Thông tư 19/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 77/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước
Số hiệu: 19/2020/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 31/03/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Kế toán, kiểm toán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2020/TT-BTC

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2020

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 77/2017/TT-BTC NGÀY 28 THÁNG 7 NĂM 2017 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định s 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán;

Căn cứ Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

Căn cứ Nghị định s 165/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ v giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;

Căn cứ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin;

Căn cứ Quyết định s 26/2015/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu t chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đi, b sung Thông tư một số điều của Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước như sau:

1. Sửa đổi Khoản 1, Khoản 2 Điều 20 như sau:

“1. Khi cn thiết, chứng từ điện tử có thể chuyển sang chứng từ giấy, nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

2. Khi cần thiết, chứng từ giấy có thể chuyển sang chứng từ điện tử, nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính”.

2. Sửa đổi điểm đ Khoản 3 Điều 22 như sau:

“đ) Đối với chứng từ chi, trường hợp đơn vị rút nhiều mục, không lập được trên một trang giấy thì đơn vị có thể viết vào trang sau (mặt sau) hoặc lập nhiều bộ chứng từ (lưu ý 1 chứng từ chỉ được lập tối đa trên 2 trang giấy). Trường hợp chứng từ được viết trên 2 trang giấy thì tại trang sau, đơn v phải viết cách lề trên khoảng 1/4 trang giấy.

Trường hợp chứng từ chi được lập trên dịch vụ công, không giới hạn số lượng trang trên một chứng từ chi”.

3. Sửa đổi Khoản 2 Điều 26 như sau:

“2. Đối với chứng từ kế toán giao dịch với Kho bạc Nhà nước, đơn vị giao dịch phải chuyển đến KBNN không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày lập được ghi trên chứng từ kế toán. Trường hợp quá thời hạn 5 ngày làm việc, đơn vị Kho bạc Nhà nước đề nghị đơn vị lập lại chứng từ phù hợp với thời gian giao dịch với Kho bạc Nhà nước”.

4. Sửa đổi Điều 29 như sau:

“Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán được xây dựng trên nguyên tắc bố trí các phân đoạn mã độc lập, mỗi đoạn mã chứa đựng các thông tin khác nhau theo yêu cầu quản lý. T hợp tài khoản kế toán được quy định cố định về cấu trúc và thống nhất cho toàn hệ thống, gồm bộ sổ trung tâm thanh toán, bộ s của các tỉnh, thành phố và bộ sổ hợp nhất toàn hệ thống.

Danh mục các giá trị chi tiết cho từng đoạn mã sẽ được bổ sung, sửa đổi tùy theo yêu cu thực tế. Các giá trị mã số cụ thể của các đoạn mã trong Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán được cấp duy nhất 1 lần trong hệ thống (không cấp lại mã hiệu đã sử dụng trong quá khứ) trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với mỗi mã số, hệ thống sẽ ấn định giá trị duy nhất trong suốt thời gian vận hành hệ thống.

Trong quá trình vận hành TABMIS, Tổng Giám đốc KBNN chịu trách nhiệm quy định cấp mới, bổ sung, sửa đổi giá trị của các đoạn mã (mã quỹ, mã tài khoản kế toán, mã hạch toán chi tiết, mã KBNN, mã nguồn ngân sách nhà nước và mã dự phòng) theo yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ”.

5. Sửa đổi Khoản 2 Điều 61 như sau:

“2. Thời điểm chốt số liệu báo cáo quyết toán thu, chi NSNN hàng năm: được chia làm 3 giai đoạn:

a) Chốt số liệu hết thời gian chỉnh lý quyết toán: Số liệu được lấy đến hết ngày 31/01 năm sau. Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị KBNN nơi lập báo cáo.

b) Chốt số liệu chuyển nguồn: Số liệu được lấy đến hết ngày 31/3 năm sau. Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị KBNN nơi lập báo cáo.

c) Chốt số liệu quyết toán lần cuối cùng: Số liệu được lấy hết ngày 30/11 năm sau. Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị KBNN nơi lập báo cáo. Trường hợp sau ngày 30/11 vẫn còn điều chỉnh s liệu quyết toán năm trước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải có thuyết minh”.

6. Sửa đổi Khoản 2 Điều 64 như sau:

“2. Việc đối chiếu giữa đơn vị có giao dịch với KBNN và KBNN được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 18/2020/TT-BTC ngày 31/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN”.

7. Sửa đổi Điều 68 như sau:

“Đối với các khoản tạm thu, tạm chi ngoài ngân sách, các khoản tạm ứng, đi vay, cho vay của các cấp ngân sách, các khoản tạm ứng cho các đơn vị dự toán, đơn vị KBNN cần phối hợp với cơ quan tài chính đồng cấp và các đơn vị dự toán làm thủ tục để xử lý theo quy định của các văn bản hướng dẫn công tác khóa sổ kế toán, lập báo cáo quyết toán của Bộ Tài chính.

Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ khi có văn bản xử lý của cấp có thẩm quyền thì xử lý ngay theo văn bản đó, nếu chưa có văn bản xử lý thì chuyển số dư sang năm sau để tiếp tục theo dõi, xử lý”.

8. Sửa đổi Khoản 5 Điều 79 như sau:

“5. Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quyết định chức danh ủy quyền kế toán trưởng cho người đủ điều kiện, tiêu chuẩn thực hiện nhiệm vụ kế toán tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh và các Kho bạc Nhà nước cấp huyện trực thuộc.

Đối với Kho bạc Nhà nước cấp huyện, có thể giao nhiệm vụ cho cán bộ đủ điều kiện, tiêu chuẩn giúp việc cho Kế toán trưởng, thay mặt Kế toán trưởng giải quyết các công việc khi được ủy quyền theo quy định và chịu trách nhiệm về các công việc trong thời gian được ủy quyền. Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp huyện trình Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quyết định việc giao nhiệm vụ cho cán bộ giúp việc Kế toán trưởng tại đơn vị mình, số lượng cán bộ được ủy quyền kế toán trưởng của một đơn vị Kho bạc Nhà nước tùy thuộc vào quy mô hoạt động của đơn vị Kho bạc Nhà nước cấp huyện và do Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quyết định”.

9. Sửa đổi Khoản 2 Điều 81 như sau:

“2. Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quy định các nguyên tắc phân công, bố trí cán bộ kế toán, trong đó quy định kế toán trưởng không được trực tiếp thực hiện các công việc kế toán cụ thể, giao dịch với khách hàng; người được ủy quyền kế toán trưởng không được ký các chứng từ do mình trực tiếp thực hiện công việc kế toán cụ thể hoặc giao dịch với khách hàng”.

10. Sửa đổi cụm từ “Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán” thành cụm từ “Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán” tại Điều 86.

11. Sửa đổi, bổ sung các mẫu biểu chứng từ kế toán như sau:

a) Ban hành các mẫu các chứng từ sau để thay thế các mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục I - Hệ thống chứng từ kế toán ban hành kèm theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC: Lệnh hoàn trả thu ngân sách nhà nước (Mẫu số C1-04/NS), Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước (Mẫu số C1-05/NS), Giấy đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước (Mẫu số C1-07a/NS), Giấy đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ (Mẫu số C1-07b/NS), Lệnh chi tiền (Mẫu số C2-01a/NS), Giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên (Mẫu số C2-05b/NS), Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách (Mẫu số C2-10/NS), Lệnh chi trả nợ trong nước bằng đồng Việt Nam (Mẫu số C2-14a/NS), Lệnh chi trả nợ trong nước bằng đồng Việt Nam (Do Cục Quản lý ngân quỹ - KBNN lập - Mẫu số C2-14b/NS), Lệnh chi trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ (Mẫu số C2-16NS), Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách (Mu số C2-17a/NS), Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách (Mẫu số C2-17b/NS), Giấy đề nghị thu hồi ứng trước vốn đầu tư (Mẫu số C3-03/NS), Phiếu điều chỉnh các khoản chi NSNN (Mẫu số C3-05/NS), Giấy nộp tiền vào tài khoản (Mẫu số C4-08/KB), Phiếu chuyển khoản (Mẫu số C6-08/KB), Phiếu điều chỉnh (Mẫu số C6-09/KB), Giấy đề nghị tạm cấp dự toán ngân sách (Mẫu số C6-13/NS), Bảng kê thanh toán lãi tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước (Mẫu số C6-14/KB) (Mẫu biểu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này).

b) Bổ sung chứng từ Giấy rút dự toán bổ sung từ ngân sách cấp trên (Mẫu số C2-11/NS), Lệnh chi trả nợ trong nước bằng ngoại tệ (Mẫu số C2-15a/NS), Lệnh chi trả nợ trong nước bằng ngoại tệ (Do Cục Quản lý ngân quỹ - KBNN lập - Mẫu số C2-15b/NS), Bảng kê sử dụng dịch vụ trong tháng ... (Mẫu số C6-18/KB), Giấy báo Nợ (Mẫu số C6-19/KB) (Mẫu biểu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này).

12. Sửa đổi, bổ sung các tài khoản kế toán như sau:

a) Đổi tên các tài khoản sau đây:

- Tài khoản 3722 - “Tiền gửi các quỹ công chuyên dùng” thành “Tiền gửi các quỹ tài chính ngoài ngân sách do cấp xã quản lý”.

- Tài khoản 3723 - “Tiền gửi khác” thành do “Tiền gửi khác do xã quản lý”.

- Tài khoản 3730 - “Tiền gửi dự án” thành “Tiền gửi ban quản lý dự án”.

- Tài khoản 3741 - “Tiền gửi có mục đích” thành “Tiền gửi có mục đích từ kinh phí đầu tư”.

- Tài khoản 3750 - “Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân” thành “Tiền gửi của các tổ chức”; Tài khoản 3751 - “Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân” thành “Tiền gửi của các tổ chức”.

- Tài khoản 7910 - “Thu kết dư ngân sách” thành “Thu kết dư ngân sách và nguồn kết dư ngân sách sử dụng để trả nợ gốc, lãi các khoản vay NSNN.

- Tài khoản 8953 - “Chi thường xuyên từ các khoản phí để lại ghi thu, ghi chi cho đơn vị” thành “Chi thường xuyên từ theo hình thức ghi thu, ghi chi”.

- Tài khoản 9264 - “Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên phân bổ cho đơn vị cấp 1” thành “Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên phân bổ cho đơn vị cấp 1 từ nguồn vốn vay nước ngoài”.

- Tài khoản 9265 - “Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1” thành “Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1 từ nguồn vốn vay nước ngoài ”.

- Tài khoản 9595 - “Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên bằng dự toán” thành “Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên từ nguồn vốn vay nước ngoài”.

- Tài khoản 9597 - Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB bằng dự toán thành Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn vay nước ngoài.

b) Thay thế các tài khoản sau đây:

- Thay tài khoản 1476 thành tài khoản 1462 - Tạm ứng chi đầu tư XDCB của cấp NS từ vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian.

- Thay tài khoản 1477 thành tài khoản 1463 - Tạm ứng chi đầu tư XDCB của cấp NS từ vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian.

Tài khoản 1462, 1463 là tài khoản cấp 2 của tài khoản 1460 - Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian.

c) Bổ sung các tài khoản sau:

- Tài khoản 1347 - Phải thu tiền vay đã nhận nợ là tài khoản cấp 2 của tài khoản cấp 2 của tài khoản 1340 - Phải thu tiền vay đã được nhận nợ.

- Tài khoản 1413 - Tạm ứng chi thường xuyên theo hình thức ghi thu, ghi chi là tài khoản cấp 2 của tài khoản 1410 - Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi.

- Tài khoản 1418 - Tạm ứng chi đầu tư xây dựng cơ bản theo hình thức ghi thu, ghi chi là tài khoản cấp 2 của tài khoản 1410 - Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi.

-Tài khoản 1420 - Tạm ứng chi từ cấp ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi là tài khoản cấp 1 của Nhóm tài khoản 14a - Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi (GTGC).

Tài khoản này bao gồm các tài khoản cấp 2 như sau:

+ Tài khoản 1425 - Tạm ứng chi thường xuyên của cấp NS từ vốn viện trợ ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi.

+ Tài khoản 1426 - Tạm ứng chi đầu tư XDCB của cấp NS từ vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi.

+ Tài khoản 1427 - Tạm ứng chi đầu tư XDCB của cấp NS từ vốn viện trợ ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi.

- Tài khoản 1461 - Tạm ứng chi thường xuyên của cấp NS từ vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian là tài khoản cấp 2 của tài khoản 1460 - Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian.

- Tài khoản TK 3657 - Phải trả tiền vay đã nhận nợ là tài khoản cấp 2 của tài khoản 3650 - Phải trả về tiền vay dài hạn nước ngoài đã được nhận nợ.

- Tài khoản 3715 - “Tiền gửi thu dịch vụ sự nghiệp công tính đủ chi phí” là tài khoản cấp 2 của tài khoản 3710 - “Tiền gửi của đơn vị hành chính sự nghiệp”.

- Tài khoản 3742 - “Tiền gửi có mục đích từ kinh phí thường xuyên”, Tài khoản 3743 - “Tiền gửi có mục đích khác” là tài khoản cấp 2 của tài khoản 3740 - “Tiền gửi có mục đích”.

- Tài khoản 3745 - Tiền gửi ODA và viện trợ là tài khoản cấp 1 của nhóm tài khoản 3700 - Phải trả tiền gửi của các đơn vị.

Tài khoản này gồm các tài khoản cấp 2 như sau:

+ TK 3746 - Tiền gửi vốn vay ODA

+ TK 3747 - Tiền gửi vốn viện trợ.

- Tài khoản 7114 - Thu ngân sách nhà nước theo kiến nghị của kiểm toán là tài khoản cấp 2 của tài khoản 7110 - Thu ngân sách nhà nước.

- Tài khoản 7912 - Nguồn kết dư ngân sách sử dụng để trả nợ gốc, lãi các khoản vay của NSNN là tài khoản cấp 2 của tài khoản 7910 - Thu kết dư ngân sách và nguồn kết dư ngân sách sử dụng để trả nợ gốc, lãi các khoản vay NSNN.

- Tài khoản 8995 - Chi trả nợ vay từ nguồn bội thu ngân sách; tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách; kết dư ngân sách là tài khoản cấp 2 của tài khoản 8950 - Chi ngân sách khác.

- Tài khoản 9266 - Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên từ nguồn viện trợ nước ngoài phân b cấp 1 là tài khoản cấp 2 của tài khoản 9250 - Dự toán phân bổ cho đơn vị cấp 1.

- Tài khoản 9267 - Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB từ nguồn viện trợ nước ngoài phân bổ cấp 1 là tài khoản cấp 2 của tài khoản 9250 - Dự toán phân bổ cho đơn vị cấp 1.

- Tài khoản 9570 - Dự toán ghi thu, ghi chi từ nguồn trong nước là tài khoản cấp 1 của nhóm tài khoản 95 - Dự toán chi phân bổ cấp 4. Tài khoản này gồm 2 tài khoản cấp 2 như sau:

+ Tài khoản 9571 - Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên từ nguồn trong nước.

+ Tài khoản 9572 - Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn trong nước.

- Tài khoản 9596 - Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên từ nguồn viện trợ nước ngoài.

- Tài khoản 9598 - Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB từ nguồn viện trợ nước ngoài.

13. Bổ sung mã chương trình mục tiêu và hạch toán chi tiết theo Phụ lục II kèm theo.

14. Sửa đổi, bổ sung mã nguồn ngân sách nhà nước như sau:

a) Đổi tên mã 17 “Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng” thành “Kinh phí trợ cấp, phụ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần cho người có công với cách mạng”.

b) Bổ sung các mã nguồn 46 - Nguồn trái phiếu Chính phủ xanh thuộc nhóm Mã nguồn 31 - Nguồn đầu tư của Phụ lục III.11. Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC .

c) Bổ sung các mã nguồn ngân sách nhà nước thuộc nhóm Mã nguồn 50 - Nguồn vốn ngoài nước của Phụ lục III.11. Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC .

- Mã nguồn 55 - Ghi thu, ghi chi vốn viện trợ nước ngoài độc lập thuộc NSTW để thực hiện các chương trình, dự án.

- Mã nguồn 56 - Ghi thu, ghi chi vốn viện trợ nước ngoài độc lập thuộc NSTW bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình, dự án.

- Mã nguồn 57 - Ghi thu, ghi chi vốn viện trợ nước ngoài độc lập thuộc ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình, dự án.

15. Sửa đổi, bổ sung các mẫu s kế toán như sau:

- Ban hành mẫu S chi tiết theo dõi tình hình sử dụng dự toán ngân sách (Mẫu số S2-05/KB/TABMIS), Liệt kê chứng từ quản lý phân bổ ngân sách (Mẫu số S2-06d/KB/TABMIS) và Liệt kê chứng từ quản lý cam kết chi (Mẫu số S2-06e/KB/TABMIS) thay thế các mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục IV - Danh mục và mẫu biểu s kế toán, bảng kê ban hành kèm theo Thông tư s77/2017/TT-BTC (Mẫu biểu tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này).

- Ban hành mẫu Sao kê tài khoản (Mẫu số 01/SK) (Mẫu biểu tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này).

16. Sửa đổi, bổ sung các mẫu báo cáo tài chính, báo cáo quản trị:

a) Bổ sung mẫu Báo cáo hoàn trả các khoản thu nội địa và thu khác ngân sách nhà nước niên độ ... (B2-05a/BC-NS/TABMIS).

b) Ban hành các mẫu báo cáo tài chính, báo cáo quản trị sau để thay thế các mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục V - Danh mục và mẫu biểu báo cáo tài chính, báo cáo quản trị ban hành kèm theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC: Tổng hợp phân bổ, giao dự toán chi ngân sách cấp Tỉnh (huyện, xã) và chi trả nợ, niên độ... (B1-01b/BC-NS/TABMIS), Báo cáo thu và vay của NSNN niên độ... (B2- 01/BC-NS/TABMIS), Vay, trả nợ Ngân sách nhà nước niên độ.... (B6-01/BC-NS/TABMIS), Vay, trả nợ Ngân sách địa phương niên độ.... (B6-02/BC-NS/TABMIS).

(Mẫu biểu tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này).

Điều 2. Bãi bỏ một số điều của Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước như sau:

1. Bãi bỏ quy định tại Khoản 1 và Khoản 6 Điều 24 về dấu của Phòng Giao dịch, điểm giao dịch, bãi bỏ quy định tại Khoản 1 Điều 40, Khoản 2 Điều 56, tiết c Khoản 1 Điều 60 về Phòng Giao dịch.

2. Bãi bỏ các mẫu chứng từ Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (C2-02a/NS, C2-02b/NS), Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước (C2-03/NS), Giấy nộp trả kinh phí (C2-05a/NS), Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ (C2-06/NS), Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước bằng ngoại tệ (C2-08/NS), Giấy đề nghị cam kết chi ngân sách nhà nước (C2-12/NS), Phiếu điều chỉnh cam kết chi ngân sách nhà nước (C2-13/NS), Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn vay, vốn viện trợ đã ghi thu, ghi chi (C2-18/NS), Giấy đề nghị ghi thu, ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài (C2-19/NS), Giấy rút vốn đầu tư (C3-01/NS), Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư (C3-02/NS), Ủy nhiệm chi chuyển khoản, chuyển tiền điện tử (C4-02a/KB, C4-02c/KB), Ủy nhiệm chi (ngoại tệ) chuyển khoản, chuyển tiền điện tử (C4-02b/KB) và thực hiện theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.

3. Bãi bỏ mẫu chứng từ Lệnh chi tiền (Mẫu số C2-01c/NS), Giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp huyện (Mẫu số C2-05c/NS), Giấy rút dự toán bổ sung từ ngân sách cấp trên (C2-11a/NS), Giấy rút dự toán bổ sung từ ngân sách cấp huyện (C2-11b/NS), Lệnh chi trả nợ trong nước bằng ngoại tệ (Mẫu số C2-15/NS), Giấy nộp trả vốn đầu tư (Mẫu số C3-04/NS), Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi (Mẫu số C4-09/KB).

4. Bãi bỏ các mẫu biểu báo cáo gồm: Báo cáo về tổng hợp dự toán (Mẫu số B1-01a/BC-NS/TABMIS), Báo cáo tình hình hoạt động NSNN và NSTW niên độ...(B8-01/BC-NS/TABMIS), Báo cáo tình hình hoạt động ngân sách tỉnh niên độ... (B8-02/BC-NS/TABMIS), Báo cáo tình hình hoạt động ngân sách huyện... (B8-03/BC-NS/TABMIS), Báo cáo tình hình hoạt động ngân sách xã... (B8-04/BC-NS/TABMIS).

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/5/2020.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để được xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
-
Văn phòng Chủ tịch nước, Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính ph
;
- Viện Ki
m sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- VP Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;
- Kiểm toán nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Sở TC, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, KBNN (240 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

 

Điều 20. Chuyển đổi chứng từ điện tử, chứng từ giấy

1. Khi cần thiết, chứng từ điện tử có thể chuyển sang chứng từ giấy, nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ điện tử;

b) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy;

c) Có thời gian, chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy.

2. Khi cần thiết, chứng từ giấy có thể chuyển sang chứng từ điện tử, nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ giấy;

b) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử;

c) Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử.

Xem nội dung VB
Điều 7. Chuyển từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy
...

3. Chứng từ giấy được chuyển đổi từ chứng từ điện tử phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Phản ánh đầy đủ, chính xác nội dung của chứng từ điện tử;

b) Có thông tin thể hiện chứng từ đã được xử lý trên hệ thống thông tin và tên của hệ thống thông tin hoặc tên của chủ quản hệ thống thông tin;

c) Có mã định danh của chứng từ điện tử để phục vụ việc tra cứu, xác minh thông tin hoặc có họ tên, chữ ký của người thực hiện chuyển đổi;

d) Có con dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện việc chuyển đổi trong trường hợp phải thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa các bên giao dịch.

đ) Tra cứu được tại bất kỳ thời điểm nào trong thời gian hệ thống thông tin hoạt động bình thường.

Xem nội dung VB
Điều 6. Chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử
...

2. Chứng từ điện tử được chuyển đổi từ chứng từ giấy phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Phản ánh đầy đủ nội dung của chứng từ giấy;

b) Cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức thực hiện (hoặc chịu trách nhiệm về) việc chuyển đổi chứng từ giấy thành chứng từ điện tử ký số trên chứng từ điện tử sau khi được chuyển đổi từ chứng từ giấy hoặc được xác thực bằng một trong các biện pháp xác thực quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 22. Lập chứng từ kế toán
...

3. Yêu cầu đối với việc lập chứng từ kế toán
...

đ) Đối với chứng từ chi, trường hợp đơn vị rút nhiều mục, không lập được trên một trang giấy thì đơn vị có thể viết vào trang sau (mặt sau) hoặc lập nhiều bộ chứng từ (lưu ý 1 chứng từ chỉ được lập tối đa trên 2 trang giấy). Trường hợp chứng từ được viết trên 2 trang giấy thì tại trang sau, đơn vị phải viết cách lề trên khoảng 1/4 trang giấy.

Xem nội dung VB
Điều 26. Quy định về sử dụng và quản lý biểu mẫu chứng từ kế toán
...

2. Đối với chứng từ kế toán quy định trong Thông tư này, đơn vị giao dịch phải chuyển đến KBNN không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày lập được ghi trên chứng từ kế toán. Trường hợp quá thời hạn 5 ngày làm việc, đơn vị KBNN đề nghị đơn vị lập lại chứng từ phù hợp với thời gian giao dịch với KBNN.

Xem nội dung VB
Điều 29. Nguyên tắc xây dựng hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán

Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán được xây dựng trên nguyên tắc bố trí các phân đoạn mã độc lập, mỗi đoạn mã chứa đựng các thông tin khác nhau theo yêu cầu quản lý. Tổ hợp tài khoản kế toán được quy định cố định về cấu trúc và thống nhất cho toàn hệ thống, gồm bộ sổ trung tâm thanh toán, bộ sổ của các tỉnh, thành phố và bộ sổ hợp nhất toàn hệ thống.

Danh mục các giá trị chi tiết cho từng đoạn mã sẽ được bổ sung, sửa đổi tùy theo yêu cầu thực tế. Các giá trị mã số cụ thể của các đoạn mã trong Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán được cấp duy nhất 1 lần trong hệ thống (không cấp lại mã hiệu đã sử dụng trong quá khứ) trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với mỗi mã số, hệ thống sẽ ấn định giá trị duy nhất trong suốt thời gian vận hành hệ thống.

Trong quá trình vận hành TABMIS, Tổng Giám đốc KBNN và thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền về các đoạn mã quy định, cấp mới, bổ sung, sửa đổi giá trị của các đoạn mã theo yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ.

Xem nội dung VB
Điều 61. Thời điểm chốt số liệu để nộp báo cáo tài chính
...

2. Thời điểm chốt số liệu báo cáo quyết toán thu, chi NSNN hàng năm: được chia làm 2 giai đoạn:

a) Chốt số liệu hết thời gian chỉnh lý quyết toán: Số liệu được lấy đến hết ngày 31/3 năm sau (lấy theo ngày kết sổ). Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị KBNN nơi lập báo cáo.

b) Chốt số liệu quyết toán lần cuối cùng: Số liệu được lấy hết ngày 30/11 năm sau (lấy theo ngày kết sổ). Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị KBNN nơi lập báo cáo. Trường hợp sau ngày 30/11 vẫn còn điều chỉnh số liệu quyết toán năm trước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải có thuyết minh.

Xem nội dung VB
Điều 64. Đối chiếu thống nhất số liệu
...

2. Đối chiếu với đơn vị có giao dịch với KBNN

- Đối chiếu tài khoản tiền gửi:

Việc đối chiếu tiền gửi của đơn vị giao dịch được thực hiện hàng tháng, năm, bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ.

- Đối chiếu dự toán, tạm ứng và thanh toán tạm ứng:

Việc đối chiếu dự toán, tạm ứng và thanh toán tạm ứng: được thực hiện hàng quý, năm theo mẫu biểu quy định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN trong điều kiện áp dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS). Trong đó, nội dung đối chiếu dự toán như sau: Các đơn vị KBNN thực hiện đối chiếu với đơn vị sử dụng ngân sách số dự toán được giao, số sử dụng, số còn lại. Đối với ngân sách tỉnh, huyện, trường hợp đối chiếu khớp đúng số sử dụng với đơn vị nhưng số còn lại chưa khớp đúng, sau khi đối chiếu với Kho bạc, đơn vị thực hiện đối chiếu với cơ quan tài chính địa phương số dự toán được giao.

Xem nội dung VB
Điều 68. Xử lý số dư các tài khoản

Đối với các khoản tạm thu, tạm chi ngoài ngân sách, các khoản tạm ứng, đi vay, cho vay của các cấp ngân sách, các khoản tạm ứng cho các đơn vị dự toán, đơn vị KBNN cần phối hợp với cơ quan tài chính đồng cấp và các đơn vị dự toán làm thủ tục để xử lý theo quy định của các văn bản hướng dẫn công tác khoá sổ kế toán, lập báo cáo quyết toán của Bộ Tài chính.

Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền thì xử lý ngay theo quyết định cuối cùng đó, nếu chưa có quyết định xử lý thì chuyển số dư sang năm sau để tiếp tục theo dõi, xử lý.

Xem nội dung VB
Điều 79. Kế toán trưởng nghiệp vụ KBNN
...

5. Đối với các KBNN cấp huyện chưa có phòng kế toán, có thể giao nhiệm vụ cho 1 cán bộ đủ điều kiện, tiêu chuẩn giúp việc cho Kế toán trưởng, thay mặt Kế toán trưởng giải quyết các công việc khi được ủy quyền theo quy định và chịu trách nhiệm về các công việc trong thời gian được ủy quyền. Giám đốc KBNN cấp huyện trình Giám đốc KBNN cấp tỉnh quyết định việc giao nhiệm vụ cho cán bộ giúp việc Kế toán trưởng tại đơn vị mình.

Xem nội dung VB
Điều 81. Nguyên tắc phân công, bố trí cán bộ kế toán
...

2. Tổng Giám đốc KBNN quy định các nguyên tắc phân công, bố trí cán bộ kế toán, trong đó quy định kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) không được trực tiếp thực hiện các công việc kế toán cụ thể, giao dịch với khách hàng, công tác tài vụ nội bộ;

Xem nội dung VB
Điều 86. Tổ chức thực hiện

Tổng Giám đốc KBNN, Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán, Cục trưởng Cục tin học và Thống kê tài chính, Chánh văn phòng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, các đơn vị tham gia TABMIS, các đơn vị khác có giao dịch với KBNN trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thi hành Thông tư này./.

Xem nội dung VB
Điều 24. Quản lý con dấu và đóng dấu trên tài liệu kế toán
...

1. Giám đốc các đơn vị KBNN phải có quy định bằng văn bản và mở sổ theo dõi giao việc quản lý con dấu, đóng dấu trên tài liệu kế toán cho nhân viên hành chính (đối với dấu “KHO BẠC NHÀ NƯỚC”) hoặc nhân viên kế toán (đối với dấu “KẾ TOÁN”, “SỞ GIAO DỊCH KBNN”, “PHÒNG GIAO DỊCH” “ĐIỂM GIAO DỊCH”). Khi thay đổi người quản lý con dấu phải lập biên bản bàn giao có sự chứng kiến của lãnh đạo đơn vị.
...

6. Tất cả các đơn vị KBNN được sử dụng dấu “KẾ TOÁN” (Sở Giao dịch KBNN được sử dụng dấu “SỞ GIAO DỊCH KBNN”, Phòng Giao dịch thuộc KBNN cấp tỉnh được sử dụng dấu “PHÒNG GIAO DỊCH”) để thực hiện các nghiệp vụ kế toán, thanh toán trong hệ thống KBNN và giao dịch với khách hàng; dấu được đóng vào vị trí chữ ký chức danh cao nhất trên chứng từ. Các chứng từ thanh toán qua ngân hàng có chữ ký của Giám đốc KBNN với tư cách chủ tài khoản thì đóng dấu “KHO BẠC NHÀ NƯỚC” hoặc dấu “PHÒNG GIAO DỊCH”.

Trong trường hợp nộp NSNN tại điểm giao dịch KBNN (hoạt động theo quy chế quy định tại Quyết định số 110/QĐ-BTC ngày 10/01/2006 của Bộ Tài chính về ban hành quy chế hoạt động điểm giao dịch KBNN), thực hiện đóng dấu “ĐIỂM GIAO DỊCH” vào vị trí chữ ký “Kế toán” trên Giấy nộp tiền vào NSNN.

Xem nội dung VB
Điều 40. Mã Kho bạc Nhà nước

1. Nguyên tắc hạch toán mã KBNN

Mã KBNN là mã bắt buộc trong tổ hợp tài khoản, dùng hạch toán các nghiệp vụ để tổng hợp số liệu báo cáo theo từng đơn vị KBNN và toàn hệ thống KBNN. Mỗi Kho bạc giao dịch được cấp một mã duy nhất.

Đối với mã KBNN, kế toán hạch toán và tổng hợp thông tin kế toán theo các mã số của từng đơn vị KBNN tương ứng, như sau: KBNN có một mã để tổng hợp dữ liệu kế toán toàn quốc (Mã số 0001); Sở giao dịch thuộc KBNN có một mã tương đương như một đơn vị hoạt động (Mã số 0003); mỗi tỉnh có một mã chung cho toàn tỉnh để tổng hợp dữ liệu kế toán toàn tỉnh (Có 2 giá trị cuối là 10 hoặc 60); các văn phòng KBNN cấp tỉnh, các KBNN cấp huyện trong tỉnh, phòng giao dịch KBNN có một mã tương đương với một đơn vị hoạt động.
...

Điều 56. Bộ sổ kế toán và đơn vị hoạt động trong TABMIS
...

2. Đơn vị hoạt động

Cục Kế toán nhà nước, Sở giao dịch KBNN, các đơn vị KBNN quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Phòng giao dịch và KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong từng bộ sổ được gọi là các đơn vị hoạt động trong từng bộ sổ.
...

Điều 60. Trách nhiệm khai thác báo cáo tài chính

1. Quy định chung
...

c) Báo cáo năm và báo cáo quyết toán: Cơ quan tài chính, KBNN và các đơn vị có liên quan theo phân quyền truy vấn và khai thác báo cáo trực tiếp trên hệ thống. Cơ quan Tài chính và KBNN có trách nhiệm tổng hợp báo cáo trên cơ sở dữ liệu kế toán, đồng thời in báo cáo trên giấy để cung cấp cho các cơ quan, đơn vị và phục vụ công tác lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định.

Riêng báo cáo thu chi ngân sách xã (phường, thị trấn), KBNN quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Phòng Giao dịch thuộc KBNN tỉnh tổng hợp và in báo cáo trên giấy gửi cho Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) theo quy định.

Xem nội dung VB