Thông tư 141/2020/TT-BCA quy định về công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân
Số hiệu: 141/2020/TT-BCA Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công An Người ký: Tô Lâm
Ngày ban hành: 23/12/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Quốc phòng, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ CÔNG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 141/2020/TT-BCA

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2020

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CÔNG TÁC KIỂM TRA VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đi, bsung một s điều của Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định s 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tchức của Bộ Công an;

Căn cứ Nghị định s 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một sđiều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đi, bsung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Nghị định s 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định vcông tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về nguyên tắc, tiêu chuẩn, nhiệm vụ, phân công sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân thực hiện kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (sau đây gọi chung là cán bộ kiểm tra); công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

1. Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, quy định tại Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Bảo đảm thống nhất trong tổ chức thực hiện công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

3. Nghiêm cấm lợi dụng công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Điều 3. Phụ lục

Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, bao gồm:

1. Kế hoạch kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Mu số 01).

2. Báo cáo kết quả kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Mu số 02).

Chương II

TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KIỂM TRA VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ

Điều 4. Tiêu chuẩn đối với cán bộ kiểm tra

1. Cán bộ kiểm tra thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm tiêu chuẩn sau:

a) Có trình độ đại học trở lên ngành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đại học trở lên khác trong nhóm ngành an ninh và trật tự xã hội hoặc đại học trở lên nhóm ngành kỹ thuật và đã qua bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ Công an nhân dân;

b) Có thời gian thc hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong lc lượng Công an nhân dân tối thiu 05 năm;

c) Có kết quả kiểm tra nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đạt yêu cầu.

2. Cán bộ kiểm tra thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh) ngoài đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này còn phải bảo đảm tiêu chun sau:

a) Có thời gian thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong lực lượng Công an nhân dân tối thiểu 03 năm;

b) Có kết quả kiểm tra nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đạt yêu cầu.

3. Cán bộ kiểm tra thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) phải bảo đảm tiêu chuẩn sau:

a) Có trình độ trung cấp trở lên ngành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; trung cấp trở lên khác trong nhóm ngành an ninh và trật tự xã hội hoặc trung cấp trở lên nhóm ngành kthuật và đã qua bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ Công an nhân dân;

b) Có thời gian thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong lực lượng Công an nhân dân tối thiểu 01 năm;

c) Có kết quả kiểm tra nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đạt yêu cầu.

4. Công an xã, phường, thị trấn (gọi chung là Công an cấp xã) bố trí cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 3 Điều này và phải được tập huấn nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Điều 5. Nhiệm vụ của cán bộ kiểm tra

1. Cán bộ kiểm tra có nhiệm vụ sau:

a) Tham mưu lãnh đạo trực tiếp tổ chức công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản phục vụ quản lý về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại địa bàn, cơ sở được phân công quản lý;

b) Thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bản và công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ phục vụ quản lý về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

d) Tham gia kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

đ) Thực hiện kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo trình tự, thủ tục quy định; theo dõi, đôn đốc việc khắc phục nguy cơ mất an toàn, vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

e) Thực hiện kiểm tra điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo trình tự, thủ tục quy định;

g) Tham mưu việc cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật;

h) Huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hướng dẫn xây dựng, thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ sở;

i) Nắm tình hình, phối hp hỗ trợ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra cháy tại địa bàn, cơ sở được phân công quản lý; tham gia điều tra, giải quyết vụ cháy, nổ theo quy định của pháp luật;

k) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công;

1) Xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy, tạm đình chỉ, tham mưu đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

2. Cán bộ kim tra thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, k và điểm 1 khoản 1 Điều này.

3. Cán bộ kiểm tra thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Cán bộ kiểm tra thuộc Công an cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i, k và điểm 1 khoản 1 Điều này.

Điều 6. Nhiệm vụ của Công an cấp xã

1. Trong phạm vi được phân công, phân cấp quản lý địa bàn, cơ sở, Công an cấp xã có nhiệm vụ sau:

a) Thực hiện nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ, h, i, k và điểm 1 khoản 1 Điều 5 Thông tư này;

b) Kiểm tra trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình và điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình theo nội dung quy định tại Điều 5, 6 và Điều 7 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bsung một sđiều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP); kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 83/2017/NĐ-CP).

2. Việc kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thể kết hợp với kiểm tra về an ninh, trật tự.

Điều 7. Nhiệm vụ của lãnh đạo, chỉ huy phụ trách công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

1. Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh có nhiệm vụ:

a) Tham mưu với Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Giám đốc Công an cấp tỉnh) tổ chức công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản phục vụ quản lý về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chung cho địa bàn cấp tỉnh và tại địa bàn, cơ sở được phân cấp quản lý; kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ kiểm tra, quản lý địa bàn, cơ sở của Công an cấp huyện;

b) Phân công cán bộ thuộc phạm vi quản lý thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, quản lý địa bàn, cơ sở;

c) Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ kiểm tra thuộc phạm vi quản lý;

d) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.

2. Trưởng Công an cấp huyện có nhiệm vụ:

a) Tham mưu với y ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là y ban nhân dân cấp huyện), Giám đốc Công an cấp tỉnh tổ chức công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản phục vụ quản lý về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại địa bàn, cơ sở được phân cấp quản lý;

b) Phân công cán bộ thuộc phạm vi quản lý thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, quản lý địa bàn, cơ sở;

c) Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ kiểm tra và Công an cấp xã được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra vphòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;

d) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.

3. Đội trưởng Đội Công tác phòng cháy thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh; Đội trưởng Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp huyện có nhiệm vụ:

a) Tham mưu cho lãnh đạo trực tiếp tổ chức công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản phục vụ quản lý về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại địa bàn, cơ sở được phân công quản lý;

b) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ kiểm tra thuộc phạm vi quản lý;

c) Trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với địa bàn, cơ sở khi được phân công;

d) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.

4. Phó Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Phó Trưởng Công an cấp huyện, Phó Đội trưởng Đội Công tác phòng cháy thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp huyện phụ trách công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của cấp trưởng.

Điều 8. Phân công cán bộ thực hiện kiểm tra

1. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phân công cán bộ kiểm tra bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này đthực hiện công tác tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

2. Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện căn cứ biên chế cán bộ và yêu cầu công tác nghiệp vụ quyết định việc phân công cán bộ bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư này đthực hiện công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, quản lý địa bàn, cơ sở.

Việc phân công cán bộ kiểm tra phải bảo đảm quản lý hết địa bàn, cơ sở được phân cấp quản lý và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra bảo đảm theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CPĐiều 12 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.

Chương III

KIỂM TRA VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ

Điều 9. Ban hành kế hoạch kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

1. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh ban hành kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề, chuyên ngành, văn bản chỉ đạo kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

2. Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện căn cứ kế hoạch kiểm tra hoặc văn bản chỉ đạo của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh đban hành kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với địa bàn, cơ sở và đối tượng khác thuộc phạm vi quản lý theo quy định;

Kế hoạch kiểm tra định kỳ được lập theo tháng và được điều chỉnh khi cần thiết.

Điều 10. Kiểm tra định kỳ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

1. Xây dựng và triển khai kế hoạch:

a) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện xây dựng, ban hành kế hoạch theo Mu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này đối với các đối tượng kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CPĐiều 12 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP trong phạm vi được phân công, phân cấp quản lý;

b) Người ban hành kế hoạch kiểm tra quyết định thành lập đoàn hoặc phân công cán bộ kiểm tra; thông báo bằng văn bản trước 03 ngày làm việc cho đối tượng kiểm tra và cơ quan, đơn vị có liên quan (nếu có).

2. Thực hiện kiểm tra:

a) Trưởng đoàn hoặc cán bộ được phân công thực hiện kiểm tra giới thiệu thành phần đoàn, thông báo nội dung, hình thức kiểm tra;

b) Tổ chức kiểm tra theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CPkhoản 2 Điều 12 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP;

c) Lập biên bản kiểm tra theo mẫu PC 10 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Biên bản kiểm tra được lập ít nhất 02 bản và giao cho đối tượng kiểm tra 01 bản, lưu hồ sơ 01 bản và giao đơn vị có liên quan 01 bản (nếu có);

d) Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thì căn cứ quy định của pháp luật thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính, tạm đình chỉ hoạt động theo quy định.

3. Xử lý kết quả sau khi kiểm tra:

a) Trưởng đoàn kiểm tra hoặc cán bộ kiểm tra báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp quản lý kết quả kiểm tra theo Mu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và biên bản kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp xử phạt không lập biên bản, biên bản vi phạm hành chính (nếu có);

b) Lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp quản lý xem xét kết quả kiểm tra và chỉ đạo đơn vị, cán bộ thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, tạm đình chỉ, đình chỉ, phục hồi hoạt động (nếu có); kiến nghị, đôn đốc việc khắc phục nguy cơ mất an toàn, vi phạm đối với đối tượng kiểm tra và các ý kiến chỉ đạo khác (nếu có).

Điều 11. Kiểm tra đột xuất về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

1. Việc kiểm tra đột xuất được thực hiện trong các trường hp sau:

a) Các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;

b) Vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;

c) Phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thm quyền thuộc phạm vi quản lý;

d) Khi có dấu hiệu vi phạm điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 41 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP hoặc lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm phạm an ninh, trật tự bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị xử lý.

2. Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện thành lập đoàn kiểm tra hoặc phân công cán bộ kiểm tra thực hiện việc kiểm tra đột xuất đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

3. Việc kiểm tra và xử lý kết quả sau kiểm tra được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Thông tư này.

Chương IV

TẬP HUẤN, KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KIỂM TRA VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ

Điều 12. Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

1. Đối tượng tập huấn:

a) Sĩ quan, hạ sĩ quan đang được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

b) Sĩ quan, hạ sĩ quan dự kiến phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

2. Nội dung tập huấn:

a) Công tác nghiệp vụ cơ bản và công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ phục vụ quản lý về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

c) Quy trình thực hiện và nội dung: Kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ về phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; cấp giấy phép vận chuyn hàng hóa nguy him về cháy, n; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động và phục hồi hoạt động; điều tra, giải quyết vụ cháy, nổ;

d) Kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị phục vụ nhiệm vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

đ) Các nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

3. Công an cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn cho Công an cấp xã và các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Rà soát, lập danh sách đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 đã được tập huấn và lập hồ sơ đề nghị Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ kiểm tra nghiệp vụ.

4. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức tập huấn, kiểm tra cho sĩ quan thuộc phạm vi quản lý được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Điều 13. Kiểm tra nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

1. Kiểm tra lần đầu đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư này đã được tập huấn.

2. Kiểm tra định kỳ 03 năm một lần đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư này.

3. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm:

a) Thông báo về thời gian, địa điểm tổ chức, danh sách sĩ quan, hạ sĩ quan tham gia kiểm tra;

b) Thành lập Hội đồng kiểm tra nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Chủ tịch Hội đồng là Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, thành viên là đại diện lãnh đạo đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm xây dựng quy chế, chuẩn bị đề kiểm tra phù hp với nội dung chương trình tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, tổ chức kiểm tra, chấm điểm bài kiểm tra;

c) Thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra trong thời hạn 05 ngày làm việc ktừ ngày có kết quả kiểm tra.

4. Kết quả kiểm tra là một trong các điều kiện để xem xét phân công hoặc tiếp tục phân công sĩ quan, hạ sĩ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và có giá trị 03 năm kể từ ngày thông báo kết quả kiểm tra. Trường hợp kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu phải bố trí công tác khác phù hợp.

Điều 14. Kinh phí bảo đảm tổ chức tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Kinh phí biên soạn, phát hành tài liệu tập huấn, tổ chức tập huấn, tổ chức kiểm tra được bố trí trong dự toán kinh phí thường xuyên của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an cấp tỉnh và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2021 và thay thế Thông tư số 46/2017/TT-BCA ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về kiểm tra, tập huấn nghiệp vụ kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của lực lượng Công an nhân dân (sau đây viết gọn là Thông tư số 46/2017/TT-BCA).

2. Sĩ quan, hạ sĩ quan đã được cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Thông tư số 46/2017/TT-BCA đang thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, sau thời gian 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận phải tham gia kiểm tra nghiệp vụ theo quy định.

Điều 16. Trách nhiệm thi hành

1. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này;

b) Biên soạn và ban hành tài liệu tập huấn nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gửi Công an cấp tỉnh;

c) Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho sĩ quan, hạ sĩ quan theo đề nghị của Công an cấp tỉnh.

2. Công an cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Phân công sĩ quan, hạ sĩ quan bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

b) Định kỳ hằng năm tổ chức tập huấn cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này theo tài liệu do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ban hành;

c) Btrí địa điểm, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết để tổ chức tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ theo quy định của Thông tư này và hướng dẫn của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an cấp tỉnh theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để có hướng dẫn kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Công an;
- Công an t
nh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ Công an;
- Lưu: VT, C07
.

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Tô Lâm

 

PHỤ LỤC

BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ
(Ban hành kèm Thông tư số 141/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ Công an)

……(1)…..
……(2)…..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Mẫu số 01
Ban hành kèm theo Thông tư số 141/2020/TT-BCA, ngày 23/12/2020

 

KẾ HOẠCH

………………………...….(3)......................................

…………………..…………………………………(4) ……………………………………………………

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CU

…………………..…………………………………(5) ……………………………………………………

II. NỘI DUNG

1. Nội dung kiểm tra (6)

2. Đối tượng, thời gian kiểm tra (7)

3. Thành phần đoàn kiểm tra (8)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

……………………………………………………………………………………………………

 


Nơi nhận:
- ……..;
-………;
- Lưu:…

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Công an tỉnh/ thành ph...;

(2) Phòng Cnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ/Công an quận/Công an huyện/Công an thị xã...

(3) Ghi một trong các nội dung: Kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đi với công trình xây dựng trong quá trình thi công; kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra chuyên đề, chuyên ngành...;

(4) Ghi căn cứ văn bản pháp luật hoặc văn bản chỉ đạo, kế hoạch của cơ quan cp trên để ban hành kế hoạch kiểm tra đi với địa bàn, cơ sở;

(5) Ghi mục đích, yêu cầu phù hợp với nội dung kế hoạch kiểm tra;

(6) Ghi nội dung kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định s136/2020/NĐ-CP phù hợp với đi tượng kiểm tra;

(7) Ghi đối tượng kiểm tra, địa chỉ, thời gian kiểm tra (danh sách các đối tượng kiểm tra được lập theo tháng, quý hoặc theo năm);

(8) Ghi đơn vị được phân công thực hiện kiểm tra hoặc ghi rõ họ, tên, chức vụ người được phân công kiểm tra.

 

……(1)…..
……(2)…..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Mẫu số 02
Ban hành kèm theo Thông tư số 141/2020/TT-BCA, ngày 23/12/2020

 

BÁO CÁO

Kết quả ……….(3)……………

Kính gửi: ………………....(4)……………………….

Thực hiện …………(5)………………., ngày……/……/……, Đoàn kiểm tra/tôi đã tiến hành……(3)…… tại ……(6)……, kết quả như sau:

I. KT QUẢ KIM TRA:

…………………………………………….………….. (7) ………………………………………………

II. Đ XUT, KIN NGHỊ:

…………………………………………….………….. (8) ………………………………………………

Trên đây là kết quả ……………………………………….(3)………………………………….. đối với …………………………(6)………………………………….., Đoàn kiểm tra/tôi báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo./.

 

Ý KIẾN CỦA CHỈ HUY CẤP ĐỘI
QUẢN LÝ TRỰC TIẾP

…..(9)…..

ĐẠI DIỆN
ĐOÀN KIỂM TRA/CÁN BỘ KIỂM TRA
(ký, ghi rõ họ tên)

 

Ý KIẾN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

………………………………………………..(10)…………………………………………….

Ghi chú:

(1) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ/Công an quận/Công an huyện/Công an thị xã...;

(2) Đội…… /Đoàn kiểm tra;

(3) Ghi một trong các nội dung sau: Kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công; kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;

(4) Lãnh đạo, chỉ huy cp phòng hoặc cấp huyện;

(5) Ghi: Kế hoạch kiểm tra hoặc văn bản, ý kiến chđạo của lãnh đạo cấp trên quản lý trực tiếp;

(6) Ghi tên, địa chđối tượng đã được kiểm tra;

(7) Ghi nội dung đã kiểm tra; xác định các nguy cơ mất an toàn, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của đối tượng kiểm tra; thực hiện xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền;

(8) Ghi nội dung đề xuất, kiến nghị: Có văn bn kiến nghị, thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm về phòng cháy và chữa cháy, tạm đình ch, đình chhoạt động, kiến nghị khác....;

(9) Ý kiến ca chỉ huy cấp đội trực tiếp qun lý (áp dụng đối với trường hợp phân công cán bộ thực hiện kiểm tra);

(10) Nội dung chđạo, phân công nhiệm vụ thực hiện của lãnh đạo cấp phòng/cấp huyện.

Điều 5. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở

1. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

b) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;

c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

d) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

đ) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

e) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.

2. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

b) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

c) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.

3. Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở đã bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, trong phạm vi quản lý của mình phải thực hiện các nội dung sau đây:

a) Bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;

c) Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

d) Phối hợp với người đứng đầu cơ sở thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.

4. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của cơ sở.

5. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ. Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ Công an.

Điều 6. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư

1. Khu dân cư là nơi sinh sống của cá nhân, hộ gia đình được bố trí trên phạm vi thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương (gọi chung là thôn). Một thôn được xác định là một khu dân cư thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.

2. Khu dân cư phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

a) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

b) Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

d) Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều này phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Điều 7. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình

1. Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy.

2. Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

a) Điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

c) Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.

3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

4. Hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều này đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 12. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ
...

2. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo Nghị định này có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cháy, nổ, sự cố, tai nạn khác và các điều kiện, biện pháp, phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.

Xem nội dung VB
Điều 16. Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy

1. Đối tượng kiểm tra:

a) Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy;

b) Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

c) Công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự;

d) Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

2. Nội dung kiểm tra:

a) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới quy định tại các Điều 5, 6, 7 và Điều 8 Nghị định này;

b) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

c) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công: Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này; nội quy về phòng cháy và chữa cháy, biển chỉ dẫn thoát nạn; quy định về phân công trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, đơn vị thi công trong phạm vi thẩm quyền; chức trách, nhiệm vụ của người được phân công làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; việc sử dụng hệ thống, thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt; trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu phù hợp với tính chất, đặc điểm của công trình xây dựng;

d) Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, chủ rừng theo quy định;

đ) Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 41 Nghị định này.

3. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể:

a) Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình;

b) Người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên; định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ một năm một lần; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định này hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý;

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra đột xuất phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này trong phạm vi quản lý của mình;

đ) Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng một lần đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; định kỳ một năm một lần đối với hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy và các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra một năm một lần trong quá trình thi công đối với công trình xây dựng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình thức kiểm tra định kỳ, đột xuất, cụ thể:

Sau khi cơ sở được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại khoản 12 Điều 45 Nghị định này thực hiện chế độ kiểm tra định kỳ một năm một lần để xác định việc duy trì, bảo đảm các điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 41 Nghị định này hoặc lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm phạm an ninh, trật tự bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị xử lý. Khi phát hiện vi phạm, lập biên bản (Mẫu số PC 10) và đề xuất cấp có thẩm quyền ký quyết định thu hồi (Mẫu PC35).

5. Thủ tục kiểm tra:

a) Đối với trường hợp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy:

Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra quy định tại điểm c và điểm đ khoản 3 Điều này trước khi thực hiện kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra. Khi tổ chức kiểm tra về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở do cấp dưới quản lý thì phải thông báo cho cấp quản lý cơ sở đó biết. Trường hợp cần thiết thì yêu cầu cấp quản lý cơ sở đó tham gia đoàn kiểm tra, cung cấp tài liệu và tình hình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở được kiểm tra. Kết quả kiểm tra được thông báo cho cấp quản lý cơ sở biết;

Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra quy định tại các điểm c, d và điểm đ khoản 3 Điều này khi thực hiện kiểm tra đột xuất phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý;

Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra;

b) Đối với trường hợp kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 4 Điều này:

Cơ quan Công an đã cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy trước khi thực hiện kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra;

Cơ quan, người có thẩm quyền khi thực hiện kiểm tra đột xuất phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý;

Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra;

c) Việc kiểm tra định kỳ, đột xuất của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại các điểm c, d và điểm đ khoản 3 và khoản 4 Điều này phải được lập thành biên bản (Mẫu số PC 10). Trường hợp đối tượng kiểm tra không ký biên bản thì phải có xác nhận của hai người làm chứng hoặc chính quyền địa phương.

Xem nội dung VB
Điều 12. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất tự kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cháy, nổ, sự cố, tai nạn khác và các điều kiện, biện pháp, phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ.

2. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo Nghị định này có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cháy, nổ, sự cố, tai nạn khác và các điều kiện, biện pháp, phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Việc kiểm tra quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được lập thành biên bản và lưu hồ sơ; trường hợp qua kiểm tra phát hiện vi phạm, sơ hở, thiếu sót thì phải xử lý theo quy định của pháp luật và yêu cầu có biện pháp, kế hoạch, thời hạn và cam kết khắc phục.

4. Cơ quan, tổ chức, cơ sở được kiểm tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 16. Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy

1. Đối tượng kiểm tra:

a) Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy;

b) Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

c) Công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự;

d) Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

Xem nội dung VB
Điều 12. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất tự kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cháy, nổ, sự cố, tai nạn khác và các điều kiện, biện pháp, phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ.

2. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo Nghị định này có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cháy, nổ, sự cố, tai nạn khác và các điều kiện, biện pháp, phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Việc kiểm tra quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được lập thành biên bản và lưu hồ sơ; trường hợp qua kiểm tra phát hiện vi phạm, sơ hở, thiếu sót thì phải xử lý theo quy định của pháp luật và yêu cầu có biện pháp, kế hoạch, thời hạn và cam kết khắc phục.

4. Cơ quan, tổ chức, cơ sở được kiểm tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 16. Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy
...

2. Nội dung kiểm tra:

a) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới quy định tại các Điều 5, 6, 7 và Điều 8 Nghị định này;

b) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

c) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công: Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này; nội quy về phòng cháy và chữa cháy, biển chỉ dẫn thoát nạn; quy định về phân công trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, đơn vị thi công trong phạm vi thẩm quyền; chức trách, nhiệm vụ của người được phân công làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; việc sử dụng hệ thống, thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt; trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu phù hợp với tính chất, đặc điểm của công trình xây dựng;

d) Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, chủ rừng theo quy định;

đ) Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 41 Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 12. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ
...

2. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo Nghị định này có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cháy, nổ, sự cố, tai nạn khác và các điều kiện, biện pháp, phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.

Xem nội dung VB
Điều 17. Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy

1. Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động:

a) Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ);

b) Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện, bao gồm: Tàng trữ, sử dụng trái phép hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép hoặc không đúng nơi quy định; làm mất tác dụng của lối thoát nạn, ngăn cháy lan mà khi xảy ra cháy, nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản;

c) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy:

Cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của cơ sở, hạng mục thuộc cơ sở, hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này ảnh hưởng đến một trong các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định này khi chưa có văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền;

Đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này vào hoạt động, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền.

Xem nội dung VB
Điều 16. Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy
...

3. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể:
...

đ) Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng một lần đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; định kỳ một năm một lần đối với hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy và các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra một năm một lần trong quá trình thi công đối với công trình xây dựng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 41. Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là cơ sở kinh doanh), gồm: Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức; hộ kinh doanh.

2. Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này phải có văn bằng hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy và là người có tên tại một trong các văn bản sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp.

Trường hợp người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh là người nước ngoài, đã có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy hoặc chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp thì phải có văn bản hợp pháp hóa lãnh sự.

3. Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy:

a) Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy: Có địa điểm hoạt động; phương tiện, thiết bị bảo đảm thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy;

b) Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy: Có phòng thí nghiệm và thiết bị kiểm định được cơ quan có thẩm quyền công nhận chất lượng;

c) Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy: Có phương tiện, thiết bị bảo đảm thực hiện tư vấn chuyển giao công nghệ; phương tiện, thiết bị phục vụ huấn luyện, địa điểm tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;

d) Đối với cơ sở kinh doanh về thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy: Có phương tiện, thiết bị, máy móc bảo đảm cho việc thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy;

đ) Đối với cơ sở kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy: Có địa điểm hoạt động; có nhà xưởng, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.

4. Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 02 cá nhân có Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực tư vấn theo quy định tại điểm b, điểm d khoản 3 Điều 43 Nghị định này; trong đó có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, giám sát về phòng cháy và chữa cháy.

5. Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 02 cá nhân có chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này.

6. Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 01 người có trình độ đại học trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

7. Đối với cơ sở kinh doanh về thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 01 chỉ huy trưởng thi công được cấp Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 43 Nghị định này.

8. Đối với cơ sở kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 01 người có trình độ đại học trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

9. Đối với cơ sở kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng các quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

10. Các cá nhân quy định tại khoản 4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều này phải tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ sở đó.

Cá nhân đã sử dụng văn bằng, chứng chỉ để bảo đảm cho một cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì không được sử dụng văn bằng, chứng chỉ đó để bảo đảm cho cơ sở khác đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

Xem nội dung VB