Thông tư 36/2017/TT-BTTTT về quy định bộ phận tham mưu và hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
Số hiệu: 36/2017/TT-BTTTT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông Người ký: Trương Minh Tuấn
Ngày ban hành: 29/11/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 23/12/2017 Số công báo: Từ số 1043 đến số 1044
Lĩnh vực: Khiếu nại, tố cáo, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2017/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2017

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH BỘ PHẬN THAM MƯU VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính ph quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;

Căn cứ Nghị định số 140/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính ph về tổ chức và hoạt động của thanh tra Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông;

Bộ trưng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định bộ phận tham mưu và hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, th trưng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; hoạt động thanh tra chuyên ngành; tiêu chuẩn, trang phục, thẻ công chức thanh tra thông tin và truyền thông và các đơn vị liên quan thuộc Bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưng các Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực (Giám đốc Trung tâm), Trưng đoàn thanh tra chuyên ngành, thành viên Đoàn thanh tra chuyên ngành, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Điều 3. Nguyên tắc tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành

Hoạt động thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành (sau đây viết tắt là Nghị định 07/2012/NĐ-CP).

Chương II

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Điều 4. Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành

1. Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành tại các Cục được giao chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cho Cục trưng.

2. Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành tại các Trung tâm Tần s vô tuyến điện khu vực thuộc Cục Tần s vô tuyến điện thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cho Giám đốc Trung tâm.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều này do Cục trưng quy định.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Tn s vô tuyến điện khu vực

a) Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm gửi Cục Tần s vô tuyến điện tng hợp trình Bộ trưởng ban hành;

b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - k thuật, quy tc qun lý lĩnh vực tần số vô tuyến điện trên địa bàn quản lý;

c) Thanh tra nhng vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật và những vụ việc khác khi được Cục trưng giao;

d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình;

đ) Báo cáo Cục Tần số vô tuyến điện công tác thanh tra chuyên ngành theo định kỳ hàng quý, 06 tháng, hàng năm;

e) Báo cáo đột xuất về công tác thanh tra khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền;

g) Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trên địa bàn quản lý trong hoạt động thanh tra.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưng các Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định 07/2012/NĐ-CP.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành được Cục trưởng giao;

b) Phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;

c) Báo cáo Cục trưng khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và quyết định thanh tra khi được Cục trưng giao nhiệm vụ;

d) Kiến nghị Cục trưng xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan mình;

đ) Báo cáo Chánh Thanh tra Bộ khi không đồng ý với chỉ đạo hoặc xử lý của Cục trưng trong hoạt động thanh tra;

e) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình ch hoặc hủy b quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;

g) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Hoạt động thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

1. Hoạt động thanh tra chuyên ngành của các Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định 07/2012/NĐ-CP .

2. Hoạt động thanh tra chuyên ngành của Trung tâm Tần s vô tuyến điện khu vực tiến hành thanh tra theo đoàn hoặc tiến hành thanh tra độc lập.

a) Trường hợp tiến hành thanh tra theo đoàn thực hiện theo quy định từ Điều 16 đến Điều 28 Nghị định 07/2012/NĐ-CP;

b) Trường hợp tiến hành thanh tra độc lập thực hiện theo quy định từ Điều 29 đến Điều 32 Nghị định 07/2012/NĐ-CP.

Chương III

TIÊU CHUẨN, TRANG PHỤC, THẺ CỦA CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Điều 8. Tiêu chuẩn của công chức thanh tra chuyên ngành

Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được gọi là công chức thanh tra chuyên ngành. Công chức thanh tra chuyên ngành phải đảm bảo đ điều kiện theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 07/2012/NĐ-CP.

Điều 9. Tiêu chuẩn của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành

Trưng đoàn thanh tra chuyên ngành phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 Thông tư này và các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:

1. Có ít nhất 05 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chun ngành (không kể thời gian tập sự).

2. Giữ chức vụ Trường phòng hoặc Chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên.

3. Am hiểu pháp luật, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

4. Có khả năng tổ chức, điều hành, hướng dẫn các thành viên đoàn và cộng tác viên thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.

5. Có năng lực phân tích, đánh giá những vấn đề thuộc phạm vi quản lý theo lĩnh vực được phân công.

Điều 10. Trang phục công chức thanh tra chuyên ngành

1. Trang phục công chức thanh tra chuyên ngành thuộc các Cục được quy định tại Thông tư này bao gồm: qun áo thu đông, áo măng tô, qun xuân hè, áo xuân hè ngắn tay, áo xuân hè dài tay, áo sơ mi dài tay, mũ bảo hiểm, cà vạt, thắt lưng da, giầy da, dép quai hậu, bít tất, áo mưa, cặp tài liệu, cành tùng, cúc cấp hiệu, cầu vai, cấp hàm.

2. Công chức thanh tra chuyên ngành khi được cấp trang phục để sử dụng thi hành công vụ, ngày l, ngày truyền thống, có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản trang phục theo quy định của Nhà nước, nghiêm cm sử dụng trang phục không đúng mục đích, đ vụ lợi.

3. Công chức thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được cấp một lần phù hiệu, biển hiệu, trường hợp đã cũ, hư hỏng hoặc bị mất thì được cấp lại hoặc được cấp đổi biển hiệu trong trường hợp được bổ nhiệm, nâng ngạch.

4. Trường hợp công chức thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông thuyên chuyển công tác, ngh chế độ hoặc bị kỷ luật bng hình thức buộc thôi việc mà trang phục được cấp chưa hết niên hạn thì không phải thu hồi; nếu đã hết thời hạn mà chưa được cấp phát thì không được cấp phát.

5. Nữ công chức thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông có thể lựa chọn quần xuân hè, quần thu đông hay juyp xuân hè, juyp thu đông trong năm được cấp; được phép mặc thường phục khi mang thai từ tháng thứ 3 đến khi sinh con.

6. Công chức thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được chọn một loại áo xuân hè ngn tay hoặc dài tay, có thể thay thế áo sơ mi dài tay bng áo xuân hè dài tay trong năm được cấp.

7. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, Cục trưng các Cục được giao chức năng thanh tra chuyên ngành có thể xem xét quyết định may sm trang phục cho công chức được giao chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cấp tin cho từng cá nhân tự may sắm theo đúng quy định về tiêu chuẩn, hình thức, màu sc, kiu dáng trang phục.

Điều 11. Tiêu chuẩn, niên hạn sử dụng trang phục

1. Trang phục cấp theo niên hạn:

STT

Tên trang phục

Số lượng

Niên hạn cấp phát

1.1

Quần áo xuân hè

 

 

+ Từ Thừa Thiên-Huế tr ra

+ Từ Đà Nng trở vào

01 bộ

02 bộ

01 năm (lần đầu cấp 02 bộ)

01 năm (lần đầu cấp 02 bộ)

1.2

Quần áo thu đông

 

 

+ Từ Thừa Thiên-Huế tr ra

+ Từ Đà Nng tr vào

01 bộ

01 bộ

02 năm (lần đầu cấp 02 bộ)

04 năm (lần đầu cấp 01 bộ)

1.3

Áo măng tô

01 chiếc

04 năm

1.4

Áo sơ mi dài tay

01 chiếc

01 năm (lần đầu cấp 02 chiếc)

1.5

Tht lưng da

01 chiếc

02 năm

1.6

Giầy da

01 đôi

02 năm

1.7

Dép quai hậu

01 đôi

01 năm

1.8

Bít tất

02 đôi

01 năm

1.9

Cà vạt

02 cái

04 năm

1.10

Áo mưa

01 chiếc

01 năm

1.11

Cặp tài liệu

01 chiếc

02 năm

2. Trang phục cấp một lần (trường hợp trang phục bị cũ, hư hỏng, bị mất thì được cấp lại)

Đối với các Trung tâm Tần số vô tuyến điện phía Nam từ Đà Nng tr vào, tùy điều kiện cụ thể và trong phạm vi dự toán ngân sách được giao đ may sắm trang phục, Cục trưng Cục Tần số vô tuyến điện có thể xem xét quyết định chuyn đi trang phục áo măng tô thành quần áo xuân hè để phù hợp với điều kiện thời tiết.

Điều 12. Quy cách, màu sắc trang phục nam

Áo măng tô, áo thu đông, quần thu đông, quần xuân hè, áo sơ mi dài tay, áo xuân hè ngắn tay, áo xuân hè dài tay, giầy da, dép quai hậu theo quy định tại Điều 4, Thông tư 02/2015/TT-TTCP ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Thanh tra Chính phủ quy định về trang phục của cán bộ, thanh tra viên, công chức, viên chức thuộc các cơ quan thanh tra nhà nước (sau đây viết tắt là Thông tư 02/2015/TT-TTCP).

Điều 13. Quy cách, màu sắc trang phục nữ

Áo măng tô, áo thu đông, quần thu đông, juyp, áo sơ mi dài tay, áo xuân hè ngn tay, áo xuân hè dài tay, giầy da, dép quai hậu được quy định theo quy định tại Điều 5, Thông tư 02/2015/TT-TTCP.

Điều 14. Các trang phục khác được trang bị chung cho nam và nữ

1. Quần áo mưa, cà vạt, bít tất, biển tên, cặp tài liệu, cúc áo, cúc cấp hiệu, cành tùng, sao mũ, mũ bảo hiểm theo quy định tại Điều 6, Thông tư 02/2015/TT-TTCP (trừ mũ kêpi).

2. Cầu vai, cấp hàm:

Cầu vai có chiều dài 13cm, phần đầu nhọn rộng 04cm, phần rộng 05cm, nền cấp hiệu bng vải n màu đ, cốt cấp hiệu bng nhựa nguyên chất màu trắng; sao cấp hiệu bng đồng tấm mạ vàng trng bóng; có lé bằng vải màu xanh rộng 3mm; cúc cấp hiệu hình tròn có ngôi sao giữa 02 (hai) cành tùng. Đối với từng chức danh cụ thể như sau:

a) Cục trưng được giao chức năng thanh tra chuyên ngành: cầu vai gắn 04 sao 23mm thành một hàng dọc cầu vai, có 02 (hai) vạch phân cấp bng kim loại màu trắng bóng;

b) Phó Cục trưng được giao chức năng thanh tra chuyên ngành: cầu vai gắn 03 sao 23mm thành một hàng dọc cầu vai, có 02 (hai) vạch phân cấp bng kim loại màu trng bóng;

c) Trưởng phòng cấp Cục; Giám đốc Trung tâm được giao chức năng thanh tra chuyên ngành: cầu vai gắn 02 sao 23mm thành một hàng dọc cầu vai, có 02 (hai) vạch phân cấp bằng kim loại màu trắng bóng;

d) Phó Trưởng phòng cấp Cục; Phó Giám đốc Trung tâm được giao chức năng thanh tra chuyên ngành: cu vai gn 01 sao 23mm thành một hàng dọc cu vai, có 02 (hai) vạch phân cấp bng kim loại màu trng bóng;

đ) Trưng phòng Trung tâm được giao chức năng thanh tra chuyên ngành: cầu vai gắn 04 sao 23mm thành một hàng dọc cầu vai, có 01 (một) vạch phân cp bng kim loại màu trng bóng;

e) Phó Trưởng phòng Trung tâm được giao chức năng thanh tra chuyên ngành: cầu vai gắn 03 sao 23mm thành một hàng dọc cầu vai, có 01 (một) vạch phân cấp bng kim loại màu trắng bóng;

g) Chuyên viên cao cấp: cầu vai gn 03 sao 23mm thành một hàng dọc trên 03 (ba) vạch phân ngạch màu xanh;

h) Chuyên viên chính: cầu vai gn 02 sao 23mm thành một hàng dọc trên 02 vạch phân ngạch màu xanh;

i) Chuyên viên: cầu vai gn 01 sao 23mm thành một hàng dọc trên 01 (một) vạch phân ngạch màu xanh.

Điều 15. Thẻ công chức thanh tra

1. Công chức thanh tra chuyên ngành được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ công chức thanh tra đ sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

2. Công chức thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm bo quản, sử dụng th công chức thanh tra theo quy định của pháp luật. Trường hợp mt hoặc hư hỏng thẻ công chức thanh tra, công chức thanh tra chuyên ngành báo cáo Cục trưng, để làm thủ tục cấp lại hoặc đổi thẻ theo quy định. Nghiêm cấm sử dụng thẻ công chức thanh tra ngoài việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra.

3. Thẻ công chức thanh tra phải thu hồi khi công chức thanh tra ngh hưu hoặc không được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

4. Thẻ công chức thanh tra xác định tư cách pháp lý để công chức thanh tra chuyên ngành sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra theo quy định của pháp luật.

5. Thẻ công chức thanh tra được làm bằng nhựa (PET).

Điều 16. Mẫu thẻ công chức thanh tra

1. Thẻ công chức thanh tra hình ch nhật, rộng 50mm, dài 90mm. Nội dung trên thẻ công chức thanh tra được trình bày theo phông chữ của bộ mã ký tự ch Việt (phông chữ Việt Unicode) theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001 .

2. Thẻ công chức thanh tra, gồm 2 mặt:

a) Mặt trước (hình 1) nền màu đ, ch in hoa màu vàng, gồm 02 dòng:

Dòng trên ghi “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, kiểu chữ đậm, c chữ 09;

Dòng dưới ghi “THẺ CÔNG CHỨC THANH TRA”, kiểu chữ đậm, cỡ ch 14;

Giữa hai dòng là biu tượng quốc huy, đường kính 24mm.

Hình 1: Mặt trước thẻ công chức thanh tra

b) Mặt sau (hình 2): Nn là hoa văn màu hồng tươi tạo thành các tia sáng lan tỏa từ tâm ra xung quanh; ở giữa có biểu tượng ngành thanh tra, in bóng mờ, đường kính 20mm; góc trên bên trái in biểu tượng ngành thanh tra đường kính 14mm.

Nội dung trên mặt sau có các thông tin:

Tên cơ quan “BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYN THÔNG” (ghi hàng thứ nhất; logo Bộ hàng thứ 2, bên trái); “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”; “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” (ghi hàng thứ nhất bên phải): ch in hoa đậm, màu đen, cỡ ch 12;

Tên thẻ “THẺ CÔNG CHỨC THANH TRA” ch in hoa đậm, màu đỏ, cỡ ch 14;

Số thẻ “S: A33-X-Y”; trong đó: X=1-5; Y=1-n (X=1: ký hiệu của Cục Báo chí; X=2: ký hiệu của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; X=3: ký hiệu của Cục Tần số vô tuyến điện; X=4: ký hiệu của Cục Viễn thông; X=5: ký hiệu của Cục Xuất bn, In và Phát hành; (Y=1-n, là số thứ tự theo thời gian cấp thẻ của công chức được giao chức năng thanh tra chuyên ngành đủ điều kiện đ cấp thẻ của Cục X);

Họ và tên của công chức thanh tra chuyên ngành (ghi hàng thứ ba): chữ in hoa đậm, màu đen, cỡ ch 14;

Chức vụ hoặc chức danh của công chức thanh tra chuyên ngành (ghi hàng thứ tư): ch in hoa đậm, màu đen, cỡ ch 11;

Cơ quan: Tên Cục được giao chức năng thanh tra chuyên ngành của công chức thanh tra cấp thẻ;

Ảnh chân dung của người được cấp thẻ, khổ 2x3cm, ở vị trí phía dưới bên trái thẻ, được đóng dấu ni góc dưới bên phải ảnh;

Hạn sử dụng: 05 năm (k từ ngày được cấp thẻ), ch thường, c ch 10.

Điều 17. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan

1. Các Cục được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm:

a) Lựa chọn công chức đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này để giao nhiệm vụ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;

b) Hoàn chnh hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này gi Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng ký cấp thẻ;

c) Trực tiếp qun lý thẻ của công chức thanh tra chuyên ngành thuộc thẩm quyền qun lý của cơ quan mình;

d) Đề nghị Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng cấp mới Thẻ cho công chức được giao chức năng thanh tra lần đầu; cấp lại Thẻ đã hết thời gian sử dụng hoặc mất Thẻ; đi Thẻ đang sử dụng bị hư hng (gi kèm theo Thẻ công chức thanh tra bị hư); thu hồi Thẻ công chức được giao chức năng thanh tra chuyên ngành ngh hưu, chuyển công tác, bị min nhiệm, thôi làm công tác thanh tra hoặc từ trn, mt tích khi đang công tác và nộp cho Vụ Tổ chức cán bộ.

2. Thanh tra Bộ có trách nhiệm:

a) Thực hiện đúng thẩm quyền theo quy định tại các Điều 6, Điều 7 Nghị định 140/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra Thông tin và Truyền thông.

b) Phối hợp Vụ Tổ chức cán bộ thẩm tra hồ sơ, làm thủ tục khi Cục được giao chức năng thanh tra đề nghị cấp mới Thẻ cho công chức được giao chức năng thanh tra lần đầu; cấp lại Thẻ đã hết thời gian sử dụng hoặc mất Thẻ; đổi Thẻ đang sử dụng bị hư hỏng; thu hồi Thẻ khi công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành ngh hưu, chuyển công tác, bị miễn nhiệm, thôi làm công tác thanh tra hoặc từ trần, mất tích khi đang công tác.

c) Kiến nghị Bộ trưởng thu hồi Thẻ khi phát hiện sai phạm qua công tác thanh tra, xử lý khiếu nại, tố cáo.

3. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ thẩm tra hồ sơ, làm thủ tục trình Bộ trưởng cấp mới Thẻ khi công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành lần đầu; cấp lại Thẻ đã hết thời gian sử dụng hoặc mất Thẻ; đổi Thẻ đang sử dụng bị hư hỏng; thu hồi Thẻ khi công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành nghỉ hưu, chuyển công tác, bị min nhiệm, thôi làm công tác thanh tra hoặc từ trần, mất tích khi đang công tác.

b) Tổ chức phát Thẻ Thanh tra, thu hồi Thẻ Thanh tra và m sổ theo dõi, việc cấp mới, cấp lại, đổi Thẻ Thanh tra; thu hồi Thẻ công chức làm công tác thanh tra trong phạm vi Bộ;

c) Cắt góc hoặc đục l trên thẻ đ không còn giá trị sử dụng. Thẻ bị hỏng hoặc đã ct góc, đục l phải được lưu vào hồ sơ cấp thẻ công chức thanh tra.

Điều 18. Kinh phí may, sắm trang phục và thẻ công chức thanh tra

1. Kinh phí may, sm trang phục cho công chức thanh tra chuyên ngành thuộc Cục nào thì do ngân sách nhà nước đã giao cho Cục đó bảo đảm.

Hàng năm, các Cục căn cứ vào đối tượng được cấp trang phục công chức thanh tra chuyên ngành, s lượng chng loại trang phục thanh tra đến niên hạn theo quy định, lập dự toán kinh phí may, sm trang phục để tổng hợp chung trong dự toán ngân sách của các Cục gi Vụ Kế hoạch - Tài chính để tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của Bộ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp kinh phí cho việc may, sm trang phục công chức thanh tra chuyên ngành.

2. Kinh phí làm th công chức thanh tra do Văn phòng Bộ qun lý và thực hiện.

3. Kinh phí may, sm trang phục công chức thanh tra chuyên ngành, làm thẻ công chức thanh tra được giao trong dự toán chi không thực hiện chế độ tự ch của các đơn vị.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2018 thay thế Thông tư số 19/2012/TT-BTTTT ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định bộ phận tham mưu và hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 20. Trách nhiệm thi hành

1. Thanh tra Bộ làm đầu mối giúp Bộ trưởng tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục trưng các Cục được giao chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm triển khai, thực hiện các quy định về trang phục; th đối với công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành trong thẩm quyền quản lý.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mc phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông (Thanh tra Bộ) để xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Th tướng và các Phó Thủ tướng CP (đ b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Thanh tra Chính phủ;
- Viện ki
m sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nh
ân dân tối cao;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Bộ TTTT; Bộ trưởng và các Thứ trư
ng;
các đ
ơn v thuộc Bộ; Cổng thông tin điện tử Bộ.
- Công báo;
- C
ng thông tin điện tử Chính phủ;
- Lưu: VT, TTra
, HA50.

BỘ TRƯỞNG




Trương Minh Tuấn

 

Điều 3. Nguyên tắc tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành

1. Hoạt động thanh tra chuyên ngành do Đoàn thanh tra chuyên ngành, Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện.

2. Hoạt động thanh tra chuyên ngành phải được tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, Cục thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

1. Tổng cục và tương đương (sau đây gọi chung là Tổng cục); Cục thuộc Bộ; Chi cục thuộc Sở có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra bộ, Thanh tra sở tổng hợp trình Bộ trưởng, Giám đốc sở phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;

b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực;

c) Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở giao;

d) Thanh tra những vụ việc khác do Bộ trưởng, Giám đốc sở giao;

đ) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình;

e) Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành với Thanh tra bộ, Thanh tra sở.

Xem nội dung VB
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng và tương đương, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

Tổng cục trưởng và tương đương (sau đây gọi chung là Tổng cục trưởng); Cục trưởng thuộc Bộ; Chi cục trưởng thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành được giao.

2. Quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở; phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

3. Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.

4. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.

5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 16. Thời hạn thanh tra của Đoàn thanh tra chuyên ngành

1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định như sau:

a) Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra bộ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày;

b) Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra sở, Chi cục thuộc Sở tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.

2. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.

3. Việc kéo dài thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra chuyên ngành quyết định.

Điều 17. Đoàn thanh tra chuyên ngành

1. Đoàn thanh tra chuyên ngành được thành lập để tiến hành cuộc thanh tra theo phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra.

Đoàn thanh tra chuyên ngành có Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên Đoàn thanh tra, công chức thanh tra chuyên ngành; trường hợp cần thiết có Phó Trưởng đoàn thanh tra.

2. Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53 của Luật Thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra được sử dụng dấu của cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra khi ban hành văn bản để áp dụng các biện pháp thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

3. Thành viên Đoàn thanh tra, công chức thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 54 của Luật Thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng đoàn thanh tra và người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.

Điều 18. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra

1. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra. Kế hoạch tiến hành thanh tra gồm: mục đích, yêu cầu, phạm vi, nội dung, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra; phương pháp tiến hành thanh tra, tiến độ thực hiện, chế độ thông tin, báo cáo, phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra; tổ chức thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra.

2. Trưởng đoàn thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra.

3. Thời gian xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra do người ra quyết định thanh tra quyết định, nhưng không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định thanh tra. Trường hợp thanh tra đột xuất thì thời gian không quá 03 ngày làm việc.

Điều 19. Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra

1. Trưởng đoàn thanh tra phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra; phương pháp, cách thức tiến hành thanh tra; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn thanh tra; khi cần thiết, tập huấn nghiệp vụ cho thành viên Đoàn thanh tra.

2. Thành viên Đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công và báo cáo Trưởng đoàn thanh tra.

Điều 20. Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo

Căn cứ kế hoạch tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo và gửi đối tượng thanh tra trước ngày công bố quyết định thanh tra.

Điều 21. Thông báo việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành

Trước khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra thông báo việc công bố quyết định thanh tra đến đối tượng thanh tra; trường hợp cần thiết, chuẩn bị để người ra quyết định thanh tra thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra. Thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.

Điều 22. Công bố quyết định thanh tra chuyên ngành

1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra.

2. Khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, thời hạn thanh tra, quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và những nội dung khác liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.

3. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản. Biên bản phải có chữ ký của Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra.

Điều 23. Thu thập thông tin tài liệu, đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật

1. Thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm thu thập, nghiên cứu, phân tích thông tin, tài liệu, chứng cứ; đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra được phân công.

2. Thành viên Đoàn thanh tra phải báo cáo về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của Trưởng đoàn thanh tra; trường hợp phát hiện những vấn đề vượt quá thẩm quyền cần phải xử lý ngay thì kịp thời báo cáo Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định.

3. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời kiến nghị của thành viên Đoàn thanh tra; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo ngay người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.

Điều 24. Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành

1. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo người ra quyết định thanh tra về tiến độ thực hiện nhiệm vụ của Đoàn thanh tra theo kế hoạch tiến hành thanh tra hoặc theo yêu cầu đột xuất của người ra quyết định thanh tra.

2. Tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra phải được báo cáo bằng văn bản, gồm các nội dung: tiến độ thực hiện nhiệm vụ; nội dung đã hoàn thành; nội dung đang tiến hành; công việc thực hiện trong thời gian tới; kiến nghị, đề xuất (nếu có).

Điều 25. Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành

Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành phải có các nội dung sau đây:

1. Khái quát về đối tượng thanh tra;

2. Kết quả kiểm tra, xác minh về từng nội dung thanh tra;

3. Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, việc chấp hành các quy định về tiêu chuẩn, chuyên môn - kỹ thuật của đối tượng thanh tra;

4. Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng trong quá trình tiến hành thanh tra; kiến nghị các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua thanh tra (nếu có);

5. Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra (nếu có).

Điều 26. Xây dựng kết luận thanh tra chuyên ngành

1. Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra dự thảo kết luận thanh tra. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, giải trình để làm rõ thêm nội dung thanh tra.

2. Trước khi kết luận chính thức, nếu thấy cần thiết thì người ra quyết định thanh tra lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn hoặc gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra. Việc giải trình của đối tượng thanh tra được thực hiện bằng văn bản và có các tài liệu chứng minh kèm theo.

Điều 27. Kết luận thanh tra chuyên ngành

1. Căn cứ báo cáo kết quả thanh tra, nội dung giải trình của đối tượng thanh tra (nếu có), chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra; trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây:

a) Kết quả kiểm tra, xác minh về từng nội dung thanh tra;

b) Kết luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, chuyên môn - kỹ thuật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);

c) Kiến nghị các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua thanh tra (nếu có).

2. Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục cho việc ra kết luận thanh tra.

3. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc công bố kết luận thanh tra. Trường hợp cần thiết có thể ủy quyền cho Trưởng đoàn thanh tra công bố kết luận thanh tra. Việc công bố kết luận thanh tra được lập thành biên bản.

4. Việc gửi kết luận thanh tra được thực hiện như sau:

a) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra bộ tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

b) Đối với cuộc thanh tra do Tổng cục, Cục thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Thanh tra bộ, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

c) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra sở tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Giám đốc sở, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

d) Đối với cuộc thanh tra do Chi cục thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Thanh tra sở, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

5. Kết luận thanh tra chuyên ngành được lưu hồ sơ thanh tra.

Điều 28. Công khai kết luận thanh tra chuyên ngành

Việc công khai kết luận thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo quy định tại Điều 46 của Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.

Xem nội dung VB
Điều 29. Phân công Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập

Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở căn cứ vào kế hoạch thanh tra phân công Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập. Quyết định phân công bao gồm các nội dung sau:

1. Họ, tên, chức danh, số hiệu thẻ của Thanh tra viên hoặc của công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập.

2. Phạm vi, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;

3. Thời gian tiến hành thanh tra.

Điều 30. Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập

Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiến hành thanh tra. Trường hợp cần thiết, Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở gia hạn thời gian thanh tra nhưng thời gian gia hạn không được vượt quá 05 ngày làm việc.

Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập

1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở.

2. Xuất trình văn bản phân công nhiệm vụ, thẻ thanh tra viên hoặc thẻ công chức khi tiến hành thanh tra.

3. Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra.

4. Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra.

5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo người phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra xem xét, xử lý.

6. Lập biên bản làm việc với đối tượng thanh tra khi kết thúc thanh tra.

7. Báo cáo người phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Điều 32. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành độc lập

Khi kết thúc thanh tra, Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành phải báo cáo người phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra bằng văn bản về kết quả thực hiện nhiệm vụ. Báo cáo phải nêu rõ nội dung, kết quả thanh tra, các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, biện pháp đã kiến nghị xử lý (nếu có) và phải lưu hồ sơ thanh tra.

Xem nội dung VB
Điều 12. Tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành

1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (sau đây gọi là công chức thanh tra chuyên ngành) có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngạch công chức đang giữ và các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:

a) Am hiểu pháp luật, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;

b) Có nghiệp vụ thanh tra;

c) Có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự).

Xem nội dung VB
Điều 4. Quy cách, màu sắc trang phục nam

1. Áo măng tô

a) Chất liệu:

- Vải Tuytsi pha len, ký hiệu: TW8058-1;

- Kiểu dệt: chéo 3/1;

- Tỷ lệ: PW45/55;

- Mật độ: dọc 360s/cm; ngang 270s/cm;

- Trọng lượng: 245g/m2.

b) Màu sắc: xanh rêu đậm.

c) Kiểu dáng: kiểu veston, cổ hình chữ B, thắt đai lưng, khóa bằng đồng. Ngực may đề cúp, có một hàng cúc 4 chiếc mạ màu trắng bóng. May bật vai đeo cấp hiệu, có ken vai bằng bông ép. Phía trong trên ngực mỗi bên bổ một túi viền. Thân trước phía dưới may 2 túi cơi chéo. Thân sau cầu vai rời, may chắp sống lưng, có xẻ sống. Tay kiểu 2 mang may cá tay, đính cúc. Toàn bộ cổ áo, nẹp áo, nắp túi, thân áo được dựng bằng mex. Chiều dài áo ngang đùi.

2. Áo thu đông

a) Chất liệu:

- Vải Tuytsi pha len, ký hiệu: TW8058-1;

- Kiểu dệt: chéo 3/1;

- Tỷ lệ: PW45/55;

- Mật độ: dọc 360s/cm; ngang 270s/cm;

- Trọng lượng: 245g/m2.

b) Màu sắc: xanh rêu đậm.

c) Kiểu dáng: áo khoác, cổ chữ B. Ngực một hàng cúc 4 chiếc mạ màu trắng bóng. Thân trước có 4 túi bổ (2 túi ngực, 2 túi dưới), túi có nắp. May bật vai đeo cấp hiệu, lắp ken vai. Thân sau may chắp sống lưng, có xẻ sống. Tay kiểu 2 mang, bác tay may lật ra ngoài. Toàn bộ cổ áo, nẹp áo, nắp túi, thân áo được dựng bằng mex. Lót toàn bộ áo.

3. Quần thu đông, quần xuân hè

a) Chất liệu:

- Vải Tuytsi pha len, ký hiệu: TW8058-1;

- Kiểu dệt: chéo 3/1;

- Tỷ lệ: PW45/55;

- Mật độ: dọc 360s/cm; ngang 270s/cm;

- Trọng lượng: 245g/m2.

b) Màu sắc: xanh rêu đậm.

c) Kiểu dáng: quần âu, kiểu cạp rời, 2 túi sườn chéo, thân trước mỗi bên xếp một ly lật về phía dọc quần. Cửa quần may khóa kéo bằng nhựa. Đầu cạp có một móc và một cúc nhựa nằm trong, thân sau mỗi bên may một chiết, có hai túi hậu cài khuy nhựa. Cạp quần may 6 đỉa. Gấu quần hớt lên phía trước.

4. Áo sơmi dài tay

a) Chất liệu:

- Vải pôpơlin 8151 PE/VIS;

- Tỷ lệ: 65/35;

- Mật độ: dọc 320s/cm; ngang 286s/cm;

- Trọng lượng: 145g/m2.

b) Màu sắc: xanh nhạt.

c) Kiểu dáng: áo sơmi cổ đứng, thân trước bên trái may 1 túi ốp. Ngực một hàng cúc nhựa 6 chiếc, nẹp bong. Thân sau cầu vai rời, mỗi bên xếp 1 ly. Tay dài có măng séc, cửa tay xếp 2 ly lật về phía thép tay, thép tay có cài cúc. Gấu áo thẳng.

5. Áo xuân hè ngắn tay

a) Chất liệu:

- Vải pôpơlin 8151 PE/VIS;

- Tỷ lệ: 65/35;

- Mật độ: dọc 320s/cm; ngang 286s/cm;

- Trọng lượng: 145g/m2.

b) Màu sắc: xanh nhạt.

c) Kiểu dáng: áo sơmi, cổ bẻ. Thân trước may 2 túi ngực ốp ngoài, giữa bị túi dán đố, góc đáy túi tròn. Ngực một hàng cúc 6 chiếc bằng đồng, cúc thứ 2 từ trên xuống và 2 cúc túi ngực thành một đường thẳng nằm ngang. May bật vai đeo cấp hiệu. Thân sau cầu vai chắp, mỗi bên xếp 1 ly. Tay ngắn, cửa tay gập vào trong may 2 đường song song.

6. Áo xuân hè dài tay

a) Chất liệu:

- Vải pôpơlin 8151 PE/VIS;

- Tỷ lệ: 65/35;

- Mật độ: dọc 320s/cm; ngang 286s/cm;

- Trọng lượng: 145g/m2.

b) Màu sắc: xanh nhạt.

c) Kiểu dáng: kiểu sơmi cổ bẻ. Thân trước may 2 túi ngực ốp ngoài, giữa bị túi dán đố, góc đáy túi tròn. Ngực một hàng cúc 6 chiếc, cúc thứ 2 từ trên xuống và 2 cúc túi ngực thành một đường thẳng nằm ngang. May bật vai đeo cấp hiệu. Thân sau cầu vai chắp, mỗi bên xếp 1 ly. Tay dài có măng séc, thép tay bơi chèo.

7. Giầy da

- Đế: PU;

- Da: nappa màu đen;

- Độ dày: 1,4mm ¸ 1,6mm;

- Độ bền kéo đứt: (Mpa) ≥ 16; (N/cm2) ≥ 1100;

- Độ cứng: shoreA 60 ± 5.

- Kiểu Oxford, mũi giầy trơn. Nẹp có 4 cặp lỗ để buộc dây trang trí, phần thân giầy đệm mút xốp tạo độ êm, mang trong và mang ngoài có gắn chun co giãn. Mũ giầy làm bằng da nappa, mềm dẻo, bóng mờ, vân da mịn màng, lót giầy, lót đế trong mặt giầy bằng da bò màu kem. Đế được sản xuất bằng chất liệu PU gót cao 4 cm đúc định hình. Mặt đế có hoa văn chống trơn trượt.

8. Dép quai hậu

- Làm bằng da nappa màu đen;

- Độ dày: 1,2mm ¸ 1,4mm;

- Độ bền kéo đứt: (Mpa) ≥ 18; (N/cm2) ≥ 3;

- Kiểu dáng: quai ngang;

- Đế cao 3cm, có chốt cài.

Xem nội dung VB
Điều 5. Quy cách, màu sắc trang phục nữ

1. Áo măng tô.

a) Chất liệu:

- Vải Tuytsi pha len, ký hiệu: TW8058-1;

- Kiểu dệt: chéo 3/1;

- Tỷ lệ: PW45/55;

- Mật độ: dọc 360s/cm; ngang 270s/cm;

- Trọng lượng: 245g/m2.

b) Màu sắc: xanh rêu đậm.

c) Kiểu dáng: kiểu veston, cổ hình chữ B. Ngực có một hàng cúc 4 chiếc mạ màu trắng bóng. May bật vai đeo cấp hiệu, có ken vai bằng bông ép. Thân trước được thiết kế bổ mảnh từ trên vai xuống, phía dưới may 2 túi cơi chéo. Thân sau may chắp sống lưng, có xẻ sống. Tay kiểu 2 mang may cá tay, đính cúc. Áo có lót. Toàn bộ cổ áo, nẹp áo, nắp túi, thân áo được dựng bằng mex.

2. Áo thu đông

a) Chất liệu:

- Vải Tuytsi pha len, ký hiệu: TW8058-1;

- Kiểu dệt: chéo 3/1;

- Tỷ lệ: PW45/55;

- Mật độ: dọc 360s/cm; ngang 270s/cm;

- Trọng lượng: 245g/m2.

b) Màu sắc: xanh rêu đậm.

c) Kiểu dáng: áo khoác, cổ chữ B. Ngực một hàng cúc 4 chiếc mạ màu trắng bóng. Thân trước có bổ 2 túi dưới, có nắp. May bật vai đeo cấp hiệu, lắp ken vai. Thân sau may chắp sống lưng, có xẻ sống. Tay kiểu 2 mang, bác tay may lật ra ngoài. Toàn bộ cổ áo, nẹp áo, nắp túi, thân áo được dựng bằng mex. Lót toàn bộ thân áo.

3. Quần thu đông

a) Chất liệu:

- Vải Tuytsi pha len, ký hiệu: TW8058-1;

- Kiểu dệt: chéo 3/1;

- Tỷ lệ: PW45/55;

- Mật độ: dọc 360s/cm; ngang 270s/cm;

- Trọng lượng: 245g/m2.

b) Màu sắc: xanh rêu đậm.

c) Kiểu dáng: quần âu, kiểu cạp rời, 2 túi sườn chéo. Thân trước mỗi bên chiết một ly chìm về phía dọc quần. Cửa quần may khóa kéo bằng nhựa. Đầu cạp có một móc và một cúc nhựa nằm trong. Thân sau mỗi bên may một chiết. Gấu bằng.

4. Juyp

a) Chất liệu:

- Vải Tuytsi pha len, ký hiệu: TW8058-1;

- Kiểu dệt: chéo 3/1;

- Tỷ lệ: PW45/55;

- Mật độ: dọc 360s/cm; ngang 270s/cm;

- Trọng lượng: 245g/m2.

b) Màu sắc: xanh rêu đậm.

c) Kiểu dáng: kiểu juyp chữ A, cạp may rời, bản cạp to. Thân trước có 2 túi chéo, có 2 đường gân thẳng từ cạp xuống gấu. Thân sau sử dụng khóa giọt lệ và có xẻ sau. Juyp có lót.

5. Áo sơmi dài tay

a) Chất liệu:

- Vải pôpơlin 8151 PE/VIS;

- Tỷ lệ: 65/35;

- Mật độ: dọc 320s/cm; ngang 286s/cm;

- Trọng lượng: 145g/m2.

b) Màu sắc: xanh nhạt.

c) Kiểu dáng: áo sơmi cổ đứng, kiểu áo 7 mảnh. Ngực một hàng cúc nhựa 6 chiếc. Tay dài có măng séc, cửa tay xếp 2 ly lật về phía thép tay (mỗi bên xếp 1 ly).

6. Áo xuân hè ngắn tay

a) Chất liệu:

- Vải pôpơlin 8151 PE/VIS;

- Tỷ lệ: 65/35;

- Mật độ: dọc 320s/cm; ngang 286s/cm;

- Trọng lượng: 145g/m2.

b) Màu sắc: xanh nhạt.

c) Kiểu dáng: kiểu áo sơmi ngắn tay cổ bẻ. Thân sau may chắp sống lưng, chiết ly eo trước, có bật vai đeo cấp hiệu. Cửa tay áo viền vào trong. Gấu áo vạt bầu.

7. Áo xuân hè dài tay

a) Chất liệu:

- Vải pôpơlin 8151 PE/VIS;

- Tỷ lệ: 65/35;

- Mật độ: dọc 320s/cm; ngang 286s/cm;

- Trọng lượng: 145g/m2.

b) Màu sắc: xanh nhạt

c) Kiểu dáng: kiểu áo sơmi dài tay cổ bẻ. Thân sau may chắp sống lưng, cửa tay may măng séc. Chiết ly eo trước, có bật vai đeo cấp hiệu. Gấu áo vạt bầu.

8. Giầy da

- Đế: TPR;

- Da: nappa màu đen;

- Độ dày: 1,2mm ¸ 1,4mm;

- Độ bền kéo đứt: (Mpa) ≥ 18; (N/cm2) ≥ 320;

- Độ cứng: shoreA 60 ± 5.

- Kiểu Oxford ngắn cổ, giầy mũ trơn làm bằng da nappa. Lót trong mũ giầy, lót mặt giầy bằng da bò màu kem. Mặt đế dưới giầy có hoa văn chống trơn. Chiều cao gót đế 5cm.

9. Dép quai hậu

- Làm bằng da nappa màu đen;

- Độ dày: 1,2mm ¸ 1,4mm;

- Độ bền kéo đứt: (Mpa) ≥ 18; (N/cm2) ≥ 3;

- Kiểu dáng: quai ngang;

- Đế cao 5cm, có chốt cài.

Xem nội dung VB
Điều 6. Các trang phục khác được trang bị chung cho nam và nữ

1. Quần áo mưa

- Vải Polyester tráng nhựa;

- Màu: xanh sẫm;

- Độ dày: 0,2mm ± 0,01;

- Trọng lượng: 230g/m2 ± 10;

- Độ bền kéo đứt băng vải (N): dọc ≥ 700; ngang ≥ 370;

- Kiểu dáng: kiểu măng tô cổ bẻ, ngực có nẹp che khóa, đóng cúc bấm. Thân trước liền, thân sau cầu vai rời, lót cầu vai bằng vải lưới thoát khí. Tay kiểu một mang liền, cổ tay may chun. Mũ rời có gắn với áo bằng cúc bấm. Các đường may chắp dán băng keo bên trong chống thấm nước.

2. Cà vạt

a) Chất liệu:

- Vải Tuytsi pha len, ký hiệu: TW8058-1;

- Kiểu dệt: chéo 3/1;

- Tỷ lệ: PW45/55;

- Mật độ: dọc 360s/cm; ngang 270s/cm;

- Trọng lượng: 245g/m2.

b) Màu sắc: xanh rêu đậm.

c) Kiểu dáng: cà vạt có độ dài rộng vừa phải, kiểu thắt sẵn, có khóa kéo, có chốt hãm tự động.

3. Bít tất

- Chất liệu: sợi cotton tổng hợp: cotton 40%; acrylic 23%; spandex 37%;

- Trọng lượng: 45 ± 2g/đôi;

- Kiểu dệt: rip và single;

- Màu lông chuột, chất dệt kim len co giãn, cổ tất lửng.

4. Thắt lưng da

- Dây lưng làm bằng da kíp măng bò cật;

- Khóa bằng hợp kim nhôm đúc liền khối;

- Trọng lượng khóa dây lưng: 72g ± 5g;

- Độ dầy dây lưng: 2,8 mm ¸ 3mm;

- Thân khóa và mặt khóa mạ màu trắng, giữa mặt khóa có biểu tượng hình tròn có ngôi sao 5 cánh, phía dưới là bánh xe lịch sử in dòng chữ “TTVN”, vành tròn ngoài là 2 cành lá ô liu. Dây lưng làm bằng da được vuốt cạnh, cuối dây cắt tròn. Mặt trong cuối dây được lăn rãnh trượt.

5. Biển tên

a) Chất liệu:

- Đồng vàng tấm dầy 0.6mm;

- Kim cài bằng hợp kim không gỉ;

- Trọng lượng: 10g ± 1.

b) Màu sắc: màu xanh dương.

c) Kiểu dáng: làm bằng đồng tấm, mặt phủ sơn màu xanh dương. Chiều dài 82mm, chiều rộng 22mm. Phía bên trái là biểu tượng hình tròn đỏ có ngôi sao 5 cánh màu vàng, phía dưới là bánh xe lịch sử màu xanh in dòng chữ “TTVN”, vành tròn ngoài là 2 cành lá ô liu màu vàng trên nền màu xanh, phần bên phải có 3 dòng chữ: dòng trên cùng là tên cơ quan, dòng thứ 2 là họ tên người sử dụng, dòng thứ 3 là chức vụ/chức danh/ngạch người sử dụng.

6. Cặp tài liệu

- Chất liệu: làm bằng da màu đen có khóa số;

- Độ dày: 1,4mm ± 1,6mm;

- Độ bền kéo đứt: (Mpa) ≥ 16; (N/cm2) ≥ 1100.

- Cặp tài liệu có quai xách và dây đeo.

7. Cúc áo

a) Chất liệu:

- Đồng vàng tấm dầy 0.3mm;

- Chân cúc bằng đồng đỏ có đường kính 0.8mm, chân cúc cao 2.5mm.

b) Màu sắc và quy trình mạ

- Mạ màu trắng bóng;

- Quy trình mạ: mạ Đồng lót = => mạ Niken = => mạ Crôm.

c) Kiểu dáng: hình tròn có ngôi sao ở giữa 2 cành tùng.

8. Cúc cấp hiệu

a) Chất liệu:

- Đồng vàng tấm dầy 0.8mm;

- Chân cúc: bu lông và êcu bằng đồng, M2.

b) Màu sắc và quy trình mạ

- Mạ màu trắng bóng;

- Quy trình mạ: mạ Đồng lót = => mạ Niken = => mạ Crôm.

c) Kiểu dáng: hình tròn có ngôi sao ở giữa 2 cành tùng.

9. Cành tùng

a) Chất liệu:

- Đồng vàng tấm dầy 0.7mm;

- Chân gài bằng đồng 15mm x 3 mm.

b) Màu sắc và quy trình mạ

- Mạ màu trắng bóng;

- Quy trình mạ: mạ Đồng lót = => mạ Niken = => mạ Crôm;

- Trọng lượng 1 cái: 6g ± 0.4.

c) Kiểu dáng: dáng thẳng, gồm 11 lá và 07 quả.

10. Sao mũ

a) Chất liệu:

- Đồng vàng tấm dầy 0.8mm;

- Chân cúc: bu lông và êcu bằng đồng, M4.

b) Màu sắc và quy trình mạ

- Mạ màu trắng bóng;

- Quy trình mạ: mạ Đồng lót = => mạ Niken = => mạ Crôm = => phủ bóng bảo vệ bề mặt;

- Sơn: sơn men kính màu đỏ đun; nền giữa và 2 vành khăn sơn màu xanh; bánh xe lịch sử sơn màu vàng.

c) Kiểu dáng: vành sao mũ là cành tùng, ở giữa biểu tượng hình tròn đỏ là ngôi sao 5 cánh màu vàng, phía dưới là bánh xe lịch sử màu vàng in dòng chữ “TTVN”, vành tròn ngoài là 2 cành lá ô liu màu vàng trên nền màu xanh.

11. Mũ kêpi

a) Chất liệu, mầu sắc

- Vỏ mũ bằng vải Tuytsi pha len 8058-1 màu xanh rêu đậm;

- Dây trang trí: lõi bằng sợi peco chỉ số 34Nm màu vàng sẫm bọc lõi bằng sợi kim tuyến;

- Dựng cầu chống trán bằng nhựa nguyên chất màu trắng;

- Lưỡi trai bằng nhựa bọc nhung viền giả da màu đen;

- Cúc mũ kêpi được làm bằng đồng vàng tấm dầy 0.6mm, hàn chân gài bằng đồng đỏ đường kính 0.8mm, dài 15mm. Cúc mũ kêpi mạ màu trắng bóng; quy trình mạ: mạ Đồng lót = => mạ Niken = => mạ Crôm;

- Cành tùng mũ kêpi được làm bằng đồng vàng tấm dầy 0.8mm, hàn 4 chân gài bằng đồng đỏ đường kính 0.8mm, dài 15mm. Cành tùng mũ kêpi mạ màu trắng bóng; quy trình mạ: mạ Đồng lót = => mạ Niken = => mạ Crôm.

b) Kiểu dáng: mặt mũ cao, vành mũ cong, đỉnh và cầu mũ được làm cùng một loại vải; mũ kêpi phông hình tròn, xung quanh phông lồng ống nhựa, bên trong ống nhựa có lồng tanh thép. Phía trước trán có dựng mút xốp, giữa trán tán ôzê gắn sao mũ hình tròn có ngôi sao ở giữa 2 cành tùng, mỗi bên mang tán 2 ôzê thoát khí. Phía trên lưỡi trai có dây trang trí tết kiểu đuôi sam màu vàng sẫm, hai đầu được đính bằng cúc kim loại hình tròn có ngôi sao ở giữa 2 cành tùng. Lưỡi trai bằng nhựa bọc nhung the màu đen, thấp dần về phía trước, mặt trên lưỡi trai gắn cành tùng màu trắng bóng.

12. Mũ bảo hiểm

a) Chất liệu: vỏ mũ bằng nhựa poliamit 6 (PA6). Kính mũ bằng nhựa polycacbonat (PC), đệm bảo vệ: xốp Polyxtyren (EPS);

b) Màu sắc: vỏ mũ mầu xanh đậm, vải nỉ lót trong màu đen, xốp đệm màu trắng, logo có dòng chữ “TTVN” ở mặt trong của mũ;

c) Kiểu dáng: vành mũ ngang tai, có kính che mặt. Trong lòng mũ đệm xốp lót bằng vải nỉ, đỉnh đầu có lưới thoát khí và mác dệt. Giữa quai mũ có đệm cằm, đầu dây quai gắn khóa.

13. Cầu vai, cấp hàm

a) Cầu vai, cấp hàm đối với cán bộ, thanh tra viên giữ chức vụ lãnh đạo quản lý

- Tổng Thanh tra Chính phủ: cầu vai có chiều dài 13cm, phần đầu nhọn rộng 4cm, phần đuôi rộng 5cm, nền cấp hiệu bằng vải nỉ màu đỏ, cốt cấp hiệu bằng nhựa nguyên chất màu trắng; sao và viền cấp hiệu bằng đồng tấm, viền kim loại mạ màu trắng bóng; cúc cấp hiệu hình tròn có ngôi sao ở giữa 2 cành tùng, gắn 4 sao 23mm thành một hàng dọc cầu vai;

- Phó Tổng Thanh tra Chính phủ: cầu vai có chiều dài 13cm, phần đầu nhọn rộng 4cm, phần đuôi rộng 5cm, nền cấp hiệu bằng vải nỉ màu đỏ, cốt cấp hiệu bằng nhựa nguyên chất màu trắng; sao và viền cấp hiệu bằng đồng tấm, viền kim loại mạ màu trắng bóng; cúc cấp hiệu hình tròn có ngôi sao ở giữa 2 cành tùng; nhiệm kỳ 1 có cấp hàm gắn 2 sao, từ nhiệm kỳ 2 trở lên cấp hàm có gắn 3 sao 23mm thành một hàng dọc cầu vai;

- Vụ trưởng và tương đương thuộc Thanh tra Chính phủ; Chánh thanh tra Bộ, ngành: cầu vai có chiều dài 13cm, phần đầu nhọn rộng 4cm, phần đuôi rộng 5cm, nền cấp hiệu bằng vải nỉ màu đỏ, cốt cấp hiệu bằng nhựa nguyên chất màu trắng; sao và viền cấp hiệu bằng đồng tấm, viền kim loại mạ màu trắng bóng; cúc cấp hiệu hình tròn có ngôi sao ở giữa 2 cành tùng, gắn 1 sao 23mm thành một hàng dọc cầu vai;

- Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Thanh tra Chính phủ; Phó Chánh thanh tra Bộ, ngành: cầu vai có chiều dài 13cm, phần đầu nhọn rộng 4cm, phần đuôi rộng 5cm, nền cấp hiệu bằng vải nỉ màu đỏ, cốt cấp hiệu bằng nhựa nguyên chất màu trắng; sao cấp hiệu bằng đồng tấm mạ màu trắng bóng; có lé bằng vải màu xanh rộng 3mm; cúc cấp hiệu hình tròn có ngôi sao ở giữa 2 cành tùng, gắn 4 sao 23mm thành một hàng dọc cầu vai, có hai vạch phân cấp bằng kim loại màu trắng bóng;

- Trưởng phòng và tương đương thuộc Thanh tra Chính phủ; Trưởng phòng và tương đương thuộc Thanh tra Bộ, ngành: cầu vai có chiều dài 13cm, phần đầu nhọn rộng 4cm, phần đuôi rộng 5cm, nền cấp hiệu bằng vải nỉ màu đỏ, cốt cấp hiệu bằng nhựa nguyên chất màu trắng; sao cấp hiệu bằng đồng tấm mạ màu trắng bóng; có lé bằng vải màu xanh rộng 3mm; cúc cấp hiệu hình tròn có ngôi sao ở giữa 2 cành tùng, gắn 3 sao 23mm thành một hàng dọc cầu vai, có hai vạch phân cấp bằng kim loại màu trắng bóng;

- Phó trưởng phòng và tương đương thuộc Thanh tra Chính phủ; Phó trưởng phòng và tương đương thuộc Thanh tra Bộ, ngành: cầu vai có chiều dài 13cm, phần đầu nhọn rộng 4cm, phần đuôi rộng 5cm, nền cấp hiệu bằng vải nỉ màu đỏ, cốt cấp hiệu bằng nhựa nguyên chất màu trắng; sao cấp hiệu bằng đồng tấm mạ màu trắng bóng; có lé bằng vải màu xanh rộng 3mm; cúc cấp hiệu hình tròn có ngôi sao ở giữa 2 cành tùng, gắn 2 sao 23mm thành một hàng dọc cầu vai, có hai vạch phân cấp bằng kim loại màu trắng bóng;

- Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: cầu vai có chiều dài 13cm, phần đầu nhọn rộng 4cm, phần đuôi rộng 5cm, nền cấp hiệu bằng vải nỉ màu đỏ, cốt cấp hiệu bằng nhựa nguyên chất màu trắng; sao cấp hiệu bằng đồng tấm mạ màu trắng bóng; có lé bằng vải màu xanh rộng 3mm; cúc cấp hiệu hình tròn có ngôi sao ở giữa 2 cành tùng, gắn 4 sao 23mm thành một hàng dọc cầu vai, có hai vạch phân cấp bằng kim loại màu trắng bóng;

- Phó Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: cầu vai có chiều dài 13cm, phần đầu nhọn rộng 4cm, phần đuôi rộng 5cm, nền cấp hiệu bằng vải nỉ màu đỏ, cốt cấp hiệu bằng nhựa nguyên chất màu trắng; sao cấp hiệu bằng đồng tấm mạ màu trắng bóng; có lé bằng vải màu xanh rộng 3mm; cúc cấp hiệu hình tròn có ngôi sao ở giữa 2 cành tùng, gắn 3 sao 23mm thành một hàng dọc cầu vai, có hai vạch phân cấp bằng kim loại màu trắng bóng;

- Trưởng phòng và tương đương thuộc Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh Thanh tra sở, ngành: cầu vai có chiều dài 13cm, phần đầu nhọn rộng 4cm, phần đuôi rộng 5cm, nền cấp hiệu bằng vải nỉ màu đỏ, cốt cấp hiệu bằng nhựa nguyên chất màu trắng; sao cấp hiệu bằng đồng tấm mạ màu trắng bóng; có lé bằng vải màu xanh rộng 3mm; cúc cấp hiệu hình tròn có ngôi sao ở giữa 2 cành tùng, gắn 2 sao 23mm thành một hàng dọc cầu vai, có hai vạch phân cấp bằng kim loại màu trắng bóng;

- Phó trưởng phòng và tương đương thuộc Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phó chánh Thanh tra sở, ngành; Chánh Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: cầu vai có chiều dài 13cm, phần đầu nhọn rộng 4cm, phần đuôi rộng 5cm, nền cấp hiệu bằng vải nỉ màu đỏ, cốt cấp hiệu bằng nhựa nguyên chất màu trắng; sao cấp hiệu bằng đồng tấm mạ màu trắng bóng; có lé bằng vải màu xanh rộng 3mm; cúc cấp hiệu hình tròn có ngôi sao ở giữa 2 cành tùng, gắn 1 sao 23mm thành một hàng dọc cầu vai, có hai vạch phân cấp bằng kim loại màu trắng bóng;

- Phó chánh Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: cầu vai có chiều dài 13cm, phần đầu nhọn rộng 4cm, phần đuôi rộng 5cm, nền cấp hiệu bằng vải nỉ màu đỏ, cốt cấp hiệu bằng nhựa nguyên chất màu trắng; sao cấp hiệu bằng đồng tấm mạ màu trắng bóng; có lé bằng vải màu xanh rộng 3mm; cúc cấp hiệu hình tròn có ngôi sao ở giữa 2 cành tùng, gắn 4 sao 23mm thành một hàng dọc cầu vai, có một vạch phân cấp bằng kim loại màu trắng bóng.

b) Cầu vai, cấp hàm đối với thanh tra viên không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý

- Thanh tra viên cao cấp: cầu vai có chiều dài 13cm, phần đầu nhọn rộng 4cm, phần đuôi rộng 5cm, nền cấp hiệu bằng vải nỉ màu đỏ, cốt cấp hiệu bằng nhựa nguyên chất màu trắng; sao cấp hiệu bằng đồng tấm mạ màu trắng bóng; có lé bằng vải màu xanh rộng 3mm; cúc cấp hiệu hình tròn có ngôi sao ở giữa 2 cành tùng, gắn 3 sao 23mm thành một hàng dọc trên 3 vạch phân ngạch màu xanh;

- Thanh tra viên chính: cầu vai có chiều dài 13cm, phần đầu nhọn rộng 4cm, phần đuôi rộng 5cm, nền cấp hiệu bằng vải nỉ màu đỏ, cốt cấp hiệu bằng nhựa nguyên chất màu trắng; sao cấp hiệu bằng đồng tấm mạ màu trắng bóng; có lé bằng vải màu xanh rộng 3mm; cúc cấp hiệu hình tròn có ngôi sao ở giữa 2 cành tùng, gắn 2 sao 23mm thành một hàng dọc trên 2 vạnh phân ngạch màu xanh;

- Thanh tra viên: cầu vai có chiều dài 13cm, phần đầu nhọn rộng 4cm, phần đuôi rộng 5cm, nền cấp hiệu bằng vải nỉ màu đỏ, cốt cấp hiệu bằng nhựa nguyên chất màu trắng; sao cấp hiệu bằng đồng tấm mạ màu trắng bóng; có lé bằng vải màu xanh rộng 3mm; cúc cấp hiệu hình tròn có ngôi sao ở giữa 2 cành tùng, gắn 1 sao 23mm thành một hàng dọc trên 1 vạnh phân ngạch màu xanh.

Xem nội dung VB
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ

1. Xây dựng kế hoạch thanh tra của Bộ Thông tin và Truyền thông trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Bộ; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra của các Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ.

2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Thông tin và Truyền thông; thanh tra đối với các doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thành lập.

3. Thanh tra việc thực hiện pháp luật chuyên ngành về báo chí; xuất bản; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình; thông tấn; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở và hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Cục trưởng Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông khi cần thiết.

5. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao.

6. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực thông tin và truyền thông.

7. Yêu cầu Cục trưởng Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

8. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chánh Thanh tra Bộ.

9. Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông đối với các Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và Thanh tra Sở; tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra.

10. Nghiên cứu khoa học, tổng kết, rút kinh nghiệm, xây dựng, biên soạn tài liệu nghiệp vụ thanh tra trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.

11. Giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ

1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật thanh tra và các quy định khác của pháp luật liên quan.

2. Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về quyết định của mình.

4. Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao.

5. Yêu cầu Cục trưởng Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Cục trưởng Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về quyết định của mình.

6. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ.

7. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ.

8. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra.

9. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

10. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.

11. Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông việc giao chức năng thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan thuộc Bộ.

12. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

13. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.

14. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Xem nội dung VB