Thông tư 09/2020/TT-BNNPTNT về hướng dẫn xác nhận thiên tai, dịch bệnh trong thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
Số hiệu: 09/2020/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Trần Thanh Nam
Ngày ban hành: 24/07/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 07/08/2020 Số công báo: Từ số 769 đến số 770
Lĩnh vực: Môi trường, Nông nghiệp, nông thôn, Bảo hiểm, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2020/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2020

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN THIÊN TAI, DỊCH BỆNH TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn xác nhận thiên tai, dịch bệnh trong thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn xác nhận thiên tai, dịch bệnh để xác định sự kiện bảo hiểm trong thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 58/2018/NĐ-CP).

2. Việc xác định thiệt hại, bồi thường bảo hiểm nông nghiệp thực hiện theo hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp quy định tại Nghị định số 58/2018/NĐ-CP và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp; doanh nghiệp bảo hiểm; cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan tới việc xác nhận thiên tai, dịch bệnh trong thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp theo quy định tại Nghị định số 58/2018/NĐ-CP .

Điều 3. Hướng dẫn xác nhận thiên tai để xác định sự kiện bảo hiểm

1. Việc xác nhận thiên tai để xác định sự kiện bảo hiểm được quy định như sau: Sử dụng nội dung về tình hình, diễn biến thiên tai trong báo cáo tổng hợp đợt thiên tai quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra là căn cứ để xác định sự kiện bảo hiểm.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp hoặc doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này của Ủy ban nhân dân cấp xã để xác định sự kiện bảo hiểm trong thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.

Điều 4. Hướng dẫn xác nhận bệnh động vật khi chưa đủ điều kiện công bố dịch để xác định sự kiện bảo hiểm

1. Việc xác nhận bệnh động vật khi chưa đủ điều kiện công bố dịch để xác định sự kiện bảo hiểm được quy định như sau:

a) Đối với bệnh động vật trên cạn: Sử dụng một trong những báo cáo dịch bệnh động vật quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 Điều 7 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn là căn cứ để xác định sự kiện bảo hiểm.

b) Đối với bệnh động vật thủy sản: Sử dụng một trong những báo cáo dịch bệnh động vật thủy sản quy định tại các điểm c, d khoản 1, các khoản 3, 4 Điều 5 Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản hoặc báo cáo dịch bệnh thủy sản quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BNNPTNT ngày 16/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là căn cứ để xác định sự kiện bảo hiểm.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp hoặc doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện hoặc cấp tỉnh để xác định sự kiện bảo hiểm trong thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.

Điều 5. Hướng dẫn xác nhận sinh vật gây hại thực vật khi chưa đủ điều kiện công bố dịch để xác định sự kiện bảo hiểm

1. Việc xác nhận sinh vật gây hại thực vật khi chưa đủ điều kiện công bố dịch để xác định sự kiện bảo hiểm được quy định như sau: Sử dụng một trong những văn bản thông báo, điện báo đột xuất quy định tại các mục 4.1.2, 4.1.3 và mục 4.2 của Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT) ban hành kèm theo Thông tư số 71/2010/TT-BNNPTNT ngày 10/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật hoặc báo cáo tình hình sinh vật gây hại quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BNNPTNT ngày 16/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là căn cứ để xác định sự kiện bảo hiểm.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp hoặc doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng báo cáo, văn bản thông báo, điện báo đột xuất quy định tại khoản 1 Điều này của cơ quan quản lý chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp huyện hoặc cấp tỉnh để xác định sự kiện bảo hiểm trong thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.

Điều 6. Trách nhiệm thi hành

1. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này. Tổng cục Phòng chống thiên tai, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y phối hợp giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý chuyên ngành về phòng chống thiên tai, thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn công khai các văn bản thông báo, báo cáo quy định tại khoản 1 Điều 3, khoản 1 Điều 4 và khoản 1 Điều 5 Thông tư này làm căn cứ để xác định sự kiện bảo hiểm trong thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 28 tháng 9 năm 2020.

2. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu áp dụng trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng theo văn bản mới được ban hành.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở NN và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ NN và PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Bộ NN và PTNT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu VT, KTHT (100b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Thanh Nam

 

 

Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
...

4. Ban hành văn bản hướng dẫn quy trình công bố thiên tai; quy trình xác nhận thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 8. Nội dung báo cáo
...

2. Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai

a) Tình hình thiên tai: Tóm tắt tình hình, diễn biến thiên tai từ khi xuất hiện đến khi kết thúc.

Xem nội dung VB
Điều 7. Khai báo và báo cáo dịch bệnh động vật
...

3. Trường hợp nghi ngờ xuất hiện bệnh động vật quy định tại Điều 2 của Thông tư này, nhân viên thú y cấp xã và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện ngay việc báo cáo ổ dịch bệnh động vật bao gồm các nội dung sau đây:

a) Về địa điểm nơi động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh: Tên chủ vật nuôi hoặc địa điểm nơi phát hiện động vật (địa chỉ cụ thể đến thôn, ấp, bản hoặc số nhà); số lượng tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có động vật mắc bệnh; số lượng thôn, ấp, bản có động vật mắc bệnh;

b) Thời gian động vật bắt đầu có biểu hiện triệu chứng lâm sàng hoặc chết; diễn biến tình hình bệnh theo ngày;

c) Thông tin liên quan đến động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh: Loại động vật; nguồn gốc của động vật; tổng đàn động vật cảm nhiễm; số lượng từng loại động vật bị mắc bệnh, chết, tiêu hủy; triệu chứng, bệnh tích của động vật mắc bệnh; loại thuốc điều trị, vắc-xin, chế phẩm sinh học đã sử dụng và thời gian sử dụng; số động vật được điều trị, được sử dụng vắc-xin, số động vật khỏi bệnh;

d) Tác nhân gây bệnh (nếu biết), nguồn bệnh đang nghi ngờ hoặc đã được xác định, kết quả các chương trình giám sát bị động và giám sát chủ động đối với bệnh (nếu có);

đ) Nhận định tình hình, các biện pháp đã triển khai, các biện pháp sẽ áp dụng, đề xuất, kiến nghị.

4. Báo cáo cập nhật ổ dịch bệnh động vật

a) Báo cáo cập nhật ổ dịch được áp dụng trong trường hợp dịch bệnh động vật quy định tại Điều 2 của Thông tư này đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác nhận;

b) Báo cáo cập nhật ổ dịch được nhân viên thú y cấp xã và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện vào trước 16 giờ hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt dịch, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần;

c) Biểu mẫu báo cáo cập nhật ổ dịch theo quy định tại mục 1 Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Báo cáo điều tra ổ dịch bệnh động vật

a) Báo cáo điều tra ổ dịch được áp dụng trong trường hợp dịch bệnh động vật quy định tại Điều 2 của Thông tư này đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác nhận;

b) Báo cáo điều tra ổ dịch được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện trong vòng 07 ngày kể từ khi ổ dịch được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác nhận;

c) Nội dung của báo cáo điều tra ổ dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này.

6. Báo cáo kết thúc ổ dịch bệnh động vật được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương thực hiện trong vòng 07 ngày kể từ khi kết thúc ổ dịch theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 5. Chế độ báo cáo dịch bệnh động vật thủy sản

1. Báo cáo đột xuất ổ dịch:
...

c) Trạm Thú y thực hiện Điều tra xác minh bệnh tại cơ sở và báo cáo kết quả xác minh bệnh với Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh (sau đây gọi là Chi cục Thú y) và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

d) Chi cục Thú y báo cáo tình hình dịch bệnh xảy ra với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y;
...

3. Báo cáo kết thúc ổ dịch: Trong thời gian 07 ngày kể từ khi kết thúc ổ dịch theo quy định của pháp luật, Chi cục Thú y có trách nhiệm báo cáo tổng kết ổ dịch, đánh giá kết quả phòng, chống dịch bệnh.

4. Báo cáo Điều tra ổ dịch:

a) Báo cáo Điều tra ổ dịch được áp dụng trong trường hợp ổ dịch đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thủy sản xác định là bệnh thuộc Danh Mục bệnh động vật thủy sản phải công bố dịch hoặc bệnh mới;

b) Chi cục Thú y có trách nhiệm báo cáo kết quả Điều tra ổ dịch cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y ngay sau khi kết thúc Điều tra ổ dịch.

Xem nội dung VB