Thông tư 114/1999/TT-BTC bổ sung Thông tư 128/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 22/CP năm 1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
Số hiệu: 114/1999/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 23/09/1999 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Thuế, phí, lệ phí, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 114/1999/TT-BTC

Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 114/1999/TT-BTC NGÀY 23 THÁNG 9 NĂM 1999 BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 128/TT-BTC NGÀY 22/9/1998 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 22/CP NGÀY 17/4/1996 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUẾ

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 17 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế; Quyết định số 280 TC/QĐ-NSNN ngày 15/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hệ thống mục lục ngân sách nhà nước; Thông tư số 156/1998/TT-BTC ngày 12/12/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn, bổ sung, sửa đổi hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính bổ sung Thông tư số 128/TT-BTC ngày 22/9/1998 hướng dẫn hạch toán tiền truy thu thuế trốn lậu, tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, tiền bán hàng hóa tang vật tịch thu theo Mục lục ngân sách nhà nước như sau:
Căn cứ vào số tiền đã nộp vào tài khoản tạm giữ theo giấy báo của Kho bạc Nhà nước và hồ sơ có liên quan, cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ chi trả các khoản chi phí (nếu có), ra quyết định trích thưởng cho đơn vị theo tỷ lệ quy định và lập chứng từ gửi kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản tạm giữ để chuyển số tiền trích thưởng từ tài khoản tạm giữ vào tài khoản của đơn vị kiểm tra. Đồng thời, làm ngay thủ tục nộp số tiền còn lại vào ngân sách nhà nước: tiền truy thu thuế trốn lậu được nộp vào Mục tương ứng của từng loại thuế; tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế nộp vào Mục 051; Tiền bán hàng, tang vật và phương tiện tịch thu hạch toán vào Mục 052, Chương, Loại, Khoản, Tiểu mục tương ứng theo hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

Ví dụ: Cơ quan thuế kiểm tra quyết toán thuế năm của Công ty TNHH A, phát hiện trốn thuế thu nhập doanh nghiệp số tiền là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng).

Đây là hành vi khai man trốn thuế thu nhập doanh nghiệp nên ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế trốn là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng), còn bị phạt một lần thuế trốn là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Số tiền truy thu thuế trốn và tiền phạt được hạch toán như sau:

- Trích thưởng trên tiền thuế trốn:

10.000.000 x 5%

=

0,5 triệu đồng

- Số tiền thuế trốn còn lại:

10.000.000 - 0,5 triệu

=

9,5 triệu đồng

- Trích thưởng trên tiền phạt:

10.000.000 x 30%

=

3,0 triệu đồng

- Số tiền phạt còn lại:

10.000.000 - 3.000.000

=

7,0 triệu đồng

 

- Số tiền thuế trốn còn lại 9,5 triệu đồng nộp vào Mục 002, Tiểu mục 02, Chương 155C, loại, khoản tương ứng.

- Số tiền phạt còn lại 7,0 triệu đồng nộp vào Mục 051, Tiểu mục 04, Chương 155C, loại 10, khoản 10.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, các hướng dẫn trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu xử lý.

 

Phạm Văn Trọng

(Đã ký)