Thông tư 06/2018/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội
Số hiệu: 06/2018/TT-BNV Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ Người ký: Trần Anh Tuấn
Ngày ban hành: 31/05/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 23/06/2018 Số công báo: Từ số 733 đến số 734
Lĩnh vực: Lao động, Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BNỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2018/TT-BNV

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2018

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỨC LƯƠNG CƠ SỞ ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LƯƠNG, PHỤ CẤP TRONG CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ HỘI

Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đi với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tin lương;

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội.

Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

2. Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý và viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển, biệt phái đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

4. Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trn và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tdân phố quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ).

5. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp hưởng hoạt động phí theo quy định của pháp luật hiện hành.

6. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

7. Các đối tượng sau đây cũng thuộc phạm vi áp dụng Thông tư này khi tính toán xác định mức đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và giải quyết các chế độ liên quan đến tiền lương theo quy định của pháp luật:

a) Cán bộ, công chức, viên chức đi học, thc tập, công tác, điều trị, điều dưỡng trong nước và ngoài nước thuộc danh sách trả lương của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động;

b) Người đang trong thời gian tập sự hoặc thử việc (kcả tập sự công chức cấp xã) trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động;

c) Cán bộ, công chức, viên chức đang bị tạm đình chỉ công tác, đang bị tạm giữ, tạm giam;

d) Các trường hợp làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động được ký kết hợp đồng lao động theo bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Thông tư này là các tổ chức quy định tại Điều 1 Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể.

2. Hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động nói tại Thông tư này là các hội quy định tại Điều 33 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù.

3. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và hội quy định tại Thông tư này sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị.

Điều 3. Cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí

1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Thông tư này:

Căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 72/2018/NĐ-CP) để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau:

a) Công thức tính mức lương:

Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2018

=

Mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng

x

Hệ số lương hiện hưởng

b) Công thức tính mức phụ cấp:

- Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:

Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2018

=

Mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng

x

Hệ số phụ cấp hiện hưởng

- Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):

Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2018

=

Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2018

+

Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện ngày 01 tháng 7 năm 2018 (nếu có)

+

Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 (nếu có)

x

Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy đnh

- Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

c) Công thức tính mức tin của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có):

Mức tin của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2018

=

Mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng

x

Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có)

2. Đối với đại biểu Hội đng nhân dân các cấp quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư này:

Căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành đtính mức hoạt động phí theo công thức sau:

Mức hoạt động phí thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2018

=

Mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng

x

Hệ số hoạt động phí theo quy định

3. Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư này:

Từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, quỹ phụ cấp được ngân sách Trung ương khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tdân phố quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ được tính theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng. Việc quy định cụ thmức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP.

4. Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu quy định tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư này:

a) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an;

b) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo cách tính quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành ktừ ngày 15 tháng 7 năm 2018.

2. Mức lương, phụ cấp (kcả hệ số chênh lệch bảo lưu, nếu có) và hoạt động phí của các đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư này được tính theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

3. Thông tư này thay thế Thông tư số 02/2017/TT-BNV ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội.

4. Các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo mức lương cơ sở được tính lại tương ng từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

1. Người đng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý các đối tượng hưởng lương, phụ cấp và hoạt động phí quy định tại Điều 1 Thông tư này, căn cứ vào số đối tượng đến ngày 01 tháng 7 năm 2018 đtính mức lương, mức phụ cấp, mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) và hoạt động phí theo hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở theo Nghị định số 72/2018/NĐ-CP thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Nội vụ đnghiên cứu, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Th
ủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Trung ươn
g Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ;
- Bộ trưởng và các Thứ trư
ng;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ;
- Lưu: VT, Vụ TL (
10).

KT. BTRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Anh Tuấn

 

 

Điều 1. Đối tượng, phạm vi

Quyết định này quy định chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan, đơn vị thuộc Đảng, Mặt trận và các đoàn thể (Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh), từ Trung ương đến cơ sở.

Xem nội dung VB
Điều 33. Hội có tính chất đặc thù

Hội có tính chất đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định, thực hiện các quy định chung tại Nghị định này và quy định của Điều này, Điều 34, Điều 35 của Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
...
3. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp và chế độ bảo hiểm y tế. Ngân sách trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả 3% bảo hiểm y tế để chi trả hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau:

1. Cấp xã loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 20,3 tháng lương tối thiểu chung;

2. Cấp xã loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,6 tháng lương tối thiểu chung;

3. Cấp xã loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 17,6 tháng lương tối thiểu chung.”

4. Khoản 3 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Áp dụng việc thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Ngân sách trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả 3% bảo hiểm y tế để chi trả hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố như sau:

a) Đối với thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới, hải đảo; thôn thuộc xã có khó khăn về ngân sách theo quy định của Bộ Tài chính và thôn thuộc xã loại 1, xã loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 tháng lương tối thiểu chung;

b) Đối với các thôn ngoài quy định tại Điểm a Khoản này và các tổ dân phố được khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 tháng lương tối thiểu chung”.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
...
5. Bổ sung Khoản 3b sau Khoản 3 Điều 19 như sau:

“3b. Căn cứ vào quỹ phụ cấp, bao gồm cả 3% bảo hiểm y tế được ngân sách trung ương khoán cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại Điều 14 và Khoản 3 Điều 19 Nghị định này và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, từng thôn, tổ dân phố, yêu cầu quản lý, nguồn kinh phí chi cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương và các quy định tại Nghị định này; Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về bảo vệ dân phố; Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh công an xã; Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ; Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định những nội dung sau:

a) Quy định cụ thể số lượng và chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;

b) Quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã và khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ;

c) Quy định cụ thể mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.”

Xem nội dung VB