Thông tư 32/2016/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 02/2014/TT-BGTVT quy định quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của Thanh tra ngành Giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: 32/2016/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Trương Quang Nghĩa
Ngày ban hành: 07/11/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 29/11/2016 Số công báo: Từ số 1213 đến số 1214
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Giao thông, vận tải, Khiếu nại, tố cáo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/2016/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2016

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 02/2014/TT-BGTVT NGÀY 25 THÁNG 02 NĂM 2014 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH QUY TRÌNH THANH TRA CHUYÊN NGÀNH, XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH; CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ QUẢN LÝ NỘI BỘ CỦA THANH TRA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Xử vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hưng dẫn thi hành một sđiều của Luật Thanh tra;

Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phquy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;

Căn cứ Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động Thanh tra ngành Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một sđiều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư s02/2014/TT-BGTVT ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của Thanh tra ngành Giao thông vận tải.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2014/TT-BGTVT ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của Thanh tra ngành Giao thông vận tải

1. Sửa đổi tên Điều 17; điểm b khoản 1 Điều 17 như sau:

"Điều 17. Lập biên bản vi phạm hành chính

1. Khi đã xác định rõ hành vi vi phạm, người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, cụ thể như sau:

b) Trong quá trình thanh tra theo đoàn, Trưởng đoàn chỉ đạo thành viên đoàn thanh tra là thanh tra viên, công chức thanh tra hoặc người có thẩm quyền lập biên bản khác theo quy định của pháp luật lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra trực tiếp lập biên bản.”

2. Bổ sung điểm d khoản 1 Điều 18 như sau:

d) Vụ việc vi phạm hành chính do công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm đường bộ lập biên bản, chuyển chính quyền địa phương nơi xảy ra vi phạm hoặc Thanh tra Sở Giao thông vận ti (đối với vi phạm xảy ra trên đường tỉnh, quốc lộ mà địa phương được giao ủy thác quản lý), Cục Quản lý đường bộ khu vực (đi với vi phạm xảy ra trên đường cao tốc, các quốc lộ không ủy thác cho địa phương quản lý) để quyết định xử phạt vi phạm hành chính.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:

"Điều 22. Lập, quản lý hồ

1. Vụ việc vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hsơ và lưu trữ theo quy định pháp luật. H sơ bao gm: biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, các biên bản, quyết định khác (nếu có), các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

2. Biên bản trả giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực giao thông vận tải được lập theo Mẫu số 5 quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.

3. Danh mục vụ việc vi phạm, thời gian lập biên bản, lỗi vi phạm, thời gian ra quyết định xử phạt, việc trả giấy tờ phải lập thành sổ theo dõi được quy định tại khoản 2 Điều 27 của Thông tư này."

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 25 như sau:

"3. Kỳ báo cáo và thời hạn báo cáo

a) Báo cáo tháng: kỳ báo cáo từ ngày 16 của tháng trước đến ngày 15 của tháng báo cáo; nhập dữ liệu vào phần mềm báo cáo và chỉ đạo hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải (tInspect) từ ngày 16 đến ngày 18 của tháng báo cáo.

b) Báo cáo quý: kỳ báo cáo từ ngày 16 của tháng cuối của quý trước đến ngày 15 của tháng cuối của quý báo cáo; gửi về Thanh tra Bộ trước ngày 18 của tháng cuối quý.

c) Báo cáo 6 tháng: kỳ báo cáo từ ngày 16 tháng 12 của năm trước đến ngày 15 tháng 6 của năm báo cáo; gửi về Thanh tra Bộ trước ngày 18 tháng 6.

d) Báo cáo 9 tháng: kỳ báo cáo từ ngày 16 tháng 12 của năm trước đến ngày 15 tháng 9 của năm báo cáo; gửi về Thanh tra Bộ trước ngày 18 tháng 9.

đ) Báo cáo tổng kết năm: kỳ báo cáo từ ngày 16 tháng 12 của năm trước đến ngày 15 tháng 12 của năm báo cáo; gửi về Thanh tra Bộ trước ngày 18 tháng 12 của năm báo cáo.

e) Thanh tra Bộ tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng và Thanh tra Chính phủ theo quy định của Thanh tra Chính phủ.

4. Hình thức báo cáo:

a) Báo cáo bằng văn bản đối với báo cáo quý, báo cáo 6 tháng, báo cáo 9 tháng và báo cáo tổng kết năm;

b) Báo cáo bằng cách nhập dữ liệu vào phần mềm tInspect đối với báo cáo tháng.

5. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 26 như sau:

"b) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đóng dấu của cơ quan quản lý chức danh có thẩm quyền quyết định xử phạt. Trường hợp người có thẩm quyền xử phạt mà không có chức danh lãnh đạo được đóng dấu trực tiếp trên chữ ký theo quy định thì quyết định xử phạt được đóng dấu cơ quan quản lý người ra quyết định xphạt vào góc trái tại phần trên cùng của quyết định, nơi ghi tên cơ quan xử phạt và số, ký hiệu của quyết định xử phạt. Việc đóng dấu thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con du.”

6. Sửa đổi khoản 2 Điều 27 như sau:

“2. Sổ theo dõi được lập trên giấy hoặc trên máy vi tính và phải được ghi chép hoặc cập nhật đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin theo quy định cho từng mẫu sổ; tài liệu trong hồ sơ thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính phải đánh bút lục, quản lý và lưu trữ khoa học.

a) Sổ theo dõi thực hiện cuộc thanh tra độc lập theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.

b) Sổ theo dõi xử lý vi phạm hành chính theo Mẫu số 2 quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.”

7. Bổ sung Mẫu số 5 vào Phụ lục II của Thông tư số 02/2014/TT-BGTVT .

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trư
ng;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải;
- Báo Giao thông, Tạp chí Giao thông vận tải;
- Lưu: VT,TTr (10b).

BỘ TRƯỞNG




Trương Quang Nghĩa

 

Mẫu số 5
(Template No.05)

(1) ……………..
(2) ……………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

Số: ………./BB-TrGP,CCHN
Ref. No: …./BB-TrGP,CCHN

……3, ngày (date) ….. tháng (month) ….. năm (year) …..

 

BIÊN BẢN

Trả giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Minute of returning temporarily seized license, practising certificate

Căn cứ việc chấp hành của đối tượng vi phạm hành chính theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ……………………….../QĐ ….. ngày ….. tháng ….. năm ….. do ……………………ký.

Based on the execution of penalties by the administrative law offenders in compliance with Decision Ref.No ……/QD …..date …..month …..year …..signed by ……………. on Administrative Penalties.

Hôm nay, hồi ……… giờ ……. ngày …… tháng .... năm ………., tại4…………………….;

Today, at ………hour …….date …..month …….year ….., place4 …………………………

Đại diện bên giao (Returning by):

Ông (bà) (Mr./Mrs) ……………………………..; Chức vụ (Designation): …………….……

Đại diện bên nhận (Received by):

Ông (bà) (Mr./Mrs)/tổ chức (Organization): ……………..……………………………………

Ngày sinh (Date of birth): ngày (date) ………. tháng (month) ………. năm (year) ………

Quốc tịch (Nationality): ………………………………………………………………………….

Địa chỉ (Address): ……………………………………………………………….......................

Giấy CMND/Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD Số: …………………. Cấp ngày: …………………………… Nơi cấp: …………………

ID Card No. or Passport No.)/Foundation Certificate or Business Registration Ref. No: ………………………. Date of issue ……………………. Place of issue ……………………

Bên giao trả các tài liệu tạm giữ cho đại diện bên nhận gồm (The temporarily seized licenses, practising certificates are returned to the receiver including):

- ………. Giấy phép với mã số (Licenses Ref.No): …………………………………………..

- ……… Chứng chỉ hành nghề với mã số (Practising certificates Ref.No): .………………

Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung, giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng, cùng ký tên dưới đây; 01 bản lưu trong hồ sơ của cơ quan/đơn vị người ra quyết định tạm giữ; 01 bản giao cho người/đại diện tổ chức có giấy phép, chứng chỉ hành nghề được trả lại./.

This Minute is made in 02 original copies with equal validity and read for all people concerned. Everyone confirmed the Minute is correct and agreed to sign in; 01 copy is filed by the returning agency/ or who made decision on temporary seizures of the licenses, practising certificates; 01 copy is delivered to the receiver who has of the licenses, practising certificates are returned.

 

NGƯỜI NHẬN
Receiver
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Signature and full name)

NGƯỜI GIAO VÀ LẬP BIÊN BẢN
Returning Agency
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Signature and full name)

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
The decision on penalties against administrative violations made by
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Signature and full name)

 

___________________________

(1)- Tên cơ quan cấp trên (name of governing organization).

(2)- Tên cơ quan lập biên bản (name of returning agency who makes the Minute).

(3)- Địa danh (tỉnh, thành phố) (location: province, city).

(4)- Trụ sở làm việc của người lập biên bản (office address of the returning agency).

Điều 17. Lập biên bản vi phạm

1. Khi đã xác định rõ hành vi vi phạm, người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, cụ thể như sau:

a) Khi tiếp nhận thông tin về vụ việc vi phạm, người được phân công tiếp nhận hoặc người được phân công thụ lý vụ việc lập biên bản;

b) Trong quá trình thanh tra theo đoàn, Trưởng đoàn chỉ đạo thành viên đoàn thanh tra là thanh tra viên hoặc công chức thanh tra lập biên bản. Trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra trực tiếp lập biên bảnb) Trong quá trình thanh tra theo đoàn, Trưởng đoàn chỉ đạo thành viên đoàn thanh tra là thanh tra viên hoặc công chức thanh tra lập biên bản. Trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra trực tiếp lập biên bản;

c) Thanh tra viên hoặc công chức thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính khi tiến hành thanh tra độc lập. Trường hợp người giúp việc ghi biên bản, Thanh tra viên, công chức thanh tra phải ký, ghi rõ họ và tên vào biên bản, chịu trách nhiệm về nội dung biên bản:

d) Các trường hợp khác quy định cụ thể tại các nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải.

2. Việc lập biên bản thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cần thiết để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm, người có thẩm quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tại địa phương lập biên bản, áp dụng các biện pháp xử lý (nếu có).

3. Mẫu biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo các Thông tư của Bộ Giao thông vận tải quy định về mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.

Xem nội dung VB
Điều 17. Lập biên bản vi phạm

1. Khi đã xác định rõ hành vi vi phạm, người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
...

b) Trong quá trình thanh tra theo đoàn, Trưởng đoàn chỉ đạo thành viên đoàn thanh tra là thanh tra viên hoặc công chức thanh tra lập biên bản. Trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra trực tiếp lập biên bảnb) Trong quá trình thanh tra theo đoàn, Trưởng đoàn chỉ đạo thành viên đoàn thanh tra là thanh tra viên hoặc công chức thanh tra lập biên bản. Trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra trực tiếp lập biên bản;

Xem nội dung VB
Điều 18. Trình hoặc chuyển vụ việc vi phạm hành chính

1. Người lập biên bản vi phạm hành chính không đủ thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì phải trình hoặc chuyển vụ việc vi phạm đến cấp có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể như sau:

a) Vụ việc vượt quá thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra: chuyển cho Thủ trưởng Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở quản lý trực tiếp xem xét, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

b) Vụ việc vượt quá thẩm quyền của Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa, Chi cục Đường thủy nội địa, Trưởng đại diện Cảng vụ: tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Giám đốc Cảng vụ, Giám đốc Chi cục, Trưởng đại diện Cảng vụ quyết định chuyển cho chính quyền địa phương nơi gần nhất hoặc Thủ trưởng Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành để quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

c) Vụ việc vi phạm vượt quá thẩm quyền của công chức thanh tra thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam: chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo chuyên ngành nơi gần nhất để quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Xem nội dung VB
Điều 22. Lập, quản lý hồ sơ

1. Vụ việc vi phạm hành chính có lập biên bản phải được lập hồ sơ và lưu trữ đầy đủ.

2. Danh mục vụ việc vi phạm, thời gian lập biên bản, thời gian quyết định xử phạt, việc trả giấy tờ phải được lập sổ theo dõi.

Sổ theo dõi xử lý vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 27 của Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 25. Chế độ báo cáo
...

3. Kỳ báo cáo và thời hạn báo cáo

a) Báo cáo tháng: kỳ báo cáo từ ngày 16 của tháng trước đến ngày 15 của tháng báo cáo; nhập số liệu theo phần mềm báo cáo và chỉ đạo hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải (tInspect) vào ngày 16 của tháng báo cáo.

b) Báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng và tổng kết năm: thời kỳ báo cáo theo quy định của Thanh tra Chính phủ.

Thời hạn gửi báo cáo về Thanh tra Bộ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Thanh tra Sở như sau: Báo cáo quý, gửi trước ngày 15 của tháng cuối quý; báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 10 tháng 6, báo cáo 9 tháng gửi trước ngày 10 tháng 9; báo cáo tổng kết năm gửi trước ngày 10 tháng 12 của năm báo cáo.

c) Thanh tra Bộ tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng và Thanh tra Chính phủ theo quy định của Thanh tra Chính phủ.

4. Hình thức báo cáo:

a) Báo cáo bằng văn bản;

b) Báo cáo hàng tháng, nhập dữ liệu theo phần mềm tInspect.

Xem nội dung VB
Điều 26. Sử dụng con dấu trong hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính
...

3. Việc sử dụng con dấu thực hiện như sau:
...

b) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đóng dấu của tổ chức quản lý chức danh có thẩm quyền quyết định xử phạt. Trường hợp người được giao quyền, thanh tra viên, công chức thanh tra ra quyết định xử phạt, đóng dấu của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp người được giao quyền, thanh tra viên, công chức thanh tra. Việc đóng dấu thực hiện theo quy định của pháp luật về sử dụng con dấu và thể thức hành chính theo quy định;

Xem nội dung VB
Điều 27. Công tác quản lý nội bộ
...

2. Sổ ghi chép phải đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin theo quy định; tài liệu trong hồ sơ thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính phải đánh bút lục; quản lý và lưu trữ khoa học.

Sổ theo dõi thực hiện cuộc thanh tra độc lập theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.

Sổ theo dõi xử lý vi phạm hành chính theo Mẫu số 2 quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.

Xem nội dung VB