẻ tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc thương nhân, nhượng quyền thương mại cho thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu, chỉ được giao xăng dầu bằng hình thức đại lý quy định tại Luật Thương mại cho thương nhân làm đại lý quy định tại Điều 19 và thương nhân này không vi phạm quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 21 Nghị định này.

5. Thương nhân đã ký hợp đồng mua bán xăng dầu với thương nhân đầu mối, không được ký thêm hợp đồng làm tổng đại lý hoặc đại lý cho thương nhân đầu mối; làm đại lý cho tổng đại lý.

6. Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu bán ra trên toàn bộ hệ thống phân phối của mình theo quy định.

7. Chỉ được thuê kho, phương tiện vận tải xăng dầu của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.

8. Thực hiện chế độ ghi chép chứng từ phù hợp với hình thức kinh doanh theo quy định của Bộ Tài chính.

9. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.

10. Phải quy định thống nhất việc ghi tên thương nhân phân phối xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình và tổ chức kiểm tra, giám sát các thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu, đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình. Việc đăng ký, sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương nhân phân phối xăng dầu phải phù hợp với Luật Thương mại về nhượng quyền thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật.

11. Kiểm tra, giám sát hoạt động của đại lý bán lẻ xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối của mình. Liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm của các thương nhân này trong hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định hiện hành của pháp luật.

12. Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hành trình của phương tiện vận tải xăng dầu từ nơi giao hoặc nhận đến nơi nhận hoặc giao xăng dầu.

13. Phải đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của thương nhân với Sở Công Thương địa phương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng đó.

14. Phải đăng ký hệ thống phân phối với Bộ Công Thương là cơ quan xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu, với Sở Công Thương địa phương nơi thương nhân có hệ thống phân phối.

15. Phải xây dựng, áp dụng, duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng; hệ thống quản lý năng lực phòng thử nghiệm, trừ trường hợp thuê dịch vụ thử nghiệm.

16. Thực hiện lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Xem nội dung VB
Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

1. Được kinh doanh xăng dầu theo hình thức là bên đại lý cho một thương nhân đầu mối và được hưởng thù lao đại lý.

2. Được kinh doanh xăng dầu theo hình thức là bên giao đại lý cho đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình và trả thù lao đại lý cho các đại lý đó.

3. Được bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình theo giá bán lẻ do thương nhân đầu mối quy định.

4. Chỉ được ký hợp đồng làm tổng đại lý cho một (01) thương nhân đầu mối. Nếu thương nhân đầu mối đó không kinh doanh nhiên liệu sinh học, được ký thêm hợp đồng làm tổng đại lý cho một (01) thương nhân đầu mối khác chỉ để kinh doanh nhiên liệu sinh học.

5. Thương nhân đã ký hợp đồng làm tổng đại lý cho thương nhân đầu mối, không được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý khác hoặc thương nhân đầu mối khác.

6. Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu bán ra trên toàn bộ hệ thống phân phối của mình theo quy định.

7. Chỉ được thuê kho, phương tiện vận tải xăng dầu của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.

8. Thực hiện chế độ ghi chép chứng từ phù hợp với hình thức kinh doanh là đại lý trong các khâu kinh doanh xăng dầu theo quy định của Bộ Tài chính.

9. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.

10. Ngoài việc treo biển hiệu của thương nhân theo quy định hiện hành, nếu sử dụng tên thương mại, biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương nhân đầu mối, phải thực hiện bằng hợp đồng phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ.

11. Kiểm tra, giám sát hoạt động của đại lý trong hệ thống phân phối của mình. Liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm của đại lý trong hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định hiện hành của pháp luật.

12. Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hành trình của phương tiện vận tải xăng dầu từ nơi giao hoặc nhận đến nơi nhận hoặc giao xăng dầu.

13. Phải đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của thương nhân với Sở Công Thương địa phương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng đó.

14. Phải đăng ký hệ thống phân phối với Sở Công Thương địa phương nơi thương nhân có hệ thống phân phối.

Phải gửi thông tin hệ thống phân phối của mình cho bên giao đại lý là thương nhân đầu mối để đăng ký hệ thống phân phối với Bộ Công Thương.

15. Phải xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng.

Xem nội dung VB
Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của đại lý bán lẻ xăng dầu

1. Được bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình theo giá bán lẻ do thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định.

Được kinh doanh xăng dầu theo hình thức là bên đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối và được hưởng thù lao đại lý.

2. Chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho một (01) tổng đại lý hoặc một (01) thương nhân phân phối xăng dầu hoặc một (01) thương nhân đầu mối. Nếu tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối đó không kinh doanh nhiên liệu sinh học, đại lý được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho một (01) tổng đại lý hoặc một (01) thương nhân phân phối xăng dầu hoặc một (01) thương nhân đầu mối khác chỉ để kinh doanh nhiên liệu sinh học.

3. Thương nhân đã ký hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối, không được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối khác.

Đại lý phải nằm trong hệ thống phân phối của tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đó.

4. Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu niêm yết, bán ra theo quy định.

5. Thực hiện chế độ ghi chép chứng từ phù hợp với hình thức kinh doanh là đại lý theo quy định của Bộ Tài chính.

6. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.

7. Ngoài việc treo biển hiệu của thương nhân theo quy định hiện hành, nếu sử dụng tên thương mại, biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu, phải thực hiện bằng hợp đồng phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ.

8. Phải đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của thương nhân với Sở Công Thương địa phương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng đó.

9. Phải đăng ký hệ thống phân phối với Sở Công Thương địa phương nơi thương nhân có hệ thống phân phối.

Phải gửi thông tin hệ thống phân phối của mình cho bên giao đại lý là tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối để đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

10. Phải xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng.

Xem nội dung VB
Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu

1. Được bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình theo giá bán lẻ do thương nhân nhượng quyền là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định.

2. Chỉ được ký hợp đồng làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu cho một (01) thương nhân đầu mối hoặc một (01) thương nhân phân phối xăng dầu để bán xăng dầu qua cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu, đồng sở hữu. Nếu thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu đó không kinh doanh nhiên liệu sinh học, thương nhân nhận quyền được ký thêm hợp đồng làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu cho một (01) thương nhân đầu mối hoặc một (01) thương nhân phân phối xăng dầu khác chỉ để kinh doanh nhiên liệu sinh học.

3. Thương nhân đã ký hợp đồng làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu, không được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu, làm tổng đại lý hoặc đại lý cho thương nhân đầu mối.

Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu phải nằm trong hệ thống phân phối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu.

4. Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu niêm yết, bán ra theo quy định.

5. Thực hiện chế độ ghi chép chứng từ phù hợp với hình thức kinh doanh là bên nhận quyền theo quy định của Bộ Tài chính.

6. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.

7. Ngoài việc treo biển hiệu của thương nhân theo quy định hiện hành, phải sử dụng tên thương mại, biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương nhân nhượng quyền, thực hiện bằng hợp đồng phù hợp với Luật Thương mại về nhượng quyền thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật.

8. Phải đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của thương nhân với Sở Công Thương địa phương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng đó.

9. Phải đăng ký hệ thống phân phối với Sở Công Thương địa phương nơi thương nhân có hệ thống phân phối.

Phải gửi thông tin hệ thống phân phối của mình cho bên nhượng quyền là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu để đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

10. Phải xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng.

Xem nội dung VB
Điều 34. Thủ tục đăng ký hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu

1. Hàng năm, trên cơ sở tình hình nhập khẩu xăng dầu trong năm và kế hoạch phát triển trong năm tiếp theo, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đăng ký hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu với Bộ Công Thương.

2. Hồ sơ đăng ký là một (01) bộ, gồm có:

a) Công văn đề nghị trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại xăng dầu đăng ký được giao hạn mức nhập khẩu tối thiểu.

b) Báo cáo tình hình nhập khẩu xăng dầu của đơn vị trong năm.

Xem nội dung VB
Điều 35. Xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu

...

5. Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam để bán cho các đối tượng sau đây cũng được áp dụng các quy định về kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu:

a) Máy bay của các hãng hàng không nước ngoài cập cảng hàng không Việt Nam, máy bay của các hãng hàng không Việt Nam bay trên các tuyến bay quốc tế xuất cảnh.

Xem nội dung VB
Điều 35. Xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu

...

5. Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam để bán cho các đối tượng sau đây cũng được áp dụng các quy định về kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu:

...

b) Tàu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam, tàu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh.

Xem nội dung VB
Điều 11. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định sau:

1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, doanh nghiệp phải có giấy phép của Bộ Công Thương.

2. Đối với các loại hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục tạm nhập, tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.

3. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng sau đây là loại hình kinh doanh có điều kiện:

a) Hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này.

b) Hàng hóa dễ gây lây lan mầm bệnh hoặc gây ô nhiễm môi trường.

c) Hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt theo danh mục do Bộ Công Thương công bố.

Chính phủ giao Bộ Công Thương quy định cụ thể điều kiện để doanh nghiệp được kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Khoản 3 Điều này và điều kiện khi kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng này.

4. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, doanh nghiệp có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 (ba mươi) ngày và không quá 2 (hai) lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.

Quá thời hạn nêu trên, doanh nghiệp phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu và thuế.

5. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất phải làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào Việt Nam và chịu sự giám sát của Hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

6. Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

7. Tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.

8. Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất:

a) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính theo quy định của pháp luật.

Việc tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu, địa điểm khác thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

b) Đối với tạm nhập, tái xuất gỗ với các nước có chung đường biên giới, căn cứ quy định của Nghị định này và văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể về cửa khẩu tạm nhập, tái xuất.

9. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất khi tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo cơ chế quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành.

Xem nội dung VB
Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...

6. Nguyên liệu để sản xuất và pha chế xăng dầu bao gồm: Dầu thô, sản phẩm, bán thành phẩm xăng dầu, phụ gia và các chế phẩm khác.

Xem nội dung VB
Điều 10. Điều kiện sản xuất xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được sản xuất xăng dầu:

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có cơ sở sản xuất xăng dầu theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

3. Có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu, đủ năng lực để kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất xăng dầu

1. Được mua nguyên liệu trong nước, trực tiếp nhập khẩu nguyên liệu hoặc ủy thác cho thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thực hiện. Việc nhập khẩu nguyên liệu phải theo kế hoạch đã được Bộ Công Thương xác nhận, thông báo cho cơ quan hải quan làm thủ tục và kiểm soát việc nhập khẩu nguyên liệu của thương nhân.

2. Được nhận gia công trong nước và gia công xuất khẩu xăng dầu.

3. Được tiêu thụ tại thị trường trong nước xăng dầu do thương nhân sản xuất thông qua hệ thống phân phối của mình được tổ chức theo quy định tại Khoản 8 Điều này hoặc bán và chỉ được bán cho thương nhân đầu mối khác.

4. Được xuất khẩu xăng dầu do thương nhân sản xuất theo kế hoạch đăng ký với Bộ Công Thương, phù hợp với dự án đầu tư được phê duyệt.

5. Sản xuất xăng dầu theo kế hoạch đăng ký được Bộ Công Thương xác nhận hàng năm; duy trì mức dự trữ xăng dầu và nguyên liệu cho sản xuất tối thiểu phù hợp với dự án đầu tư được phê duyệt và kế hoạch sản xuất đã đăng ký với Bộ Công Thương.

6. Sản xuất xăng dầu đưa vào lưu thông phải phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng.

7. Xây dựng, áp dụng, duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý năng lực phòng thử nghiệm.

8. Tổ chức hệ thống phân phối xăng dầu trong nước, phải tuân thủ các quy định tại Khoản 4 và 5 Điều 7; Khoản 3, 4, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Điều 9 Nghị định này.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 19 Thông tư 42/2019/TT-BCT

Điều 19. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu
...
3. Khoản 4 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4. Thương nhân sản xuất xăng dầu có trách nhiệm báo cáo định kỳ hằng tháng về tình hình sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương trước ngày 10 của tháng kế tiếp theo Mẫu số 7 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.”

Xem nội dung VB
Điều 7. Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu:

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy nghìn tấn (7.000 tấn), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ năm (05) năm trở lên.

3. Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm nghìn mét khối (15.000 m3) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

Sau ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểu một phần ba (1/3) nhu cầu dự trữ của thương nhân quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này.

4. Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

Sau hai (02) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với các phương tiện vận tải xăng dầu nội địa có tổng sức chứa tối thiểu là ba nghìn mét khối (3.000 m3).

5. Có hệ thống phân phối xăng dầu: Tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp, tối thiểu bốn mươi (40) tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.

Mỗi năm, kể từ khi được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu tối thiểu bốn (04) cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cho đến khi đạt tối thiểu một trăm (100) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.

6. Phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.

7. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay không bắt buộc phải có hệ thống phân phối quy định tại Khoản 5 Điều này nhưng phải có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thương nhân.

Xem nội dung VB