Thông tư 21/2004/TT-BTC hướng dẫn đấu thầu trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung
Số hiệu: 21/2004/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 24/03/2004 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 02/04/2004 Số công báo: Số 1
Lĩnh vực: Tài chính, Ngân hàng, tiền tệ, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 21/2004/TT-BTC

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2004

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 21/2004/TT-BTC NGÀY 24 THÁNG 03 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN VIỆC ĐẤU THẦU TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ, TRÁI PHIẾU ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH VÀ TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG QUA THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG

Thực hiện Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương, Bộ Tài chính hướng dẫn việc đấu thầu trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương (gọi chung là trái phiếu) qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng điều chỉnh của Thông tư này là các tổ chức phát hành, bao gồm: Kho bạc Nhà nước (phát hành trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, trái phiếu Chính quyền địa phương theo uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh), Quỹ Hỗ trợ phát triển (phát hành trái phiếu đầu tư), doanh nghiệp (phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh), các tổ chức tài chính, tín dụng (phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương theo uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh); Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

2. Trái phiếu phát hành qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung được niêm yết và giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán).

Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính quyền địa phương được mua, bán trên thị trường tiền tệ hoặc chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.

3. Căn cứ vào kế hoạch huy động vốn hàng năm của ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương) và tiến độ sử dụng vốn, tổ chức phát hành xây dựng kế hoạch đấu thầu trái phiếu hàng tháng, quý, chi tiết theo loại kỳ hạn, thông báo cho các đối tượng đầu tư để có kế hoạch tham gia thị trường.

4. Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) là đại lý cho tổ chức phát hành trong việc xét duyệt thành viên tham gia đấu thầu, nhận đơn đặt thầu, xét thầu và công bố kết quả đấu thầu.

5. Giải thích từ ngữ:

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

5.1. Đấu thầu cạnh tranh lãi suất là việc các thành viên tham gia đấu thầu đưa ra các mức lãi suất dự thầu của mình để Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) lựa chọn mức lãi suất trúng thầu.

5.2. Đấu thầu không cạnh tranh lãi suất là việc các tổ chức tham gia đấu thầu không đưa ra mức lãi suất dự thầu mà đăng ký mua trái phiếu theo mức lãi suất trúng thầu được xác định theo kết quả của đấu thầu cạnh tranh lãi suất.

5.3. Lãi suất trần là mức lãi suất tối đa của trái phiếu phát hành do Bộ trưởng Bộ Tài chính thông báo trong từng thời kỳ.

5.4. Bán trái phiếu theo hình thức chiết khấu là việc tổ chức phát hành thực hiện bán trái phiếu thấp hơn mệnh giá trái phiếu và thanh toán bằng mệnh giá trái phiếu khi đến hạn.

5.5. Bán trái phiếu theo hình thức ngang mệnh giá là việc tổ chức phát hành thực hiện bán trái phiếu bằng mệnh giá của trái phiếu. Tiền lãi trái phiếu được thanh toán định kỳ, hoặc một lần cùng với tiền gốc khi đến hạn.

5.6. Bán trái phiếu theo hình thức cao hơn, hoặc thấp hơn mệnh giá là việc tổ chức phát hành ấn định trước mức lãi suất thanh toán định kỳ và thông qua kết quả đấu thầu để xác định giá bán trái phiếu cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Đồng tiền phát hành, thanh toán

Trái phiếu đầu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung được phát hành và thanh toán bằng Đồng Việt Nam.

2. Hình thức, mệnh giá trái phiếu

2.1. Hình thức trái phiếu

Trái phiếu đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ; có ghi tên hoặc không ghi tên.

a) Đối với hình thức chứng chỉ: Bộ Tài chính quy định nội dung để tổ chức phát hành in và phân phối cho các tổ chức trúng thầu.

b) Đối với hình thức bút toán ghi sổ: Do Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) và các tổ chức lưu ký ghi và quản lý sổ sách.

Trái phiếu khi phát hành được thực hiện theo hình thức bút toán ghi sổ và lưu ký tập trung tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán). Trường hợp chủ sở hữu trái phiếu có nhu cầu nhận chứng chỉ, tổ chức lưu ký nơi chủ sở hữu trái phiếu mở tài khoản đề nghị Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) thông báo cho tổ chức phát hành để cấp chứng chỉ. Căn cứ chứng chỉ do tổ chức phát hành chuyển đến, Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) thực hiện ghi giảm số lượng trái phiếu ghi sổ và chuyển giao chứng chỉ cho chủ sở hữu trái phiếu thông qua các thành viên lưu ký.

2.2. Mệnh giá trái phiếu

Trái phiếu phát hành có mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng (một trăm ngàn đồng). Các mệnh giá khác là bội số của 100.000 đồng.

3. Lãi suất trái phiếu

3.1. Bộ trưởng Bộ Tài chính thông báo lãi suất trần trong từng thời kỳ. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh), Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành quyết định lãi suất cụ thể cho từng phiên đấu thầu trong phạm vi mức lãi suất trần cho phép.

Tuỳ điều kiện cụ thể, Bộ trưởng Bộ Tài chính có thể không quy định mức lãi suất trần để tổ chức đấu thầu.

3.2. Lãi suất trái phiếu phát hành được xác định trên cơ sở kết quả của từng phiên đấu thầu.

3.3. Lãi suất trái phiếu có thể áp dụng cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu hoặc thả nổi hàng năm theo sự biến động của lãi suất trên thị trường tài chính, tiền tệ. Trường hợp áp dụng lãi suất thả nổi, căn cứ ý kiến thoả thuận của Bộ Tài chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành công bố mức lãi suất tham chiếu trước khi đấu thầu. Lãi suất chính thức sẽ được công bố trước theo từng thời gian hoặc vào các thời điểm thanh toán lãi trái phiếu trên cơ sở lãi suất tham chiếu tại thời điểm công bố.

4. Nguyên tắc đấu thầu

4.1. Giữ bí mật mọi thông tin của các tổ chức tham gia đấu thầu và các thông tin có liên quan đến lãi suất đấu thầu.

4.2. Thực hiện đấu thầu công khai, bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ giữa các tổ chức tham gia đấu thầu.

4.3. Tổ chức trúng thầu có trách nhiệm mua trái phiếu theo khối lượng và lãi suất trúng thầu được thông báo.

5. Hình thức đấu thầu

Việc đấu thầu trái phiếu được thực hiện theo một trong hai hình thức: Đấu thầu cạnh tranh lãi suất, hoặc kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đầu thầu không cạnh tranh lãi suất.

Tổ chức phát hành quyết định hình thức đấu thầu cụ thể của từng phiên đấu thầu. Trường hợp áp dụng hình thức đấu thầu kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đấu thầu không cạnh tranh lãi suất thì khối lượng trái phiếu đấu thầu không cạnh tranh lãi suất không vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu thông báo phát hành của đợt đấu thầu đó.

6. Đối tượng, điều kiện tham gia đấu thầu

6.1. Đối tượng tham gia đấu thầu

Đối tượng tham gia đấu thầu trái phiếu qua thị trường chứng khoán tập trung bao gồm:

a) Các tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng;

b) Các công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; các chi nhánh quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

c) Các công ty chứng khoán;

d) Các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế.

Các đơn vị thụ hưởng kinh phí ngân sách nhà nước không được sử dụng kinh phí ngân sách cấp để mua trái phiếu.

6.2. Điều kiện tham gia đấu thầu

a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập hoặc hoạt động hợp pháp theo pháp luật hiện hành của Việt Nam;

b) Có mức vốn pháp định tối thiểu là 22 tỷ đồng Việt Nam;

c) Có tài khoản tiền đồng Việt Nam mở tại ngân hàng;

d) Được cấp giấy chứng nhận thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu.

Hàng năm, Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) xem xét điều kiện của các đối tượng để cấp mới hoặc thu hồi giấy chứng nhận thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu.

7. Hình thức bán trái phiếu

Trái phiếu đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung được bán theo các hình thức:

7.1. Hình thức bán chiết khấu;

7.2. Hình thức bán ngang mệnh giá;

7.3. Hình thức bán cao hơn mệnh giá hoặc thấp hơn mệnh giá.

8. Tổ chức đấu thầu trái phiếu

8.1. Thời gian tổ chức đấu thầu

Việc đấu thầu trái phiếu được tổ chức theo tuần, tháng hoặc quý, căn cứ kế hoạch huy động vốn của ngân sách nhà nước, nhu cầu sử dụng vốn của tổ chức phát hành và tình hình thị trường tài chính, tiền tệ.

8.2. Thông báo đấu thầu

Trước ngày tổ chức đấu thầu 4 ngày làm việc, căn cứ đề nghị phát hành của tổ chức phát hành, Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) gửi thông báo phát hành trái phiếu cho các thành viên tham gia đấu thầu và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung thông báo gồm: khối lượng trái phiếu phát hành; ngày đấu thầu; hình thức đấu thầu; ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán; hình thức trái phiếu; hình thức bán trái phiếu; phương thức thanh toán gốc, lãi.

8.3. Đăng ký đấu thầu và mở thầu

a) Thủ tục đăng ký đấu thầu, trình tự mở phiếu đặt thầu, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của phiếu đặt thầu cũng như trình tự và thủ tục đấu thầu do Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) quy định.

b) Các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên đấu thầu có thể đặt thầu thông qua các thành viên đấu thầu.

c) Khối lượng đặt thầu tối thiểu đối với các thành viên tham gia đấu thầu là 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng).

8.4. Xác định khối lượng và lãi suất trái phiếu trúng thầu

8.4.1. Căn cứ xác định

Căn cứ xác định khối lượng và lãi suất trúng thầu bao gồm:

a) Khối lượng và lãi suất đặt thầu của các tổ chức tham gia đấu thầu.

b) Khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành và lãi suất trần (nếu có).

8.4.2. Nguyên tắc xác định

a) Hình thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất

- Trường hợp không có lãi suất trần: Khối lượng trái phiếu trúng thầu được xét chọn theo thứ tự từ mức lãi suất thấp nhất đến mức lãi suất đạt được khối lượng trái phiếu thông báo phát hành.

Trường hợp có nhiều phiếu đặt thầu cùng mức lãi suất mà tại mức lãi suất đó khối lượng trái phiếu trúng thầu vượt quá khối lượng trái phiếu thông báo phát hành thì khối lượng trái phiếu trúng thầu (sau khi đã trừ đi khối lượng trúng thầu với mức lãi suất thấp hơn) được phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu tỷ lệ thuận với khối lượng trái phiếu đặt thầu của từng phiếu.

- Trường hợp có lãi suất trần: Khối lượng trái phiếu trúng thầu được xét chọn theo thứ tự tăng lên của lãi suất đặt thầu trong phạm vi lãi suất trần. Tại mức lãi suất đặt thầu cao nhất trong phạm vi lãi suất trần có khối lượng trái phiếu đặt thầu vượt quá khối lượng trái phiếu thông báo phát hành thì khối lượng trái phiếu trúng thầu (sau khi đã trừ khối lượng trái phiếu trúng thầu với mức lãi suất thấp hơn) được phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu tỷ lệ thuận với khối lượng trái phiếu đặt thầu tại mức lãi suất đó.

Trong cả 2 trường hợp trên, lãi suất trúng thầu cao nhất là lãi suất phát hành áp dụng chung cho mọi đối tượng trúng thầu.

b) Hình thức kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đấu thầu không cạnh tranh lãi suất

- Xác định khối lượng đầu thầu cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất:

+ Trường hợp khối lượng đặt thầu không cạnh tranh lãi suất nhỏ hơn hoặc bằng 30% khối lượng trái phiếu thông báo phát hành thì khối lượng đấu thầu không cạnh tranh lãi suất bằng khối lượng đặt thầu. Khối lượng đấu thầu cạnh tranh lãi suất bằng khối lượng trái phiếu thông báo phát hành trừ (-) khối lượng đấu thầu không cạnh tranh lãi suất.

+ Trường hợp khối lượng đặt thầu không cạnh tranh lãi suất lớn hơn 30% khối lượng trái phiếu thông báo phát hành thì khối lượng trái phiếu đấu thầu không cạnh tranh lãi suất bằng 30% và khối lượng trái phiếu đấu thầu cạnh tranh lãi suất bằng 70% khối lượng trái phiếu thông báo phát hành.

- Xác định khối lượng và lãi suất trúng thầu:

+ Đối với các đối tượng tham gia đấu thầu cạnh tranh lãi suất: Khối lượng và lãi suất trúng thầu của các thành viên đấu thầu cạnh tranh lãi suất được xác định như quy định tại tiết a của mục này.

+ Đối với các đối tượng tham gia đấu thầu không cạnh tranh lãi suất: Các đối tượng tham gia đấu thầu không cạnh tranh lãi suất được mua trái phiếu theo mức lãi suất phát hành đối với các đối tượng đấu thầu cạnh tranh lãi suất. Trường hợp khối lượng đặt thầu không cạnh tranh lãi suất lớn hơn 30% khối lượng trái phiếu thông báo phát hành thì khối lượng trái phiếu phát hành cho các đối tượng này được phân chia tỷ lệ thuận với khối lượng trái phiếu đặt thầu của từng đối tượng.

8.5. Xác định giá bán trái phiếu và số tiền được thanh toán khi đến hạn

a) Bán trái phiếu theo hình thức chiết khấu

- Giá bán trái phiếu được xác định theo công thức sau:

G

=

MG

(1 + Ls)n

Trong đó:

G: Giá bán trái phiếu

MG: Mệnh giá trái phiếu

Ls: Lãi suất trái phiếu trúng thầu (%/năm)

n: Kỳ hạn trái phiếu (năm)

- Khi đến hạn thanh toán được thanh toán bằng mệnh giá trái phiếu.

b) Bán trái phiếu theo hình thức ngang mệnh giá

- Đối với trái phiếu thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn:

+ Giá bán trái phiếu bằng 100% mệnh giá

+ Số tiền thanh toán trái phiếu khi đến hạn được tính theo công thức:

T

=

MG x (1 + Ls)n

Trong đó:

T: Tổng số tiền (gốc, lãi) được thanh toán

MG: Mệnh giá trái phiếu

Ls: Lãi suất trái phiếu trúng thầu (%/năm)

n: Kỳ hạn trái phiếu (năm)

- Đối với trái phiếu thanh toán lãi định kỳ:

+ Giá bán trái phiếu bằng 100% mệnh giá

+ Tiền lãi trả định kỳ được tính theo công thức sau:

 

 

 

 

Ls

L

=

MG

x

 

 

 

 

 

k

Trong đó:

L: Số tiền lãi thanh toán định kỳ

MG: Mệnh giá trái phiếu

Ls: Lãi suất trúng thầu (%/năm)

k: Số lần thanh toán lãi trong 1 năm

+ Khi đến hạn, người sở hữu trái phiếu được thanh toán số tiền gốc bằng mệnh giá trái phiếu và số tiền lãi của kỳ lĩnh lãi cuối cùng.

c) Bán trái phiếu theo hình thức cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá

- Tổ chức phát hành quy định lãi suất thanh toán định kỳ (tính theo %/năm), đồng thời thông qua đấu thầu xác định lãi suất phát hành và giá bán trái phiếu.

- Giá bán trái phiếu được xác định theo công thức sau:

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

L

x

1 -

 

 

 

 

 

 

 

 

(1 + r)t

 

MG

G

=

 

 

 

 

+

 

 

 

 

 

r

 

 

(1 + r)t

Ls

Trong đó: r =

k

G: Giá bán trái phiếu

L: Số tiền lãi thanh toán định kỳ

MG: Mệnh giá trái phiếu

Ls: Lãi suất trúng thầu (%/năm)

k: Số lần thanh toán lãi trong 1 năm

t: Số kỳ trả lãi trong cả kỳ hạn trái phiếu

- Số tiền lãi thanh toán định kỳ được tính theo công thức sau:

 

 

 

 

Lt

L

=

MG

x

 

 

 

 

 

k

Trong đó:

L: Số tiền lãi thanh toán định kỳ

MG: Mệnh giá trái phiếu

Lt: Lãi suất thanh toán định kỳ (%/năm)

k: Số lần thanh toán lãi trong 1 năm

- Khi đến hạn, người sở hữu trái phiếu được thanh toán số tiền gốc bằng mệnh giá trái phiếu và số tiền lãi của kỳ lĩnh lãi cuối cùng.

(Phụ lục số 01: Ví dụ cụ thể về việc bán trái phiếu theo hình thức cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá).

8.6. Thông báo kết quả đấu thầu

Sau khi kết thúc việc xác định lãi suất và khối lượng trúng thầu, Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) ký gửi Bản tổng hợp kết quả đấu thầu cho tổ chức phát hành, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (nếu là trái phiếu Chính quyền địa phương), đồng gửi kết quả trúng thầu cho các đơn vị tham gia đấu thầu và công bố kết quả đấu thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng.

9. Thanh toán tiền mua trái phiếu

9.1. Ngày phát hành trái phiếu được ấn định vào ngày làm việc thứ 2 kể từ ngày đấu thầu. Trong phạm vi 2 ngày làm việc tiếp theo ngày đấu thầu, các tổ chức trúng thầu phải chuyển toàn bộ tiền mua trái phiếu theo giá bán đã được xác định trong thông báo trúng thầu vào tài khoản của tổ chức phát hành.

Đơn vị mở tài khoản của tổ chức phát hành báo Có cho tổ chức phát hành số tiền thu bán trái phiếu từ các tổ chức trúng thầu, đồng thời thông báo cho Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) để làm thủ tục ghi sổ trái phiếu cho các tổ chức trúng thầu.

9.2. Trường hợp các tổ chức trúng thầu làm thủ tục thanh toán chậm so với ngày quy định, tổ chức phát hành thông báo cho Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) tên tổ chức trúng thầu và thời hạn chậm thanh toán để Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) yêu cầu ngân hàng nơi tổ chức trúng thầu mở tài khoản trích tài khoản tiền gửi chuyển cho tổ chức phát hành. Các tổ chức thanh toán chậm sẽ bị phạt chậm thanh toán. Số tiền phạt được trích từ tài khoản tiền gửi của tổ chức trúng thầu để nộp ngân sách trung ương (đối với trái phiếu kho bạc và trái phiếu công trình trung ương), nộp ngân sách địa phương (đối với trái phiếu Chính quyền địa phương), hoặc bồi hoàn cho tổ chức phát hành (đối với trái phiếu đầu tư và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh). Số tiền phạt thanh toán chậm được xác định theo công thức sau:

 

 

(St x Ls x 150%) x n

P

=

 

 

 

365

Trong đó:

- P: Số tiền phạt chậm thanh toán

- St: Số tiền chậm thanh toán

- Ls: Lãi suất trúng thầu (%/năm)

- n: Số ngày chậm thanh toán

Trường hợp quá 5 ngày làm việc so với thời gian thanh toán quy định, số dư trên tài khoản tiền gửi của các tổ chức trúng thầu vẫn không đủ để thanh toán thì phần kết quả trúng thầu chưa được thanh toán sẽ bị huỷ bỏ và đơn vị bị phạt 5% trên số tiền huỷ bỏ để chuyển nộp ngân sách trung ương (đối với trái phiếu kho bạc và trái phiếu công trình trung ương), ngân sách địa phương (đối với trái phiếu Chính quyền địa phương), hoặc tổ chức phát hành (đối với trái phiếu đầu tư và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh).

10. Chuyển vốn phát hành trái phiếu

Căn cứ giấy báo Có của đơn vị mở tài khoản chuyển đến, tổ chức phát hành làm thủ tục:

10.1. Đối với Kho bạc Nhà nước: Ghi thu ngân sách Trung ương số tiền thu được từ phát hành trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình trung ương; ghi thu ngân sách địa phương đối với trái phiếu Chính quyền địa phương nếu được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền phát hành.

10.2. Đối với Quỹ Hỗ trợ phát triển, các tổ chức tài chính, tín dụng được chỉ định phát hành trái phiếu đầu tư: Ghi thu số tiền thu được từ phát hành trái phiếu đầu tư.

10.3. Đối với các tổ chức tài chính, tín dụng được chỉ định phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương: Ghi thu ngân sách địa phương số tiền thu được từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.

10.4. Đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: Ghi thu số tiền thu được từ phát hành trái phiếu. Doanh nghiệp có trách nhiệm mở sổ theo dõi và hạch toán riêng số tiền phát hành trái phiếu và sử dụng cho công trình, dự án đầu tư theo chỉ định.

11. Thanh toán trái phiếu khi đến hạn

11.1. Đối với trái phiếu không lưu ký

Việc thanh toán gốc, lãi trái phiếu được thực hiện tại tổ chức phát hành hoặc các đại lý được tổ chức phát hành uỷ nhiệm thanh toán. Trước ngày đến hạn thanh toán gốc, lãi 1 ngày làm việc, cơ quan tài chính (trung ương, địa phương); Quỹ hỗ trợ phát triển, tổ chức tài chính, tín dụng phát hành trái phiếu đầu tư, doanh nghiệp phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh làm thủ tục chuyển tiền cho Kho bạc Nhà nước (đối với các loại trái phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành) hoặc các đại lý thanh toán để chi trả cho chủ sở hữu trái phiếu.

11.2. Đối với trái phiếu lưu ký

Việc thanh toán gốc, lãi trái phiếu được thực hiện tại các tổ chức lưu ký trái phiếu. Trước ngày đến hạn thanh toán gốc, lãi 1 ngày làm việc, cơ quan tài chính (trung ương, địa phương); Quỹ hỗ trợ phát triển, tổ chức tài chính, tín dụng, doanh nghiệp phát hành trái phiếu làm thủ tục chuyển vốn cho Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) để chuyển cho các tổ chức lưu ký chi trả trực tiếp cho chủ sở hữu trái phiếu. Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) và tổ chức lưu ký được hưởng một khoản phí trên số tiền gốc, lãi trái phiếu thực thanh toán.

11.3. Mua lại trái phiếu trước hạn

Trường hợp cần thiết, các tổ chức phát hành có thể thực hiện việc mua lại trái phiếu trước hạn. Việc mua lại trái phiếu trước hạn phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

12. Kinh phí phát hành, thanh toán trái phiếu:

12.1. Nguồn kinh phí tổ chức phát hành, thanh toán trái phiếu do ngân sách Trung ương (đối với trái phiếu kho bạc và trái phiếu công trình Trung ương), ngân sách địa phương (đối với trái phiếu Chính quyền địa phương); Quỹ hỗ trợ phát triển, các tổ chức tài chính, tín dụng (đối với trái phiếu đầu tư); doanh nghiệp (đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh) bảo đảm và được chi trả cho tổ chức làm nhiệm vụ phát hành, thanh toán trái phiếu; cụ thể như sau:

a) Kinh phí in chứng chỉ trái phiếu thanh toán trực tiếp cho cơ quan in ấn theo hợp đồng.

b) Kinh phí tổ chức đấu thầu trái phiếu trả cho Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) bằng 0,15% trên tổng giá trị trái phiếu trúng thầu. Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) thực hiện phân chia 0,05% trên giá trị trái phiếu trúng thầu của các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên đấu thầu cho các thành viên đấu thầu thực hiện nhận lệnh đặt thầu của các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên đấu thầu.

c) Kinh phí thanh toán trái phiếu trả cho các đơn vị làm đại lý thanh toán bằng 0,1% trên số tiền gốc, lãi thực thanh toán.

Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán), tổ chức lưu ký, Kho bạc Nhà nước và các đại lý thanh toán trái phiếu có trách nhiệm sử dụng kinh phí phát hành, thanh toán trái phiếu theo đúng chế độ tài chính quy định cho đơn vị.

12.2. Chi phí chuyển tiền gốc, lãi trái phiếu vào tài khoản theo yêu cầu của chủ sở hữu trái phiếu, do chủ sở hữu trái phiếu trả bằng mức phí thanh toán qua hệ thống ngân hàng.

13. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan

13.1. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm:

a) Kiểm tra, giám sát việc tổ chức đấu thầu trái phiếu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung;

b) Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo phát sinh trong việc tổ chức đấu thầu trái phiếu;

c) Theo dõi diễn biến thị trường đấu thầu trái phiếu, kiến nghị các biện pháp điều hành hoạt động của thị trường.

13.2. Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn cụ thể thủ tục đấu thầu trái phiếu qua thị trường chứng khoán tập trung;

b) Kiểm tra các điều kiện của đơn vị tham gia đấu thầu;

c) Tổ chức mở thầu, xác định lãi suất trúng thầu, khối lượng trúng thầu và giá phát hành trái phiếu;

d) Giám sát, theo dõi việc thanh toán tiền mua trái phiếu của các tổ chức trúng thầu.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành đúng theo hướng dẫn tại Thông tư này.

 

 

Lê Thị Băng Tâm

(Đã ký)

 

Phụ lục số 01

Ví dụ cụ thể về việc bán trái phiếu theo hình thức cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá

1. Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm. Lãi suất trái phiếu thanh toán định kỳ xác định trước khi tổ chức đấu thầu là 8,5%/năm. Lãi suất trả sau, thanh toán mỗi năm 2 lần.

2. Giả sử có các trường hợp sau:

2.1. Trường hợp 1: Lãi suất phát hành xác định thông qua đấu thầu là 8%/năm.

Nếu nhà đầu tư mua khối lượng trái phiếu với giá trị là 500.000.000 đồng, thì giá bán trái phiếu được xác định như sau:

Công thức:

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

L

x

1 -

 

 

 

 

 

 

 

 

(1 + r)t

 

MG

G

=

 

 

 

 

+

 

 

 

 

 

r

 

 

(1 + r)t

Trong đó:

L: Số tiền lãi thanh toán định kỳ = (8,5%/2) x 500.000.000 đồng = 21.250.000 đồng

MG: Mệnh giá trái phiếu = 500.000.000 đồng

t: Số kỳ trả lãi trong cả kỳ hạn trái phiếu: 10 kỳ

Ls: Lãi suất trúng thầu (%/năm) = 8%/năm

k: Số lần thanh toán lãi trong 1 năm: 2 lần

r

=

Ls
k

=

8%
2

=

4%

Thay số vào ta có:

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

21.250.000

x

1 -

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(1 + 0,04)10

 

500.000.000

 

 

G

=

 

 

 

 

+

 

=

510.138.774 đồng

 

 

 

0,04

 

 

(1 + 0,04)10

 

 

2.2. Trường hợp 2: Lãi suất phát hành xác định thông qua đấu thầu là 9%/năm.

Nếu nhà đầu tư mua khối lượng trái phiếu với giá trị là 500.000.000 đồng. Tính tương tự như trường hợp 1, giá bán trái phiếu được xác định như sau:

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

21.250.000 đ

x

1 -

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(1 + 0,045)10

 

500.000.000 đ

 

 

G

=

 

 

 

 

+

 

=

490.109.039 đồng

 

 

 

0,045

 

 

(1 + 0,045)10

 

 

2.3. Tiền lãi thanh toán định kỳ (trong cả 2 trường hợp nêu trên) được xác định như sau:

 

 

 

8,5%

 

L

=

500.000.000 đ x

 

= 21.250.000 đ

 

 

 

2

 

2.4. Số tiền chủ sở hữu trái phiếu được thanh toán khi đến hạn (trong cả 2 trường hợp):

Số tiền thanh toán khi đến hạn

=

500.000.000 đ + 21.250.000 đ

= 5.21.250.000 đ