Thông tư 09/TT-UB-1979 về việc đẩy mạnh phong trào làm phân hữu cơ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 09/TT-UB | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Lê Quang Chánh |
Ngày ban hành: | 21/08/1979 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/TT-UB |
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 8 năm 1979 |
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO LÀM PHÂN HỮU CƠ PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Để khắc phục tình hình thiếu sót trên, đảm bảo cho cây trồng có nguồn phân bón dồi dào, sản xuất có năng suất và sản lượng cao, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân thành phố ; Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan ở thành phố và Ủy ban nhân dân các quận, huyện cần khẩn trương triển khai chỉ đạo phong trào làm phân hữu cơ trong nhân dân theo nội dung như sau:
I- Từng huyện và quận ven căn cứ vào diện tích gieo trồng của địa phương để xác định số lượng phân bón cần thiết, kiểm điểm lại việc tổ chức chỉ đạo làm phân bón trong thời gian qua và đề ra các biện pháp để tiếp tục phát động phong trào làm phân rộng rãi cho thời gian tới, nhất là có đủ phân bón phục vụ ngay cho vụ mùa hiện nay và chuẩn bị phân bón cho vụ Đông Xuân 1979-1980 sắp tới.
a) Đối với các huyện và quận Ven :
Về chỉ tiêu : Mức phấn đấu phải đạt 1 tấn phân/nhân khẩu có sức lao động ; bảo đảm cho mỗi ha có số lượng phân bón bình quân từ 3-5 tấn/ha trên diện tích gieo trồng.
Để đạt được chỉ tiêu này và vận dụng được hết các nguồn phân, mỗi hộ gia đình cần có hố ủ phân, cầu tiêu 2 ngăn, hồ chứa nước tiểu, trâu, bò, heo đều có chuồng, tận dụng các nguồn thức ăn để phát triển chăn nuôi heo gia đình, thực hiện rộng rãi phong trào trồng cây phân xanh (bèo hoa dâu, điên điển, điền thanh...) trên các bờ đường, bờ kênh, bờ bao, bờ vùng... để tận dụng và tạo thêm được nhiều nguồn phân bón.
b) Đối với các qduận nội thành :
Tổ chức tốt việc thu gom nguồn phân heo, gà, ở các hộ gia đình có chăn nuôi, vừa tận dụng được phân vừa bảo đảm vệ sinh và không tắc cống rãnh trong mùa mưa, cung cấp cho các huyện và quận ven (Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Quận 8).
c) Đối với việc khai thác nguồn phân rác và phân hầm cầu ở thành phố :
- Về phân rác : Trước mắt Công ty Vệ sinh (Sở Quản lý Công trình công cộng) đảm bảo cung cấp cho các hợp tác xã và tập đoàn trồng rau theo các chỉ thị lâu nay của Ủy ban nhân dân thành phố. Khi nhà máy phân rác Hốc Môn đi vào sản xuất, Công ty Vệ sinh sẽ cung cấp rác để nhà máy sản xuất phân hữu cơ và cấp lại cho các huyện và quận ven.
- Phân hầm cầu : Công ty Vệ sinh và Công ty phân bón (Sở Nông nghiệp) cần bàn bạc có kế hoạch và hợp đồng với nhau để khai thác và chế biến thành phân hữu cơ nông nghiệp, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, đưa về cung cấp cho các huyện, quận ven và công trường sử dụng.
II.- VỀ TỔ CHỨC VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN :
Để bảo đảm đẩy mạnh phong trào làm phân được liên tục, phát triển khai thác, tận dụng hết các nguồn phân hiện có ở thành phố, chế biến có chất lượng đưa vào phục vụ thiết thực cho sản xuất.
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã có trách nhiệm chính trong việc tổ chức chỉ đạo đề ra các biện pháp cụ thể để phát động và đẩy mạnh phong trào làm phân trong địa phương mình, vận động và tổ chức quần chúng thực hiện.
- Sở Nông nghiệp, Sở Y tế, Sở Quản lý công trình công cộng. Ban cải tạo nông nghiệp chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật chế biến, bảo quản và sử dụng cho hợp vệ sinh, đào tạo kỹ thuật làm phân và chỉ đạo các tổ chuyên môn làm phân ở các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất để tận dụng hết các nguồn phân ở thành phố :
- Đề nghị các đoàn thể : nông hội, thanh niên, phụ nữ và công đoàn ở thành phố lãnh đạo đoàn thể mình tích cực tham gia làm nòng cốt cho phong trào. Riêng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố được Thành ủy giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo phong trào này, cần lãnh đạo phong trào thanh niên ở các quận, huyện tích cực tham gia thiết thực làm mũi nhọn xung kích cho phong trào.
III.- VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH :
a) Chính sách thu mua phân :
Tất cả những xã viên, tập đoàn viên và những người chăn nuôi có phân giao cho hợp tác xã và tập đoàn sản xuất thì đều được hợp tác xã và tập đoàn sản xuất khuyến khích và trả công hợp lý, ngoài phần nghĩa vụ làm phân đóng góp cho hợp tác xã và tập đoàn sản xuất (đối với xã viên và tập đoàn viên).
Để bước đầu thống nhất giá cả thu mua phân ở thành phố, theo đề nghị của Sở Nông nghiệp, qua trao đổi với các ngành có liên quan ở thành phố và Ủy ban nhân dân các quận, huyện trong cuộc họp ngày 12-7-1979, Ủy ban nhân dân thành phố tạm thời quy định giá thu mua các loại phân ở từng nơi như sau :
- Đối với các huyện :
+ 1 tấn phân heo, trâu bò (có tỷ lệ 40%) được tính trả bằng 60 kg thóc hoặc bằng tiền là 50 đồng/1 tấn.
+ 1 tấn phân bắc (có tỷ lệ 40%) được tính trả bằng 80 kg thóc hoặc trả bằng tiền là 70 đ/1 tấn.
+ 1 tấn phân xanh được tính trả bằng 50 kg thóc hoặc trả bằng tiền là 35đ/1 tấn.
+ 1 tấn phân rác được tính trả bằng 40 kg thóc hoặc trả bằng tiền là 30 đ/1 tấn .
- Đối với vùng sản xuất rau chuyên canh :
+ 1 tấn phân heo, trâu bò nguyên chất được tính trả bằng tiền là 70 đ/1 tấn.
+ 1 tấn phân bắc có trộn tro bếp được tính trả bằng tiền là 90 đ/1 tấn.
- Đối với các quận ven, quận nội thành : những người chăn nuôi ở các quận ven và quận nội thành có phân sẽ trực tiếp giao cho Công ty Vệ sinh (Sở Quản lý công trình công cộng), Công ty Phân bón (Sở Nông nghiệp) và lực lượng thu gom phân tại chỗ ở các phường tại các địa điểm quy định (tùy theo ở mỗi phường có nhiều hay ít hộ chăn nuôi, để phân chia địa điểm tập trung phân), một tấn phân heo, gà nguyên chất được trả bằng tiền là 25-30 đ/1 tấn.
b) Về thi đua khen thưởng.
Đối với những tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong việc tham gia tốt phong trào làm phân ở địa phương và ở tại hộ gia đình được tập thể chính quyền địa phương công nhận thì đều được xét khen thưởng, tùy theo thành tích đóng góp, có khen thưởng bằng nhiều hình thức : giấy khen, bằng khen, cờ thưởng, ...
Để làm tốt việc này, các địa phương sau mỗi vụ thu hoạch cần sơ kết, tổng hợp, rút kinh nghiệm và có chế độ khen thưởng thỏa đáng đối với tập thể và cá nhân làm tốt nhằm khuyến khích, cổ vũ phong trào ngày càng phát triển.
Nhận được chỉ thị này, yêu cầu các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện bàn bạc phối hợp với các đoàn thể quần chúng triển khai thực hiện tốt và định kỳ báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân thành phố.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |