Thông tư 04/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh tiền lương và phụ cấp trong các doanh nghiệp do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 04/2003/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội | Người ký: | Nguyễn Thị Hằng |
Ngày ban hành: | 17/02/2003 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Lao động, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2003/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2003 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH TIỀN LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
Thực hiện khoản 1, Điều 1, Nghị định số 03/2003/NĐ - CP ngày 15/01/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lí tiền lương, sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh tiền lương và phụ cấp trong các doanh nghiệp như sau:
Đối tượng áp dụng các qui định tại Thông tư này là người lao động làm việc trong các tổ chức sau:
- Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
- Tổng Công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
- Tổ chức, đơn vị, Nhà nước không giao biên chế thuộc cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, Đảng, đoàn thể và các Hội được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
(Các tổ chức nêu trên gọi tắt là doanh nghiệp)
II. CÁCH TÍNH LẠI MỨC LƯƠNG, PHỤ CẤP .
1/ Đối với doanh nghiệp đang áp dụng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do Nhà nước ban hành, căn cứ vào hệ số mức lương, mức phụ cấp lương quy định tại Nghị định số 25/CP và 26/CP ngày 23/5/1993, Nghị định số 110/1997/NĐ-CP ngày 18/11/1997 của Chính phủ và mức lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng quy định tại khoản 1, Điều 1, Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003 của Chính phủ để tính lại mức lương, phụ cấp lương, đơn giá tiền lương, tính chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền lương ngừng việc, nghỉ ngày lễ, nghỉ hàng năm và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động áp dụng từ ngày 01/01/2003, cụ thể như sau:
a) Tính lại mức lương:
Mức lương Mức lương Hệ số
thực hiện từ = tối thiểu x mức lương
01/01/2003 290.000 đồng/tháng hiện hưởng
b) Tính lại mức phụ cấp:
- Đối với các phụ cấp tính trên tiền lương tối thiểu:
Mức phụ cấp Mức lương Hệ số phụ cấp
thực hiện = tối thiểu x được hưởng
từ 01/01/2003 290.000 đồng/tháng theo quy định
- Đối với các phụ cấp tính trên tiền lương cấp bậc, chức vụ, chuyên môn, nghiệp vụ:
Mức phụ cấp Mức lương Tỷ lệ phụ cấp
thực hiện = thực hiện x được hưởng
từ 01/01/2003 từ 01/01/2003 theo quy định
c) Tính lại mức tiền lương của hệ số chênh lệch bảo lưu:
Mức tiền lương của hệ số Mức lương Hệ số
chênh lệch bảo lưu = tối thiểu x chênh lệch bảo lưu
(nếu có) từ 01/01/2003 290.000 đồng/tháng hiện hưởng
d) Đối với doanh nghiệp được Nhà nước quy định chế độ tiền thưởng tính trong quỹ tiền lương thì tính lại theo mức lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng.
2/ Đối với doanh nghiệp nhà nước khi áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 1,5 hoặc 2 lần trên mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định (từ 01/01/2003 là 290.000 đồng/tháng) để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương thì phải bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 1và diều 2, Nghị định số 03/2001/NĐ-CP ngày 11/01/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ và Thông tư số 05/2001/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2001 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước.
Riêng các doanh nghiệp xây dựng của nhà nước và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, khi áp dụng mức lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng thì không áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu 0,4; 0,3; 0,2 qui định tại Thông tư số 03/2002/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 04/2002/TT-BLĐTBXH ngày 9/01/2002 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội mà áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu qui định tại Thông tư số 05/2001/TT-BLĐTBXH nói trên để xác định chi phí tiền lương, lập dự toán công trình xây dựng hoặc chi phí tiền lương trong đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích.
3/ Đối với doanh nghiệp xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định của pháp luật lao động thì căn cứ vào mức lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng, doanh nghiệp tính lại mức lương ghi trong hợp đồng lao động, đơn giá trả lương, tính chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền lương ngừng việc, nghỉ ngày lễ, nghỉ hàng năm và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
4/ Mức ăn ca tính theo ngày công chế độ trong tháng đối với công nhân, viên chức làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước quy định tại Thông tư số 15/1999/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kể từ ngày 01/01/2003 không vượt quá mức lương tối thiểu 290.000 đồng/ tháng.
1/ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty 91/TTg có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của Thông tư này.
2/ Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, khi xác định đơn giá tiền lương, bữa ăn giữa ca trong nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm, cần có các giải pháp tích cực để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả, gắn việc tăng thu nhập của người lao động với việc tăng lợi nhuận, tăng đóng góp cho Nhà nước theo các văn bản đã quy định.
3/ Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo, các chế độ qui định tại Thông tư này áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
Nghị định 03/2003/NĐ-CP về điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương Ban hành: 15/01/2003 | Cập nhật: 07/12/2012
Thông tư 04/2002/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý tiền lương và thu nhập đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Ban hành: 09/01/2002 | Cập nhật: 12/12/2009
Thông tư 03/2002/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 28/CP và Nghị định 03/2001/NĐ-CP về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong doanh nghiệp xây dựng của Nhà nước do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Ban hành: 09/01/2002 | Cập nhật: 12/12/2009
Thông tư 05/2001/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Ban hành: 29/01/2001 | Cập nhật: 04/10/2012
Nghị định 03/2001/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 28/CP về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước Ban hành: 11/01/2001 | Cập nhật: 09/12/2009
Thông tư 15/1999/TT-BLĐTBXH thực hiện chế độ ăn giữa ca đối với công nhân, viên chức làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành Ban hành: 22/06/1999 | Cập nhật: 16/12/2009
Nghị định 110/1997/NĐ-CP bổ sung hệ số mức lương chức vụ quản lý và phụ cấp chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp kèm theo Nghị định 26/CP năm 1993 Ban hành: 18/11/1997 | Cập nhật: 09/12/2009