Thông tư 08/2019/TT-BXD quy định về giám sát, quản lý chất lượng công trình được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu: 08/2019/TT-BXD Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Lê Quang Hùng
Ngày ban hành: 11/11/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 02/12/2019 Số công báo: Từ số 921 đến số 922
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2019/TT-BXD

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2019

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỢC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ

Căn cLuật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị đnh s63/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2018 ca Chính phủ vđầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây viết là Nghị định 63/2018/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị đnh s 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 ca Chính phủ về quản chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP);

Căn cNghị định s 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 ca Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tchức của Bộ Xây dựng;

Theo đề nghị ca Cục trưởng Cục Giám định nhà nước v cht lượng công trình xây dựng;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định về giám sát, qun lý chất lượng các công trình được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư quy định chi tiết nội dung về giám sát, quản lý chất lượng công trình xây dựng theo loại hợp đồng quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, và 10 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan được ủy quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 63/2018/NĐ-CP, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án (sau đây gọi chung là nhà đầu tư) và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến vic đầu tư xây dựng công trình theo hình thức đối tác công tư.

Điều 2. Trách nhiệm giám sát, quản lý chất lượng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1. Thực hiện các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng tại các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng và các quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.

2. Đối với công trình được đầu tư xây dựng không áp dụng loại hợp đồng BT

a) Kiểm tra yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu và kiểm tra kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu của dự án (nếu có) trong bước thực hiện dự án trước khi doanh nghiệp dự án phê duyệt theo quy định trong hợp đồng dự án;

b) Kim tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng của nhà đầu tư và các nhà thầu tham gia thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định trong hợp đồng dự án. Khi thực hiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập, phê duyệt đề cương kiểm tra bao gồm phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra, tần suất kiểm tra và các yêu cầu khác phù hợp với công việc cần thực hiện;

c) Đề nghị nhà đầu tư yêu cầu tư vấn giám sát, nhà thầu thi công xây dựng thay thế nhân sự trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu năng lực theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và quy định của pháp luật về xây dựng;

d) Đnghị nhà đầu tư tạm dừng hoặc đình chỉ thi công xây dựng công trình khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn chịu lực, phòng cháy chữa cháy, môi trường ảnh hưởng đến tính mạng, an toàn cộng đồng, an toàn công trình lân cận và yêu cầu nhà thầu tổ chức khắc phục trước khi tiếp tục thi công xây dựng công trình;

đ) Tchức kim định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn bộ công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tchức lựa chọn và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kim định theo quy định của pháp luật về đấu thầu; kiểm tra việc thực hiện kiểm định theo quy định. Trình tự kim định, đề cương kiểm định được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng;

e) Kim tra các điều kiện nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP và quy định trong hợp đồng dự án;

g) Tổ chức kim định chất lượng công trình làm cơ sở chuyển giao theo quy định trong hợp đồng dự án đi với loại hợp đồng BOT, BLT khi kết thúc thời gian kinh doanh hoặc thuê dịch vụ;

h) Phối hợp với nhà đầu tư lập hồ sơ bàn giao công trình;

i) Kiểm tra việc tổ chức thực hiện bảo hành, bảo trì công trình xây dựng theo quy định của pháp luật và quy định trong hợp đồng dự án.

3. Đi với công trình được đầu tư xây dựng theo loại hợp đồng BT

a) Thực hiện các quy định tại điểm a, đ, h khoản 2 Điều này;

b) Giao đơn vị quản lý dự án hoặc ban quản lý dự án theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 63/2018/NĐ-CP hoặc thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

Trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhà đầu tư tổ chức thực hiện một số nội dung quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Nội dung công việc giao cho nhà đầu tư thực hiện được lập trên cơ sở thỏa thuận giữa nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng không bao gồm các nội dung quy định tại điểm b, d, e, h, n, o khoản 1 Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

c) Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công xây dựng công trình khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn chịu lực, phòng cháy chữa cháy, môi trường ảnh hưởng đến tính mạng, an toàn cộng đồng, an toàn công trình lân cận và yêu cầu nhà thầu tổ chức khắc phục trước khi tiếp tục thi công.

4. Cơ quan nhà nước có thm quyền có thể giao cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện quy định nêu tại điểm a, b, e, i khoản 2 Điều này; giao ban quản lý dự án, đơn vị quản lý dự án thực hiện các quy định nêu tại điểm đ, g, h khoản 2 Điều này. Trong mọi trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết.

5. Việc phân định trách nhiệm về giám sát, quản lý chất lượng công trình xây dựng của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án và doanh nghiệp dự án phải được quy định rõ trong hợp đồng dự án.

Điều 3. Trách nhiệm giám sát, quản lý chất lượng của nhà đầu tư

1. Thực hin trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc giám sát, quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại hợp đồng dự án về qun lý chất lượng công trình xây dựng.

3. Thực hiện giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình trên cơ sở thỏa thuận với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Thông tư này.

4. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại hợp đồng dự án và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

5. Tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ, đào tạo, bảo hành, bảo trì và quản lý sử dụng công trình phù hợp với yêu cầu của hp đồng dự án

Điều 4. Chi phí kiểm định, giám sát, quản lý chất lượng thi công xây dựng

1. Chi phí kim định quy định tại điểm đ, g khoản 2 Điều 2 Thông tư này và trách nhiệm chi trả chi phí kiểm định được xác định theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

2. Chi phí giám sát thi công xây dựng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Thông tư này được xác định theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chc thực hiện hoặc giao một phần công việc giám sát thi công xây dựng cho nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Thông tư này thì tổng chi phí giám sát thi công xây dựng công trình của cơ quan nhà nước có thm quyền và nhà đầu tư không vượt quá chi phí giám sát thi công xây dựng theo quy định.

3. Chi phí thực hin kiểm tra công tác giám sát, quản lý chất lượng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư này là một thành phần chi phí thuộc chi phí giám sát hp đồng dự án. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định chi phí này trên cơ sở các công việc cần thực hiện kiểm tra.

Chi phí giám sát hợp đồng dự án là một thành phần chi phí trong chi phí hoạt động của đơn vị quản lý dự án thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được xác định theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

2. Bãi bỏ Điều 4 Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

3. Các dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư được ký hợp đồng dự án chính thức trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì công tác giám sát, quản lý chất lượng được tiếp tục thực hiện theo quy định của hợp đồng dự án.

4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương Đ
ng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành ph
trực thuộc TW;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- T
òa án nhân dân tối cao;
- Công báo, Website của Chính ph
, Website BXD;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- S
Xây dựng các tnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng;
- Lưu: VT, Cục GĐ.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quang Hùng

 

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...

3. Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.

5. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án (nếu có) để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện Dự án khác.

6. Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án sở hữu và được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

7. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTL) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.

8. Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BLT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...

10. Hợp đồng hỗn hợp là hợp đồng dự án kết hợp các loại hợp đồng được quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 8. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án
...

4. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và điều kiện quản lý cụ thể của từng bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, việc ủy quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án được thực hiện như sau:

a) Bộ, ngành có thể ủy quyền cho tổ chức thuộc bộ, ngành mình; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ký kết và thực hiện hợp đồng dự án nhóm B và nhóm C;

b) Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư thuộc bộ, ngành, địa phương mình ký kết và thực hiện hợp đồng dự án nhóm B và nhóm C, trừ trường hợp áp dụng hợp đồng dịch vụ theo pháp luật chuyên ngành.

Xem nội dung VB
Điều 31. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
...

2. Điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:

a) Các công việc xây dựng đã thực hiện được nghiệm thu theo quy định tại Điều 27, Điều 30 Nghị định này. Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;

b) Không còn tồn tại lớn về chất lượng thi công xây dựng làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác, sử dụng công trình;

c) Được cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan, nếu có.

Xem nội dung VB
Điều 8. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án
...

6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan được ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền) theo quy định tại Khoản 4 Điều này thành lập đơn vị quản lý dự án hoặc giao ban quản lý dự án đã được thành lập, có đủ năng lực, chuyên môn thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình theo hợp đồng dự án, nhưng trong mọi trường hợp phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ theo hợp đồng dự án đã ký kết.

Xem nội dung VB
Điều 26. Giám sát thi công xây dựng công trình

1. Công trình xây dựng phải được giám sát trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 120 Luật Xây dựng. Nội dung giám sát thi công xây dựng công trình gồm:

a) Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện;

b) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 của Luật Xây dựng;

c) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

d) Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt;

đ) Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình quy định tại Khoản 3 Điều 25 Nghị định này và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;

e) Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

g) Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công của công trình;

h) Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;

i) Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn, quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động;

k) Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;

l) Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này;

m) Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;

n) Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 29 Nghị định này;

o) Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;

p) Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng;

q) Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

Xem nội dung VB
Điều 26. Giám sát thi công xây dựng công trình

1. Công trình xây dựng phải được giám sát trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 120 Luật Xây dựng. Nội dung giám sát thi công xây dựng công trình gồm:

a) Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện;

b) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 của Luật Xây dựng;

c) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

d) Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt;

đ) Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình quy định tại Khoản 3 Điều 25 Nghị định này và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;

e) Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

g) Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công của công trình;

h) Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;

i) Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn, quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động;

k) Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;

l) Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này;

m) Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;

n) Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 29 Nghị định này;

o) Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;

p) Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng;

q) Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

Xem nội dung VB
Điều 26. Giám sát thi công xây dựng công trình

1. Công trình xây dựng phải được giám sát trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 120 Luật Xây dựng. Nội dung giám sát thi công xây dựng công trình gồm:
...

b) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 của Luật Xây dựng;
...

d) Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt;
...

e) Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;
...

h) Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;
...

n) Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 29 Nghị định này;

o) Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;

Xem nội dung VB
Điều 29. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng
...

4. Nhà thầu thiết kế xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng, sản xuất sản phẩm xây dựng và các nhà thầu khác có liên quan phải chịu chi phí thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình nếu kết quả thí nghiệm, kiểm định chứng minh được lỗi của các nhà thầu này. Đối với các trường hợp còn lại, chi phí thực hiện các công việc này được tính vào tổng mức đầu tư xây dựng công trình.

Xem nội dung VB
Điều 4. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trong trường hợp áp dụng đầu tư theo hình thức đối tác công tư

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án (cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án) có trách nhiệm:

a) Thực hiện các nội dung quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 2 Thông tư này;

b) Kiểm tra yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu của dự án (nếu có) trước khi doanh nghiệp dự án phê duyệt theo quy định trong hợp đồng dự án;

c) Tham gia nghiệm thu giai đoạn (nếu có), nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;

d) Giám sát, đánh giá việc tuân thủ các nghĩa vụ của doanh nghiệp dự án trong việc thực hiện các yêu cầu về quy hoạch, mục tiêu, quy mô, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, chất lượng công trình, tiến độ huy động vốn, thực hiện dự án, bảo vệ môi trường và các vấn đề khác theo quy định trong hợp đồng dự án;

đ) Đối với hợp đồng BOT, BLT khi kết thúc thời gian kinh doanh hoặc thuê dịch vụ, cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án tổ chức kiểm định chất lượng công trình làm cơ sở chuyển giao theo quy định trong hợp đồng dự án;

e) Xác định giá trị, tình trạng công trình, lập danh mục tài sản chuyển giao, xác định các hư hại và yêu cầu doanh nghiệp dự án tổ chức thực hiện việc sửa chữa các hư hỏng (nếu có). Nhận chuyển giao khi công trình và các thiết bị, tài sản liên quan đến việc vận hành đã được bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và các nội dung khác quy định trong hợp đồng dự án;

g) Phối hợp với doanh nghiệp dự án lập hồ sơ bàn giao công trình;

h) Kiểm tra việc tổ chức thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo quy định của pháp luật và quy định trong hợp đồng dự án.

2. Doanh nghiệp dự án có trách nhiệm:

a) Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 2 Thông tư này trừ các nội dung quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 2 Thông tư này;

b) Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án để tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng trong quá trình thực hiện dự án;

c) Tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ, đào tạo, bảo hành, bảo trì và quản lý sử dụng công trình phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án;

d) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của hợp đồng dự án và pháp luật có liên quan.

3. Việc phân định trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng của doanh nghiệp dự án và cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án phải được quy định rõ trong hợp đồng dự án.

Xem nội dung VB