Thông tư 10/2017/TT-BCT quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương
Số hiệu: 10/2017/TT-BCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Trần Tuấn Anh
Ngày ban hành: 26/07/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 27/08/2017 Số công báo: Từ số 629 đến số 630
Lĩnh vực: Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2017/TT-BCT

Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2017

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư ban hành 18 quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Ban hành kèm theo Thông tư này 18 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương (Quy trình kiểm định). Tên và ký hiệu các Quy trình kiểm định được nêu tại Phụ lục của Thông tư này.

2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm định, quản lý, sở hữu và sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2017.

2. Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương đã được kiểm định trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục có hiệu lực đến hết thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận kết quả kiểm định. Đến thời hạn tiếp theo phải do tổ chức kiểm định đã được Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định thực hiện.

3. Đối với máy, thiết bị thuộc dây chuyền đang vận hành không thể tách rời kiểm định riêng thì thời hạn kiểm định định kỳ theo chu kỳ bảo dưỡng, sửa chữa của dây chuyền nhưng không quá thời hạn quy định của nhà sản xuất hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng phải duy trì và chịu trách nhiệm về điều kiện làm việc an toàn cho máy, thiết bị.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải xây dựng Quy trình kiểm định chi tiết cho từng loại máy, thiết bị cụ thể nhưng không được trái với Quy trình kiểm định và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

3. Kiểm định viên phải thực hiện đúng và đủ quy định tại Quy trình kiểm định chi tiết của từng loại máy, thiết bị cụ thể.

4. Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm định, quản lý, sở hữu, sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

5. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Công Thương để nghiên cứu giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Lãnh đạo Bộ Công Thương;
- Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương;
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính - Bộ Tư pháp;
- Website: Chính phủ; Bộ Công Thương;
- Công báo;
- Lưu: VT, PC, ATMT.

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 

PHỤ LỤC

TÊN VÀ KÝ HIỆU CỦA CÁC QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BCT ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương)

TT

Tên quy trình

Ký hiệu

1

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động nồi hơi có áp suất trên 16 bar

QTKĐ:01-2017/BCT

2

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bình chịu áp lực

QTKĐ:02-2017/BCT

3

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

QTKĐ:03-2017/BCT

4

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động hệ thống đường ống dẫn hơi nước nóng

QTKĐ:04-2017/BCT

5

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại

QTKĐ:05-2017/BCT

6

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động hệ thống nạp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

QTKĐ:06-2017/BCT

7

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

QTKĐ:07-2017/BCT

8

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động chai thép hàn nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

QTKĐ:08-2017/BCT

9

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành cấu tạo từ các cột chống thủy lực đơn sử dụng trong việc chng giữ lò trong khai thác hầm lò

QTKĐ:09-2017/BCT

10

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tời, trục tải có tải trọng từ 10.000N trở lên sử dụng trong khai thác hầm lò

QTKĐ:10-2017/BCT

11

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy biến áp phòng n

QTKĐ:11-2017/BCT

12

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động động cơ điện phòng n

QTKĐ:12-2017/BCT

13

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thiết bị phân phối, đóng ct phòng nổ

QTKĐ:13-2017/BCT

14

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thiết bị điều khiển phòng nổ

QTKĐ:14-2017/BCT

15

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy phát điện phòng n

QTKĐ:15-2017/BCT

16

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cáp điện sử dụng trong môi trường có khí cháy và bụi nổ (cáp điện phòng nổ)

QTKĐ:16-2017/BCT

17

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thiết bị chiếu sáng phòng n

QTKĐ:17-2017/BCT

18

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy n mìn điện

QTKĐ:18-2017/BCT

 

 

 

 

- Một số nội sung tại file này được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 12/2020/TT-BCT

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định tại quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BCT ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương

1. QTKĐ 09-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành cấu tạo từ các cột chống thủy lực đơn sử dụng trong việc chống giữ lò trong khai thác hầm lò được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ như sau:

a) Mục 3 được bổ sung như sau:

-“ QCVN 03:2017/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vì chống thủy lực sử dụng trong mỏ than hầm lò”.

b) Điểm a Mục 5.1 được sửa đổi như sau:

“a) Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng”.

c) Điểm a Mục 5.3 được sửa đổi như sau:

“a) Cột chống thủy lực, vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực đang sử dụng trong mỏ hầm lò thực hiện kiểm định 01 lần/01 năm. Trường hợp cột chống thủy lực, vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực đang chống lò không thể đưa ra ngoài kiểm định được thì sau khi kết thúc chống phải đưa ra ngoài kiểm định.”

d) Mục 6 được sửa đổi như sau:

“6. Tổ chức thực hiện

Việc thực hiện công tác kiểm định cột chống thủy lực, vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực do kiểm định viên đã được cấp chứng chỉ kiểm định viên thực hiện.

6.1. Đối với cơ sở sử dụng thiết bị

- Thực hiện kiểm định đúng thời hạn quy định.

- Cung cấp các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật có liên quan đến thiết bị được kiểm định.

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để kiểm định kỹ thuật an toàn như tải trọng, người phục vụ, công nhân vận hành, điện, vệ sinh, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và các biện pháp an toàn cần thiết như biển báo, tín hiệu, người cảnh giới.

- Cử người đại diện chứng kiến, phối hợp khi tiến hành kiểm định.

6.2. Đối với Tổ chức kiểm định

- Kiểm định theo đề nghị của cơ sở sử dụng. Trường hợp không thực hiện được thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do với cơ sở.

- Tiến hành kiểm định phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động có liên quan.

- Căn cứ vào thiết bị cụ thể, tiến hành kiểm định đối tượng phù hợp theo các bước quy định của quy trình này để đảm bảo có kết luận chính xác về tình trạng thiết bị.

- Khi thấy cần thiết phải sử dụng các thiết bị kiểm tra ngoài các thiết bị kiểm định thông thường, cần phải thỏa thuận với cơ sở về các phát sinh để tiến hành.

- Trong quá trình kiểm định, nếu phát hiện có nguy cơ dẫn đến sự cố thì phải kiến nghị cơ sở có biện pháp khắc phục. Sau khi cơ sở khắc phục xong thì tiếp tục tiến hành kiểm định.

Lập biên bản kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo quy định.

đ) Thay thế cụm từ “cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành” bằng “cột chống thủy lực, vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực” tại Mục 9.

e) Sửa đổi cụm từ “10.2.1. Đối với thiết bị kiểm định lần đầu” bằng “10.2.1. Đối với thiết bị kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng”; sửa đổi cụm từ “10.2.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định” bằng “10.2.5. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định” và sửa đổi cụm từ “10.2.4. Quy định về an toàn khi tiến hành kiểm định cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành” bằng: “10.2.6. Quy định về an toàn khi tiến hành kiểm định” tại Mục 10.

g) Mục 10.4.1 được sửa đổi như sau:

“10.4.1. Lập biên bản kiểm định đối với cột chống thủy lực theo mẫu Phụ lục 1 của Quy trình này, biên bản kiểm định vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực theo mẫu Phụ lục 2 của Quy trình này”.

h) Bãi bỏ nội dung quy định về số lượng tại Bảng 1 Mục 7.

i) Thay thế cụm từ “cột chống thủy lực đơn” bằng: “cột chống thủy lực” tại Phụ lục 1.

k) Thay thế cụm từ “giá khung di động và dàn chống tự hành” bằng: “vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực” tại Phụ lục 2.

2. QTKĐ 10-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tời, trục tải có tải trọng từ 10.000N trở lên sử dụng trong khai thác hầm lò được sửa đổi, bãi bỏ như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “có đường kính tang tời < 0,6 m” bằng “có đường kính tang tời ≤ 0,6 m” tại Mục 1.

b) Sửa đổi cụm từ “≤ Vmax x 6 (mm)” thành “≤ Vmax x 6 (s)” tại số thứ tự 5 mục “C. Thử tải” tại Phụ lục 3.

c) Bãi bỏ hạng mục kiểm tra “Mômen hãm” tại số thứ tự 11 mục “B. Kiểm tra bên ngoài, thử không tải” tại Phụ lục 3.

3. QTKĐ 11-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy biến áp phòng nổ được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Bổ sung số thứ tự 15 Mục 3 “QCVN 03:2019/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với trạm biến áp phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò”.

b) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.

c) Mục 5.3 được sửa đổi như sau:

“5.3 Kiểm định bất thường

Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, thay đổi vị trí lắp đặt có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của máy biến áp phòng nổ.

- Máy biến áp phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên.

- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”

d) Bổ sung các nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.1:

“- Kiểm tra phần tử xuyên sáng (nếu có).

- Kiểm tra momen xoắn của các cọc đấu dây. ”

đ) Bổ sung nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:

“- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.”

e) Mục 9.3 được sửa đổi như sau:

“9.3. Kiểm định bất thường

- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.

+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp biến áp phòng nổ.

+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.

Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.

- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:

+ Kiểm tra hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị;

+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.

- Trường hợp sau khi máy biến áp phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”

g) Thay thế Phụ lục đính kèm QTKĐ 11-2017/BCT bằng Phụ lục kèm Thông tư này.

4. QTKĐ 12-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động động cơ điện phòng nổ được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.

b) Mục 5.3 được sửa đổi như sau:

“5.3 Kiểm định bất thường

Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, thay đổi vị trí lắp đặt có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của động cơ điện phòng nổ.

- Động cơ điện phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên.

- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”

c) Bổ sung nội dung sau vào Bước 2 Mục 9.1 :

“- Kiểm tra phần tử xuyên sáng (nếu có).”

d) Bổ sung nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:

“- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.”

đ) Mục 9.3 được sửa đổi như sau:

“9.3. Kiểm định bất thường

- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.

+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp động cơ điện phòng nổ.

+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.

Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.

- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:

+ Kiểm tra hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị;

+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.

- Trường hợp sau khi động cơ điện phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”

e) Sửa đổi cụm từ “4. Kết luận chung và kiến nghị” bằng “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” tại Phụ lục.

5. QTKĐ 13-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.

b) Mục 5.3 được sửa đổi như sau:

“5.3 Kiểm định bất thường

Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, thay đổi vị trí lắp đặt có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ;

- Thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên;

- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”

c) Bổ sung nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.1:

“- Kiểm tra phần tử xuyên sáng.”

d) Bổ sung nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:

“- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.”

đ) Mục 9.3 được sửa đổi như sau:

“9.3. Kiểm định bất thường

- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.

+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ.

+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.

Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.

- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:

+ Kiểm tra hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị.

+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.

- Trường hợp sau khi thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”

e) Sửa đổi cụm từ “4. Kết luận chung và kiến nghị” bằng “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” tại Phụ lục.

6. QTKĐ 14-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thiết bị điều khiển phòng nổ được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.

b) Mục 5.3 được sửa đổi như sau:

“5.3 Kiểm định bất thường

Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, thay đổi vị trí lắp đặt có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị điều khiển phòng nổ.

- Thiết bị điều khiển phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên.

- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”

c) Bổ sung nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:

“- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.”

d) Mục 9.3 được sửa đổi như sau:

“9.3. Kiểm định bất thường

- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.

+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thiết bị điều khiển phòng nổ.

+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.

Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.

- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:

+ Kiểm hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị;

+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.

- Trường hợp sau khi thiết bị điều khiển phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”

đ) Sửa đổi cụm từ “4. Kết luận chung và kiến nghị” bằng “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” tại Phụ lục.

7. QTKĐ 15-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy phát điện phòng nổ được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.

b) Mục 5.3 được sửa đổi như sau:

“5.3 Kiểm định bất thường

Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, thay đổi vị trí lắp đặt có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của máy phát điện phòng nổ.

- Máy phát điện phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên.

- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”

c) Bổ sung nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:

“- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.”

d) Mục 9.3 được sửa đổi như sau:

“9.3. Kiểm định bất thường

- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.

+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp máy phát điện phòng nổ.

+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.

Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.

- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:

+ Kiểm hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị.

+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.

- Trường hợp sau khi máy phát điện phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”

đ) Sửa đổi cụm từ “4. Kết luận chung và kiến nghị” bằng “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” tại Phụ lục.

8. QTKĐ 16-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cáp điện sử dụng trong môi trường có khí cháy và bụi nổ (cáp điện phòng nổ) được sửa đổi như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.

b) Sửa đổi cụm từ “4. Kết luận chung và kiến nghị” bằng “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” tại Phụ lục.

9. QTKĐ 17-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thiết bị chiếu sáng phòng nổ được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.

b) Mục 5.3 được sửa đổi như sau:

“5.3 Kiểm định bất thường

Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, thay đổi vị trí lắp đặt có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị chiếu sáng phòng nổ.

- Thiết bị chiếu sáng phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên.

- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”

c) Bổ sung các nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:

“- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.”

d) Mục 9.3 được sửa đổi như sau:

“9.3. Kiểm định bất thường

- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.

+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thiết bị chiếu sáng phòng nổ.

+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.

Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.

- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:

+ Kiểm hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị.

+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.

- Trường hợp sau khi thiết bị chiếu sáng phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”

đ) Sửa đổi cụm từ “4. Kết luận chung và kiến nghị” bằng “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” tại Phụ lục.

10. QTKĐ 18-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy nổ mìn điện được sửa đổi như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.

b) Mục 5.3 được sửa đổi như sau:

“5.3 Kiểm định bất thường

Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của máy nổ mìn điện.

- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”

c) Mục 9.3 được sửa đổi như sau:

“9.3. Kiểm định bất thường

Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.

+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp máy nổ mìn điện.

+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.

Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.”

d) Sửa đổi cụm từ “4. Kết luận chung và kiến nghị” bằng “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” tại Phụ lục.


Xem nội dung VB