Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 36/2012/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Bùi Hồng Lĩnh |
Ngày ban hành: | 28/12/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 09/02/2013 | Số công báo: | Từ số 91 đến số 92 |
Lĩnh vực: | Lao động, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2012/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012 |
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một sổ điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 04 năm 2007;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,
2. Thông tư này áp dụng đối với tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở, cá nhân có sử dụng lao động hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả các cơ quan, tổ chức quốc tế, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
2. Người lao động làm các nghề, công việc như các nghề, công việc ban hành tại Thông tư này và các Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13 tháng 10 năm 1995, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30 tháng 7 năm 1996, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996, Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03 tháng 3 năm 1999, Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2000, Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 9 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì được áp dụng và được hưởng các chế độ về bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội như các nghề, công việc đã ban hành.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2013.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM (LOẠI VI, V) VÀ NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM (LOẠI IV)
(ban hành kèm theo Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Số TT |
Tên nghề hoặc công việc |
Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại VI |
||
1 |
Đội viên cứu hộ mỏ. |
Nghề đặc biệt nguy hiểm. |
2 |
Khai thác quặng kim loại màu bằng phương pháp hầm lò. |
Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, ẩm ướt, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, khí CO2 |
3 |
Vận hành các thiết bị công nghệ luyện kim bằng phương pháp thủy, hỏa luyện (đồng, kẽm, thiếc, Titan, Crom, Vonfram,...). |
Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, bụi, asen, hơi khí độc, hóa chất. |
Điều kiện lao động loại V |
||
1 |
Khai thác quặng kim loại màu bằng phương pháp lộ thiên, bán lộ thiên. |
Công việc thủ công, nóng, thường xuyên tiếp xúc với bụi độc, thiếu dưỡng khí. |
2 |
Vận hành các thiết bị tuyển quặng kim loại màu bằng phương pháp tuyển nổi, tuyển trọng lực, tuyển từ (hóa, tách, ngâm, chiết,...) |
Chịu tác động tiếng ồn cao, bụi, độc hóa chất, asen, oxit kim loại... |
3 |
Vận hành các thiết bị phụ trợ trong công nghệ luyện kim (đồng, kẽm, thiếc, Vonfram, Titan, Crom,...) bằng phương pháp thủy, hỏa luyện. |
Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, asen, khí độc, hóa chất. |
4 |
Nhân viên, công nhân giám sát an toàn trong hầm lò; công nhân vận hành, sửa chữa các thiết bị trong hầm lò; vận hành và phụ tàu điện, tàu ắc quy trong hầm lò; vận hành, sửa chữa, nạp ắc quy trong hầm lò; nghiệm thu các sản phẩm trong hầm lò; thủ kho các loại trong hầm lò; bảo vệ kho trong hầm lò; quét dọn hầm vệ sinh, nạo vét bùn trong hầm lò; vận chuyển vật liệu trong hầm lò; trực gác tín hiệu trong hầm lò; phục vụ bồi dưỡng trong hầm lò; lắp đặt, sửa chữa hệ thống thông tin liên lạc trong hầm lò; vận hành trạm mạng trong hầm lò; trực gác cửa gió trong hầm lò; đo khí, đo gió trong hầm lò. |
Nơi làm việc chật hẹp, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, bụi than và khí CO2. |
5 |
Công nhân điện phân (chăm sóc, ra vào các tấm dương cực, âm cực, bùn...), sản xuất đồng thỏi. |
Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, bụi, nhiều loại hơi khí độc, nguy cơ bị bỏng hơi axit cao. |
6 |
Thao tác xử lý bùn điện phân, thu hồi kim loại quý trong sản xuất kim loại màu. |
Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, asen, khí độc, oxit kim loại... |
7 |
Sửa chữa lò nấu luyện sản xuất kim loại màu. |
Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, asen, khí độc, oxit kim loại... |
8 |
Vệ sinh công nghiệp trong sản xuất kim loại màu |
Công việc thủ công, nóng, thường xuyên tiếp xúc với bụi độc, và các hơi khí độc, dung môi khác |
Số TT |
Tên nghề hoặc công việc |
Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại VI |
||
1 |
Sản xuất và đóng thùng Phốt pho vàng (P4). |
Làm việc trên cao, cạnh lò nóng, tiếp xúc trực tiếp với bụi (đá Quắc zit, Apatit, than cốc) và khí độc (CO, P2O5, PH3, HF, P4...) ồn và dễ bị nhiễm độc, dễ cháy nổ. |
Điều kiện lao động loại V |
||
1 |
Sản xuất, đóng bao Al(OH)3. |
Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc NaOH, hơi ẩm, bụi ở nhiệt độ cao. |
2 |
Vận hành băng tải cấp lưu huỳnh, vận hành lò đốt lưu huỳnh để sản xuất axit H2SO4. |
Tiếp xúc thường xuyên nóng, ồn, nồng độ SO2, khí H2S cao. |
3 |
Vận hành cầu trục đảo trộn supe lân. |
Tiếp xúc thường xuyên với bụi, ồn, nồng độ Flo, khí H2S rất cao. |
4 |
Công nhân sản xuất muối ZnCl2. |
Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, khí độc CO, HCl, H2S. |
Điều kiện lao động loại IV |
||
1 |
Công nhân lò đốt than trong Công nghệ sản xuất hóa chất. |
Lao động thủ công, tiếp xúc thường xuyên với bụi, nóng, nồng độ khí CO2, khí SO2 cao. |
2 |
Công nhân sản xuất Na2SiO3. |
Thường xuyên tiếp xúc nhiệt độ cao, bụi Silic, sôđa (Na2CO3). |
3 |
Công nhân sản xuất Poly aluminium clorua (P.A.C), sản xuất CaCl2. |
Thường xuyên tiếp xúc nhiệt độ cao, khí HCl. |
Số TT |
Tên nghề hoặc công việc |
Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
|
Điều kiện lao động loại IV |
|||
1 |
Vận hành máy soi, chiếu hành lý, hàng hóa. |
Chịu ảnh hưởng của phóng xạ, điện từ trường. |
|
2 |
Vận hành máy soi, chiếu container hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. |
Chịu ảnh hưởng của phóng xạ, điện từ trường. |
|
3 |
Giám sát tàu biển. |
Làm việc ngoài trời chịu tác động của tiếng ồn, điện từ trường. |
|
4 |
Giám sát bãi container chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. |
Làm việc ngoài trời chịu tác động của tiếng ồn, điện từ trường. |
|
5 |
Giám sát sân đỗ máy bay tại các sân bay quốc tế. |
Làm việc ngoài trời chịu tác động của tiếng ồn, điện từ trường. |
|
6 |
Sử dụng tàu cao tốc kiểm soát Hải quan tuần tra chống buôn lậu trên biển và tàu dầu phục vụ chống buôn lậu trên biển (Thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng; Thủy thủ phục vụ trên tàu). |
Chịu tác động của sóng, gió, tiếng ồn, rung, nóng tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với xăng dầu. |
|
7 |
Huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ phát hiện ma túy, vũ khí, chất nổ và phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. |
Thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh từ chó nghiệp vụ, phân rác và các vi khuẩn gây bệnh. |
|
8 |
Phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (làm việc trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc và sử dụng các loại hóa chất). |
Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc, ồn và bụi hóa chất. |
|
9 |
Thủ kho và bảo quản hóa chất phục vụ việc phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. |
Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của hóa chất độc, bụi hóa chất. |
|
|
|
|
|
Số TT |
Tên nghề hoặc công việc |
Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại V |
||
1 |
Trực tiếp làm việc trong Hầm đường bộ Hải Vân (vận hành máy, thiết bị; phòng cháy chữa cháy; bảo dưỡng, vệ sinh hầm; đảm bảo an toàn giao thông, hướng dẫn lánh nạn). |
Chịu tác động của từ trường lớn do có sự cộng hưởng từ các thiết bị điện; chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, hơi xăng dầu, hơi khí độc, bụi; chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt do ở độ cao 127m so với mặt nước biển; chịu ảnh hưởng của nước thải và hóa chất tẩy rửa từ công tác vệ sinh hầm; làm việc trong điều kiện thiếu dưỡng khí, dễ xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông. |
2 |
Nhân viên điều độ chạy tàu (Điều độ viên trực tiếp chỉ huy chạy tàu tại các trung tâm). |
Công việc rất phức tạp, căng thẳng thần kinh tâm lý. |
3 |
Vận hành cần trục giàn cầu tầu. |
Làm việc trên cao, độ rung lắc lớn, nguy cơ mất an toàn cao. |
4 |
Vận hành cần trục chân đế. |
Làm việc trên cao, độ rung lắc lớn, nguy cơ mất an toàn cao. |
5 |
Vận hành cần trục bánh lốp. |
Môi trường bụi, ồn, cường độ lao động khẩn trương. |
6 |
Vận hành xe nâng hàng xếp dỡ Container. |
Môi trường bụi, ồn, cường độ lao động khẩn trương. |
7 |
Vận hành xe nâng hàng bách hóa (không phải Container). |
Môi trường bụi, ồn, cường độ lao động khẩn trương |
8 |
Lái xe vận tải trong dây chuyền xếp dỡ. |
Môi trường bụi, ồn, cường độ lao động khẩn trương. |
9 |
Bốc xếp thủ công. |
Môi trường bụi, ồn, hơi khí độc, cường độ lao động khẩn trương, nặng nhọc nguy hiểm. |
Điều kiện lao động loại IV |
||
1 |
Trực tiếp quản lý, vận hành Hầm đường bộ Hải Vân (làm việc tại Trung tâm điều hành OCC; bảo vệ hầm thông gió; nhân viên vệ sinh, chăm sóc cây cảnh). |
Chịu tác động của từ trường lớn; chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, hơi xăng dầu, hơi khí độc; chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt do ở độ cao 127 mét so với mặt nước biển; chịu ảnh hưởng của nước thải và hóa chất tẩy rửa từ công tác vệ sinh hầm, thiếu dưỡng khí, nhiều bụi, khói; làm việc trong điều kiện dễ xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông. |
2 |
Công nhân xây dựng cầu đường bộ. |
Lao động phân tán, lưu động, thủ công, ngoài trời; chịu tác động của bụi, tiếng ồn, hơi khí độc; làm việc trong điều kiện dễ xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông. |
3 |
Nhân viên bán vé, hỗ trợ bán vé, hỗ trợ soát vé cầu, đường bộ. |
Chịu tác động của bụi, tiếng ồn, hơi xăng dầu, khí độc (CO, CO2...); làm việc ngoài trời, trong điều kiện dễ xảy ra tai nạn giao thông. |
4 |
Sơn gờ giảm tốc, giải phân làn trên đường bộ. |
Chịu tác động của bụi, tiếng ồn, hơi xăng dầu, hơi khí độc; lao động ngoài trời, trong điều kiện dễ xảy ra tai nạn giao thông. |
5 |
Lái máy san. |
Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn, rung và bụi. |
6 |
Cấp nhiên liệu cho đầu máy, toa xe. |
Công việc độc hại, tiếp xúc thường xuyên với xăng, dầu và các sản phẩm hóa dầu. |
7 |
Vận hành, điều khiển cầu đường sắt. |
Tiếp xúc thường xuyên với ồn, bụi vượt TCCP. |
8 |
Phun bi, tẩy rỉ kim loại. |
Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, rung và bụi nồng độ cao. |
9 |
Vận hành máy đầm, máy rung, máy dùi, máy xiết đinh đường sắt. |
Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của tiếng ồn và rung lớn. |
10 |
Sản xuất bê tông (tà vẹt bê tông, cấu kiện bê tông...). |
Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, ồn và bụi. |
11 |
Duy tu, vệ sinh cầu Thăng Long. |
Làm việc ngoài trời, chịu tác động của ồn và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép. |
12 |
Gác chắn đường ngang. |
Làm việc ngoài trời, chịu tác động của ồn và bụi vượt TCCP. Công việc nặng nhọc căng thẳng, nguy cơ tai nạn cao. |
13 |
Thợ máy tàu. |
Môi trường bụi, ồn, hơi khí độc, cường độ lao động khẩn trương, nặng nhọc nguy hiểm |
14 |
Sỹ quan thủy thủ, thuyên viên trên tầu vận tải. |
Môi trường bụi, ồn, hơi khí độc, cường độ lao động khẩn trương, nặng nhọc nguy hiểm |
15 |
Sửa chữa gầm, máy các loại ô tô, xe nâng container. |
Chịu tác động bụi, ồn, hơi khí độc; công việc nặng nhọc. |
16 |
Chiết nạp và sản xuất khí công nghiệp. |
Chịu tác động bụi, ồn; công việc gò bó, nguy hiểm. |
17 |
Kiểm tra và sửa chữa bình áp lực. |
Chịu tác động bụi, ồn; công việc nguy hiểm. |
Số TT |
Tên nghề hoặc công việc |
Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại IV |
||
1 |
Bình hút chất lượng thuốc lá nguyên liệu và thuốc lá điếu. |
Thử nếm cảm quan chất lượng thuốc lá. Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất, nicotin, tar (nhựa thuốc lá) và khói thuốc qua đường hô hấp. |
2 |
Nuôi cấy mô thuốc lá. |
Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, hóa chất khử trùng mẫu và dụng cụ, các chất kích thích tăng trưởng và gây đột biến; tiếp xúc đèn cồn trong điều kiện nhiệt độ cao. |
Số TT |
Tên nghề hoặc công việc |
Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại V |
||
1 |
Thử nghiệm vật lý hạt nhân; thử nghiệm hóa phóng xạ. |
Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ, hóa chất độc hại. |
2 |
Nhân viên bức xạ. |
Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ, hóa chất độc hại. |
Điều kiện lao động loại IV |
||
1 |
Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu ở các kho bãi, hầm chứa hàng. |
Công việc lưu động, ngoài trời, chịu ảnh hưởng của bụi bẩn, nóng, lạnh. |
Số TT |
Tên nghề hoặc công việc |
Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại V |
||
1 |
Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị trong xe máy mã. |
Làm việc trong điều kiện chật hẹp, thiếu dưỡng khí, ảnh hưởng do tiếng ồn, khí độc của các loại vật liệu. |
Điều kiện lao động loại IV |
||
1 |
Thủ kho bảo quản, bốc xếp, tiếp nhận, cấp phát tài liệu, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật mật mã. |
Làm việc trong buồng kín, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, ảnh hưởng của tiếng bụi, hóa chất bảo vệ tài liệu, phương tiện kỹ thuật mật mã. |
2 |
Vận hành công văn, tài liệu mật mã tối khẩn, hẹn giờ. |
Công việc không kể ngày đêm, thường xuyên đi lại trên đường, nguy hiểm, chịu tác động của khí hậu, mưa nắng; đòi hỏi tính khẩn trương, cơ mật cao. |
3 |
Thiêu hủy, vận hành hệ thống nghiền hủy các loại tài liệu, trang thiết bị kĩ thuật mật mã. |
Làm việc trong môi trường có nhiều bụi giấy, than, nhiệt độ nóng bức của lò hơi, tiếng ồn lớn của máy nghiền và các loại hóa chất H2SO4, NaOH... dễ gây các bệnh ngoài da, bệnh phổi. |
4 |
Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật mật mã và máy mã. |
Làm việc trong buồng kín, căng thẳng thần kinh, đòi hỏi độ chính xác cao, thường xuyên chịu ảnh hưởng của hóa chất độc hại. |
5 |
Chế bản, in tài liệu kỹ thuật mật mã; chế bản điện tử cho sản xuất mạch in. |
Làm việc trong buồng kín, căng thăng thần kinh, chịu tác động của tiếng ồn động cơ, tiếp xúc với hóa chất độc hại. |
6 |
Kiểm tra các loại tài liệu, trang thiết bị kĩ thuật mật mã. |
Làm việc trong buồng kín, thiếu dưỡng khí, căng thẳng thần kinh, đòi hỏi độ chính xác cao. |
7 |
Vận hành, quản trị các hệ thống chứng thực điện tử; giám sát an ninh mạng cho các hệ thống công nghệ thông tin. |
Làm việc trong phòng kín, chịu tác động của tiếng ồn, bức xạ điện từ ở mức độ cao, liên tục. |
8 |
Sửa chữa cơ, điện bảo đảm cho sản xuất các loại tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật mật mã. |
Làm việc trong phòng kín, tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất: dung dịch axít H2SO4 HNO3 (GC400), Hỗn hợp dung dịch phốt phát bề mặt kim loại ZC 365. |
9 |
Kiểm định, đánh giá các loại sản phẩm mật mã và máy mã. |
Làm việc trong buồng kín, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của điện từ trường, căng thẳng thần kinh tâm lý. |
Số TT |
Tên nghề hoặc công việc |
Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
|
Điều kiện lao động loại VI |
|||
1 |
Lặn biển (thuộc nghề nuôi cá lồng biển). |
Thường xuyên lặn sâu trên 10 mét để kiểm tra lồng. |
|
Điều kiện lao động loại V |
|||
1 |
Nghề nuôi cá lồng trên biển (thuộc nghề nuôi cá lồng biển). |
Lao động trên biển, thường xuyên chịu ảnh hưởng sóng biển, gió lốc bất ngờ. |
|
2 |
Nghề thu hoạch cá tra, basa. |
Làm việc ngoài trời, dưới nước; thường xuyên khuân vác nặng, nguy hiểm. |
|
Điều kiện lao động loại IV |
|||
1 |
Nghề nuôi tôm hùm lồng |
Thường xuyên lặn sâu 5 - 7,8 mét |
|
|
|
|
|
Số TT |
Tên nghề hoặc công việc |
Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại V |
||
1 |
Nấu rót kim loại. |
Môi trường bụi, nóng ồn, hơi khí độc, cường độ lao động cao. |
Điều kiện lao động loại IV |
||
1 |
Hàn điện, hàn hơi trong dây chuyền sản xuất xe máy. |
Nhịp điệu cử động cao, tư thế làm việc gò bó, mang cầm vật nặng trong suốt ca làm việc, chịu tác động của hơi khí độc. |
2 |
Bê khung, động cơ xe trong dây chuyền sản xuất xe máy. |
Nhịp điệu cử động cao, công việc nặng nhọc, tư thế gò bó, cúi vặn mình nhiều lần. |
3 |
Chạy thử xe máy ngoài trời. |
Làm việc ngoài trời, chịu tác động của tiếng ồn, bụi, hơi khí độc, căng thẳng thần kinh, tâm lý. |
4 |
Xử lý, vét cặn sơn thải. |
Tiếp xúc thường xuyên với dung môi hữu cơ, tư thế làm việc gò bó, vận chuyển vật nặng trong suốt ca. |
5 |
Kiểm tra nắn sửa khung xe trong dây chuyền sản xuất xe máy. |
Nhịp điệu cử động cao, tư thế gò bó, cúi vặn thân mình nhiều lần. |
6 |
Vận hành máy đánh bóng bề mặt chi tiết (shot blash) sản xuất ô tô, xe máy. |
Chịu tác động hơi khí độc, rung cục bộ, tư thế làm việc gò bó, cúi khom, mang cầm vật nặng. |
7 |
Vận hành máy cắt gọt kim loại (máy cắt gate). |
Chịu tác động bụi, nóng, ồn, hơi khí độc, rung cục bộ, tư thế làm việc gò bó, cúi khom, mang cầm vật nặng. |
8 |
Vận hành máy sơn phủ bề mặt khuôn đúc. |
Chịu tác động bụi, nóng, ồn dung môi hữu cơ, tư thế lao động gò bó, cúi khom. |
9 |
Sơn phun trong dây chuyền sản xuất ô tô, xe máy. |
Công việc độc hại, thường xuyên tiếp xúc với dung môi hữu cơ |
10 |
Vận hành máy đột dập kim loại. |
Công việc đơn điệu căng thẳng thị giác, chịu tác động bởi tiếng ồn lớn, rung. |
11 |
Pha trộn sơn trong sản xuất ô tô, xe máy. |
Tiếp xúc thường xuyên với dung môi hữu cơ, thao tác liên tục, mang vác vận chuyển vật nặng trong suốt ca. |
12 |
Phân loại và xử lý rác thải. |
Công việc thủ công, chịu tác động nhiệt độ cao, tiếp xúc thường xuyên với chất độc hại. |
13 |
Cấp phát nhiên liệu và vận hành hệ thống xăng tái chế. |
Công việc nặng nhọc, tiếp xúc thường xuyên với xăng dầu vượt tiêu chuẩn, tư thế làm việc gò bó. |
14 |
Pha trộn cát làm khuôn đúc. |
Công việc nặng nhọc, chịu tác động nóng, hơi khí độc, bụi, ồn, rung cục bộ, tư thế làm việc gò bó, cúi khom. |
15 |
Phá khuôn đúc bằng chầy hơi. |
Công việc nặng nhọc, nóng, bụi, rung, tư thế lao động gò bó |
16 |
Đúc áp lực kim loại đồng, nhôm. |
Chịu tác động nóng, bụi, rung, hơi khí độc, ồn, tư thế làm việc gò bó, cúi khom, mang cầm vật nặng. |
17 |
Mài khô, làm sạch vật đúc. |
Tiếp xúc với bụi, rung và ồn, tư thế làm việc gò bó, cúi khom. |
18 |
Vận hành lò sấy nước sơn dầu. |
Môi trường làm việc nóng, nguy cơ cháy nổ cao, chịu tác động bức xạ nhiệt, tiếp xúc thường xuyên dung môi. |
19 |
Vận hành lò sấy sơn chống rỉ. |
Môi trường làm việc nóng, nguy cơ cháy nổ cao, chịu tác động bức xạ nhiệt, tiếp xúc thường xuyên dung môi. |
20 |
Vận hành buồng phun sơn bóng. |
Tiếp xúc thường xuyên với dung môi hữu cơ, tư thế lao động gò bó, mang cầm vật nặng suốt ca làm việc. |
21 |
Lái cầu trục và sửa khuôn đúc |
Môi trường làm việc nóng, chịu tác động hơi khí độc, bụi, ồn, cường độ lao động cao, tư thế lao động gò bó, cúi khom. |
22 |
Vận hành và bảo dưỡng thiết bị hàn trong dây chuyền sản xuất xe máy. |
Chịu tác động của ồn cao, hơi khí độc, căng thẳng thần kinh tâm lý, tư thế lao động gò bó. |
Số TT |
Tên nghề hoặc công việc |
Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại IV |
||
1 |
Công nhân cắt cỏ máy đeo vai, cầm tay, làm việc ở quảng trường các tỉnh, thành phố. |
Tiếp xúc với hơi khí độc, chịu tác động rung. |
Số TT |
Tên nghề hoặc công việc |
Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại IV |
||
1 |
Vận hành cầu trục gian tua bin, máy phát nhà máy nhiệt điện. |
Làm việc trên cao, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu ảnh hưởng của bụi, ồn cao và rung lớn. |
2 |
Vận hành cầu trục kho than nhà máy nhiệt điện. |
Làm việc trên cao, tư thế gò bó, chịu tác động của bụi, rung, ồn cao. |
3 |
Vận hành máy đánh, phá đống kho than nhà máy nhiệt điện. |
Làm việc trên cao, thường xuyên phải di chuyển lên xuống, chịu tác động của nóng bụi, ồn cao. |
4 |
Vận hành thiết bị khử khí lưu huỳnh nhà máy nhiệt điện. |
Làm việc ở nhiêu độ cao khác nhau (từ 25mét xuống âm 10 mét), tiếp xúc nguồn phóng xạ kín, chịu tác động bụi, ồn. |
5 |
Sửa chữa thiết bị điện lạnh nhà máy nhiệt điện. |
Làm việc trên cao, tư thế gò bó, thường xuyên tiếp xúc môi chất lạnh, chịu tác động bụi, nóng ồn. |
6 |
Vận hành, sửa chữa thiết bị đo lường, điều khiển nhà máy nhiệt điện. |
Làm việc ở nhiều độ cao khác nhau (từ 50 mét đến âm 10 mét), căng thẳng thần kinh, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động bụi, nóng, ồn, phóng xạ. |
7 |
Vận hành trạm bơm tuần hoàn nước hồ xỉ nhà máy nhiệt điện than. |
Công việc nặng nhọc, chịu tác động ồn, rung, thường xuyên tiếp xúc hơi axit HCl. |
8 |
Nhân viên thí nghiệm, hiệu chỉnh tua bin hơi nhà máy nhiệt điện. |
Công việc nguy hiểm, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của ồn, rung lớn. |
9 |
Tổ trưởng tổ thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị lò hơi, tua bin nhà máy nhiệt điện. |
Công việc nguy hiểm, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của ồn, rung lớn. |
10 |
Vận hành thiết bị điện phân hydro nhà máy nhiệt điện. |
Thường xuyên tiếp xúc hơi kiềm (KOH) và khí H2, chịu tác động của ồn cao. |
11 |
Vận hành thiết bị kênh nước tuần hoàn và thiết bị thải trên hồ xỉ nhà máy nhiệt điện. |
Thường xuyên làm việc ngoài trời, đi lại nhiều (trên 15 km/ngày), công việc nặng nhọc, chịu tác động bụi bẩn. |
12 |
Sửa chữa thiết bị thông tin (cáp thông tin, điện thoại, loa, bộ đàm, camera giám sát) trong nhà máy nhiệt điện. |
Thường xuyên đi lên xuống (từ âm 10 mét đến 50 mét), tư thế làm việc gò bó, chịu tác động bụi, ồn và điện từ trường. |
13 |
Lái xe tải chở xỉ trong nhà máy nhiệt điện. |
Làm việc trong khu vực có thiết bị điện, lối đi chật hẹp, công việc căng thẳng thần kinh, chịu tác động ồn, rung, nóng. |
14 |
Công nhân trực tiếp đo, kiểm tra, giao nhận than, dầu tại nhà máy nhiệt điện. |
Thường xuyên làm việc ngoài trời; kiểm tra dưới các hang, hầm ẩm ướt, công việc gò bó, chịu tác động nóng, bụi, hơi dầu. |
15 |
Công nhân lấy mẫu than, dầu nhà máy nhiệt điện. |
Thường xuyên làm việc ngoài trời; kiểm tra dưới các hang, hầm ẩm ướt, công việc gò bó, chịu tác động nóng, bụi, hơi dầu. |
16 |
Công nhận vận hành hệ thống, thiết bị tuyển tro xỉ trong nhà máy nhiệt điện. |
Thường xuyên làm việc ngoài trời, chịu tác động nóng, bụi. |
17 |
Trưởng ca vận hành nhà máy nhiệt điện. |
Làm việc theo ca, thường xuyên đi lại làm việc ngoài trời, công việc căng thẳng chịu trách nhiệm cao, chịu tác động nóng, bụi. |
18 |
Vận hành trạm dỡ tải than nhà máy nhiệt điện. |
Thường xuyên làm việc ngoài trời, làm việc trên sông nước, chịu tác động nóng, bụi. |
19 |
Lái xe ô tô cầu tự hành trong nhà máy nhiệt điện. |
Công việc căng thẳng thần kinh, chịu tác động nóng, bụi. |
20 |
Quản lý và vận hành trạm biến áp từ 110KV đến dưới 500 KV. |
Công việc nặng nhọc, lưu động, tiếp xúc với điện từ trường cao. |
21 |
Sửa chữa, vệ sinh buồng ngưng và đường ống bơm tuần hoàn làm mát chính các tổ máy tua bin hơi. |
Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, chịu tác động nóng. |
22 |
Công nhân thay lọc gió tua bin khí. |
Làm việc trên cao, chịu tác động bụi thủy tinh, ồn. |
23 |
Công nhân làm việc với máy chụp ảnh bức xạ công nghiệp; kiểm tra bằng phương pháp thẩm thấu chất lỏng (PT), kiểm tra bằng bột từ (MT). |
Tiếp xúc hóa chất độc hại, chịu tác động tia cực tím, tia bức xạ. |
24 |
Công nhân sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị trạm từ 110KV đến dưới 500 KV. |
Công việc nguy hiểm, chịu tác động của điện từ trường cao. |
25 |
Công nhân sửa chữa, bảo dưỡng tua bin khí, tua bin hơi, lò thu hồi nhiệt và máy phát nhà máy nhiệt điện. |
Công việc căng thẳng đòi hỏi độ chính xác cao, chịu tác động nóng, bụi, ồn. |
26 |
Phun, phủ kim loại tua bin nhà máy nhiệt điện. |
Tiếp xúc với bụi silic, hóa chất độc hại, chịu tác động tia bức xạ. |
27 |
Quản lý, vận hành lưới điện trung, hạ thế. |
Làm việc trên cao, ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện. |
28 |
Công nhân vận hành, bảo trì trạm phát điện sử dụng dầu (trạm diesel). |
Công việc thường xuyên tiếp xúc dầu mỡ, chịu tác động tiếng ồn. |
29 |
Vận hành, bảo trì trạm biến thế trung thế. |
Căng thẳng thần kinh, tiếp xúc với từ trường cao. |
30 |
Kiểm định điện kế (công tơ). |
Tiếp xúc trực tiếp chì, điện từ trường cao. |
Nghị định 186/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành: 25/12/2007 | Cập nhật: 27/12/2007
Quyết định 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Ban hành: 18/09/2003 | Cập nhật: 25/06/2010
Quyết định 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của Bộ trưởng Bộ Lao dộng Thương binh và Xã hội Ban hành: 26/12/2000 | Cập nhật: 20/07/2010
Quyết định 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Ban hành: 03/03/1999 | Cập nhật: 11/07/2008
Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ năm 1996 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Ban hành: 26/12/1996 | Cập nhật: 08/10/2012
Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ năm 1996 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặt biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Ban hành: 30/07/1996 | Cập nhật: 08/10/2012
Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ về ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Ban hành: 13/10/1995 | Cập nhật: 08/10/2012