Thông tư 05/2017/TT-BYT quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn
Số hiệu: 05/2017/TT-BYT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Viết Tiến
Ngày ban hành: 14/04/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

B Y T
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2017/TT-BYT

Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2017

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH GIÁ TỐI ĐA VÀ CHI PHÍ PHỤC VỤ CHO VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ MỘT ĐƠN VỊ MÁU TOÀN PHẦN, CHẾ PHẨM MÁU ĐẠT TIÊU CHUẨN

Căn cứ Luật dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật giá s 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 422/BTC-QLG ngày 11/01/2017;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này quy định mức giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn do ngân sách nhà nước, Qubảo hiểm y tế chi trả và chi phí phục vụ cho việc định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện các cấp; các cơ quan, đơn vị, tổ chức tham gia tuyên truyền, vận động, tổ chức hiến máu tình nguyện và người hiến máu;

b) Các cơ sở y tế có chức năng tuyển chọn người hiến máu; tiếp nhận máu, thành phần máu; xét nghiệm sàng lọc máu; điều chế các chế phẩm máu; lưu tr, bảo quản, cung cấp, sử dụng máu và chế phẩm máu theo quy định của Bộ Y tế.

Điều 2. Quy định về đơn vị máu, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.

1. Đơn vị máu đạt tiêu chuẩn khi được lấy, bảo quản trong túi chất dẻo có sn chất chống đông và đã được làm đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc bắt buộc theo quy định tại Thông tư số 26/2013/TT-BYT ngày 16 tháng 9 năm 2013 của Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động truyền máu (sau đây gọi tắt là Thông tư số 26/2013/TT-BYT).

2. Chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn khi được điều chế đạt các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 26/2013/TT-BYT .

Điều 3. Quy định mức giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu

1. Các đơn vị máu toàn phần:

STT

Máu toàn phần theo thể tích

Thể tích thực
(ml) (±10%)

Giá tối đa (đồng)

1

Máu toàn phần 30 ml

35

109.000

2

Máu toàn phần 50 ml

55

157.000

3

Máu toàn phần 100 ml

115

290.000

4

Máu toàn phần 150 ml

170

417.000

5

Máu toàn phần 200 ml

225

505.000

6

Máu toàn phần 250 ml

285

641.000

7

Máu toàn phần 350 ml

395

758.000

8

Máu toàn phần 450 ml

510

858.000

2. Các chế phẩm hồng cầu:

STT

Chế phẩm hồng cầu theo thể tích

Thtích thực
(ml) (±10%)

Giá tối đa (đồng)

1

Khối hồng cầu từ 30 ml máu toàn phần

20

114.000

2

Khối hồng cầu từ 50 ml máu toàn phần

30

162.000

3

Khối hồng cầu từ 100 ml máu toàn phần

70

280.000

4

Khối hồng cầu từ 150 ml máu toàn phần

110

402.000

5

Khối hồng cầu từ 200 ml máu toàn phần

145

520.000

6

Khối hồng cầu từ 250 ml máu toàn phần

180

638.000

7

Khối hồng cầu từ 350 ml máu toàn phần

230

748.000

8

Khối hồng cầu từ 450 ml máu toàn phần

280

838.000

3. Các chế phẩm huyết tương tươi đông lạnh:

STT

Chế phẩm Huyết tương tươi đông lạnh theo thể tích

Thtích thực
(ml) (±10%)

Giá tối đa (đồng)

1

Huyết tương tươi đông lạnh 30 ml

30

64.000

2

Huyết tương tươi đông lạnh 50 ml

50

92.000

3

Huyết tương tươi đông lạnh 100 ml

100

155.000

4

Huyết tương tươi đông lạnh 150 ml

150

177.000

5

Huyết tương tươi đông lạnh 200 ml

200

280.000

6

Huyết tương tươi đông lạnh 250 ml

250

343.000

4. Các chế phẩm huyết tương đông lạnh:

STT

Chế phẩm Huyết tương đông lạnh theo thể tích

Thtích thực
(ml) (±10%)

Giá tối đa (đồng)

1

Huyết tương đông lạnh 30 ml

30

54.000

2

Huyết tương đông lạnh 50 ml

50

77.000

3

Huyết tương đông lạnh 100 ml

100

120.000

4

Huyết tương đông lạnh 150 ml

150

167.000

5

Huyết tương đông lạnh 200 ml

200

220.000

6

Huyết tương đông lạnh 250 ml

250

262.000

5. Các chế phẩm huyết tương giàu tiểu cầu:

STT

Chế phẩm Huyết tương giàu tiểu cầu theo thể tích

Thtích thực
(ml) (±10%)

Giá tối đa (đồng)

1

Huyết tương giàu tiểu cầu 100 ml từ 250 ml máu toàn phần

100

209.000

2

Huyết tương giàu tiểu cầu 150 ml từ 350 ml máu toàn phần

150

228.000

3

Huyết tương giàu tiểu cầu 200 ml từ 450 ml máu toàn phần

200

248.000

6. Các chế phẩm khối tiu cầu:

STT

Chế phẩm Khối tiểu cầu theo thể tích

Thtích thực
(ml) (±10%)

Giá tối đa (đồng)

1

Khối tiểu cầu 1 đơn vị (từ 250 ml máu toàn phần)

40

140.000

2

Khối tiểu cầu 2 đơn vị (từ 500 ml máu toàn phần)

80

290.000

3

Khối tiểu cầu 3 đơn vị (từ 750 ml máu toàn phần)

120

445.000

4

Khối tiểu cầu 4 đơn vị (từ 1.000 ml máu toàn phần)

150

558.000

7. Các chế phẩm tủa lạnh:

STT

Chế phẩm Tủa lạnh theo thể tích

Thtích thực (ml) (±10%)

Giá tối đa (đồng)

1

Tủa lạnh thể tích 10 ml (từ 250 ml máu toàn phần)

10

78.000

2

Tủa lạnh thtích 50 ml (từ 1.000 ml máu toàn phần)

50

359.000

3

Tủa lạnh thtích 100 ml (từ 2.000 ml máu toàn phần)

100

638.000

8. Các khối bạch cầu:

STT

Chế phẩm Khối bạch cầu theo thể tích

Thtích thực
(ml) (±10%)

Giá tối đa (đồng)

1

Khối bạch cầu hạt pool (5x109 BC)

125

339.000

2

Khối bạch cầu hạt pool (10x109 BC)

250

678.000

9. Các chế phẩm có sử dụng dụng cụ, vật tư bổ sung:

STT

Chế phẩm theo thể tích

Thể tích thực
(ml) (±10%)

Giá tối đa (đồng)

1

Khi tiu cu 8 đơn vị (từ 2.000 ml máu toàn phần) (chưa bao gồm túi pool và lọc bạch cầu)

250

1.068.000

2

Tủa lạnh yếu tVIII bất hoạt virus (chưa bao gồm kít bất hoạt virus)

50

713.000

3

Chi phí điều chế Khối bạch cầu hạt gạn tách (chưa bao gồm bộ dụng cụ gạn tách)

250

924.000

4

Chi phí điều chế Khối tiểu cầu gạn tách (chưa bao gồm bộ dụng cụ gạn tách)

250

924.000

5

Chi phí điều chế Khối tiểu cu gạn tách (chưa bao gồm bộ dụng cụ gạn tách)

120

514.000

10. Mức giá tối đa quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này không bao gồm các chi phí sau:

a) Chi phí vận chuyển từ cơ sở có chức năng cung cấp máu đến các đơn vị sử dụng. Trường hợp các cơ sở cung cấp máu thực hiện việc vận chuyển máu đến đơn vị sử dụng thì giá mi đơn vị máu và chế phẩm máu được cộng thêm chi phí vận chuyển tối đa 17.000 đồng/01 đơn vị máu (chế phẩm máu);

b) Chi phí làm xét nghiệm kháng thể bất thường theo lộ trình quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm c Khoản 4 Điều 14 Thông tư số 26/2013/TT-BYT. Trường hợp các cơ sở truyền máu thực hiện xét nghiệm kháng thể bất thường thì giá đơn vị máu toàn phần, khối hồng cầu có thể tích từ 250 ml trở lên và chế phẩm máu gồm khối tiểu cầu gạn tách, khối bạch cầu gạn tách, khối tiểu cầu được cộng tối đa 17.000 đồng/01 đơn vị;

c) Chi phí làm xét nghiệm NAT theo lộ trình quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm g Khoản 4 Điều 14 Thông tư số 26/2013/TT-BYT. Trường hợp các cơ sở cung cấp máu thực hiện xét nghiệm NAT thì giá đơn vị máu toàn phần, khối hồng cầu có thể tích từ 250 ml trở lên và chế phẩm máu gồm khối tiểu cầu gạn tách, khối bạch cầu gạn tách, khối tiểu cầu được cộng tối đa 210.000 đồng/01 đơn vị;

d) Chi phí làm các xét nghiệm bắt buộc có điều kiện quy định tại các điểm a, b, c Khoản 2 và các điểm c, i, k Khoản 4 Điều 14 Thông tư số 26/2013/TT-BYT. Cơ sở cung cấp máu chỉ thực hiện các xét nghiệm nêu trên khi đáp ứng được các quy định hiện hành về hoạt động truyền máu và có chỉ định của bác sĩ điều trị;

đ) Chi phí xét nghiệm định nhóm máu, xét nghiệm hòa hợp miễn dịch, xác định và định danh kháng thể bất thường, định nhóm máu tại giường, các dụng cụ thực hiện truyền đơn vị máu, chế phẩm máu cho người bệnh.

11. Các cơ sở y tế khi thực hiện các xét nghiệm tại các điểm d, đ Khoản 10 Điều này được phép thu của người bệnh hoặc thanh toán với quỹ Bảo hiểm y tế theo giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

Điều 4. Chi phí phục vụ cho việc xác định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn

Việc định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn dựa trên chi phí cho công tác tiếp nhận, sàng lọc máu, thành phần máu và việc điều chế các chế phẩm máu theo nội dung và mức chi như sau:

1. Chi hỗ trợ cho các đơn vị, cơ sở tuyên truyền, vận động, tổ chức ngày hiến máu tình nguyện: Mức chi bình quân tối đa là 50.000 đồng/người hiến máu.

Nội dung chi hỗ trợ, mức chi hỗ trợ cụ thể và sử dụng khoản kinh phí này thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 182/2009/TT-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung và mức chi cho công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện.

2. Chi ăn uống tại chỗ cho người hiến máu bao gồm máu toàn phần và thành phần máu (cả người hiến máu tình nguyện và người hiến máu chuyên nghiệp): Mức chi bình quân tối đa là: 30.000 đồng/người/lần hiến máu. Các cơ sở cung cấp máu có trách nhiệm tổ chức chu đáo, công khai để người hiến máu được ăn uống tại chỗ trước và sau khi hiến máu.

3. Chi bồi dưỡng trực tiếp cho người hiến máu chuyên nghiệp:

a) Đối với người hiến máu toàn phần:

- Một đơn vị máu có thể tích 250 ml: 195.000 đồng;

- Một đơn vị máu có thể tích 350 ml: 320.000 đồng;

- Một đơn vị máu có thể tích 450 ml: 430.000 đồng.

b) Đối với người hiến gạn tách các thành phần máu:

- Một chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 400.000 đồng;

- Một chế phẩm có thể tích từ 400 đến 500 ml: 600.000 đồng;

- Một chế phẩm có thể tích từ 500 đến 650 ml: 700.000 đồng

4. Chi phí đối với người hiến máu tình nguyện:

a) Chi quà tặng bng hiện vật nhm động viên khuyến khích, bồi dưỡng sc khỏe đối với người hiến máu toàn phần tình nguyện:

- Một đơn vị máu thể tích 250 ml: 100.000 đồng;

- Một đơn vị máu thể tích 350 ml: 150.000 đồng;

- Một đơn vị máu thể tích 450 ml: 180.000 đồng.

b) Chi quà tặng bằng hiện vật nhằm động viên khuyến khích, bồi dưỡng sức khỏe đối với người hiến tình nguyện gạn tách các thành phần máu (khối tiểu cầu, khối bạch cầu hạt, tế bào gốc máu ngoại vi...):

- Một chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 150.000 đồng;

- Một chế phẩm có thể tích từ 400 đến 500 ml: 200.000 đồng;

- Một chế phẩm có thể tích từ 500 đến 650 ml: 250.000 đồng;

c) Chi hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện: Mức chi bình quân tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu.

5. Chi phí dụng cụ lấy máu, túi chứa máu bng chất dẻo, vật tư, văn phòng phẩm, điện, nước phục vụ công tác lấy máu, xét nghiệm và sàng lọc máu, chế phẩm máu.

6. Chi phí tiền lương theo lương ngạch bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ do Nhà nước quy định; Chi phí phụ cấp đặc thù theo quy định tại Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

7. Chi phí thuê xe, mua xăng, dầu khi đi lấy máu tại các điểm lấy máu lưu động theo hóa đơn, hợp đồng thực tế.

8. Chi phí khám lâm sàng, chi phí mua vật tư, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm để làm các xét nghiệm bắt buộc quy định tại Thông tư 26/2013/TT-BYT .

9. Chi phí để duy tu bảo dưỡng thường xuyên tài sản, trang thiết bị phục vụ công tác tiếp nhận, sàng lọc và lưu trữ máu, chế phẩm máu.

10. Chi phí hủy đơn vị máu không đạt tiêu chuẩn.

11. Chi hỗ trợ công tác tổ chức tư vấn cho người hiến máu tình nguyện tại các cơ sở y tế công lập được giao nhiệm vụ tiếp nhận, sàng lọc máu.

12. Các khoản chi phí hợp lý và hợp pháp khác phục vụ cho công tác tiếp nhận, sàng lọc, sản xuất, lưu trvà phân phối máu, chế phẩm máu.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào quy định tại Thông tư này và tình hình thực tế của đơn vị để xây dựng, ban hành mức giá cụ thể của từng đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn, mức giá vận chuyển máu từ đơn vị cung cấp máu đến đơn vị sử dụng và các xét nghiệm quy định tại các điểm b, c Khoản 10 Điều 3 Thông tư này theo nguyên tắc:

a) Không vượt quá mức giá tối đa quy định tại Điều 3 Thông tư này đối với trường hợp thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của các cơ sở y tế công lập, nguồn Qubảo hiểm y tế.

b) Bảo đảm bù đắp chi phí thực tế hợp lý, có tích lũy và phù hợp với tình hình thị trường đối với trường hợp thanh toán từ các nguồn không quy định tại Điểm a Khoản này.

2. Trường hợp cơ sở cung cấp máu thực hiện việc vận chuyển máu đến đơn vị sử dụng và các xét nghiệm quy định tại các điểm b, c Khoản 10 Điều 3 Thông tư này thì được cộng giá vận chuyển máu và giá xét nghiệm vào giá của mỗi đơn vị máu và chế phẩm máu để thanh toán với cơ quan Bảo hiểm y tế hoặc thu của người bệnh theo quy định nhưng vẫn phải bảo đảm nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều này.

Trong trường hợp đặc biệt các đơn vị sử dụng máu tự đi lấy máu, chế phẩm máu để phục vụ kịp thời công tác truyền máu thì được Cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí vận chuyển máu, chế phẩm máu với mức tối đa không vượt 17.000 đồng/ 01 đơn vị máu hoặc chế phẩm máu. Phần chênh lệch giữa chi phí do đơn vị tự đi lấy máu và mức do Cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán (nếu có), đơn vị sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên để chi và quyết toán.

3. Các cơ sở y tế phải mở sổ theo dõi tình hình tiếp nhận, sử dụng kinh phí tiếp nhận, sàng lọc, điều chế, lưu trữ, vận chuyển và sử dụng máu, chế phẩm máu và thực hiện kê khai giá, niêm yết giá theo quy định của pháp luật.

4. Công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Điều 6. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong văn bản này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.

Điều 7. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2017.

2. Thông tư số 33/2014/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế để sửa đổi và bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Phòng Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Các Bộ
, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- UBND các t
nh, TP trực thuộc TW;
- Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện; Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các t
nh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các t
nh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các ngành;
- C
ác Vụ, Cục, Tổng Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, KH-TC, PC(02b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến

 

 

- Điểm này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 20/2018/TT-BYT (VB hết hiệu lực: 01/01/2021)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 05/2017/TT-BYT ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn

1. Bổ sung mục 6 của điểm 9 khoản 3 Điều 3 như sau:

"9. Các chế phẩm có sử dụng dụng cụ, vật tư bổ sung:

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Xem nội dung VB
Điều 14. Các loại xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu

1. Các xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện đối với tất cả đơn vị máu toàn phần, thành phần máu đã hiến gồm:

a) Xét nghiệm huyết thanh học nhóm máu: định nhóm hồng cầu ABO, Rh(D), sàng lọc kháng thể bất thường;
...
4. Yêu cầu kỹ thuật đối với các xét nghiệm bắt buộc:
...
c) Xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường phải thực hiện kỹ thuật xét nghiệm có khả năng phát hiện các kháng thể bất thường, tối thiểu thuộc các hệ nhóm hồng cầu Rh, MNSs, Kell, Kidd, Duffy, Lutheran theo lộ trình quy định tại Điều 70 Thông tư này;

Xem nội dung VB
Điều 14. Các loại xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu

1. Các xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện đối với tất cả đơn vị máu toàn phần, thành phần máu đã hiến gồm:
...
b) Xét nghiệm một số tác nhân lây truyền bệnh: xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan vi rút B, viêm gan vi rút C và giang mai.
...
4. Yêu cầu kỹ thuật đối với các xét nghiệm bắt buộc:
...
g) Xét nghiệm sàng lọc HIV-1 và HIV-2, vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C bằng kỹ thuật NAT được áp dụng đối với tất cả các đơn vị máu, thành phần máu theo lộ trình quy định tại Điều 70 Thông tư này;

Xem nội dung VB
Điều 14. Các loại xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu
...
2. Ngoài các xét nghiệm quy định tại Khoản 1 Điều này, phải thực hiện thêm một số xét nghiệm trong các trường hợp sau:

a) Thực hiện định nhóm hệ Rh(C, c, E, e) hoặc các hệ MNSs, Kidd, Duffy, P, Lewis khi bác sỹ điều trị chỉ định truyền máu lựa chọn phù hợp kháng nguyên hồng cầu.

b) Xét nghiệm sàng lọc sốt rét đối với các đơn vị máu toàn phần, thành phần máu lấy từ người hiến máu đang sống, làm việc ở những vùng có lưu hành dịch sốt rét theo công bố của Bộ Y tế hoặc những người mới trở về từ vùng dịch sốt rét trong thời gian 06 tháng hoặc những người có tiền sử mắc bệnh sốt rét trong thời gian 12 tháng kể từ khi điều trị khỏi bệnh sốt rét;

c) Xét nghiệm CMV (Cytomegalovirus) đối với các đơn vị chế phẩm máu truyền cho người bệnh được ghép mô, ghép tế bào gốc hoặc truyền máu cho thai nhi hoặc một số trường hợp đặc biệt khác theo yêu cầu của bác sỹ điều trị.
...
4. Yêu cầu kỹ thuật đối với các xét nghiệm bắt buộc:
...
c) Xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường phải thực hiện kỹ thuật xét nghiệm có khả năng phát hiện các kháng thể bất thường, tối thiểu thuộc các hệ nhóm hồng cầu Rh, MNSs, Kell, Kidd, Duffy, Lutheran theo lộ trình quy định tại Điều 70 Thông tư này;
...
i) Xét nghiệm sàng lọc sốt rét: phải thực hiện xét nghiệm bằng kỹ thuật có độ nhạy tương đương hoặc cao hơn kỹ thuật tìm ký sinh trùng sốt rét trên tiêu bản giọt đặc, giọt đàn và đọc kết quả bằng kính hiển vi quang học;

k) Xét nghiệm CMV: phải thực hiện xét nghiệm phát hiện kháng thể IgM, kháng CMV bằng kỹ thuật có độ nhạy tương đương hoặc cao hơn kỹ thuật ELISA hoặc hoá phát quang.

Xem nội dung VB
Điều 3. Nội dung và mức chi cho công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện từ nguồn kinh phí thu hồi khi cung cấp máu toàn phần, các chế phẩm máu
...
2. Chi hỗ trợ cho các đơn vị, cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện:

a) Nội dung chi hỗ trợ:

- In ấn tài liệu, tờ rơi phục vụ cho công tác tuyên truyền;

- Thù lao tuyên truyền viên; hỗ trợ cán bộ tư vấn trước và sau hiến máu tình nguyện;

- Chi thuê mướn địa điểm (nếu có);

- Chi cho công tác tổng kết khen thưởng cấp cơ sở;

- Chi khác cho việc tổ chức ngày hiến máu tình nguyện;

b) Mức chi cụ thể cho các nội dung trên do cơ sở thu gom máu và cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện thoả thuận theo các chế độ hiện hành, phù hợp với tình hình thực tế và không vượt quá mức hỗ trợ tối đa do Bộ Y tế quyết định.

c) Khoản kinh phí nêu trên được cơ sở thu gom máu chuyển cho cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện thông qua hợp đồng trách nhiệm. Căn cứ dự kiến khả năng số lượng máu thu gom được trong đợt hiến máu tình nguyện, cơ sở thu gom máu có trách nhiệm ứng trước 50% chi phí để hỗ trợ công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức ngày hiến máu tình nguyện cho cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện. Trong phạm vi 7 ngày, sau khi kết thúc đợt hiến máu tình nguyện, cơ sở thu gom máu thực hiện thanh lý hợp đồng và thanh toán toàn bộ số kinh phí hỗ trợ cho cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện theo hợp đồng đã ký.

d) Trường hợp đơn vị, cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện không có nhu cầu sử dụng kinh phí hỗ trợ nêu tại điểm a khoản này, cơ sở thu gom máu được sử dụng số kinh phí cho các hoạt động tổ chức hiến máu tình nguyện, chăm sóc người hiến máu của các đợt khác hoặc sử dụng để thanh toán cho các trường hợp không có thẻ bảo hiểm y tế nhưng được miễn trả tiền máu theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2018/TT-BYT (VB hết hiệu lực: 01/01/2021)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 05/2017/TT-BYT ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn
...
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

"2. Mức chi bình quân tối đa đối với ăn uống tại chỗ cho người hiến máu (cả người hiến máu tình nguyện không lấy tiền và người hiến máu lấy tiền): 30.000 đồng/người/lần hiến máu. Các cơ sở cung cấp máu có trách nhiệm tổ chức chu đáo, công khai để người hiến máu được ăn uống tại chỗ trước và sau khi hiến máu.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2018/TT-BYT (VB hết hiệu lực: 01/01/2021)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 05/2017/TT-BYT ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn
...
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
...
3. Chi cho người hiến máu lấy tiền:

a) Chi tiền trực tiếp cho người hiến máu toàn phần:

- Một đơn vị máu có thể tích 250 ml: 195.000 đồng;

- Một đơn vị máu có thể tích 350 ml: 320.000 đồng;

- Một đơn vị máu có thể tích 450 ml: 430.000 đồng.

b) Chi tiền trực tiếp cho người hiến gạn tách các thành phần máu:

- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 400.000 đồng;

- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 600.000 đồng;

- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 700.000 đồng.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2018/TT-BYT (VB hết hiệu lực: 01/01/2021)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 05/2017/TT-BYT ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn
...
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
...
4. Chi cho người hiến máu tình nguyện không lấy tiền:

a) Người hiến máu toàn phần tình nguyện có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau:

- Một đơn vị máu thể tích 250 ml: 100.000 đồng;

- Một đơn vị máu thể tích 350 ml: 150.000 đồng;

- Một đơn vị máu thể tích 450 ml: 180.000 đồng.

b) Người hiến tình nguyện gạn tách các thành phần máu có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau:

- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 150.000 đồng;

- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 200.000 đồng;

- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 250.000 đồng.

c) Chi hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện: Mức chi bình quân tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu.

đ) Hướng dẫn chi quà tặng bằng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh:

Trường hợp chi quà tặng bằng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, thủ trưởng đơn vị tiếp nhận máu có trách nhiệm công khai danh mục các dịch vụ và mức giá của từng dịch vụ để người hiến máu lựa chọn bảo đảm nguyên tắc:

- Tổng mức giá của các dịch vụ phải tương đương với mức chi quà tặng quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này;

- Trường hợp tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn thấp hơn mức chi quà tặng tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này thì đơn vị tiếp nhận máu có trách nhiệm chi bổ sung quà tặng bằng hiện vật bảo đảm đủ mức chi quà tặng theo quy định;

- Trường hợp tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn cao hơn mức chi quà tặng tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này: Đơn vị tiếp nhận máu được thu thêm phần chênh lệch giữa tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn với mức chi quà tặng được nhận đồng thời có trách nhiệm giải thích công khai để người hiến máu hiểu và thực hiện. Trường hợp phần chi phí vượt của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn không quá 10% mức chi quà tặng được nhận thì thủ trưởng đơn vị tiếp nhận máu có thể quyết định sử dụng nguồn thu từ hoạt động cung cấp máu, chế phẩm máu để chi và quyết toán theo thẩm quyền.

- Mức giá của các dịch vụ trong gói quà tặng thực hiện theo quy định của Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh trong một số trường hợp".

Xem nội dung VB