Thông tư 11/TM-KD-1996 quy định điều kiện kinh doanh xăng dầu
Số hiệu: 11/TM-KD Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Trương Đình Tuyển
Ngày ban hành: 22/06/1996 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 11/TM-KD

Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 1996

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 11/TM-KD NGÀY 22 THÁNG 6 NĂM 1996 QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU

Căn cứ Nghị định 15-CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định 02-CP ngày 5/1/1995 của Chính phủ về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và hàng hoá dịch vụ kinh doanh thương mại có điều kiện ở thị trường trong nước;
Bộ Thương mại quy các điều kiện kinh doanh các loại xăng dầu như sau:

I- CÁC QUY ĐỊNH CHUNG:

1- Phạm vi điều chỉnh:

1.1. Các loại xăng dầu được điều chỉnh theo Thông tư này gồm:

- Xăng các loại (kể cả xăng dầu làm chất dung môi)

- Diesel - Ma zút

- ZA1 và TC1

- Dầu hoả

(Dưới đây gọi chung là xăng dầu).

1.2- Các hình thức kinh doanh xăng dầu nêu trong Thông tư này bao gồm bán buôn, bán lẻ, các dịch vụ tiếp nhận, bảo quản, tồn chứa xăng dầu (dưới đây gọi chung là kinh doanh xăng dầu).

- Kinh doanh vận tải xăng dầu thực hiện theo quy định riêng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

2- Mọi tổ chức, cá nhân không phân biệt thành phần kinh tế, kinh doanh xăng dầu phải tuân thủ các điều kiện qui định trong Thông tư này.

3- Doanh nghiệp làm đại lý bán xăng dầu ngoài việc tuân thủ các điều kiện qui định trong Thông tư này còn phải tuân thủ qui chế đại lý mua bán hàng hoá ban hành kèm theo Nghị định 25-CP ngày 25/4/1996 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Thương mại.

4- Việc bán dầu hoả thắp sáng ở các địa bàn miền núi, hải đảo và vùng nông thôn, bán xăng và dầu diesel ở vùng cao, vùng sâu trong nông thôn do Sở thương mại qui định căn cứ vào qui mô kinh doanh, đặc điểm cụ thể của từng vùng trên cơ sở tham khảo các qui định về phòng cháy chữa cháy, về dụng cụ đo lường qui định tại Thông tư này.

II- CÁC ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU

Các tổ chức và cá nhân muốn kinh doanh xăng dầu phải có đủ 4 điều kiện sau đây:

1- Điều kiện về chủ thể kinh doanh:

Phải là một doanh nghiệp được thành lập hợp pháp, được cơ quan Nhà nước ra quyết định thành lập doanh nghiệp chấp nhận cho đầu tư kinh doanh xăng dầu.

2- Điều kiện về địa điểm kinh doanh:

Địa điểm xây dựng kho dầu, cảng dầu, các bến xuất nhập bằng đường thuỷ, đường sắt, ôtô xi téc (dưới đây gọi chung là kho dầu và cơ sở giao nhận xăng dầu) các cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải phù hợp với qui hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp địa phương chưa lập qui hoạch, phải được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan được UBND tỉnh, thành phố uỷ quyền chấp nhận cho xây dựng.

3- Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật:

3.1- Về tiêu chuẩn thiết kế công trình.

a) Đối với các cửa hàng bán lẻ:

- Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu xây dựng sau thời điểm ban hành Thông tư này phải do một tổ chức có tư cách pháp nhân thiết kế bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường; an toàn phòng cháy, chống cháy cho cửa hàng và các công trình xung quanh.

- Các cửa hàng xăng dầu đã được thiết kế, xây dựng trước khi ban hành Thông tư này phải được cơ quan phòng cháy, chữa cháy đánh giá lại về mức độ an toàn phòng cháy, chống cháy của cửa hàng và các công trình xung quanh.

b) Đối với các kho dầu, các cơ sở giao nhận xăng dầu phải tuân theo các tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5307-91 kèm theo báo cáo tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn.

3.2. Về phòng cháy, chữa cháy:

a) Đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu: Phải có đủ các phương tiện và dụng vụ chữa cháy (bình khí CO2, bình bọt, thùng cát, xẻng, chăn chống cháy v.v) theo quy định của cơ quan phòng cháy chữa cháy. Các dụng cụ và phương tiện đó phải luôn luôn ở trong trạng thái hoạt động tốt.

b) Đối với các kho dầu, các cơ sở giao nhận xăng dầu: Phải trang bị đủ các phương tiện dụng cụ, chữa cháy theo tiêu chuẩn TCVN-5684-1992 (Phụ lục 1), phù hợp với qui mô, tính chất của công trình và phương án phòng cháy, chữa cháy được cơ quan quản lý phòng cháy, chữa cháy duyệt và phải luôn luôn ở trạng thái hoạt động tốt.

3.3. Về phương tiện đo lường:

Các phương tiện đo lường dùng trong mua bán xăng dầu phải sử dụng đơn vị đo lường hợp pháp và được cơ quan quản lý đo lường cấp Trung ương (đối với các kho dầu, các cơ sở giao nhận xăng dầu), cấp tỉnh (đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu) hoặc đơn vị được uỷ quyền kiểm định và cho phép sử dụng.

4- Điều kiện về trình độ chuyên môn:

a) Đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

- Cửa hàng trưởng hoặc người chịu trách nhiệm chính về quản lý và điều hành cửa hàng bán xăng dầu phải đủ trình độ kiến thức về kỹ thuật xăng dầu, về nghiệp vụ quản lý, về an toàn phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường do các trường, lớp được Nhà nước công nhận đào tạo và cấp giấy chứng nhận.

- Công nhân làm việc tại các cửa hàng xăng dầu phải được học tập về phòng cháy chữa cháy, phòng độc và phải biết sử dụng thành thạo các phương tiện phòng cháy chữa cháy được trang bị tại cửa hàng, do cơ quan phòng cháy, chữa cháy tỉnh, thành phố tổ chức huấn luyện.

b) Đối với các kho dầu và cơ sở giao nhận xăng dầu:

- Giám đốc, trưởng các kho dầu và các cơ sở giao nhận xăng dầu tối thiểu phải có trình độ trung cấp xăng dầu hoặc tương đương và đã có thời gian công tác tại các kho dầu và cơ sở giao nhận xăng dầu ít nhất là 2 năm.

- Công nhân vận hành các thiết bị công nghệ đều phải tốt nghiệp trường, lớp đào tạo về kỹ thuật xăng dầu.

III- TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH

1- Tổ chức cá nhân muốn kinh doanh xăng dầu phải gửi hồ sơ đến Sở thương mại nơi có cơ sở kinh doanh để xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

2- Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gồm:

1) Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (theo phụ lục 2).

2) Bản sao có công chứng Giấy phép thành lập doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp chưa có chức năng kinh doanh xăng dầu, gửi kèm theo giấy phép thành lập và văn bản của cơ quan cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp chấp thuận cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh xăng dầu.

3) Chứng nhận bảo đảm an toàn phòng chống cháy và vệ sinh môi trường kèm theo thuyết minh về kết cấu công trình (xem mẫu ghi tại phụ lục 4) được quy định như sau:

a) Các kho dầu và cơ sở giao nhận xăng dầu:

- Chứng nhận bảo đảm an toàn phòng chống cháy do cơ quan phòng cháy chữa cháy cấp.

- Chứng nhận bảo đảm vệ sinh môi trường do cơ quan kiểm soát môi trường cấp.

- Thuyết minh về kết cầu công trình do cơ quan thiết kế lập.

b) Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu:

- Chứng nhận bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy do cơ quan phòng cháy chữa cháy cấp.

- Thuyết minh về kết cấu công trình do cơ quan thiết kế lập (đối với các cửa hàng được xây dựng sau ngày Thông tư này có hiệu lực) do chủ đầu tư lập (đối với các cửa hàng xây dựng trước ngày Thông tư này có hiệu lực).

4) Bản kê các dụng cụ đo lường sử dụng trong giao nhận tại các điểm kinh doanh có xác nhận kiểm định của cơ quan quản lý đo lường có thẩm quyền. (Phụ lục 5).

5) Bản sao có công chứng, chứng nhận trình độ của người phụ trách và báo cáo về trình độ công nhân trực tiếp làm việc tại các khâu giao nhận, bảo quản, bơm rót ở các điểm kinh doanh. (Báo cáo danh sách theo phụ lục 6)

Các điều kiện kinh doanh nói trên được xác định cho mỗi một địa điểm kinh doanh. Doanh nghiệp có nhiều điểm kinh doanh phải lập đủ hồ sơ về các điều kiện kinh doanh thuộc các điểm 3; 4; 5 mục 2 phần III cho từng điểm kinh doanh.

3- Sau khi nhận được hồ sơ, Sở thương mại phải tiến hành thẩm tra, nếu hồ sơ hợp lệ, hội đủ các điều kiện, trong vòng 20 ngày Sở thương mại phải cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cấp chung cho doanh nghiệp nhưng phải ghi rõ từng điểm kinh doanh cụ thể (theo mẫu ghi ở phụ lục 3).

Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4- Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phải nộp một khoản lệ phí. Mức lệ phí được thu và sử dụng theo chế độ qui định.

5- Khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, doanh nghiệp mới được cấp giấy đăng ký kinh doanh hoặc bổ sung đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật.

IV- KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM:

1- Tất cả các điểm kinh doanh xăng dầu thuộc doanh nghiệp phải có bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh có công chứng.

2- Các tổ chức và cá nhân không được phép kinh doanh xăng dầu mà kinh doanh hoặc được phép kinh doanh xăng dầu nhưng trong quá trình kinh doanh không thường xuyên bảo đảm các điều kiện qui định trong Thông tư này đều xử lý theo pháp luật hiện hành.

V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Đối với các tổ chức, cá nhân đã được phép kinh doanh xăng dầu và trên thực tế đã đăng ký kinh doanh xăng dầu theo các qui định trước đây nay thực hiện như sau:

a) Cá nhân kinh doanh nhưng chưa thành lập doanh nghiệp phải thành lập doanh nghiệp.

b) Các doanh nghiệp chưa bảo đảm các điều kiện kinh doanh theo qui định tại Thông tư này phải bổ sung đầy đủ để được cấp giấy chứng nhận đủ các điều kiện kinh doanh.

c) Các doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo các qui định trước đây nếu đã đủ điều kiện kinh doanh theo qui định của Thông tư này chỉ cần làm đơn gửi Sở thương mại (theo mẫu ghi ở phụ lục 1) xin đổi giấy phép chứng nhận mới.

Các yêu cầu nêu tại các điểm a, b, c mục 1 trên đây phải thực hiện xong trước 30 tháng 9 năm 1996.

2- Các doanh nghiệp trước đây chưa kinh doanh xăng dầu phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để được kinh doanh xăng dầu.

3- Các doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, khi xây dựng thêm điểm kinh doanh mới phải lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho từng điểm kinh doanh mới trước khi tiến hành kinh doanh.

4- Các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý kinh doanh và công nhân kỹ thuật xăng dầu, lựa chọn và lập danh sách gửi cho 1 trong các Trường sau đây: Công nhân kỹ thuật vật tư (Hải Hưng), Trung học Thương mại Trung ương 1 (Hà Tây), Trung học Thương nại Trung ương 2 (Đà Nẵng), Trung học Thương mại TW4 (Bắc Thái), Trung học Thương mại TW5 (Thanh Hoá) và Trường Kinh tế Đối ngoại TW (TP Hồ Chí Minh). Các trường trên đây phối hợp với các Sở Thương mại nơi có nhu cầu đào tạo tổ chức việc chiêu sinh theo quy chế chung của Nhà nước và tổ chức việc đào tạo theo nội dung chương trình quy định của Bộ Thương mại và Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Thông tư này thay thế Thông tư 09 TN-TT ngày 1/11/1990 của Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Thương mại) và có hiệu lực từ ngày ký.

Vụ Chính sách thị trường trong nước, Cục Quản lý thị trường chỉ đạo các Sở thương mại phối hợp với các cơ quan chức năng để hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc chấp hành các qui định tại Thông tư này.

 

Trương Đình Tuyển

(Đã Ký)

 

PHỤ LỤC 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.... ngày.... tháng.... năm 19...

ĐƠN XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU

Kính gửi: Ông giám đốc Sở Thương mại............

Sau khi nghiên cứu Thông tư số... TM/KD ngày... tháng 6 năm 1996 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Nghị định 02/CP của Chính phủ trong kinh doanh xăng dầu. Đối chiếu với những điều kiện đã quy định, chúng tôi làm đơn này xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu:

1. Tên doanh nghiệp:

2. Địa chỉ:

+ Điện thoại:

+ Fax:

3. Cơ quan quản lý doanh nghiệp:

4. Được thành lập theo quyết định (hoặc GPKD) số.........

ngày..... tháng.... năm.... của.......................... (1)

5. Ngày đăng ký kinh doanh số..... ngày.... tháng...năm 19... do cơ quan.............................................cấp(2)

6. Xin được phép kinh doanh..................................

.............................................................

(ghi rõ loại hình kinh doanh: kho xăng dầu, cơ sở giao nhận xăng dầu, hoặc cửa hàng bán lẻ xăng dầu).

7. Tên các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố: (trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị)

+...........

+...........

+...........

Khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp sẽ làm đầy đủ thủ tục để đăng ký kinh doanh (hoặc bổ sung ĐKKD), chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của Nhà nước.

Hồ sơ gửi kèm theo: Chủ doanh nghiệp

- (Ký tên, đóng dấu)

- - -

Giải thích cách ghi:

(1) và (2) đối với trường hợp đang kinh doanh

PHỤ LỤC 3

UBND tỉnh, thành phố...
Sở Thương mại

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số...... ----------------------------------

..... ngày..... tháng.... năm 19...

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU

Giám đốc Sở Thương mại...............

Chứng nhận: (1)................................................

Địa chỉ:.......................................................

Đủ điều kiện và được phép kinh doanh .......................(2)

bao gồm những cơ sở sau đây: (3)

- - -

Giám đốc Sở Thương mại

(Ký tên, đóng dấu)

Giải thích cách ghi:

- (1) Ghi rõ tên đầy đủ và địa chỉ của doanh nghiệp

- (2) Ghi rõ loại hình: Kho xăng dầu, cơ sở giao nhận xăng dầu hoặc cửa hàng bán xăng dầu

- (3) Ghi từng cở sở thuộc doanh nghiệp đã đủ điều kiện.

PHỤ LỤC 4

THUYẾT MINH VỀ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH

1. Tên công trình

2. Địa điểm xây dựng đường phố (Thị xã, Thành phố) Thị trấn, Huyện theo giấy phép số....... do.......... cấp ngày... tháng... năm...

3. Diện tích công trình....

4. Số lượng bể và dung tích chứa (ví dụ 2x10 m3 tức là 2 bể 10 m3;

4 x 1000m3 + 2 x 5000m3 tức là 4 bể mỗi bể 100 m3 và 2 bể mỗi bể 5000 m3)

5. Cách đặt bể: Đặt ngầm hoặc nổi, nửa nổi nửa ngầm...

6. Loại nhiên liệu tồn chứa và kinh doanh (ghi rõ: xăng, dầu hoả, diesel, ma zút...)

7. Các thiết bị công nghệ (đối với cửa hàng ghi số lượng cột bơm, đối với kho dầu: ghi trạm bơm, dàn xuất...)

8. Vật liệu kiến trúc: ghi rõ khung, tường mái (gạch, bê tông cốt thép...)

9. Khoảng cách từ mép ngoài công trình (cửa hàng) đến các công trình gần nhất.

10. Các thiết bị chữa cháy đặt tại công trình (ghi rõ từng loại và số lượng)

11. Các biện pháp xử lý dầu rò và nước thải (nói rõ nước thải xử lý thế nào...)

Ngày... tháng... năm...

Người hoặc cơ quan lập báo cáo

(Cơ quan thiết kế, hoặc chủ đầu tư)

PHỤ LỤC 5

Cơ sở.....

Địa chỉ...

BẢN KÊ DỤNG CỤ ĐO LƯỜNG XỬ DỤNG TẠI CƠ SỞ KINH DOANH XĂNG DẦU

STT

Tên dụng cụ đo lường

Nơi sản xuất và sản xuất theo tiêu chuẩn nào

Số lượng

Cấp chính xác

Ghi chú

I

Dụng cụ đo dung tích (lít, m3...)

 

 

 

 

 

.....

 

 

 

 

 

.....

 

 

 

 

 

.....

 

 

 

 

II

Dụng cụ đo trọng lượng (kg...)

 

 

 

 

 

.....

 

 

 

 

 

.....

 

 

 

 

 

.....

 

 

 

 

.... ngày... tháng... năm 19...

Xác nhận của cơ quan Chủ doanh nghiệp

quản lý do lường
(ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 6

Tên cơ sở.....

Địa chỉ.......

BÁO CÁO TRÌNH ĐỘ CÔNG NHÂN LÀM VIỆC TẠI CƠ SỞ KINH DOANH XĂNG DẦU

 

 

Năm sinh

 

Trình độ

TT

Họ và tên

Nam

Nữ

Chức

 

Chuyên môn

 

 

 

 

danh công việc

Văn hóa

Bằng cấp được đào tạo

Trình độ thực tế (cấp bậc lương)

Đã qua huấn luyện PCCC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.... ngày.... tháng.... năm 19...

Chủ doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.