Thông tư 13/2020/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư 35/2017/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: 13/2020/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Lê Đình Thọ
Ngày ban hành: 29/06/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 14/07/2020 Số công báo: Từ số 675 đến số 676
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2020/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2020

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 50/2015/TT-BGTVT NGÀY 23 THÁNG 9 NĂM 2015 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 11/2010/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 02 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ THÔNG TƯ SỐ 35/2017/TT-BGTVT NGÀY 09 THÁNG 10 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 50/2015/TT-BGTVT NGÀY 23 THÁNG 9 NĂM 2015 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 11/2010/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 02 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT) và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT).

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

“Điều 13. Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ, đường bộ cao tốc đang khai thác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải

1. Bộ Giao thông vận tải chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông của đường bộ cao tốc, trừ công trình điện lực có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống.

2. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải quản lý đối với các trường hợp:

a) Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ có tổng chiều dài lớn hơn 01 km, trừ công trình điện lực có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống;

b) Công trình điện lực có cấp điện áp lớn hơn 35 kV (trừ đường dây tải điện giao cắt phía trên quốc lộ có cột nằm ngoài phạm vi hành lang an toàn của quốc lộ); đường ống cấp, thoát nước có đường kính lớn hơn 200 mm; công trình thủy lợi, thủy điện, băng tải; đường ống năng lượng, hóa chất; công trình xây dựng cầu, cống cắt ngang qua quốc lộ;

c) Xây dựng công trình thiết yếu liên quan đến phạm vi quản lý của từ hai cơ quan quản lý quốc lộ trở lên;

d) Xây dựng công trình thiết yếu lắp đặt vào cầu có tổng chiều dài phần kết cấu nhịp lớn hơn 100 m; xây dựng công trình thiết yếu trong hầm đường bộ.

3. Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của các tuyến quốc lộ, đường cao tốc được giao quản lý như sau:

a) Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ được giao quản lý, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;

b) Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công công trình thiết yếu đối với các trường hợp: sửa chữa công trình thiết yếu; công trình điện lực có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ và đường cao tốc; công trình đường dây tải điện, thông tin, viễn thông giao cắt phía trên đường bộ có cột nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ nhưng bảo đảm quy định về phạm vi bảo vệ trên không, giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP và Thông tư này.

4. Hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu bao gồm:

a) Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản vẽ thiết kế của dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế công trình thiết yếu (thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công), báo cáo kinh tế - kỹ thuật bao gồm các thông tin về vị trí và lý trình công trình đường bộ tại nơi xây dựng công trình thiết yếu; bản vẽ thể hiện diện tích, kích thước công trình thiết yếu trên mặt bằng công trình đường bộ và trong phạm vi đất dành cho đường bộ; bản vẽ thể hiện mặt đứng và khoảng cách theo phương thẳng đứng từ công trình thiết yếu bên trên hoặc bên dưới đến bề mặt công trình đường bộ, khoảng cách theo phương ngang từ cột, tuyến đường dây, đường ống, bộ phận khác của công trình thiết yếu đến mép ngoài rãnh thoát nước dọc, mép mặt đường xe chạy hoặc mép ngoài cùng của mặt đường bộ; bộ phận công trình đường bộ phải đào, khoan khi xây dựng công trình thiết yếu; thiết kế kết cấu và biện pháp thi công hoàn trả công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ bị đào hoặc ảnh hưởng do thi công công trình thiết yếu;

c) Đối với công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi dải phân cách giữa của đường bộ, ngoài hồ sơ quy định tại các điểm a và b khoản này phải có thông tin về khoảng cách theo phương thẳng đứng từ công trình thiết yếu đến bề mặt dải phân cách giữa, từ công trình thiết yếu đến mép ngoài dải phân cách giữa;

d) Công trình thiết yếu lắp đặt vào cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ có kết cấu phức tạp khác ngoài hồ sơ quy định tại các điểm a và b khoản này phải có báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế;

đ) Trường hợp chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu, hồ sơ đề nghị bao gồm đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 1a và hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Thông tư này.

5. Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

6. Thời hạn giải quyết:

a) Đối với hồ sơ chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu: thời hạn giải quyết trong 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định;

b) Trường hợp chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu, thời hạn giải quyết theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 14 Thông tư này.

7. Trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày có văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công công trình thiết yếu mà chủ công trình thiết yếu chưa triển khai thi công hoặc chưa hoàn thành thủ tục cấp phép thi công thì phải thực hiện gia hạn văn bản chấp thuận. Thủ tục gia hạn quy định như sau:

a) Đơn đề nghị gia hạn theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Thời gian giải quyết: trong 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị gia hạn;

c) Thời gian gia hạn: chỉ thực hiện việc gia hạn 01 lần với thời gian không quá 12 tháng;

d) Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:

“Điều 14. Cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ, đường bộ cao tốc đang khai thác

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thi công là Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải được giao quản lý quốc lộ, đường cao tốc, đường đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi được giao quản lý.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thi công công trình thiết yếu bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thi công công trình theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) 02 (hai) bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công và biện pháp tổ chức thi công đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (bản chính). Nội dung bản vẽ thiết kế thi công thể hiện quy mô công trình, hạng mục công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các nội dung quy định tại các điểm b, c, d khoản 4 Điều 13; biện pháp tổ chức thi công thể hiện phương án thi công, phương án bảo đảm an toàn trong thi công xây dựng, an toàn giao thông và tổ chức giao thông.

3. Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

4. Thời hạn cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu:

a) Không quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Không quá 4 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định (không tính thời gian kiểm tra hiện trường) đối với chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình điện từ 35 kV trở xuống có tổng chiều dài nhỏ hơn 01 km xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trường hợp phải kiểm tra hiện trường thì thời hạn chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công không quá 10 ngày làm việc.

5. Cơ quan cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá, tham gia nghiệm thu và tham gia xác nhận hết bảo hành đối với công tác hoàn trả kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do thi công xây dựng, sửa chữa công trình thiết yếu.”.

3. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 19 như sau:

“c) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì có văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu, cấp giấy phép thi công công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trường hợp không chấp thuận, không cấp giấy phép, không chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.”.

Điều 2. Bãi bỏ một số điểm, khoản, điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

1. Bãi bỏ khoản 3 Điều 21, điểm d khoản 2 Điều 23, điểm d khoản 1 Điều 24 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2. Bãi bỏ khoản 6, khoản 7 và điểm d, điểm đ khoản 10 Điều 1 Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2020.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng thuộc Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng;
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải;
- Báo GT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHTGT (5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đình Thọ

 

Điều 13. Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đang khai thác

1. Bộ Giao thông vận tải chấp thuận đối với công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc.

2. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận đối với các dự án sau:

a) Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có tổng chiều dài lớn hơn 1 km trên các tuyến, đoạn tuyến đường bộ;

b) Công trình xây dựng đường dây điện 35 kV trở lên; đường ống cấp, thoát nước có đường kính trên 200 milimét; các công trình thủy lợi, băng tải; các đường ống năng lượng, hóa chất nguy hiểm có nguy có cháy nổ, ăn mòn kim loại; các công trình có xây dựng cầu, cống cắt qua đường bộ;

c) Xây dựng công trình thiết yếu có liên quan đến phạm vi quản lý của từ hai cơ quan trực tiếp quản lý quốc lộ trở lên;

d) Xây dựng công trình thiết yếu lắp đặt vào cầu có tổng chiều dài phần nhịp lớn hơn 100 mét; hầm đường bộ.

3. Cục Quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải chấp thuận đối với:

a) Xây dựng công trình thiết yếu có liên quan đến đường được giao quản lý và không thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 1, 2 Điều này;

b) Dự án sửa chữa công trình thiết yếu liên quan đến quốc lộ được giao quản lý.

4. Hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu:

a) Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Hồ sơ thiết kế trong đó có bình đồ, trắc dọc, trắc ngang vị trí đoạn tuyến có xây dựng công trình. Nếu hồ sơ thiết kế là hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, đối với công trình thiết yếu xây lắp qua cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác, phải có Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế (bản sao có công chứng);

c) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

5. Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

6. Thời hạn giải quyết: trong 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ theo quy định.

7. Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu có giá trị trong thời gian 18 tháng kể từ ngày ban hành; nếu quá 18 tháng, phải thực hiện thủ tục gia hạn. Thủ tục gia hạn quy định như sau:

a) Đơn đề nghị gia hạn chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của chủ công trình theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Thời gian giải quyết: trong 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn gia hạn theo quy định;

c) Thời gian gia hạn: chỉ thực hiện việc gia hạn 01 lần với thời gian không quá 12 tháng;

d) Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 35/2017/TT-BGTVT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

“Điều 13. Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đang khai thác

1. Bộ Giao thông vận tải chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc.

2. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu đối với các trường hợp sau:

a) Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đang khai thác có tổng chiều dài lớn hơn 01 km;

b) Công trình điện lực có cấp điện áp trên 35 kV (trừ đường dây tải điện vượt qua quốc lộ có cột nằm ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ); đường ống cấp, thoát nước có đường kính trên 200 milimét; công trình thủy lợi, băng tải; đường ống năng lượng, hóa chất nguy hiểm có nguy cơ cháy nổ, ăn mòn kim loại; công trình xây dựng cầu, cống cắt qua quốc lộ;

c) Xây dựng công trình thiết yếu liên quan đến phạm vi quản lý của từ 02 (hai) cơ quan trực tiếp quản lý quốc lộ trở lên;

d) Xây dựng công trình thiết yếu lắp đặt vào cầu có tổng chiều dài phần kết cấu nhịp lớn hơn 100 mét, hầm đường bộ.

3. Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu như sau:

a) Xây dựng công trình thiết yếu có liên quan đến quốc lộ được giao quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu cùng thời điểm với cấp phép thi công công trình thiết yếu áp dụng đối với dự án sửa chữa công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đang khai thác; công trình đường dây tải điện, thông tin, viễn thông vượt phía trên đường bộ có cột nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ nhưng phải bảo đảm quy định về phạm vi bảo vệ trên không, giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Thông tư này.

4. Hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu:

a) Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) 01 (một) bộ hồ sơ, bản vẽ thiết kế của dự án đầu tư hoặc hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công công trình có đầy đủ các thông tin sau: vị trí, lý trình đường bộ xây dựng công trình thiết yếu; kích thước công trình thiết yếu trên mặt bằng công trình đường bộ và trong phạm vi đất dành cho đường bộ; khoảng cách theo phương thẳng đứng từ công trình thiết yếu bên trên hoặc bên dưới đến bề mặt công trình đường bộ; khoảng cách theo phương ngang từ cột, tuyến đường dây, đường ống, bộ phận khác của công trình thiết yếu đến mép ngoài rãnh thoát nước dọc, mép mặt đường xe chạy hoặc mép ngoài cùng của mặt đường bộ.

Đối với công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi dải phân cách giữa của đường bộ phải có thông tin về khoảng cách theo phương thẳng đứng từ công trình thiết yếu đến mặt đất, từ công trình thiết yếu đến mép ngoài dải phân cách giữa.

Công trình thiết yếu xây lắp qua cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác phải có báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế;

c) Trường hợp chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu, đơn đề nghị và hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này.

5. Trình tự cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

6. Thời hạn giải quyết:

a) Đối với hồ sơ chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu: trong 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định;

b) Trường hợp chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu, thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư này.

7. Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công công trình thiết yếu có giá trị trong thời gian 18 tháng kể từ ngày ban hành; nếu quá 18 tháng, phải thực hiện thủ tục gia hạn. Thủ tục gia hạn quy định như sau:

a) Đơn đề nghị gia hạn chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của chủ công trình theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hanh kèm theo Thông tư này;

b) Thời gian giải quyết: trong 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn gia hạn theo quy định;

c) Thời gian gia hạn: chỉ thực hiện việc gia hạn 01 lần với thời gian không quá 12 tháng;

d) Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.”.*

Xem nội dung VB
Điều 14. Cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thi công là Cục Quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải được giao quản lý tuyến.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu:

a) Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

c) 02 bản thiết kế bản vẽ thi công, trong đó có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

3. Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

4. Thời hạn giải quyết: trong 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu hạng mục công trình đường bộ.

*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Thông tư 35/2017/TT-BGTVT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:

“Điều 14. Cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đang khai thác

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thi công là Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải được giao quản lý tuyến và các tuyến đầu tư xây dựng, vận hành khai thác theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công công trình thiết yếu bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13, đơn đề nghị theo mẫu tại Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 13;

c) 02 (hai) bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công và biện pháp tổ chức thi công đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (bản chính). Nội dung bản vẽ thiết kế thi công thể hiện quy mô công trình, hạng mục công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các nội dung quy định tại điểm b khoản 4 Điều 13; biện pháp tổ chức thi công thể hiện phương án thi công phương án bảo đảm an toàn trong thi công xây dựng, an toàn giao thông và tổ chức giao thông.

3. Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

4. Thời hạn cấp giấy phép thi công không quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định; thời hạn chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu không quá 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Cơ quan cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá nghiệm thu và tham gia xác nhận hết bảo hành đối với công tác hoàn trả kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do thi công xây dựng, sửa chữa công trình thiết yếu.*

Xem nội dung VB
Điều 19. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục hành chính
...

2. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.
...

c) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, có văn bản chấp thuận hoặc cấp Giấy phép thi công. Trường hợp không chấp thuận hoặc không cấp phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Xem nội dung VB
Điều 21. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào quốc lộ
...

3. Khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề (tính từ điểm giữa của cửa hàng) đấu nối đường dẫn ra, vào quốc lộ phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, đồng thời phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu, như sau:

a) Trong khu vực nội thành, nội thị: đối với tuyến đường có dải phân cách giữa, khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề cùng phía dọc theo mỗi bên tuyến quốc lộ không nhỏ hơn 1.000 mét; đối với tuyến đường không có dải phân cách giữa, khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề dọc theo mỗi bên của đoạn tuyến quốc lộ không nhỏ hơn 2.000 mét;

*Điểm này được sửa đổi Điểm d Khoản 10 Điều 1 Thông tư 35/2017/TT-BGTVT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
10. Sửa đổi, bổ sung ... điểm a... khoản 3 ... Điều 21 như sau:
...
d) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 21 như sau:

“a) Trong khu vực nội thành, nội thị: theo quy hoạch đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”.*

b) Ngoài khu vực nội thành, nôi thị: đối với đường có dải phân cách giữa, có đủ quỹ đất để xây dựng làn chuyển tốc (phương tiện qua nút giao chỉ rẽ phải), khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề cùng phía dọc theo mỗi bên của đoạn quốc lộ không nhỏ hơn 6.000 mét; đối với tuyến đường không có dải phân cách giữa, khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề dọc theo mỗi bên của đoạn tuyến quốc lộ không nhỏ hơn 12.000 mét.

*Khoản này được bổ sung bởi Điểm đ Khoản 10 Điều 1 Thông tư 35/2017/TT-BGTVT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
10. ... bổ sung ... điểm a, c, d, đ khoản 3 ... Điều 21 như sau:
...
đ) Bổ sung điểm c, d, đ khoản 3 Điều 21 như sau:

“c) Đối với trường hợp cửa hàng xăng dầu nằm ngoài khu vực nội thành, nội thị, giáp ranh với khu vực nội thành, nội thị, khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề cùng phía được áp dụng như quy định đối với khu vực ngoài đô thị và được tính từ cửa hàng xăng dầu gần nhất trong khu vực nội thành, nội thị;

d) Đối với các đoạn tuyến quốc lộ chạy dọc, liền kề với tuyến đường sắt, sông suối, vực sâu, khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề được áp dụng như quy định đối với tuyến đường có dải phân cách giữa;

đ) Đối với cửa hàng xăng dầu được quy hoạch ở lân cận hoặc trùng với điểm đấu nối của đường nhánh khác, phải điều chỉnh để tại vị trí đó chỉ tồn tại một điểm đấu nối theo hướng ưu tiên điểm đấu nối của công trình có trước hoặc sử dụng chung.”.*
...

Điều 23. Trình tự thực hiện quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ
...

2. Khảo sát, thống kê
...

d) Cửa hàng xăng dầu đã xây dựng theo quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Bộ Công Thương) phê duyệt, trong đó phân loại cửa hàng xăng dầu đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép và không cho phép sử dụng tạm thời hành lang an toàn đường bộ để làm đường dẫn ra, vào; trường hợp địa phương chưa có quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu, cơ quan được giao nhiệm vụ quy hoạch các điểm đấu nối phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về công thương cấp tỉnh lập quy hoạch các điểm đấu nối là đường dẫn ra, vào cửa hàng xăng dầu.

Điều 24. Hồ sơ quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ

1. Thuyết minh quy hoạch các điểm đấu nối:
...

d) Quy hoạch hệ thống các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

“Điều 13. Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đang khai thác

1. Bộ Giao thông vận tải chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc.

2. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu đối với các trường hợp sau:

a) Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đang khai thác có tổng chiều dài lớn hơn 01 km;

b) Công trình điện lực có cấp điện áp trên 35 kV (trừ đường dây tải điện vượt qua quốc lộ có cột nằm ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ); đường ống cấp, thoát nước có đường kính trên 200 milimét; công trình thủy lợi, băng tải; đường ống năng lượng, hóa chất nguy hiểm có nguy cơ cháy nổ, ăn mòn kim loại; công trình xây dựng cầu, cống cắt qua quốc lộ;

c) Xây dựng công trình thiết yếu liên quan đến phạm vi quản lý của từ 02 (hai) cơ quan trực tiếp quản lý quốc lộ trở lên;

d) Xây dựng công trình thiết yếu lắp đặt vào cầu có tổng chiều dài phần kết cấu nhịp lớn hơn 100 mét, hầm đường bộ.

3. Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu như sau:

a) Xây dựng công trình thiết yếu có liên quan đến quốc lộ được giao quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu cùng thời điểm với cấp phép thi công công trình thiết yếu áp dụng đối với dự án sửa chữa công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đang khai thác; công trình đường dây tải điện, thông tin, viễn thông vượt phía trên đường bộ có cột nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ nhưng phải bảo đảm quy định về phạm vi bảo vệ trên không, giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Thông tư này.

4. Hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu:

a) Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) 01 (một) bộ hồ sơ, bản vẽ thiết kế của dự án đầu tư hoặc hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công công trình có đầy đủ các thông tin sau: vị trí, lý trình đường bộ xây dựng công trình thiết yếu; kích thước công trình thiết yếu trên mặt bằng công trình đường bộ và trong phạm vi đất dành cho đường bộ; khoảng cách theo phương thẳng đứng từ công trình thiết yếu bên trên hoặc bên dưới đến bề mặt công trình đường bộ; khoảng cách theo phương ngang từ cột, tuyến đường dây, đường ống, bộ phận khác của công trình thiết yếu đến mép ngoài rãnh thoát nước dọc, mép mặt đường xe chạy hoặc mép ngoài cùng của mặt đường bộ.

Đối với công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi dải phân cách giữa của đường bộ phải có thông tin về khoảng cách theo phương thẳng đứng từ công trình thiết yếu đến mặt đất, từ công trình thiết yếu đến mép ngoài dải phân cách giữa.

Công trình thiết yếu xây lắp qua cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác phải có báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế;

c) Trường hợp chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu, đơn đề nghị và hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này.

5. Trình tự cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

6. Thời hạn giải quyết:

a) Đối với hồ sơ chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu: trong 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định;

b) Trường hợp chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu, thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư này.

7. Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công công trình thiết yếu có giá trị trong thời gian 18 tháng kể từ ngày ban hành; nếu quá 18 tháng, phải thực hiện thủ tục gia hạn. Thủ tục gia hạn quy định như sau:

a) Đơn đề nghị gia hạn chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của chủ công trình theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hanh kèm theo Thông tư này;

b) Thời gian giải quyết: trong 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn gia hạn theo quy định;

c) Thời gian gia hạn: chỉ thực hiện việc gia hạn 01 lần với thời gian không quá 12 tháng;

d) Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.”.

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:

“Điều 14. Cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đang khai thác

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thi công là Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải được giao quản lý tuyến và các tuyến đầu tư xây dựng, vận hành khai thác theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công công trình thiết yếu bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13, đơn đề nghị theo mẫu tại Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 13;

c) 02 (hai) bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công và biện pháp tổ chức thi công đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (bản chính). Nội dung bản vẽ thiết kế thi công thể hiện quy mô công trình, hạng mục công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các nội dung quy định tại điểm b khoản 4 Điều 13; biện pháp tổ chức thi công thể hiện phương án thi công phương án bảo đảm an toàn trong thi công xây dựng, an toàn giao thông và tổ chức giao thông.

3. Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

4. Thời hạn cấp giấy phép thi công không quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định; thời hạn chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu không quá 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Cơ quan cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá nghiệm thu và tham gia xác nhận hết bảo hành đối với công tác hoàn trả kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do thi công xây dựng, sửa chữa công trình thiết yếu.
...

10. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a, c, d, đ khoản 3, khoản 4 Điều 21 như sau:
...

d) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 21 như sau:

“a) Trong khu vực nội thành, nội thị: theo quy hoạch đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”.

đ) Bổ sung điểm c, d, đ khoản 3 Điều 21 như sau:

“c) Đối với trường hợp cửa hàng xăng dầu nằm ngoài khu vực nội thành, nội thị, giáp ranh với khu vực nội thành, nội thị, khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề cùng phía được áp dụng như quy định đối với khu vực ngoài đô thị và được tính từ cửa hàng xăng dầu gần nhất trong khu vực nội thành, nội thị;

d) Đối với các đoạn tuyến quốc lộ chạy dọc, liền kề với tuyến đường sắt, sông suối, vực sâu, khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề được áp dụng như quy định đối với tuyến đường có dải phân cách giữa;

đ) Đối với cửa hàng xăng dầu được quy hoạch ở lân cận hoặc trùng với điểm đấu nối của đường nhánh khác, phải điều chỉnh để tại vị trí đó chỉ tồn tại một điểm đấu nối theo hướng ưu tiên điểm đấu nối của công trình có trước hoặc sử dụng chung.”.

Xem nội dung VB