Thông tư 146/1998/TT-BTC hướng dẫn tính thuế và kê khai, nộp thuế GTGT đối với ngành điện
Số hiệu: | 146/1998/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Phạm Văn Trọng |
Ngày ban hành: | 12/11/1998 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thuế, phí, lệ phí, Kế toán, kiểm toán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 146/1998/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 1998 |
Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) số 02/1997/QH9 ngày 10/5/1997; Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định nói trên;
Để việc tính thuế, kê khai, nộp thuế GTGT phù hợp với tổ chức và hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty Điện lực Việt Nam;
Sau khi trao đổi thống nhất với Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc tính thuế, kê khai, nộp thuế GTGT đối với sản phẩm điện của Tổng công ty Điện lực Việt Nam như sau:
I - ĐỐI TƯỢNG KÊ KHAI, NỘP THUẾ GTGT:
Đối tượng phải kê khai, nộp thuế GTGT của sản phẩm điện là:
1. Tổng công ty Điện lực Việt Nam; kê khai, nộp thuế GTCT đối với sản phẩm điện do Tổng công ty bán cho các Công ty Điện lực trực thuộc Tổng công ty, các đối tượng khác và quyết toán thuế GTGT phải nộp với Cục thuế Thành phố Hà Nội.
2. Công ty Điện lực Hà Nội, Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh và Điện lực các tỉnh, thành phố trực thuộc các Công ty Điện lực I, II và III: kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế GTGT đối với sản phẩm điện do Công ty bán cho các đối tượng tiêu dùng điện tại địa phương (tỉnh, thành phố) nơi đóng trụ sở.
II - XÁC ĐỊNH THUẾ GTGT PHẢI NỘP ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ĐIỆN
Thuế GTGT phải nộp đối với sản phẩm điện được xác định ở từng đơn vị như sau:
1. Đối với Tổng công ty điện lực Việt Nam:
Tổng công ty chịu trách nhiệm kê khai, nộp thuế GTGT đối với sản phẩm điện do Tổng Công ty bán ra.
a) Thuế GTGT đầu ra của sản phẩm điện được xác định:
Thuế GTGT đầu ra |
= |
Sản lượng điện bán ra |
x |
Giá bán điện nội bộ (giá chưa có thuế GTGT) |
x |
10% |
b) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của sản phẩm điện là tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ của Văn phòng Tổng công ty và các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty.
Hàng tháng, các Nhà máy phát điện, Công ty truyền tải điện, Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, Ban quản lý dự án trực thuộc Tổng công ty và các đơn vị khác hạch toán phụ thuộc Tổng công ty căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ mua vào, thực hiện lập Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho hoạt động sản xuất điện theo mẫu dưới đây. Bảng kê được lập thành 03: 01 bản gửi Cục thuế nơi đơn vị đóng trụ sở, 01 bản gửi về Tổng công ty làm căn cứ xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tại Tổng công ty, 01 bản lưu tại đơn vị. Các mẫu biểu kê khai khác thực hiện theo quy định tại Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính.
Ví dụ:
Trong tháng 1/1999, Nhà máy nhiệt điện Uông Bí (là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam) tập hợp được từ các hoá đơn số thuế GTGT đầu vào dùng cho hoạt động sản xuất điện của Nhà máy vào Bảng kê như sau.
Tên cơ sở kinh doanh: Nhà máy nhiệt điện Uông Bí
Địa chỉ:Tỉnh Quảng Ninh
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chứng từ mua hàng |
Tên đơn vị |
Doanh số |
Thuế |
Ghi |
|
Số |
Ngày |
Người bán |
|
đầu vào |
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
01/01/1999 |
Công ty B |
100.000 |
10.000 |
|
2 |
02/01/1999 |
Công ty C |
200.000 |
20.000 |
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
500.000 |
50.000 |
|
Ngày 31 tháng 01 năm 1999
Người lập bảng kê Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Tổng công ty có trách nhiệm tổng hợp các bảng kê thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của các đơn vị hạch toán phụ thuộc và thuế đầu vào được khấu trừ phát sinh tại Văn phòng Tổng công ty để lập Bảng kê (theo mẫu ban hành kèm theo thông tư này), tính số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kê khai, gửi tờ khai cho Cục thuế Thành phố Hà nội và nộp thuế GTGT theo quy định.
Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào ở Văn phòng Tổng công ty cũng như ở các đơn vị phụ thuộc vừa dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh điện và không dùng cho sản xuất, kinh doanh điện thì Tổng công ty cũng như từng đơn vị phụ thuộc phải phải toán riêng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ. Nếu không hạch toán riêng được phải tính phân bổ theo quy định tại điểm 1 Mục III Phần B Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài Chính để xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Đối với các Nhà máy phát điện, Công ty truyền tải điện, Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia và các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty không phải nộp thuế GTGT đối với sản phẩm điện, nhưng nếu có các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT khác thì từng đơn vị phải kê khai, nộp thuế theo quy định tại Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài Chính.
2. Đối với các Công ty Điện lực:
2.1. Đối với Công ty Điện lực Hà Nội, Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Điện lực Hà Nội, Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm kê khai, nộp thuế GTGT đối với sản phẩm điện do Công ty bán ra.
a) Thuế GTGT đầu ra của sản phẩm điện được xác định như sau:
Thuế GTGT |
= |
Sản lượng bán ra |
x |
Giá bán điện (giá chưa có thuế GTGT) |
x |
10% |
Giá thành thuế GTGT đối với điện bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT quy định đối với từng loại đối tượng sử dụng điện. Trường hợp bán điện theo giá luỹ tiến theo sản lượng điện tiêu dùng, giá tính thuế GTGT là giá tính theo giá bán luỹ tiến, không bao gồm các khoản tiền phạt (nếu có), các khoản phụ thu theo chế độ quy định dùng để đầu tư cải tạo lưới điện không tính vào doanh thu của Ngành điện. Các khoản thu dịch vụ khác như: thu tiền lắp đặt đồng hồ điện, bán đồng hồ điện... phải lập hoá đơn riêng; cuối kỳ tổng hợp chung để kê khai, tính thuế GTGT phải nộp.
Ví dụ:
Giá bán điện tiêu dùng cho sinh hoạt của dân là 500 đồng/KWh (giá chưa có thuế GTGT). UBND thành phố Hồ Chí Minh quy định mức phụ thu là 30 đồng/KWh. Số tiền phụ thu này được dùng để cải tạo lưới điện của thành phố. Trên hoá đơn bán điện phải ghi rõ:
* Giá bán đơn vị:500 đồng/KWh
* Thuế GTGT 50 đồng/KWh (tính 10% trên giá 500 đồng)
* Phụ thu:30 đồng/KWh.
* Tổng giá thanh toán:580 đồng/KWh
b- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của sản phẩm điện ở công ty bao gồm:
* Số thuế GTGT đầu vào ghi trên hoá đơn mua điện của Tổng công ty và của các đơn vị ngoài ngành (nếu có).
* Số thuế GTGT đầu vào ghi trên hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ để phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh điện của Công ty.
2.2. Đối với các Công ty Điện lực I, II và III:
Thuế GTGT đối với sản phẩm điện của Công ty điện I, II, III, do các Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Công ty bán ra, kê khai, nộp thuế tại các địa phương nơi đóng trụ sở; Các Công ty điện lực I, II và III chỉ kê khai, nộp thuế GTGT đối với hàng hoá dịch vụ khác do Công ty kinh doanh (nếu có).
a) Thuế GTGT đầu ra của sản phẩm điện được xác định như quy định đối với Công ty Điện lực Hà Nội và Công ty Điện lực Thành phố Hồ chí Minh,
b) Thuế GTGT đầu vào để tính khấu trừ đối với Điện lực các tỉnh, thành phố gồm:
- Thuế GTGT đầu vào phát sinh tại Điện lực tỉnh, thành phố
- Thuế GTGT đầu vào do Công ty phân bổ
Số thuế GTGT đầu vào của Công ty phân bổ cho các Điện lực trực thuộc bao gồm: thuế GTGT đầu vào của sản phẩm điện mua của Tổng công ty, thuế GTGT đầu vào của vật tư, hàng hoá, dịch vụ phát sinh tại Văn phòng Công ty và các đơn vị phụ trợ dùng vào hoạt động kinh doanh điện.
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ do Công ty phân bổ cho các Điện lực tỉnh, thành phố được tính theo công thức sau:
|
|
Tổng số thuế GTGT đầu vào phải phân bổ Sản lượng điện kế hoạch Công ty giao cho các Điện lực tỉnh, thành phố |
Căn cứ vào mức phân bổ trên để xác định số thuế GTGT đầu vào cho từng Điện lực tỉnh, thành phố theo công thức sau:
Thuế GTGT đầu vào phân bổ |
= |
Mức phân bổ cho 01 triệu KWh |
x |
Sản lượng điện kế hoạch giao (triệu KWh) |
Ví dụ:
Quý I năm 1999, căn cứ vào kế hoạch mua, bán điện và giá mua điện của Tổng Công ty, Công ty Điện lực I dự tính số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong quý là 100 tỷ đồng, trong đó:
+ Thuế GTGT đầu vào của sản phẩm điện mua của Tổng công ty là 98 tỷ đồng
+ Thuế GTGT đầu vào tập hợp trên các hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ dùng cho hoạt động kinh doanh điện phát sinh tại Văn phòng Công ty và các đơn vị phụ trợ là 02 tỷ đồng.
Sản lượng điện kế hoạch Công ty giao cho các Điện lực tỉnh, thành pjhố trực thuộc trong quý I/1999 là 1 tỷ KWh. Trong đó giao cho điện lực Hải phòng là 100 triệu KWh:
Mức phân bổ thuế TGTG đầu vào của Công ty cho các Điện lực được xác định bằng:
100 tỷ đồng/ 1 tỷ KWh = 10 triệu đồng/triệuKWh
Thuế GTGT đầu vào phân bổ cho điện lực Hải phòng là;
100 triệu KWh x 10 triệu đồng/triệu KWh = 1.000 triệu đồng.
Hàng quý, các Công ty điện lực thông báo số thuế GTGT đầu vào phân bổ cho các Điện lực tỉnh, thành phố để các Điện lực tỉnh, thành phố làm căn cứ xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Mức phân bổ này là số tạm tính, khi tổng hợp số thực tế phát sinh từng tháng hoặc quý), Công ty sẽ điều chỉnh theo số thực tế bằng cách điều chỉnh tăng (hoặc giảm) vào mức phân bổ của tháng (quý) tiếp sau. Kết thúc năm, Công ty phải xác định số phân bổ theo thực tế làm cơ sở xác định quyết toán thuế của Công ty và Điện lực tỉnh, thành phố.
* Điện lực các tỉnh, thành phố căn cứ vào mức phân bổ thuế GTGT đầu vào do Công ty phân bổ và số thuế GTGT đầu vào phát sinh tại điện lực tỉnh, thành phố; sản lượng điện thực tế bán ra để xác định số thuế GTGT phải nộp và lập các Bảng kê theo mẫu quy định tại Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính.
Thuế GTGT phải nộp |
= |
Thuế GTGT |
- |
Thuế GTGT đầu vào |
Trong đó:
Thuế GTGT đầu vào |
= |
Thuế GTGT đầu vào do Công ty phân bổ |
+ |
Thuế GTGT phát sinh tại Điện lực tỉnh, thành phố |
Ví dụ:
Tại Điện lực Hải Phòng tháng 1/1999 bán 100 triệu KWh điện
- Thuế GTGT đầu ra là 1500 triệu:
- Thuế GTGT đầu vào là 1150 triệu
Trong đó: + Thuế GTGT đầu vào Công ty phân bổ là 1.000 triệu đồng;
+ Thuế GTGT đầu vào phát sinh tại cơ sở là 150 triệu đồng .
- Thuế GTGT phải nộp là 350 triệu.
Việc kê khai, tính thuế GTGT đầu ra đối với Công ty Điện lực Hà Nội, Công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh và Điện lực các tỉnh, thành phố trực thuộc các Công ty Điện lực I, II và III thực hiện theo mẫu Bảng kê số 02/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài Chính. Do sản phẩm điện bán ra với số lượng khác hàng lớn nên Bảng kê chỉ ghi một dòng " Điện thương phẩm".
1. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Tổng công ty thực hiện kê khai, tính thuế, nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Đối với các đơn vị có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì từng đơn vị phải kê khai, nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính.
2. Về giá bán điện:
- Giá bán điện thương phẩm (bán cho đối tượng tiêu dùng) căn cứ vào giá Nhà nước quy định. Tổng công ty phải xác định cụ thể giá chưa có thuế GTGT làm căn cứ tính thuế GTGT đầu ra.
- Giá bán điện nội bộ của Tổng công ty bán cho các đơn vị thành viên do Tổng công ty quy định và thông báo với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).
Các Công ty Điện lực phải gửi bản thông báo mức phân bổ số thuế GTGT hàng quý tính cho sản phẩm điện cho Cục thuế nơi Công ty đóng trụ sở và các Cục thuế tỉnh, thành phố nơi Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Công ty đóng trụ sở.
3. Về hoá đơn, chứng từ:
Hoá đơn bán điện phải thực hiện theo đúng chế độ hoá đơn, chứng từ; trường hợp Tổng công ty và các Công ty cần thực hiện hoá đơn tự in phải đăng ký với cơ quan thuế theo quy định.
Đối với các hoá đơn thu tiền điện của tháng 12/1998 đã tính vào doanh thu để xác định kết quả sản xuất, kinh doanh năm 1998 không phải tính, ghi thuế GTGT thì vẫn được sử dụng hoá đơn hiện hành.
4. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999. Các vấn đề khác không hướng dẫn trong Thông tư này thì thực hiện theo Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo về Bộ Tài Chính để xem xét, giải quyết.
|
Phạm Văn Trọng (Đã ký) |
BẢNG KÊ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẦU VÀO
Tháng..... năm........
Tên cơ sở:............................................................................
Địa chỉ: ................................................................................
Đơn vị tính ...........................
Số |
Tên đơn vị |
Doanh số |
Thuế GTGT đầu vào |
Ghi |
|
TT |
|
mua vào |
Tổng số |
Trong đó |
chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
1 |
Văn phòng Tổng |
|
|
|
|
2 |
Nhà máy điện.... |
|
|
|
|
... |
........ |
|
|
|
|
... |
Công ty .. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
(Gửi kèm theo Bảng kê này gồm Bảng kê chi tiết thuế GTGT đầu vào phát sinh tại Văn phòng Tổng công ty).
Ngày tháng năm
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Ghi chú:
+ Văn phòng Tổng Công ty lập bảng kê chi tiết thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ phát sinh tại Văn phòng Tổng công ty theo mẫu số 03/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính.
+ Căn cứ vào Bảng kê thuế GTGT đầu vào phát sinh tại Văn phòng Tổng công ty và các Bảng kê do các đơn vị trực thuộc gửi lên, Tổng công ty lập Bảng kê tổng hợp chung thuế GTGT đầu vào của sản phẩm điện (phần hạch toán tập trung). Mỗi Nhà máy điện và từng đơn vị trực thuộc ghi một dòng trong Bảng kê, tổng hợp chung cột "Tổng số" của Văn phòng Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc.
Thông tư 89/1998/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 28/1998/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) Ban hành: 27/06/1998 | Cập nhật: 02/03/2013
Nghị định 28/1998/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thuế trị giá gia tăng Ban hành: 11/05/1998 | Cập nhật: 17/09/2012