Thông tư 34/2014/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 33/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 94/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: 34/2014/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Trọng Đàm
Ngày ban hành: 30/12/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 31/01/2015 Số công báo: Từ số 175 đến số 176
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
------------------

Số: 34/2014/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2014

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 33/2010/TT-BLĐTBXH NGÀY 01 THÁNG 11 NĂM 2010 CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 94/2009/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 10 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY VỀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy;

Căn cứ Thông tư số 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy.

Điều 1. Những nội dung sửa đổi, bổ sung

1. Bổ sung Khoản 3, Điều 1 như sau:

“3. Cơ sở cai nghiện ma túy quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 17, Nghị định số 94/2009/NĐ-CP là cơ sở có chức năng tiếp nhận, cai nghiện ma túy cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật Phòng, chống ma túy và người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật Xử lý vi phạm hành chính”.

2. Điều 2 được sửa đổi như sau:

“Điều 2. Xác định đối tượng bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm

Việc xác định đối tượng bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 17 Nghị định 94/2009/NĐ-CP như sau:

1. Việc xác định học viên cai nghiện (sau đây gọi tắt là học viên) trong thời gian 6 tháng có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện bắt buộc phải căn cứ vào hành vi của học viên trong 6 tháng cuối tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Việc xác định tình trạng nghề nghiệp, việc làm và nơi cư trú của học viên trước khi vào cơ sở cai nghiện ma túy: Giám đốc cơ sở cai nghiện ma túy căn cứ thông tin ghi tại Bản tóm tắt lý lịch ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành biểu mẫu về lập hồ sơ đề nghị, thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hướng dẫn xây dựng nội quy, quy chế đối với học viên của cơ sở cai nghiện bắt buộc để xác định.

3. Xác định học viên đủ sức khỏe để học nghề, lao động sản xuất: Trong thời hạn 6 tháng trước khi hết thời hạn chấp hành quyết định, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe cho học viên. Việc khám sức khỏe thực hiện theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe.

4. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc căn cứ hồ sơ quản lý học viên để đánh giá việc chấp hành kỷ luật, học tập và rèn luyện của học viên. Học viên có ý thức chấp hành kỷ luật, học tập và rèn luyện tốt là học viên trong quá trình chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc không vi phạm hình thức cảnh cáo trở lên.”

3. Điều 3 được sửa đổi như sau:

“Điều 3. Hồ sơ của đối tượng cai nghiện ma túy (Bản sao có đóng dấu của cơ sở cai nghiện ma túy) gồm:

1. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền;

2. Bản tóm tắt lý lịch của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

3. Giấy khám sức khỏe của học viên do cơ quan y tế quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe.

4. Tài liệu, hồ sơ quản lý học viên trong quá trình cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.”

5. Bãi bỏ Điểm h và Điểm i Khoản 2, Điều 9 Thông tư số 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 11 năm 2010.

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 2 năm 2015.

2. Trường hợp học viên được đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền ký trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 thì thực hiện theo Thông tư số 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy.

3. Giám đốc cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật về quản lý sau cai nghiện ma túy đối với học viên chấp hành xong thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn, giải quyết./.

 


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao;
- Tòa án Nhân dân Tối cao;
- Các thành viên UBQG phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng BLĐTBXH;
- Các Bộ: Tài chính, Y tế, Công an, Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật);
- Kiểm toán nhà nước;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Công báo;
- Website Chính phủ, Website Bộ LĐTBXH;
- Lưu VT, Cục PCTNXH (3b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trọng Đàm

 

Điều 17. Đối tượng, thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm

1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm là người đã hoàn thành xong thời gian cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội, có nguy cơ tái nghiện cao thuộc một trong các trường hợp sau đây:

...

d) Không có nghề nghiệp; có nghề nghiệp nhưng không có việc làm ổn định trước khi vào cơ sở cai nghiện ma túy; không có nơi cư trú nhất định.

Xem nội dung VB
Điều 2. Xác định đối tượng bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm

Việc xác định đối tượng bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm phải được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 17 Nghị định 94/2009/NĐ-CP như sau:

1. Việc xác định học viên cai nghiện (sau đây gọi tắt là học viên) trong thời gian 6 tháng có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội phải căn cứ vào hành vi của học viên trong 6 tháng cuối của việc chấp hành Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Nghị định 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh (sau đây gọi tắt là Nghị định 135/2004/NĐ-CP). Hành vi vi phạm nội quy, quy chế, các hình thức kỷ luật được xác định trên cơ sở hồ sơ quản lý học viên tại Trung tâm.

2. Việc xác định người không có nghề nghiệp, có nghề nghiệp nhưng không có việc làm ổn định trước khi vào cơ sở cai nghiện ma túy như sau:

a) Người không có nghề nghiệp là người chưa được học nghề và không có việc làm tạo thu nhập để đảm bảo cuộc sống của bản thân;

b) Người có nghề nghiệp nhưng không có việc làm ổn định là người không có việc làm thường xuyên để tạo thu nhập đảm bảo cuộc sống của bản thân.

Trước khi kết thúc thời gian cai nghiện bắt buộc 30 ngày, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội đề nghị gia đình học viên viết Giấy xác nhận về tình trạng nghề nghiệp và việc làm của học viên có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi học viên cư trú.

3. Việc xác định người không có nơi cư trú nhất định, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội căn cứ vào hồ sơ đưa học viên vào cơ sở chữa bệnh theo Điều 16 Nghị định 43/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định việc đưa người nghiện ma túy, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh (Sau đây gọi tắt là Nghị định 43/2005/NĐ-CP). Người không có nơi cư trú nhất định là người được đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Nghị định 43/2005/NĐ-CP mà trong quá trình chấp hành Quyết định cai nghiện tại cơ sở chữa bệnh vẫn không xác định được có nơi cư trú nhất định. Trường hợp người xác định có nơi cư trú nhất định trong quá trình chấp hành Quyết định cai nghiện tại cơ sở chữa bệnh phải có xác nhận của gia đình và chính quyền địa phương. Trước khi kết thúc thời gian cai nghiện bắt buộc 30 ngày, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội đề nghị gia đình học viên viết Giấy xác nhận về tình trạng cư trú của học viên có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi học viên cư trú.

4. Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội căn cứ hồ sơ quản lý học viên tại Trung tâm để đánh giá việc chấp hành kỷ luật, học tập và rèn luyện của học viên. Học viên có ý thức chấp hành kỷ luật, học tập và rèn luyện tốt là học viên trong quá trình cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội không vi phạm kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Xem nội dung VB
Điều 17. Đối tượng, thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm

1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm là người đã hoàn thành xong thời gian cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội, có nguy cơ tái nghiện cao thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có thời gian nghiện ma túy từ năm năm trở lên hoặc sử dụng ma túy với hình thức tiêm chích từ hai năm trở lên (xác định theo hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội);

b) Đã cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội từ ba lần trở lên;

c) Trong thời gian sáu tháng, đối tượng có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội bị thi hành kỷ luật với hình thức cảnh cáo từ ba lần trở lên hoặc với hình thức cách ly tại phòng kỷ luật từ 2 lần trở lên;

d) Không có nghề nghiệp; có nghề nghiệp nhưng không có việc làm ổn định trước khi vào cơ sở cai nghiện ma túy; không có nơi cư trú nhất định

2. Không áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm đối với người đã hoàn thành thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc, có nguy cơ tái nghiện cao theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không đủ sức khỏe để học nghề, lao động sản xuất hoặc bị bệnh AIDS giai đoạn cuối; người thuộc điểm a khoản 1 Điều này nhưng trong thời gian cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm có ý thức chấp hành kỷ luật, học tập, rèn luyện tốt.

Xem nội dung VB
Điều 3. Hồ sơ của đối tượng cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (Điểm a Khoản 2 Điều 6 và Điểm a Khoản 2 Điều 18 Nghị định 94/NĐ-CP)

Hồ sơ của đối tượng cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (Bản sao có đóng dấu của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội) gồm:

1. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định tại Điều 9 Nghị định 135/2004/NĐ-CP hoặc Điều 16 Nghị định 43/2005/NĐ-CP;

2. Quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Điều 12 Nghị định 135/2004/NĐ-CP;

3. Tài liệu, hồ sơ quản lý học viên trong quá trình cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.

Xem nội dung VB
Điều 9. Điều khoản thi hành

...

2. Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu sau:

...

h) Giấy xác nhận của gia đình học viên về tình trạng nghề nghiệp, việc làm của học viên (Mẫu số 7);

i) Giấy xác nhận của gia đình học viên về tình trạng cư trú của học viên sau cai nghiện (Mẫu số 8).

Xem nội dung VB