Thông tư 02/2006/TT-BCN hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản
Số hiệu: 02/2006/TT-BCN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp Người ký: Đỗ Hữu Hào
Ngày ban hành: 14/04/2006 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 16/05/2006 Số công báo: Số 20
Lĩnh vực: Tài nguyên, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ CÔNG NGHIỆP
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2006/TT-BCN

Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2006 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2006 và Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Bộ Công nghiệp hướng dẫn việc xuất khẩu khoáng sản như sau:

I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

1. Tiêu chuẩn VILAS là tiêu chuẩn của Hệ thống công nhận phòng thí nghiệm Việt Nam (Vietnam Laboratory Accrediation Scheme). Phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS là Phòng thí nghiệm có hệ thống quản lý chất lượng theo ISO/IEC 17025, tương đương với TCVN ISO/IEC 17025:2001. Giấy chứng nhận VILAS do Văn phòng chứng nhận chất lượng thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản là Bộ Công nghiệp (trước ngày 11 tháng 11 năm 2002), Bộ Tài nguyên và Môi trường (từ ngày 11 tháng 11 năm 2002) hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

II. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN

1. Khoáng sản phải có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn sau mới được phép xuất khẩu:

a. Được khai thác từ các mỏ không nằm trong quy hoạch và cân đối phục vụ cho chế biến trong nước.

b. Đã qua chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng và điều kiện quy định tại Danh mục kèm theo Thông tư này. Tiêu chuẩn chất lượng của các loại khoáng sản có yêu cầu hàm lượng % kim loại phải được các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS xác nhận.

2. Doanh nghiệp được phép xuất khẩu khoáng sản là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đủ điều kiện theo quy định của Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài và phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau:

a. Có Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

b. Có Giấy phép chế biến khoáng sản còn hiệu lực, có Hợp đồng mua khoáng sản để chế biến với tổ chức, cá nhân có Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản còn hiệu lực.

c. Có Hợp đồng mua khoáng sản hoặc Hợp đồng ủy thác xuất khẩu khoáng sản với tổ chức, cá nhân có Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hoặc Giấy phép chế biến khoáng sản còn hiệu lực.

3. Việc xuất khẩu khoáng sản theo phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất hoặc nhận gia công cho thương nhân nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

4. Việc xuất khẩu than mỏ được thực hiện theo Thông tư 02/1999/TT-BCN ngày 14 tháng 6 năm 1999 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn điều kiện kinh doanh than mỏ. Trường hợp xuất khẩu than theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc thực hiện theo Thông tư số 15/2000/TT-BTM ngày 10 tháng 8 năm 2000 của Bộ Thương mại.

5. Khoáng sản là dầu khí thực hiện theo Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000.

6. Trường hợp khoáng sản đã qua phân loại, tuyến rửa và chế biến nhưng không thể đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Danh mục kèm theo Thông tư này hoặc đối với các chủng loại khoáng sản chưa được nêu trong Danh mục, Bộ Công nghiệp (đối với khoáng sản rắn và phi kim loại) và Bộ Xây dựng (đối với khoáng sản vật liệu xây dựng) có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện. Trường hợp đặc biệt có thay đổi, bổ sung quy hoạch phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Căn cứ nhu cầu của từng loại khoáng sản cho các dự án chế biến sâu khoáng sản trong nước, Bộ Công nghiệp sẽ xem xét điều chỉnh chủng loại khoáng sản được phép xuất khẩu tại Danh mục của Thông tư này và sẽ công bố trước 01 năm khi dừng xuất khẩu.

2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2006 và thay thế Thông tư số 04/2005/TT-BCN ngày 02 tháng 8 năm 2005 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn việc xuất khẩu khoáng sản giai đoạn 2005 - 2010.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 



Đỗ Hữu Hào

 

DANH MỤC, TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN KHOÁNG SẢN XUẤT KHẨU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BCN ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Bộ Công nghiệp)

Số TT

Loại khoáng sản xuất khẩu

Hàm lượng

Thời hạn, điều kiện

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Tinh quặng Cromit

≥ 46% Cr203

 

2

Sản phẩm từ quặng Titan

 

 

 

- Tinh quặng Ilmenite (sa khoáng)

≥ 52% Ti02

(< 57%)

Chỉ được xuất khẩu đến hết 2008

 

- Tinh quặng Ilmenite (gốc)

≥ 48% Ti02

Mỏ Cây Châm (Thái Nguyên) chỉ được xuất khẩu đến hết 2008

 

- Tinh quặng Zircon

≥ 65%

Chỉ được xuất khẩu đến hết tháng 4 năm 2007

 

- Tinh quặng Rutile

≥ 83% Ti02

 

 

- Tinh quặng Monazite

≥ 57% Re0

 

3

Tinh quặng sulfur chì

≥ 50% Pb

 

4

Tinh quặng đồng

≥ 18% Cu

Chỉ được xuất khẩu đến hết 2006

5

Sản phẩm quặng kẽm

 

 

 

- Tinh quặng sulfur kẽm

≥ 50% Zn

Chỉ được xuất khẩu đến hết 2006

 

- Quặng oxyt kẽm

≥ 25% Zn

Chỉ được xuất khẩu đến hết năm 2006

 

- Bột oxyt kẽm

≥ 60% Zn

 

6

Quặng sắt

≥ 54% Fe

Cỡ hạt < 50 mm

Trừ mỏ Thạch Khê, Hà Tĩnh. Đối với Mỏ Quý Xa chỉ được xuất khẩu để nhập khẩu đối lưu than cốc cho nhu cầu luyện thép trong nước

7

Quặng sắt vê viên

≥ 66% Fe

Cỡ hạt 8-15 mm

 

8

Tinh quặng Magnetit

≥ 75% Fe203

 

9

Quặng măng gan

≥ 35% Mn

 

10

Tinh quặng Wolframit

≥ 65% W03

 

11

Tinh quặng bauxit

≥ 48% Al203

Đối với các mỏ nằm ngoài khu vực Tây Nguyên

 

 

≥ 48% Al203

Đối với mỏ Bảo Lộc, Lâm Đồng (Cty TNHH 1 thành viên HC cơ bản Miền Nam) chỉ được xuất khẩu đến hết 2006.

12

Quặng cao lanh pyrophyllite

≥ 17% Al203

 

13

Quặng fluorit

≥ 65% CaF2

 

14

Cát trắng

Đã qua tuyển rửa

Trừ phần mỏ Cam Ranh (Khánh Hòa) do Bộ Xây dựng quản lý

 

 

Loại II; đã qua tuyển rửa < 98% SiO2

Đối với mỏ Vân Hải (Quảng Ninh)

15

Sỏi, cát vàng

Đã qua tuyển rửa

 

16

Đá khối (block)

Đã được cắt gọt, gia công chế biến

 

17

Đá tấm

Đã được gia công chế biến

 

18

Đá trắng

Đã được gia công, chế biến

 

19

Bột đá trắng

Độ trắng ≥ 90%

 

20

Barit

 

 

 

- Quặng Barit

Đã qua tuyển rửa

 

 

- Bột Barit

≥ 89% BaSO4

 

21

Fenspat

≥ 12% K20+Na20