Thông tư 132/2012/TT-BQP về Nội quy trại giam quân sự
Số hiệu: 132/2012/TT-BQP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng Người ký: Nguyễn Thành Cung
Ngày ban hành: 07/12/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thi hành án, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 132/2012/TT-BQP

Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2012

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH NỘI QUY TRẠI GIAM QUÂN SỰ

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;

Căn cứ Luật Thi hành án hình sự năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tra hình sự,

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư Nội quy trại giam quân sự.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Nội quy trại giam quân sự.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, chỉ huy các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Cục trưởng Cục Điều tra hình sự chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị;
- Các quân khu, quân đoàn;
- T
òa án QSTƯ;
- Viện kiểm sát QSTƯ;
- Cục ĐTHS/BQP;
- Vụ Pháp chế/BQP;
- Lưu: VT, Cục ĐTHS; Chính 19b.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Nguyễn Thành Cung

 

NỘI QUY TRẠI GIAM QUÂN SỰ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 132/2012/TT-BQP ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nội quy trại giam quân sự quy định những điều được làm, không được làm trong sinh hoạt, học tập, lao động, học nghề của phạm nhân trong trại giam, trại tạm giam quân sự; việc gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà và liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân; đồ vật cấm và xử lý khi đưa đồ vật cấm vào trại giam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nội quy trại giam quân sự được áp dụng đối với phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam quân sự (sau đây gọi chung là trại giam) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; không áp dụng đối với các trường hợp thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân là người nước ngoài.

Điều 3. Trách nhiệm của phạm nhân

1. Tuân thủ pháp luật và các quy định trong Nội quy này.

2. Nghiêm chỉnh chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng, Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Giám thị trại giam; tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh, tuân thủ sự hướng dẫn và kiểm tra của cán bộ trại giam.

3. Giúp đỡ lẫn nhau, bảo vệ tài sản của trại giam, của mình và của người khác; phát hiện, tố cáo, đấu tranh với các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, Nội quy trại giam, các hành vi tiêu cực khác kịp thời và báo cáo với cán bộ trại giam.

Điều 4. Những hành vi bị cấm

1. Vi phạm các quy định của Luật Thi hành án hình sự, Nội quy trại giam và cản trở việc chấp hành án phạt tù, trả thù người phản ánh những hành vi sai trái của mình hoặc của người khác.

2. Đe dọa, đánh đập, lây nhiễm HIV/AIDS cho người khác, ức hiếp, cưỡng đoạt, hủy hoại thân thể, tự xăm trổ hoặc xăm trổ lên thân thể người khác, tự đeo lên cơ thể mình hoặc đeo cho người khác những vật thể bằng kim loại hoặc cht khác.

3. Các hình thức đồng tính luyến ái, quan hệ tình dục giữa phạm nhân với nhau hoặc với người khác (trừ quan hệ vợ, chồng khi được phép).

4. Lập hoặc tham gia hội, băng, nhóm dưới bất kỳ hình thức nào.

5. Mọi hành vi bói toán, cúng lễ, truyền đạo, các hình thức mê tín, dị đoan, đánh bạc dưới mọi hình thức.

6. Mua bán, trao đổi, vay mượn bất cứ thứ gì, dưới bất kỳ hình thức nào giữa phạm nhân với nhau và với người khác (khi cần tương trợ vật chất lẫn nhau phải được sự đồng ý của cán bộ trại giam).

7. Thông tin sai lệch nhằm kích động các phạm nhân khác gây mất trật tự trong phòng giam, khu giam.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ SINH HOẠT, HỌC TẬP, LAO ĐỘNG, HỌC NGHỀ CỦA PHẠM NHÂN

Điều 5. Ra, vào cổng trại giam, khu giam

Khi ra, vào cổng trại giam hoặc khu giam, phạm nhân phải chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát của cán bộ trại giam, bỏ mũ, nón và cầm ở tay phải, báo cáo rõ họ tên, tổ, đội với cán bộ có trách nhiệm. Nếu đi theo tổ dưới 10 người thì đi một hàng dọc, mũ, nón cầm ở tay phải; nếu từ 10 người trở lên thì thành hai hàng dọc, hàng bên trái cầm mũ, nón ở tay trái, hàng bên phải cầm ở tay phải. Tổ trưởng (hoặc đội trưởng), phạm nhân báo cáo với cán bộ có trách nhiệm.

Điều 6. Xưng hô và giao tiếp

1. Trong giao tiếp giữa phạm nhân với nhau, phạm nhân biết tiếng Việt chỉ được dùng tiếng Việt và xưng hô là “tôi”, “anh” hoặc “chị”. Khi gặp cán bộ, khách đến thăm hoặc làm việc tại trại giam, phạm nhân phải đứng nghiêm cách xa từ 5m đến 7m, bỏ mũ, nón và cầm ở tay phải, “chào cán bộ” hoặc “chào quý khách”. Nếu tổ, đội phạm nhân gặp cán bộ, khách đến thăm hoặc đến làm việc thì tổ trưởng hoặc đội trưởng hô tất cả đứng nghiêm, bỏ mũ, nón và thay mặt tập thể phạm nhân “chào cán bộ” hoặc “chào quý khách”. Phạm nhân xưng hô với cán bộ là “cán bộ” và xưng “tôi”.

2. Cấm phạm nhân biết tiếng Việt mà không sử dụng tiếng Việt, giao tiếp bằng tiếng lóng dưới mọi hình thức; cấm hành vi, lời nói thiếu văn hóa, xúc phạm đến người khác.

Điều 7. Trong buồng giam, khu giam

1. Phạm nhân phải nằm đúng chỗ đã quy định trong buồng giam, giữ gìn vệ sinh chỗ ở và nơi công cộng; không được tự tiện đi lại quá phạm vi quy định; hàng ngày phải chịu sự điểm danh, kiểm diện của cán bộ trại giam.

2. Phạm nhân phải thực hiện đúng quy định về thời gian, hiệu lệnh và các quy định khác trong sinh hoạt, học tập, lao động, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí. Phạm nhân nam phải cắt tóc ngắn theo quy định, không cạo trọc đầu, không để râu, móng tay, ria mép.

3. Khi có hiệu lệnh tập trung, phạm nhân phải nhanh chóng xếp hàng theo t, đội và giữ trật tự; trường hợp có báo động phải giữ nguyên vị trí và tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của cán bộ trại giam.

4. Cấm phạm nhân tự ý thay đổi chỗ nằm, gây mất trật tự trại giam, viết vẽ lên tường, lên cửa và những nơi công cộng; cấm phạm nhân đun, nấu, ăn trong buồng giam; cấm hút thuốc lá, thuốc lào trong buồng giam, bệnh xá, bung kỷ luật, thư viện, phòng đọc sách, nơi học tập, sinh hoạt tập th, nhà xưởng lao động, nơi có thể gây cháy, n.

Điều 8. Đồ dùng và tư trang

1. Phạm nhân chỉ được đem vào buồng giam quần, áo, chăn, màn, chiếu, khăn mặt, dép do trại giam cấp và bàn chải đánh răng, kem đánh răng, cốc nhựa, lược nhựa, kính thuốc gọng nhựa, thuốc chữa bệnh theo chỉ định hoặc được phép của cán bộ y tế trại giam, đồ vệ sinh phụ nữ (nếu là phạm nhân nữ), đồ dùng sinh hoạt cho trẻ em (nếu có trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở với mẹ trong trại giam) và túi đựng đồ theo quy định; tư trang, đồ dùng sinh hoạt cá nhân phải xếp đặt gọn gàng ngăn nắp.

2. Những tài sản như vàng, bạc, kim loại quý, đá quý, ngoại tệ, tiền mặt, cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, đồng hồ, đồ trang sức quí hiếm, các loại máy, các loại thiết bị kỹ thuật, điện tử (trừ các loại máy, thiết bị hỗ trợ sức khỏe theo chỉ định của bác sỹ); giấy chứng minh nhân dân, chứng minh lực lượng vũ trang, sổ hộ khu, hộ chiếu, giấy chứng nhận nghề, các loại thẻ, bằng cấp, chứng chỉ, các loại giấy tờ, tài sản có giá trị khác; quần, áo, tư trang của phạm nhân không sử dụng, chưa sử dụng phải gửi lưu ký trại giam hoặc gửi về cho gia đình; thuốc chữa bệnh giao cho cán bộ y tế trại giam quản lý.

Điều 9. Quần, áo và đóng dấu quần, áo

1. Phạm nhân chỉ được mặc quần, áo do trại giam cấp. Quần, áo phạm nhân sử dụng phải được đóng dấu (trừ quần lót và áo lót ba lỗ). Dấu “phạm nhân” được đóng phía trước quần và sau lưng áo. Trước ngực trái áo đóng dấu “tên và 7 số cuối của hồ sơ phạm nhân”. Khi học tập, sinh hoạt tập thể, lao động, ra vào cng trại giam, gặp thân nhân hoặc tiếp xúc với người ngoài trại giam, phạm nhân phải mặc quần áo dài do trại giam cấp.

2. Cấm phạm nhân cho mượn, tẩy xóa, viết, vẽ, in lên quần, áo hoặc sửa chữa khác kiểu quần áo do trại giam cấp.

Điều 10. Trong nhà ăn, khi lao động, học tập, học nghề

1. Đến giờ quy định phạm nhân được nhận tiêu chuẩn ăn của mình và phải ăn đúng thời gian, đúng nơi quy định.

2. Phạm nhân phải lao động, học nghề đúng nơi quy định của trại giam, chấp hành nghiêm kỷ luật lao động, tích cực lao động, học nghề theo sự hướng dẫn của cán bộ trại giam. Phạm nhân được nghỉ khỉ ốm, đau nếu có xác nhận của cán bộ y tế trại giam, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

3. Cấm phạm nhân có hành vi ném, bỏ, vứt bừa bãi đồ ăn, uống trong nhà ăn; cấm uống rượu, bia ở mọi lúc, mọi nơi; cấm phạm nhân thuê, bắt phạm nhân khác phục vụ, làm thay công việc của mình hoặc có hành vi cản trở việc lao động, học nghề của phạm nhân khác dưới mọi hình thức.

Điều 11. Khám, chữa bệnh

1. Phạm nhân ốm, đau phải báo cáo kịp thời và chấp hành nghiêm chỉnh chỉ định, hướng dẫn của cán bộ y tế, cán bộ trại giam, nội quy, quy định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Cấm phạm nhân giả vờ ốm, đau hoặc không chấp hành chỉ định, hướng dẫn của cán bộ y tế, cán bộ trại giam và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chương III

QUY ĐỊNH PHẠM NHÂN GẶP THÂN NHÂN; NHẬN, GỬI THƯ; NHẬN TIỀN, QUÀ VÀ LIÊN LẠC ĐIỆN THOẠI VỚI THÂN NHÂN

Điều 12. Chế độ thăm gặp thân nhân

1. Phạm nhân được gặp thân nhân một lần trong 01 tháng (trừ trường hợp vi phạm Nội quy trại giam đang bị giam tại buồng kỷ luật), mỗi lần gặp không quá 01 giờ; trường hợp đặc biệt giám thị trại giam cho phép kéo dài thời gian nhưng không quá 03 giờ. Phạm nhân chấp hành tốt nội quy trại giam, được khen thưởng, lập công thì được gặp thân nhân thêm một lần, thời gian không quá 01 giờ hoặc được gặp vợ (chồng) ở phòng riêng trong nhà thăm gặp không quá 24 giờ trong 01 tháng.

2. Phạm nhân là người chưa thành niên được gặp thân nhân không quá 03 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ; nếu chấp hành tt Nội quy trại giam hoặc trường hợp đặc biệt thì được kéo dài thời gian nhưng không quá 24 giờ.

3. Đối với phạm nhân đang bị khởi tố điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm khác việc thăm gặp thân nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về tạm giữ, tạm giam.

4. Giám thị trại giam tổ chức cho phạm nhân gặp thân nhân theo quy định vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết. Thời gian gặp trong ngày: Buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ, chiều từ 14 giờ đến 17 giờ. Nếu gặp qua đêm từ 18 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.

Điều 13. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân

1. Những người là thân nhân phạm nhân gồm: ông, bà nội, ông, bà ngoại; b, mẹ đẻ, b, mẹ vợ (hoặc chng); b, mẹ nuôi hợp pháp; vợ (hoặc chng); con đẻ; con dâu, con rể, con nuôi hp pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu; cháu ruột, cháu dâu, cháu r.

2. Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị thăm gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với yêu cu công tác quản lý, giáo dục phạm nhân.

Điều 14. Thủ tục thăm, gặp phạm nhân

1. Thân nhân đến thăm, gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ thăm gặp (trường hp thăm, gặp lần đầu chưa có Sổ thăm gặp hoặc đối tượng thuộc Khoản 2, Điều 13 Nội quy này thì phải có đơn xin thăm gặp phạm nhân, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cp xã hoặc Công an cp xã nơi người đó cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập) và phải có một trong những giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. Nếu không có giấy tờ tùy thân thì phải có đơn đề nghị, có dán ảnh, được Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền nêu trên xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

2. Trại giam cấp Sổ thăm gặp phạm nhân theo mẫu thống nhất của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự - Bộ Quốc phòng. Sổ thăm gặp phải được Giám thị trại giam ký, đóng du và phải được Ủy ban nhân dân cp xã hoặc Công an cp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tchức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận danh sách những người là thân nhân của phạm nhân.

3. Thân nhân là vợ (hoặc chồng) của phạm nhân khi được gặp phạm nhân tại phòng riêng, ngoài các thủ tục theo quy định tại Khoản 1 Điều này, thân nhân phải có giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã xác nhận tình trạng hôn nhân thực tế, nếu ngủ qua đêm với phạm nhân thì phải làm giấy cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Nội quy nhà thăm gặp, chịu trách nhiệm quản lý, giám sát phạm nhân trong thời gian thăm gặp, không đphạm nhân vi phạm pháp luật, Nội quy trại giam, đng thời thực hiện kế hoạch hóa gia đình, phòng, chng các bệnh lây truyn qua đường tình dục. Phạm nhân nữ được gặp chồng tại phòng riêng phải viết giấy cam kết không mang thai trong thời gian chấp hành án phạt tù.

4. Thủ tục thăm gặp phạm nhân là người nước ngoài

a) Thân nhân của phạm nhân là người nước ngoài phải có Đơn xin thăm gặp gửi Cơ quan quản lý thi hành án hình sự - Bộ Quốc phòng, có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam nơi người đó làm việc. Đơn và xác nhận phải viết bằng tiếng Việt (hoặc dịch ra tiếng Việt). Trường hp thân nhân là người Việt Nam thì đơn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cp xã nơi người đó cư trú hoặc của cơ quan, tchức nơi người đó làm việc;

b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự - Bộ Quốc phòng có trách nhiệm trả lời người có đơn; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng thời hạn trả lời không quá 30 ngày.

5. Khi giao tiếp, người đến thăm và phạm nhân phải sử dụng tiếng Việt, trường hợp không biết tiếng Việt mà sử dụng ngôn ngữ khác thì phải có người phiên dịch hoặc cán bộ biết ngôn ngữ đó giám sát và có sự giám sát của cán bộ trại giam.

Điều 15. Trách nhiệm của thân nhân, phạm nhân trong thăm gặp

1. Thân nhân đến thăm gặp phạm nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, Nội quy nhà thăm gặp, tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp và những cán bộ có trách nhiệm khác.

2. Khi gặp thân nhân, phạm nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh Nội quy trại giam, Nội quy nhà thăm gặp và tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp. Trước khi gặp thân nhân, phạm nhân phải vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo dài, đi dép, đầu tóc gọn gàng theo quy định.

Điều 16. Trách nhiệm của cán bộ làm nhiệm vụ khi thăm gặp

1. Cán bộ làm nhiệm vụ khi thăm gặp phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm công tác và khả năng quản lý, giám sát phạm nhân.

2. Trong khi làm nhiệm vụ, cán bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, điều lệnh, quy định. Nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ có hành vi tiêu cực, gây phiền hà cho phạm nhân, thân nhân của phạm nhân, tự ý nhận, chuyển thư, tiền, quà, các đồ vật khác cho phạm nhân.

3. Cán bộ làm nhiệm vụ khi thăm gặp có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ của người đến thăm gặp, lập danh sách phạm nhân được thăm gặp trình Giám thị ký duyệt trước khi cho thăm gặp; chịu trách nhiệm kim tra người, thư, tiền, quà, đồ vật, giám sát phạm nhân từ khi nhận đến khi đưa về bàn giao cho cán bộ trực khu, ký Sổ xuất, nhập phạm nhân. Trường hợp có nhiều thân nhân đến thăm cùng một lúc, cán bộ tổ chức thăm gặp phải đnghị chỉ huy đơn vị tăng cường cán bộ giám sát nhằm đảm bảo sự chặt chẽ, an toàn công tác thăm gặp. Cấm sử dụng phạm nhân hoặc nhờ người khác nhận giy tờ, làm thủ tục thăm gặp thay cho cán bộ.

4. Cán bộ làm nhiệm vụ khi thăm gặp phải ghi vào Sổ theo dõi thăm gặp, cập nhật đầy đủ thông tin; phản ánh tình hình thăm gặp với Giám thị trại giam, bàn giao ngay tiền, thuốc chữa bệnh, vật dụng khác của phạm nhân (nếu có) cho người có trách nhiệm quản lý.

5. Nghiêm cấm việc thu tiền theo lượt thân nhân đến thăm gặp phạm nhân hoặc thu lệ phí cho phạm nhân gặp thêm thời gian; thu lệ phí khi thăm gặp tại phòng riêng trong nhà thăm gặp.

Điều 17. Nhà thăm gặp phạm nhân

1. Mỗi trại giam có một nhà thăm gặp phạm nhân được xây dựng theo mẫu thống nhất của Bộ Quốc phòng nơi thuận tiện cho việc quản lý, giám sát phạm nhân và tổ chức thăm gặp. Nhà thăm gặp phải được trang bị những vật dụng cần thiết phục vụ cho yêu cu thăm gặp và sinh hoạt của thân nhân phạm nhân.

2. Nhà thăm gặp phải treo biển “Nhà thăm gặp phạm nhân”, treo bảng “Nội quy nhà thăm gặp” và có hòm thư góp ý để thân nhân, phạm nhân phản ánh, đóng góp ý kiến.

Điều 18. Việc cho phạm nhân nhận, gửi thư và nhận quà

1. Khi gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác, phạm nhân được nhận quà, thư. Thư và quà của phạm nhân phải được cán bộ làm nhiệm vụ khi thăm gặp kiểm tra kỹ trước khi đưa vào buồng giam.

2. Phạm nhân được gửi mỗi tháng 02 lá thư, trường hợp xét thấy cần thiết khi phạm nhân ốm nặng hoặc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật thì được gửi điện tín. Giám thị trại giam kiểm tra, kiểm duyệt thư, điện tín trước khi phạm nhân gửi hoặc nhận, trường hợp phát hiện thư, điện tín có nội dung xấu ảnh hưởng đến gia đình và tư tưởng phạm nhân thì lập biên bản xử lý.

3. Mỗi tháng phạm nhân được nhận quà qua đường bưu điện do thân nhân gửi (02 lần), mỗi lần không quá 05 kg (gửi một lần thì không quá 10 kg). Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy trại giam, có thành tích trong thi đua chấp hành án phạt tù thì được nhận thêm một lần không quá 05 kg. Giám thị trại giam tổ chức kiểm tra thư, quà gửi qua đường bưu điện cho phạm nhân và xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

4. Giám thị trại giam có trách nhiệm hướng dẫn phạm nhân thông báo cho thân nhân biết chính xác tổ, đội, trại, địa chỉ nơi phạm nhân đang chấp hành án để thân nhân gửi thư, quà đúng địa chỉ.

5. Đối với phạm nhân đang bị khởi tố điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm khác việc gửi, nhận thư, quà được thực hiện theo quy định của pháp luật về tạm giữ, tạm giam.

6. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, các trại giam tổ chức căng tin để bán lương thực, thực phẩm, các hàng hóa thiết yếu khác cho phạm nhân. Giá bán phải được Giám thị trại giam duyệt và không được cao hơn giá bán lẻ thời điểm đó tại địa phương.

Điều 19. Việc nhận và sử dụng thuốc chữa bệnh của phạm nhân

1. Thân nhân phạm nhân khi đến thăm gặp hoặc qua đường bưu điện, có thể gửi thuốc chữa bệnh, thuốc bổ cho phạm nhân. Thuốc phải có hóa đơn, nhãn, mác, hàm lượng, công dụng, nơi sản xuất, hạn sử dụng và cách sử dụng.

2. Các loại thuốc chữa bệnh, thuốc bổ do thân nhân phạm nhân gửi cho phạm nhân, cán bộ y tế trại giam có trách nhiệm kiểm tra, quản lý và hướng dẫn phạm nhân sử dụng theo chỉ định. Thuốc hết hạn sử dụng phải lập biên bản hủy, có chứng kiến, ký (hoặc điểm chỉ) xác nhận của phạm nhân. Khi phạm nhân chp hành xong án phạt tù hoặc chuyn trại khác, cán bộ y tế phải kim tra, đi chiếu, trả lại cho phạm nhân số thuốc chưa sử dụng hết hoặc bàn giao thuốc kèm theo hồ sơ sức khỏe của phạm nhân cho đơn vị tiếp nhận.

3. Khi phạm nhân ốm, đau có nhu cầu sử dụng thuốc do thân nhân gửi, cán bộ y tế căn cứ vào bệnh lý, phác đồ điều trị, cấp thuốc và hướng dẫn phạm nhân sdụng trước sự chứng kiến của quản giáo. Thuốc của phạm nhân nào thì phạm nhân đó sử dụng và phải ghi rõ trong bệnh án: “thuốc do thân nhân gửi” hoặc ghi vào Sổ theo dõi sức khỏe phạm nhân. Phạm nhân nhận, sdụng thuốc phải ký tên hoặc điểm chỉ (nếu không biết chữ) vào bệnh án hoặc sổ sức khỏe.

Điều 20. Quản lý đồ lưu ký

1. Phạm nhân khi đến trại giam chp hành án phạt tù hoặc đang chấp hành án có tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá; vàng bạc, đá quý, kim loại quý, đồng hồ, đồ trang sức quý, hiếm; quần áo chưa sử dụng hoặc đồ vật có giá trị khác; các loại giấy tờ nêu tại Khoản 8 Điều 23 Nội quy này thì phải gửi vào lưu ký của trại giam và được nhận lại khi ra trại hoặc bàn giao khi chuyển trại khác.

2. Phạm nhân có nhu cầu được chuyển tiền, đồ vật cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp thì trại giam có trách nhiệm thực hiện giao trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Phạm nhân phải chịu cước phí khi gửi qua bưu điện.

3. Trường hợp phạm nhân chết, số tiền lưu ký còn lại chưa sử dụng, đvật gi lưu ký và những đvật cá nhân khác của phạm nhân được bàn giao cho thân nhân, nếu không còn thân nhân hoặc thân nhân không đến nhận thì đề nghị giải quyết theo pháp luật. Việc giao, nhận phải được lập biên bản.

Điều 21. Việc nhận và sử dụng tiền mặt của phạm nhân

1. Khi gặp thân nhân, phạm nhân được nhận tiền mặt. Ngoài ra mỗi tháng 02 lần, phạm nhân được nhận tiền do thân nhân gửi đến. Trại giam trực tiếp quản lý tiền mặt của phạm nhân. Trong thời gian thi hành án phạt tù, phạm nhân không được sử dụng tiền mặt, các loại giấy tờ có giá, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim loại quý, đồng hồ, đồ trang sức. Phạm nhân mua lương thực, thực phẩm và hàng hóa để phục vụ đời sống sinh hoạt, gửi điện tín, liên lạc điện thoại bằng hình thức thanh toán qua “Sổ theo dõi tiền gửi lưu ký và mua hàng căng tin của phạm nhân”.

2. Thân nhân đến thăm gặp cho phạm nhân tiền, cán bộ làm nhiệm vụ khi thăm gặp có trách nhiệm nhận và ký vào Sthăm gặp, nếu chưa có Sổ thăm gặp thì phải ghi giấy biên nhận cho người gửi tiền; ghi số tiền vào “Sổ theo dõi tiền gửi lưu ký và mua hàng căng tin của phạm nhân”. Thân nhân gửi tiền qua đường bưu điện cho phạm nhân thì Giám thị trại giam cử cán bộ đến bưu điện nhận tiền, sau đó ghi số tiền này vào “Sổ theo dõi tiền gửi lưu ký và mua hàng căng tin của phạm nhân”, đồng thời bàn giao tiền cho tài chính của trại giam quản lý chặt chẽ qua hệ thống sổ, kế toán, tài chính của đơn vị theo quy định của pháp luật.

3. Tiền thưởng, thu nhập hp pháp khác được ghi vào “Sổ theo dõi tiền gửi lưu ký và mua hàng căng tin của phạm nhân” đphạm nhân sử dụng, gửi vcho gia đình hoặc nhận khi chấp hành xong án phạt tù.

4. Mỗi tháng phạm nhân được mua lương thực, thực phẩm để ăn thêm nhưng không quá 3 lần định lượng ăn trung bình hàng tháng theo quy định của Nhà nước (định lượng này được quy ra tiền). Tiền mua các loại hàng hóa khác phục vụ sinh hoạt hàng ngày không tính vào tiền phạm nhân mua ăn thêm.

5. Phạm nhân có tiền, đồ vật gửi lưu ký khi chuyển trại khác, bên giao có trách nhiệm bàn giao số tiền, đồ vật cho nơi tiếp nhận. Việc giao, nhận phải được lập biên bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận và phạm nhân.

Điều 22. Việc liên lạc điện thoại với thân nhân của phạm nhân

1. Các trại giam phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông địa phương lắp đặt điện thoại và tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân. Cước phí tính theo giá của cơ quan bưu chính viễn thông và do phạm nhân chi trả.

2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 05 phút. Phạm nhân là người chưa thành niên được liên lạc điện thoại với thân nhân mỗi tháng không quá 4 lần, mỗi lần không quá 10 phút. Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy trại giam, có thành tích trong lao động, học tập thì Giám thị trại giam quyết định tăng thêm mỗi tháng 01 lần không quá 05 phút. Khi liên lạc điện thoại với thân nhân, phạm nhân phải đăng ký nội dung liên lạc, nói bằng tiếng Việt, trường hợp không biết tiếng Việt thì phải có người biết tiếng đó giám sát. Trường hợp cấp bách liên quan trực tiếp đến quyền lợi chính đáng của phạm nhân thì Giám thị trại giam quyết định thêm thời gian và nội dung liên lạc qua điện thoại.

3. Phạm nhân đang bị thi hành kỷ luật phạt giam tại buồng kỷ luật hoặc đang bị xem xét để xử lý kỷ luật, phạm nhân bị khởi tố điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm khác thì không được liên lạc điện thoại với thân nhân.

4. Mọi cuộc điện thoại của phạm nhân với thân nhân phải có cán bộ giám sát. Giám thị trại giam bố trí buồng gọi điện thoại, cử cán bộ có khả năng giám sát chặt chẽ nội dung trao đổi thông tin. Nếu phát hiện nội dung trao đi không đúng với nội dung đã đăng ký, trái với yêu cầu giáo dục, quản lý, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự thì phải dừng ngay cuộc gọi, trường hợp cần thiết phải lập biên bản, đề xuất xử lý kỷ luật phạm nhân vi phạm.

5. Cán bộ giám sát phải cập nhật thông tin vào Sổ theo dõi việc liên lạc điện thoại với thân nhân của phạm nhân.

6. Nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên hoặc người khác cho phạm nhân dùng điện thoại của mình để liên lạc. Nghiêm cấm phạm nhân sử dụng điện thoại của người khác đliên lạc.

Chương IV

ĐỒ VẬT CẤM VÀ XỬ LÝ KHI ĐƯA ĐỒ VẬT CẤM VÀO TRẠI GIAM

Điều 23. Đồ vật cấm phạm nhân đưa vào trại giam

1. Các loại vũ khí, vật liệu nổ: vũ khí quân dụng các loại; các loại súng săn; vũ khí thô sơ; vũ khí thể thao, vũ khí tự chế và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự; vật liệu nổ gồm thuốc nổ và phụ kiện nổ các loại.

2. Công cụ hỗ trợ: các loại súng bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này; các loại phương tiện sử dụng để xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, gây ngứa; các loại lựu đạn khói, lựu đạn hơi cay, quả n; các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, mũ chống đạn, cung, tên, nỏ, ná, khóa số 8 và các loại công cụ hỗ trợ khác.

3. Chất gây mê, chất độc, chất cháy, chất gây cháy, chất gây ngứa, chất phóng xạ, hóa chất, độc dược.

4. Các chất ma túy; thuốc tân dược có chất gây nghiện (trừ trường hợp có chỉ định của cơ quan y tế có thẩm quyền).

5. Rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào và các chất kích thích khác.

6. Các đồ dùng bằng kim loại và các đồ vật khác như: dây lưng, dây điện, dây đàn, các loại dây khác có thể dùng để gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của phạm nhân, đồ làm bằng sành, sứ, đá, đất nung, thủy tinh, phích nước, đồ vật sắc nhọn và các đồ vật có thể làm hung khí.

7. Tiền mặt, ngoại tệ, các loại giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý.

8. Các loại giấy tờ khác như: chứng minh nhân dân, chứng minh lực lượng vũ trang, hộ chiếu, Sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận nghề, các loại thẻ, bằng cấp, chứng chỉ và các loại giấy tờ chứng nhận khác.

9. Các loại thiết bị kỹ thuật, điện tử: các loại máy ghi âm, ghi hình, máy nghe, nhìn, điện thoại, bộ đàm và các loại máy thu phát tín hiệu khác (trừ những thiết bị y tế theo chỉ định của cơ quan y tế có thẩm quyền).

10. Các loại ấn phẩm: sách, báo bằng tiếng nước ngoài, các ấn phẩm về tôn giáo, tín ngưỡng chưa qua kiểm duyệt; tranh, ảnh, phim, băng, đĩa có nội dung mê tín dị đoan, phản động, đồi trụy; các loại bài lá và các loại sách, báo, ấn phẩm gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản , giáo dục phạm nhân.

11. Các đồ vật khác có thể gây mất an toàn trại giam, gây nguy hại cho bản thân phạm nhân và người khác, ảnh hưởng xấu đến vệ sinh môi trường hoặc để sdụng vào mục đích đánh bạc.

Điều 24. Thu giữ, bảo quản đồ vật cấm

1. Khi phát hiện đồ vật cấm đưa vào trại giam, cán bộ trại giam phải lập biên bản, yêu cầu người vi phạm làm bản tường trình, ghi lời khai phạm nhân, ngưi làm chứng (nếu có). Trong biên bản phải mô tả cụ thể, đúng thực trạng về số lượng, trọng lượng, chủng loại, hình dáng, kích thước, màu sắc và các đặc điểm khác của vật cấm; đồng thời niêm phong đối với đồ vật cần niêm phong.

2. Đồ vật cấm đã được thu giữ phải được bảo quản chặt chẽ, có biên bản giao nhận, có sổ theo dõi, không để mất, hư hỏng.

3. Trại giam có trách nhiệm bố trí kho lưu giữ, bảo quản và người quản lý đvật cm.

Điều 25. Xử lý khi đưa vật cấm vào trại giam

1. Đối với hành vi đưa vật cấm quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và đồ vật quy định tại Khoản 7, 8 (nếu có dấu hiệu nghi là giả) Điều 23 Nội quy này đến mức phải xử lý về hình sự, giám thị trại giam tiến hành lập biên bản thu giữ đồ vật, niêm phong (nếu đồ vật cần niêm phong); biên bản ghi lời khai phạm nhân vi phạm và người làm chứng (nếu có), sau đó chuyển hồ sơ cùng đồ vật thu được cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong quân đội giải quyết tiếp.

2. Đối với đồ vật cấm quy định tại Khoản 7 Điều 23 Nội quy này thì tịch thu sung quỹ Nhà nước.

3. Đối với đồ vật cấm quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 23 (nếu chưa đến mức xử lý về hình sự) và đồ vật cấm quy định tại khoản 7, 8 Điều 23 nếu là giả nhưng chưa đến mức xử lý về hình sự; đồ vật cấm quy định tại các Khoản 5, 6, 9, 10, 11 Điều 23 Nội quy này thì tổ chức tiêu hủy hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền đxử lý theo pháp luật.

4. Đối với đồ vật cấm quy định tại Khoản 8 Điều 23 Nội quy này thì đưa vào kho lưu giữ để phạm nhân gửi về cho thân nhân hoặc trả lại cho phạm nhân sau khi chấp hành xong án phạt tù.

5. Việc xử lý đồ vật cấm phải thành lập hội đồng xử lý, do giám thị trại giam làm chủ tịch, phó giám thị, đội trưởng đội quản giáo, đội trưởng đội cảnh vệ tư pháp (vệ binh), cán bộ y tế, trợ lý giam giữ kiêm hồ sơ, nhân viên tài chính làm thành viên.

Điều 26. Hồ sơ xử lý đồ vật cấm

1. Hồ sơ xử lý đồ vật cấm bao gồm:

a) Biên bản thu giữ, niêm phong (nếu đồ vật có niêm phong);

b) Bản tường trình của phạm nhân;

c) Biên bản ghi lời khai phạm nhân vi phạm và người làm chứng;

d) Bản kiểm điểm của phạm nhân vi phạm;

đ) Báo cáo của cán bộ thu giữ vật cấm;

e) Kết luận của Hội đồng kỷ luật trại giam hoặc của cơ quan điều tra trong trường hợp hành vi vi phạm không bị xử lý về hình sự;

g) Báo cáo đề nghị hình thức kỷ luật phạm nhân vi phạm;

h) Quyết định kỷ luật phạm nhân vi phạm;

i) Biên bản xlý đồ vật cấm (biên bản bàn giao, biên bản tiêu hủy, biên bản trả lại cho phạm nhân).

2. Hồ sơ xử lý đồ vật cấm phải được lưu trong hồ sơ phạm nhân./.





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.