Thông tư 31/2011/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: 31/2011/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Vinh Hiển
Ngày ban hành: 08/08/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 24/08/2011 Số công báo: Từ số 463 đến số 464
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 31/2011/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2011

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ vào Biên bản họp thẩm định ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 9 năm 2011. Những quy định trái với Thông tư này bị bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở tham gia thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- VP Chính phủ;
- Hội đồng quốc gia Giáo dục;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Ủy ban VHGDTTNNĐ của Quốc hội;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
- Công báo;
- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Như Điều 3;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Lưu: VT, Cục NGCBQLGD, Vụ PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Vinh Hiển

 

CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT- BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC ĐÍCH

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở là căn cứ của việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức, biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trung học cơ sở, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên trung học cơ sở với yêu cầu phát triển giáo dục trung học cơ sở và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở.

II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở áp dụng cho tất cả cán bộ quản lí cơ sở giáo dục, giáo viên (sau đây gọi chung là giáo viên) đang giảng dạy trung học cơ sở trong phạm vi toàn quốc; các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

1. Khối kiến thức bắt buộc

a) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp trung học cơ sở áp dụng trong cả nước (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 1): Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục trung học cơ sở, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục trung học cơ sở.

b) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục trung học cơ sở theo từng thời kỳ của mỗi địa phương (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 2): Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục trung học cơ sở của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án (nếu có) qui định nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án.

2. Khối kiến thức tự chọn

Khối kiến thức tự chọn (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 3): bao gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở như sau:

Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cần bồi dưỡng

Mã mô đun

Tên và nội dung mô đun

Mục tiêu bồi dưỡng

Thời gian tự học (tiết)

Thời gian học tập trung (tiết)

Lý thuyết

Thực hành

I. Nâng cao năng lực hiểu biết về đối tượng giáo dục

THCS

1

Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trung học cơ sở (THCS)

1. Khái quát về giai đoạn phát triển của lứa tuổi học sinh THCS

2. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS

Phân tích được các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS để vận dụng trong giảng dạy, giáo dục học sinh

8

4

3

THCS

2

Hoạt động học tập của học sinh THCS

1. Hoạt động học tập

2. Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS

Phân tích được các đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS

10

2

3

THCS

3

Giáo dục học sinh THCS cá biệt

1. Phương pháp thu thập thông tin về HS cá biệt

2. Phương pháp giáo dục HS cá biệt

3. Phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của HS cá biệt

Sử dụng được các phương pháp dạy học, giáo dục học sinh THCS cá biệt

10

2

3

II. Nâng cao năng lực hiểu biết về môi trường giáo dục và xây dựng môi trường học tập

THCS

4

Phương pháp và kĩ thuật thu thập, xử lí thông tin về môi trường giáo dục THCS

1. Tìm hiểu môi trường giáo dục THCS

2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường giáo dục đến việc học tập, rèn luyện của học sinh THCS

Sử dụng được các phương pháp và kĩ thuật để thu thập, xử lí thông tin về môi trường giáo dục THCS

10

2

3

THCS

5

Môi trường học tập của học sinh THCS

1. Các loại môi trường học tập

2. Ảnh hưởng của môi trường học tập đến hoạt động học tập của học sinh THCS

Phân tích được ảnh hưởng của môi trường học tập tới hoạt động học tập của học sinh THCS

10

2

3

THCS

6

Xây dựng môi trường học tập cho học sinh THCS

1.Tạo dựng môi trường học tập

2. Cập nhật và sử dụng thông tin về môi trường giáo dục vào quá trình dạy học và giáo dục học sinh

Sử dụng được các biện pháp xây dựng môi trường học tập cho học sinh THCS

10

2

3

III. Nâng cao năng lực hướng dẫn, tư vấn của giáo viên

THCS

7

Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS

1. Quan niệm về hướng dẫn, tư vấn cho học sinh

2. Các lĩnh vực cần hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS

Phân tích được nội dung các lĩnh vực cần hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS

10

2

3

THCS

8

Phương pháp và kĩ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS

1. Phương pháp hướng dẫn, tư vấn

2. Những kỹ thuật cơ bản trong hướng dẫn tư vấn cho học sinh

3. Yêu cầu đối với giáo viên THCS trong vai trò người hướng dẫn, tư vấn cho học sinh

Thực hiện được các phương pháp và kĩ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS

10

2

3

THCS

9

Hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp

1. Phát triển nghề nghiệp giáo viên

2. Nội dung và phương pháp hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên

Có khả năng hướng dẫn tư vấn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp

10

2

3

IV. Nâng cao năng lực chăm sóc/ hỗ trợ tâm lí cho học sinh trong quá trình giáo dục

THCS

10

Rào cản học tập của các đối tượng học sinh THCS

1. Khái niệm về rào cản

2. Các loại rào cản học tập của các đối tượng học sinh THCS

3. Nguyên nhân hình thành rào cản, ảnh hưởng của rào cản tới kết quả học tập của học sinh

4. Một số phương pháp, kĩ thuật phát hiện rào cản

Hiểu về rào cản và ảnh hưởng của rào cản tới kết quả học tập của học sinh.

Có kĩ năng phát hiện được các rào cản đối với học sinh trong quá trình học tập

10

2

3

THCS

11

Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THCS

1. Quan niệm về chăm sóc, hỗ trợ tâm lí cho học sinh trong trường THCS

2. Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THCS

Thực hành được các biện pháp giúp đỡ học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số thực hiện mục tiêu dạy học

10

2

3

THCS

12

Khắc phục trạng thái tâm lí căng thẳng trong học tập cho học sinh THCS

1. Trạng thái tâm lí căng thẳng trong học tập của học sinh THCS

2. Phương pháp hỗ trợ tâm lí cho học sinh vượt qua các trạng thái căng thẳng

Có kĩ năng giúp học sinh vượt qua các trạng thái căng thẳng trong học tập

10

2

3

V. Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học

THCS

13

Nhu cầu và động lực học tập của học sinh THCS trong xây dựng kế hoạch dạy học

1. Nhu cầu và động lực học tập của học sinh THCS

2. Phương pháp và kĩ thuật xác định nhu cầu học tập của học sinh THCS

Sử dụng được các phương pháp và kĩ thuật để xác định nhu cầu học tập của học sinh phục vụ cho lập kế hoạch dạy học

10

2

3

THCS

14

Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp

1. Các yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp

2. Mục tiêu, nội dung, phương pháp của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp

Xây dựng được kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp

10

2

3

THCS

15

Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học

1. Các yếu tố liên quan đến đối tượng và môi trường dạy học

2. Các yếu tố liên quan đến chương trình, tài liệu, phương tiện dạy học

3. Tình huống sư phạm trong thực hiện kế hoạch dạy học

Phân tích được các yếu tố liên quan đến thực hiện kế hoạch dạy học để có biện pháp kiểm soát hiệu quả các yếu tố này

10

2

3

THCS

16

Hồ sơ dạy học

1. Xây dựng hồ sơ dạy học ở cấp THCS

2. Sử dụng, bảo quản và bổ sung hồ sơ dạy học

3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, bổ sung thông tin và lưu giữ hồ sơ dạy học

Xây dựng được hồ sơ dạy học, bảo quản và phục vụ cho dạy học theo quy định

10

2

3

VI. Tăng cường năng lực dạy học

THCS

17

Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng

1. Những thông tin cơ bản phục vụ bài giảng

2. Các bước cơ bản trong thực hiện phương pháp tìm kiếm thông tin phục vụ bài giảng

3. Khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng

Sử dụng được các phương pháp, kĩ thuật tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng

10

2

3

THCS

18

Phương pháp dạy học tích cực

1. Dạy học tích cực

2. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

3. Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

Vận dụng được các kĩ thuật dạy học tích cực và các phương pháp dạy học tích cực

10

2

3

THCS

19

Dạy học với công nghệ thông tin

1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học

2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Có biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

10

2

3

VII. Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

THCS

20

Sử dụng các thiết bị dạy học

1. Vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học

2. Thiết bị dạy học theo môn học cấp THCS

3. Sử dụng thiết bị dạy học; kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống với thiết bị dạy học hiện đại để làm tăng hiệu quả dạy học

Sử dụng được các thiết bị dạy học môn học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS).

10

2

3

THCS

21

Bảo quản, sửa chữa, sáng tạo thiết bị dạy học (TBDH)

1. Sự cần thiết phải bảo quản, sửa chữa và sáng tạo TBDH

2. Bảo quản các TBDH. Tổ chức cho học sinh thực hiện bảo quản thiết bị dạy học

3. Sửa chữa hỏng hóc thông thường của các TBDH

4. Cải tiến và sáng tạo TBDH

Có kĩ năng bảo quản, sửa chữa và sáng tạo thiết bị dạy học.

10

2

3

THCS

22

Sử dụng một số phần mềm dạy học

1. Một số phần mềm dạy học chung và phần mềm dạy học theo môn học

2. Sử dụng hiệu quả một số phần mềm dạy học

Sử dụng được một số phần mềm dạy học

10

2

3

VIII. Tăng cường năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

THCS

23

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

1. Vai trò của kiểm tra đánh giá

2. Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

3. Thực hiện các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Phân biệt và thực hiện được các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

10

2

3

THCS

24

Kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học

1. Kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra: xác định mục tiêu kiểm tra; hình thức kiểm tra; xây dựng ma trận đề kiểm tra; viết đề kiểm tra, xây dựng hướng dẫn chấm

2. Kĩ thuật phân tích kết quả kiểm tra đánh giá nâng cao hiệu quả dạy học

Sử dụng được các kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học.

10

2

3

IX. Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học

THCS

25

Viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) trong trường THCS

1. Vai trò của tổng kết kinh nghiệm và SKKN trong dạy học, giáo dục

2. Xác định đề tài, nội dung và phương pháp viết SKKN

3. Thực hiện viết SKKN

Viết được một sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học, giáo dục.

10

2

3

THCS

26

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS

1. Vai trò nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

2. Xác định đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

3. Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Thực hiện được một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

10

2

3

THCS

27

Hướng dẫn và phổ biến khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS

1. Tầm quan trọng của hướng dẫn và phổ biến khoa học sư phạm ứng dụng

2. Phương pháp và kĩ năng phổ biến đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Biết hướng dẫn và phổ biến khoa học sư phạm ứng dụng cho đồng nghiệp.

10

2

3

X. Tăng cường năng lực giáo dục

THCS

28

Kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường THCS

1. Vai trò của việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường

2. Mục tiêu, nội dung, phương pháp xây dựng kế hoạch giáo dục

3. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục

Lập và tổ chức thực hiện được kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng và đặc điểm môi trường giáo dục.

10

2

3

THCS

29

Giáo dục học sinh THCS thông qua các hoạt động giáo dục

1. Vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục

2. Xây dựng các hoạt động giáo dục trong nhà trường

3. Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục

Xây dựng và tổ chức được các hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng và đặc điểm của nhà trường

10

2

3

THCS

30

Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS

1. Mục tiêu đánh giá

2. Nguyên tắc đánh giá

3. Nội dung đánh giá

4. Phương pháp và kĩ thuật đánh giá

Nắm vững các nguyên tắc và sử dụng được các PP, kĩ thuật đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS

10

2

3

XI. Tăng cường năng lực làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

THCS

31

Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm

1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp

2. Mục tiêu, nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS

3. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm

Có kĩ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm

15

 

 

THCS

32

Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm

1. Các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm cấp THCS

2. Các hình thức tổ chức hoạt động của giáo viên chủ nhiệm cấp THCS

3. Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động của công tác chủ nhiệm cấp THCS

Có kĩ năng tổ chức các hoạt động trong công tác chủ nhiệm

15

 

 

THCS

33

Giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm

1. Một số tình huống thường gặp trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS

2. Một số kĩ năng cần thiết khi giải quyết tình huống trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS

3. Phân tích và giải quyết một số tình huống điển hình trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS

Có kĩ năng giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm

15

 

 

XII. Phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục

THCS

34

Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) ở trường THCS

1. Vai trò, mục tiêu của hoạt động GDNGLL ở trường THCS

2. Nội dung tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS

3. Phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS

Có kĩ năng tổ chức các hoạt động GDNGLL ở trường THCS

15

 

 

THCS

35

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS

1. Quan niệm và phân loại kỹ năng sống

2. Vai trò và mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

3. Nội dung và nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

4. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS qua các môn học và hoạt động giáo dục

Có kĩ năng tổ chức giáo dục kỹ năng sống qua các môn học và hoạt động giáo dục

15

 

 

THCS

36

Giáo dục giá trị sống cho học sinhTHCS

1. Quan niệm về giá trị sống và phân loại giá trị sống

2. Vai trò và mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh trong giáo dục phổ thông

3. Nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh

4. Phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS qua các môn học và hoạt động giáo dục

Có kĩ năng tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh qua các môn học và hoạt động giáo dục

10

2

3

THCS

37

Giáo dục vì sự phát triển bền vững (PTBV) ở trường THCS

1. Khái niệm phát triển bền vững; giáo dục vì sự phát triển bền vững

2. Các nội dung cơ bản của giáo dục vì sự phát triển bền vững

3. Thực hiện giáo dục bền vững ở trường THCS

Mô tả các nội dung của giáo dục vì sự PTBV và con đường thực hiện giáo dục vì sự PTBV ở trường THCS

7

8

 

THCS

38

Giáo dục hòa nhập (GDHN) trong giáo dục THCS

1. Những vấn đề chung về giáo dục hòa nhập

2. Thực hiện giáo dục hòa nhập trong giáo dục THCS

Phân tích được các khái niệm cơ bản và các yếu tố của GDHN trong giáo dục THCS

5

10

 

XIII. Phát triển năng lực hoạt động chính trị - xã hội

THCS

39

Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS

1. Vai trò và mục tiêu của việc phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng trong hoạt động giáo dục của nhà trường THCS

2. Nội dung phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng trong hoạt động giáo dục ở trường THCS

3. Một số biện pháp tăng cường sự phối hợp của phụ huynh, cộng đồng trong hoạt động giáo dục ở trường THCS

Lập được kế hoạch và thực hiện được kế hoạch phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS

8

2

5

THCS

40

Phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục

1. Vai trò và mục tiêu của việc phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục học sinh THCS

2. Nội dung phối với các tổ chức xã hội trong giáo dục học sinh THCS

3. Một số biện pháp phối hợp các lực lượng giáo dục để giáo dục học sinh THCS

Có kĩ năng phối hợp với các tổ chức xã hội trong giáo dục học sinh THCS

8

2

5

THCS

41

Tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh THCS

1. Vai trò và mục tiêu của các hoạt động tập thể trong giáo dục học sinh THCS

2. Các nội dung hoạt động tập thể trong hoạt động giáo dục học sinh THCS

3. Các phương pháp tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh THCS

Có kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh THCS

8

2

5

IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở được hướng dẫn, bổ sung hằng năm.

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nội dung bồi dưỡng 1, thường xuyên bổ sung nội dung bồi dưỡng 3.

b) Sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn nội dung bồi dưỡng 2.

2. Thời lượng thực hiện từng nội dung bồi dưỡng

a) Mỗi giáo viên thực hiện chương trình bồi dưỡng 120 tiết/năm học.

- Nội dung bồi dưỡng 1: khoảng 30 tiết/năm học;

- Nội dung bồi dưỡng 2: khoảng 30 tiết/năm học;

- Nội dung bồi dưỡng 3: khoảng 60 tiết/năm học.

b) Các cấp quản lý giáo dục có thể thay đổi thời lượng bồi dưỡng ở từng nội dung bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của địa phương trong từng năm học nhưng không thay đổi tổng số thời gian bồi dưỡng của mỗi giáo viên trong năm học (120 tiết/năm học).

c) Căn cứ nội dung bồi dưỡng 3, giáo viên tự lựa chọn các mô đun cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu cá nhân và quy định của sở giáo dục và đào tạo về thời lượng thực hiện khối kiến thức này trong từng năm.

3. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở được thực hiện trong năm học và thời gian bồi dưỡng hè hàng năm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và của cá nhân giáo viên. Các trường trung học cơ sở là đơn vị nòng cốt trong việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo hình thức tự học cá nhân, học tập theo tổ chuyên môn, học tập theo nhóm giáo viên của từng trường hoặc cụm trường trung học cơ sở. Các lớp bồi dưỡng tập trung (nếu có) chủ yếu để báo cáo viên giải đáp thắc mắc, hướng dẫn tự học, luyện tập kỹ năng cho giáo viên.

4. Tài liệu học tập để giáo viên thực hiện chương trình bồi dưỡng:

a) Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 1 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

d) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 2 theo hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, của các đề tài, dự án.

đ) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 3 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Việc đánh giá thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở của các địa phương và đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trung học cơ sở được thực hiện hằng năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.