Thông tư 32/2010/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện “Chương trình đào tạo nguồn nhân lực dệt may Việt Nam”
Số hiệu: | 32/2010/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Văn Hiếu |
Ngày ban hành: | 09/03/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 28/03/2010 | Số công báo: | Từ số 135 đến số 136 |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2010/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2010 |
HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN “CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DỆT MAY VIỆT NAM”
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính để thực hiện “Chương trình đào tạo nguồn nhân lực Dệt May Việt Nam ” (sau đây gọi tắt là Chương trình) như sau:
1. Chương trình đào tạo nguồn nhân lực Dệt May Việt Nam do các trường đào tạo chuyên nghiệp của ngành Dệt May Việt Nam thực hiện, bao gồm:
a) Các lớp đào tạo về kiến thức liên quan tới ngành Dệt May cho cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật, cán bộ pháp chế của các doanh nghiệp thuộc ngành Dệt May.
b) Các lớp đào tạo về thiết kế thời trang, phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ năng bán hàng chuyên ngành Dệt May (gồm các kỹ năng thiết kế thời trang, làm mẫu, bán hàng, kiến thức về tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường và lao động).
c) Các lớp đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của các dự án dệt, nhuộm trọng điểm.
d) Các lớp đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, công nhân chuyên ngành Dệt May.
2. Các trường đào tạo chuyên nghiệp của ngành Dệt May Việt Nam là các trường được thành lập theo quy định của pháp luật, có đủ năng lực để thực hiện chương trình đào tạo nguồn nhân lực Dệt May. Danh sách các trường đào tạo chuyên nghiệp của ngành Dệt May Việt Nam đủ năng lực thực hiện chương trình đào tạo nguồn nhân lực Dệt May do Bộ Công Thương xem xét công bố.
1. Cán bộ đang làm công tác quản lý, cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành dệt may tại các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam;
2. Công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp Dệt May;
3. Sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông, trung học cơ sở.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện Chương trình
1. Đối tượng tham gia Chương trình phải có nhu cầu, nguyện vọng được đào tạo và làm việc trong ngành dệt may.
2. Việc đào tạo được thực hiện theo hình thức đào tạo ngắn hạn, dài hạn tập trung tại các trường chuyên nghiệp của ngành Dệt May Việt Nam; kết hợp đào tạo dài hạn và ngắn hạn; kết hợp đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ (vừa học vừa làm), đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp; kết hợp giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo.
3. Các trường chuyên nghiệp của ngành Dệt May Việt Nam mở các lớp thuộc chương trình đào tạo nguồn nhân lực Dệt May Việt Nam quy định tại Điều 1 Thông tư này được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện Chương trình.
4. Các trường chuyên nghiệp của ngành Dệt May Việt Nam được hỗ trợ một phần kinh phí theo nguyên tắc xã hội hoá để nâng cấp cơ sở gắn với nhiệm vụ đào tạo. Ngân sách nhà nước hỗ trợ không quá 50% kinh phí đối với từng khoản mục đầu tư. Phần còn lại do các trường tự huy động.
Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình
1. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các trường chuyên nghiệp thuộc ngành Dệt May Việt Nam để tăng cường cơ sở vật chất, tổ chức thực hiện đào tạo nguồn nhân lực Dệt May theo nguyên tắc phù hợp với nội dung của Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 10/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ, các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
3. Nguồn đóng góp của các doanh nghiệp cử cán bộ, công nhân tham gia các lớp đào tạo.
4. Thu học phí.
5. Các nguồn kinh phí khác (nếu có).
Điều 5. Các nguồn kinh phí thực hiện chương trình được cân đối như sau:
1. Đào tạo trong nước:
- Đối với các lớp đào tạo ngắn hạn (thời gian đào tạo dưới 12 tháng): Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 250.000 đồng/học viên/tháng.
- Đối với các lớp đào tạo dài hạn (thời gian từ 12 tháng trở lên): Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 2,8 triệu đồng/học viên/năm.
2. Đối với đào tạo tại nước ngoài và chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài: Các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo và người đi học có trách nhiệm đóng góp kinh phí đào tạo. Mức đóng góp của người học tối thiểu bằng 30% chi phí đào tạo.
3. Nâng cấp cơ sở vật chất: Ngoài khoản hỗ trợ theo số học viên, hàng năm tuỳ tình hình cân đối ngân sách, Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các trường đào tạo chuyên nghiệp của ngành Dệt May Việt Nam để nâng cấp cơ sở vật chất là giảng đường, phòng thực nghiệm, xưởng thực hành, mua sắm trang thiết bị, tài liệu phục vụ cho việc đào tạo cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật, công nhân chuyên ngành Dệt May .
4. Phần kinh phí của doanh nghiệp và Tập đoàn Dệt May Việt Nam tham gia thực hiện Chương trình được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Nguồn đóng góp của cá nhân người được đào tạo đối với các chương trình đào tạo trong nước được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1310/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009 - 2010
Điều 6. Trình tự xây dựng kế hoạch, lập dự toán, giao dự toán, quyết toán kinh phí chương trình
1. Xây dựng kế hoạch, lập dự toán
Kinh phí Nhà nước hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực Dệt May được bố trí trong dự toán ngân sách trung ương hàng năm.
a) Căn cứ kế hoạch đào tạo số lượng học viên thuộc các trường, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Dệt May hàng năm, kế hoạch nâng cấp cơ sở vật chất, các trường đào tạo chuyên nghiệp của ngành Dệt May Việt Nam xây dựng và lập kế hoạch tài chính trong đó có nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ, gửi Tập đoàn Dệt May Việt Nam tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trong kế hoạch chung của ngân sách trung ương.
b) Thời gian gửi kế hoạch dự toán ngân sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực Dệt May cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước tháng 7 của năm trước năm kế hoạch.
2. Phân bổ và giao dự toán
Căn cứ vào dự toán ngân sách được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, Tập đoàn Dệt May Việt Nam lập phương án phân bổ kinh phí cho các trường và gửi Bộ Tài chính thẩm tra theo quy định hiện hành.
Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, Tập đoàn Dệt May Việt Nam giao dự toán cho các trường, đồng gửi Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước cùng cấp, Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để phối hợp thực hiện. Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, các đơn vị thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Kho bạc nhà nước nơi giao dịch thực hiện kiểm soát chi theo quy định hiện hành.
3. Công tác quyết toán:
a) Hàng năm, các trường tham gia chương trình đào tạo nguồn nhân lực Dệt May có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán năm trước trong đó quyết toán riêng kinh phí đào tạo các lớp thuộc chương trình đào tạo nguồn nhân lực Dệt May, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ nâng cấp cơ sở vật chất của các trường gửi Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Giao Tập đoàn Dệt May Việt Nam tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính chậm nhất trước ngày 1/10 năm sau.
Số lượng học viên thực tế của các lớp đào tạo theo quy định tại Điều 1 của Thông tư này của các trường đào tạo chuyên nghiệp của ngành Dệt May Việt Nam là cơ sở để quyết toán kinh phí chương trình.
Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ nâng cấp cơ sở vật chất của các trường được quyết toán vào mục mua sắm nâng cấp tài sản cố định.
b) Thẩm tra và phê duyệt quyết toán:
Giao Tập đoàn Dệt May Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp quyết toán của các trường thực hiện chương trình đào tạo nguồn nhân lực Dệt May gửi Bộ Tài chính, đồng thời phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra quyết toán Chương trình đào tạo nguồn nhân lực Dệt May của các trường.
Trước ngày 1/10 hàng năm, Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định, thông báo phê duyệt quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực Dệt May của năm trước theo chế độ quy định hiện hành.
4. Ngân sách Nhà nước năm 2009 hỗ trợ cho các trường tham gia đào tạo nguồn nhân lực Dệt May sẽ thực hiện khi Thông tư này có hiệu lực.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam, các trường đào tạo chuyên nghiệp của ngành Dệt May Việt Nam thực hiện đào tạo nguồn nhân lực Dệt May có trách nhiệm phối hợp, định kỳ, đột xuất với cơ quan tài chính cùng cấp trong việc kiểm tra việc thực hiện hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho đào tạo nguồn nhân lực Dệt May Việt Nam.
Điều 8. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT.BỘ TRƯỞNG |
Quyết định 1310/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 208/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Ban hành: 26/08/2020 | Cập nhật: 27/08/2020
Quyết định 1310/QĐ-TTg năm 2009 điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009 - 2010 Ban hành: 21/08/2009 | Cập nhật: 22/08/2009
Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính Ban hành: 27/11/2008 | Cập nhật: 28/11/2008
Quyết định 36/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 Ban hành: 10/03/2008 | Cập nhật: 15/03/2008
Quyết định 1310/QĐ-TTg năm 2007 về việc Ông Hồ Uy Liêm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam nghỉ hưu Ban hành: 28/09/2007 | Cập nhật: 09/11/2007
Quyết định 1310/QĐ-TTg bổ sung thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia Ban hành: 10/12/2004 | Cập nhật: 12/04/2007