Thông tư 24/2018/TT-NHNN sửa đổi Thông tư, văn bản có quy định về chế độ báo cáo định kỳ
Số hiệu: 24/2018/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Đào Minh Tú
Ngày ban hành: 28/09/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 20/10/2018 Số công báo: Từ số 991 đến số 992
Lĩnh vực: Ngân hàng, tiền tệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/2018/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2018

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC THÔNG TƯ, VĂN BẢN CÓ QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ngân hàng nhà nước Việt Nam;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư, văn bản có quy định về chế độ báo cáo định kỳ.

Điều 1. Bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ báo cáo định kỳ

1. Bãi bỏ báo cáo của người đại diện về tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính của Ngân hàng Hợp tác xã quy định tại Quyết định số 61/2006/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy chế quản lý vốn hỗ trợ của Nhà nước cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (sau đây gọi tắt là Quyết định số 61/2006/QĐ-NHNN) như sau:

a) Bãi bỏ khoản 1 Điều 11 Quy chế quản lý vốn hỗ trợ của Nhà nước cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 61/2006/QĐ-NHNN;

b) Bãi bỏ Phụ lục đính kèm Quyết định số 61/2006/QĐ-NHNN .

2. Bãi bỏ báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với các trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 135/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (sau đây gọi tắt là Thông tư số 10/2016/TT-NHNN) như sau:

a) Bãi bỏ khoản 2 Điều 34 Thông tư số 10/2016/TT-NHNN;

b) Thay thế Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT- NHNN bằng Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Bãi bỏ báo cáo tình hình mua bán ngoại tệ tiền mặt của tổ chức tín dụng được phép với cá nhân tại Thông tư số 20/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 8 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép (sau đây gọi tắt là Thông tư số 20/2011/TT-NHNN) như sau:

a) Điều 10 Thông tư số 20/2011/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 10. Chế độ báo cáo

Tổ chức tín dụng được phép thực hiện báo cáo tình hình mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”;

b) Bãi bỏ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2011/TT-NHNN .

4. Bãi bỏ báo cáo định kỳ hàng năm về thực hiện các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng tại Thông tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 47/2014/TT-NHNN) như sau:

Bãi bỏ khoản 1 Điều 20 Thông tư số 47/2014/TT-NHNN.

5. Bãi bỏ báo cáo định kỳ hàng năm về an toàn bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet tại Thông tư số 35/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet (sau đây gọi tắt là Thông tư số 35/2016/TT-NHNN) như sau:

Bãi bỏ khoản 3 Điều 20 Thông tư số 35/2016/TT-NHNN.

6. Sửa đổi, bổ sung báo cáo đánh giá tính hiệu quả, khả thi của các chính sách thí điểm tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 tại Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 06/CT-NHNN) như sau:

Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ 7 (bảy) Điểm 3 Mục II Chỉ thị số 06/CT-NHNN như sau:

“Trước ngày 15 tháng 8 năm 2021 có báo cáo đánh giá tính hiệu quả, khả thi của các chính sách thí điểm tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 trên cơ sở tổng kết việc thực hiện tại tổ chức tín dụng và đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm và các quy định của pháp luật có liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Pháp chế).”.

Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2018./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu VP, Vụ PC, VP4.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đào Minh Tú

 

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

TÊN NHÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

 

 

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ HÀNG QUÝ

Tình hình đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với các trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối)

I. Thông tin tổ chức:

- Tên tổ chức:....

- Địa chỉ: ……………………………Số điện thoại: …………………………………..

- Văn bản chấp thuận đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của Thủ Tướng Chính phủ số...ngày... tháng... năm………….

- Tài khoản vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài số ............ mở tại ............. (tên tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam).

- Vốn chủ sở hữu:

II. Tình hình đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong quý báo cáo:

- Số tiền đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:

- Số tiền thực tế đã đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong quý báo cáo:

- Số tiền đã chuyển về nước:

Trong đó:

+ Lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác chuyển về Việt Nam:

+ Số vốn chuyển về Việt Nam:

- Tình hình thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:

STT

Loại công cụ đầu tư (nêu chi tiết)

Nước/ lãnh thổ đầu tư

Tổng giá vốn

Tổng giá thị trường hoặc giá trị hợp lý tại ngày báo cáo/ giá bán

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

1

2

3

4

5

6

7

1

Cổ phiếu

 

 

 

 

 

2

Trái phiếu

 

 

 

 

 

3

Công cụ khác (ghi rõ loại công cụ)

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

Cột (2): loại chứng khoán được ghi cụ thể theo mã chứng khoán mà nhà đầu tư đã đầu tư (bao gồm chứng khoán đã bán và đang nắm giữ) trong quý báo cáo.

Cột (3): Ghi rõ tên quốc gia nơi nhà đầu tư đầu tư gián tiếp.

Cột (4): Ghi tổng số lượng của loại chứng khoán đã mua trong quý báo cáo.

Cột (5): Ghi tổng giá trị vốn của loại chứng khoán đã mua trong quý báo cáo. Tỷ giá được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh giao dịch.

Cột (6): Ghi tổng số lượng loại chứng khoán đang nắm giữ trong quý báo cáo.

Cột (7): Ghi tổng giá thị trường hoặc giá hợp lý tại thời điểm báo cáo đối với các công cụ đang nắm giữ hoặc giá bán đối với chứng khoán đã được bán trong quý. Tỷ giá được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh giao dịch thực tế đối với chứng khoán đã bán trong quý hoặc tại thời điểm ngày cuối cùng của kỳ báo cáo đối với chứng khoán đang nắm giữ.

 


Người lập biểu

(Ký, họ tên, số điện thoại liên hệ)

.... ngày .... tháng .... năm....
Tổ chức nhận ủy thác
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu).

 

 

Điều 11. Chế độ báo cáo của người đại diện

1. Người đại diện có trách nhiệm lập và gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác) các loại báo cáo sau:

a) Hàng năm gửi hồ sơ Quỹ tín dụng Trung ương (Phụ lục đính kèm Quy chế này) trước ngày 30/4 của năm sau.

b) Hàng quý gửi văn bản Báo cáo phân tích tình hình quản trị, kiểm soát và điều hành, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, định hướng hoạt động, tình hình quản lý và sử dụng vốn, kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận (nếu có) của Quỹ tín dụng Trung ương; Kiến nghị, đề xuất biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm sử dụng có hiệu quả vốn hỗ trợ của Nhà nước. Thời hạn gửi Báo cáo trước ngày 15 của tháng thứ nhất quý tiếp theo.

Xem nội dung VB
Điều 34. Chế độ báo cáo đối với các trường hợp đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Điều 9 Nghị định số 135/2015/NĐ-CP
...
2. Định kỳ hàng năm, chậm nhất ngày 30 tháng 01 của năm liền sau năm báo cáo, nhà đầu tư thực hiện báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của năm báo cáo theo mẫu tại Phụ lục số 15 ban hành kèm theo Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 10. Chế độ báo cáo

Hàng tháng, chậm nhất ngày 10 (mười) tháng kế tiếp, tổ chức tín dụng được phép thực hiện báo cáo theo quy định sau:

1. Báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn về tình hình mua, bán ngoại tệ tiền mặt phát sinh trong tháng trên địa bàn đó theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Tổng hợp và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) về tình hình mua, bán ngoại tệ tiền mặt của toàn hệ thống phát sinh trong tháng theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 20. Chế độ báo cáo

Các tổ chức hoạt động thẻ có trách nhiệm gửi báo cáo về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cục Công nghệ tin học) như sau:

1. Báo cáo định kỳ hàng năm về việc thực hiện các quy định tại Thông tư này:

a) Thời hạn gửi báo cáo trước ngày 15 tháng 11 hàng năm;

b) Hình thức gửi báo cáo và mẫu báo cáo theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cục Công nghệ tin học).

Xem nội dung VB
Điều 20. Chế độ báo cáo

Các đơn vị cung cấp dịch vụ Internet Banking có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cục Công nghệ tin học) như sau:
...
3. Báo cáo năm:

Thời hạn và nội dung báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Xem nội dung VB
II. Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể
...
3. Đối với các tổ chức tín dụng

- Tổ chức quán triệt nội dung và tổ chức thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14, Đề án 1058 trong toàn hệ thống của từng tổ chức tín dụng;

- Xây dựng phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu cho giai đoạn 2017-2020 trong đó bám sát việc triển khai các chính sách tại Nghị quyết 42/2017/QH14 và giải pháp tại Đề án 1058 trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt; Tổ chức triển khai thực hiện phương án sau khi được phê duyệt, trong đó lưu ý tổ chức áp dụng toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, bảo đảm thực hiện mục tiêu xử lý nợ xấu theo phương án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

- Báo cáo tình hình xử lý nợ xấu định kỳ hằng tháng, chậm nhất vào ngày 25 tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo theo mẫu biểu báo cáo kèm chỉ thị này gửi Ngân hàng Nhà nước (thông qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).

- Thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực quản trị nội bộ đặc biệt là quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác thẩm định cấp tín dụng, xử lý nợ.

- Thực hiện có hiệu quả các giải pháp để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật làm phát sinh nợ xấu tại từng tổ chức tín dụng.

- Định kỳ rà soát, thực hiện việc báo cáo về khách hàng, lãi dự thu thuộc đối tượng tại Điều 16 Nghị quyết 42/2017/QH14 theo văn bản hướng dẫn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

- Hằng năm, đánh giá tính hiệu quả, khả thi của các chính sách thí điểm tại Nghị quyết 42/2017/QH14 trên cơ sở tổng kết việc thực hiện tại tổ chức tín dụng và đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm và các quy định của pháp luật có liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Pháp chế).

- Kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Pháp chế) khó khăn, vướng mắc và kiến nghị xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14; Kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng) khó khăn, vướng mắc và kiến nghị xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án 1058.

Xem nội dung VB