Thông tư 10/2017/TT-BNV về quy định đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Số hiệu: 10/2017/TT-BNV Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ Người ký: Lê Vĩnh Tân
Ngày ban hành: 29/12/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 26/01/2018 Số công báo: Từ số 203 đến số 204
Lĩnh vực: Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2017/TT-BNV

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ khoản 5, Điều 30 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư Quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng đánh giá

1. Thông tư này quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

2. Đối tượng đánh giá gồm:

a) Chương trình;

b) Học viên;

c) Giảng viên;

d) Cơ sở vật chất;

đ) Khóa bồi dưỡng;

e) Hiệu quả sau bồi dưỡng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Chất lượng bồi dưỡng: Là sự hài lòng của các bên liên quan và sự đáp ứng mục tiêu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

2. Tiêu chí: Là một bộ phận cấu thành nội dung đánh giá, cụ thể hóa nội dung đánh giá.

3. Chỉ báo: Là một bộ phận cu thành tiêu chí, đo lường tiêu chí.

4. Chỉ số: Là những con số định lượng dùng để đo lường các chỉ báo.

5. Cựu học viên: Học viên đã hoàn thành khóa bồi dưỡng và trở về công tác tại cơ quan, đơn vị.

6. Cơ quan đánh giá độc lập: Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Mục đích quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

1. Là cơ sở pháp lý để đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

2. Đánh giá chất lượng bồi dưỡng nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức sau khi được bồi dưỡng.

3. Đánh giá chất lượng bồi dưỡng nhằm cung cấp cho các cơ quan, tổ chức đánh giá, cơ quan quản lý, đơn vị cung cấp dịch vụ những thông tin khách quan về thực trạng chất lượng bồi dưỡng. Căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng bồi dưỡng, các cơ quan, đơn vị có kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Điều 4. Cơ quan, tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

1. Cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

2. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương (gọi tắt là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng).

3. Học viện, viện nghiên cứu, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp (gọi tắt là cơ sở đào tạo, nghiên cứu).

4. Cơ quan đánh giá độc lập.

Chương II

NỘI DUNG, TIÊU CHÍ, CHỈ BÁO ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Điều 5. Chương trình

1. Tính phù hợp của chương trình

a) Sự phù hợp của chương trình với mục tiêu bồi dưỡng;

b) Sự phù hợp của chương trình với học viên;

c) Thời gian thực hiện chương trình.

2. Tính khoa học của chương trình

a) Tính chính xác của nội dung chương trình;

b) Tính cập nhật của nội dung chương trình.

3. Tính cân đối của chương trình

a) Tính cân đối giữa nội dung chương trình với thời gian khóa bồi dưỡng;

b) Tính cân đối giữa các chuyên đề trong chương trình;

c) Tính cân đối giữa nội dung lý thuyết và thực hành, thực tế.

4. Tính ứng dụng của chương trình

a) Mức độ đáp ứng của chương trình với nhu cầu của học viên;

b) Mức độ đáp ứng của chương trình với yêu cầu thực tiễn công việc của học viên.

5. Hình thức của chương trình

a) Chương trình được trình bày khoa học;

b) Sử dụng ngôn ngữ chính xác.

Điều 6. Học viên

1. Mục tiêu học tập

a) Mục tiêu học tập của học viên phù hợp với mục tiêu của khóa bồi dưỡng;

b) Mục tiêu học tập phù hợp với với năng lực của học viên.

2. Phương pháp học tập

a) Học viên có phương pháp học tập khoa học;

b) Học viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu;

c) Học viên vận dụng thực tiễn vào quá trình học tập;

d) Học viên thể hiện sự sáng tạo trong quá trình học tập.

3. Thái độ học tập

a) Học viên chủ động trong quá trình học tập, nghiên cứu;

b) Học viên tích cực học hỏi trong quá trình học tập, nghiên cứu;

c) Học viên tham gia đầy đủ các hoạt động học tập;

d) Học viên thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Điều 7. Giảng viên

1. Kiến thức của giảng viên

a) Kiến thức chuyên môn của giảng viên;

b) Kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên.

2. Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của giảng viên

a) Việc thực hiện các nội quy, quy định;

b) Thái độ ứng xử với học viên.

3. Trách nhiệm của giảng viên

a) Hiểu rõ mục đích, yêu cầu của khóa bồi dưỡng;

b) Biên soạn bài giảng phục vụ giảng dạy;

c) Tư vấn, hỗ trợ hoạt động học tập cho học viên.

4. Phương pháp giảng dạy của giảng viên

a) Sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy;

b) Truyền đạt nội dung các chuyên đề;

c) Mức độ liên hệ bài học với thực tiễn;

d) Việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy;

đ) Việc hướng dẫn học viên đi thực tế, viết bài thu hoạch, làm tiểu luận, đề án.

5. Phương pháp kiểm tra, đánh giá của giảng viên

a) Việc áp dụng phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá;

b) Lựa chọn nội dung thi, kiểm tra phù hợp với nội dung học;

c) Việc thực hiện chính xác, khách quan trong kiểm tra, đánh giá;

d) Việc phản hồi kịp thời về kết quả kiểm tra, đánh giá.

Điều 8. Cơ sở vật chất

1. Phòng học, chất lượng phòng học

a) Diện tích phòng học;

b) Chất lượng trang thiết bị trong phòng học;

c) Hiệu quả sử dụng các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập.

2. Nguồn học liệu

a) Đảm bảo số lượng, chất lượng tài liệu học tập phù hợp phục vụ khóa bồi dưỡng;

b) Việc cập nhật tài liệu.

3. Công nghệ thông tin

a) Việc khai thác hệ thống thông tin, trang thông tin điện tử của đơn vị tổ chức bồi dưỡng;

b) Việc sử dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu;

c) Cập nhật các phần mềm hỗ trợ giảng dạy, học tập và nghiên cứu.

Điều 9. Khóa bồi dưỡng

1. Xác định nhu cầu, mục tiêu bồi dưỡng

a) Nhu cầu bồi dưỡng được xác định rõ ràng;

b) Mục tiêu khóa bồi dưỡng được xác định rõ ràng.

2. Hình thức tổ chức bồi dưỡng

a) Hình thức bồi dưỡng phù hợp với nội dung bồi dưỡng;

b) Hình thức bồi dưỡng phù hợp với đối tượng bồi dưỡng;

c) Hình thức bồi dưỡng phù hợp với với thời gian bồi dưỡng.

3. Chương trình bồi dưỡng

a) Chương trình được cập nhật;

b) Các bên liên quan được lấy ý kiến phản hồi về chương trình.

4. Giảng viên

a) Trình độ chuyên môn của giảng viên đáp ứng yêu cầu khóa bồi dưỡng;

b) Giảng viên áp dụng kinh nghiệm thực tiễn vào chuyên đề giảng dạy;

c) Giảng viên sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp;

d) Giảng viên sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp.

5. Học viên

a) Học viên phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu;

b) Học viên phát huy tính sáng tạo trong quá trình học tập;

c) Học viên thực hiện tốt nội quy khóa bồi dưỡng.

6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

a) Tài liệu học tập được cung cấp đầy đủ;

b) Phòng học và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.

7. Các hoạt động hỗ trợ học viên

a) Hoạt động thực tế đáp ứng yêu cầu của chương trình;

b) Học viên được phản hồi kịp thời và giải quyết thỏa đáng các yêu cầu hợp lý.

8. Hoạt động kiểm tra, đánh giá

a) Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập phù hợp;

b) Hoạt động kiểm tra, đánh giá khách quan, chính xác, kịp thời.

9. Tổ chức thực hiện

a) Kế hoạch tổ chức khóa bồi dưỡng được xây dựng rõ ràng, đầy đủ;

b) Đảm bảo s lượng và chất lượng giảng viên tham gia khóa bồi dưỡng;

c) Thời gian bồi dưỡng được lựa chọn phù hợp;

d) Thực hiện đầy đủ việc đánh giá chất lượng bồi dưỡng;

đ) Công tác phục vụ hậu cần tổ chức khóa bồi dưỡng.

Điều 10. Hiệu quả sau bồi dưỡng

1. Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ

a) Kiến thức chuyên môn;

b) Kiến thức nghiệp vụ.

2. Kỹ năng

a) Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

b) Kỹ năng giải quyết vấn đề được nâng lên.

3. Thái độ của cán bộ, công chức, viên chức sau bồi dưỡng

a) Tính chủ động, tích cực trong công việc;

b) Tính trách nhiệm trong công việc;

c) Tinh thần hợp tác với đồng nghiệp.

Chương III

CÔNG CỤ, ĐỐI TƯỢNG LẤY Ý KIẾN, QUY TRÌNH THỰC HIỆN VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

Điều 11. Công cụ, lựa chọn nội dung và mức độ đánh giá

1. Đánh giá thông qua điều tra xã hội học. Sử dụng công cụ là Phiếu đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (tham khảo Phụ lục 1).

2. Lựa chọn nội dung đánh giá

a) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu chủ động lựa chọn nội dung đánh giá đối với các khóa bồi dưỡng cụ thể. Hàng năm, bảo đảm ít nhất 20% khóa bồi dưỡng được đánh giá theo quy định từ Điều 5 đến Điều 8; 10% khóa bồi dưỡng được đánh giá theo quy định tại Điều 9 và 01 khóa bồi dưỡng theo ngạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức hoặc theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý được đánh giá theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

b) Cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức tùy theo mục đích đánh giá có thể lựa chọn thực hiện 01 hoặc một số nội dung theo quy định tại Chương II Thông tư này.

c) Cơ quan đánh giá độc lập thực hiện đánh giá các nội dung theo đặt hàng của cơ quan có thẩm quyền.

3. Mức độ đánh giá: Từ 1 đến 10.

Điều 12. Đối tượng lấy ý kiến

1. Các nội dung quy định tại Điều 5, 6, 7, 8, 9 lấy ý kiến của học viên và giảng viên tham gia khóa bồi dưỡng;

2. Nội dung quy định tại Điều 10 lấy ý kiến của cựu học viên và thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

3. Tùy theo điều kiện cụ thể, các cơ quan, đơn vị tổ chức đánh giá có thể mở rộng đối tượng lấy ý kiến tham khảo như: Đồng nghiệp của giảng viên, đồng nghiệp của cựu học viên.

Điều 13. Hình thức, thời gian và mẫu khảo sát

1. Hình thức đánh giá

Việc lấy ý kiến phản hồi của giảng viên, học viên về chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện bằng hình thức lấy ý kiến trực tiếp tại lớp học, phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi phiếu về cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

2. Thời gian tổ chức đánh giá

a) Đối với các nội dung quy định tại Điều 5, 6, 7, 8, 9: Tùy thuộc vào nội dung đánh giá, việc lấy ý kiến được thực hiện vào buổi học cuối cùng trước khi kết thúc khóa bồi dưỡng hoặc buổi lên lớp cuối cùng của chuyên đề mà giảng viên giảng dạy.

b) Đối với nội dung quy định tại Điều 10: Lấy ý kiến từ 06 tháng trở lên sau khi khóa bồi dưỡng kết thúc bằng cách gửi phiếu qua đường công văn, thư điện tử đến học viên và cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức hoặc phỏng vấn trực tiếp đối tượng lấy ý kiến.

3. Mu khảo sát

a) Đối với giảng viên: Lấy ý kiến 100% giảng viên giảng dạy khóa bồi dưỡng;

b) Đối với học viên, cựu học viên: Bảo đảm tối thiểu 2/3 số học viên tham gia khóa bồi dưỡng được lấy ý kiến;

c) Đối với thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức: Bảo đảm tối thiểu 2/3 thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức được lấy ý kiến.

Điều 14. Quy trình đánh giá

1. Các bước thực hiện

a) Lập danh sách giảng viên, học viên trực tiếp tham gia chương trình bồi dưỡng, chuẩn bị phiếu đánh giá và đánh số thứ tự phiếu giảng viên, học viên.

b) Phổ biến cho giảng viên, học viên về mục đích, ý nghĩa, nội dung, cách thức khảo sát, nội dung đánh giá và trường hợp phiếu không hợp lệ (Phiếu có số lượng chỉ báo không được trả lời chiếm quá 5% tổng số chỉ báo).

c) Thu phiếu đánh giá và kiểm tra thông tin các câu trả lời trên phiếu để bảo đảm các chỉ báo đều có đầy đủ câu trả lời, mỗi chỉ báo chỉ chọn một phương án.

d) Tập hợp toàn bộ phiếu, chuyển phiếu đến bộ phận xử lý phiếu của đơn vị.

2. Quy trình xử lý kết quả

a) Tập hợp các phiếu đánh giá, kiểm tra các phiếu hợp lệ, đánh số thứ tự phiếu của từng đối tượng lấy ý kiến.

b) Tùy theo điều kiện cụ thể, các cơ quan, đơn vị sử dụng phần mềm thống kê khác nhau để nhập và phân tích số liệu.

Điều 15. Sử dụng kết quả đánh giá

1. Kết quả khảo sát từng nội dung đánh giá chất lượng bồi dưỡng được thể hiện bằng các điểm số sau: Điểm đánh giá trung bình của từng chỉ báo, điểm đánh giá trung bình của từng tiêu chí, điểm đánh giá trung bình cho nhóm giảng viên, nhóm học viên và chỉ số đánh giá chung (Phụ lục 2).

2. Tùy theo mức độ đạt được của chỉ số đánh giá chung về từng nội dung đánh giá, kết quả đánh giá được phân loại vào các mức tương ứng như sau:

Chỉ số đánh giá chung

Mức đánh giá

0 chỉ số < 2.0

Kém

2.0 chỉ số < 4.0

Yếu

4.0 chỉ số < 6.0

Trung bình

6.0 chỉ số < 8.0

Khá

8.0 chỉ số 10.0

Tốt

3. Căn cứ vào các mức đánh giá trên, các cơ quan, tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng nghiên cứu, báo cáo với cơ quan quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và kiến nghị, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng; khắc phục những tồn tại, yếu kém về chất lượng chương trình, chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất, khóa bồi dưỡng và nâng cao hiệu quả học tập của học viên.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018.

Điều 17. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Nội vụ

a) Lập kế hoạch và tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.

b) Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng;

b) Tổ chức đánh giá các nội dung đối với khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và Trường Chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu trực tiếp tổ chức.

b) Báo cáo Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ/S Nội vụ về kết quả đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

4. Cơ quan đánh giá độc lập

a) Tổ chức đánh giá theo quy trình đảm bảo khách quan, chính xác.

b) Báo cáo kết quả đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND, Sở Nội vụ, Trường Chính trị các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc việt Nam;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở TW;
- Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ Nội vụ;
- Bộ Nội vụ: Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ;
- Lưu: VT, Vụ ĐTBDCBCCVC,PTH (300).

BỘ TRƯỞNG




Lê Vĩnh Tân

 

PHỤ LỤC 1

CÁC MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
(Kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

 

STT: ………………………



MẪU PHIẾU SỐ 1

(Cơ quan đánh giá)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
(Dành cho Giảng viên, Học viên)

Kính chào Ông/Bà!

Nhằm đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), chúng tôi tiến hành lấy ý kiến phản hồi của Ông/Bà cho các nội dung liên quan đến chất lượng chương trình bồi dưỡng thông qua việc trả lời các câu hỏi trong phiếu hỏi dưới đây. Các thông tin phản hồi của Ông/Bà sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng chương trình bồi dưỡng CBCCVC.

Xin trân trọng cảm ơn!

_______________________________________________________________________

Câu 1. Dưới đây là các tiêu chí/chỉ báo đánh giá liên quan trực tiếp đến chất lượng chương trình của khóa bồi dưỡng mà Ông/Bà trực tiếp tham gia. Ông/Bà hãy lựa chọn mức đánh giá (con số) trong thang đánh giá mà mình thấy phù hợp nhất về từng nội dung liên quan, đánh dấu X hoặc üvào ô số đó.

Mức độ đánh giá

TT

Tiêu chí/Chỉ báo

Mức độ đánh giá

j Rất kém →s Rất tốt

CT 1. Tính phù hợp của chương trình

1.1

Sự phù hp của chương trình với mục tiêu bồi dưỡng

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

1.2.

Sự phù hợp của chương trình với học viên

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

1.3

Thời gian thực hiện chương trình

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

CT 2. Tính khoa học của chương trình

2.1

Tính chính xác của nội dung chương trình

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

2.2.

Tính cập nhật của nội dung chương trình

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

CT 3. Tính cân đối của chương trình

3.1.

Tính cân đối giữa nội dung chương trình với thời gian khóa bồi dưỡng

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

3.2.

Tính cân đối giữa các chuyên đề trong chương trình

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

3.3.

Tính cân đối giữa nội dung lý thuyết và thực hành, thực tế

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

CT 4. Tính ứng dụng của chương trình

4.1.

Mức độ đáp ứng của chương trình với nhu cầu của học viên

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

4.2.

Mức độ đáp ứng của chương trình với yêu cầu thực tiễn công việc của học viên

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

CT 5. Hình thức của chương trình

5.1.

Chương trình được trình bày khoa học

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

5.2.

Sử dụng ngôn ngữ chính xác

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

Câu 2. Những ý kiến đóng góp khác của Ông/Bà để nâng cao chất lượng chương trình bồi dưỡng

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Câu 3. Xin Ông/Bà cho biết một số thông tin cá nhân:

3.1. Giới tính:  □ Nam    □ Nữ                  3.2. Tuổi: ……………………………………………

3.3. Thâm niên công tác trong công việc hiện tại: ……………………………………………..

XIN CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ÔNG/BÀ!

 

 

STT: ………………………

MẪU PHIẾU SỐ 2

(Cơ quan đánh giá)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN THAM GIA KHÓA BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
(Dành cho Giảng viên, Học viên)

Kính chào Ông/Bà!

Nhằm đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), chúng tôi tiến hành lấy ý kiến phản hồi của Ông/Bà cho các nội dung liên quan đến chất lượng học viên tham gia khóa bồi dưỡng thông qua việc trả lời các câu hỏi trong phiếu hỏi dưới đây. Các thông tin phản hồi của Ông/Bà sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng học viên tham gia khóa bồi dưỡng.

Xin trân trọng cảm ơn!

_______________________________________________________________________

Câu 1. Dưới đây là các tiêu chí/chỉ báo liên quan trực tiếp đến người học của khóa bồi dưỡng mà Ông/Bà trực tiếp tham gia. Đồng chí Ông/Bà hãy lựa chọn mức đánh giá (con s) theo thang đánh giá mà mình thấy phù hợp nhất về từng nội dung liên quan, đánh dấu X hoặc üvào ô số đó.

Mức độ đánh giá

TT

Tiêu chí/ Chỉ báo

Mức độ đánh giá

j Hoàn toàn không đồng ý s Hoàn toàn đồng ý

HV1. Mục tiêu học tập

1.1.

Mục tiêu học tập của học viên phù hợp với mục tiêu của khóa bồi dưỡng

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

1.2.

Mục tiêu học tập phù hợp với năng lực của học viên

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

HV2. Phương pháp học tập

2.1.

Học viên có phương pháp học tập khoa học

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

2.2.

Học viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

2.3.

Học viên vận dụng được thực tiễn vào quá trình học tập

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

2.4.

Học viên thể hiện sự sáng tạo trong quá trình học tập

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

HV3. Thái độ học tập

3.1.

Học viên chủ động trong quá trình học tập, nghiên cứu

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

3.2.

Học viên ham học hỏi trong quá trình học tập, nghiên cứu

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

3.3.

Học viên tham gia đầy đủ các hoạt động học tập

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

3.4

Học viên thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

Câu 2. Những ý kiến đóng góp khác của Ông/Bà để nâng cao chất lượng học viên tham gia khóa bồi dưỡng

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Câu 3. Xin Ông/Bà cho biết một số thông tin cá nhân:

3.1. Giới tính:     □ Nam     □ Nữ                3.2. Tuổi:    ………………………………

3.3. Thâm niên công tác trong công việc hiện tại: ……………………………………

XIN CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ÔNG/BÀ!

 

 

STT: ………………………

MẪU PHIẾU SỐ 3

(Cơ quan đánh giá)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN THAM GIA KHÓA BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
(Dành cho Giảng viên, Học viên)

Kính chào Ông/Bà!

Nhằm đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến phản hồi của Ông/Bà cho các nội dung liên quan đến chất lượng giảng viên tham gia khóa bồi dưỡng thông qua việc trả lời các câu hỏi trong phiếu hỏi dưới đây. Các thông tin phản hồi của Ông/Bà sẽ góp phần tích cực để nâng cao chất lượng giảng viên tham gia khóa bồi dưỡng.

Xin trân trọng cảm ơn!

_______________________________________________________________________

Câu 1. Dưới đây là các tiêu chí/chỉ báo đánh giá liên quan trực tiếp đến giảng viên của khóa bồi dưỡng mà Ông/Bà trực tiếp tham gia. Ông/Bà hãy lựa chọn mức đánh giá (con số) theo thang đánh giá mà mình thấy phù hợp nhất về từng nội dung liên quan, đánh dấu X hoặc ü vào ô số đó.

Mức độ đánh giá

TT

Tiêu chí/ Chỉ báo

Mức độ đánh giá

j Rất không hài lòng → s Rất hài lòng

GV1. Kiến thức của giảng viên

1.1.

Kiến thức chuyên môn của giảng viên

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

1.2.

Kinh nghiệm thực tiễn quản lý của giảng viên

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

GV2. Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của giảng viên

 

 

 

 

 

2.1.

Việc thực hiện các nội quy, quy định của giảng viên

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

2.2.

Thái độ ứng x với học viên

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

GV3. Trách nhiệm của giảng viên

3.1.

Giảng viên hiểu rõ mục đích, yêu cầu của khóa bồi dưỡng

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

3.2.

Giảng viên biên soạn bài giảng phục vụ giảng dạy

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

3.3.

Giảng viên tư vấn, hỗ trợ hoạt động học tập cho học viên

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

GV4. Phương pháp giảng dạy của giảng viên

4.1.

Sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

4.2.

Giảng viên truyền đạt nội dung các chuyên đề đầy đủ, dễ hiểu

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

4.3.

Mức độ liên hệ bài học với thực tiễn của giảng viên

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

4.4.

Giảng viên sử dụng tốt các phương tiện hỗ trợ giảng dạy

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

4.5.

Giảng viên hướng dẫn học viên đi thực tế, viết bài thu hoạch, làm tiểu luận, đề án

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

GV5. Phương pháp kiểm tra, đánh giá của giảng viên

5.1.

Giảng viên áp dụng phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

5.2.

Giảng viên lựa chọn nội dung thi/kiểm tra phù hợp với nội dung học tập

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

5.3.

Giảng viên thực hiện kiểm tra/đánh giá chính xác, khách quan

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

5.4.

Giảng viên phản hồi kịp thời về kết quả kiểm tra/đánh giá

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

Câu 2. Những ý kiến đóng góp khác của Ông/Bà để nâng cao chất lượng giảng viên tham gia khóa bồi dưỡng

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Câu 3. Xin Ông/Bà cho biết một số thông tin cá nhân:

3.1. Giới tính:     Nam     □ Nữ                          3.2. Tuổi:        ………………………

3.3. Thâm niên công tác trong công việc hiện tại: ………………………………………

XIN CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ÔNG/BÀ!

 

 

STT: ………………………

MẪU PHIẾU SỐ 4

(Cơ quan đánh giá)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ VẬT CHẤT
(Dành cho Giảng viên, Học viên)

Kính chào Ông/Bà!

Nhằm đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến phản hồi của Ông/Bà cho các nội dung liên quan đến chất lượng cơ sở vật chất (CSVC) thông qua việc trả lời các câu hỏi trong phiếu hỏi dưới đây. Kính mong Ông/Bà dành thời gian để trả lời phiếu hỏi. Các thông tin phản hồi của Ông/Bà sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng CSVC.

Xin trân trọng cảm ơn!

_______________________________________________________________________

Câu 1. Dưới đây là các tiêu chí/chỉ báo đánh giá liên quan trực tiếp đến chất lượng sở vật chất. Ông/Bà hãy lựa chọn mức đánh giá (con số) theo thang đánh giá mà mình thấy phù hợp nhất về từng nội dung liên quan, đánh dấu X hoặc ü vào ô số đó.

Mức độ đánh giá

TT

Tiêu chí/ Chỉ báo

Mức độ đánh giá

j Rất không hài lòng → s Rất hài lòng

CSVC1. Phòng học, chất lượng phòng học

1.1.

Diện tích phòng học bảo đảm cho việc dạy và học

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

1.2.

Chất lượng trang thiết bị (bàn, ghế, máy tính...) trong phòng học tốt

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

1.3

Hiệu quả sử dụng các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập (projector, micro...)

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

CSVC2. Nguồn học liệu

 

 

 

 

 

2.1.

Đảm bảo số lượng, chất lượng tài liệu học tập phù hợp phục vụ khóa bồi dưỡng

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

2.2

Tài liệu được cập nhật, bổ sung kịp thời

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

CSVC3. Công nghệ thông tin

3.1.

Việc khai thác hệ thống thông tin, trang thông tin điện tử của đơn vị tổ chức bồi dưỡng

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

3.2.

Sử dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

3.3.

Cập nhật các phần mềm hỗ trợ giảng dạy, học tập và nghiên cứu

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

Câu 2. Những ý kiến đóng góp khác của Ông/Bà để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Câu 3. Xin Ông/Bà cho biết một số thông tin cá nhân:

3.1. Giới tính:        □ Nam    □ Nữ               3.2. Tuổi:     …………………………….

3.3. Thâm niên công tác trong công việc hiện tại: …………………………………..

XIN CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ÔNG/BÀ!

 

 

STT: ………………………

MẪU PHIẾU SỐ 5

(Cơ quan đánh giá)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG

KHÓA BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
(Dành cho Giảng viên, Học viên)

Kính chào Ông/Bà!

Nhằm đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến phản hồi của Ông/Bà cho các nội dung liên quan đến chất lượng khóa bồi dưỡng thông qua việc trả lời các câu hỏi trong phiếu hỏi dưới đây. Các thông tin phản hồi của Ông/Bà sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng khóa bồi dưỡng.

Xin trân trọng cảm ơn!

______________________________________________________________________

Câu 1. Dưới đây là các tiêu chí/chỉ báo đánh giá liên quan trực tiếp đến chất lượng của khóa bồi dưỡng mà Ông/Bà trực tiếp tham gia. Ông/Bà hãy lựa chọn mức đánh giá (con s) theo thang đánh giá mà mình thấy phù hợp nhất về từng nội dung liên quan, đánh dấu X hoặc ü vào ô s đó.

Mức độ đánh giá

TT

Tiêu chí/ Chỉ báo

Mức độ đánh giá

j Hoàn toàn không đồng → s Hoàn toàn đồng ý

KH1. Xác định nhu cầu, mục tiêu bồi dưỡng

1.1.

Nhu cầu bồi dưỡng được xác định rõ ràng

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

1.2.

Mục tiêu khóa bồi dưỡng được xác định rõ ràng

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

KH2. Hình thức tổ chức bồi dưỡng

2.1.

Hình thức bồi dưỡng phù hợp với nội dung bồi dưỡng

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

2.2.

Hình thức bồi dưỡng phù hợp với đối tượng bồi dưỡng

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

2.3.

Hình thức bồi dưỡng phù hợp với với thời gian bồi dưỡng

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

KH3. Chương trình bồi dưỡng

3.1.

Chương trình được cập nhật

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

3.2.

Các bên liên quan được lấy ý kiến phản hồi về chương trình

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

KH4. Giảng viên

4.1.

Trình độ chuyên môn của giảng viên đáp ứng yêu cầu khóa bồi dưỡng

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

4.2.

Giảng viên áp dụng kinh nghiệm thực tiễn vào chuyên đề giảng dạy

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

4.3.

Giảng viên sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

4.4.

Giảng viên sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

KH5. Học viên

5.1.

Học viên phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

5.2.

Học viên phát huy tính sáng tạo trong quá trình học tập

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

5.3.

Học viên thực hiện đúng nội quy khóa bồi dưỡng

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

KH6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

6.1.

Tài liệu học tập được cung cấp đầy đủ

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

6.2.

Phòng học và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

KH7. Các hoạt động hỗ trợ học viên

7.1.

Các hoạt động thực tế đáp ứng yêu cầu của chương trình

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

7.2.

Học viên được phản hồi kịp thời và giải quyết thỏa đáng các yêu cầu hợp lý

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

KH8. Hoạt động kiểm tra, đánh giá

8.1.

Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập phù hợp

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

8.2.

Phản hồi kịp thời kết quả kiểm tra, đánh giá cho người học

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

8.3.

Hoạt động kiểm tra, đánh giá khách quan, chính xác, kịp thời

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

KH9. Tổ chức thực hiện

9.1.

Kế hoạch tổ chức tổ chức khóa bồi dưỡng được xây dựng rõ ràng, đầy đủ

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

9.2.

Đảm bảo số lượng và chất lượng giảng viên tham gia khóa bồi dưỡng

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

9.3.

Thời gian bồi dưỡng được lựa chọn phù hợp

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

9.4.

Thực hiện đầy đủ việc đánh giá chất lượng bồi dưỡng

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

9.5

Công tác phục vụ hậu cần tổ chức lớp bồi dưỡng được thực hiện tốt

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

Câu 2. Những ý kiến đóng góp khác của Ông/Bà đ nâng cao cht lượng khóa bi dưỡng

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Câu 3. Xin Ông/Bà cho biết một số thông tin cá nhân:

3.1. Giới tính:           □ Nam       □ Nữ                     3.2. Tuổi:    ………………………

3.3. Thâm niên công tác trong công việc hiện tại: ……………………………………

XIN CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ÔNG/BÀ!

 

 

STT: ………………………

MẪU PHIẾU SỐ 6

(Cơ quan đánh giá)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SAU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
(Dành cho Thủ trưởng cơ quan sử dụng CBCCVC, Cựu học viên)

Kính chào Ông/Bà!

Nhằm đánh giá hiệu quả sau bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), chúng tôi tiến hành lấy ý kiến phản hồi của cơ quan sử dụng cán bộ sau bồi dưỡng và cựu học viên về hiệu quả sau bồi dưỡng cho học viên hoàn thành khóa bồi dưỡng: ……………………………………. …………………………………………………………………………………………………………….

Các thông tin phản hồi của Ông/Bà sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà!

_______________________________________________________________________

Câu 1. Dưới đây là các tiêu chí/chỉ báo đánh giá liên quan trực tiếp đến hiệu quả sau bồi dưỡng. Ông/Bà hãy lựa chọn mức đánh giá (con số) mà mình thấy phù hợp nhất về từng nội dung liên quan, đánh dấu X hoặc ü vào ô số đó.

Mức độ đánh giá

 

TT

Tiêu chí/ Chỉ báo

Mức độ đánh giá

j Hoàn toàn không cải thiện so với trước khi bồi dưỡng → s Cải thiện tốt

HQSĐT1. Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ

1.1.

Kiến thức chuyên môn của CB (CC,VC)

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

1.2.

Kiến thức nghiệp vụ của CB (CC,VC)

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

HQSĐT2. Kỹ năng

2.1.

CB (CC,VC) vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công việc

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

2.2.

Kỹ năng giải quyết vấn đề của CB (CC,VC)

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

HQSĐT3. Thái độ của cán bộ, công chức, viên chức sau bồi dưỡng

3.1.

Tính chủ động, tích cực của CB (CC,VC) trong công việc

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

3.2.

Tính trách nhiệm của CB (CC,VC) trong công việc

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

3.3.

Tinh thần hợp tác của CB (CC,VC) với đồng nghiệp

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

Câu 2. Những ý kiến đóng góp khác của Ông/Bà đ nâng cao hiệu quả bi dưỡng

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Câu 3. Xin Ông/Bà cho biết một số thông tin cá nhân:

3.1. Giới tính:      □ Nam        Nữ                 3.2. Tuổi:     ………………………..

3.3. Thâm niên công tác trong công việc hiện tại: ………………………………..

XIN CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ÔNG/BÀ!

 

PHỤ LỤC 2

MẪU BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
(Kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ(*)....

- Tổng số lượt giảng viên/thủ trưởng cơ quan được ly ý kiến: …………….

- Tổng số lượt học viên/cựu học viên được lấy ý kiến: ………………………….

TT

Tiêu chí/Chỉ báo

Điểm trung bình Giảng viên/Thủ trưởng cơ quan

Điểm trung bình Học viên/Cựu học viên

TB chung

TIÊU CHÍ 1

1.1.

Chỉ báo 1

 

 

 

1.2.

Chỉ báo 2

 

 

 

……..

 

 

 

ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TRUNG BÌNH TIÊU CHÍ 1

 

 

 

TIÊU CHÍ 2

1.1.

Chỉ báo 1

 

 

 

1.2.

Chỉ báo 2

 

 

 

….

…………………

 

 

 

TIÊU CHÍ...

 

 

 

1.1.

Chỉ báo 1

 

 

 

1.2.

Chỉ báo 2

 

 

 

….

……………….

 

 

 

ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TRUNG BÌNH TIÊU CHÍ...

 

 

 

ĐIỂM TRUNG BÌNH TNG TH

 

 

 

CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG

 

 

 

(*) Các nội dung đánh giá