Thông tư 30/2014/TT-BGTVT quy định về cấp Chứng chỉ an toàn đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: 30/2014/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 31/07/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 25/08/2014 Số công báo: Từ số 783 đến số 784
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 30/2014/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2014

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt và Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về cấp Chứng chỉ an toàn đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có Chứng chỉ an toàn và điều kiện, trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ an toàn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt; doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cấp Chứng chỉ an toàn.

Chương II

LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT PHẢI CÓ CHỨNG CHỈ AN TOÀN, MẪU CHỨNG CHỈ AN TOÀN VÀ CƠ QUAN CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN

Điều 3. Loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có Chứng chỉ an toàn

1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.

2. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt

Điều 4. Chứng chỉ an toàn

1. Chứng chỉ an toàn là giấy chứng nhận do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5 của Thông tư này cấp cho doanh nghiệp kinh doanh đường sắt có đủ các điều kiện an toàn theo quy định để được tham gia kinh doanh đường sắt.

2. Mẫu Chứng chỉ an toàn quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.

3. Chứng chỉ an toàn có thời hạn là 05 năm. Trước khi Chứng chỉ an toàn hết hạn ít nhất 01 tháng, doanh nghiệp có trách nhiệm làm hồ sơ gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được cấp đổi Chứng chỉ an toàn.

Điều 5. Cơ quan quản lý và cấp chứng chỉ an toàn

Cục Đường sắt Việt Nam là cơ quan quản lý và cấp Chứng chỉ an toàn cho các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Thông tư này.

Chương III

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN VÀ THỦ TỤC CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN

Điều 6. Điều kiện để cấp Chứng chỉ an toàn đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Về cơ sở vật chất, kỹ thuật

a) Kết cấu hạ tầng đường sắt phải được duy trì phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, bảo đảm chạy tàu an toàn, đúng công lệnh tốc độ và công lệnh tải trọng theo quy định;

b) Các phương tiện chuyên dùng đường sắt phục vụ công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp đi thuê phải có đủ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.

2. Về nhân lực

a) Có ít nhất 01 cán bộ phụ trách công tác an toàn, có trình độ đại học về chuyên ngành xây dựng công trình đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trực tiếp về quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt;

b) Các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu phải bảo đảm tiêu chuẩn và phải được huấn luyện nghiệp vụ an toàn lao động theo quy định của pháp luật.

3. Về tổ chức quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt

a) Công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng phù hợp với kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc doanh nghiệp;

b) Có phương án bố trí nhân lực thực hiện công tác tuần đường, tuần cầu, tuần hầm, gác cầu chung, gác hầm, gác đường ngang và bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt bảo đảm yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và đặc điểm của kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp;

c) Có phương án tổ chức, quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;

d) Có quy trình quản lý hồ sơ kỹ thuật kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc doanh nghiệp;

đ) Có phương án ứng phó sự cố thiên tai, cứu hộ, cứu nạn và phương án tổ chức thực hiện cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra tai nạn, sự cố trên kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp.

Điều 7. Điều kiện cấp Chứng chỉ an toàn đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt

1. Phương tiện giao thông đường sắt thuộc quản lý của doanh nghiệp phải bảo đảm các điều kiện lưu hành theo quy định của pháp luật.

2. Có phương án sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp ban hành phù hợp với biểu đồ chạy tàu đã công bố.

3. Có ít nhất 01 cán bộ phụ trách công tác an toàn có trình độ đại học về chuyên ngành vận tải đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trực tiếp về quản lý, khai thác vận tải đường sắt.

4. Các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu phải bảo đảm tiêu chuẩn và phải được huấn luyện nghiệp vụ an toàn lao động theo quy định của pháp luật.

5. Có phương án sắp xếp bố trí nhân lực phục vụ trên tàu khách, tàu hàng phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

6. Có phương án bảo đảm an toàn giao thông đường sắt và phương án ứng phó sự cố thiên tai, cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai, tai nạn, sự cố.

Điều 8. Thủ tục cấp Chứng chỉ an toàn

1. Doanh nghiệp thuộc đối tượng cấp Chứng chỉ an toàn gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ an toàn đến Cục Đường sắt Việt Nam theo đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác.

2. Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Cục Đường sắt Việt Nam thông báo, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trực tiếp ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc thông báo, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản chậm nhất sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu chính) những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi.

3. Căn cứ vào các điều kiện cấp Chứng chỉ an toàn, Cục Đường sắt Việt Nam cấp Chứng chỉ an toàn cho doanh nghiệp trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 9. Hồ sơ cấp Chứng chỉ an toàn

1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2. Thành phần hồ sơ, tài liệu chứng minh các điều kiện để cấp Chứng chỉ an toàn gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;

b) Báo cáo thuyết minh các điều kiện để cấp Chứng chỉ an toàn kèm hồ sơ chứng minh các điều kiện để cấp Chứng chỉ an toàn theo quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV và Phụ lục V của Thông tư này tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp;

c) Tài liệu chứng minh về phương tiện giao thông đường sắt theo quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này;

d) Tài liệu chứng minh về nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu theo quy định tại Phụ lục VII của Thông tư này;

đ) Tài liệu chứng minh về cán bộ phụ trách công tác an toàn: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính Bằng tốt nghiệp đại học;

e) Tài liệu chứng minh về kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông đường sắt và phương án cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai, tai nạn, sự cố: Kế hoạch năm về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt và phương án cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai, tai nạn, sự cố do doanh nghiệp ban hành.

Điều 10. Thu hồi tạm thời Chứng chỉ an toàn

1. Doanh nghiệp bị thu hồi tạm thời Chứng chỉ an toàn trong các trường hợp sau đây:

a) Để xảy ra tai nạn do nguyên nhân chủ quan từ mức nghiêm trọng trở lên mà doanh nghiệp không có biện pháp khắc phục kịp thời;

b) Khi kiểm tra phát hiện có một trong các điều kiện để được cấp Chứng chỉ an toàn của doanh nghiệp không bảo đảm đúng quy định.

2. Khi doanh nghiệp bị thu hồi tạm thời Chứng chỉ an toàn, doanh nghiệp vẫn được tham gia kinh doanh đường sắt, nhưng phải có trách nhiệm kịp thời khắc phục hậu quả tai nạn, khắc phục các nguyên nhân để xảy ra tai nạn, kịp thời bổ sung các điều kiện để cấp Chứng chỉ an toàn chưa bảo đảm theo loại hình của doanh nghiệp quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Thông tư này.

3. Trong thời gian bị thu hồi tạm thời Chứng chỉ an toàn, hoạt động kinh doanh đường sắt của doanh nghiệp chịu sự giám sát của Cục Đường sắt Việt Nam.

Điều 11. Thu hồi Chứng chỉ an toàn

1. Doanh nghiệp bị thu hồi Chứng chỉ an toàn trong các trường hợp sau đây:

a) Khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đường sắt;

b) Khi bị cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động kinh doanh đường sắt của doanh nghiệp;

c) Chứng chỉ an toàn bị tẩy xóa, giả mạo.

2. Trong trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ an toàn, doanh nghiệp sẽ bị ngừng ngay hoạt động kinh doanh đường sắt.

Điều 12. Các trường hợp cấp lại Chứng chỉ an toàn

Doanh nghiệp được cấp lại Chứng chỉ an toàn trong các trường hợp sau đây:

1. Doanh nghiệp chứng minh đã khắc phục nguyên nhân tai nạn và bổ sung đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn tiếp theo.

2. Khi doanh nghiệp đã có đủ điều kiện theo loại hình doanh nghiệp quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Thông tư này.

3. Khi được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đường sắt hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép khôi phục lại hoạt động kinh doanh đường sắt.

Điều 13. Thủ tục cấp lại Chứng chỉ an toàn

1. Doanh nghiệp có nhu cầu cấp lại Chứng chỉ an toàn gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ an toàn đến Cục Đường sắt Việt Nam theo đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác.

2. Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Cục Đường sắt Việt Nam thông báo, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trực tiếp ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc thông báo, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản chậm nhất sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu chính) những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi.

3. Căn cứ các điều kiện cấp lại Chứng chỉ an toàn, Cục Đường sắt Việt Nam cấp lại Chứng chỉ an toàn cho doanh nghiệp trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 14. Hồ sơ cấp lại Chứng chỉ an toàn

1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2. Thành phần hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII của Thông tư này;

b) Báo cáo thuyết minh các điều kiện để cấp lại Chứng chỉ an toàn kèm theo hồ sơ chứng minh các điều kiện để cấp Chứng chỉ an toàn theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này;

c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đường sắt hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép khôi phục lại hoạt động kinh doanh đường sắt (đối với trường hợp được cấp lại theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Thông tư này);

d) Đối với trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ an toàn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Thông tư này, phải gửi kèm theo các tài liệu chứng minh đã có biện pháp đảm bảo an toàn bổ sung.

Điều 15. Các trường hợp cấp đổi Chứng chỉ an toàn

Chứng chỉ an toàn được cấp đổi trong các trường hợp sau:

1. Chứng chỉ an toàn bị mất, bị hư hỏng.

2. Chứng chỉ an toàn hết hạn sử dụng.

Điều 16. Thủ tục cấp đổi Chứng chỉ an toàn

1. Doanh nghiệp đề nghị cấp đổi Chứng chỉ an toàn gửi hồ sơ đề nghị cấp đổi Chứng chỉ an toàn đến Cục Đường sắt Việt Nam theo đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác.

2. Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Cục Đường sắt Việt Nam thông báo, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trực tiếp ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc thông báo, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản chậm nhất sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu chính) những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi.

3. Cục Đường sắt Việt Nam cấp đổi Chứng chỉ an toàn cho doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định. Trường hợp không cấp đổi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 17. Hồ sơ cấp đổi Chứng chỉ an toàn

1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2. Thành phần hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp đổi Chứng chỉ an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục IX của Thông tư này;

b) Báo cáo thuyết minh các điều kiện để cấp đổi Chứng chỉ an toàn kèm hồ sơ chứng minh các điều kiện để cấp Chứng chỉ an toàn theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này (đối với trường hợp Chứng chỉ an toàn hết hạn sử dụng);

c) Bản chính Chứng chỉ an toàn (đối với trường hợp Chứng chỉ an toàn bị hư hỏng).

Điều 18. Lệ phí

Doanh nghiệp được cấp mới, cấp lại, cấp đổi Chứng chỉ an toàn phải nộp lệ phí cho cơ quan cấp Chứng chỉ an toàn theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt

1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của Báo cáo các điều kiện để cấp Chứng chỉ an toàn theo quy định tại khoản 2 Điều 9, khoản 2 Điều 14 và khoản 2 Điều 17 của Thông tư này.

2. Quản lý Chứng chỉ an toàn và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

3. Duy trì, bảo đảm các điều kiện về an toàn trong quá trình kinh doanh đường sắt như trong báo cáo thuyết minh các điều kiện để cấp Chứng chỉ an toàn theo quy định của Thông tư này.

Điều 20. Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam

1. Thông báo cho các doanh nghiệp thuộc đối tượng phải có Chứng chỉ an toàn, hướng dẫn việc thực hiện các thủ tục cấp, cấp lại, cấp đổi Chứng chỉ an toàn.

2. Tổ chức thẩm tra báo cáo các điều kiện để cấp Chứng chỉ an toàn, hồ sơ chứng minh các điều kiện an toàn của doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục cấp mới, cấp lại, cấp đổi Chứng chỉ an toàn và cấp Chứng chỉ an toàn theo quy định.

3. Chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan liên quan hàng năm tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo thuyết minh các điều kiện để cấp Chứng chỉ an toàn theo quy định tại Thông tư này và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

4. Thu hồi Chứng chỉ an toàn theo quy định.

5. Tổng hợp các vấn đề phát sinh, báo cáo Bộ Giao thông vận tải giải quyết.

6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc cấp, cấp đổi, cấp lại và thu hồi Chứng chỉ an toàn.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2014.

2. Thông tư này thay thế Quyết định số 61/2007/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có Chứng chỉ an toàn và điều kiện, trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ an toàn và Thông tư số 09/2011/TT-BGTVT ngày 11 tháng 03 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến thủ tục hành chính của quy định về loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có Chứng chỉ an toàn và điều kiện, trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ an toàn ban hành kèm theo Quyết định số 61/2007/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Điều 22. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng giám đốc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng giám đốc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 22;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ;
- Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp);
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Trang Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, ATGT.

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

 

PHỤ LỤC I

MẪU CHỨNG CHỈ AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
---------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

CHỨNG CHỈ AN TOÀN

CỤC TRƯỞNG CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

CẤP CHO: TÊN DOANH NGHIỆP KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT

ĐỊA CHỈ: ĐỊA CHỈ DOANH NGHIỆP KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT

 

 

Hà Nội, ngày      tháng    năm

CỤC TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Số Chứng chỉ an toàn:

Hiệu lực của Chứng chỉ an toàn: Chứng chỉ an toàn có giá trị đến hết ngày    tháng   năm

Nền của Chứng chỉ an toàn có in hoa văn và logo Cục Đường sắt Việt Nam, màu xanh.

 

PHỤ LỤC II

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN DOANH NGHIỆP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

…, ngày …… tháng …… năm ……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN

Kính gửi: Cục Đường sắt Việt Nam

Căn cứ Thông tư số 30/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp Chứng chỉ an toàn đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt;

Đề nghị Cục Đường sắt Việt Nam cấp Chứng chỉ an toàn cho doanh nghiệp ……… (tên doanh nghiệp).

Chúng tôi xin cam đoan về tính xác thực của các tài liệu gửi kèm theo và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

(Gửi kèm theo các báo cáo thuyết minh có liên quan đến các điều kiện để cấp Chứng chỉ an toàn theo quy định).

 

THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC III

MẪU BÁO CÁO THUYẾT MINH CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN
(Sử dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN DOANH NGHIỆP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

…, ngày …… tháng …… năm …

 

BÁO CÁO THUYẾT MINH CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN

Bảng 1 - Báo cáo thuyết minh về kết cấu hạ tầng đường sắt

TT

Tên loại KCHT

Số lượng

Có đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật hay không

Có bảo đảm đúng công lệnh tốc độ đã công bố hay không

Có bảo đảm đúng công lệnh tải trọng đã công bố hay không

Ghi chú

Không

Không

Không

1.

Tổng chiều dài đường chính tuyến (Km)

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

Tổng chiều dài đường trong ga (Km)
(kể cả đường nhánh trong ga)

 

 

 

 

 

 

 

 

3.

Tổng chiều dài đường nhánh khu gian (Km)

 

 

 

 

 

 

 

 

4.

Ghi (bộ)

 

 

 

 

 

 

 

 

5.

Cầu đường sắt (Cầu)

 

 

 

 

 

 

 

 

6.

Cầu chung (Cầu)

 

 

 

 

 

 

 

 

7.

Cống (Cống)

 

 

 

 

 

 

 

 

8.

Kè (Kè)

 

 

 

 

 

 

 

 

9.

Hầm đường sắt (Hầm)

 

 

 

 

 

 

 

 

10.

Đường ngang có người gác (Đường ngang)

 

 

 

 

 

 

 

 

11.

Đường ngang phòng vệ bằng biển báo (Đường ngang)

 

 

 

 

 

 

 

 

12.

Đường ngang phòng vệ bằng cảnh báo tự động (Đường ngang)

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2 - Báo cáo thuyết minh về nhân lực

TT

Tên chức danh

Số lượng

Có bằng, chứng chỉ chuyên môn hợp lệ hay không

Số năm kinh nghiệm công tác

Đã được huấn luyện nghiệp vụ an toàn giao thông đường sắt hay không

Ghi chú

Không

Không

1.

Cán bộ phụ trách công tác an toàn (người)

 

 

 

 

 

 

 

2.

Nhân viên điều độ chạy tàu

 

 

 

 

 

 

 

3.

Trực ban chạy tàu ga

 

 

 

 

 

 

 

4.

Trưởng dồn

 

 

 

 

 

 

 

5.

Nhân viên gác ghi ghép nối đầu máy toa xe

 

 

 

 

 

 

 

6.

Nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm đường sắt (người)

 

 

 

 

 

 

 

7.

Nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt (người)

 

 

 

 

 

 

 

8.

Các nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khác

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 3 - Báo cáo thuyết minh về tổ chức quản lý, duy tu, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt

TT

Nội dung

Không

Ghi chú

1.

Công lệnh tốc độ

 

 

Doanh nghiệp gửi kèm theo các tài liệu, hồ sơ chứng minh điều kiện cấp Chứng chỉ an toàn do doanh nghiệp xây dựng và ban hành.

2.

Công lệnh tải trọng

 

 

3.

Phương án bố trí nhân lực

 

 

4.

Phương án tổ chức, quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt

 

 

5

Quy trình quản lý hồ sơ kỹ thuật kết cấu hạ tầng đường sắt

 

 

6.

Phương án ứng phó sự cố thiên tai, cứu hộ, cứu nạn liên quan đến quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC IV

MẪU BÁO CÁO THUYẾT MINH CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN
(Sử dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN DOANH NGHIỆP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

…, ngày …… tháng …… năm …

 

BÁO CÁO THUYẾT MINH
CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN

Bảng 1 - Báo cáo thuyết minh về kết cấu hạ tầng thông tin tín hiệu đường sắt

TT

Nội dung

Số lượng

Có đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hay không

Ghi chú

Không

1

Thiết bị Thông tin liên lạc.

 

 

 

 

1.1

Tổng đài (chiếc)

 

 

 

 

1.2

Máy phóng thanh các ga (chiếc)

 

 

 

 

1.3

Máy điện báo, Fax (chiếc)

 

 

 

 

1.4

Máy vô tuyến điện (chiếc)

 

 

 

 

1.5

Thiết bị truyền dẫn (chiếc)

 

 

 

 

2

Thiết bị điều khiển

 

 

 

 

2.1

Số khu gian đóng đường tự động (khu gian)

 

 

 

 

2.2

Số khu gian đóng đường nửa tự động (khu gian)

 

 

 

 

2.3

Máy thẻ đường (chiếc)

 

 

 

 

2.4

Đài khống chế (chiếc)

 

 

 

 

2.5

Đài thao tác đường ngang (chiếc)

 

 

 

 

3

Thiết bị khống chế

 

 

 

 

3.1

Số bộ ghi khóa cơ khí không liên khóa với cột hiệu (bộ)

 

 

 

 

3.2

Số bộ ghi khóa cơ khí có liên khóa với cột hiệu (bộ)

 

 

 

 

3.3

Số bộ ghi hộp khóa điện không liên khóa với cột hiệu (bộ)

 

 

 

 

3.4

Số bộ ghi hộp khóa điện có liên khóa với cột hiệu (bộ)

 

 

 

 

3.5

Số bộ ghi động cơ điện không liên khóa với cột hiệu (bộ)

 

 

 

 

3.6

Số bộ ghi động cơ điện có liên khóa với cột hiệu (bộ)

 

 

 

 

4

Thiết bị tín hiệu

 

 

 

 

4.1

Cột tín hiệu đèn màu vào ga, vào bãi (chiếc)

 

 

 

 

4.2

Cột tín hiệu đèn màu ra ga, ra bãi (chiếc)

 

 

 

 

4.3

Tín hiệu thông qua đóng đường tự động

 

 

 

 

4.4

Tín hiệu đèn màu cầu chung (chiếc)

 

 

 

 

4.5

Cột tín hiệu có cánh vào ga, vào bãi (chiếc)

 

 

 

 

4.6

Cột tín hiệu có cánh ra ga (chiếc)

 

 

 

 

4.7

Cột tín hiệu có cánh cầu chung (chiếc)

 

 

 

 

4.8

Cột tín hiệu đèn màu báo trước (chiếc)

 

 

 

 

4.9

Cột tín hiệu có cánh báo trước (chiếc)

 

 

 

 

4.10

Đèn báo hiệu đường bộ tại đường ngang (bộ)

 

 

 

 

Bảng 2 - Báo cáo thuyết minh về nhân lực

TT

Tên chức danh

Số lượng

Có bằng, chứng chỉ chuyên môn hợp lệ hay không

Số năm kinh nghiệm công tác

Đã được huấn luyện nghiệp vụ an toàn giao thông đường sắt hay không

Ghi chú

Không

Không

 

1.

Cán bộ phụ trách công tác an toàn (người)

 

 

 

 

 

 

 

2.

Nhân viên duy tu, sửa chữa và quản lý thông tin tín hiệu đường sắt (người)

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 3 - Báo cáo thuyết minh về tổ chức quản lý, duy tu, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng thông tin tín hiệu đường sắt

TT

Nội dung

Không

Ghi chú

1.

Phương án bố trí nhân lực

 

 

Doanh nghiệp gửi kèm theo các tài liệu, hồ sơ chứng minh điều kiện cấp Chứng chỉ an toàn do doanh nghiệp xây dựng và ban hành.

2.

Phương án tổ chức, quản lý kết cấu hạ tầng thông tin tín hiệu đường sắt

 

 

3.

Quy trình quản lý hồ sơ kỹ thuật kết cấu hạ tầng thông tin tín hiệu đường sắt

 

 

 

4.

Phương án ứng phó sự cố thiên tai, cứu hộ, cứu nạn liên quan đến quản lý kết cấu hạ tầng thông tin tín hiệu đường sắt

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC V

MẪU BÁO CÁO THUYẾT MINH CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN
(Sử dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN DOANH NGHIỆP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

…, ngày …… tháng …… năm …

 

BÁO CÁO THUYẾT MINH
CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN

Bảng 1 - Báo cáo thuyết minh về phương tiện giao thông đường sắt

TT

Kiểu loại phương tiện

Số lượng đang vận dụng

Có Giấy chứng nhận đăng ký PTGTĐS hay không

Có Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực hay không

Ghi chú

Không

Không

1.

Toa xe ghế cứng (xe)

 

 

 

 

 

 

2.

Toa xe ghế mềm (xe)

 

 

 

 

 

 

3.

Toa xe ghế mềm điều hòa không khí (xe)

 

 

 

 

 

 

4.

Toa xe nằm cứng (xe)

 

 

 

 

 

 

5.

Toa xe nằm cứng điều hòa không khí (xe)

 

 

 

 

 

 

6.

Toa xe nằm mềm (xe)

 

 

 

 

 

 

7.

Toa xe nằm mềm điều hòa không khí (xe)

 

 

 

 

 

 

8.

Toa xe công vụ-phát điện (xe)

 

 

 

 

 

 

9.

Toa xe hàng có mui (xe)

 

 

 

 

 

 

10.

Toa xe hàng thành thấp (xe)

 

 

 

 

 

 

11.

Toa xe hàng thành cao (xe)

 

 

 

 

 

 

12.

Toa xe mặt bằng (xe)

 

 

 

 

 

 

13.

Toa xe mặt võng (xe)

 

 

 

 

 

 

14.

Toa xe chuyên dùng chở container (xe)

 

 

 

 

 

 

15.

Toa xe xitéc (xe)

 

 

 

 

 

 

16.

Toa xe trưởng tàu (xe)

 

 

 

 

 

 

17.

Đầu máy Diêsel (đầu máy)

 

 

 

 

 

 

18.

Đầu máy Điện (đầu máy)

 

 

 

 

 

 

19.

Đầu máy Hơi nước (đầu máy)

 

 

 

 

 

 

20.

Cần cẩu cứu viện (cần cẩu)

 

 

 

 

 

 

21.

Goòng máy (goòng)

 

 

 

 

 

 

22.

Toa xe goòng (xe)

 

 

 

 

 

 

Bảng 2- Báo cáo thuyết minh về nhân lực

TT

Tên chức danh

Số lượng

Có bằng, chứng chỉ chuyên môn hợp lệ hay không

Số năm kinh nghiệm công tác

Đã được huấn luyện nghiệp vụ an toàn lao động hay không

Ghi chú

Không

Không

1.

Cán bộ phụ trách công tác an toàn (người)

 

 

 

 

 

 

 

2.

Trưởng tàu (người)

 

 

 

 

 

 

 

3.

Lái tàu (người)

 

 

 

 

 

 

 

4.

Phụ lái tàu (người)

 

 

 

 

 

 

 

5.

Các nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khác

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 3 - Báo cáo thuyết minh về tổ chức vận tải

TT

Nội dung

Không

Ghi chú

1.

Phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

 

 

Doanh nghiệp gửi kèm theo các tài liệu, hồ sơ chứng minh điều kiện cấp Chứng chỉ an toàn do doanh nghiệp xây dựng và ban hành.

2.

Phương án bố trí nhân lực phục vụ trên tàu khách, tàu hàng

 

 

3.

Phương án cứu viện, cứu nạn khi xảy ra tai nạn, sự cố

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC VI

TÀI LIỆU CHỨNG MINH ĐIỀU KIỆN ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN CỦA PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN DOANH NGHIỆP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

…, ngày …… tháng …… năm …

DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

TT

Chủng loại phương tiện/số hiệu

Đầu máy

Toa xe

Phương tiện chuyên dùng

Số giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt

Số giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt

Số giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt

1.

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

3.

 

 

 

 

 

 

 

4.

 

 

 

 

 

 

 

5.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC VII

TÀI LIỆU CHỨNG MINH ĐIỀU KIỆN ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN ĐỐI VỚI ĐIỀU KIỆN VỀ NHÂN LỰC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN DOANH NGHIỆP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

…, ngày …… tháng …… năm …

 

DANH SÁCH NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHẠY TÀU

TT

Họ và tên

Chức danh đang đảm nhận

Số bằng/chứng chỉ chuyên môn đào tạo

Số giấy phép lái tàu

1.

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

3.

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC VIII

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CHỨNG CHỈ AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN DOANH NGHIỆP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

…, ngày …… tháng …… năm …

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CHỨNG CHỈ AN TOÀN

Kính gửi: Cục Đường sắt Việt Nam

Căn cứ Thông tư số 30/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp Chứng chỉ an toàn đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt;

Doanh nghiệp……… (tên doanh nghiệp) bị thu hồi tạm thời/thu hồi Chứng chỉ an toàn.

Hiện nay, Doanh nghiệp chúng tôi đã khắc phục được nguyên nhân tai nạn, bổ sung đầy đủ các biện pháp an toàn tiếp theo và đã có đủ các điều kiện theo quy định/được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đường sắt/được cơ quan có thẩm quyền cho phép khôi phục lại hoạt động kinh doanh đường sắt.

Đề nghị Cục Đường sắt Việt Nam cấp lại Chứng chỉ an toàn cho doanh nghiệp (tên doanh nghiệp).

Chúng tôi xin cam đoan về tính xác thực của các tài liệu gửi kèm theo và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

(Gửi kèm theo các báo cáo chứng minh các điều kiện đã được bổ sung đầy đủ theo quy định).

 

 

THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC IX

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP ĐỔI CHỨNG CHỈ AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN DOANH NGHIỆP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

…, ngày …… tháng …… năm …

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP ĐỔI CHỨNG CHỈ AN TOÀN

Kính gửi: Cục Đường sắt Việt Nam

Căn cứ Thông tư số 30/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp Chứng chỉ an toàn đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt;

Hiện nay, Chứng chỉ an toàn của doanh nghiệp... (tên doanh nghiệp) đã bị hư hỏng/mất/hết hạn sử dụng.

Đề nghị Cục Đường sắt Việt Nam cấp đổi Chứng chỉ an toàn cho doanh nghiệp (tên doanh nghiệp).

Chúng tôi xin cam đoan về tính xác thực của các tài liệu gửi kèm theo và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật

(Gửi kèm theo bản chính của Chứng chỉ an toàn bị hư hỏng, nhàu nát hoặc đã hết hạn sử dụng).

 

 

THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)