Thông tư 145/2020/TT-BCA quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí
Số hiệu: 145/2020/TT-BCA Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công An Người ký: Tô Lâm
Ngày ban hành: 29/12/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khiếu nại, tố cáo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ CÔNG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 145/2020/TT-BCA

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2020

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, BIỆN PHÁP BẢO VỆ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, TÀI SẢN, DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI TỐ CÁO VỀ HÀNH VI THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ

Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;

Căn cứ Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân;

Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Công an;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng và hành vi vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định tại Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sau đây viết tắt là người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Những người được bảo vệ quy định tại khoản 3 Thông tư này.

2. Người giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí.

3. Cơ quan Công an các cấp; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của những người được bảo vệ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

Điều 3. Những người được bảo vệ, phạm vi, nội dung bảo vệ và căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ

1. Những người được bảo vệ gồm: Người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí; vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí (sau đây gọi chung là người được bảo vệ). Người được bảo vệ đang sinh sống, làm việc, học tập tại nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

2. Phạm vi, nội dung bảo vệ người được bảo vệ, gồm: Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm. Tài sản được bảo vệ là tài sản thuộc quyền sở hữu của người được bảo vệ. Tài sản của người được bảo vệ tại nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

3. Căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ: Khi có căn cứ về việc tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người quy định tại khoản 1 Điều này đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc do việc tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ

Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ thực hiện theo quy định tại Điều 48 Luật Tố cáo. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, cơ quan Công an có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ không chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ trong trường hợp người được bảo vệ tự đề nghị chấm dứt, từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc không chấp hành các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Tố cáo.

Điều 5. Trách nhiệm thực hiện việc bảo vệ người được bảo vệ

1. Cơ quan Công an các cấp nơi người được bảo vệ có địa chỉ nơi ở hoặc nơi có tài sản, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ; quyết định huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, công cụ, biện pháp và các nội dung đề nghị, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện việc bảo vệ. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp theo đề nghị, yêu cầu của cơ quan Công an các cấp.

2. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi nhận được đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này, thì kịp thời đề nghị, yêu cầu cơ quan Công an cấp có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ, thực hiện như sau:

a) Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại các khoản 6, 7, 8 Điều 13; khoản 4 Điều 14; khoản 4 Điều 15; Điều 16; khoản 1, 3 Điều 17 và Điều 20 Luật Tố cáo kịp thời đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ đến Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Giám đốc Công an cấp tỉnh) có liên quan, đồng thời gửi Bộ trưởng Bộ Công an để chỉ đạo. Khi nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ, Giám đốc Công an cấp tỉnh xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc chỉ đạo Công an các đơn vị trực thuộc có liên quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;

b) Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 13; khoản 2, 3 Điều 14; khoản 2, 3 Điều 15; khoản 2 Điều 17 và Điều 18, Điều 19 Luật Tố cáo kịp thời đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ đến Giám đốc Công an cấp tỉnh. Khi nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ, Giám đốc Công an cấp tỉnh xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc chỉ đạo Công an các đơn vị trực thuộc có liên quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;

c) Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại các khoản 2 Điều 13; khoản 1 Điều 14; khoản 1 Điều 15 và Điều 21 Luật Tố cáo kịp thời đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ đến Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện). Khi nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ, Trưởng Công an cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc chỉ đạo Trưởng Công an phường, Trưởng đồn, Trưởng trạm Công an, Trưởng Công an thị trấn, Trưởng Công an xã thuộc biên chế của lực lượng Công an nhân dân (gọi chung là Trưởng Công an cấp xã) có liên quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;

d) Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Tố cáo kịp thời đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ đến Trưởng Công an cấp xã. Khi nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ, Trưởng Công an cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;

đ) Trường hợp khẩn cấp có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ có thể bị xâm hại ngay tức khắc sau khi thực hiện việc tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí; người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện ngay việc đề nghị, yêu cầu cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc cơ quan Công an nơi có thể xảy ra hành vi xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết;

e) Trường hợp người được bảo vệ là phạm nhân tại trại giam; trại viên tại cơ sở giáo dục bắt buộc; học sinh tại trường giáo dưỡng: Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo kịp thời đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ đến Giám thị trại giam, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng.

3. Khi nhận được đề nghị, yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí hoặc văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền; xét thấy đề nghị, yêu cầu là có căn cứ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, yêu cầu Thủ trưởng Công an các cấp có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ; chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ. Trường hợp vụ việc có tính chất phức tạp, phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì Thủ trưởng Công an các cấp có trách nhiệm chuyển ngay đến cơ quan Công an có thẩm quyền xử lý theo quy định và thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, người tố cáo hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền biết việc chuyển đề nghị, yêu cầu.

4. Trường hợp đề nghị, yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo và người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí không có căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Thủ trưởng Công an các cấp có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, người tố cáo hoặc gửi văn bản thông báo cho người giải quyết tố cáo biết để giải thích rõ lý do cho người tố cáo.

Điều 6. Văn bản yêu cầu, đề nghị quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ

1. Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Tố cáo.

2. Văn bản yêu cầu, đề nghị của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo gửi cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra văn bản đề nghị, yêu cầu;

b) Tên cơ quan Công an có thẩm quyền được đề nghị, yêu cầu quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;

c) Họ tên, chức vụ, cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo;

d) Căn cứ, lý do đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ;

d) Ngày, tháng, năm ra quyết định thụ lý tố cáo; thời hạn giải quyết tố cáo;

e) Họ tên, địa chỉ, số điện thoại của người được bảo vệ; những nội dung đề nghị, yêu cầu bảo vệ.

3. Khi gửi văn bản đề nghị, yêu cầu, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải gửi kèm quyết định thụ lý tố cáo, văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Tố cáo (bản chính) và các tài liệu khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp bảo vệ (nếu có).

Điều 7. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân

1. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25/02/2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này thì kịp thời quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ có địa chỉ nơi ở hoặc nơi có tài sản trong phạm vi địa bàn thuộc thẩm quyền.

Trường hợp người được bảo vệ có địa chỉ nơi ở hoặc nơi có tài sản ngoài địa bàn thuộc thẩm quyền thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP báo cáo Trưởng Công an cấp huyện để xử lý theo thẩm quyền.

2. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này thì kịp thời quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ có địa chỉ nơi ở hoặc nơi có tài sản trong phạm vi địa bàn thuộc thẩm quyền hoặc chỉ đạo Trưởng Công an cấp xã có liên quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ (trừ trường hợp người bị tố cáo là Trưởng Công an cấp xã).

Trường hợp người được bảo vệ có địa chỉ nơi ở hoặc nơi có tài sản ngoài địa bàn thuộc thẩm quyền thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP đề nghị Trưởng Công an cấp huyện có liên quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, đồng thời báo cáo Giám đốc Công an cấp tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

3. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này thì kịp thời đề nghị Trưởng Công an cấp huyện có liên quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Trường hợp người được bảo vệ là phạm nhân tại trại giam, trại viên tại cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh tại trường giáo dưỡng: Khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này thì Giám thị trại giam, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng kịp thời quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

4. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này thì kịp thời quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ có địa chỉ nơi ở hoặc nơi có tài sản trong phạm vi địa bàn thuộc thẩm quyền hoặc chỉ đạo Trưởng Công an cấp huyện có liên quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Thanh tra Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tham mưu với Giám đốc Công an tỉnh để chỉ đạo một đồng chí Phó trưởng Công an cấp huyện hoặc đơn vị, cá nhân khác có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ trong trường hợp người bị tố cáo là Trưởng Công an cấp huyện.

Trường hợp người được bảo vệ có địa chỉ nơi ở hoặc nơi có tài sản ngoài địa bàn thuộc thẩm quyền thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP đề nghị Giám đốc Công an cấp tỉnh có liên quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

5. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này thì kịp thời đề nghị Giám đốc Công an cấp tỉnh có liên quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Trường hợp người được bảo vệ là cán bộ, chiến sĩ, phạm nhân tại trại giam, cán bộ, chiến sĩ, trại viên tại cơ sở giáo dục bắt buộc, cán bộ, chiến sĩ, học sinh tại trường giáo dưỡng và người bị tố cáo là Giám thị, Phó Giám thị trại giam, Giám đốc, Phó Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường giáo dưỡng: Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này thì kịp thời quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Thanh tra Bộ Công an có trách nhiệm tham mưu Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo Phó Giám đốc - Phó Bí thư Đảng ủy Công an cấp tỉnh hoặc đơn vị, cá nhân khác có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ trong trường hợp người bị tố cáo là Giám đốc Công an cấp tỉnh.

Điều 8. Trình tự, thủ tục bảo vệ

1. Trình tự, thủ tục bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương VI Luật Tố cáo.

2. Trường hợp người có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã ra kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo thì phải thông báo ngay cho cơ quan Công an cấp có thẩm quyền để quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ. Quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người được bảo vệ, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan.

3. Sau thời gian người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo, cơ quan Công an cấp có thẩm quyền quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ, nếu người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiếp tục nhận được văn bản đề nghị của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí và xét thấy có căn cứ, có tính xác thực xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ tiếp tục bị xâm hại hoặc đe dọa xâm hại thì chuyển văn bản đến cơ quan Công an có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo bằng văn bản cho người tố cáo biết.

Điều 9. Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ

Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ thực hiện theo quy định tại Điều 55 Luật Tố cáo và quy định về công tác lưu trữ tài liệu hình thành phổ biến trong Công an nhân dân (nhóm hồ sơ về phòng, chống tham nhũng).

Điều 10. Biện pháp bảo vệ

Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan Công an cấp có thẩm quyền có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ theo quy định tại Điều 58 Luật Tố cáo.

Điều 11. Kinh phí đảm bảo áp dụng biện pháp bảo vệ

Kinh phí áp dụng biện pháp bảo vệ được bảo đảm từ ngân sách Nhà nước. Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm lập dự toán kinh phí áp dụng biện pháp bảo vệ tổng hợp chung vào dự toán ngân sách chi an ninh hằng năm và gửi về Bộ Công an (qua Cục Kế hoạch và tài chính) để tổng hợp gửi Bộ Tài chính theo quy định.

Điều 12. Hiệu lực, điều khoản chuyển tiếp, trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.

2. Các quy định dẫn chiếu trong Thông tư này khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì nội dung dẫn chiếu cũng được điều chỉnh và thực hiện theo quy định đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế.

3. Thủ trưởng Công an các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

4. Giao Thanh tra Bộ Công an chủ trì, theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện Thông tư; Thủ trưởng Công an đơn vị trực thuộc Bộ giao đơn vị tham mưu, tổng hợp của đơn vị, Thủ trưởng Công an địa phương giao Thanh tra Công an địa phương chủ trì, theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện Thông tư. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Công an (qua Thanh tra Bộ Công an) để tập hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét, giải quyết.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; Cổng thông tin điện tử Bộ Công an;
- Bộ Công an: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, Công an các đơn vị, địa phương;
- Lưu: VT. V03. X05(P7).

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Tô Lâm

 

Điều 48. Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ
...

2. Người được bảo vệ có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ;

b) Giữ bí mật thông tin về việc được bảo vệ;

c) Thông báo kịp thời đến cơ quan áp dụng biện pháp bảo vệ về những vấn đề phát sinh trong thời gian được bảo vệ.

Xem nội dung VB
Điều 13. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước
...

6. Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.

7. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.

8. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.
...

Điều 14. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Tòa án nhân dân
...

4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức khác do mình quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp, của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
...

Điều 15. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Viện kiểm sát nhân dân
...

4. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm nhân dân cấp cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức khác do mình quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp, của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
...

iều 16. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Kiểm toán nhà nước

Tổng Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức, đơn vị trong Kiểm toán nhà nước.

Điều 17. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan khác của Nhà nước

1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Quốc hội khác khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
...

3. Người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp và của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước do người có thẩm quyền bổ nhiệm người đó giải quyết.
...

Điều 20. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội căn cứ vào nguyên tắc xác định thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Luật này hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong tổ chức mình; hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của tổ chức, đơn vị do mình quản lý.

Xem nội dung VB
Điều 13. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước
...

3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan mình, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý trực tiếp.

5. Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.
...

Điều 14. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Tòa án nhân dân
...

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, công chức khác do mình quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Tòa án nhân dân cấp huyện.

3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.
...

Điều 15. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Viện kiểm sát nhân dân
...

2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, công chức khác do mình quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.

3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.
...

Điều 17. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan khác của Nhà nước
...

2. Thường trực Hội đồng nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Hội đồng nhân dân khác khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân, trừ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp mình.

Cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn việc bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
...

Điều 18. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập

1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc, công chức, viên chức do mình tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị do mình quản lý trực tiếp.

2. Người đứng đầu cơ quan nhà nước quản lý đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đơn vị sự nghiệp công lập do mình quản lý trực tiếp.

Điều 19. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước

*Cụm từ này bị thay thế bởi Khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020

Điều 217. Điều khoản thi hành
...
3. Thay thế cụm từ “doanh nghiệp nhà nước” bằng cụm từ “doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” quy định tại ... Điều 19 của Luật Tố cáo số 25/2018/QH14*

1. Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước

*Cụm từ này bị thay thế bởi Khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020

Điều 217. Điều khoản thi hành
...
3. Thay thế cụm từ “doanh nghiệp nhà nước” bằng cụm từ “doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” quy định tại ... Điều 19 của Luật Tố cáo số 25/2018/QH14*

có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực thuộc hoặc người khác do mình bổ nhiệm;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị trực thuộc do mình quản lý trực tiếp.

2. Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý doanh nghiệp nhà nước

*Cụm từ này bị thay thế bởi Khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020

Điều 217. Điều khoản thi hành
...
3. Thay thế cụm từ “doanh nghiệp nhà nước” bằng cụm từ “doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” quy định tại ... Điều 19 của Luật Tố cáo số 25/2018/QH14*

có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, kiểm soát viên do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp trong doanh nghiệp nhà nước

*Cụm từ này bị thay thế bởi Khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020

Điều 217. Điều khoản thi hành
...
3. Thay thế cụm từ “doanh nghiệp nhà nước” bằng cụm từ “doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” quy định tại ... Điều 19 của Luật Tố cáo số 25/2018/QH14*

.

Xem nội dung VB
Điều 13. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước
...

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý trực tiếp.
...

Điều 14. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Tòa án nhân dân

1. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.
...

Điều 15. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Viện kiểm sát nhân dân

1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.
...

Điều 21. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đó trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Xem nội dung VB
Điều 13. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.

Xem nội dung VB
Điều 50. Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ
...

2. Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;

b) Họ tên, địa chỉ của người tố cáo; họ tên, địa chỉ của người cần được bảo vệ;

c) Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;

d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo.

Xem nội dung VB
Điều 50. Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ
...

2. Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;

b) Họ tên, địa chỉ của người tố cáo; họ tên, địa chỉ của người cần được bảo vệ;

c) Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;

d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo.

Xem nội dung VB
Điều 5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Công an nhân dân

1. Trưởng Công an phường, Trưởng đồn, Trưởng trạm Công an, Trưởng Công an thị trấn, Trưởng Công an xã thuộc biên chế của lực lượng Công an nhân dân (gọi chung là Trưởng Công an cấp xã) giải quyết tố cáo đối với cán bộ, chiến sĩ Công an thuộc quyền quản lý trực tiếp, trừ Phó Trưởng Công an cấp xã.

Xem nội dung VB
Điều 5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Công an nhân dân

1. Trưởng Công an phường, Trưởng đồn, Trưởng trạm Công an, Trưởng Công an thị trấn, Trưởng Công an xã thuộc biên chế của lực lượng Công an nhân dân (gọi chung là Trưởng Công an cấp xã) giải quyết tố cáo đối với cán bộ, chiến sĩ Công an thuộc quyền quản lý trực tiếp, trừ Phó Trưởng Công an cấp xã.

Xem nội dung VB
Điều 5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Công an nhân dân
...

2. Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện) giải quyết tố cáo đối với Trưởng Công an cấp xã, Phó Trưởng Công an cấp xã và cán bộ, chiến sĩ từ Đội trưởng trở xuống, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng Công an cấp xã; giải quyết tố cáo đơn vị Công an cấp xã, đội thuộc quyền quản lý trực tiếp.

Xem nội dung VB
Điều 5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Công an nhân dân
...

2. Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện) giải quyết tố cáo đối với Trưởng Công an cấp xã, Phó Trưởng Công an cấp xã và cán bộ, chiến sĩ từ Đội trưởng trở xuống, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng Công an cấp xã; giải quyết tố cáo đơn vị Công an cấp xã, đội thuộc quyền quản lý trực tiếp.

Xem nội dung VB
Điều 5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Công an nhân dân
...

3. Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Công an cấp tỉnh) giải quyết tố cáo đối với cán bộ, chiến sĩ từ Đội trưởng và tương đương trở xuống; giải quyết tố cáo đơn vị cấp đội hoặc tương đương cấp đội thuộc quyền quản lý trực tiếp.

Giám thị trại giam, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng; Trưởng phòng, Thủ trưởng các đơn vị tương đương cấp phòng có con dấu riêng thuộc đơn vị cấp cục và tương đương thuộc cơ quan bộ giải quyết tố cáo đối với cán bộ, chiến sĩ từ Đội trưởng và tương đương trở xuống; giải quyết tố cáo đơn vị cấp đội hoặc tương đương cấp đội thuộc quyền quản lý trực tiếp.

Xem nội dung VB
Điều 5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Công an nhân dân
...

4. Giám đốc Công an cấp tỉnh giải quyết tố cáo đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng thuộc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện, Phó Trưởng Công an cấp huyện; giải quyết tố cáo đơn vị Công an cấp huyện, cấp phòng và đơn vị tương đương do Công an cấp tỉnh quản lý trực tiếp.

Xem nội dung VB
Điều 5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Công an nhân dân
...

4. Giám đốc Công an cấp tỉnh giải quyết tố cáo đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng thuộc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện, Phó Trưởng Công an cấp huyện; giải quyết tố cáo đơn vị Công an cấp huyện, cấp phòng và đơn vị tương đương do Công an cấp tỉnh quản lý trực tiếp.

Xem nội dung VB
Điều 5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Công an nhân dân
...

5. Cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp cục thuộc cơ quan bộ giải quyết tố cáo đối với cán bộ giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng và cán bộ, chiến sĩ thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng nhưng không có con dấu riêng; giải quyết tố cáo đơn vị cấp phòng và tương đương cấp phòng thuộc quyền quản lý trực tiếp, đơn vị cấp đội hoặc tương đương cấp đội thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng nhưng không có con dấu riêng.

6. Bộ trưởng giải quyết tố cáo đối với Cục trưởng, Phó Cục trưởng hoặc tương đương thuộc cơ quan bộ, Giám đốc, Phó Giám đốc Công an cấp tỉnh, cán bộ khác do Bộ trưởng trực tiếp quản lý (nếu có); giải quyết tố cáo đơn vị Công an cấp tỉnh, cấp cục và tương đương cấp cục.

Xem nội dung VB
Chương VI BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO
...

Mục 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BẢO VỆ

Điều 50. Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ

1. Khi có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này thì người tố cáo có văn bản đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ.

2. Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;

b) Họ tên, địa chỉ của người tố cáo; họ tên, địa chỉ của người cần được bảo vệ;

c) Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;

d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo.

3. Trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.

Điều 51. Xem xét, quyết định bảo vệ người tố cáo

1. Khi nhận được đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này thì người giải quyết tố cáo kịp thời quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo thẩm quyền hoặc đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.

2. Khi nhận được yêu cầu hoặc đề nghị của người giải quyết tố cáo, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ.

3. Trường hợp đề nghị của người tố cáo không có căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người tố cáo hoặc gửi thông báo cho người giải quyết tố cáo để giải thích rõ lý do cho người tố cáo.

Điều 52. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ

1. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

2. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Căn cứ ra quyết định;

c) Họ tên, địa chỉ của người được bảo vệ;

d) Nội dung, biện pháp bảo vệ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện biện pháp bảo vệ;

đ) Thời điểm bắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ.

3. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người được bảo vệ, người giải quyết tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

4. Sau khi có quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo vệ phải tổ chức thực hiện ngay việc bảo vệ; trường hợp cần thiết, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện việc bảo vệ.

5. Thời gian bảo vệ được tính từ thời điểm bắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ cho đến khi việc áp dụng biện pháp bảo vệ được chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 54 của Luật này.

Điều 53. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân

1. Cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm sau đây:

a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức việc áp dụng các biện pháp bảo vệ; chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

b) Lập, quản lý, lưu trữ và khai thác hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật;

c) Theo dõi, giải quyết những vướng mắc phát sinh; gửi báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện kịp thời, đầy đủ yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp không thực hiện được yêu cầu, đề nghị đó thì phải báo cáo hoặc thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do đến cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;

b) Báo cáo hoặc thông báo bằng văn bản về kết quả thực hiện việc bảo vệ cho cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Điều 54. Thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ

1. Cơ quan đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ có thể thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ nếu xét thấy cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ.

2. Việc áp dụng biện pháp bảo vệ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a) Người giải quyết tố cáo đã ra kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;

b) Cơ quan đã quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ khi xét thấy căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ không còn hoặc theo đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ.

3. Quyết định thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người được bảo vệ, người giải quyết tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 55. Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ

1. Việc bảo vệ người tố cáo phải được lập thành hồ sơ.

2. Căn cứ vào vụ việc cụ thể, hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo; yêu cầu hoặc đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người giải quyết tố cáo;

b) Kết quả xác minh thông tin về đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;

c) Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;

d) Văn bản đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;

đ) Quyết định thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ;

e) Văn bản yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp áp dụng biện pháp bảo vệ;

g) Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ;

h) Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;

i) Tài liệu khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp bảo vệ.

Xem nội dung VB
Điều 55. Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ

1. Việc bảo vệ người tố cáo phải được lập thành hồ sơ.

2. Căn cứ vào vụ việc cụ thể, hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo; yêu cầu hoặc đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người giải quyết tố cáo;

b) Kết quả xác minh thông tin về đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;

c) Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;

d) Văn bản đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;

đ) Quyết định thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ;

e) Văn bản yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp áp dụng biện pháp bảo vệ;

g) Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ;

h) Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;

i) Tài liệu khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp bảo vệ.

Xem nội dung VB
Điều 58. Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm

1. Đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn.

2. Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết.

3. Áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

4. Yêu cầu người có hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm.

5. Biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB