Thông tư 12/2000/TT-BXD hướng dẫn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình hạ tầng thuộc chương trình 135 do Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu: 12/2000/TT-BXD Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Nguyễn Mạnh Kiểm
Ngày ban hành: 25/10/2000 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 15/12/2000 Số công báo: Số 46
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ XÂY DỰNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12/2000/TT-BXD

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 12/2000/TT-BXD NGÀY 25 THÁNG 10 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 4/3/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
Căn cứ Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu và vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135); Quyết định số 197/1999/QĐ- TTg ngày 30/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao.
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 416/1999/TTLT/BKH- UBDTMN- TC- XD ngày 29/4/1999 của Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Uỷ ban Dân tộc và Miền núi - Tài chính- Xây dựng về việc hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu và vùng xa;
Sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi và Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 và Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao như sau:

Phần 1:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

1- Thông tư này hướng dẫn quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản, có mức vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng thuộc phạm vi Chương trình 135 và Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao (dưới đây gọi chung là chương trình 135). Không áp dụng các quy định tại thông tư này cho các công trình xây dựng khác.

2- Đối với các công trình hạ tầng có mức vốn đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên, việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ.

Phần 2:

 CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Chi phí xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 được xác định trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp của công trình, hệ thống các định mức, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và các chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế của công trình.

Tổng dự toán công trình hạ tầng là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật - thi công, bao gồm: Chi phí xây lắp, chi phí thiết bị (nếu có), chi phí khác và chi phí dự phòng. Các khoản mục chi phí trong tổng dự toán được quy định tại Thông tư số 09/2000/TT- BXD ngày 17/7/2000 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư.

Dự toán xây dựng công trình hạ tầng được lập trên cơ sở khối lượng các công tác xây lắp tính theo thiết kế kỹ thuật thi công, đơn giá XDCB do UBND cấp tỉnh ban hành và các khoản chi phí như: Chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng đầu ra (Phụ lục số 1 kèm theo thông tư này). Cụ thể như sau:

1- Chi phí nhân công trong đơn giá được áp dụng theo hướng dẫn trong bộ đơn giá XDCB của địa phương. Trường hợp công trình được hưởng thêm các khoản phụ cấp tính theo tiền lương thì được tính bổ sung các khoản phụ cấp này vào chi phí tiền lương trong dự toán.

Khi cần bóc tách phần chi phí nhân công trong dự toán xây lắp để giao khoán lại cho lao động địa phương thì phải căn cứ vào Định mức dự toán XDCB, đơn giá ngày công trong bộ đơn giá XDCB của địa phương.

2- Chi phí vật liệu: áp dụng theo quy định trong bộ đơn giá XDCB của địa phương. Đối với công trình do xã tự thực hiện hoặc được chỉ định thầu có sử dụng một số loại vật liệu xây dựng khai thác tại chỗ như tre, nứa, cát, đá sỏi... thì chi phí của các loại vật liệu này được tính theo giá mua thực tế phù hợp với mặt bằng giá vật liệu xây dựng tại địa phương và được tính bù trừ chênh lệch về giá mua vật liệu trong dự toán xây lắp công trình.

3- Chi phí máy thi công: Tính theo Bảng giá ca máy ban hành kèm theo Quyết định số 1260/1998/QĐ- BXD ngày 28/11/1998 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

4- Chi phí chung và khoản thu nhập chịu thuế tính trước áp dụng theo quy định tại phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.

Riêng đối với khối lượng xây lắp do xã tự làm (nhận thực hiện khối lượng trọn gói) thì chi phí chung được tính bằng 40% của mức chi phí chung theo quy định. Việc sử dụng khoản chi phí này được lập dự toán riêng và phải được UBND cấp huyện phê duyệt trên cơ sở thực tế thực hiện.

5- Thuế giá trị gia tăng (VAT) được áp dụng theo các quy định hiện hành. Riêng đối với các công trình hạ tầng do xã tự thực hiện thì không tính khoản thuế giá trị gia tăng trong dự toán xây lắp công trình.

Phần 3:

 CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ KHÁC

I- GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

1- Công trình hạ tầng có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng thì chỉ cần Báo cáo đầu tư. Nội dung lập báo cáo đầu tư theo hướng dẫn tại các Thông tư số 06/1999/TT-BKH ngày 24/11/1999, Thông tư số 07/2000/TT- BKH ngày 3/7/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các dự án được lập Báo cáo đầu tư thì không phải thẩm định. Chủ đầu tư có trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét Báo cáo đầu tư để quyết định đầu tư.

2- Mức chi phí để lập Báo cáo đầu tư được áp dụng chung cho các công trình hạ tầng bằng 0,37% tổng mức vốn đầu tư xây dựng công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

II- GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Một số khoản chi phí khác thuộc giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng sau đây được tính trong dự toán công trình:

1- Chi phí đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng xây dựng:

Việc xác định chi phí đền bù thiệt hại về đất đai, tài sản, hoa mầu và giải phóng mặt bằng xây dựng công trình (nếu có) được thực hiện theo qui định tại Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Đơn giá đền bù áp dụng theo đơn giá do Chủ tịch UBND tỉnh ban hành.

Căn cứ vào tình hình, điều kiện cụ thể của địa phương và kế hoạch đền bù, giải phóng mặt bằng được phê duyệt, UBND cấp tỉnh quyết định nội dung và đơn giá áp dụng cho công tác đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng xây dựng công trình trên cơ sở huy động tối đa các nguồn lực tại chỗ để sử dụng cho công tác này.

2- Chi phí Khảo sát xây dựng:

Các chi phí về khảo sát xây dựng như khoan thăm dò địa chất, thuỷ văn; lấy mẫu thí nghiệm đất, đá; đo vẽ bản đồ hiện trạng khu vực xây dựng được xác định căn cứ vào Định mức dự toán khảo sát xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số 06/2000/QĐ-BXD ngày 22/5/2000 và Thông tư hướng dẫn việc lập đơn giá khảo sát và quản lý chi phí khảo sát xây dựng số 07/2000/TT-BXD ngày 12/7/2000 của Bộ Xây dựng và bản giá khảo sát xây dựng do UBND cấp tỉnh ban hành.

3- Chi phí thiết kế công trình xây dựng:

a/ Công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 do có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản nên việc thiết kế xây dựng được áp dụng theo quy trình thiết kế 1 bước (thiết kế kỹ thuật- thi công).

b/ Đối với công trình thiết kế mới thì mức chi phí thiết kế được tính bằng 2,7% giá trị xây lắp (chưa tính thuế GTGT) của công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c/ Trường hợp công trình sử dụng thiết kế điển hình hoặc thiết kế sử dụng lại thì chi phí thiết kế được tính theo mức của thiết kế mới nhân với hệ số điều chỉnh bằng 0,5.

4- Chi phí (lệ phí) thẩm định thiết kế, tổng dự toán, dự toán:

a/ Đối với trường hợp Cơ quan chức năng quản lý xây dựng của tỉnh thực hiện việc thẩm định thiết kế, tổng dự toán, dự toán công trình thì phí thẩm định được xác định theo mức lệ phí do Bộ Tài chính quy định tại Quyết định số 141/1999/QĐ- BTC ngày 16/11/1999.

b/ Trong trường hợp phải thuê tổ chức tư vấn thực hiện việc thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, dự toán công trình thì chi phí thẩm định được xác định theo mức chi phí do Bộ Xây dựng quy định tại Quyết định số 14/2000/QĐ- BXD ngày 20/07/2000. Cụ thể như sau:

- Chi phí thẩm định thiết kế bằng 0,18% giá trị dự toán xây lắp (chưa tính thuế GTGT) của công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chi phí thẩm định tổng dự toán, dự toán bằng 0,20% giá trị dự toán xây lắp (chưa tính thuế GTGT) của công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5- Các chi phí tổ chức đấu thầu:

Công trình hạ tầng có tổ chức đấu thầu xây lắp theo quy định của Quy chế đấu thầu được ban hành kèm theo các Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 và 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ thì được tính các chi phí để lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp. Khoản chi phí này được xác định bằng 0,35% giá trị dự toán xây lắp (chưa tính thuế GTGT) của công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6- Chi phí giám sát thi công xây dựng

Chi phí giám sát thi công xây dựng công trình hạ tầng được quy định như sau:

a/ Đối với trường hợp thuê tư vấn thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình thì chi phí giám sát thi công được xác định bằng 1,5% giá trị dự toán xây lắp (chưa tính thuế GTGT) của công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b/ Trường hợp Ban quản lý dự án cấp huyện hoặc cấp xã (nếu có) tự thực hiện việc giám sát thi công xây dựng thì tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của công trình, mức chi phí giám sát được lập dự toán và được cấp quyết định đầu tư chấp thuận nhưng không vượt quá mức chi phí quy định tại điểm a Khoản 6 Thông tư này.

7- Chi phí Ban quản lý dự án

a/ Mức chi phí Ban quản lý dự án được xác định chung cho các công trình hạ tầng như sau:

- Đối với Ban quản lý dự án cấp huyện, mức chi phí ban quản lý dự án bằng 2,2% giá trị dự toán xây lắp và thiết bị của công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với Ban quản lý dự án cấp xã (nếu có), mức chi phi ban quản lý dự án bằng 2% giá trị dự toán xây lắp và thiết bị của công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b/ Các khoản chi về quản lý Chương trình và hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình của các cấp chính quyền địa phương không thuộc nội dung chi phí ban quản lý dự án và không được tính vào chi phí thực hiện dự án.

8- Chi phí làm lán trại tạm phục vụ thi công xây dựng

Đối với các công trình hạ tầng được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán cho phép làm lán trại tạm để phục vụ việc thi công xây dựng thì chi phí làm lán trại tạm phải được đơn vị thi công lập thành dự toán riêng và phải được cấp quyết định đầu tư phê duyệt với mức không vượt qua 1% giá trị dự toán xây lắp (chưa tính thuế GTGT) của công trình.

9- Trong quá trình thực hiện dự án, không được trích các khoản kinh phí của dự án như đã nêu ở trên để sử dụng vào các mục đích khác.

III- GIAI ĐOẠN KẾT THÚC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1- Việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng theo các loại nguồn vốn huy động được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 70/2000/TT-BTC ngày 17/7/2000 của Bộ Tài chính. Riêng chi phí để thẩm định, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình được tính bằng 0,10% giá trị dự toán xây lắp (chưa tính thuế GTGT) của công trình được quyết toán.

2- Chi phí nghiệm thu, bàn giao đưa ra công trình vào sử dụng (nếu có) được lập dự toán chi phí riêng và được tính vào tổng dự toán, dự toán công trình.

Phần 4:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Thông tư này chỉ áp dụng cho các công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 và Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã được triển khai thực hiện theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Việc lập dự toán công trình hạ tầng theo hướng dẫn tại Thông tư này được áp dụng kể từ ngày 01/10/2000.

Đối với các công trình đã được duyệt tổng dự toán, dự toán xây lắp trước ngày 01/10/2000 hoặc đang thực hiện việc thẩm định thiết kế, tổng dự toán, dự toán xây lắp đã được thiết lập trước thời điểm nêu trên thì không thực hiện việc điều chính lại chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Thông tư này.

- Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện có những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, đề nghị các địa phương thuộc phạm vi Chương trình 135 phản ánh kịp thời về Bộ Xây dựng để nghiên cứu giải quyết.

PHỤ LỤC 1

BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN XÂY LẮP HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

STT

Khoản mục chi phí

Cách tính

Kết qủa

I

Chi phí trực tiếp

 

 

1

Chi phí vật liệu

m

ồQJ x Djvl + CLvl

j = 1

VL

2

Chi phí nhân công

m

ồQj x Djnc + Fnc

j = 1

NC

3

Chi phí máy thi công

m

ồQj x D j m

j = 1

M

 

Cộng chi phí trực tiếp

VL + NC + M

T

II

Chi phí chung

P x NC

C

III

Thu nhập chịu thuế tính trước

(T+C) x tỷ lệ quy định

TL

 

Giá trị dự toán xây lắp trước thuế

(T+C+TL)

gxl

 

Thuế giá trị gia tăng đầu ra

GxL xTxl GTGT

VAT

 

Giá trị dự toán xây lắp sau thuế

(T+C+TL) + VAT

Gxl

Trong đó:

Qj : Khối lượng công tác xây lắp thứ J

Djvl , Djnc , Djm : Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng của công tác xây lắp thứ J

P: Định mức chi phí chung (%).

TL: Thu nhập chịu thuế tính trước.

gxl: Giá trị dự toán xây lắp trước thuế.

Gxl: Giá trị dự toán xây lắp sau thuế.

CLvl: Chênh lệch vật liệu (nếu có)

Txl GTGT: Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng lắp đặt.

VAT: Tổng số thuế giá trị gia tăng đầu ra (gồm thuế giá trị gia tăng đầu vào để trả khi mua các loại vật tư, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng... và phần thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp).

Fnc: Các khoản phụ cấp chưa tính vào đơn giá quy định tại Bộ đơn giá XDCB của địa phương (nếu có)

PHỤ LỤC 2

ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHUNG VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

Đơn vị tính: %

STT

Loại công trình

Chi phí chung

Thu nhập chịu thuế tính trước

1

Xây lắp công trình dân dụng.

58.0

5.5

2

Xây lắp công trình công nghiệp, trạm thuỷ điện nhỏ.

67.0

5.5

3

Xây lắp công trình thuỷ điện, đường dây tải điện, trạm biến thế.

71.0

6.0

4

Xây dựng đường hầm, hầm lò, lắp đặt máy trong đường hầm, hầm lò.

74.0

6.5

5

Xây dựng nền đường mặt đường.

66.0

6.0

6

Xây lắp cầu cống giao thông, bến cảng, các công trình biển.

64.0

6.0

7

Xây lắp công trình thuỷ lợi

64.0

5.5

 

- Riêng đào, đắp đất thủ công công trình thuỷ lợi (trừ lực lượng dân công nghĩa vụ).

51.0

5.0

8

Xây lắp công trình thông tin bưu điện, Thông tin tín hiệu đường sắt, phát thanh truyền hình.

69.0

5.5

9

Xây dựng và lắp đặt bể xăng dầu, đường ống dẫn dầu, dẫn khí.

66.0

6.0

10

Xây dựng trạm, trại các loại, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, khai hoang xây dựng đồng ruộng

55.0

5.5

 

 

Nguyễn Mạnh Kiểm

(Đã ký)

 





Thông tư 70/2000/TT-BTC hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư Ban hành: 17/07/2000 | Cập nhật: 27/03/2013

Nghị định 88/1999/NĐ-CP về Quy chế Đấu thầu Ban hành: 01/09/1999 | Cập nhật: 27/02/2013