Thông tư 30/2019/TT-BLĐTBXH hướng dẫn lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý
Số hiệu: 30/2019/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Lê Quân
Ngày ban hành: 26/12/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 21/02/2020 Số công báo: Từ số 231 đến số 232
Lĩnh vực: Bảo hiểm, Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2019/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2019

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN LẬP DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ DO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI QUẢN LÝ

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật sửa đổi, bsung một sđiều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định s 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hưng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tếĐiểm b Khoản 4 Điều 42 của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;

b) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

b) Con đẻ từ đủ 6 tuổi trở lên của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật và đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

3. Người phục vụ người có công với cách mạng, bao gồm:

a) Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình;

b) Người phục vụ thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình;

4. Cựu chiến binh, gồm:

a) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước theo quy định tại Khoản 1,2,3 và 4 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 150/2006/NĐ-CP), được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hưng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị đnh số 157/2016/NĐ-CP).

b) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh và tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP của Chính phủ, gồm:

- Quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (sau đây gọi tắt là Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm- pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 chuyên ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (không được hưởng trợ cấp theo Quyết định s 62/2011/QĐ-TTg);

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu hoặc chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

- Dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã được hưởng trợ cấp theo Quyết đnh số 62/2011/QĐ-TTg .

5. Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, gồm:

a) Người tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được hưởng trợ cấp theo một trong các văn bản sau: Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước; Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sa đổi, bổ sung Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương.

b) Người được hưng chế độ chính sách theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế Căm-pu- chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc;

c) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân được hưởng chế độ theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;

d) Thanh niên xung phong được hưởng chế độ theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí đi với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến và Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965- 1975;

đ) Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế theo quy định tại Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và làm nhiệm vụ quốc tế.

6. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

7. Ngưi thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.

8. Trẻ em dưới 6 tuổi.

9. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội; người đang sinh sng tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sng tại xã đảo, huyện đảo, cụ thể:

a) Người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về bảo hiểm y tế quy đnh tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn;

b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sng tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

c) Người đang sinh sng tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

d) Người đang sinh tại xã đảo, huyện đảo theo quy định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

10. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

11. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 9 Điều này.

12. Học sinh, sinh viên đang theo học tại các Cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quản lý.

13. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Nguyên tắc lập danh sách

1. Người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì chỉ lập danh sách đối tượng hưởng mức bảo hiểm y tế cao nhất.

2. Việc lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý phải căn cứ vào giấy tờ, hồ sơ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế phải tuân theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (sau đây gọi là Nghị định số 146/2018/NĐ-CP).

Điều 4. Thẩm quyền lập danh sách

1. Đối tượng đang sinh sống tại cộng đồng do Ủy ban nhân cấp xã, phường, thị trấn lập danh sách (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã).

2. Đối tượng đang được nuôi dưỡng thường xuyên trong Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công vi cách mạng, Cơ sở trợ giúp xã hội (sau đây gọi là Cơ sở nuôi dưỡng) do Cơ sở nuôi dưỡng lập.

3. Học sinh, sinh viên đang theo học tại Cơ sgiáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do Cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập danh sách.

Điều 5. Giấy tờ làm căn cứ xác định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Người có công với cách mạng.

Căn cứ vào Quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc Quyết định giải quyết chế độ của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Thân nhân người có công với cách mạng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, người phục vụ người có công với cách mạng.

Căn cứ vào Quyết định giải quyết chế độ của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trường hp không có quyết định thì căn cứ vào danh sách chi trả chế độ đối với người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mng.

3. Người tham gia kháng chiến và bảo vệ tổ quốc, Cựu chiến binh.

Căn cứ vào Quyết định hưởng chế độ trợ cấp của cơ quan có thẩm quyền.

4. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật.

a) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng: căn cứ vào Quyết định trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện);

b) Người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng không hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng: căn cứ vào bản sao giấy xác nhận khuyết tật.

5. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Căn cứ vào Quyết định hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của cơ quan có thẩm quyền.

6. Trẻ em dưới 6 tuổi.

Căn cứ theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 của liên Bộ Tư pháp, Công an, Y tế hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.

7. Người thuộc hộ gia đình nghèo, người thuộc hộ gia đình cận nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.

Căn cứ vào danh sách được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận hằng năm.

8. Người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội đang được nuôi dưỡng trong Cơ sở nuôi dưỡng.

Căn cứ vào danh sách nuôi dưỡng của Cơ snuôi dưỡng.

9. Đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

Căn cứ vào danh sách học sinh, sinh viên của Cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Điều 6. Trình tự lập danh sách

1. Đối với đối tượng đang sinh sống tại cộng đồng:

a) Người làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội cấp xã hoặc người được phân công căn cứ vào Điều 5 của Thông tư này để rà soát, thống kê và lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã duyệt.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi danh sách đã được phê duyệt cho Ủy ban nhân dân cấp huyện (cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện) và cơ quan bảo hiểm xã hội huyện;

c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể tù ngày nhận được danh sách, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì phối hợp với cơ quan bo hiểm xã hội huyện rà soát, kiểm tra danh sách.

Trường hợp phát hiện sai đối tượng hoặc thông tin của đối tượng không đầy đủ, thì cơ quan chuyên môn về lao động cấp huyện chuyển Ủy ban nhân dân cấp xã lập lại danh sách.

d) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận danh sách, cơ quan bảo hiểm xã hội huyện thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng.

đ) Cơ quan bảo hiểm xã hội huyện chuyển danh sách kèm theo thẻ bảo hiểm y tế của đối tượng cho Ủy ban nhân dân cấp xã để bàn giao cho đối tượng.

Cơ quan bảo hiểm xã hội huyện phải gửi danh sách đối tượng đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để theo dõi, quản lý.

2. Đối với đối tượng đang được nuôi dưỡng thường xuyên trong Cơ sở nuôi dưỡng:

a) Cơ sở nuôi dưỡng lập danh sách theo mẫu quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP gửi cơ quan bảo hiểm xã hội huyện.

b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận danh sách, cơ quan bảo hiểm xã hội huyện kiểm tra và thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng.

c) Cơ quan bảo hiểm xã hội huyện chuyển danh sách kèm theo thẻ bảo hiểm y tế của đối tượng cho Cơ snuôi dưỡng.

3. Đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại Cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập danh sách theo mẫu quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP gửi cơ quan bảo hiểm xã hội huyện.

b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận danh sách, cơ quan bảo hiểm xã hội huyện kiểm tra và thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng.

c) Cơ quan bảo hiểm xã hội huyện chuyển danh sách kèm theo thẻ bảo hiểm y tế của đối tượng cho Cơ sở giáo dục nghề nghiệp để bàn giao cho đối tượng.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân các cấp

a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện Thông tư này; bảo đảm xác định đúng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và kiểm tra việc thực hiện, giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện: chỉ đạo cơ quan chuyên môn về lao động cp huyện rà soát, kiểm tra, đối chiếu danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế; định kỳ báo cáo hằng năm về cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết quả cấp thẻ bảo hiểm y tế trên địa bàn.

c) Ủy ban nhân dân cấp xã: lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn theo quy định tại Thông tư này; định kỳ hàng quý rà soát tăng, giảm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế để gửi cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện.

2. Cơ sở nuôi dưỡng, Cơ sở giáo dục nghề nghiệp: lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tại cơ sở nuôi dưỡng theo quy định tại Thông tư này; định kỳ hằng quý rà soát tăng, giảm đối tượng tham gia bo hiểm y tế để gửi cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam: chỉ đạo triển khai, hướng dẫn nghiệp vụ trong hệ thống cơ quan Bảo hiểm xã hội; chđạo cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

Điền 8. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lc thi hành kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2020. Thông tư s 25/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về việc hướng dẫn xác định, quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

2. Các giấy t, hồ sơ quy định bởi các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này mà bị thay thế hoặc sửa đi, bổ sung thì được áp dụng thực hiện theo văn bản thay thế hoặc sửa đi, b sung đó.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện kiểm tra liên ngành và tuyên truyền, phổ biến, tập huấn cho những người triển khai cp thbảo him y tế theo quy định tại Thông tư này.

4. Trong quá trình thc hiện nếu có vướng mc, đề nghị các cơ quan, tổ chức phản ánh vBộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc CP;
- HĐND, UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Đăng Công báo;
- Website của Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quân

 

Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế:
...

4. Bổ sung các điều 7a, 7b và 7c vào sau Điều 7 như sau:

“Điều 7a. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện việc xác định, quản lý đối tượng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý quy định tại các điểm d, e, g, h, i và k khoản 3 và khoản 4 Điều 12 của Luật này.

2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này và đối tượng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý quy định tại các điểm d, e, g, h, i và k khoản 3 và khoản 4 Điều 12 của Luật này.

Điều 7b. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện việc xác định, quản lý đối tượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý quy định tại điểm n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này.

2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý quy định tại điểm n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan hướng dẫn thành lập, kiện toàn hệ thống y tế trường học để chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với trẻ em, học sinh, sinh viên.

Điều 7c. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an

1. Chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc xác định, quản lý, lập danh sách bảo hiểm y tế đối với đối tượng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý quy định tại điểm a khoản 1, điểm a và điểm n khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này.

2. Lập danh sách và cung cấp danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều 12 của Luật này cho tổ chức bảo hiểm y tế.

3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý quy định tại điểm a khoản 1, điểm a và điểm n khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này.

4. Phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an ký kết hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với tổ chức bảo hiểm y tế để khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.”

Xem nội dung VB
Điều 42. Trách nhiệm hướng dẫn thực hiện
...

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
...

b) Hướng dẫn lập danh sách đối tượng quy định tại các khoản 3, 5, điểm a khoản 9, 11, 12, 16 và 17 Điều 3, các khoản 1, 2 và 4 Điều 4 Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 2. Cựu chiến binh

Cựu chiến binh theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, cụ thể như sau:

1. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng Tháng 8 năm 1945 như Đội tự vệ đỏ, du kích Ba Tơ, du kích Bắc Sơn, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và các đơn vị vũ trang khác do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo.

2. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh gồm sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước (ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng).

3. Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc quy định tại khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh gồm:

a) Đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm ở miền Bắc từ ngày 20 tháng 7 năm 1954 về trước (ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương);

b) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước (ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc);

*Điểm này được bổ sung bởi Điểm a Khoản 1 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh

1. Bổ sung Điều 2 như sau:

a) Bổ sung vào điểm b ... khoản 3 Điều 2:

“b) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước (ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc), đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.*

c) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Nam từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước.

*Điểm này được bổ sung bởi Điểm a Khoản 1 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh

1. Bổ sung Điều 2 như sau:

a) Bổ sung vào ... điểm c khoản 3 Điều 2:
...
c) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích ở miền Nam từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu theo sự quản lý, phân công hoặc giao nhiệm vụ của tổ chức, cơ sở cách mạng có thẩm quyền”.*

4. Công nhân viên quốc phòng quy định tại khoản 4 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 về trước.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh

1. Bổ sung Điều 2 như sau:

a) Bổ sung vào điểm b, điểm c khoản 3 Điều 2:

“b) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước (ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc), đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

c) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích ở miền Nam từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu theo sự quản lý, phân công hoặc giao nhiệm vụ của tổ chức, cơ sở cách mạng có thẩm quyền”.

b) Bổ sung vào điểm a, điểm b khoản 5 Điều 2:

“a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.”

Xem nội dung VB
Điều 2. Cựu chiến binh

Cựu chiến binh theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, cụ thể như sau:
...

5. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 5 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh gồm:

a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

*Điểm này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 1 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh

1. Bổ sung Điều 2 như sau:
...
b) Bổ sung vào điểm a ... khoản 5 Điều 2:

“a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.*

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.

*Điểm này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 1 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh

1. Bổ sung Điều 2 như sau:
...
b) Bổ sung vào ... điểm b khoản 5 Điều 2:
...
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.”*

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh

1. Bổ sung Điều 2 như sau:

a) Bổ sung vào điểm b, điểm c khoản 3 Điều 2:

“b) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước (ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc), đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

c) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích ở miền Nam từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu theo sự quản lý, phân công hoặc giao nhiệm vụ của tổ chức, cơ sở cách mạng có thẩm quyền”.

b) Bổ sung vào điểm a, điểm b khoản 5 Điều 2:

“a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.”

Xem nội dung VB
Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế:
...

4. Bổ sung các điều 7a, 7b và 7c vào sau Điều 7 như sau:

“Điều 7a. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện việc xác định, quản lý đối tượng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý quy định tại các điểm d, e, g, h, i và k khoản 3 và khoản 4 Điều 12 của Luật này.

2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này và đối tượng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý quy định tại các điểm d, e, g, h, i và k khoản 3 và khoản 4 Điều 12 của Luật này.

Điều 7b. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện việc xác định, quản lý đối tượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý quy định tại điểm n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này.

2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý quy định tại điểm n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan hướng dẫn thành lập, kiện toàn hệ thống y tế trường học để chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với trẻ em, học sinh, sinh viên.

Điều 7c. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an

1. Chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc xác định, quản lý, lập danh sách bảo hiểm y tế đối với đối tượng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý quy định tại điểm a khoản 1, điểm a và điểm n khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này.

2. Lập danh sách và cung cấp danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều 12 của Luật này cho tổ chức bảo hiểm y tế.

3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý quy định tại điểm a khoản 1, điểm a và điểm n khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này.

4. Phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an ký kết hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với tổ chức bảo hiểm y tế để khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.”

Xem nội dung VB




Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế Ban hành: 17/10/2018 | Cập nhật: 17/10/2018