Thông tư 173/2020/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
Số hiệu: | 173/2020/TT-BQP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Quốc phòng | Người ký: | Lê Chiêm |
Ngày ban hành: | 30/12/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Trật tự an toàn xã hội, An ninh quốc gia, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ QUỐC PHÒNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 173/2020/TT-BQP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2020 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 96/2020/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
Căn cứ Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng:
Theo đề nghị của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Thông tư này quy định chi tiết điểm a khoản 1, điểm a, điểm c khoản 2 Điều 5; khoản 1, điểm b khoản 2, điểm a khoản 3, điểm c, điểm e khoản 5, khoản 9 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 8; khoản 1 Điều 10; Điều 14; Điều 16 và Điều 18 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (sau đây viết gọn là Nghị định số 96/2020/NĐ-CP).
Thông tư này áp dụng được tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lãnh thổ Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 96/2020/NĐ-CP .
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 3. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, dấu hiệu đường biên giới quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP
1. Dấu hiệu "làm hư hại" quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là làm thay đổi tính nguyên trạng của mốc quốc giới, cọc dấu, dấu hiệu đường biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, bia chủ quyền trên các đảo, điểm cơ sở, công trình phòng thủ vùng biển, công trình biên giới.
2. Công trình phòng thủ vùng biển là hệ thống công trình quân sự, công trình phòng thủ dân sự ở khu vực biên giới biển, trừ công trình biên giới được quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Công trình biên giới là công trình được xây dựng để cố định đường biên giới quốc gia, công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
4. Hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi khi chưa có thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước có chung đường biên giới mà tự ý xây dựng các công trình kiên cố, có tính chất vĩnh cửu, kể cả việc mở rộng các công trình đã có trong phạm vi 30 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc hoặc 100 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia.
Công trình kiên cố là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết, định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước nhưng không bao gồm: đường tuần tra biên giới; hàng rào dây thép gai; thiết bị giám sát, khống chế và ngăn chặn; các công trình cửa khẩu.
Điều 4. Hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, điểm a khoản 3, điểm c, điểm d, điểm e khoản 5, khoản 9 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP
1. Hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP bao gồm:
a) Tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền hoặc đi vào khu vực biên giới đất liền của những người được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ cư dân biên giới:
Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới đất liền, người chưa được phép xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh;
- Người đang bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú;
- Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế;
- Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành;
- Người không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Cư dân biên giới; người có giấy phép của cơ quan Công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới đất liền; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân; sĩ quan, công nhân, viên chức, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân có đơn vị đóng quân ở khu vực biên giới đất liền;
- Trường hợp những người không được cư trú trong khu vực biên giới đất liền có lý do đặc biệt vào khu vực biên giới đất liền theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 Thông tư số 43/2015/TT-BQP ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như có bố (mẹ), vợ (chồng), con chết hoặc ốm đau; ngoài giấy tờ tùy thân phải có giấy phép của Công an cấp xã nơi người đó cư trú, đồng thời, phải trình báo Đồn Biên phòng hoặc Công an cấp xã sở tại biết thời gian lưu trú ở khu vực biên giới; trường hợp ở qua đêm hoặc vào vành đai biên giới được sự đồng ý của Đồn Biên phòng sở tại thì không bị xử phạt về hành vi “Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định”.
b) Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền mà không chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của Đồn Biên phòng, Công an cấp xã sở tại và lực lượng chức năng theo quy định của pháp luật.
2. Hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi của cá nhân, tổ chức không thông báo, không khai báo, không đăng ký với cơ quan, người có thẩm quyền về việc tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền hoặc hành vi biết rõ người khác không được phép đi lại, tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền mà che giấu, chứa chấp, giúp đỡ hoặc tạo điều kiện cho người đó đi lại, tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền.
3. Hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi của cư dân biên giới Bên này sử dụng giấy tờ theo quy định để xuất nhập cảnh sang khu vực biên giới, vùng biên giới Bên kia nhưng đi quá phạm vi một xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương tiếp giáp đường biên giới hai nước, cụ thể:
a) Tuyến Việt Nam - Trung Quốc sử dụng Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp huyện;
b) Tuyến Việt Nam - Lào sử dụng giấy tờ được quy định tại điểm b khoản 4 Điều này và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp xã đối với Việt Nam và cấp bản đối với Lào;
c) Tuyến Việt Nam - Campuchia sử dụng Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp xã.
4. Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh biên giới áp dụng đối với cư dân biên giới quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 và điểm c khoản 5 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP bao gồm:
a) Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc: Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới;
b) Tuyến biên giới Việt Nam - Lào: Giấy tờ do hai Bên thỏa thuận (quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23 Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 16 tháng 3 năm 2016);
c) Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia: Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân.
5. Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh biên giới quy định tại điểm c khoản 5 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP bao gồm:
a) Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc: Hộ chiếu; thị thực; giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy thông hành; giấy thông hành nhập xuất cảnh; giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới; thẻ ABTC; thẻ tạm trú; thẻ thường trú; giấy miễn thị thực;
b) Tuyến biên giới Việt Nam - Lào: Hộ chiếu; thị thực; giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy thông hành; giấy thông hành biên giới; sổ thông hành; thẻ ABTC; thẻ tạm trú; thẻ thường trú; giấy miễn thị thực;
c) Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia: Hộ chiếu; thị thực; giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy thông hành; giấy thông hành biên giới; thẻ ABTC; thẻ tạm trú; thẻ thường trú; giấy miễn thị thực.
6. Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh biên giới quy định tại điểm d khoản 5 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP bao gồm các loại giấy tờ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
7. Hành vi quy định tại điểm a khoản 9 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi của công dân nước có chung đường biên giới qua đường biên giới vào Việt Nam hoặc công dân Việt Nam qua đường biên giới sang nước có chung đường biên giới để chôn thi hài, hài cốt, xác động vật, dịch chuyển mồ mả trong vành đai biên giới.
8. Hành vi nổ súng được quy định tại điểm b khoản 9 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi nổ các loại súng sau:
a) Các loại súng săn được quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ gồm: Súng kíp, súng hơi;
b) Các loại súng thuộc danh mục vũ khí thể thao được quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ gồm: Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay;
c) Các loại súng thuộc danh mục vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao được quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Điều 5. Hành vi vi phạm quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền quy định tại khoản 1 Điều 7 và vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ công trình biên giới, biển báo trong khu vực biên giới, khu vực cửa khẩu biên giới đất liền, cửa khẩu cảng quy định tại khoản 1 Điều 10 nghị định số 96/2020/NĐ-CP
1. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP bao gồm:
a) Ra, vào khu vực cửa khẩu biên giới đất liền của những người không thuộc diện sau đây:
Hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;
Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan nhà nước liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
Nhân viên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực cửa khẩu;
Người điều khiển, người làm việc trên phương tiện chuyên chở hàng hóa, hành khách xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh;
Chủ hàng, người kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra vào khu vực cửa khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
Người đến làm việc với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
Người đến khám, chữa bệnh (trường hợp trong khu vực cửa khẩu có khu vực y tế dành cho khám, chữa bệnh);
Những người ra, vào khu vực cửa khẩu với mục đích thăm quan, đón tiễn hoặc mục đích khác khi được phép và chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát, hướng dẫn của Đồn Biên phòng cửa khẩu.
b) Tạm trú, lưu trú trong khu vực cửa khẩu biên giới đất liền của những người không thuộc diện sau đây:
Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, cõng chức của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
Nhân viên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực cửa khẩu;
Người Việt Nam, người nước ngoài lưu lại trong khu vực cửa khẩu vì lý do chưa hoàn thành thủ tục xuất, nhập đối với người, phương tiện, hàng hóa hoặc những người lưu lại trong khu vực cửa khẩu vì lý do hợp pháp khác đã đăng ký tạm trú và chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của Trạm Biên phòng cửa khẩu.
c) Điều khiển phương tiện ra, vào, hoạt động, lưu trú tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền không thuộc trường hợp sau đây:
Phương tiện vận chuyển người xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa tại các kho, bãi hàng hóa trong khu vực cửa khẩu;
Phương tiện là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Phương tiện chuyên chở cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức đến làm việc tại cửa khẩu hoặc phương tiện của cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức làm việc tại cửa khẩu;
Phương tiện của Việt Nam, nước ngoài lưu lại trong khu vực cửa khẩu vì lý do chưa hoàn thành thủ tục xuất, nhập đối với phương tiện, hàng hóa đã đăng ký lưu trú và chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của Trạm Biên phòng cửa khẩu.
2. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi dùng mực, sơn hoặc các chất liệu khác để viết, vẽ, bôi lên hoặc hành vi dùng các thủ đoạn để tay xóa, che lấp chữ, hình ảnh, ký hiệu, thông tin trên các biển báo hoặc các hành vi khác làm ảnh hưởng đến chức năng truyền tải thông tin của các biển báo ở khu vực biên giới, cửa khẩu (trừ các hành vi được quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 7 Điều 10 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP).
Điều 6. Hành vi vi phạm về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP
1. Hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP bao gồm các hành vi sau:
a) Cư trú, tạm trú quá thời hạn theo quy định của người nước ngoài làm việc, học tập, hoạt động đầu tư, kinh doanh tại khu kinh tế nằm trong khu vực biên giới biển hoặc có một phần địa giới hành chính thuộc khu vực biên giới biển;
b) Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới biển mà không chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội Biên phòng và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
2. Hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi của cá nhân, tổ chức không thông báo, không khai báo, không đăng ký với cơ quan, người có thẩm quyền về việc tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới biển hoặc hành vi biết rõ người khác không được phép đi lại, tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới biển mà che giấu, chứa chấp, giúp đỡ hoặc tạo điều kiện cho người đó đi lại, tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới biển.
Điều 7. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra ở khu vực biên giới biển, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, xây dựng xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu quy định tại Điều 14 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP
1. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra ở khu vực biên giới biển thuộc thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP bao gồm: Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều 54 (Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng), Điều 17 (Vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản), Điều 18 (Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống), Điều 20 (Vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản), Điều 22 (Vi phạm quy định về hạn ngạch sản lượng khai thác thủy sản), Điều 31 (Vi phạm quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá), Điều 32 (Vi phạm quy định về nhập khẩu tàu cá (không áp dụng đối với trường hợp tàu cá do Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ cho Việt Nam)), Điều 34 (Vi phạm quy định về đăng kiểm tàu cá), Điều 39 (Vi phạm quy định về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá), Điều 40 (Vi phạm quy định về quản lý cảng cá) và Điều 42 (Vi phạm quy định về nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản) Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản (sau đây viết gọn là Nghị định số 42/2019/NĐ-CP); thẩm quyền xử phạt, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP , Nghị định số 96/2020/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra ở khu vực biên giới biển thuộc thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP bao gồm: Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 5 Điều 54 (Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển), Điều 17 (Vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản), Điều 18 (Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống), Điều 20 (Vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản), Điều 22 (Vi phạm quy định về hạn ngạch sản lượng khai thác thủy sản), Điều 31 (Vi phạm quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá), Điều 32 (Vi phạm quy định về nhập khẩu tàu cá (không áp dụng đối với trường hợp tàu cá do Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ cho Việt Nam)), Điều 34 (Vi phạm quy định về đăng kiểm tàu cá), Điều 40 (Vi phạm quy định về quản lý cảng cá) và Điều 42 (Vi phạm quy định về nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản) Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ; thẩm quyền xử phạt, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP , Nghị định số 96/2020/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Việc xử phạt đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP được thực hiện như sau:
a) Hành vi công dân Việt Nam qua biên giới sang lãnh thổ nước có chung đường biên giới hoặc nước thứ ba khai thác rừng, phá rừng, săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật, nếu chưa bị nước sở tại xử lý và hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 13 (Khai thác rừng trái pháp luật), Điều 20 (Phá rừng trái pháp luật), Điều 21 (Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng), Điều 22 (Vận chuyển lâm sản trái pháp luật) và Điều 23 (Tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật) Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp;
b) Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chế biến lâm sản có nguồn gốc bên kia biên giới trái pháp luật trong khu vực biên giới và hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 22 (Vận chuyển lâm sản trái pháp luật) và Điều 23 (Tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật) Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
4. Việc xử phạt đối với hành vi mua bán, trao đổi, vận chuyển, tàng trữ trái phép qua biên giới quốc gia các chất gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; gây mất vệ sinh công cộng, gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan khu vực cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nghị định số 96/2020/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan.
5. Đối với hành vi vi phạm quy định về khảo sát, lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch xây dựng; khởi công, thi công xây dựng công trình và trật tự xây dựng xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP, Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 8 (Vi phạm quy định về khảo sát xây dựng), Điều 9 (Vi phạm quy định về lập quy hoạch xây dựng), Điều 10 (Vi phạm quy định về điều chỉnh quy hoạch xây dựng), Điều 14 (Vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình), Điều 15 (Vi phạm quy định về trật tự xây dựng), Điều 16 (Vi phạm quy định về thi công xây dựng công trình) và Điều 26 (Vi phạm quy định về khảo sát xây dựng) Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 21/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ); thẩm quyền xử phạt, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 139/2017/NĐ-CP , Nghị định số 21/2020/NĐ-CP , Nghị định số 96/2020/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 8. Chức danh có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng quy định tại khoản 1 Điều 16 và của Cảnh sát biển quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP
1. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
a) Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp không giữ chức vụ;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ Bộ đội Biên phòng không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP.
2. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
Cảnh sát viên là sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam được bổ nhiệm theo quy định của Thông tư số 177/2019/TT-BQP ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và mẫu giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên Cảnh sát biển Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí về tình hình an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2021 và thay thế Thông tư số 47/2015/TT-BQP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 169/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Trường hợp văn bản viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Điều 10. Trách nhiệm thực hiện
1. Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Chỉ huy trực tiếp của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện Thông tư này và kiểm tra việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia của cấp dưới.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức kịp thời phản ánh về Bộ Quốc phòng (qua Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) để tổng hợp, báo cáo Bộ Quốc phòng xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Thăm dò địa chất, khai thác tài nguyên, khoáng sản theo giấy phép làm hư hại dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, cọc dấu, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, bia chủ quyền trên các đảo, điểm cơ sở; công trình phòng thủ vùng biển, công trình biên giới;
...
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm hư hại mốc quốc giới, cọc dấu, dấu hiệu đường biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, điểm cơ sở, bia chủ quyền trên các đảo;
...
c) Xây dựng công trình kiên cố trong phạm vi 30 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc hoặc 100 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia;
Xem nội dung VB
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền, vành đai biên giới không mang theo Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
b) Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định;
c) Không thông báo, khai báo, đăng ký hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
...
b) Cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới;
...
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Cư dân biên giới cho người khác sử dụng giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới để qua lại biên giới;
...
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
...
c) Cư dân biên giới qua lại biên giới không có giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới theo quy định của pháp luật;
...
e) Cho người khác sử dụng giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới để qua lại biên giới.
...
9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Chôn thi hài, hài cốt, xác động vật, dịch chuyển mồ mả trong vành đai biên giới;
b) Nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền.
Xem nội dung VB
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực cửa khẩu biên giới đất liền không đúng quy định.
...
Điều 8. Hành vi vi phạm về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới biển, khu vực hạn chế hoạt động nằm trong khu vực biên giới biển không mang theo Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
b) Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới biển không đúng quy định;
c) Không khai báo hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, tạm trú, lưu trú trái phép trong khu vực biên giới biển.
...
Điều 10. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ công trình biên giới, biển báo trong khu vực biên giới, khu vực cửa khẩu biên giới đất liền, cửa khẩu cảng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vẽ, viết thêm, tẩy xoá chữ trên các biển báo “khu vực biên giới”, “vành đai biên giới”, “vùng cấm”, “khu vực cửa khẩu”, “khu vực biên giới biển” và các biển báo về khu vực biên giới, cửa khẩu biên giới đất liền, cửa khẩu cảng, công trình biên giới.
...
Điều 14. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra ở khu vực biên giới biển, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, xây dựng xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu
1. Đối với các hành vi vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản; điều kiện nuôi trồng thủy sản; nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp; vi phạm quy định về khai thác thủy sản; tàu cá, cảng cá, khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá xảy ra trong khu vực biên giới biển thì xử phạt theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
2. Đối với các hành vi qua biên giới khai thác, phá rừng trái pháp luật, vi phạm quy định về động vật rừng; vận chuyển qua biên giới; tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản có nguồn gốc bên kia biên giới trái pháp luật trong khu vực biên giới thì xử phạt theo Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
3. Đối với các hành vi mua bán, trao đổi, vận chuyển, tàng trữ trái phép qua biên giới quốc gia các chất gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; gây mất vệ sinh công cộng, gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan khu vực cửa khẩu thì xử phạt theo Điều 19, Điều 20, Điều 22 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4. Đối với các hành vi vi phạm quy định về khảo sát, lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch xây dựng; khởi công, thi công xây dựng công trình và trật tự xây dựng xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu thì Bộ đội Biên phòng xử phạt theo Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 26 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
5. Trường hợp các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính được viện dẫn tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này được sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo Nghị định sửa đổi, bổ sung.
...
Điều 16. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này, Trạm trưởng trạm kiểm soát Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đồn trưởng đồn Biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm l, điểm m khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Điều 18. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
Cảnh sát biển có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý của mình như sau:
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm e, điểm i khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm e, điểm i khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm l khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Thăm dò địa chất, khai thác tài nguyên, khoáng sản theo giấy phép làm hư hại dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, cọc dấu, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, bia chủ quyền trên các đảo, điểm cơ sở; công trình phòng thủ vùng biển, công trình biên giới;
...
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm hư hại mốc quốc giới, cọc dấu, dấu hiệu đường biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, điểm cơ sở, bia chủ quyền trên các đảo;
...
c) Xây dựng công trình kiên cố trong phạm vi 30 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc hoặc 100 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia;
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Thăm dò địa chất, khai thác tài nguyên, khoáng sản theo giấy phép làm hư hại dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, cọc dấu, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, bia chủ quyền trên các đảo, điểm cơ sở; công trình phòng thủ vùng biển, công trình biên giới;
...
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm hư hại mốc quốc giới, cọc dấu, dấu hiệu đường biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, điểm cơ sở, bia chủ quyền trên các đảo;
...
c) Xây dựng công trình kiên cố trong phạm vi 30 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc hoặc 100 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia;
Xem nội dung VB
...
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
c) Xây dựng công trình kiên cố trong phạm vi 30 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc hoặc 100 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia;
Xem nội dung VB
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
...
b) Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định;
c) Không thông báo, khai báo, đăng ký hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền.
...
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Cư dân biên giới cho người khác sử dụng giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới để qua lại biên giới;
...
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
...
c) Cư dân biên giới qua lại biên giới không có giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới theo quy định của pháp luật;
d) Cư dân biên giới qua lại biên giới không đúng các điểm quy định dành cho việc qua lại của cư dân biên giới;
...
e) Cho người khác sử dụng giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới để qua lại biên giới.
...
9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Chôn thi hài, hài cốt, xác động vật, dịch chuyển mồ mả trong vành đai biên giới;
b) Nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền.
Xem nội dung VB
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
...
b) Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định;
Xem nội dung VB
...
2. Những người không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền:
a) Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới đất liền, người chưa được phép xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh;
b) Người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú;
c) Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế;
d) Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.
đ) Người không thuộc diện quy định tại Khoản 1 Điều này;
Các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản này không áp dụng đối với cư dân biên giới.
Xem nội dung VB
1. Những người được cư trú ở khu vực biên giới đất liền:
a) Cư dân biên giới;
b) Người có giấy phép của cơ quan Công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới đất liền;
c) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân viên quốc phòng, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân; sĩ quan, công nhân, viên chức, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân có đơn vị đóng quân ở khu vực biên giới đất liền.
Xem nội dung VB
1. Đối với công dân Việt Nam
...
d) Những người không được cư trú ở khu vực biên giới có lý do đặc biệt vào khu vực biên giới như có bố (mẹ), vợ (chồng), con chết hoặc ốm đau; ngoài giấy tờ tùy thân phải có giấy phép của Công an cấp xã nơi người đó cư trú, đồng thời phải trình báo Đồn Biên phòng hoặc Công an cấp xã sở tại biết thời gian lưu trú ở khu vực biên giới; trường hợp ở qua đêm hoặc vào vành đai biên giới phải được sự đồng ý của Đồn Biên phòng sở tại.
Xem nội dung VB
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
...
c) Không thông báo, khai báo, đăng ký hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền.
Xem nội dung VB
...
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
...
b) Cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới;
Xem nội dung VB
...
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Cư dân biên giới cho người khác sử dụng giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới để qua lại biên giới;
...
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
...
c) Cư dân biên giới qua lại biên giới không có giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới theo quy định của pháp luật;
Xem nội dung VB
...
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
...
c) Cư dân biên giới qua lại biên giới không có giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới theo quy định của pháp luật;
Xem nội dung VB
...
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
...
d) Cư dân biên giới qua lại biên giới không đúng các điểm quy định dành cho việc qua lại của cư dân biên giới;
Xem nội dung VB
...
9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Chôn thi hài, hài cốt, xác động vật, dịch chuyển mồ mả trong vành đai biên giới;
Xem nội dung VB
...
9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
...
b) Nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền.
Xem nội dung VB
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.
Xem nội dung VB
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm:
a) Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Vũ khí thô sơ quy định tại khoản 4 Điều này dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.
Xem nội dung VB
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.
*Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 1 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Vũ khí có tính năng tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.”.*
Xem nội dung VB
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực cửa khẩu biên giới đất liền không đúng quy định.
Xem nội dung VB
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vẽ, viết thêm, tẩy xoá chữ trên các biển báo “khu vực biên giới”, “vành đai biên giới”, “vùng cấm”, “khu vực cửa khẩu”, “khu vực biên giới biển” và các biển báo về khu vực biên giới, cửa khẩu biên giới đất liền, cửa khẩu cảng, công trình biên giới.
Xem nội dung VB
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực cửa khẩu biên giới đất liền không đúng quy định.
Xem nội dung VB
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vẽ, viết thêm, tẩy xoá chữ trên các biển báo “khu vực biên giới”, “vành đai biên giới”, “vùng cấm”, “khu vực cửa khẩu”, “khu vực biên giới biển” và các biển báo về khu vực biên giới, cửa khẩu biên giới đất liền, cửa khẩu cảng, công trình biên giới.
Xem nội dung VB
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng các biển báo “khu vực biên giới”, “vành đai biên giới”, “vùng cấm”, “khu vực biên giới biển”, “khu vực cửa khẩu” và các biển báo khác trong khu vực biên giới, cửa khẩu.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm xê dịch, tháo dỡ, phá hủy các biển báo “khu vực biên giới”, “vành đai biên giới”, “vùng cấm”, “khu vực biên giới biển”, “khu vực cửa khẩu” và các biển báo khác trong khu vực biên giới, cửa khẩu.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự ý cắm các biển báo “khu vực biên giới”, “vành đai biên giới”, “vùng cấm”, “khu vực biên giới biển”, “khu vực cửa khẩu” trong khu vực biên giới, cửa khẩu.
...
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi làm giả các biển báo, “khu vực biên giới”, “vành đai biên giới”, “vùng cấm”, “khu vực biên giới biển”, “khu vực cửa khẩu” trong khu vực biên giới, cửa khẩu.
Xem nội dung VB
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
...
b) Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới biển không đúng quy định;
c) Không khai báo hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, tạm trú, lưu trú trái phép trong khu vực biên giới biển.
Xem nội dung VB
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
...
b) Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới biển không đúng quy định;
Xem nội dung VB
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
...
c) Không khai báo hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, tạm trú, lưu trú trái phép trong khu vực biên giới biển.
Xem nội dung VB
1. Đối với các hành vi vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản; điều kiện nuôi trồng thủy sản; nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp; vi phạm quy định về khai thác thủy sản; tàu cá, cảng cá, khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá xảy ra trong khu vực biên giới biển thì xử phạt theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
2. Đối với các hành vi qua biên giới khai thác, phá rừng trái pháp luật, vi phạm quy định về động vật rừng; vận chuyển qua biên giới; tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản có nguồn gốc bên kia biên giới trái pháp luật trong khu vực biên giới thì xử phạt theo Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
3. Đối với các hành vi mua bán, trao đổi, vận chuyển, tàng trữ trái phép qua biên giới quốc gia các chất gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; gây mất vệ sinh công cộng, gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan khu vực cửa khẩu thì xử phạt theo Điều 19, Điều 20, Điều 22 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4. Đối với các hành vi vi phạm quy định về khảo sát, lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch xây dựng; khởi công, thi công xây dựng công trình và trật tự xây dựng xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu thì Bộ đội Biên phòng xử phạt theo Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 26 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
5. Trường hợp các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính được viện dẫn tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này được sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo Nghị định sửa đổi, bổ sung.
Xem nội dung VB
1. Đối với các hành vi vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản; điều kiện nuôi trồng thủy sản; nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp; vi phạm quy định về khai thác thủy sản; tàu cá, cảng cá, khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá xảy ra trong khu vực biên giới biển thì xử phạt theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Xem nội dung VB
...
4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng:
a) Chiến sĩ Bộ đội biên phòng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định này;
b) Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 27; khoản 1 Điều 37; các khoản 1, 2 Điều 38 Nghị định này;
c) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6; điểm a, b khoản 1 Điều 7; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 8; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 21; khoản 1 Điều 23; Điều 27; các khoản 1, 2 và điểm a, b khoản 3 Điều 28; khoản 1 Điều 29; Điều 30; Điều 33; khoản 1,2 và khoản 3 Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
d) Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30, Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè hoặc không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị kỹ thuật theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nuôi trồng thủy sản trên biển không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc di dời, tháo dỡ công trình nuôi thủy sản vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm, làm cảnh hoặc giải trí chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu loài thủy sản sống có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu lô hàng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản từ tàu cá không có Giấy phép khai thác thủy sản, giấy phép hết hạn hoặc hỗ trợ hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển thủy sản cho tàu được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định;
d) Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên, trừ trường hợp bất khả kháng;
đ) Không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên;
e) Cung cấp thiết bị giám sát hành trình cho ngư dân không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản từ tàu cá không có Giấy phép khai thác thủy sản, giấy phép hết hạn hoặc hỗ trợ hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển thủy sản cho tàu được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
d) Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, trừ trường hợp bất khả kháng;
đ) Không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
e) Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
g) Không ghi nhật ký khai thác thủy sản hoặc ghi không chính xác so với yêu cầu của Tổ chức nghề cá khu vực hoặc báo cáo sai một cách nghiêm trọng đối với quy định của Tổ chức nghề cá khu vực khi hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;
h) Khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép.
3. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
b) Khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực mà không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn hoặc không có giấy chấp thuận hoặc giấy chấp thuận hết hạn;
c) Tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn;
d) Sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải thành viên để khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;
đ) Sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;
e) Sử dụng tàu cá vi phạm quy định về quản lý và bảo tồn tại vùng biển quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý của các Tổ chức nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên;
g) Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên theo quy định;
h) Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong trường hợp tái phạm;
i) Khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép trong trường hợp tái phạm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu thủy sản khai thác, chuyển tải trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm a, b và điểm h khoản 2 và các điểm a, b, c, d, đ và i khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá Việt Nam từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 2 và điểm đ, e và điểm g khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chủ tàu cá phải chi trả toàn bộ kinh phí đưa ngư dân bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước và các chi phí liên quan khác đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác thủy sản vượt từ 10% đến dưới 20% hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai thác thủy sản vượt từ 20% đến 30% hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai “thác thủy sản vượt từ 30% trở lên hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu thủy sản khai thác vượt quá hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không đúng thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có thiết kế kỹ thuật được phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định hoặc không đúng với nội dung Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện.
4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu tàu cá có đặc điểm, thông số kỹ thuật không đúng với giấy phép nhập khẩu.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đầy đủ về công tác đăng kiểm tàu cá theo quy định.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo về công tác đăng kiểm tàu cá theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi ký, sử dụng con dấu và ấn chỉ nghiệp vụ khi lập hồ sơ đăng kiểm cho tàu cá và trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá không đúng quy định.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch kết quả kiểm tra hoặc thực hiện đăng kiểm không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng tàu hoặc đăng kiểm cho tàu cá không có dấu hiệu nhận biết theo quy định.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thực hiện đăng kiểm tàu cá khi cơ sở đăng kiểm không được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá;
b) Đăng kiểm tàu cá không đúng với nội dung trong Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá;
c) Thực hiện đăng kiểm tàu cá khi cơ sở đăng kiểm không duy trì đầy đủ điều kiện theo quy định;
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Thẻ Đăng kiểm viên tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và các điểm a, b, c khoản 5 Điều này.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thông báo hoặc thông báo không đầy đủ các thông tin theo quy định cho tổ chức quản lý cảng cá trước khi vào hoặc rời cảng cá theo quy định.
b) Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên không cập cảng cá có tên trong Danh sách cảng cá chỉ định để bốc dỡ thủy sản;
c) Không tuân thủ nội quy và sự điều động của tổ chức quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển tàu cá và phương tiện khác gây hại đến công trình cảng cá.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hủy, tháo dỡ, làm thay đổi các công trình, trang thiết bị của cảng cá.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm vùng đất, vùng nước, công trình cảng cá.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc trả lại diện tích đã lấn chiếm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thu nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải, báo cáo khai thác thủy sản;
b) Không ban hành nội quy của cảng cá và thông báo công khai tại cảng cá;
c) Không bố trí địa điểm làm việc để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định của pháp luật tại cảng cả;
d) Không thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp;
đ) Không thực hiện giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng cá;
e) Đưa cảng cá vào hoạt động khi chưa được công bố mở cảng cá theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện xác nhận thủy sản, sản phẩm thủy sản bốc dỡ qua cảng hoặc xác nhận không đúng quy định về nguồn gốc thủy sản từ khai thác bốc dỡ tại cảng cá.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi để tàu cá khai thác bất hợp pháp bốc dỡ thủy sản tại cảng cá.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm về nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với lô hàng dưới 100 kg;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với lô hàng từ 100 kg đến dưới 500 kg;
c) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với lô hàng từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;
d) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với lô hàng từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;
đ) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với lô hàng từ 2.000 kg trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi xuất khẩu trái phép loài thủy sản không đáp ứng được điều kiện trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với lô hàng dưới 100 kg;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với lô hàng từ 100 kg đến dưới 500 kg;
c) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với lô hàng từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;
d) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với lô hàng từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;
đ) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với lô hàng từ 2.000 kg trở lên.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu lô hàng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất loài thủy sản hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng trường hợp đáp ứng đủ điều kiện chuyển đổi hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất hoặc chuyển mục đích sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Xem nội dung VB
1. Đối với các hành vi vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản; điều kiện nuôi trồng thủy sản; nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp; vi phạm quy định về khai thác thủy sản; tàu cá, cảng cá, khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá xảy ra trong khu vực biên giới biển thì xử phạt theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Xem nội dung VB
...
5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển:
a) Cảnh sát viên Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, 2 Điều 38 Nghị định này;
b) Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 Điều 27; khoản 1 Điều 30; khoản 1 Điều 37; khoản 1, khoản 2 Điều 38 Nghị định này;
c) Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 6; điểm a, b khoản 2 Điều 8; khoản 1 Điều 21; khoản 1 Điều 25; các khoản 1, 2, 3 Điều 27; khoản 1 Điều 28; Điều 30; khoản 1 Điều 33; khoản 1 Điều 35; Điều 36; Điều 37; các khoản 1, 2, 3 và các điểm a, b khoản 4 Điều 38 và khoản 1 Điều 43 Nghị định này;
d) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 6; các điểm a, b khoản 1 Điều 7; khoản 1, các điểm a, b, c khoản 2 Điều 8; các khoản 1, 2 Điều 25; Điều 27; các khoản 1, 2 và các điểm a, b khoản 3 Điều 28; khoản 1 Điều 29; Điều 30; Điều 33; các khoản 1, 2 Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; các điểm a, b khoản 1 Điều 41; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
đ) Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 1, khoản 2, các điểm a, b khoản 3 Điều 8; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 21; khoản 1, 2 Điều 23; Điều 25; Điều 27; Điều 28; khoản 1 Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; các điểm a, b khoản 1 Điều 41; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 43; khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
e) Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 6; Điều 7; Điều 8; khoản 1 Điều 9; Điều 21; Điều 23; Điều 25; khoản 1 Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 41; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
g) Tư lệnh Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 41; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè hoặc không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị kỹ thuật theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nuôi trồng thủy sản trên biển không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc di dời, tháo dỡ công trình nuôi thủy sản vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm, làm cảnh hoặc giải trí chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu loài thủy sản sống có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu lô hàng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản từ tàu cá không có Giấy phép khai thác thủy sản, giấy phép hết hạn hoặc hỗ trợ hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển thủy sản cho tàu được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định;
d) Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên, trừ trường hợp bất khả kháng;
đ) Không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên;
e) Cung cấp thiết bị giám sát hành trình cho ngư dân không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản từ tàu cá không có Giấy phép khai thác thủy sản, giấy phép hết hạn hoặc hỗ trợ hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển thủy sản cho tàu được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
d) Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, trừ trường hợp bất khả kháng;
đ) Không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
e) Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
g) Không ghi nhật ký khai thác thủy sản hoặc ghi không chính xác so với yêu cầu của Tổ chức nghề cá khu vực hoặc báo cáo sai một cách nghiêm trọng đối với quy định của Tổ chức nghề cá khu vực khi hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;
h) Khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép.
3. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
b) Khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực mà không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn hoặc không có giấy chấp thuận hoặc giấy chấp thuận hết hạn;
c) Tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn;
d) Sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải thành viên để khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;
đ) Sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;
e) Sử dụng tàu cá vi phạm quy định về quản lý và bảo tồn tại vùng biển quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý của các Tổ chức nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên;
g) Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên theo quy định;
h) Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong trường hợp tái phạm;
i) Khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép trong trường hợp tái phạm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu thủy sản khai thác, chuyển tải trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm a, b và điểm h khoản 2 và các điểm a, b, c, d, đ và i khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá Việt Nam từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 2 và điểm đ, e và điểm g khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chủ tàu cá phải chi trả toàn bộ kinh phí đưa ngư dân bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước và các chi phí liên quan khác đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác thủy sản vượt từ 10% đến dưới 20% hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai thác thủy sản vượt từ 20% đến 30% hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai “thác thủy sản vượt từ 30% trở lên hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu thủy sản khai thác vượt quá hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không đúng thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có thiết kế kỹ thuật được phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định hoặc không đúng với nội dung Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện.
4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu tàu cá có đặc điểm, thông số kỹ thuật không đúng với giấy phép nhập khẩu.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đầy đủ về công tác đăng kiểm tàu cá theo quy định.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo về công tác đăng kiểm tàu cá theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi ký, sử dụng con dấu và ấn chỉ nghiệp vụ khi lập hồ sơ đăng kiểm cho tàu cá và trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá không đúng quy định.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch kết quả kiểm tra hoặc thực hiện đăng kiểm không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng tàu hoặc đăng kiểm cho tàu cá không có dấu hiệu nhận biết theo quy định.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thực hiện đăng kiểm tàu cá khi cơ sở đăng kiểm không được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá;
b) Đăng kiểm tàu cá không đúng với nội dung trong Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá;
c) Thực hiện đăng kiểm tàu cá khi cơ sở đăng kiểm không duy trì đầy đủ điều kiện theo quy định;
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Thẻ Đăng kiểm viên tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và các điểm a, b, c khoản 5 Điều này.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thu nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải, báo cáo khai thác thủy sản;
b) Không ban hành nội quy của cảng cá và thông báo công khai tại cảng cá;
c) Không bố trí địa điểm làm việc để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định của pháp luật tại cảng cả;
d) Không thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp;
đ) Không thực hiện giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng cá;
e) Đưa cảng cá vào hoạt động khi chưa được công bố mở cảng cá theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện xác nhận thủy sản, sản phẩm thủy sản bốc dỡ qua cảng hoặc xác nhận không đúng quy định về nguồn gốc thủy sản từ khai thác bốc dỡ tại cảng cá.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi để tàu cá khai thác bất hợp pháp bốc dỡ thủy sản tại cảng cá.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm về nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với lô hàng dưới 100 kg;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với lô hàng từ 100 kg đến dưới 500 kg;
c) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với lô hàng từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;
d) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với lô hàng từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;
đ) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với lô hàng từ 2.000 kg trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi xuất khẩu trái phép loài thủy sản không đáp ứng được điều kiện trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với lô hàng dưới 100 kg;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với lô hàng từ 100 kg đến dưới 500 kg;
c) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với lô hàng từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;
d) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với lô hàng từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;
đ) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với lô hàng từ 2.000 kg trở lên.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu lô hàng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất loài thủy sản hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng trường hợp đáp ứng đủ điều kiện chuyển đổi hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất hoặc chuyển mục đích sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Xem nội dung VB
...
2. Đối với các hành vi qua biên giới khai thác, phá rừng trái pháp luật, vi phạm quy định về động vật rừng; vận chuyển qua biên giới; tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản có nguồn gốc bên kia biên giới trái pháp luật trong khu vực biên giới thì xử phạt theo Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Xem nội dung VB
Hành vi khai thác lâm sản trong rừng không được phép của cơ quan có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:
1. Khai thác trái pháp luật trong rừng sản xuất:
a) Đối với gỗ loài thông thường:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,4 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,4 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 2,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 2,5 m3 đến dưới 3,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 3,5 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 15 m3 đến dưới 20 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng tự nhiên.
b) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,4 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,4 m3 đến dưới 0,6 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,6 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 1,5 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 1,5 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 03 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng tự nhiên.
c) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 0,7 m3;
Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,7 m3 đến dưới 01 m3.
2. Khai thác trái pháp luật trong rừng phòng hộ:
a) Đối với gỗ loài thông thường:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 04 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 04 m3 đến dưới 06 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 06 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng tự nhiên.
b) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,6 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,6 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 0,7 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 1,5 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,7 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 1,5 m3 đến dưới 2,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 2,5 m3 đến dưới 04 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 04 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên.
c) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,1 m3;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 85.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,1 m3 đến dưới 0,3 m3;
Phạt tiền từ 85.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3.
3. Khai thác trái pháp luật rừng đặc dụng:
a) Đối với gỗ loài thông thường:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 05 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng tự nhiên.
b) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3 gỗ rừng trồng;
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,4 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,4 m3 đến dưới 0,6 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,6 m3 đến dưới 0,8 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,8 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên.
c) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,1 m3;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 85.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,1 m3 đến dưới 0,3 m3;
Phạt tiền từ 85.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3.
4. Khai thác trái pháp luật thực vật rừng ngoài gỗ:
a) Đối với thực vật rừng ngoài gỗ loài thông thường; than hầm, than hoa:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá dưới 1.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 6.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 6.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 125.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 85.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 125.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 85.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
b) Đối với thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá dưới 1.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 30.000.000 đọng đến dưới 50.000.000 đồng.
c) Đối với thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá dưới 1.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
5. Trường hợp khai thác trái pháp luật đối với cây thân gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m dưới 8 cm, không xác định được khối lượng thì đo diện tích rừng bị chặt phá để xử phạt theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này; đối với hành vi khai thác trái pháp luật cây phân tán không tính được diện tích thì đếm số cây bị khai thác để xử phạt, cứ mỗi cây 100.000 đồng nhưng tối đa không quá 100.000.000 đồng.
6. Trường hợp khai thác trái pháp luật gỗ rừng tự nhiên còn lại rải rác trên nương rẫy thuộc đất rừng do Nhà nước quản lý; tận thu trái pháp luật gỗ nằm, trục, vớt gỗ trái pháp luật dưới sông, suối, ao, hồ trong rừng thì xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này.
7. Chủ rừng được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật, nếu không thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo Quy chế quản lý rừng, không tổ chức kiểm tra phát hiện kịp thời vi phạm để khai thác rừng trái pháp luật thì xử phạt như quy định tại khoản 1 hoặc điểm a khoản 4 Điều này.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;
b) Tịch thu công cụ, phương tiện thô sơ và các loại cưa xăng đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện cơ giới đối với hành vi quy định tại Điều này gây thiệt hại như sau:
Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm a khoản 1 từ 05 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc 2,5 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên; tại điểm a khoản 2 từ 04 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc từ 02 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên; tại điểm a khoản 3 từ 02 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc từ 01 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên;
Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm b khoản 1 từ 02 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc 1,5 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên; tại điểm b của các khoản 2, khoản 3 từ 1,5 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc từ 0,7 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên;
Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm c khoản 1 từ 0,5 m3 gỗ trở lên; tại điểm c của các khoản 2, khoản 3 từ 0,3 m3 gỗ trở lên;
Khai thác rừng trái pháp luật đối với thực vật rừng ngoài gỗ quy định tại điểm a khoản 4 trị giá 15.000.000 đồng trở lên; tại điểm b, điểm c khoản 4 trị giá 10.000.000 đồng trở lên;
d) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng do không thực hiện đúng phương án khai thác, gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều này như sau: Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm a khoản 1 từ 05 m3 trở lên hoặc tại điểm a khoản 2 từ 03 m3 trở lên hoặc tại điểm a khoản 3 từ 02 m3 trở lên; khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm b khoản 1 từ 03 m3 trở lên hoặc tại điểm b khoản 2 từ 1,5 m3 trở lên hoặc tại điểm b khoản 3 từ 01 m3 trở lên; khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm c của các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 từ 0,3 m3 trở lên.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này.
Xem nội dung VB
Hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 3.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích dưới 500 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 300 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 100 m2;
đ) Thực vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá dưới 4.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá dưới 3.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 6.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 500 m2 đến dưới 1.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 300 m2 đến dưới 600 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 100 m2 đến dưới 200 m2;
đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 6.000 m2 đến dưới 9.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 900 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 200 m2 đến dưới 300 m2;
đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 7.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 9.000 m2 đến dưới 12.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.200 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ trên 300 m2 đến dưới 400 m2;
đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 7.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 12.000 m2 đến dưới 15.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 2.000 m2 đến dưới 2.500 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.200 m2 đến dưới 1.500 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 400 m2 đến dưới 500 m2;
đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
6. Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 15.000 m2 đến dưới 18.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 1.800 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 500 m2 đến dưới 600 m2;
đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 125.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích tứ 18.000 m2 đến dưới 21.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 3.500 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.800 m2 đến dưới 2.100 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 600 m2 đến dưới 700 m2.
8. Phạt tiền từ 125.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 21.000 m2 đến dưới 24.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 3.500 m2 đến dưới 4.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.100 m2 đến dưới 2.400 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 700 m2 đến dưới 800 m2.
9. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 175.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 24.000 m2 đến dưới 27.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 4.000 m2 đến dưới 4.500 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.400 m2 đến dưới 2.700 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 800 m2 đến dưới 900 m2.
10. Phạt tiền từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 27.000 m2 đến dưới 30.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 4.500 m2 đến dưới 5.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.700 m2 đến dưới 3.000 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.000 m2.
11. Hành vi bóc vỏ, ken cây, khoan vào thân cây, băm gốc, đổ hóa chất hủy hoại gốc, rễ cây rừng làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển cây rừng thì mỗi cây thân gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m trên 8 cm bị xâm hại xử phạt 100.000 đồng, nhưng không quá 200.000.000 đồng.
12. Chủ rừng được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật, nếu không thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo Quy chế quản lý rừng, không tổ chức kiểm tra phát hiện kịp thời vi phạm để phá rừng trái pháp luật bị xử phạt như quy định tại điểm b khoản 1 hoặc điểm b khoản 2 hoặc điểm b khoản 3 hoặc điểm b khoản 4 hoặc điểm b khoản 5 hoặc điểm b khoản 6 hoặc điểm b khoản 7 hoặc điểm b khoản 8 hoặc điểm b khoản 9 hoặc điểm b khoản 10 Điều này.
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.
Xem nội dung VB
Hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá dưới 10.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 5.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 130.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 65.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 130.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB trị giá từ 65.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 160.000.000 đồng đến dưới 190.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 95.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 190.000.000 đồng đến dưới 220.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 95.000.000 đồng đến dưới 110.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 220.000.000 đồng đến dưới 250.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 110.000.000 đồng đến dưới 125.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 125.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.
12. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 330.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng dưới 03 cá thể lớp chim, bò sát hoặc động vật lớp khác.
13. Phạt tiền từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 01 cá thể lớp thú hoặc từ 03 đến 04 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 03 đến 05 cá thể động vật lớp khác.
14. Phạt tiền từ 360.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác.
15. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này.
16. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này.
Xem nội dung VB
Hành vi vận chuyển lâm sản (từ thời điểm lâm sản đã xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản thực tế vận chuyển không phù hợp với hồ sơ đó, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá dưới 15.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 7.000.000 đồng;
c) Gỗ thuộc loài thông thường dưới 02 m3;
d) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA dưới 01 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA dưới 0,2 m3;
e) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá dưới 15.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá dưới 15.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 7.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá dưới 1.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 02 m3 đến dưới 05 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 01 m3 đến dưới 2,5 m3;
e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,2 m3 đến dưới 0,4 m3;
g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 05 m3 đến dưới 08 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 2,5 m3 đến dưới 04 m3;
e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,4 m3 đến dưới 0,6 m3;
g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 08 m3 đến dưới 11 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 04 m3 đến dưới 5,5 m3;
e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,6 m3 đến dưới 0,9 m3;
g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 35.000.000 đồng đến dưới 45.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 11 m3 đến dưới 14 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 5,5 m3 đến dưới 07 m3;
e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,9 m3 đến dưới 1,2 m3;
g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 45.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 14 m3 đến dưới 17 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 07 m3 đến dưới 8,5 m3;
e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 1,2 m3 đến dưới 1,5 m3;
g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 75.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 17 m3 đến dưới 20 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 8,5 m3 đến dưới 10 m3;
e) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 75.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
d) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;
đ) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 105.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Ngà voi có khối lượng dưới 0,3 kilôgam;
đ) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng;
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 105.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
d) Ngà voi có khối lượng từ 0,3 kilôgam đến dưới 0,6 kilôgam;
đ) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng;
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 135.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
d) Ngà voi có khối lượng từ 0,6 kilôgam đến dưới 0,9 kilôgam;
đ) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng;
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng.
12. Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 135.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
d) Ngà voi có khối lượng từ 0,9 kilôgam đến dưới 1,2 kilôgam;
đ) Động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng dưới 03 cá thể lớp chim, bò sát hoặc động vật lớp khác;
e) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
13. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 330.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;
b) Ngà voi có khối lượng từ 1,2 kilôgam đến dưới 1,5 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng dưới 0,03 kilôgam;
c) Động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 01 cá thể lớp thú hoặc từ 03 đến 04 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 03 đến 05 cá thể động vật lớp khác;
d) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 330.000.000 đồng.
14. Phạt tiền từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Ngà voi có khối lượng từ 1,5 kilôgam đến dưới 02 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 0,03 kilôgam đến dưới 0,05 kilôgam;
c) Động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác;
d) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 330.000.000 đồng đến dưới 360.000.000 đồng.
15. Phạt tiền từ 360.000.000 đồng đến 390.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển trái pháp luật sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 360.000.000 đồng đến dưới 390.000.000 đồng.
16. Phạt tiền từ 390.000.000 đồng đến 420.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển trái pháp luật sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 390.000.000 đồng đến dưới 420.000.000 đồng.
17. Phạt tiền từ 420.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển trái pháp luật sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá 420.000.000 đồng đến dưới 450.000.000 đồng.
18. Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 475.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển trái pháp luật sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá 450.000.000 đồng đến dưới 475.000.000 đồng.
19. Phạt tiền từ 475.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển trái pháp luật sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá 475.000.000 đồng trở lên.
20. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này (trừ trường hợp gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng gỗ thực tế vượt quá sai số cho phép theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b) Tịch thu phương tiện đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoan 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau:
Vi phạm có tổ chức hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Sử dụng xe tự ý cải tạo thành hai ngăn, hai đáy, hai mui trở lên; xe không có đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với loại xe theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu phương tiện; xe đeo biển số giả.
Vận chuyển gỗ thuộc loài thông thường từ 05 m3 trở lên; gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 2,5 m3 trở lên; gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,4 m3 trở lên; thực vật rừng ngoài gỗ trị giá 25.000.000 đồng trở lên; sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 25.000.000 đồng trở lên.
Vận chuyển động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của chúng thuộc loài thông thường trị giá 25.000.000 trở lên; động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của chúng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá 15.000.000 đồng trở lên; sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 1.000.000 đồng trở lên.
Vận chuyển động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB; ngà voi, sừng tê giác.
Vận chuyển lâm sản trái pháp luật có 02 loại gỗ trở lên (gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ thuộc loài nguy cấp quý, hiếm) hoặc nhiều loại lâm sản khác nhau ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, tuy khối lượng của một loại gỗ hoặc trị giá của mỗi loại lâm sản chưa đến mức bị tịch thu phương tiện nhưng tổng khối lượng các loại gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 05 m3 trở lên hoặc tổng trị giá các loại lâm sản khác ngoài gỗ vận chuyển trái pháp luật trị giá 25.000.000 đồng trở lên.
21. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c của các khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 12; điểm a, điểm c của khoản 13 và khoản 14 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy đối với hành vi quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này.
22. Trường hợp vận chuyển lâm sản đã được xác định có nguồn gốc hợp pháp nhưng hồ sơ lâm sản không thực hiện đúng quy định của pháp luật; người điều khiển phương tiện hoặc chủ lâm sản không xuất trình hồ sơ lâm sản trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm kiểm tra cho người có thẩm quyền khi kiểm tra phương tiện vận chuyển thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
23. Chủ lâm sản bị xử phạt về hành vi mua bán lâm sản theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này. Trường hợp chủ lâm sản đồng thời là chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp phương tiện có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật thì bị xử phạt hai hành vi: vận chuyển lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều này và mua bán lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
24. Trường hợp phát hiện vận chuyển từ trong rừng ra các loại than hầm, than hoa được xác định là có nguồn gốc từ rừng tự nhiên thì chủ lâm sản bị xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định này.
25. Chủ sở hữu phương tiện, người quản lý, người sử dụng hợp pháp nếu cố ý cho người điều khiển phương tiện sử dụng phương tiện vận chuyển lâm sản trái pháp luật thì bị xử phạt như quy định đối với người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều này.
Xem nội dung VB
Hành vi tàng trữ, mua, bán, chế biến lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá dưới 15.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá đến dưới 7.000.000 đồng;
c) Gỗ thuộc loài thông thường dưới 02 m3;
d) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA dưới 01 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA dưới 0,2 m3;
e) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá dưới 15.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá dưới 15.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 7.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá dưới 1.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 02 m3 đến dưới 05 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 01 m3 đến dưới 2,5 m3;
e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,2 m3 đến dưới 0,4 m3;
g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 05 m3 đến dưới 08 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 2,5 m3 đến dưới 04 m3;
e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,4 m3 đến dưới 0,6 m3;
g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 08 m3 đến dưới 11 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 04 m3 đến dưới 5,5 m3;
e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,6 m3 đến dưới 0,9 m3;
g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 35.000.000 đồng đến dưới 45.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 11 m3 đến dưới 14 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 5,5 m3 đến dưới 07 m3;
e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,9 m3 đến dưới 1,2 m3;
g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 45.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 14 m3 đến dưới 17 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 07 m3 đến dưới 8,5 m3;
e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 1,2 m3 đến dưới 1,5 m3;
g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 75.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 17 m3 đến dưới 20 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 8,5 m3 đến dưới 10 m3;
e) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 75.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
d) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;
đ) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 105.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Ngà voi có khối lượng dưới 0,3 kilôgam;
đ) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng;
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 105.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
d) Ngà voi có khối lượng từ 0,3 kilôgam đến dưới 0,6 kilôgam;
đ) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng;
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 135.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
d) Ngà voi có khối lượng từ 0,6 kilôgam đến dưới 0,9 kilôgam;
đ) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng;
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng.
12. Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 135.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
d) Ngà voi có khối lượng từ 0,9 kilôgam đến dưới 1,2 kilôgam;
đ) Động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng dưới 03 cá thể lớp chim, bò sát hoặc động vật lớp khác;
e) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
13. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 330.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;
b) Ngà voi có khối lượng từ 1,2 kilôgam đến dưới 1,5 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng dưới 0,03 kilôgam;
c) Động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 01 cá thể lớp thú hoặc từ 03 đến 04 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 03 đến 05 cá thể động vật lớp khác;
d) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 330.000.000 đồng.
14. Phạt tiền từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Ngà voi có khối lượng từ 1,5 kilôgam đến dưới 02 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 0,03 kilôgam đến dưới 0,05 kilôgam;
c) Động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác;
d) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 330.000.000 đồng đến dưới 360.000.000 đồng.
15. Phạt tiền từ 360.000.000 đồng đến 390.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 360.000.000 đồng đến dưới 390.000.000 đồng.
16. Phạt tiền từ 390.000.000 đồng đến 420.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 390.000.000 đồng đến dưới 420.000.000 đồng.
17. Phạt tiền từ 420.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá 420.000.000 đồng đến dưới 450.000.000 đồng.
18. Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 475.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá 450.000.000 đồng đến dưới 475.000.000 đồng.
19. Phạt tiền từ 475.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá 475.000.000 đồng trở lên.
20. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này.
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này.
21. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c của các khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 12; điểm a, điểm c của khoản 13 và khoản 14 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy đối với hành vi quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này.
22. Trường hợp mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản đã được xác định có nguồn gốc hợp pháp nhưng hồ sơ lâm sản không thực hiện đúng quy định của pháp luật, bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
23. Trường hợp kiểm tra phát hiện tàng trữ gỗ trái pháp luật mà không có cơ sở để xác định gỗ là của chủ nhà hoặc chủ cơ sở chế biến và không xác định được đối tượng vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định tịch thu theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Xem nội dung VB
Hành vi vận chuyển lâm sản (từ thời điểm lâm sản đã xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản thực tế vận chuyển không phù hợp với hồ sơ đó, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá dưới 15.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 7.000.000 đồng;
c) Gỗ thuộc loài thông thường dưới 02 m3;
d) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA dưới 01 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA dưới 0,2 m3;
e) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá dưới 15.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá dưới 15.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 7.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá dưới 1.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 02 m3 đến dưới 05 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 01 m3 đến dưới 2,5 m3;
e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,2 m3 đến dưới 0,4 m3;
g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 05 m3 đến dưới 08 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 2,5 m3 đến dưới 04 m3;
e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,4 m3 đến dưới 0,6 m3;
g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 08 m3 đến dưới 11 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 04 m3 đến dưới 5,5 m3;
e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,6 m3 đến dưới 0,9 m3;
g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 35.000.000 đồng đến dưới 45.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 11 m3 đến dưới 14 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 5,5 m3 đến dưới 07 m3;
e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,9 m3 đến dưới 1,2 m3;
g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 45.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 14 m3 đến dưới 17 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 07 m3 đến dưới 8,5 m3;
e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 1,2 m3 đến dưới 1,5 m3;
g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 75.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 17 m3 đến dưới 20 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 8,5 m3 đến dưới 10 m3;
e) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 75.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
d) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;
đ) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 105.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Ngà voi có khối lượng dưới 0,3 kilôgam;
đ) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng;
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 105.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
d) Ngà voi có khối lượng từ 0,3 kilôgam đến dưới 0,6 kilôgam;
đ) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng;
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 135.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
d) Ngà voi có khối lượng từ 0,6 kilôgam đến dưới 0,9 kilôgam;
đ) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng;
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng.
12. Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 135.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
d) Ngà voi có khối lượng từ 0,9 kilôgam đến dưới 1,2 kilôgam;
đ) Động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng dưới 03 cá thể lớp chim, bò sát hoặc động vật lớp khác;
e) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
13. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 330.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;
b) Ngà voi có khối lượng từ 1,2 kilôgam đến dưới 1,5 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng dưới 0,03 kilôgam;
c) Động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 01 cá thể lớp thú hoặc từ 03 đến 04 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 03 đến 05 cá thể động vật lớp khác;
d) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 330.000.000 đồng.
14. Phạt tiền từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Ngà voi có khối lượng từ 1,5 kilôgam đến dưới 02 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 0,03 kilôgam đến dưới 0,05 kilôgam;
c) Động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác;
d) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 330.000.000 đồng đến dưới 360.000.000 đồng.
15. Phạt tiền từ 360.000.000 đồng đến 390.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển trái pháp luật sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 360.000.000 đồng đến dưới 390.000.000 đồng.
16. Phạt tiền từ 390.000.000 đồng đến 420.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển trái pháp luật sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 390.000.000 đồng đến dưới 420.000.000 đồng.
17. Phạt tiền từ 420.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển trái pháp luật sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá 420.000.000 đồng đến dưới 450.000.000 đồng.
18. Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 475.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển trái pháp luật sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá 450.000.000 đồng đến dưới 475.000.000 đồng.
19. Phạt tiền từ 475.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển trái pháp luật sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá 475.000.000 đồng trở lên.
20. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này (trừ trường hợp gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng gỗ thực tế vượt quá sai số cho phép theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b) Tịch thu phương tiện đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoan 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau:
Vi phạm có tổ chức hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Sử dụng xe tự ý cải tạo thành hai ngăn, hai đáy, hai mui trở lên; xe không có đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với loại xe theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu phương tiện; xe đeo biển số giả.
Vận chuyển gỗ thuộc loài thông thường từ 05 m3 trở lên; gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 2,5 m3 trở lên; gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,4 m3 trở lên; thực vật rừng ngoài gỗ trị giá 25.000.000 đồng trở lên; sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 25.000.000 đồng trở lên.
Vận chuyển động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của chúng thuộc loài thông thường trị giá 25.000.000 trở lên; động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của chúng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá 15.000.000 đồng trở lên; sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 1.000.000 đồng trở lên.
Vận chuyển động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB; ngà voi, sừng tê giác.
Vận chuyển lâm sản trái pháp luật có 02 loại gỗ trở lên (gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ thuộc loài nguy cấp quý, hiếm) hoặc nhiều loại lâm sản khác nhau ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, tuy khối lượng của một loại gỗ hoặc trị giá của mỗi loại lâm sản chưa đến mức bị tịch thu phương tiện nhưng tổng khối lượng các loại gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 05 m3 trở lên hoặc tổng trị giá các loại lâm sản khác ngoài gỗ vận chuyển trái pháp luật trị giá 25.000.000 đồng trở lên.
21. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c của các khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 12; điểm a, điểm c của khoản 13 và khoản 14 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy đối với hành vi quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này.
22. Trường hợp vận chuyển lâm sản đã được xác định có nguồn gốc hợp pháp nhưng hồ sơ lâm sản không thực hiện đúng quy định của pháp luật; người điều khiển phương tiện hoặc chủ lâm sản không xuất trình hồ sơ lâm sản trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm kiểm tra cho người có thẩm quyền khi kiểm tra phương tiện vận chuyển thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
23. Chủ lâm sản bị xử phạt về hành vi mua bán lâm sản theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này. Trường hợp chủ lâm sản đồng thời là chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp phương tiện có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật thì bị xử phạt hai hành vi: vận chuyển lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều này và mua bán lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
24. Trường hợp phát hiện vận chuyển từ trong rừng ra các loại than hầm, than hoa được xác định là có nguồn gốc từ rừng tự nhiên thì chủ lâm sản bị xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định này.
25. Chủ sở hữu phương tiện, người quản lý, người sử dụng hợp pháp nếu cố ý cho người điều khiển phương tiện sử dụng phương tiện vận chuyển lâm sản trái pháp luật thì bị xử phạt như quy định đối với người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều này.
Xem nội dung VB
Hành vi tàng trữ, mua, bán, chế biến lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá dưới 15.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá đến dưới 7.000.000 đồng;
c) Gỗ thuộc loài thông thường dưới 02 m3;
d) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA dưới 01 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA dưới 0,2 m3;
e) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá dưới 15.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá dưới 15.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 7.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá dưới 1.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 02 m3 đến dưới 05 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 01 m3 đến dưới 2,5 m3;
e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,2 m3 đến dưới 0,4 m3;
g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 05 m3 đến dưới 08 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 2,5 m3 đến dưới 04 m3;
e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,4 m3 đến dưới 0,6 m3;
g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 08 m3 đến dưới 11 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 04 m3 đến dưới 5,5 m3;
e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,6 m3 đến dưới 0,9 m3;
g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 35.000.000 đồng đến dưới 45.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 11 m3 đến dưới 14 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 5,5 m3 đến dưới 07 m3;
e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,9 m3 đến dưới 1,2 m3;
g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 45.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 14 m3 đến dưới 17 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 07 m3 đến dưới 8,5 m3;
e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 1,2 m3 đến dưới 1,5 m3;
g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 75.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 17 m3 đến dưới 20 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 8,5 m3 đến dưới 10 m3;
e) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 75.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
d) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;
đ) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 105.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Ngà voi có khối lượng dưới 0,3 kilôgam;
đ) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng;
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 105.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
d) Ngà voi có khối lượng từ 0,3 kilôgam đến dưới 0,6 kilôgam;
đ) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng;
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 135.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
d) Ngà voi có khối lượng từ 0,6 kilôgam đến dưới 0,9 kilôgam;
đ) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng;
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng.
12. Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 135.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
d) Ngà voi có khối lượng từ 0,9 kilôgam đến dưới 1,2 kilôgam;
đ) Động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng dưới 03 cá thể lớp chim, bò sát hoặc động vật lớp khác;
e) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
13. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 330.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;
b) Ngà voi có khối lượng từ 1,2 kilôgam đến dưới 1,5 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng dưới 0,03 kilôgam;
c) Động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 01 cá thể lớp thú hoặc từ 03 đến 04 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 03 đến 05 cá thể động vật lớp khác;
d) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 330.000.000 đồng.
14. Phạt tiền từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Ngà voi có khối lượng từ 1,5 kilôgam đến dưới 02 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 0,03 kilôgam đến dưới 0,05 kilôgam;
c) Động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác;
d) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 330.000.000 đồng đến dưới 360.000.000 đồng.
15. Phạt tiền từ 360.000.000 đồng đến 390.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 360.000.000 đồng đến dưới 390.000.000 đồng.
16. Phạt tiền từ 390.000.000 đồng đến 420.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 390.000.000 đồng đến dưới 420.000.000 đồng.
17. Phạt tiền từ 420.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá 420.000.000 đồng đến dưới 450.000.000 đồng.
18. Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 475.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá 450.000.000 đồng đến dưới 475.000.000 đồng.
19. Phạt tiền từ 475.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá 475.000.000 đồng trở lên.
20. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này.
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này.
21. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c của các khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 12; điểm a, điểm c của khoản 13 và khoản 14 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy đối với hành vi quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này.
22. Trường hợp mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản đã được xác định có nguồn gốc hợp pháp nhưng hồ sơ lâm sản không thực hiện đúng quy định của pháp luật, bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
23. Trường hợp kiểm tra phát hiện tàng trữ gỗ trái pháp luật mà không có cơ sở để xác định gỗ là của chủ nhà hoặc chủ cơ sở chế biến và không xác định được đối tượng vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định tịch thu theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Xem nội dung VB
...
3. Đối với các hành vi mua bán, trao đổi, vận chuyển, tàng trữ trái phép qua biên giới quốc gia các chất gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; gây mất vệ sinh công cộng, gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan khu vực cửa khẩu thì xử phạt theo Điều 19, Điều 20, Điều 22 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Xem nội dung VB
...
4. Đối với các hành vi vi phạm quy định về khảo sát, lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch xây dựng; khởi công, thi công xây dựng công trình và trật tự xây dựng xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu thì Bộ đội Biên phòng xử phạt theo Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 26 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo bằng văn bản việc chấp thuận hoặc không chấp thuận nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng khi chưa có văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;
b) Không nghiệm thu hoặc không phê duyệt vào báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức lập hoặc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
b) Không tổ chức lập hoặc phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
c) Không phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng bổ sung trước khi nhà thầu thực hiện khảo sát xây dựng đối với các phần việc phát sinh;
d) Lập hoặc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng không phù hợp với một trong các nội dung sau: Loại, cấp công trình xây dựng; loại hình khảo sát; bước thiết kế hoặc yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng;
đ) Phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng khi chưa có nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt hoặc không phù hợp với các nội dung của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt;
e) Không tổ chức giám sát khảo sát xây dựng theo quy định;
g) Không thực hiện khảo sát xây dựng theo quy định hoặc thực hiện khảo sát xây dựng không đúng với một trong các nội dung: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tiêu chuẩn áp dụng; nhiệm vụ khảo sát xây dựng hoặc phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được duyệt;
h) Không sử dụng bản đồ địa hình hoặc sử dụng bản đồ địa hình không phù hợp với từng loại đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
i) Không thực hiện khảo sát đo đạc bổ sung trong trường hợp bản đồ khảo sát địa hình không phù hợp với hiện trạng hoặc quá thời hạn quy định tại thời điểm lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị hoặc chỉ có bản đồ địa chính;
k) Chấp thuận nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng không phù hợp với một trong các nội dung sau: Khối lượng công việc khảo sát xây dựng thực tế; nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt hoặc phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được duyệt;
l) Phê duyệt dự toán chi phí khảo sát không phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt; phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được duyệt hoặc xác định định mức, đơn giá khảo sát xây dựng không phù hợp với thành phần công việc hoặc không đúng các chế độ, chính sách theo quy định đối với công trình sử dụng vốn nhà nước;
m) Để năng lực thực tế về nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường hoặc phòng thí nghiệm (nếu có) của nhà thầu khảo sát xây dựng không đảm bảo so với phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được duyệt.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện khảo sát hoặc buộc thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng trong trường hợp đã kết thúc việc thi công xây dựng hoặc buộc hủy bỏ kết quả khảo sát trong trường hợp đang thi công xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm g khoản 3 Điều này;
b) Buộc thực hiện khảo sát đo đạc bổ sung và điều chỉnh lại quy hoạch xây dựng theo kết quả khảo sát đo đạc bổ sung đối với hành vi quy định tại điểm i khoản 3 Điều này;
c) Buộc phê duyệt lại dự toán chi phí khảo sát xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều này.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng, đồ án quy hoạch xây dựng, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng hoặc đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng không đúng trình tự, thủ tục quy định;
b) Không lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ quy hoạch xây dựng, đồ án quy hoạch xây dựng, nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điều chỉnh hoặc đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư có liên quan đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều chỉnh quy hoạch xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng;
b) Điều chỉnh quy hoạch xây dựng đối với một lô đất trong khu vực quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm thay đổi mật độ xây dựng hoặc mật độ dân số, dẫn đến làm vượt khả năng cung cấp hạ tầng kỹ thuật hoặc hạ tầng xã hội của đô thị, khu vực.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập lại quy hoạch xây dựng điều chỉnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Xem nội dung VB
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không gửi văn bản thông báo ngày khởi công cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình theo quy định (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);
b) Không thông báo, thông báo chậm cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương về thời điểm khởi công xây dựng hoặc có thông báo nhưng không gửi kèm hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
c) Không gửi báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi báo cáo không đầy đủ tên, địa chỉ liên lạc, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô xây dựng, tiến độ thi công dự kiến sau khi khởi công xây dựng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khởi công xây dựng công trình mà thiếu một trong các điều kiện sau đây (trừ trường hợp khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ):
a) Mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ dự án;
b) Thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình đã được phê duyệt;
c) Hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu;
d) Biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với chủ đầu tư không đảm bảo đủ vốn của dự án nhưng vẫn khởi công xây dựng.
4. Trường hợp khởi công xây dựng mà chưa có giấy phép xây dựng theo quy định thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định này.
5. Vi phạm quy định về động thổ, khởi công, khánh thành công trình xây dựng được xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Xem nội dung VB
1. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
2. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp (trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 7 Điều này) đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản này;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
3. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận (mà các bên không thỏa thuận được việc bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự); gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
4. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp (trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 7 Điều này) đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản này;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;
b) Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng;
c) Xây dựng công trình sai cốt xây dựng;
d) Xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông (trừ trường hợp quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt), thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống (trừ trường hợp xây dựng công trình để khắc phục những hiện tượng này);
đ) Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.
8. Xử phạt đối với hành vi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này;
c) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với xây dựng công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng hoặc xây dựng công trình thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
9. Xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này mà tái phạm như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này;
c) Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với xây dựng công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng hoặc xây dựng công trình thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
10. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng đến 12 tháng (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 9 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc bổ sung phương tiện che chắn theo quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 6 và khoản 7 Điều này.
12. Đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều này mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:
a) Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;
b) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng;
c) Hết thời hạn quy định tại điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
13. Đối với trường hợp quy định tại khoản 12 Điều này, sau khi được cấp hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng, công trình, phần công trình đã xây dựng không phù hợp với giấy phép xây dựng thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải tháo dỡ công trình hoặc phần công trình đó mới được tiếp tục xây dựng.
Xem nội dung VB
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lắp đặt biển báo tại công trường xây dựng hoặc biển báo không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Không có thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư cho các nhà thầu liên quan theo quy định;
c) Không quy định về căn cứ xem xét ưu tiên cho nhà thầu đạt giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu có công việc thi công xây dựng;
d) Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng không đầy đủ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định;
b) Không tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không kiểm tra dẫn đến năng lực thực tế về nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng hoặc hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng không đảm bảo so với hồ sơ dự thầu;
b) Không có kết quả kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường của nhà thầu;
c) Không kiểm tra dẫn đến các phiếu kết quả thí nghiệm lập không đúng quy định hoặc thiếu các kết quả thí nghiệm theo quy định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không kiểm tra dẫn đến nhà thầu thi công thi công không đúng với thiết kế biện pháp thi công được duyệt;
b) Không kiểm tra dẫn đến nhà thầu thi công xây dựng công trình không gia hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng khi đến thời hạn theo quy định;
c) Tổ chức thi công xây dựng công trình sai quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc sai tiêu chuẩn áp dụng;
d) Không có kết quả kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng hoặc thiết bị lắp đặt vào công trình;
đ) Đưa vật liệu xây dựng không công bố hợp quy vào công trình đối với những vật liệu xây dựng phải công bố hợp quy theo quy định;
e) Không mua bảo hiểm công trình theo quy định.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy định về sử dụng vật liệu xây không nung.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lắp đặt biển báo đầy đủ nội dung tại công trường xây dựng theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc thông báo bằng văn bản về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư cho các nhà thầu liên quan đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc xem xét ưu tiên cho nhà thầu đạt giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng trong hồ sơ mời thầu đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Buộc lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này;
đ) Buộc tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
e) Buộc thực hiện thí nghiệm hoặc thí nghiệm lại theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
g) Buộc chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công thi công xây dựng công trình theo thiết kế biện pháp thi công được duyệt đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
h) Buộc chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình nộp gia hạn bảo lãnh hợp đồng khi đến thời hạn gia hạn bảo lãnh hợp đồng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
i) Buộc nhà thầu thi công tổ chức thi công xây dựng công trình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
k) Buộc mua bảo hiểm công trình đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này;
l) Buộc đảm bảo tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung trong trường hợp công trình đang thi công xây dựng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
Xem nội dung VB
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nhân lực, thiết bị, phòng thí nghiệm không phù hợp với phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được duyệt;
b) Phiếu kết quả thí nghiệm không đáp ứng các nội dung theo quy định;
c) Không lưu trữ mẫu khảo sát hoặc tài liệu khảo sát theo quy định;
d) Không phục hồi hiện trường sau khi kết thúc khảo sát.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng hoặc báo cáo khảo sát không đầy đủ nội dung theo quy định; nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng không phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo sát xây dựng;
c) Lập nhiệm vụ khảo sát hoặc phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng không phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng hoặc loại hình khảo sát;
d) Triển khai khảo sát khi chưa có nhiệm vụ khảo sát hoặc phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được phê duyệt hoặc vi phạm trình tự khảo sát theo quy định;
đ) Không thực hiện khảo sát theo nhiệm vụ khảo sát hoặc phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được phê duyệt;
e) Không tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng quy định tại phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
g) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Báo cáo tài liệu, số liệu khảo sát không đúng thực tế khảo sát hoặc không đúng quy định dẫn tới phải điều chỉnh thiết kế;
b) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình xây dựng, bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan khu vực khảo sát.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy kết quả khảo sát, tài liệu, số liệu khảo sát không đúng thực tế khảo sát hoặc không đúng quy định và hủy phiếu kết quả thí nghiệm đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc lập lại nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và khảo sát lại các công trình chưa thi công xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm đ khoản 2 Điều này;
c) Buộc tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;
d) Buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này.
Xem nội dung VB
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
Xem nội dung VB
Cảnh sát biển có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý của mình như sau:
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
Xem nội dung VB
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
Xem nội dung VB
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
Xem nội dung VB
Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia Ban hành: 24/08/2020 | Cập nhật: 25/08/2020
Nghị định 21/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở Ban hành: 17/02/2020 | Cập nhật: 20/02/2020
Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiễm, cách chức và mẫu Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam Ban hành: 30/11/2019 | Cập nhật: 05/12/2019
Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản Ban hành: 16/05/2019 | Cập nhật: 16/05/2019
Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp Ban hành: 25/04/2019 | Cập nhật: 26/04/2019
Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở Ban hành: 27/11/2017 | Cập nhật: 27/11/2017
Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Ban hành: 18/11/2016 | Cập nhật: 24/11/2016
Thông tư 47/2015/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định 169/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia Ban hành: 18/06/2015 | Cập nhật: 02/07/2015
Nghị định 34/2014/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước Việt Nam Ban hành: 29/04/2014 | Cập nhật: 05/05/2014
Nghị định 169/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia Ban hành: 12/11/2013 | Cập nhật: 20/11/2013