Thông tư 20/TT-UB-1981 về trợ cấp khó khăn tạm thời cho cán bộ công nhân viên chức có mức lương thấp và cho các đối tượng có mức sinh hoạt phí thấp do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: 20/TT-UB Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Đình Nhơn
Ngày ban hành: 04/07/1981 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Lao động, Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 20/TT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 07 năm 1981

 

THÔNG TƯ

VỀ TRỢ CẤP KHÓ KHĂN TẠM THỜI CHO CBCNVC CÓ MỨC LƯƠNG THẤP VÀ CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ MỨC SINH HOẠT PHÍ THẤP

Thi hành chỉ thị số 103/CT-YW về việc tiếp tục thực hiện nghị quyết 26 của Bộ Chính trị, sau khi xem xét tình hình cụ thể các mặt về đời sống của cán bộ công nhân viên chức tại thành phố, được sự chấp thuận của Thường vụ Hội đồng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố quyết định trợ cấp khó khăn tạm thời cho cán bộ công nhân viên chức có mức lương thấp và tăng thêm mức sinh hoạt phí cho một số đối tượng để cải thiện cho 2 bữa ăn hàng ngày. Cụ thể như sau:

1) Cán bộ công nhân viên chức khu vực hành chánh sự nghiệp bao gồm cả khối Đảng và Đoàn thể thuộc cơ quan cấp Trung ương và thành phố :

Những người có mức lương từ 64đ/tháng trở xuống, ngoài khoản phụ cấp tạm thời theo quyết định số 219-CP, được trợ cấp tạm thời như sau:

Có mức lương 40đ/tháng, được trợ cấp thêm 40đ/tháng.

Có mức lương 45đ/tháng, được trợ cấp thêm 34đ/tháng.

Có mức lương 50đ/tháng, được trợ cấp thêm 22đ/tháng.

Có mức lương 56đ/tháng, được trợ cấp thêm 18đ/tháng.

Có mức lương 60đ/tháng, được trợ cấp thêm 15đ/tháng.

Có mức lương 64đ/tháng, được trợ cấp thêm 10đ/tháng.

Đối tượng được hưởng áp dụng theo thông tư số 07-LĐ-THÔNG TƯ ngày 1-6-1981 của Bộ Lao động hướng dẫn thi hành quyết định 219-CP của Hội đồng Chính phủ.

2) Cán bộ hưởng định xuất ở phường, xã, ấp:

 Mức tính khoản phụ cấp tạm thời 100% theo quyết định 219/CP là mức sinh hoạt phí hiện lãnh (mức sinh hoạt phí do thành phố quy định).

3) Học sinh các trường chuyên nghiệp và sinh viên các trường đại học

 Đối với những học sinh viên viên hưởng học bổng, sau khi tính khoản phụ cấp tạm thời theo quyết định 219-CP mà chưa đủ 45 đồng thì được trợ cấp thêm cho đủ 45 đ/người/tháng (để đảm bảo tổ chức tốt 2 bữa ăn).

Đối với những học sinh sinh viên hưởng theo chế độ sinh hoạt phí thống nhất được hưởng thêm 100% trên mức hiện lãnh.

Đối với học sinh sinh viên là cán bộ, quân nhân … được cử đi học tập thì áp dụng cách tính theo sự hướng dẫn của Bộ Lao động.

4) Đối với thanh niên xung phong:

- Những đơn vị chưa áp dụng được hạch toán kinh tế thì trước mắt và tạm thời được trợ cấp để đảm bảo mức ăn cho đủ 45đ/người/tháng (mức trợ cấp nầy cũng áp dụng cho thanh niên xung phong đang theo học các trưòng đào tạo, bồi dưõng).

5) Đối với thương binh và gia đình liệt sĩ có hưởng trợ cấp :

Tạm thời trợ cấp thêm cho đủ 45đ/người/tháng để đảm bảo 2 bữa ăn (mức ăn ở thành phố hiện nay là 30đ00/người/tháng). Các khoản phụ cấp khác vẫn duy trì như cũ.

6) Đối với các đối tưọng xã hội (trẻ mồ côi, tàn tật, trại người già, và các trại cải tạo lao động khác).

Tạm thời trợ cấp thêm cho đủ 45đ/người/tháng để đảm bảo 2 bữa ăn. Các khoản phụ cấp khác được duy trì như cũ.

7) Đối với tự vệ, dân quân du kích tập trung, xã đội, công an xã :

Được trợ cấp thêm cho đủ 45đ/người/tháng để đảm bảo 2 bữa ăn. Các khoản phụ cấp khác (quân trang quân phục…) được duy trì như cũ. Riêng tiền tiêu vặt được tăng thêm 100%.

8) Phụ cấp lương đối với cán bộ công tác ở huyện Duyên Hải:

Được hưởng phụ cấp lương như cán bộ công nhân viên khác theo chế độ chung quy định trong quyết định 219-CP của Hội đồng Chính phủ. Các khoản trợ cấp, phụ cấp khác đang lãnh hiện nay được tiếp tục duy trì cho đến khi có chủ trương mới.

9) Phụ cấp con (5 đồng đối với đứa con thứ 3), phụ cấp nghề nghiệp 5% đối với giáo viên ngành giáo dục, phụ cấp đối với cán bộ tăng cường cho phường, xã :

Được tiếp tục duy trì như cũ.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1) Trợ cấp khó khăn tạm thời đối với cán bộ công nhân viên chức khu vực hành chánh sự nghiệp do quỹ phúc lợi thuộc ngân sách thành phố (thành phố, quận, huyện, phường, xã) đài thọ.

Các khoản phụ cấp và trợ cấp nói trên được trả cùng kỳ phát lương hoặc sinh hoạt phí cho các đối tượng và phải được phân tách rõ ràng (theo mẫu kèm theo) để hằng tháng, hằng quý Sở Tài chánh tổng hợp làm thủ tuc chuyển kinh phí từ quỹ phúc lợi của thành phố hoàn trả lại ngân sách (đối với khoản trợ cấp tạm thời).

2) Lãnh lương hoặc sinh hoạt phí ở cơ quan, đơn vị nào thì lãnh phụ cấp, trợ cấp ở cơ quan, đơn vị đó. Riêng cán bộ công nhân viên các cơ quan hành chánh sự nghiệp cấp Trung ương trên địa bàn thành phố sẽ do Sở Tài chánh cấp phát khoản trợ cấp khó khăn tạm thời nầy.

Đơn vị hành chánh sự nghiệp (bao gồm khối Đảng, Đoàn thể) trung ương đóng tại thành phố phải cung cấp cho Sở Tài chánh thành phố:

 - Văn bản chính thức của Phủ Thủ tướng hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cho phép đóng tại thành phố.

- Văn bản của Bộ chủ quản duyệt biên chế chính thức cho đơn vị tại thành phố Hồ Chí Minh (trong đó ghi rõ danh sách những người thực sự làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh).

- 2 bản danh sách lương tháng 6/1981 (1 gởi cho cơ quan tài chánh, 1 gởi cho Ngân hàng).

- Sổ mua hàng thương nghiệp (để tham khảo).

Khối trường trung học và đại học, Sở Tài chánh bàn bạc với bộ phận thường trú của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp và đồng chí lãnh đạo các trường để giải quyết cấp phát, đảm bảo kịp thời, nhanh gọn.

Đối với các tổ chức xã hội, Sở Thương binh và xã hội và Sở Công an làm việc cụ thể với Sở Tài chánh để giải quyết kinh phí.

3) Công tác quyết toán phải được tiến hành chặt chẽ theo như chế độ quyết toán chung đã được quy định.

Trong tình hình tài chánh thành phố còn nhiều khó khăn, việc trợ cấp tạm thời cho cán bộ công nhân viên chức có mức thu nhập thấp và nâng thêm sinh hoạt phí cho một số đối tượng nói trên là một cố gắng lớn của thành phố.

Để thực hiện công tác này, Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị:

- Các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã cũng như các cơ quan trung ương trên địa bàn thành phố cần giải thích cho cán bộ công nhân viên chức thấy hết ý nghĩa của chủ trương này, qua đó mà phát huy hơn nữa nhiệt tình cách mạng, đề cao ý thức tổ chức, kỷ luật lao động, nâng cao hiệu suất công tác, đảm bảo chất lượng công tác, ngày càng nâng cao- khắc phục mọi biểu hiện trì trệ, tiêu cực cùng những tệ tham ô, lãng phí khác.

- Tích cực soát xét lại biên chế, đảm bảo thực hiện sự phân công phân nhiệm rõ ràng rành mạch, hợp lý, tránh chồng chéo, dẫm đạp lên công tác giữa các bộ môn, đảm bảo cho bộ máy vừa gọn nhẹ, vừa có hiệu lực thực sự. Kiên quyết tinh giảm những bộ phận công tác xét thấy không thực sự cần thiết lắm. Đồng thời phải xét giải quyết loại trừ ra khỏi cơ quan những phần tử thoái hoá, tiêu cực, vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.

- Đi đôi với việc trợ cấp khó khăn tạm thời, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm, nhất là ở các trường trung đại học, các tổ chức xã hội… cần làm tốt công tác tổ chức, chăm lo tốt hơn nữa đời sống của các đối tượng, cố gắng đảm bảo cho 2 bữa ăn – là một những mục tiêu lớn mà thành phố đang hết sức quan tâm và ra sức phấn đấu.

Ngành thương nghiệp, trên cơ sở xúc tiến hình thành 2 hệ thống giá: cung cấp và kinh doanh, cần ra sức đảm bảo phẩm chất như đã quy định. Đồng thời phải tích cực tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, nhằm kềm kéo giá xuống một cách hợp lý, đạt được một sự ổn định tương đối về mặt giá cả.

Cuối cùng, để đảm bảo tính thống nhất tập trung của các chính sách, chế độ của Nhà nước yêu cầu các ngành, các cấp nghiêm chỉnh chấp hành các điều quy định thống nhất trên đây của thành phố, tuyệt đối không được tự ý đặt thêm một khoản nào liên quan đến việc cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên chức.

Quy định này được thi hành kể từ 1-6-1981.

Những quy định trước đây của thành phố về mức trợ cấp trái với quy định này đều bãi bỏ.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC





Lê Đình Nhơn

 

MẪU SỐ 1

- Tên cơ quan, đơn vị ….

- Ngành chủ quản…..

- Cấp quản lý (TP hay TW)

DANH SÁCH CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP KHÓ KHĂN TẠM THỜI

 

STT

TÊN HỌ

Bậc lương

Phụ cấp khu vực

Phụ cấp lương tạm thời

Cộng

Trợ cấp khó khăn tạm thời

Ghi chú (ký nhận)

 

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GHI CHÚ:

- Danh sách này cần sắp xếp theo thứ tự, hết bậc 40đ dến bậc 45đ, 50đ, 60đ, 64đ (không nên xếp lẫn lộn khó khăn cho việc tính toán).

- Danh sách này chỉ phải làm một lần (coi như đăng ký chính thức) khi có sự điều chỉnh đơn vị phải báo cáo điều chỉnh

- Đơn vị rút từ cột 5 (trợ cấp khó khăn tạm thời) để quyết toán tổng hợp với cơ quan tài chánh cùng cấp.

 

MẪU SỐ 2

- Tên trường ….

- Bộ hay Sở chủ quản…..

DANH SÁCH HỌC SINH, SINH VIÊN ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP KHÓ KHĂN TẠM THỜI HOẶC SINH HOẠT PHÍ TĂNG THÊM

 

STT

TÊN HỌ

Mức lương hoặc học bổng đang hưởng

Phần trợ cấp

Ghi chú (ký nhận)

 

 

(1)

(2)

 

 

 

 

 

 

1) Đối tượng được hưởng học bổng:

-

-

-

2) Đối tượng được hưởng sinh hoạt phí thống nhất

- Danh sách nên chia làm 3 phần (để dễ xét và tính toán)

- Danh sách của những HSSV hưởng chế độ học bổng.

- Danh sách của những HSSV “ “ sinh hoạt phí thống nhất.

- Danh sách của những HSSV “ “ lương.

3) Đối tượng hưởng lương:

- Danh sách này chỉ phải là, 1 lần (coi như đăng ký chính thức) khi có sự thay đổi đơn vị phải có báo cáo điều chỉnh.

- Đơn vị rút từ cột 2 để quyết toán với cơ quan tài chánh cùng cấp

- Riêng CBCNVC trong bộ khung các trưòng thì làm theo mẫu số 1





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.