Thông tư 120/1998/TT-BTC về chế độ thu phí kiểm định phương tiện đo
Số hiệu: 120/1998/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 27/08/1998 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thuế, phí, lệ phí, Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 120/1998/TT-BTC

Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 1998

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 120/1998/TT-BTC NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU LỆ PHÍ KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO

Căn cứ Pháp lệnh Đo lượng ngày 16 tháng 7 năm 1990;
Căn cứ Điều 20, Điều 21 Nghị định số 115/HĐBT ngày 13/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành quy định về việc thi hành Pháp lệnh đo lường;
Căn cứ Quyết định số 276/CT ngày 28/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thống nhất các loại phí và lệ phí;
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu lệ phí kiểm định phương tiện đo như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG NỘP:

Tổ chức, cá nhân có phương tiện đo thuộc danh mục phương tiện đo phải kiểm định nhà nước; khi được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường kiểm định phải nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư này.

II. MỨC THU LỆ PHÍ:

1. Mức thu lệ phí kiểm định phương tiện đo áp dụng theo phụ lục đính kèm Thông tư này.

2. Khi giá cả thị trường biến động (tăng hoặc giảm) trên 20% thì Bộ Tài chính sẽ xem xét điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

III. THỦ TỤC THU, NỘP LỆ PHÍ:

1. Cơ quan tổ chức thu:

Cơ quan quản lý nhà nước về đo lường quy định tại Nghị định số 115/HĐBT ngày 13/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành quy định về việc thi hành Pháp lệnh Đo lường, thực hiện tổ chức thu lệ phí kiểm định phương tiện đo quy định tại Thông tư này (dưới đây gọi chung là cơ quan thu).

2. Thủ tục thu và quản lý tiền thu lệ phí:

a. Tổ chức, cá nhân phải nộp lệ phí kiểm định phương tiện đo trước khi được cấp giấy chứng nhận phương tiện đo đã được kiểm định theo mức thu quy định tại Thông tư này.

Lệ phí kiểm định phương tiện đo thu bằng đồng Việt Nam; khi thu lệ phí phải sử dụng chứng từ thu tiền (biên lai phí, lệ phí) do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành và phải ghi đúng số tiền đã thu trước khi giao cho người nộp tiền lệ phí; người nộp lệ phí có trách nhiệm yêu cầu người thu tiền lệ phí giao chứng từ thu tiền cho mình theo đúng quy định.

Tổ chức, cá nhân không nộp đủ lệ phí theo mức thu quy định tại Thông tư này thì không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo.

b. Tiền thu lệ phí kiểm định phương tiện đo phải nộp ngân sách và tạm sử dụng theo quy định sau đây:

- Cơ quan thu lệ phí được mở tài khoản tạm giữ để quản lý riêng tiền lệ phí kiểm định phương tiện đo tại Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan thu đóng trụ sở. Trường hợp cơ quan thu đã có tài khoản tạm giữ để theo dõi các khoản tiền thu phí, lệ phí thì không phải mở một tài khoản theo dõi riêng tiền thu lệ phí kiểm định phương tiện đo, nhưng vẫn phải mở sổ kế toán để theo dõi riêng khoản lệ phí kiểm định phương tiện đo quy định tại Thông tư này.

- Định kỳ hàng ngày, 5 ngày hoặc chậm nhất là 10 ngày một lần tuỳ theo số tiền lệ phí thu được nhiều hay ít mà cơ quan thu thực hiện nộp tiền lệ phí kiểm định phương tiện đo đã thu được vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước.

- Cơ quan thu lệ phí kiểm định phương tiện đo được tạm trích 15% trên tổng số tiền lệ phí đã thu được trong kỳ để chi phí cho việc tổ chức thu lệ phí theo nội dung chi quy định tại điểm 4 mục này, số còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước.

3. Thủ tục nộp tiền vào ngân sách nhà nước:

- Định kỳ mỗi tháng một lần, cơ quan thu lệ phí phải nộp tờ khai về số tiền lệ phí đã thu được, số tiền lệ phí phải nộp ngân sách (85% tổng số tiền đã thu được) của tháng trước cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước ngày 5 tháng tiếp sau.

- Nhận được tờ khai của cơ quan thu gửi đến, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra tờ khai, đối chiếu với số chứng từ thu đã phát hành và sử dụng để xác định số tiền phải nộp ngân sách trong kỳ và thông báo cho cơ quan thu về số tiền phải nộp, thời hạn nộp, chương, loại, khoản tương ứng, mục 045, tiểu mục 04 Mục lục ngân sách nhà nước quy định. Thông báo phải gửi đến cho cơ quan thu lệ phí trước ba ngày so với ngày phải nộp lệ phí ghi trên thông báo. Thời hạn cơ quan thu phải nộp số tiền lệ phí đã thu của tháng trước vào ngân sách nhà nước ghi trên thông báo chậm nhất không quá ngày 15 của tháng tiếp theo.

- Căn cứ vào thông báo của cơ quan Thuế, cơ quan thu làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tạm giữ nộp vào tài khoản của ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan thu đóng trụ sở.

4. Quản lý sử dụng số tiền được tạm trích:

Cơ quan trực tiếp thu lệ phí được tạm trích 15% (mười lăm phần trăm) số tiền lệ phí thu được trong kỳ để chi phí cho việc tổ chức thu lệ phí kiểm định phương tiện đo theo các nội dung chủ yếu sau đây:

- In (hoặc mua) mẫu đơn, tờ khai, giấy chứng nhận và các hồ sơ liên quan trực tiếp đến việc thu lệ phí (trừ chi phí cho việc kiểm định).

- Chi thưởng cho cán bộ công nhân viên của cơ quan trực tiếp thu lệ phí kiểm định phương tiện đo, mức thưởng tối đa một năm không quá 3 tháng lương thực tế.

- Các khoản chi thường xuyên khác phục vụ việc tổ chức thu lệ phí kiểm định phương tiện đo (trừ chi phí kiểm định).

Toàn bộ số tiền được tạm trích để lại (15%) cơ quan thu phải sử dụng đúng mục đích theo định mức chi của Nhà nước quy định, có chứng từ hợp lý. Hết năm phải quyết toán với cơ quan Tài chính cấp trên và cơ quan Thuế trực tiếp quản lý, nếu chưa sử dụng hết số tiền đã tạm trích thì phải nộp số tiền còn lại vào ngân sách nhà nước theo thủ tục quy định tại điểm 3 mục này. Số tiền đã thực chi đúng mục đích, đúng chế độ và có chứng từ hợp lý thì được giải quyết ghi thu - ghi chi ngân sách nhà nước.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Cơ quan thu lệ phí kiểm định phương tiện đo có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a. Tổ chức thu, thông báo công khai mức thu, thủ tục thu lệ phí tại nơi tổ chức thu lệ phí theo đúng quy định tại Thông tư này.

b. Kê khai thu, nộp lệ phí với Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi cơ quan thu đóng trụ sở; nộp đầy đủ, đúng hạn số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước theo thông báo của cơ quan Thuế;

c. Thực hiện chế độ sổ sách, chứng từ, báo cáo kế toán theo dõi việc thu, nộp tiền lệ phí theo đúng chế độ kế toán, thống kê hiện hành.

2. Cơ quan Thuế, nơi cơ quan thu lệ phí đóng trụ sở, có trách nhiệm cấp biên lai thu lệ phí theo yêu cầu của cơ quan thu, kiểm tra, đôn đốc cơ quan thu lệ phí thực hiện chế độ thu, nộp, sử dụng lệ phí theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này, quản lý và sử dụng biên lai thu tiền; thực hiện sổ, chứng từ kế toán theo đúng chế độ của Bộ Tài chính quy định.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Mọi quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cần phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

 

Phạm Văn Trọng

(Đã Ký)

 

BIỂU MỨC THU LỆ PHÍ KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 120/1998/TT-BTC ngày 27 tháng 8 năm 1998 của Bộ Tài chính)

TT

Tên PTĐ

Phạm vi đo

Cấp hoặc độ chính xác

Phí KĐ (đồng)

 

1

2

3

4

5

6

 

Độ dài

 

 

 

 

1.1

Thước thẳng

 

 

 

 

1.1.1

Thước thương nghiệp

đến 1000mm

 

1500*

 

1.1.2

Thước vạch

đến 1000mm

 

2000*

 

1.1.3

Thước vạch

trên 1000mm

 

+ 1000/1m

 

1.2

Thước cuộn

 

 

 

 

1.2.1

Thước cuộn

đến 10m

 

5000*

 

1.2.2

Thước cuộn

trên 10m

 

+ 1000/1m

 

1.3

Ta xi met

 

 

70000

 

 

Khối lượng

 

 

 

 

2.1

Cân phân tích, cân kỹ thuật

Mức cân lớn nhất

 

 

 

2.1.1

Cân phân tích, cân kỹ thuật

đến 200 g

1

30000

 

2.1.2

Cân phân tích, cân kỹ thuật

đến 200 g

2

20000

 

2.1.3

Cân phân tích, cân kỹ thuật

đến 5 kg

1

40000

 

2.1.4

Cân phân tích, cân kỹ thuật

đến 5 kg

2

30000

 

2.1.5

Cân phân tích, cân kỹ thuật

trên 5 kg

1

60000

 

2.1.6

Cân phân tích, cân kỹ thuật

trên 5 kg

2

40000

 

2.2

Cân thông dụng

Mức cân lớn nhất

 

 

 

2.2.1

Cân treo

đến 10 kg

4

1000*

 

2.2.2

Cân treo

đến 100 kg

4

2000*

 

2.2.3

Cân treo

trên 100 kg

4

3000*

 

2.2.4

Cân đồng hồ lò xo

đến 5 kg

4

1500*

 

2.2.5

Cân đồng hồ lò xo

đến 30 kg

4

2500*

 

2.2.6

Cân đồng hồ lò xo

trên 30 kg

4

4000*

 

2.2.7

Cân đĩa

đến 20 kg

3

3500*

 

2.2.8

Cân đĩa

trên 20 kg

3

5000*

 

2.2.9

Cân bàn

đến 500 kg

3

15000

 

2.2.10

Cân bàn

đến 1000 kg

3

30000

 

2.2.11

Cân bàn

trên 1000 kg

3

40000

 

2.3

Cân ô tô

Mức cân lớn nhất

 

 

 

2.3.1

Cân ô tô

đến 10 tấn

3

160 000

 

2.3.2

Cân ô tô

đến 30 tấn

3

200 000

 

2.3.3

Cân ô tô

đến 60 tấn

3

300 000

 

2.3.4

Cân ô tô

trên 60 tấn

3

400 000

 

2.4

Cân toa xe

Mức cân lớn nhất

 

 

 

2.4.1

Cân toa xe tĩnh

đến 100 tấn

3

500 000

 

2.4.2

Cân toa xe tĩnh

trên 100 tấn

3

700 000

 

2.4.3

Cân toa xe động

đoàn tầu

0,5; 1; 2

3500 000

 

2.5

Cân quá tải

Mức cân lớn nhất

 

 

 

2.5.1

Cân quá tải

đến 10 tấn

4

130 000

 

2.5.2

Cân quá tải

trên 10 tấn

4

160 000

 

2.6

Cân hành lý

Mức cân lớn nhất

 

 

 

2.6.1

Cân hành lý

đến 100 kg

3

10000*

 

2.6.2

Cân hành lý

đến 500 kg

3

15000

 

2.6.3

Cân hành lý

trên 500 kg

3

30000

 

2.7

Cân bưu chính

Mức cân lớn nhất

 

 

 

2.7.1

Cân bưu chính

đến 100 g

3

3000*

 

2.7.2

Cân bưu chính

trên 100 g

3

4000*

 

2.8

Cân băng tải

năng suất cân

 

 

 

2.8.1

Cân băng tải

đến 100 t/h

0,5; 1; 2

300 000

 

2.8.2

Cân băng tải

đến 500 t/h

0,5; 1; 2

400 000

 

2.8.3

Cân băng tải

trên 500 t/h

0,5; 1; 2

600 000

 

 

Thể tích

 

 

 

 

3.1

PTĐ dung tích thông dụng

Dung tích

(±%)

 

 

3.1.1

Cốc, ca đong

đến 2l

1

1000*

 

3.1.2

Bình đong

đến 20l

1

2000*

 

3.1.3

Thùng đong, chum đong

đến 50l

1

5000

 

3.1.4

Thùng đong, chum đong

đến 100l

1

8000

 

3.1.5

Thùng đong, chum đong

trên 100l

1

+ 200/lít

 

3.2

Bể đong

Dung tích

(±%)

 

 

3.2.1

Bể đong cố định toàn phần

đến 10 m3

0,5

35000

 

3.2.2

Bể đong cố định toàn phần

đến 30 m3

0,5

45000

 

3.2.3

Bể đong cố định toàn phần

đến 50 m3

0,5

60000

 

3.2.4

Bể đong cố định toàn phần

trên 50 m3

0,5

+ 1000/m3

 

3.2.5

Bể đong cố định từng phần kiểu trụ đứng

đến 10 m3

0,5

50000

 

3.2.6

Bể đong cố định từng phần kiểu trụ đứng

đến 30 m3

0,5

60000

 

3.2.7

Bể đong cố định từng phần kiểu trụ đứng

đến 50 m3

0,5

70000

 

3.2.8

Bể đong cố định từng phần kiểu trụ đứng

đến 100 m3

0,5

100 000

 

3.2.9

Bể đong cố định từng phần kiểu trụ đứng

đến 400 m3

0,5

300 000

 

3.2.10

Bể đong cố định từng phần kiểu trụ đứng

trên 400 m3

0,5

+ 600/1m3

 

3.2.11

Bể đong cố định từng phần kiểu trụ ngang

đến 10 m3

0,5

50 000

 

3.2.12

Bể đong cố định từng phần kiểu trụ ngang

đến 20 m3

0,5

60 000

 

3.2.13

Bể đong cố định từng phần kiểu trụ ngang

trên 20 m3

0,5

+1000/1m3

 

3.3

Xi téc ô tô

Dung tích

(±%)

 

 

3.3.1

Xi téc ô tô

đến 5 m3

0,5

30000

 

3.3.2

Xi téc ô tô

đến 10 m3

0,5

40000

 

3.3.3

Xi téc ô tô

đến 15 m3

0,5

50000

 

3.3.4

Xi téc ô tô

trên 15 m3

0,5

+1000/1m3

 

3.4

Xà lan xăng dầu

Tải trọng

(±%)

 

 

3.4.1

Xà lan xăng dầu

đến 50 t

0,5

80000

 

3.4.2

Xà lan xăng dầu

đến 150 t

0,5

160000

 

3.4.3

Xà lan xăng dầu

trên 150 t

0,5

+ 1500/1t

 

3.5

Cột đo xăng dầu

Lưu lượng

(±%)

 

 

3.5.1

Cột đo xăng dầu

đến 120l/ph

0,5

50000

 

3.5.2

Cột đo xăng dầu

trên 120l/ph

0,5

60000

 

3.6

Đồng hồ đo nước cấp đo lường A&B

Đường kính (mm)

(±%)

 

 

3.6.1

Đồng hồ đo nước

15-20

đến 5

10000*

 

3.6.2

Đồng hồ đo nước

25-32

đến 5

15000*

 

3.6.3

Đồng hồ đo nước

40-50

đến 5

25000

 

3.6.4

Đồng hồ đo nước

80-100

đến 5

35000

 

3.6.5

Đồng hồ đo nước

trên 100

đến 5

45000

 

3.7

Đồng hồ đo xăng dầu

Đường kính (mm)

(±%)

 

 

3.7.1

Đồng hồ đo xăng dầu

15-50

0,5

80000

 

3.7.2

Đồng hồ đo xăng dầu

đến 150

0,5

120000

 

3.7.3

Đồng hồ đo xăng dầu

trên 150

0,5

150000

 

3.7.4

Đồng hồ đo xăng dầu

15-50

0,2

120000

 

3.7.5

Đồng hồ đo xăng dầu

đến 150

0,2

180000

 

3.7.6

Đồng hồ đo xăng dầu

trên 150

0,2

220000

 

3.8

Lưu lượng kế đo chất lỏng

Đường kính (mm)

(±%)

 

 

3.8.1

Lưu lượng kế đo chất lỏng kiểu chênh áp

đến 50

0,5

100000

 

3.8.2

Lưu lượng kế đo chất lỏng kiểu chênh áp

đến 300

0,5

150000

 

3.8.3

Lưu lượng kế đo chất lỏng kiểu chênh áp

trên 300

0,5

200000

 

3.9

Lưu lượng kế đo chất khí

Đường kính (mm)

(±%)

 

 

3.9.1

Lưu lượng kế đo chất khí kiểu chênh áp

đến 100

0,5

100000

 

3.9.2

Lưu lượng kế đo chất khí kiểu chênh áp

đến 500

0,5

150000

 

3.9.3

Lưu lượng kế đo chất khí kiểu chênh áp

trên 500

0,5

200000

 

 

Áp suất

 

 

 

 

4.1

Áp kế

 

 

 

 

4.1.1

Áp kế ô xy

(0-60) bar

1,5-6

8000

 

4.1.2

Áp kế ô xy

(60-600) bar

1,5-6

10000

 

4.1.3

Áp kế lò xo

(0-60) bar

1,5-6

6000

 

4.1.4

Áp kế lò xo

(60-600) bar

1,5-6

7000

 

4.1.5

Áp kế lò xo

(600-2500) bar

1,5-6

8000

 

4.1.6

Áp kế chính xác

(0-60) bar

0,16 -> 1

8000

 

4.1.7

Áp kế chính xác

(60-600) bar

0,16 -> 1

10000

 

4.1.8

Áp kế chính xác

(600-2500) bar

0,16 -> 1

13000

 

4.1.9

Áp kế chính xác ô xy

(0-60) bar

0,16 -> 1

12000

 

4.1.10

Áp kế chính xác ô xy

(60-600) bar

0,16 -> 1

14000

 

4.1.11

Áp kế màng, hộp

(0-40) bar

1,5 -> 6

12000

 

4.1.12

Áp kế chất lỏng chứa nước

(0-1,5) bar

1 -> 2,5

20000

 

4.1.13

Áp kế chất lỏng thuỷ ngân

(0-1,5) bar

1 -> 2,5

40000

 

4.1.14

Chân không kế lò xo

(-1-0) bar

1,5 -> 4

10000

 

4.1.15

Chân không kế

(-1-2,5) bar

1,5 -> 4

10000

 

4.1.16

Vi áp kế

(0-1500) Pa

2

25000

 

4.1.17

Vi áp kế

(0-1500) Pa

1

30000

 

4.1.18

Vi áp kế

(0-2500) Pa

2

40000

 

4.1.19

Vi áp kế

(0-2500) Pa

1

50000

 

4.2

Huyết áp kế

 

 

 

 

4.2.1

Huyết áp kế thuỷ ngân

(0-300) tor

1 -> 2,5

5000*

 

4.2.2

Huyết áp kế lò xo

(0-300) tor

1 -> 2,5

5000*

 

4.2.3

Huyết áp kế điện tử

(0-300) tor

1 -> 2,5

20000*

 

 

Nhiệt độ

 

 

 

 

5.1

Nhiệt kế

 

Vạch chia

 

 

5.1.1

Nhiệt kế chất lỏng thuỷ tinh

(-20->5) oC

0,1 oC

4000*

 

5.1.2

Nhiệt kế chất lỏng thuỷ tinh

(-5->105) oC

0,1 oC

2500*

 

5.1.3

Nhiệt kế chất lỏng thuỷ tinh

(100-300) oC

0,1 oC

3000*

 

5.1.4

Nhiệt kế chất lỏng thuỷ tinh

(300-600) oC

0,1 oC

4000*

 

5.2

Nhiệt kế y học

(35->42) oC

0,1 oC

600*

 

 

Hoá lý

 

 

 

 

6.1

Ẩm kế

 

(±%)

 

 

6.1.1

Ẩm kế ngũ cốc

(10-100)%

0,5

30000

 

6.1.2

Ẩm kế ngũ cốc tự động

(10-100)%

0,5

40000

 

6.2

Máy đo PH dùng trong y tế

(3-10) PH

0,1-0.01

40000

 

6.3

Máy phân tích khí

CO, CO2, SO3

 

150000

 

6.4

Máy đo hàm lượng chất có hại trong nước

 

 

200000

 

 

Điện, điện từ

 

 

 

 

7.1

Công tơ điện 1 pha

Cường độ dòng

 

 

 

7.1.1

Công tơ điện 1 pha

đến 50 A

1

15000

 

7.1.2

Công tơ điện 1 pha

đến 50 A

2

10000*

 

7.1.3

Công tơ điện 1 pha

trên 50 A

1

18000

 

7.1.4

Công tơ điện 1 pha

trên 50 A

2

12000*

 

7.2

Công tơ điện 3 pha

Cường độ dòng

 

 

 

7.2.1

Công tơ điện 3 pha

đến 50 A

0,5

80000

 

7.2.2

Công tơ điện 3 pha

đến 50 A

1

40000

 

7.2.3

Công tơ điện 3 pha

đến 50 A

2

30000

 

7.2.4

Công tơ điện 3 pha

trên 50 A

0,5

90000

 

7.2.5

Công tơ điện 3 pha

trên 50 A

1

45000

 

7.2.6

Công tơ điện 3 pha

trên 50 A

2

40000

 

7.3

Biến dòng đo lường (Ti)

Cường độ dòng

 

 

Mỗi tỷ lệ sau thu

7.3.1

Biến dòng đo lường (Ti)

đến 5 kA

1

20000

bằng 50%

7.3.2

Biến dòng đo lường (Ti)

đến 5 kA

0,5

30000

tỷ lệ đầu

7.3.3

Biến dòng đo lường (Ti)

đến 5 kA

0,1

40000

 

7.3.4

Biến dòng đo lường (Ti)

đến 5 kA

0,05

50000

 

7.4

Biến áp đo lường (TU)

Điện áp

 

 

Mỗi tỷ lệ

7.4.1

Biến áp đo lường (TU)

đến 35 kV

1

30000

sau thu

7.4.2

Biến áp đo lường (TU)

đến 35 kV

0,5

35000

bằng 50%

7.4.3

Biến áp đo lường (TU)

đến 35 kV

0,1

40000

tỷ lệ đầu

7.4.4

Biến áp đo lường (TU)

đến 35 kV

0,05

50000

 

7.5

Máy đo điện trở cách điện (Mêgômét); Máy đo điện trở tiếp đất (Teromét)

(10-3 ữ10-9)

0,1ữ5

15000

 

7.6

Máy điện tim

(1ữ100) Hz (2ữ300) mV;

Đến ±5%

60000

 

7.7

Máy điện não

(1ữ100) Hz (2ữ300) mV;

Đến ±5%

70000

10.000/1 đường dẫn

7.8

Máy siêu âm y tế

 

(±%)

 

 

7.8.1

Nguồn siêu âm

 

Đến 20

360000

 

7.8.2

Máy siêu âm

(1-500) mW

Đến 10

200000

 

 

Bức xạ

 

 

 

 

8.1

Máy xạ trị

 

Đến ±15%

 

 

8.1.1

Máy xạ trị cobalt

 

Đến ±15%

200000

1 yếu tố đo

8.1.2

Máy xạ trị tia X

 

Đến ±15%

250000

1 yếu tố đo

8.1.3

Máy đo liều xạ trị

 

Đến ±15%

500000

1 giá trị năng lượng

8.2

Máy X quang

 

Đến ±4%

 

 

8.2.1

Máy chụp X quang chẩn đoán

 

Đến ±4%

150000

1 yếu tố đo

8.2.2

Máy chụp, chiếu X quang chẩn đoán:

 

 

 

 

 

- Phần chụp

 

Đến ±4%

150000

1 yếu tố đo

 

- Phần chiếu

 

Đến ±4%

250000

1 yếu tố đo

Ghi chú:

1. Lệ phí kể trên được tính tại địa điểm cố định hoặc lưu động của cơ quan kiểm định.

2. Dấu * quy định mức thu bằng 70% giá lệ phí kể trên, áp dụng khi kiểm định ban đầu cùng một lúc nhiều PTĐ cùng loại, có phạm vi đo và cấp chính xác giống nhau.

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.