Thông tư 13/2018/TT-BNV sửa đổi khoản 8 mục III Thông tư 79/2005/TT-BNV hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
Số hiệu: 13/2018/TT-BNV Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ Người ký: Nguyễn Duy Thăng
Ngày ban hành: 19/10/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 03/11/2018 Số công báo: Từ số 1021 đến số 1022
Lĩnh vực: Lao động, Cán bộ, công chức, viên chức, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2018/TT-BNV

Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2018

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI KHOẢN 8 MỤC III THÔNG TƯ SỐ 79/2005/TT-BNV NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 2005 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ HƯỚNG DẪN CHUYỂN XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC KHI THAY ĐỔI CÔNG VIỆC VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC CHUYỂN CÔNG TÁC TỪ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG, CƠ YẾU VÀ CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀO LÀM VIỆC TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ NƯỚC

Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009, Nghị định số 14/2012/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012, Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 và Nghị định số 117/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyn dụng, sử dụng và quản lý công chức đã được sửa đi, bổ sung tại Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyn dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tiền lương;

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư sửa đổi khoản 8 mục III Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chuyn xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đi công việc và các trường hợp được chuyn công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Điều 1. Sửa đổi khoản 8 mục III Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ như sau:

“8. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp (sau đây gọi chung là người giữ chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty, công ty) được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật vào làm cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, nếu thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương; các trường hợp còn lại thực hiện việc xếp lương như sau:

a) Xếp lương ngạch chuyên viên cao cấp hoặc ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên cao cấp (sau đây gọi chung là ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương):

Những trường hợp đã có thời gian xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương hoặc có đủ 03 điều kiện sau thì được xem xét xếp lương ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương:

Thứ nhất, đang giữ chức danh quản lý Tập đoàn, Tng công ty được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm vào vị trí chức danh ở các cơ quan Trung ương có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 1,0 trở lên hoặc chức danh ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,9 trở lên;

Thứ hai, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với công việc yêu cầu trình độ đại học từ đủ 16 năm trở lên (nếu có thời gian đt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), trong đó có thời gian giữ chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty, công ty tối thiểu 10 năm;

Thứ ba, đã xếp hệ số lương đóng bảo hiểm xã hội của chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty theo quy định của Chính phủ trừ hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh dự kiến bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm bằng hoặc lớn hơn hệ số lương bậc 1 của ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.

Việc xếp lương được thực hiện như sau:

Trường hợp đã có thời gian xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương thì căn cứ vào thời gian hưởng bậc lương ở ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương đó và thời gian giữ chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty, công ty để xếp lên bậc lương cao hơn hoặc tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên, chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung của ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;

Trường hợp chưa xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương, thì tính từ ngày có đủ đồng thời điều kiện thứ hai và điều kiện thứ ba tại Điểm a này được tính xếp bậc 1 của ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc kể từ ngày được tính xếp bậc 1 của ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương trở về sau được tính để xếp lên bậc lương cao hơn hoặc tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên, chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung của ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.

b) Xếp lương ngạch chuyên viên chính hoặc ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên chính (sau đây gọi chung là ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương):

Nhũng trường hợp đã có thời gian xếp lương ở ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương hoặc có đủ 03 điều kiện sau thì được xem xét xếp lương ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương:

Thứ nhất, đang giữ chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty, công ty được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm vào vị trí chức danh ở các cơ quan Trung ương có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,8 trở lên hoặc chức danh ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,7 trở lên;

Thứ hai, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với công việc yêu cầu trình độ đại học từ đủ 10 năm trở lên (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), trong đó có thời gian giữ chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty, công ty tối thiểu 5 năm;

Thứ ba, đã xếp hệ số lương đóng bảo hiểm xã hội của chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty, công ty theo quy định của Chính phủ trừ hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh dự kiến bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm bằng hoặc lớn hơn hệ số lương bậc 1 của ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương.

Việc xếp lương được thực hiện như sau:

Trường hợp đã có thời gian xếp lương ở ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương thì căn cứ vào thời gian hưởng bậc lương ở ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đó và thời gian giữ chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty, công ty để xếp lên bậc lương cao hơn hoặc tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên, chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung của ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;

Trường hợp chưa xếp lương ở ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương, thì tính từ ngày có đủ đồng thời điều kiện thứ hai và điều kiện thứ ba tại Điểm b này được tính xếp bậc 1 của ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc kể từ ngày được tính xếp bậc 1 của ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở về sau được tính để xếp lên bậc lương cao hơn hoặc tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên, chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung của ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương.

c) Các trường hợp còn lại (không thuộc trường hợp áp dụng quy định tại Điểm a hoặc Điểm b nêu trên) được xếp lương ngạch chuyên viên hoặc ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên (sau đây gọi chung là ngạch chuyên viên hoặc tương đương) như sau:

Trường hợp đã có thời gian xếp lương ở ngạch chuyên viên hoặc tương đương thì căn cứ vào thời gian hưởng bậc lương ở ngạch chuyên viên hoặc tương đương đó và thời gian giữ chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty, công ty để xếp lên bậc lương cao hơn hoặc tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên, chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung của ngạch chuyên viên hoặc tương đương;

Trường hợp chưa xếp lương ở ngạch chuyên viên hoặc tương đương, thì tính từ ngày đủ 01 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với công việc yêu cầu trình độ đại học được tính xếp bậc 1 của ngạch chuyên viên hoặc tương đương; thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên 01 năm trở về sau được tính để xếp lên bậc lương cao hơn hoặc tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên, chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung của ngạch chuyên viên hoặc tương đương.

d) Cấp có thẩm quyền chỉ thực hiện việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với việc xếp lương theo quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c nêu trên kể từ ngày có quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm, tuyển dụng đối với các trường hợp đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức được bổ nhiệm. Trường hợp chưa có chứng chỉ quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức hoặc chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp viên chức thì chỉ thực hiện việc xếp lương và trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm, tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền phải cử cán bộ, công chức, viên chức đi học để hoàn thiện tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức trước khi bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức theo thẩm quyền.”

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2018.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Trung ương Đả
ng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ;
- Lưu: VT, Vụ TL(
10).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Duy Thăng

 

III- CÁCH CHUYỂN XẾP LƯƠNG
...
8- Các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng công ty Nhà nước (sau đây gọi chung là chức vụ quản lý doanh nghiệp) được chuyển công tác vào làm việc trong cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

a) Trường hợp trước khi giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp đã được xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức (kể cả viên chức trong công ty Nhà nước):

Căn cứ vào vị trí công việc mới được đảm nhiệm và tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức, viên chức, nếu được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (ngạch tương đương hoặc ngạch thấp hơn so với ngạch đã được xếp trước khi giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp) thì xếp lương theo ngạch đó. Hệ số lương được xếp ở ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm khi chuyển công tác được thực hiện như sau:

Căn cứ vào hệ số lương đã được xếp ở ngạch, bậc công chức, viên chức trước khi giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp (nếu hệ số lương đã được xếp ở ngạch, bậc công chức, viên chức theo hệ số lương cũ trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 thì chuyển đổi sang hệ số lương mới tương ứng) để chuyển xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm. Thời gian giữ bậc lương đã được xếp ở ngạch, bậc công chức, viên chức cho đến khi giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp cộng với thời gian giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn) được tính để nâng bậc lương lần sau hoặc để xếp lên bậc lương cao hơn hoặc tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) trong ngạch được bổ nhiệm theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch được bổ nhiệm đó.

Sau khi chuyển xếp lương vào ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm theo quy định tại điểm a này, nếu hệ số lương được xếp ở ngạch được bổ nhiệm cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn so với hệ số lương chức vụ quản lý doanh nghiệp đang hưởng tại thời điểm chuyển công tác, thì tùy từng trường hợp cụ thể và căn cứ vào tương quan tiền lương nội bộ, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét , quyết định cho hưởng thêm hệ số chêch lệch bảo lưu. Nếu được hưởng hệ số chêch lệch bảo lưu, thì hệ số chêch lệch bảo lưu này (được tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) giảm tương ứng khi cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương hoặc được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trong ngạch bổ nhiệm (khi chuyển công tác) hoặc khi được nâng ngạch.

b) Trường hợp từ trước đến nay chưa xếp lương theo ngạch bậc công chức, viên chức (kể cả viên chức trong công ty Nhà nước), thì Thủ trưởng Bộ, ngành ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào vị trí công việc mới được đảm nhiệm, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức, viên chức và tương quan tiền lương nội bộ, xem xét và có văn bản giải trình quá trình công tác, diễn biến tiền lương và chức vụ (kèm theo dự kiến đề nghị xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức) đối với từng người gửi về Bộ Nội vụ để thống nhất ý kiến trước khi quyết định. Trong thời gian chưa có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì tạm thời giữ nguyên hệ số lương chức vụ quản lý doanh nghiệp đang hưởng tại thời điểm chuyển công tác.

Xem nội dung VB